Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giời học toán lớp 1 chương trình 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.95 KB, 13 trang )

I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã quyết định trong giai
đoạn hiện nay cả nước đang tiến hành và đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá
đất nước, mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh vững bước đi
lên chủ nghĩa xã hội thì giáo dục được Đảng ta xác định là:” Quốc sách hàng đầu”.
Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để hướng tới cái
đích ngày nay là: Đào tạo thế hệ trẻ thành những con người chủ nghĩa xã hội có đủ
tài đủ đức để đưa đất nước ta ngày một đi lên trong mọi lĩnh vực.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay thì
đối với học sinh tiêu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng thông qua các hoạt
động trò chơi các em tự chủ động, sáng tạo và phát huy tính tích cực giúp các em
học môn toán tốt hơn. Vì các em học sinh tiểu học chủ yếu” Học mà chơi, chơi mà
học”, cho nên khi dạy học người giáo viên phải nắm vững phương pháp và đổi mới
phương pháp dạy học” Phat huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
tiểu học” là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn toán ở bậc tiểu
học. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên gây cho học
sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui, bằng cách lôi cuốn các em vào
những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp cho trình độ nhận thức, đặc điểm lứa
tuổi các em trong giời học toán, đặc biệt là ở lớp 1.
Bản thân là một giáo viên tiêu học tôi nhận thấy: Muốn dạy tốt chương trình
mới nói chung và chương trình toán 1 nói riêng không những người giáo viên phải
nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng
linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “thiết kế trò chơi góp phần
đổi mới phương pháp dạy học trong giời học toán lớp 1 chương trình 2000”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán
1 chương trình 2000.
2.Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế,
sử dụng trò chơi trong giời toán.


3. Nâng cac trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân trong quá trình dạy
học.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích trên tôi cần thực hiện những nhiệm vụ:
1
1. Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
2. Tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và day toán 1 nói riêng.
3.Tìm hiểu các phương pháp đổi mới.
4. Tìm hiểu ý nghĩa tác dụng của trò chơi học toán.
5. Tìm hiểu thực trạn dạy học, những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và
học sinh sử dụng thíêt kế trò chơi học toán.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp điều tra, quan sát.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiêm.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2
I. VAI TRÒ CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những
con người năng động, tự tin. Linh hoạt, sáng tạo, săn sàng thích ứng với điều kiện
đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Trong khi đó cách dạy truyền thống có sự mất cân
đối giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò, có những hạn chế nhất định như
tiếp thu trí thức thụ động, hạn chế phát triển tư duy, không bộc lộ và phát triển
năng lực cá nhân. Vì vậy cùng với đổi mới nội dung chương trình thì đổi mới
phương pháp dạy học có vị trí hết sức quan trọng và cần thíêt là việc làm thiết thực
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng người giáo viên
là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động

học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy
động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận
dụng các tri thức đó trong thực hành. Tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác,
chủ động, không rập khuôn, máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập
của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập.
Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết
ứng dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế.
Phương pháp dạy học toán ở tiểu học không loại bỏ phương pháp dạy học
truyền thống mà phải vận dụng một cách hợp lý biết cách lồng ghép giữa phương
pháp cũ và phương pháp mới thông qua hoạt động học tập của học sinh, từ đố mà
thu nhận tri thức mới và rèn luyện kĩ năng mới.
Toán lớp 1 là bộ phận không thể thiếu được trong chương trình toán tiểu
học. Vì toán lớp 1 vô cùng quan trọng đối với các em bởi các em mới bắt đầu tiếp
cận và làm quen với môi trường học tập, ở tuổi các em học tập và vui chơi còn đan
xen với nhau. Thông qua các hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh, học sinh biết chủ động phát huy tính tích cực, phát triển nhanh tư duy, óc
sáng tạo và năng lực của từng cá nhân, từng nhóm qua sự hướng dẫn chỉ đạo của
giáo viên. Thầy (cô) là người chỉ đạo, trò chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Mà đặc biệt là lớp 1 việc sử dụng trò chơi rất
phù hợp, bởi các em ở lứa tuổi này “ họ mà chơi, chơi mà học” giáo viên không
nên sử dụng một số phương pháp, hình thức dạy học duy nhất nhằm giúp học sinh
chú ý cao, tạo hứng thú học tập.
Tuy nhiên việc kết hợp các hình thức dạy học trong giờ lên lớp còn phụ
thuộc vào nội dung từng tiết học, đối tượng học sinh……
3
Để giờ học đạt kết quả cao thì giáo viên cần lựa chọn một cách linh hoạt,
sáng tạo phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để có hiệu quả cao.
II. Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI HỌC TOÁN.
Học sinh tiểu học luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ, nhưng lại
chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm

hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành
hoạt động học tập phù hợp với nhà trường tiểu học”.
Trong dạy học toán ở tiểu học, đặc biệt là ở lớp 1 các trò chơi học tập có
nhiều tác dụng như:
- Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học
bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, kích
thích sự tìm tòi gây hứng thú học tập.
- Thông qua trò chơi học sinh biết vận dụng kiến thức năng nổ, kích thích trí
tưởng tượng, trí nhớ tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi
với điều kiện mới của xã hội.
- Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được
phẩm chất đạo đức như tính đoàn kết thân ái, lòng trung thực.
III. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC
Qua dự giời thăm lớp, trao đổi một số kinh nghiệm với các đồng chí giáo
viên trong khối I, qua tìm hiểu sách báo, tài liệu, qua kinh nghiệm thực tế giảng
dạy ở trường tôi nhận thấy:
Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ toán còn đơn điệu. Việc
sử dụng trong dạy học toán chưa cao, các trò chơi học tập bố trí chưa hợp lý,
logích, dẫn đến các em học sinh lớp 1 năm bài học chưa cao, nên kết quả học tập
của các em có phần dựng tại chỗ. Chưa phát huy hết khả năng của mình. Sở dĩ có
tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác
dụng của trò chơi trong giờ học toán. Mà đặc biệt là bản thân tôi khi dạy chương
trình toán lớp 1 chưa linh hoạt, chưa biết lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp
với nội dung, chưa gắn liền hoạt động dạy học với ứng dụng thực tiễn, chưa tạo ra
duy trì và gây hứng thú tích cực học tập của học sinh.
Sau khi trao đổi và thực dạy trên lớp, qua dự giờ thăm lớp và thông qua các
chuyên đề thay sách bản thân đã đúc rút được kinh nghiệm và bắt đầu chú ý đến
việc thiết kế trò chơi trong các giờ học mà đặc biệt là giờ học toán nhằm giúp các
em thông qua trò chơi nắm vững kiến thức tốt hơn và nhớ lâu hơn.
4

Về phía học sinh: Đối với các em học sinh lớp 1 nhận thức của các em chưa
cao đặc biệt là các em còn ham chơi chưa chú ý học tập phần nữa một số phụ
huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình do điều kiện kinh tế, cũng có một
số phụ huynh phó mặc con mình cho giáo viên. Từ đó dẫn đến trình độ đại tra của
các em có phần hạn chế so với các bạn cùng độ tuổi ở thị xã, thành phố………
Trò chơi trong giờ học toán tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích,
say mê môn học nhưng nếu không được sử dụng thích hợp, thường xuyên thì thao
tác của các em bỡ ngỡ, lúng túng.
Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, môn toán nói chung và
đặc biết toán 1 nói riêng là rất cần thiết.
Chương II : THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TOÁN LỚP 1
I. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ.
1. Nguyên tắc vừa sức dẽ thực hiện:
- Mỗi trò chơi phải cũng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương
trình ( Có thể là kiến thức trọng tâm của một bài, hoặc kiến thức hệ thống, tổng
hợp của một chương).
Toán 1 được chia thành 4 mạch kiến thức: Số học và yếu tố các đại số, đại
lượng và do đại lượng, hình học, về giải toán có lời vặn.
Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học
có trong 4 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm gây
hứng thú, góp phần cũng cố và hệ thống kiến thức.
- Các trò chơi phải gúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ,
óc phân tích, tư duy sáng tạo.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian ( sử dụng trong tiết học từ 5 đến
10 phút) thích hợp với môi trường học tập.
- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không
khí vui vẻ thoải mái.
- Trò chơi cần phải gần gũi sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp
1. Tổ chức trò chơi không quá cầu kì phức tạp.

2. Nguyên tắc khai thác và thực hành.
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng,
phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện đồ dùng của giáo viên và học sinh)
5
- Các đồ dùng tự làm được giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi ở
xung quanh ( từ các phế liệu như vỏ hộp bánh, đầu gỗ, nứa, bìa giấy….) sao cho đồ
dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẫm mỹ nhưng ít tốn kém.
- Từ nguyên tắc trên tôi đã căn cứ vào thời gian, mục đích yêu cầu ở mỗi tiết
học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập của các em để thiết kế trò
chơi.
- Từ phạm vi nghiên cứu chưa rộng, trình độ nghiên cứu còn hạn chế, tôi đã
mạnh dạn đưa ra một số trò chơi có thể sử dụng trong giờ học toán lớp 1.
II. CÁC TRÒ CHƠI HỌC TOÁN:
A. TRÒ CHƠI CÓ NỘI DUNG SỐ HỌC VÀ YẾU TỐ ĐẠI SỐ:
+ Trò chơi 1: Xếp hạng thứ 4.
- Mục đích trò chơi: Giúp học sinh cũng cố cách so sánh và sắp xếp các số
theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lai.
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt.
- Thời gian chơi: 5phút
- Chuẩn bị chơ1: giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (cờ giấy nhỏ, 2 lá cờ có
mẫu khác nhau).
- Mỗi đội 8 mảnh bìa, trong mỗi bìa có ghi các số (kích thước mảnh bìa 10 x
15 em)
Ví dụ: Tiết 1: số 8
Bài tập 3 - trang 31 (SGK) sắp xếp các số theo thứ tự khi tổ chức trò chơi
giáo viên chuẩn bị các tấm bìa ghi các số:
2 4 1 5 8 6 7 3
+ Chọn đội chơi: Mỗi đội 8 em, các em tự đặt tên cho đội minh.
+ Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhân và phát biển cho mỗi bạn ở đội mình.
Giáo viên yêu cầu 2 đội quan sát tự so sánh các số vừa nhân được của nhóm trong

vòng 1 – 2 phút.
Quy ước: Khi cô hô lệnh và giơ 2 lá cơ trên tay cô về 2 phía (sang ngang)
yêu câù các em nghe, giơ biển cao và xếp hàng ngang điểm mốc bắt đầu từ cô giáo.
Khi cô đưa hai lá cơ song song về phía trước các em tập hợp theo hàng dọc.
- Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như:
“Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”, “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau
khi học sinh thực hiện:
Ban thư ký ghi kết quả và tổng kết điểm.
6
Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, xếp nhanh, không ồn ào ghi 10 điểm, không
thẳng hàng không cho điểm tối đa. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết
thúc trò chơi, đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc, tuyên dương.
- Trò chơi có thể sử dụng trong rất nhiều tiết học. Ví dụ ở tiết thứ 16, 17,
19, 21 trong vở bài tập toán 1 – tập 1.
Sau 2, 3 lần xếp hàng có thể đổi biển của các em trong đội hoặc cho em khác
thay thế rồi tiếp tục chơi.
+ Trò chơi 2: Kết bạn
- Mục đích: Rèn luyện, cũng cố kỹ năng tính nhẫm nhanh các số các phép
tính cộng, trừ (các số từ 1 đến 10, các số tròn chục… )
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện tinh mắt.
+ Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị một số tấm thể hình chữ nhật (từ 10 đến
12 thẻ) có kích thước 10 x 15 em có dây đeo. Mỗi tấm thẻ đều ghi một phát tính
hoặc kết quả tương ứng với phép tính.
Ví dụ: tiết 94: Cộng các số tròn chục.
(Trang 129 SGK toán 1) Bài 2 – Giáo viên chuẩn bị nội dung ghi thẻ như sau:
* Thời gian chơi: Từ 5 đến 7 phút.
* Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình sau đó tất cả đội
chơi tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát nội
dung ghi trong thẻ của mình, của bạn, tính nhẫm kết quả hoặc tìm phét tính tương
ứng với kết quả ghi trên thẻ của mình.

Yêu cầu cả đội vừa lặc cò cò vừa hát và vỗ tay cùng cả lớp “Lặc lò cò cho
giò nó khoẻ, đi xen kẻ cho nó khoẻ cái giò” Khi giáo viên bất ngờ hô “tim bạn!tìm
bạn!” các em phải nhanh chóng tìm được bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính
tương ứng với kết quả, phép tính ghi trên thẻ mình đeo. Những ai tìm đúng, tìm
7
40 + 30 50 + 10 20 + 2o20 + 2o
70 + 20 70 20 + 2o30 + 5o
80 60 20 + 2o10 + 10
40 20 20 + 2o90
nhanh hơn bạn mình nhất thì được ghi điểm 10. Bạn nào tìm sai thì phải tính nhẫm
lại để tìm đúng bạn minh.
Sau một lượt, giáo viên có thể đổi biển lộn để các em tiếp tục chơi hoặc
nhóm khác chơi.
(Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở tiết 95, tiết 96, tiết 97 SGK toán1)
B. TRÒ CHƠI CÓ NỘI DUNG VỀ ĐẠI LƯỢNG, ĐO ĐẠI LƯỢNG.
* Trò chơi 1: Tìm đường đi đúng
+ Mục đích chơi: Cũng cố biểu tượng về thời gian.
+ Chuẩn bị: Phiếu học tập có vẽ mô hình đồng hồ và thời gian tương ứng.
Ví dụ: tiết 124: luyện tập ( bài 1 trang 167 SGK toán 1) Giáo viến chuẩn
bị phiếu có nội dung như hình vẽ.
* Nối đồng hồ với chỉ số đúng:
* Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (có thể mỗi bàn là một nhóm).
Giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận và nối theo mẫu. Các nhóm thi đua
nhau xem nhóm nào nối đúng và nhanh nhất.
Sau 3 đến 4 phút yêu cầu các nhóm dừng bút, giáo viên chữa bài trên bảng phụ.
Các nhóm đổi chéo phiếu tự đánh giá chấm điểm, nhóm nào nối đúng tất cả
nhóm đó được 10 điểm. Nhóm nào nối còn chậm, chưa đúng không cho điểm.
Thông qua các nhóm, nhóm nào được nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
Nếu các đội cùng tìm và nối đúng, nối nhanh, đẹp nhất thì nhóm đó thắng
cuộc và tuyên dương.

C. TRÒ CHƠI CŨNG CỐ VỀ NỘI DUNG HÌNH HỌC.
* Trò chơi: Nhận diện hình.
+ Mục đích chơi: Giúp học sinh cũng cố kĩ năng nhận diện một số hình học
cơ bản như: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
8
2 giờ 3 giờ6 giờ 9 giờ
+ Chuẩn bị: - Giáo viên dùng 2 tờ giấy Roki kẽ sẵn một số hình vuông, hình
tròn, hình tam giác. (ở nhiều vị trí khác nhau).
- Học sinh: Chuẩn bị but dạ, phấn màu,
- Giáo viên chuẩn bị như sau:
1. Tô màu vào các hình: Cùng hình dạng thì tô cùng một màu:
Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Tô hình vuông
Nhóm 2: Tô hình tròn
Nhóm3 : Tô hình tam giác
Mỗi nhóm cử 3 bạn đại diện chơi. Các bạn còn lại làm cổ động viên cho mỗi
đội. Khi giáo viên “bắt đầu” thì bạn thứ nhất của nhóm lên nhận diện, chon và tô
vào 1 hình của nhóm mình sau đó chạy xuống chuyền phấn hoặc vỗ vào tay bạn
thứ 2,bạn thứ 2 lên chon và tô màu vào hình thứ 2 của nhóm mình. Sau 5 phút thì
dừng lại.
- Học sinh chơi xong: Các bạn cổ động viên và giáo viên đánh giá, thống kê
điểm. Chọn và tô màu đúng tất cả các hình 10 điểm. Nếu đội nào tô chưa đẹp trừ đi
1 điểm. Đội có điểm nhiều hơn sẽ thắng cuộc, cả lớp cùng vỗ tay, tuyên tương.
+ Trò chơi 2: Ai nhanh? Ai đúng.
- Mục đích: Cũng cố cách xác định điểm và đoạn thẳng.
Rèn luyện kỹ năng nhanh mắt, phát huy óc sáng tạo.
- Chuẩn bị: Giáo viên: Giấy to kẽ sănc hình vuông, hình tam giác.
Học sinh: bút màu…….
9
- Cách chơi: Chơi thi đua theo cặp (2 em ngồi 1 bàn):

- Giáo viên phát phiếu cho từng cặp ( ghi tên mình) như sau:
Ví dụ 1: Tiết 69: Điểm đoạn thẳng.
Bài tập 3 trang 95 – SGK toán 1
Mỗi hình vẽ dưói đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
A B N
D C M P
- Học sinh từng cặp thảo luận, từng cặp điền kết quả tìm được vào phiếu
- Sau đó từng cặp đổi phiếu cho nhau, quan sát và tự đánh giá cho điểm.
- Phiếu nào trình bày đẹp, nhanh thì được điểm 10, phiếu nào bẩn thì trừ 1
điểm. Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên kết luận tuyên dương lớp học.
D. TRÒ CHƠI VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VẶN:
+ Trò chơi: Vượt chướng ngại vật – Chinh phục đỉnh cao.
+ Mục đích yêu cầu: Rèn kỹ năng giải các bài toán có lời vặn trực tiếp và
đơn giản.
+ Chuẩn bị: Giáo viên Chuẩn bị 2 tờ giấy rôkito (hoặc 2 bảng phụ). Có vẽ
sẵn cắt hình tượng trưng gắn hoa hoặc túi đựng đề toán mà hai đội cần giải như:
Đề 2 Đề 2
Đề 1 Đề 1
Đội Thỏ Xám Đội Gấu trắng
Ví dụ: Giải toán có lời văn (tiếp theo)
10
- Các đề toán được sử dụng trong tiếp 109 – trang 40 – Vở bài tập toán tập 2 lớp
1
- Đề bài 1: An có 7 viên bi, An cho Bảo 3 viên bi. Hỏi An còn lại mấy viên bi?
- Đề 2: Mẹ nuôi 10 con lợn, mẹ đã bán 2 con lợn. Hỏi mẹ còn lại mấy con lợn
Học sinh các nhóm chuẩn bị 2 tờ giấy ô li, bút, keo dán.
- Giáo viên chia thành 2 đội. Mỗi đôi tự đặt tên cho mình
Ví dụ: Đội thỏ xám, đội gấu trắng. Mỗi đội cử 2 em đại diện lên chơi. Số
còn lại làm cổ động viên cho đội nhà.
+ Cách chơi: Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi mỗi đội lên chơi lần

lượt rút đề đọc, trong đội hội ý, thảo luận sau đó giải và ghi nhanh vào giấy nháp.
Các đội bắt đầu giải từ đề 1, sau khi giải xong đề 1 thì dán lên “đỉnh núi” số 1, sau
đó tiếp tục rút đề 2 đọc kĩ đề thảo luận và giải tiếp đề 2. Giải xong đề 2 thì dán lên
“đỉnh núi” số 2. Sau 7 phút qui định giáo viên cho 2 đội về chỗ. Giáo viên cùng cả
lớp bắt đầu lần lượt kiểm tra từng đội 1, đội nào giải đúng lời giải, phét tính và đáp
số đúng đẹp thì đội đó thắng. Đội nào chưa giải đúng, thiếu lời giải, đáp số thì thua
cuộc.
Sau khi nhận xét 2 đội, đội nào giải đúng, xong trước thì đội đó được điểm
10 và lá đội đã “ Chinh phục được đỉnh cao” sẽ thắng cuộc cả lớp cùng tuyên
dương và giáo viên phát phần thưởng khích lệ như: Thước kẻ hoặc vở viết.
* Hướng dẫn sử dụng các trò chơi.
- Các trò chơi trên được sử dụng bằng bìa giấy, giấy rô ki, vở bìa cứng. Sau
đó cắt theo kích thước phù hợp ví dụ: Cắt từng miếng bìa cứng có kích thước (10 x
15 em) hình chữ nhật, hoặc các hình vuông (10 x 20 em) rồi dán giấy trắng hoặc
giấy màu lên mặt để ghi số. Có thể sử dụng lâu dài mà chỉ cần bóc đi lượt giấy đã
dán và viết số.
Ví dụ: Trò chơi 1: Xếp hàng thư tự, trò chơi 2; kết bạn.
Thông qua một số trò chơi mà tôi trình bày và sử dụng bằng các tấm bìa, và
giấy rôki. Tuy đồ dùng rất đơn giản, rẻ tiền song nó gây sự chú ý hấp dẫn cho các
em học sịnh lớp 1. Lôi cuốn tất cả các em cùng tích cực tham gia trò chơi. Thông
qua các trò chơi đó mà giúp các em học tập đạt kết quả cao.
* Kết quả thực hiện:
Quá trình nghiên cứu và áp dụng các trò chơi vào từng dạng toán nói trên tại
lớp 1 B tôi được giao phụ trách lớp năm học 2005 – 2006 tôi nhận thấy học sinh rất
có hứng thú trong khi học toán. Từ đó tạo động lực học tập của học sinh đối với
11
môn toán. Thông qua các trò chơi, tạo điều kiện cho các em phát huy óc sáng tạo
và biết tính toán nhanh hơn, tốt hơn.
So với đầu năm học và cuối năm học, kết quả học tập của các em học sinh
về môn toán đã được tăng lên. tỉ lệ học sinh yếu không còn so với đầu năm mà đã

vượt lên khá giỏi. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
Chất lượng học tập môn toán đầu năm:
SỐ HỌC
SINH
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
Số lượng %
Số
lượng
%
Số
lượng
% Số lượng %
24 em 0 5 20,6 14 58,8 5 20,6
+ Chất lượng học tập môn toán cuối năm:
SỐ HỌC
SINH
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
Số lượng %
Số
lượng
%
Số
lượng
% Số lượng %
24 em 9 37.8 10 42 5 20.2 0 0
Qua số liệu trên, nhận thấy vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và biện
pháp dạy học cụ thể thông qua các trò chơi học tập đã được lồng ghép và áp dụng
vào các dạng bài tập toán đã góp phần nâng cao kết quả học tập không chỉ có riêng
mình môn toán các em học tốt. Mà còn có tác dụng để các em học tốt các một học
khác trong chương trình.

PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận chung:
Qua quá trình tìm hiểu,nghiên cứu,bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức
trò chơi vào dạy học toán ở tiểu học nói chung và dạy học toán nói riênglà rất cần
thiết.Bởi vì sử dụng trò chơi không chỉ giúp học sinh nắm được,cũng cố được nội
dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực,
tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc và nhất là tạo hứng
thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ,
12
tự tin, năng động, sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính,
phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm
và trình độ của bản thân còn hạn chế nên trong phạm vi nghiên cứu này tôi mới chỉ
xây dựng một số trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu qủa
dạy học dựa trên đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 1, dựa vào nội dung
chương trình cũng như điều kiện thực tế ở địa phương tôi công tác. Song đây đã là
việc làm thiết thực giúp tôi nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân tham gia
công tác tốt hơn. và giúp tôi có một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương
pháp dạy học ở lớp 1 nói riêng và chương trình tiểu học nói chung.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học là một trong các giải pháp quan trọng để
đổi mới phương pháp dạy học. Trò chơi học tập là một hình thức dạy học hữu ích
đối với trẻ tiểu học. Song hiện nay một số giáo viên tiểu học còn thờ ơ hoặc mơ hồ
với việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán.
Vì vậy để góp phần làm phong phú hình thức tổ chức dạy học thì bản thân
người giáo viên cần tự học, cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của mình vận dụng
sáng tạo phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Không những thế giáo viên cần
yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề.
+ Đề nghị Ban soạn thảo chương trình tiểu học cần biên soạn các tài liệu
hướng dẫn, thiết kế trò chơi trong giờ học phổ biến rộng rãi để giáo viên tham

khảo.
+ Đề nghị các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch mở các lớp tập huấn triển khai
các chuyên đề, dự án hoặc tổ chức hội thảo giáo viên tiểu học có thể tiếp cận, trao
đổi, học hỏi cách thức, kinh nghiệm về thiết kế và sử dụng trò chơi học tập góp
phần đổi mới phương pháp dạy học./.

13

×