Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.83 KB, 18 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo
Trường Đại học sư phạm Hà Nội II. Đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình
của cô giáo dạy học phần : Phương pháp dạy học Tiếng Việt, cô Phạm Thị Hoà
đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Tiểu học
Quảng Đức, cùng thầy, cô giáo khối lớp 4, 5 đã tạo mọi điều kiện để em hoàn
thiện đề tài.
Dù rất cố gắng nhưng đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Thanh Hoá, tháng 04 năm 2003
Học viên :
Đỗ Thị Hằng
1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG
5
1 Cơ sở lý luận 5
2 Thực trạng dạy học 5
3 Các biện pháp đề xuất 7
4 Ý kiến đề xuất 16
PHẦN KẾT LUẬN
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài :
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí hết sức
quan trọng cùng với Bộ môn Toán và các môn học khác, nó góp phần vào việc
hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, là nền
móng cho nền khoa học.
Trong giai đoạn đất nước ta hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học môn Tiếng Việt là rất cần thiết, nhằm phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh Tiểu học và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Trong chương
trình Tiếng Việt 4 đã hoàn thành việc dạy tập đọc theo các chủ đề tập làm văn,
theo thể loại chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện, tiếng việt Nội dung về
dạy tập đọc là một trong những nội dung trọng tâm của học sinh Tiểu học. Bởi
trong các giờ tập đọc này dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các em đọc hiểu và
cảm nhận những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa, từ đó thêm mở mang
tri thức, phong phú về tâm hồn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt các em càng
hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn
học cho học sinh là một yêu cầu cần thiết trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở
Tiểu học, không những thông qua các tiết tập đọc ngay ở lớp mà kể cả những
buổi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt chúng ta phải đưa ra các bài tập
về cảm thụ văn học, vì đây cũng là một loại bài tập để đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt.
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và
học sinh lớp 4 nói riêng, người giáo viên phải quan tâm tới nhiệm vụ bồi dưỡng
và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh hình thành khả năng cảm thụ văn học,

phát huy tính sáng tạo và kích thích niềm say mê học môn Tiếng Việt.
Xuất phát từ sự nhận thức, cũng như qua tìm hiểu thực trạng việc dạy học
cảm thụ văn học tôi chọn đề tài : “Lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn
học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4”.
Đây là vấn đề mà tôi thấy mình cần phải góp phần nhỏ bé vào việc nâng
cao chất lượng dạy học. Góp phần vào việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
năng khiếu.
2- Mục đích nghiên cứu :
- Tìm hiểu một cách đầy đủ nội dung và phương pháp dạy học hướng dẫn
luyện tập và cảm thụ văn học.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số khó khăn về quá trình cảm thụ văn học
cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt theo chương trình hiện hành. Trên cơ sở
3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
đó đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm góp phần hướng dẫn cảm thụ văn học
cho học sinh lớp 4 đạt kết quả tốt.
3- Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, cần phải xác định nhiệm vụ nghiên
cứu sau :
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học.
- Đề ra những biện pháp để giúp học sinh phát triển năng lực cảm thụ văn
học.
4- Phạm vi nghiên cứu :
Do điều kiện, thời gian và khuôn khổ của một đề tài, tôi chỉ đề xuất một
số biện pháp nhỏ trong việc “Lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để
giảng dạy cho học sinh lớp 4”.
5- Phương pháp nghiên cứu :
* Nghiên cứu lý luận :
- Tài liệu tham khảo để tìm hiểu tâm sinh lý học sinh có liên quan.

- Tham khảo các tài liệu :
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đến 5 (Nhà xuất bản giáo dục - 1999).
+ Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn học lớp 2, 3, 4, 5 (Nhà xuất
bản giáo dục).
+ Luyện tập về cảm thụ văn học Tiểu học.
+ Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5.
* Thực trạng dạy và học về “cảm thụ văn học”.
* Dự giờ rút kinh nghiệm, vận dụng qua các đợt bồi dưỡng trong hè cho
giáo viên.
+ Khảo sát chất lượng học sinh.
4
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
PHẦN NỘI DUNG
1- Cơ sở lý luận :
Mục tiêu giáo dục đòi hỏi ngày càng cao nên nội dung chương trình
ngày càng cải tiến để phù hợp với nhu cầu thời đại. Đối với việc bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Tiếng Việt yêu cầu đặt ra cho học sinh không những chỉ ra
cho học sinh tập viết các bài văn hay, học tốt các giờ từ ngữ, ngữ pháp, luyện
tập về cảm thụ văn học qua các giờ tập đọc, các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi để
các em mang tri thức phong phú về tâm hồn, có năng lực cảm thụ văn học, tạo
điều kiện cho các em hứng thú, yêu thích văn học, trở thành những công dân
có ích cho xã hội.
Hơn nữa, căn cứ vào đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học và đặc điểm môn
Tiếng Việt, nội dung môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học được sắp xếp theo cấu trúc
đồng tâm theo các chủ đề. Nhờ sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm mà các nội dung
của môn Tiếng Việt được củng cố thường xuyên và phát triển dần từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy mà “cảm thụ văn học” nó không phải học
trong phạm vi một bài, một chương, một lớp mà nó được sử dụng liên tục ở các
bài sau, chương sau và các lớp sau, ngoài ra còn được sử dụng trong thực tiễn
hàng ngày. Đồng thời việc “cảm thụ văn học” nó có mối quan hệ mật thiết với

tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. Vì vậy, các em phải nắm vững các
phương pháp, các yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học như trau dồi hứng thú
khi tiếp xúc với thơ văn hay yêu cầu tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống
với văn học, yêu cầu nắm vững kỹ thuật cơ bản về Tiếng Việt, yêu cầu rèn
luyện kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
2- Thực trạng dạy học :
Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học, tôi đã tiến hành dự
giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, đồng thời cho học sinh làm bài kiểm tra về
cảm thụ văn học qua các tiết tập đọc, giờ tự học, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Dự giờ tập đọc của giáo viên bài : “Việt Nam thân yêu”, bài : “Mẹ vắng
nhà ngày bão” và thông qua kết quả khảo sát học sinh, tôi nhận thấy rằng giáo
viên còn dạy theo phương pháp cổ truyền, giáo viên lên lớp truyền đạt thông tin
có sẵn trong sách giáo khoa (SGK) không sáng tạo và chủ yếu khai thác bài
bằng hệ thống câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa và luyện đọc. Phần cảm thụ
văn học không đề cập tới hoặc chỉ là sơ sài. Giáo viên và học sinh phụ thuộc
vào tài liệu như : Sách bài soạn, để học tốt Tiếng Việt, góp phần phát triển năng
lực cảm thụ.
Qua dự giờ tôi thấy học sinh phải chấp nhận giá trị đã có mà chưa độc
lập, sáng tạo trong suy nghĩ, đặc biệt phần cảm thụ văn học.
5
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
Hạn chế của việc dạy học môn tập đọc theo tôi thường gặp ở giáo viên
là :
- Kiến thức bó gọn trong bài.
- Học sinh không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập, sáng
tạo, luôn lệ thuộc vào thầy cô.
- Học sinh học tập thường ít hứng thú, không bộc lộ và phát triển năng
lực cá nhân.
- Giáo viên làm việc máy móc, không năng động, sáng tạo.
Chính vì vậy mà các em không cảm nhận được những câu thơ, câu văn,

đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ, bài văn hay.
Nếu trong các giờ tập đọc, giáo viên chú ý hướng dẫn cảm thụ văn học
cho các em thì sẽ phát huy được tính sáng tạo, kích thích niềm say mê học môn
Tiếng Việt đạt kết quả cao hơn.
Ví dụ bài : “Việt Nam thân yêu”, giáo viên đưa ra đoạn thơ :
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
Nếu đặt câu hỏi : Khổ thơ trên gợi cho em cảm xúc gì về truyền thống tốt
đẹp của nhân dân ta ?
Thay cho câu hỏi trong SGK “Đất nghèo như xưa”.
Cho biết nhân dân ta có truyền thống tốt đẹp gì ?
Giáo viên gợi ý để học sinh cảm thụ những nét chính là :
Đoạn thơ trên gợi cho em cảm xúc tự hào về truyền thống của nhân dân
ta bất khuất, anh dũng trước mọi kẻ thù xâm lược, đồng thời là giàu lòng nhân
ái. Họ không sợ nguy hiểm dù có phải đầu rơi, máu chảy “Chìm trong máu chảy
lại vùng đứng lên”, kẻ thù dù có hung bạo đến đâu nhân dân ta cũng có quyền
đánh bại chúng “Đạp quân thù xuống đất đen”, khi đã đánh bại bọn xâm lược,
6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
nhân dân ta lại lao động, xây dựng đất nước, mong muốn sống hoà bình, hữu
nghị với các nước khác “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.
Hoặc bài : “Mẹ vắng nhà ngày bão”, giáo viên chỉ cần nêu đoạn thơ :
“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại

Sáng ấm cả gian nhà”.
Và đặt câu hỏi : Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp, hình ảnh đó giúp em cảm
nhận điều gì ?

Các em sẽ tự suy nghĩ và phát huy năng lực văn của mình để cảm thụ.
Ví dụ : Sau những ngày mưa bão, có nắng mới làm cho cảnh vật tươi
sáng và ấm áp, thời tiết đẹp trở lại.
“Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”.
Cho thấy nỗi vui mừng khôn xiết của bố, con khi mẹ về sau những ngày
trông đợi. Mẹ như ‘nắng mới” làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như sáng
ấm lên, “nắng mới” cũng la hình ảnh trở về của người mẹ đã xua đi sự trống
trải, sự mong mỏi và gia đình lại đoàn tụ vui vẻ.
3- Các biện pháp đề xuất :
Để giúp học sinh phát triển năng lực cảm thụ văn học một cách độc lập,
sáng tạo, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhỏ.
3.1- Về nội dung :
- Giáo viên có thể soạn ra các bài tập từ dễ đến khó, chứ không phụ thuộc
vào SGK có sẵn và sử dụng những nội dung để cho các em cảm thụ. Không
dùng ô hệ thống câu hỏi SGK mà tìm tòi, đề xuất những câu hỏi phát vấn học
sinh phù hợp nội dung từng vấn đề cảm thụ văn học. Có như vậy mới phù hợp
với đối tượng học sinh, kích thích được sự hứng thú, say mê sáng tạo khi viết
văn một cách chủ động và phát triển năng lực cá nhân của từng học sinh. Ngoài
môn tập đọc, tận dụng tối đa nội dung các môn học khác để có cơ hội là triển
khai ngay vấn đề “cảm thụ văn học”.
3.2- Về phương pháp :
7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
- Trước hết giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp
tích cực “dạy học hướng vào người học” thông qua các hình thức học tập : Học
cá nhân, học theo nhóm, trò chơi học tập v.v Giáo viên là người hướng dẫn, tổ
chức hoạt động học sinh, với học sinh tự huy động vốn hiểu biết của bản thân
để tự chiếm lĩnh tri thức mới rồi dùng các tri thức đó vào trong thực hành.
- Trong các tiết bồi dưỡng Tiếng Việt, giáo viên cần đưa ra nhiều yêu cầu

cảm thụ khác nhau, nhằm củng cố, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng trong từng bài
tập đọc cụ thể.
Ví dụ : Nêu ý nghĩa của đoạn bài hoặc dạng bài chỉ ra hình ảnh đẹp, dạng
bài phát hiện ra các biện pháp tu từ, dạng bài phát hiện từ đắt, dạng bài phát
hiện ra từ tượng thanh, tượng hình.
- Giáo viên cần giành nhiều thời gian chấm, chữa bài của học sinh để kịp
thời động viên và phát hiện các thiếu sót của học sinh. Có kế hoạch và biện
pháp giúp đỡ học sinh sửa chữa thiếu sót của mình. Trong quá trình dạy học,
theo tôi : Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những
điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, đoạn văn,
đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ. Như vậy cảm
thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu truyện, một bài thơ ta không
những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật gần gũi “nhập thân” với
những gì đã đọc.
Cho nên trong quá trình dạy học môn tập đọc giáo viên phải căn cứ vào
chương trình, vào từng loại bài, vào điều kiện thực tế của nhà trường để dạy tốt
phân môn tập đọc, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cảm
thụ văn học ở phương diện lý thuyết (như trên đã nêu) và đặc biệt kỹ năng vận
dụng thực hành (luyện các dạng bài tập) phù hợp với mục đích yêu cầu của tiết
dạy. Thời gian dạy thêm, dạy bồi dưỡng là cơ hội tốt nhất để giáo viên hướng
dẫn những kỹ năng này cho học sinh.
Cảm thụ văn học diễn ra ở các em không hoàn toàn giống nhau do nhiều
yếu tố quyết định như : Vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức,
tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học , ngay cả ở một người, sự cảm
thụ văn học của một bài văn, bài thơ, trong những thời điểm khác nhau cũng có
nhiều biến đổi, do đó trên từng đối tượng mà ra những dạng bài cảm thụ từ dễ
đến khó, yêu cầu tất cả học sinh phải tham gia làm bài, nhưng cách chấm, chữa,
nhận xét khác nhau. Học sinh khá - giỏi : Chấm cả bài, học sinh trung bình :
Rèn viết đoạn, học sinh yếu : Rèn viết câu. Mức độ nâng dần trong hai kỳ của
năm học, yêu cầu học sinh cố gắng học tập tốt các yêu cầu về rèn luyện cảm thụ

văn học.
- Gợi ý cho học sinh tiếp xúc câu văn gây nhiều ham thích.
- Lập sổ tay khi tích luỹ về thực tế cuộc sống, về văn học.
8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
- Bước đầu nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt.
- Rèn luyện kỹ năng viết một số câu, đoạn văn về cảm thụ văn học.
Đối với các dạng bài nói chung, giáo viên nên sử dụng các phương pháp :
Phương pháp quan sát, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải,
phương pháp ôn luyện, học cá nhân, học nhóm, học cả lớp, trò chơi học tập
Trong quá trình giảng dạy ở các tiết tập đọc, tiết tự học, tiết Tiếng Việt,
chọn ở bất kỳ dạng bài tập nào cũng cần kết hợp nhiều phương pháp để hướng
dẫn các em thực hiện bài tập về cảm thụ văn học và yêu cầu các em phải thực
hiện tốt các thao tác cơ bản sau :
- Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều cần
nêu bật được điều gì ?).
- Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hay đoạn trích được nêu trong bài.
- Hình thành được những thói quen trước khi bước vào thực hiện bài tập
các em phải thực hiện tốt các thao tác trên, có như vậy chất lượng cảm thụ mới
đạt được kết quả cao.
Có 4 dạng bài tập cảm thụ văn học với từng loại bài mà giáo viên vận
dụng các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau.
a- Với dạng bài tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động :
Ở bài tập này, chúng ta nên vận dụng các phương pháp và hình thức học
tập như sau :
Phương pháp quan sát, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải,
phương pháp luyện tập, học cá nhân, học cả lớp.
Các bước tiến hành :
- Bước 1 : Cho các em thực hiện các thao tác cơ bản như trên.
- Bước 2 : Hướng dẫn các em mang tính gợi mở, sáng tạo để các em cảm thụ.

- Bước 3 : Học sinh thực hiện bài tập cảm thụ.
- Bước 4 : Cho học sinh nêu (cá nhân, nhóm) kết quả cảm thụ để cùng
nhau tham khảo góp ý rút kinh nghiệm.
Ví dụ : Khi cho các em cảm thụ đoạn thơ :
“Quýt nhà ai chín đỏ cây
9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
Hỡi em đi học hây hây má tròn.
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa”.
(Tố Hữu)
Với yêu cầu của đề tài : Đoạn thơ trên có từ nào là từ láy ? Hãy nêu rõ tác
dụng gợi tả của mỗi từ láy ?
Với dạng bài tập này trước tiên cho các em thực hiện các thao tác cơ
bản như trên, sau đó hướng dẫn các em mang tính gợi mở, sáng tạo để các em
cảm thụ :
- Tác giả đã dùng những từ láy nào để gợi tả vẻ đẹp của em bé, của tiếng
chim, tiếng cười ? (Từ láy “hây hây má tròn”, “ríu ra ríu rít”).
- Từ láy “hây hây má tròn” gợi tả vẻ đẹp của em bé như thế nào ? (Màu
da đỏ phơn phớt trên má tươi tắn và đầy sức sống ).
- Còn từ láy “ríu ra ríu rít” gợi tả tiếng chim kêu, tiếng cười nói như
thế nào ? (Tiếng chim kêu hay, tiếng cười nói trong và cao vang lên liên tiếp
và vui vẻ).
Sau khi các em cảm thụ xong, để cho các em trình bày cảm thụ của mình
để mọi người tham khảo góp ý rút kinh nghiệm.
Thông qua bài tập cảm thụ, tôi nhận thấy rằng các em rất hứng thú học
tập. Các em đã nắm bắt được tác dụng gợi tả của từ láy trong văn cảnh.
b- Với dạng bài phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả :
Ở dạng bài tập này, giáo viên cũng cho học sinh thực hiện các thao tác cơ
bản tương tự như dạng bài tập trên và cũng sử dụng các phương pháp đó.

Ví dụ : Khi các em cảm thụ đoạn thơ :
“Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
10
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.
Đề bài yêu cầu : Theo em hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái
hay của đoạn thơ trên ? Vì sao ?
Với dạng bài này khi hướng dẫn các em cảm thụ có thể đưa ra gợi ý cảm
thụ của mình là hình ảnh “ngọn gió” trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt
đời” đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó
cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi
vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời như mẹ đã luôn
làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc.
Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con làm
cho đoạn thơ hay hơn.
Sau khi nghe cô gợi ý, tuỳ từng em sẽ tự mình cảm thụ, đại diện các
nhóm lên trình bày.
c- Dạng bài tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ :
* So sánh : Ví dụ khi cho các em cảm thụ 2 dòng thơ, khi nghĩ về người
bà yêu quý của mình nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết :
“Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy”.
Yêu cầu của đề bài là : Hãy cho biết phép so sánh được sử dụng trong 2
dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào ?
Hướng dẫn các em cảm thụ :
- Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh gì ? (Hình ảnh đám

“mây bông” trên trời).
- Hình ảnh so sánh này giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào ?
(Bà có vẻ đẹp cao quý và đáng kính trọng).
- Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh gì ? (Hình
ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam).
- Hình ảnh so sánh này giúp em hiểu được điều gì ? (Ý nói “kho” chuyện
của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu
nghe với tình thương yêu đẹp đẽ).
11
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
* Nhân hoá : Ví dụ khi cho các em cảm thụ đoạn văn :
“Xa xa khỏi Hòn một đỗi là bãi tre, thấp thoáng những cây tre đằng ngà
cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản
mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi
tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một
màu xanh lục”.
Đề bài yêu cầu : Theo em, ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển
cả) đoạn văn còn cho ta vẻ đẹp gì của cuộc sống quê hương ? Biện pháp nghệ
thuật nào đã giúp em nhận biết được điều đó ?
Hướng dẫn gợi mở :
- Ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển cả) đoạn văn còn cho ta
thấy vẻ đẹp gì của cuộc sống quê hương ? (Vẻ đẹp của con người trên quê
hương).
- Biện pháp nghệ thuật nào đã giúp em nhận biết được điều đó ? (biện
pháp nghệ thuật nhân hoá đã giúp ta nhận biết được điều đó “cây tre” vẫn đứng
đấy, “bình yên” và “thanh thản” biển cả “vẫn đang giỡn sóng”. Nói đến tre hay
nói đến biển cả cũng là nói đến con người với vẻ đẹp nổi bật, sự bền bỉ, anh
dũng kiên cường trước mọi thử thách của thời gian.
d- Dạng bài tập cảm thụ văn học qua một đoạn văn (thơ) :
Ví dụ : Khi cho học sinh cảm thụ đoạn thơ :

“Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt.
Bờ tre xanh in mát
Mươn mướt đôi hàng mi”
Yêu cầu của bài : “Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận vẻ đẹp của dòng
sông La như thế nào ?
Hướng dẫn cho các em cảm thụ : Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp
thật quyến rũ của dòng sông La quê hương. Nhà thơ đã nhân hoá sông La, gợi
tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La
“trong veo như ánh mắt” làm cho ta thấy mầu sắc trong xanh của dòng sông
cũng đậm đà tình cảm. Những luỹ tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân
hoá thành : Bờ tre xanh in mát, mươn mướt đôi hàng mi. Vẻ đẹp của dòng sông,
của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng
chính là vẻ đẹp đậm đà, tình cảm yêu thương, gắn bó với con người.
12
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
Trong quá trình lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để giảng
dạy cho học sinh lớp 4, tôi thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra các dạng bài tập
rất phù hợp với trình độ của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói
riêng. Thông qua các bài tập cảm thụ các em được mở mang tri thức, phong phú
về tâm hồn, các em có hứng thú khi viết văn.
Sau đây tôi xin nêu một số dạng bài tập về cảm thụ văn học và một số gợi
ý khi hướng dẫn học sinh.
* Dạng bài tìm hiểu tác dụng của dùng từ, đặt câu sinh động :
Bài tập 1 : Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy ? Hãy nêu rõ tác
dụng gợi tả của mỗi từ láy đó ?
“Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn.
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa”.

(Tố Hữu)
Bài tập 2 : Hãy chỉ ra những màu xanh khác nhau được tả trong đoạn sau
và nêu nhận xét về cảnh sắc ở vùng quê Bác :
“Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê
Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng
mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những
rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác
nữa ”.
Bài tập 3 : Đọc đoạn thơ sau :
“Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức trời xanh dậy cùng.
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.
Gọi bông lúa chín về thôn
13
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà.
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim”.
(Định Hải)
Trong số các từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi sáng nói trên, em thích nhất từ
ngữ nào ? Vì sao ?
Gợi ý :
Bài 1 : - Từ láy trong đoạn thơ : Hây hây, ríu ra ríu rít.
- Tác dụng gợi tả :
+ Hây hây (má tròn) : Màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức
sống.
+ Ríu ra ríu rít : Nhiều tiếng chim kêu hay tiếng cười nói trong và cao,
vang lên liên tiếp và vui vẻ.
Bài 2 : - Những màu xanh khác nhau được tả trong đoạn văn : Xanh pha

vàng, xanh rất mượt mà, xanh đậm, xanh biếc.
- Nhận xét về cảnh sắc ở vùng quê Bác : Rất đẹp đẽ, giàu sức sống
(những màu xanh vừa gợi cảnh đồng quê trù phú, vừa hứa hẹn sự phát triển
mạnh mẽ).
Bài 3 : Trong đoạn văn trên em thích từ ngữ “nhuộm óng cây rơm trước
nhà”, vì giúp thêm yêu vẻ đẹp về buổi sáng làm cho trẻ em cảm thấy tiếng chim
dường như có màu sắc nhuộm vàng được cả cây rơm trước nhà để cây rơm
trông đẹp hơn.
* Dạng bài phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả :
Bài 1 : Hãy nêu rõ những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
trong đoạn thơ sau :
“Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
14
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
(Nguyễn Đình Thi)
Bài 2 :
“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi !
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng”.
(Trích “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm).
Trong đoạn thơ trên, câu thơ nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với
em ? Vì sao ?
Gợi ý :
Bài 1

: Những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của đất nước Việt Nam trong

đoạn thơ :
Mênh mông biển lúa, cánh cò bay lả rập rờn, mây mờ che đỉnh Trường
Sơn sớm chiều.
Bài 2 : Bài thơ phản ánh một hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước của nhân dân ta. Câu thơ trên miêu tả hình ảnh người mẹ địu con trên
lưng, lại đang làm công việc nặng nhọc “giã gạo” bằng tay thật vất vả, chày
phải nâng lên, nện xuống liên tục, vì vậy em bé ngủ trên lưng mẹ cũng phải
nghiêng theo nhịp chày.
Giấc ngủ của em không được bình yên, điều đó đã nói lên sự hy sinh,
chịu đựng của nhân dân ta, kể cả những em bé, cho cuộc kháng chiến chống Mĩ
vĩ đại của dân tộc. Sự đóng góp thầm lặng của từng người đã góp phần làm nên
thắng lợi huy hoàng đó.
* Dạng bài về cảm thụ văn học qua một đoạn văn (thơ) :
Bài 1 : Trong bài “Đất nước” (Tiếng Việt 4, tập 1) nhà thơ Nguyễn Đình Thi
có viết :
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi.
Gió thổi rừng tre phấp phới
15
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
Trời thu thay áo mới.
Trong biếc nói cười thiết tha”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) cho biết : Các động
từ, tính từ in đậm ở hai câu thơ cuối có tác động gợi tả sinh động như thế nào ?
Bài 2 : Trong bài “Về thăm bà” (Tiếng Việt 4, tập 1) nhà văn Thạch Lam
có viết “Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh
cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên ?
Gợi ý :
Bài 1 : Gợi ý tác dụng gợi tả sinh động : Trời thu giống như con người

được mang một gương mặt mới đẹp đẽ và dạt dào niềm vui, cụ thể :
- Động từ “thay” và tính từ “mới” cho thấy “trời thu” đã trút bỏ sắc vẻ cũ
khoác lên mình vẻ đẹp mới.
- Động từ “cười nói” và các tính từ “trong biếc, thiết tha” cho thấy “trời
thu” cũng mang niềm vui say đắm của con người.
Bài 2 : Đoạn văn giúp ta cảm nhận được ý nghĩa đẹp đẽ về tình cảm bà,
cháu. Người cháu (Thanh) có dáng người thẳng, mạnh, đi bên bà lưng còng vì
tuổi cao, sức yếu, nhưng lại cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như
những ngay còn nhỏ. Điều đó chứng tỏ Thanh luôn yêu mến, kính trọng và biết
ơn bà. Dẫu bà đã già yếu nhưng tình cảm yêu thương và sự chăm sóc của bà đối
với Thanh vẫn đẹp đẽ như xưa. Có thể nói : Tình thương của bà thật bao la,
rộng lớn, luôn che chở cho Thanh đi suốt cả cuộc đời”.
4- Ý kiến đề xuất :
Hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở các nhà trường
Tiểu học, nhất là về phần cảm thụ văn học còn gặp nhiều khó khăn, để giúp các
Nhà trường trong lĩnh vực này đề nghị lãnh đạo Ngành giáo dục, các cấp cần
xem xét những vấn đề sau :
- Có cơ chế thích hợp tạo điều kiện vật chất, tinh thần để học sinh tự do
lựa chọn môn học, yêu thích môn văn học vì môn văn học là môn quan trọng.
- Tài liệu sách tham khảo để giáo viên dạy học.
- Mở các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt để giáo viên
học tập rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy.
16
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
KẾT LUẬN
Công việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em học sinh Tiểu
học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là một việc hết sức cần thiết nhưng lại
rất khó khăn. Nó đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có lòng say mê với nghề
nghiệp, hết lòng vì sự nghiệp đào tạo cho đất nước. Song chỉ có lòng nhiệt tình
thì chưa đủ, muốn thực hiện nhiệm vụ này có kết quả đòi hỏi người giáo viên

luôn tự học tập, tích luỹ vốn kiến thức cho bản thân. Đồng thời phải học hỏi để
rút ra được kinh nghiệm giảng dạy tốt nhất và phải biết lựa chọn các dạng bài
tập để bồi dưỡng cảm thụ văn học cho các em. Bởi môn Tiếng Việt không có
quy tắc, công thức như môn Toán. Một bài văn hay là kết quả phối hợp nhuần
nhuyễn tất cả các phân môn Tiếng Việt cộng với vốn sống và con mắt quan sát
tinh tế.
Với kinh nghiệm của bản thân đã từng nhiều năm giảng dạy lớp 4, 5, tôi
xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi lựa chọn các dạng bài tập về
cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
- Cho học sinh hiểu rõ thế nào là cảm thụ văn học và nắm vững các yêu
cầu rèn luyện về cảm thụ văn học (Qua 4 dạng bài cụ thể).
- Đổi mới phương pháp soạn giảng.
- Đọc nghiên cứu các tài liệu tham khảo về môn Tiếng Việt, nhất là các
tài liệu tham khảo về năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói
chung và học sinh lớp 4 nói riêng.
- Trong các tiết tập đọc, ngoài khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa,
sách bài soạn, sách tham khảo giáo viên, tôi còn lựa chọn các dạng bài tập để
các em cảm thụ. Có bài thì nên cho các em nêu ý nghĩa của đoạn, của bài,
nhưng có bài lại cho các em chỉ ra hình ảnh đẹp và đánh giá, có bài lại cho các
em phát hiện các biện pháp tu từ như : So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ.
Cũng có bài lại cho các em phát hiện ra từ đắt, từ tượng thanh, tượng hình, đặt
câu sinh động, đọc diễn cảm có sáng tạo, có bài lại cho các em cảm thụ văn học
qua một đoạn văn, đoạn thơ hay một bài văn, bài thơ.
- Trong các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi tôi phải lựa chọn kỹ hệ thống
bài tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với năng lực cảm thụ
của các em. Trong các buổi tập đọc hay bồi dưỡng nên tạo cho các em phát huy
tính độc lập, sáng tạo của bản thân từng học sinh để các em cảm thụ chứ không
áp đặt những kiến thức sẵn có ở bất kỳ tình huống nào, nếu có chỉ là hình thức
gợi ý.
- Thường xuyên chấm, chữa bài cho các em để kịp thời động viên và phát

hiện các thiếu sót, từ đó có biện pháp giúp học sinh sửa chữa thiếu sót đó.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh một
cách có hệ thống, phù hợp với lịch dạy của Nhà trường, phù hợp với phân phối
chương trình hiện hành.
17
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đến 5 (Nhà xuất bản giáo dục - 1999).
2- Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn lớp 2, 3, 4, 5 (Nhà xuất bản
giáo dục).
3- Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5 (Nhà xuất
bản giáo dục).
4- Luyện tập về cảm thụ văn học.
18
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đỗ Thị Hằng

×