Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỀ TÀI: Lý thuyết và thực tế áp dụng của chiến lược hướng về xuất khẩu của nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 27 trang )

Đề tài : Lý thuyết và thực tế áp dụng của chiến lược hướng về xuất khẩu
A.Đặt vấn đề
Chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu đã được đề cập từ đại hội toàn
quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong những năm qua Đảng,
nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng về mọi mặt như hội nhập quốc tế, mở
rộng thị trường , cải thiện chính sách, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào
sản xuất để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá Việt Nam trong nước và trên thế giới.
Song hiểu thế nào cho đúng và đầy đủ nội dung , ý nghĩa của chiến lược
này?Trong đề tài này, chúng em xin đưa ra những vấn đề thuộc về lý thuyết
như khái niệm, cơ sở lý luận,nội dung , ưu nhược điểm của chiến lược.Trên
cơ sở lý thuyết đó , cùng với kinh nghiệm của một số nước đi trước, chiến
lược đã được áp dụng thực tế ở nước ta như thế nào? những khó khăn và
thuận lợi cho việc áp dụng?những thành tựu và tồn tại ?đồng thời cần có
những giải pháp gì để chiến lược hướng về xuất khẩu được áp dụng một cách
có hiệu quả hơn?
Đề tài chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót .Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn.
1
B .Nội dung
I. Thế nào là chiến lược hướng về xuất khẩu?
1.1-Định nghĩa
“Chiến lược hướng về xuất khẩu là một chiến lược phát triển kinh tế
nhằm mục tiêu tăng trưởng thông qua sản xuất để xuất khẩu”. Đẩy mạnh xuất
khẩu đã, đang và sẽ là một chính sách thương mại quốc tế có một vai trò quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
Cơ sở lý luận của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu bắt nguồn từ
nguyên lý của Keynes về tổng cầu chứ không phải tổng cung là yếu tố quyết
định mức sản xuất. Lý luận của Keynes về tổng cầu hiệu quả đã mở ra cách
lập luận mới về nền kinh tế mở, lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu
cho nền sản xuất trong nước. Tình hình đó đòi hỏi người ta phải có phương


thức phù hợp, có cách đi hợp lý, cải tạo và thay đổi chính các nền kinh tế sở
tại sao cho thích ứng với những đòi hỏi của thị trường thế giới. Thực chất của
chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia trong quan
hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm : Phát huy lợi thế so sánh (cả về
kinh tế, tự nhiên, xã hội) ; buộc sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới
công nghệ, không thể tồn tại với năng suất thấp kém ; mau chóng nâng cao
khả năng tiếp thị ; tự do hoá thương mại. Đích cuối cùng là đáp ứng nhanh
nhạy nhu cầu của thị trường và giá rẻ, kể cả thị trường trong nước và quốc tế.
Hướng về xuất khẩu không có nghĩa là xem nhẹ nhu cầu trong nước, không
chú ý thay thế nhập khẩu. Quan điểm hướng về xuất khẩu được hiểu theo
nghĩa : không chỉ sản phẩm xuất khẩu mà tất cả sản phẩm sản xuất trong nước
phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó mà cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng có hiệu quả nhất.
Nếu như đặc trưng của chiến lược thay thế nhập khẩu trong thương mại
quốc tế là bảo hộ cao, kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ, khuyến khích xuất khẩu
2
và tỷ giá hối đoái quá cao thì ngược lại trong chiến lược hướng về xuất khẩu
là mức bảo hộ thấp, rất Ýt hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu, khuyến khích
xuất khẩu và tỷ giá hối đoái thực tế ủng hộ xuất khẩu.
Như vậy ưu thế của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là gắn sản
xuất và nền kinh tế trong nước với các hoạt động của nền kinh tế thế giới, nối
kết các nền kinh tế quốc gia với nhau và tạo ra một không gian kinh tế rộng
lớn hơn nhờ kiên kết và buôn bán quốc tế.
1.2-Cơ sở lý luận của việc lựa chọn chiến lược hướng về xuất khẩu
Trong các sách báo kinh tế quốc tế đã có sự tranh luận liệu “Thương
mại dẫn đến tăng trưởng” hay “Thương mại do tăng trưởng sinh ra”. Về lý
thuyết mà nói, các lợi Ých mà thương mại có được đều thúc đẩy tăng trưởng.
Theo mét lý thuyết về lợi thế tương đối, việc buôn bán tự do giữa các nước sẽ
dẫn đến tăng mức tiêu thụ, làm cho nã cao hơn so với chế độ khép kín, tự sản
xuất và trao đổi lẫn nhau; đồng thời các hệ thống sản xuất sẽ ngày càng trở

nên có hiệu quả hơn vì chúng được hợp lý hoá để đạt được mức chi phí tương
đối thích hợp ; ngoài ra chóng ta còn thu được các lợi Ých phô do sản xuất ở
quy mô lớn và do việc chuyển giao kỹ thuật. Khi một nền kinh tế mở ra cho
thương mại quốc tế thị trường của nó cũng tăng lên về quy mô làm cho nó có
nhiều thời cơ đẩy mạnh chuyên môn hoá và tăng hiệu quả sản xuất hơn trước.
Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là nếu một nước xuất khẩu hàng hoá
ta thị trường nước ngoài, thì thị trường nước ngoài càng lớn bao nhiêu nó sẽ
càng thúc đẩy mức độ chuyên môn hoá nội địa và hiệu quả sản xuất trong
nước bấy nhiêu. Ngược lại, thông qua nhập khẩu, một nước có thể được lợi về
chuyển giao kỹ thuật. Do đó, có thể xem thương mại quốc tế là một động cơ
thúc đẩy phát triển.
Tiêu điểm của chiến lược thương mại hướng về xuất khẩu là thị trường
quốc tế, hoặc chính xác hơn là một số bộ phận được lựa chọn của thị trường
đó. Chiến lược này dựa vào việc khai thác lợi thế so sánh, hoặc sẽ tạo ra sớm
lợi thế đó, có thể là tài nguyên thiên nhiên phong phú hoặc lao động sẽ hoặc
3
đặc biệt là lành nghề. Xuất khẩu tăng lên sẽ có được tài chính cần thiết để
nhập hàng cơ bản, giúp tích luỹ tư bản trong nước và phát triển, tăng trưởng ở
các khu vực trong nước của nển kinh tế.
Ngay từ thế kỷ XVII-XVIII, các nhà kinh tế học như Adam Smith, Dvid
Ricado đã cho rằng : các quốc gia có lợi thế so sánh lớn hay kém hơn so với
các quốc gia khác trong sản xuất sản phẩm vẫn có lợi khi tham gia vào phân
công lao động và thương mại quốc tế, bởi vì nó cho phép mở rộng khả năng
tiêu dùng của quốc gia đó khi chuyên môn hoá sản xuất một sản phẩm nhất
định có lợi thế hơn, xuất khẩu sản phẩm đó và nhập khẩu những sản phẩm mà
sản xuất trong nước có lợi thế kém hơn hoặc không sản xuất được.
Quá trình phát triển kinh tế thế giới trải qua bao thăng trầm đã chứng
minh tính đúng đắn của học thuyết trên. Khoa học càng phát triển , sản phẩm
hàng hoá càng nhiều, các nhu cầu trao đổi, hàng hoá tiêu dùng, nguyên nhiên
liệu, công nghệ tiên tiến càng phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn.

Cùng với các vấn đề như ô nhiễm môi trường, chất thải không thể được giải
quyết bởi từng quốc gia riêng rẽ mà yêu cầu các quốc gia phải cùng nhau giải
quyết. Những vấn đề trên vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện yêu cầu các
quốc gia phải “mở cửa” hội nhập với nhau trong sự phát triển chung của khu
vực và trên thế giới. Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá, khu vực đã và đang trở
thành hiện thực, phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đa số các quốc gia có chiến
lược phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
1.3-Những nội dung cần thống nhất của chiến lược
Thứ nhất : Hướng mạnh về xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược của toàn bộ
nền kinh tế, của toàn xã hội. Vì thế, vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch
và tổ chức thực hiện của tất cả các ngành, các lĩnh vực, các cấp quản lý cũng
như các doanh nghiệp, các doanh gia của các thành phần kinh tế đều hướng
vào mục tiêu tăng trưởng thông qua hoạt động xuất khẩu hoặc để xuất khẩu.
Việc thu hút và phân bổ nguồn lực, kế hoạch và tổ chức thực hiện cũng như
kiểm tra, kiểm soát đều phải tập trung cho thực hiện chiến lược trên, không
4
thể và không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành thương mại hay của một số
ngành sản xuất mà là nhiệm vụ của tất cả các ngành kinh tế, xã hội, văn hoá,
luật pháp.
Thứ hai : Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững, chiến lược
hướng mạnh về xuất khẩu quyết không chứa đựng trong đó những mầm mống
hoặc tư duy “để, cho, vì xuất khẩu” với bất kỳ giá nào mà chỉ chứa đựng
trong đó nội dung là chủ yếu. Với quan niệm như thế, cần thống nhất một số
vấn đề có tính nguyên tắc như :
-Không được gây tổn thương đến các vấn đề độc lập dân tộc, định hướng
xã hội chủ nghĩa, truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc.
-Phải hết sức coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội và giữ gìn môi trường
sinh thái. Nếu quán triệt tốt nguyên tắc này sẽ loại trừ được mối lo ngại về
nguy cơ “bỏ trống thị trường trong nước”, sự khai thác cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên và phá huỷ môi trường sinh thái. Đồng thời, các vấn đề về bảo hộ

sản xuất trong nước, bảo vệ lợi Ých của người tiêu dùng hay xuất nhập khẩu
cái gì đều phải dựa trên sự phân tích và tính toán kỹ lưỡng lợi thế so sánh
quốc gia và quốc tế cũng như các lợi Ých trước mắt và lâu dài.
Thứ ba : Hướng mạnh về xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá hữu hình và
các loại hàng hoá vô hình. Hiện nay chóng ta vẫn chủ yếu là xuất khẩu hàng
hoá và ngay trong hàng hoá giá trị gia tăng còn thấp, một số mặt hàng còn chủ
yếu là gia công cho nước ngoài. Vì thế, trong phương hướng lâu dài cần chủ
động nâng cao tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá vô hình và trong hàng hoá hữu hình
cần giảm phần tỷ lệ giá trị nguyên liệu trong giá hàng hoá xuất khẩu.
Thứ tư : Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu nhằm đạt mục tiêu tăng
trưởng thông qua hoạt động, sản xuất để xuất khẩu là một chiến lược có sự
lựa chọn. Điều đó có nghĩa cần phải thiết lập được một lộ trình hoặc một bước
đi thích hợp và có hiệu quả với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trên cơ sở kết
hợp hài hoà với thực trạng và diễn biến của xu hướng chính trị và kinh tế trên
thế giới. Hướng mạnh về xuất khẩu không loại trừ hay phủ định sự tăng
5
trưởng của nhập khẩu cũng như mâu thuẫn với quản lý tốt nhập khẩu mà
chiến lược này nhằm vào mục tiêu tăng trưởng cả xuất và nhập khẩu theo
hướng cải thiện cán cân thương mại cũng như tạo tiền đề và xác lập cơ cấu
thương mại hợp lý, tiến bộ ổn định giữa Việt Nam với thế giới. Như thế việc
nhập siêu chủ yếu là máy móc thiết bị và vật tư hoặc còn phải xuÊt khẩu một
phần nguyên liệu, khoáng sản để lấy ngoại tệ cho nhập khẩu ở giai đoạn
đầu(giai đoạn tạo tiền đề vật chất cần thiết) cần phải được xem là hợp lý. Tất
nhiên tỷ lệ này không được chiếm quá lớn so với GDP. u , n
II. Ưu ,nhược điểm của chiến lược hướng về xuất khẩu
2.1-Ưu điểm
a/Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để
đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng
xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ
sở hạ tầng

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu
máy móc thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập
khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như : liên doanh đầu tư nước ngoài
với nước ta ; vay nợ, viện trợ, tài trợ ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ ; xuất
khẩu sức lao động
Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ cũng
phải trả bằng cách này hay cách khác. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng
nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập
khẩu.
Năm 1994 thu xuất khẩu đã đảm bảo được 80% nhập khẩu so với 24,6%
năm 1986. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,3 tỷ USD, năm 2001 đạt
gần 16 tỷ USD tăng 8% so với năm 2000.
Với xu hướng này các năm sau kim ngạch xuất khẩu đều tăng lên so với
các năm trước đó.
6
b/Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế
hướng ngoại.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành
quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng
phát triển kinh tế của thế giới.
Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau :
-Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài
-Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất
khẩu những sản phẩm mà nước khác cần.Điều đó có tác động tích cực đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển
-Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển
thuận lợi. Ví dụ khi phát triển dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển

ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm, sự phát triển của
công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu kéo theo sự phát triển của ngành
công nghiệp chế tạo thiết bị.
-Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho
sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
-Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế-kỹ thuật nhằm đổi mới thường
xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo
thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào.
-Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ
chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
-Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành.
7
c/Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân
dân
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra
nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của
nhân dân.
d/Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế trong
nước gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất
khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy
các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu
thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế. Đến lượt nó chính các quan
hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Chiến lược hướng về xuất khẩu vừa là hệ quả vừa là tác nhân và là sự
đảm bảo thắng lợi cho tiến trình tự do hoá thương mại của Việt Nam trong

quan hệ cạnh tranh và hợp tác về kinh tế với các nước trong khu vực cũng
như các nước khác trên thế giới.
Tóm lại đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để
phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2.2-Nhược điểm
Chiến lược hướng về xuất khẩu dựa vào việc khai thác lợi thế so sánh đã
có hoặc sẽ sớm tạo ra những lợi thế đó, có thể là tài nguyên thiên nhiên phong
phú hoặc lao động rẻ hay đặc biệt lành nghề.Xuất khẩu tăng lên sẽ có được
tài chính cần thiết để nhập hàng cơ bản, giúp tích luỹ tư bản trong nước và
phát triển tăng trưởng ở các khu vực trong nước của nền kinh tế.
Tuy nhiên, chiến lược này không phải là không có nhược điểm.Có thể
nêu vài nhược điểm sau:
8
-Xuất khẩu hàng nông nghiệp hoặc nguyên vật liệu công nghiệp thường
không có nhu cầu cao trên thế giới: tốc độ tăng trưởng của khu vực này do đó
thấp.
-Giá các hàng nông nghiệp và nguyên liệu công nghiệp tăng Ýt hơn hàng
chế tạo : cán cân thương mại xấu đi vì những điều khoản thương mại không
thuận lợi.
-Sự phát triển của khu vực xuất khẩu , chủ yếu là nhóm chế tạo, vẫn còn
phụ thuộc vào vốn và công nghệ nước ngoài.
-Sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế và công nghệ nước ngoài
có thể gây ra bất ổn định và giảm tác dụng phát triển thương mại.
-Vấn đề môi trường sinh thái:do cần có hàng để xuất khẩu dẫn đến ô
nhiễm môi trường , tàn phá rừng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
-Vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa
Chiến lược hướng về xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng quan hệ
với nhiều nước trên thế giới.Nếu không tỉnh táo và có bản lĩnh chính trị vững
vàng sẽ làm mất đi những truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc như yêu nước,
trung thực và bị chệch hướng, chống đối lại chế độ xã hội chủ nghĩa.

III. Thực tế áp dụng chiến lược hướng về xuất khẩu ở Việt Nam
Chiến lược hướng về xuất khẩu đã được đề cập từ đại hội toàn quốc lần
thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam .Từ đó đến nay ,trên cơ sở nắm vững
nội dung, những ưu và nhược điểm , chiến lược hướng về xuất khẩu đã được
áp dụng trong bối cảnh đất nước ta và đã đạt nhiều thành tựu song cũng lắm
khó khăn thách thức.
3.1-Những năm 1991-2000
a/Thành tựu đã đạt
-Đã đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
thời kì 1991-2000: kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 13,5 tỉ USD, gấp 5,6
lần kim ngạch năm 1990 (2,4 tỉ USD ) .Nhịp độ tăng trưởng bình quân
9
18,4%/ năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần (GDP tăng
bình quân 7,6%/ năm ).
-Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng “tăng các mặt hàng chế
biến , giảm tỉ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn
và thị trường tương đối ổn định ”.Tỉ trọng sản phẩm chế biến đã tăng từ 8%
vào năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000. Năm 1991 mới có 4 mặt hàng
đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt
may; nay có thêm 8 mặt hàng nữa là cà phê, cao su, điều, giày dép, than đá,
điện tử , thủ công mĩ nghệ và rau quả.Về một số mặt hàng, nước ta đã chiếm
lĩnh vị trí cao:gạo đứng hàng thứ hai thế giới,cà phê đứng thứ hai, hạt tiêu và
hạt điều đứng thứ ba.
-Việc thực hiện chủ trương “ phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại
tệ, nhất là hoạt động du lịch ’’ có nhiều tiến bộ.Khách du lịch từ nước ngoài
vào Việt Nam tăng 250 ngàn lượt người vào năm 1991,lên khoảng 2 triệu
lượt người vào năm 2000, doanh thu đạt khoảng 450 triệu USD.Lao động ở
nước ngoài tính đến năm 2000 có khoảng 9 vạn người đem lại khoảng 500
triệu USD thu nhập hàng năm.Các dịch vụ khác như ngân hàng, hàng không ,
viễn thông, xây dựng, y tế, giáo dục thu được khoảng 1 tỉ USD vào năm

2000.
-Đã vượt qua được sự khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do
chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị xoá bỏ,đã đẩy lùi được chính sách
bao vây, cấm vận và về cơ bản thực hiện được chủ trương “ đa dạng hoá thị
trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế tích cực thâm nhập , tạo chỗ đứng
ở thị trường mới, phát triển các quan hệ mới ’’.Nay nước ta có quan hệ
thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã kí hiệp định
thương mại với 61 nước.Chủ trương “gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế
quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện ’’ đã được thực hiện bằng việc gia
nhập ASEAN (1995) ,ASEM (1996) ,APEC (1998) và trở thành quan sát
viên WTO (1995).
10
-Chính phủ đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý theo hướng mở
rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế
cơ chế “ xin, cho ’’ , giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi
xuất, tỷ giá.Chính phủ cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu thông
qua các chương trình hỗ trợ cho trợ cấp, trợ giá, lập quỹ hỗ trợ , quỹ thưởng ,
hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, trong đó đã thông qua được
luật Thương mại.
b/Những tồn tại
-Quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với những nước trong khu vực : bình
quân tính theo đầu người khoảng 175 USD năm 2000, trong khi Malaysia
năm 1996 đã đạt mức 3700 USD, Thái Lan:933USD và Philippin là 285 USD
Riêng Trung Quốc năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 195 tỉ USD, bình quân
đầu người 163 USD.
-Việc chuyển dịch cơ cấu ngành hàng chưa bám sát tín hiệu của thị
trường thế giới nên nhiều sản phảam làm ra không tiêu thụ được.Khả năng
cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém
mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu thị trường .Đầu tư vào khâu nâng cao khả

năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ chưa thoả đáng.Tỉ trọng hàng thô và sơ
chế trong cơ cấu xuất khẩu còn khá cao.Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia
công còn chiếm tỉ trọng lớn.Tỉ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí
tuệ cao còn nhỏ.Xuất khẩu dịch vụ còn thấp xa so với tiềm năng.
-Sự hiểu biết về thị trường ngoài còn hạn chế.Nhà nước chưa cung cấp
được thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp.Ngược lại nhiều doanh nghiệp
còn ỷ lại vào nhà nước,thụ động chờ khách hàng.Đối với một số thị trường
hàng xuất khẩu vẫn còn phải qua trung gian.
-Việc hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới còn không Ýt lúng
túng.Cho tới nay chưa hình thành được chiến lược tổngthể ,chưa có lộ trình
giảm thuế và hàng rào phi thuế quan dài hạn.Nhiều doanh nghiệp còn trông
11
chờ vào sự bảo hộ của nhà nước và nhà nước cũng chưa đưa ra được lộ trình
giảm dần sự bảo hộ.
-Công tác quản lý nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều sự cải tiến
nhưng nhìn chung còn khá thụ động.Sự phối hợp giữa các bộ , ngành, địa
phương đã có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung chưa tạo được sức
mạnh tổng hợp,còn thiếu cán bộ quản lý có trình độ.
3.2-Giai đoạn 2001-2010
a/Thuận lợi và khó khăn thách thức
* Về thuận lợi
Bước vào thời kì mới 2001-2010, thế và lực của ta đã khác trước.Đất
nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội . Các nguồn lực như lao động, đất
đai, tài nguyên còn khá dồi dào.Cơ cở hạ tầng được cải thiện hơn, tạo thuận
lợi cho phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Năng lực sản xuất được cải
thiện đáng kể,thị trường được mở rộng . Với bên ngoài ta có quan hệ thương
mại với nhiều nước và tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.Hàng hoá Việt Nam
đã có mặt tại tất cả các nước lớn và các trung tâm kinh tế lớn.Quá trình hội
nhập sẽ tạo cơ hội cho ta mở rộng thị trường để phát triển kinh tế và tăng
cường quan hệ thương mại.

Trên bình diện quốc tế, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ và
đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa thế giới vào thời kỳ phát triển
mới: thời kỳ kinh tế tri thức và xã hội thông tin.Các ngành dịch vụ và kinh tế
giàu hàm lượng chất xám phát triển mạnh.Khái niệm thương mại được mở
rộng bao gồm cả các sản phẩm hữu hình của nền sản xuất truyền thống lẫn
cấc sản phẩm “mềm’’ của nền sản xuất dựa vào tri thức.Mức độ phổ cập của
mạng Internet khiến tỉ trọng của thương mại điện tử tăng nhanh:theo số liệu
của UNCTAD thì năm 1995 thương mại điện tử mới đạt 100 triệu USD thì
năm 1999 đã là 180 tỉ USD và năm 2002 sẽ lên tới khoảng 1234 tỉ USD . Xu
hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng mạnh.Châu á- Thái Bình Dương
12
đang hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng, tiếp tục là một thị trường tiêu
thụ rộng lớn và cùng Châu Âu hình thành không gian kinh tế á - Âu.
* Khó khăn thách thức
Nước ta vẫn còn là một nước nghèo và kém phát triển:GDP bình quân
đầu người năm 2000 mới đạt gần 400 USD, dự kiến 10 năm tới chỉ có thể đưa
GDP lên gấp đôi.Cơ cấu sản xuất sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ
hơn song nhìn chung còn lạc hậu so với chiều hướng phát triển của thế giới.
Thực trạng đó ảnh hưởng tiêu cực tới quy mô, cơ cấu và hiệu quả của hoạt
động xuất nhập khẩu.Năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm còn thấp trong khi nước ta lại phải nhập cuộc đua tranh ngày càng gay
gắt trên thị trường khu vực và thế giới. Trình độ của cán bộ làm công tác xuất
nhập khẩu và công tác tham mưu về chiến lược , chính sách còn bất cập.
Khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu là những bất cập trong một số
chính sách.Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã được đề cập từ đại hội
toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam.Đảng đã xác định mô hình
chiến lược công nghiệp hoá hướng mạnh về xuất khẩu, kết hợp với thay thế
nhập khẩu một số mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.tuy nhiên đến
nay chính sách công nghiệp – thương mại của nhà nước cũng như trên thực tế
nền kinh tế nước ta vẫn còn dấu Ên khá rõ nét còn lại của việc thay thế nhập

khẩu và hướng vào bên trong chứ chưa thực sự hướng ngoại.Điều này được
thể hiện khá rõ nét qua một số biện pháp được nêu với ý định bảo vệ nền công
nghiệp non trẻ: ví dụ như yêu cầu của hiệp hội máy công nghiệp về tổng thuế
nhập khẩu đánh vào máy móc lên 20-30% để bảo vệ sản xuất trong
nước.Thực tế trên thể hiện những bất cập , những mâu thuẫn của nền kinh tế
cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.có thể nêu lên một số
mâu thuẫn chủ yếu:
-Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu chuyển ngay sang chiến lược kinh
tế hướng về xuất khẩu với một bên là công nghiệp còn non trẻ cần được bảo
vệ ở mức độ cao nhất có thể.
13
-Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực, nhu cầu đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại thông qua việc gia
nhập AFTA,WTO với một bên là các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự
chuẩn bị thích đáng cho sự hội nhập và tự do hoá nên nhiều doanh nghiệp rất
có thể sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng ( kể cả nguy cơ phá sản ) sau khi
AFTA thực hiện xong lộ trình CEPT và Việt Nam chưa chính thức là thành
viên của WTO.
-Trong khi những quy chế và quy định hiện nay vẫn thiên về phía có lợi
cho các doanh nghiệp quốc doanh lớn thay thế nhập khẩu thì điều cấp bách là
các chính sách này lại chưa phải là cơ sở cho các quyết định đầu tư lâu
dài.Nếu không nhận thức và xử lý được mâu thuẫn này sẽ làm gia tăng xu
hướng bảo hộ và thay thế nhập khẩu các ngành công nghiệp then chốt và do
vậy sẽ có nguy cơ Việt Nam sẽ khó có thể hoàn thành được các cam kết
AFTA của mình.
Kinh tế thế giới và khu vực , đặc biệt là tình hình tài chính-tiền tệ-tỉ giá,
giá sản phẩm , nhất là giá nông sản, nhiên liệu còn chứa đựng nhiều nhân tố
không ổn định, khó dự báo.Trong nền kinh tế thế giới, các nước công nghiệp
phát triển vẫn giữ vị trí áp đảo. Mỹ sẽ tiếp tục là siêu cường hàng đầu, vừa
cạnh tranh gây gắt,vừa tìm cách dung hoà với Tây Âu, Nhật, Nga, Trung

Quốc và ở một chừng mực nào đó là Ên độ sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn
trong nền kinh tế và thương mại thế giới .
b/Những thành tựu bước đầu
Năm 1999 xuất khẩu cả nước đạt kim ngạch hơn 11,5 tỉ USD, tăng
23,1% so với năm 1998 và là năm đầu tiên xuất khẩu cả nước đạt qua cột
mốc 10 tỉ, rồi 11 tỉ.Năm 2000, trước những thách thức của nền kinh tế và
những diễn biến của thị trường,Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu tăng kim ngạch
xuất khẩu 12% so với năm 1999.Để đạt được mục tiêu này , ngay từ đầu năm,
Chính phủ và bộ Thương mại đã chủ động đề ra nhiều giải pháp khuyến khích
đẩy mạnh xuất khẩu như mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xoá bỏ
14
các rào cản chưa hợp lýsử dông linh hoạt công cụ tài chính xuất khẩu, đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại.Những biện pháp này cùng với những nỗ
lực vượt bậc của nền kinh tế đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 14,3 tỉ USD
tăng 24% so với năm 1999, vượt xa mức chỉ tiêu 12%.Với mức kim ngạch
14,3 tỉ USD, xuất khẩu Việt nam không chỉ đánh dấu thêm một mốc đỉnh mới
mà còn vượt qua ngưỡng về xuất khẩu của một nền kinh tế đang phát triển,
được thế giới công nhận là một nước có nền ngoại thương tương đối phát
triển.Kim ngạch xuất khẩu tăng cao tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
trong nước:năm 2000 đạt 6,8% so với mức tăng 4,8% của năm 1999 và 5,8%
của năm 1998.Tổng giá trị sản phẩm trong nước đạt 444.000 tỉ đồng thì kim
ngạch xuất khẩu chiếm đến hơn 46%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 ước tính đạt 15,1 tỉ USD, tăng 4,5% so
với năm 2000, trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 8352 triệu
USD, tăng 9,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 6748 triệu
USD, giảm 0,9% .Nhiều mặt hàng tuy xuất khẩu về lượng tăng nhưng giá trị
về lượng lại giảm so với năm 2000 như cà phê tăng 24% về lượng nhưng lại
giảm 23,2% về giá trị; tương tự dầu thô tăng 10,2% và giảm 9,3%; gạo tăng
2,1% và giảm 11,8%; cao su tăng 9,9% và giảm 2,9%; hạt tiêu tăng 51,6% và
giảm 38,5%; chè tăng 3,4% và giảm 4,6%.Mét số nhóm hàng vẫn đạt tỉ lệ

tăng cao về giá trị: thuỷ sản tăng 21,7%, rau quả tăng 42,9%, than đá tăng
15,3%. Nếu giá xuất khẩu không giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu chắc chắn
sẽ đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch( tăng 16 % ).
Bảng 1-Xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 1980-2000
Mặt hàng Đơn vị 1980 1985 1990 1995 2000
15
Dầu thô
Than đá
Thiếc
Giầy dép
Hàng dệt may
Gạo
Lạc nhân
Cà phê
Cao su
Hạt điều nhân
Rau quả
Hạt tiêu
Chè
Quế
Hàng thuỷ sản
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Tấn
Triệu
USD
Triệu
USD
Nghìn tấn
Nghìn tấn

Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Triệu
USD
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Tấn
Triệu
USD
656
8,5
4,0
32,8
9,0
766
478
31,0
9,2
35,2
10,4
2617
788,5
1808
8,3
214,7
1624
70,7
89,6
75,9

52,3
9,0
16,1
2097
239,1
7652
2821
3283
296,4
850
1988
111
248
138,1
19,8
56,1
17,9
18,8
6356
621,4
15500
3035
3301
1402
1815
3500
78,2
694
280
26,4

205
36,2
44,7
3600
1475
Bảng 2-Kim ngạch xuất nhập khẩu thời kì 1976-2001
Năm Tổng sè Nhập khẩu Xuất khẩu Cân đối
1976
1980
1986
1990
1995
2000
6 tháng năm 2001
1.246800
1.625800
2.978000
5.156400
13.632300
29.508000
17.408000
1.024100
1.314200
2.155100
2.752400
8.285000
15.200000
8.588000
222700
338600

822900
2.404000
5.347300
14.308000
8.820000
-801400
-975600
-1.332200
-348400
-2.937700
-892000
232000
3.3-Thực trạng xuất khẩu một số hàng hoá, dịch vụ và chỉ tiêu cụ thể
những năm tới
* Hàng hoá
a/Nhóm nguyên nhiênliệu
16
Nhóm này với hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá đang chiếm
khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu của nước ta .
Sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, lượng dầu thô
xuất khẩu sẽ giảm dần.Dự kiến năm 2005 lượng dầu thô xuất khẩu chỉ còn
khoảng 12 triệu tấn.Việc giảm xuất khẩu dầu thô sẽ đi đôi với việc giảm nhập
khẩu sản phẩm xăng dầu từ nước ngoài.Dự kiến đến năm 2010 sản xuất trong
nước sẽ đáp ứng được gần 80% nhu cầu về sản phẩm dầu và khí, tức là
khoảng 13 triệu tấn / năm, trị giá trên 3 tỉ USD.
Về than đá : dự kiến nhu cầu nội địa sẽ tăng đáng kể .Do xây dựng các
nhà máy thuỷ điện mới nên dù sản lượng có thể lên tới 13 triệu tấn / năm,xuất
khẩu cũng chỉ dao động ở mức 4 triệu tấn/ năm trong 10 năm tới, mang lại
kim ngạch mỗi năm khoảng 120-150 triệu USD.
b,Nhóm hàng nông, lâm , thuỷ sản

Hiện nay, nhóm này đang chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu. Do sản
xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu (như diện tích có
hạn, khả năng khai thác và đánh bắt có hạn ) và thời tiết nên theo dự thảo
Chiến lược chung, tốc độ tăng trưởng cuả nhóm này sẽ chỉ ở mức4%/ năm
trong toàn kì 2001-2010. Bên cạnh đó nhu cầu của thị trường thế giới cũng có
hạn, giá cả lại không ổn định.Vì vậy, dù kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhưng
tỉ trọng của nhóm sẽ giảm dần xuống còn 22% ( tương đương 5,85 tỉ USD )
vào năm 2005 và 17,2% ( tương đương 8-8,6 tỉ USD ) vào năm 2010.
Hạt nhân tăng trưởng của nhóm sẽ là thuỷ sản bởi tiềm năng khai thác và
nuôi trồng còn nhiều, nhu cầu thị trường thế giới tăng khá ổn định, thuế suất
thấp .Với sản lượng dự kiến 3,7 triệu tấn thì kim ngạch xuất khẩu của ta sẽ đạt
2,5 tỉ USD vào năm 2005 và 3,2 đến 3,5 tỉ USD vào năm 2010, chiếm 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nông, lâm, hải sản.
Về gạo, do nhu cầu thế giới tăng khá ổn định, khoảng trên 20 triệu tấn/
năm, nhiều nước nhập khẩu nay chú trọng an ninh lương thực, thâm canh tăng
năng suất cây trồng, gia tăng bảo hộ, giảm nhập khẩu.Trong hoàn cảnh đó dự
17
kiến tăng trong suốt thời kì 2001-2010 nhiều lắm ta chỉ có thể xuất khẩu được
khoảng 4- 4,5 triệu tấn / năm, thu về mỗi năm khoảng trên 1 tỉ USD.
Về nhân điều còn có thể tăng kim ngạch từ 115 triệu USD năm 2000 lên
tới khoảng 400 triệu USD hay cao hơn vào năm 2010 vì nhu cầu còn lớn .
Hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới khoảng 200.000 tấn/ năm, giá cả dao
động lớn.Ta có khả năng mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó có khả
năng tăng lên thành 230-250 triệu USD so với 160 triệu USD hiện nay.
Về cà phê, do sản lượng và giá cả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
nên rất khó dự đoán chuẩn xác về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong những
năm tới .FAO dự báo tới năm 2005 sản lượng thế giới sẽ tăng khoảng 7,3
triệu tấn so với 6,3-6,6 triệu tấn hiện nay.Nếu thuận lợi xuất khẩu có thể đạt
750 ngàn tấn vào năm 2010 với kim ngạch khoảng 850 triệu USD.
Về cao su, chè:vì nhu cầu của thế giới tăng chậm, chỉ trên 2%/ năm, năm

2000 khoảng 7 triệu tấn , giá cả có xu hướng xuống thấp.Dự kiến kim ngạch
xuất khẩu cao su có thể đạt 500 triệu USD vào năm 2010.Nhu cầu chè trên thế
giới tiếp tục tăng, hiện nay đạt mức 1,3 triệu tấn/ năm, ta có tiềm năng phát
triển, có thể kim ngạch chè lên mức 200 triệu USD
c/ Sản phẩm chế biến và chế tạo
Hiện nay kim ngạch của nhóm này đã đạt 4tỉ USD, tức là trên 30% kim
ngạch xuất khẩu.Mục tiêu phấn đấu vào năm 2010 là 20-21 tỉ USD, tăng hơn
5 lần so với hiện nay và chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu.
Hạt nhân của nhóm vẫn sẽ là hai mặt hàng dệt may và giày dép, là những
lĩnh vực có thể thu hút nhiều lao động.Kim ngạch của mỗi mặt hàng phải đạt
khoảng 7-7,5 tỉ USD. Như vậy, dệt may sẽ phải tăng trung bình 14% / năm,
giày dép tăng bình quân 15-16%/ năm.
d/Nhóm hàng vật liệu xây dựng
Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất vật liệu xây dựng,
không những có thể đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn có khả năng
xuất khẩu lớn.
18
Ngành sản xuất xi măng là ngành công nghiệp phát triển mạnh trong
mấy năm gần đây.Theo chiến lược phát triển sản xuất xi măng thì các dự án
phát triển xi măng trong vài năm tới có khả năng dư thừa hàng năm khoảng2-
3 triệu tấn.Tuy nhiên do các nhà máy xi măng mới đầu tư, khấu hao lớn nên
giá thành sản xuất còn cao, khả năng cạnh tranh yếu,do đó vấn đề cốt yếu là
phải hạ giá thành.
Ngành công nghiệp sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh trong nước mới ra
đời nhưng đã sớm hoà nhập vào môi trường cạnh tranhvới các sản phẩm cùng
loại của các nước trong khu vực.Về mặt công nghệ, các nhà máy của Việt
Nam nhập công nghệ tiên tiến nên chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO,
hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại.
e/Sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao
Đây là ngành mới xuất hiện nhưng đã mang lại kim ngạch xuất khẩu khá

lớn, khoảng 700 triệu USD vào năm 2000.Hạt nhân là hàng điện tử và tin
học.Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu trên thế giới hiện nay, ta
hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa những mặt hàng này, trước mắt là
gia công rồi tiến đến nội hoá dần.Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra cho
ngành là 2,5 tỉ USD vào năm 2005 và 6-7 tỉ USD vào năm 2010.
* Dịch vụ
Lâu nay ở ta Ýt chú trọng tới xuất khẩu dịch vụ, thậm chí không có số
liệu thống kê một cách có hệ thống.Tuy nhiên qua tổng hợp số liệu của các
ngành có thể sơ bộ ước tính thương mại dịch vô hai chiều của Việt Nam năm
2000 đạt 3,2 tỉ USD , trong đó xuất khẩu đạt 2 tỉ USD.
a/ Xuất khẩu lao động
Trong nhiều năm qua xuất khẩu lao động là ngành thu ngoại tệ quan
trọng :riêng năm 2000 dự kiến là 3 vạn lao động.Hiện nay số người Việt Nam
đang lao động ở nước ngoài khoảng 9 vạn người.Với thu nhập bình quân đầu
người khoảng 5000 USD/năm, kim ngạch xuất khẩu lao động năm 2000 đạt
450 triệu USD.
19
b/Du lịch
Trong những năm qua ngành du lịch đã đạt được nhiều bước tiến đáng
ghi nhận.Tuy nhiên tiềm năng của ngành còn rất lớn nếu biết khai thác tốt và
phát huy những thế mạnh sẵn có.Theo chiến lược phát triển của ngành thì tới
năm 2005 sẽ phấn đấu thu hút được 3 triệu khách quốc tế với doanh thu xấp
xỉ 1 tỉ USD, năm 2010 thu hót 4,5 triệu khách , đạt 1,6 tỉ USD.
c/Vận tải biển và dịch vụ cảng , giao nhận
Kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực vận tải biển năm 2000 mới chỉ đạt
xấp xỉ khoảng 20 triệu USD.Hiện nay đa số các doanh nghiệp của ta lựa chọn
điều kiện giao hàng là CIF hoặc C&F đối với hàng nhập khẩu và FOB đối với
hàng xuất khẩu.Do vậy hàng năm ta phải chi một lượng ngoại tệ khá lớn để
nhập khẩu dịch vụ vận tải của nước ngoài, đồng thời lại để tuột mất cơ hội thu
ngoại tệ khi xuất khẩu.Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư phát

triển hệ thống cảng biển, đi đôi với việc gia tăng đội tàu, tận dụng thế mạnh
về vị trí địa lý, hạ giá thành vận chuyển để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
d/Các ngành dịch vụ khác ( ngân hàng, vận tải hàng không, bưu chính
viễn thông, xây dựng , y tế, giáo dục )
Có thể sơ bộ ước tính kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt xấp xỉ 1 tỉ
USD năm 2000. Dự kiến kim ngạch của nhóm sẽ tăng khoảng 10%/năm thời
kì 2001-2010, đạt 1,6 tỉ USD năm 2005 và 2,6 tỉ USD năm 2010.
Bảng 3-Dự kiến kế hoạch xuất khẩu năm 2002
20
Đơn vị
tính
Ước
2001
Kế
hoạch
2002
Tỉ lệ
2001 so
200(%)
Tỉ lệ
2002 so
200(%)
Hàng hoá và dịch vụ
Dịch vô
Hàng hoá
Các mặt hàng chủ yếu
-Thuỷ sản
-Gạo :Số lượng
Trị giá
-Cà phê: Số lượng

Trị giá
-Cao su :Số lượng
Trị giá
-Rau quả
-Hạt tiêu:Số lượng
Trị giá
-Nhân điều :Số lượng
Trị giá
-Dệt may
-Giày dép
-Điện tử, linh kiện MT
và sp phần mềm
-Dầu thô:Số lượng
Trị giá
-Các loại khác
Tr USD
Tr USD
Tr USD
Tr USD
1000 t
Tr USD
1000 t
Tr USD
1000 t
Tr USD
17.500
2.400
15.100
1.800
3.550

588
911
387
300
164
305
56
90
41
144
2000
1.520
605
237
17.000
3.872
19.340
2.830
16.600
2.100
3.700
640
750
320
320
175
350
60
90
42

147
2.400
1.900
750
16.500
2.600
4.678
105,1
109,1
104,5
121,8
102,1
88,2
124,3
77,2
109,9
98,8
143,2
151,4
61,6
119,9
86,2
105,7
103,8
77,4
110,2
90,7
127,5
111,0
117,9

109,9
116,7
104,2
108,8
82,3
82,7
106,7
106,7
114,8
107,1
100,0
102,4
102,1
120,0
125,0
124,0
97,1
81,9
120,8
3.4-Giải pháp và chiến lược xuất khẩu
21
a/Phương pháp luận cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về
xuất khẩu ở nước ta
Một là: Muốn tiến nhanh và hội nhập với nền kinh tế thế giới, để thực
hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu hướng vào xuất khẩu,
chúng ta phải tham gia một cách tích cực, toàn diện và có hiệu quả vào các
thể chế kinh tế-thương mại quốc tế để tranh thủ điều kiện quốc tế,mở rộng thị
trường của Việt Nam.
Hai là:Để thắng trong cạnh tranh hàng hoá Việt Nam phải dần nâng cao
chất lượng, mẫu mã, quy cách.Muốn vậy cần có chiến lược chuyển giao công

nghệ một cách hữu hiệu theo hướng tăng cường được các loại hình công nghệ
phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế về
tài nguyên và lao động. Có chính sách thị trường một cách đúng đắn để tìm
hiểu thị trường và tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị
trường thế giới.
Ba là:Các bước đi tổng quát của chuyển dịch cơ cấu hướng về xuất khẩu

-Xuất khẩu nguyên liệu, nông lâm hải sản,hàng hoá thủ công mĩ nghệ.
-Xuất khẩu hàng chế biến như dệt may, giày dép , các sản phẩm gia dụng
đòi hỏi có hàm lượng vốn và trình độ thành thạo của lao động ở mức trung
bình.
-Xuất khẩu hàng hoá chế tạo có hàm lượng vốn và lao động có trình độ
cao.
Bốn là:Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích vốn đầu tư trong nước, khuyến
khích các cơ sở sản xuất xuất khẩu, có chính sách về thị trường, hỗ trợ cho
nhà sản xuất hiểu biết được thị trường thế giới để điều chỉnh sản xuất, có
chính sách thuế quan, bảo hộ hợp lý tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu ở nước
ta.
22
b/ Những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam
-Tăng cườngđầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại để sản xuất chế biến
hàng xuất khẩu, mở rộng đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển
các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, vùng sản
xuất nông lâm thuỷ sản lớn và tập trung. Nâng cấp hoặc xây dựng mới các xí
nghiệp vừa và nhỏ bằng những công nghệ hiện đại và phù hợp với điều kiện
Việt Nam , đổi mới kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã hàng hoá, áp dụng các
phương pháp quản lý tiên tiến,nâng cao tay nghề của người lao động.
-Chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và

phát triển các làng nghề truyền thống, dần dần hình thành và phát triển công
nghiệp nông thôn và thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nhằm chuyển
bớt lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trong thời kì 2001-2010 nên chú trọng phát triển các ngành hàng sản
xuất và xuất khÈu thu hút nhiều lao động, mức vốn đầu tư cho mỗi lao động
thấp và thời gian thu hồi vốn nhanh như các ngành dệt- may mặc, giày dép,
hàng thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ , hàng điện tử , nông lâm thuỷ sản, du lịch ,
dịch vụ kho vận, bảo hiểm Thời kì 2011-2020 nên chú trọng phát triển các
ngành hàng sản xuất và xuất khẩu được chế biến sâu và tinh, tạo ra hàng hoá
có giá trị cao như sản phẩm cơ điện, khí hoá lỏng, sản phẩm hoá dầu, hoá
chất, phân bón.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu, nâng cao trình độ tổ chức và tiếp thị của các doanh nghiệp để
phù hợp với nền kinh tế thị trừơng.Quan tâm phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ để đề ra chính sách phát triển
kinh tế phù hợp với từng thời kì của đất nước.
-Chiến lược con người là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã
hội.Bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế bền vững, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá Việt Nam, phát tiển nguồn nhân lực tương xứng với nền kinh tế,
23
đó là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược công nghiệp hoá hướng
về xuất khẩu.
c/ Các giải pháp về thị trường
-Phát triển mạnh công tác thị trường cả ở tầm vĩ mô và vi mô, khắc phục
đồng thời hai biểu hiện “ ỷ lại vào nhà nước ’’ và “ phó mặc cho doanh
nghiệp’’.Đẩy mạnh đàm phán thương mại song phương và đa phương để tạo
hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, cụ thể là đàm phán để mở rộng thị
trường mới,đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường
mà ta nhập siêu, đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu
chuẩn kĩ thuật và đàm phán để nới lỏng hàng rào phi quan thuế

Công tác thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu được gắn kết chặt
chẽ với nhau để vừa tăng cường sức mạnh trong đàm phán quốc tế vừa góp
phần chuyển dần nhập khẩu của các doanh nghiệp từ thị trường nhập siêu
sang thị trường xuất siêu.
-Tăng cường mạnh mẽ công tác thông tin về các thị trường
-Chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của các
nhà sản xuất “ chìa khoá trao tay’’ để vừa đảm bảo thị trường xuất khẩu thông
qua hệ thống phân phối toàn cầu, vừa góp phần chuẩn bị tiền đề cho thời kì
sau là đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám và hàm
lượng công nghệ cao.
-Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên thị
trường nước ngoài.Xoá bỏ thủ tục cấp phép , thành lập văn phòng đại diện tại
nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trên thị
trường ngoài.
-Đối với những mặt hàng mà ta chiếm thị phần lớn trên thị trường thế
giới tăng cường các biện pháp như thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế
tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế và điều tiết nguồn cung trong
điều kiện có thể để tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi cho ta.
-Các doanh nghiệp trực tiÕp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế
giới thông qua hội thảo khoa học, hội trợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp
24
thời nắm bắt xu thế thị trường, bám sát các thay đổi trong sản xuất và kinh
doanh, tự mình chủ động lo tìm bạn hàng, thị trường, tự mình lo tổ chức sản
xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường,tránh tư tưởng ỷ lại
vào các cơ quan quản lý nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá,đặc biệt giữ
“chữ tín’’ trong kinh doanh để duy trì chỗ đứng trên thị trường.
d/ Giải pháp về chính sách
-Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp
hoặc chưa được rõ. Về luật Thương mại cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho
phù hợp với quy định của WTO .Về luật đầu tư nước ngoài, cần đưa thêm

các quy định để bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia.Về luật khuyến khích
đầu tư trong nước, cần quy định lại rõ hơn về ngành nghề,khuyến khích đầu
tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa “ thay thế nhập khẩu’’ và “
định hướng xuất khẩu’’.
-Ban hành các văn bản mới như văn bản pháp luật về Tối huệ quốc
(MFN) và đối xử quốc gia (NT). Luật cạnh tranh và chống độc quyền,
luật chống bán phá giá và chống trợ cấp, luật phòng vệ khẩn cấp và luật chống
chuyển giá.Điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy định dưới luật để xử lý
linh hoạt các mảng kinh doanh đang ngày càng trở nên quan trọng nhưng
chưa đủ khung pháp lý như các lĩnh vực dịch vụ, xuất khẩu tại chỗ.
-Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ xút khẩu cho phù
hợp với đòi hỏi của thị trường nâng dần sức cạnh tranh.
-Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo
hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để
tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích hộ chấp nhận bỏ vốn
đầu tư dài hạn.Phấn đấu làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu có định
hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doannh nghiệp tính toán hiệu
quả kinh doanh .
-Tiếp cận các phương thức kinh doanh mới như buôn bán trên thị trường
giao dịch hàng hoá, trong đó có thị trường hàng hoá giao ngay và thị trường
kì hạn.
25

×