Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.04 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Trong Tiếng Việt, từ và câu là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ,
bên cạnh bình diện về phong cách giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những quy tắc:
cấu tạo từ; biến đổi từ; kết hợp thành cụm từ, câu (đơn vị nhỏ nhất có thể thực
hiện chức năng giao tiếp) cả quy tắc liên kết câu để tạo thành đơn vị lớn hơn là
đoạn văn và văn bản. Từ và câu có chức năng chi phối việc sử dụng các đơn vị
ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng của
mình là “công cụ giao tiếp” trong đời sống xã hội. Từ và câu có vai trò quan
trọng trong việc tạo lập văn bản và hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng:
nghe, nói, đọc, viết. Nó còn là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực trí tuệ,
những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh. Vì vậy, vai trò của phân môn
Luyện từ và câu đã quy định tầm quan trọng của việc dạy – học Tiếng Việt
trong trường Tiểu học đặc biệt là giúp học sinh biết cách sử dụng các từ ngữ
chính xác. Nói, viết phải thành câu thì người nghe, người đọc mới hiểu hết nội
dung cần thông báo, đảm bảo tính thẩm mĩ trong khi giao tiếp.
Ngay từ những ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen với việc
học từ và câu một cách có hệ thống. Dạy tiếng Việt cũng là dạy tiếng mẹ đẻ. Vì
vậy, trước khi đến trường các em đã có sẵn một vốn từ ngữ (lời nói) của học
sinh, điều đó cũng giúp cho các em nắm bắt được những kiến thức cơ bản, cần
thiết, vừa sức; dần dần trang bị cho các em hệ thống những khái niệm, sự hiểu
biết về ngôn ngữ, quy luật của nó. Trên cơ sở đó, các em nắm được: Quy tắc
chính tả, dấu câu, nắm chuẩn văn hoá lời nói. Đồng thời rèn luyện tư duy và
giáo dục thẩm mĩ trong giao tiếp cho học sinh thông qua ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết. Tuy nhiên việc dùng sai từ hoặc đặt câu không đúng là một hiện
1
tượng khá phổ biến đối với học sinh Tiểu học. Dùng từ sai làm cho câu văn tối
nghĩa, nhạt nhẽo, sai ý, khiến người đọc, người nghe hiểu lầm, hiểu không hết
ý trình bày.
Nhìn lại thực trạng vấn đề dạy và học phân môn Luyện từ và câu ở trường
Tiểu học nói chung và ở lớp 5A tôi đang dạy nói riêng. Bản thân tôi cũng như


đồng nghiệp của mình gặp nhiều khó khăn trong vấn đề dạy của giáo viên và
học của học sinh, nhất là dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu cho học
sinh lớp 5. Nhiều khi tôi và các đồng nghiệp của mình tranh cãi về vấn đề: Xác
định đáp án cho một đề thi hay đưa ra một lời giải đáp cho một bài tập dạng:
Xác định chỗ sai và chữa lại cho đúng những câu đã cho sẵn, rồi còn nhiều vấn
đề băn khoăn, thắc mắc ở học sinh lớp tôi, khiến bản thân tôi cứ day dứt vì chưa
tìm ra biện pháp giải quyết những thắc mắc của các em xoay quanh vấn đề
Chữa lỗi dùng từ sai trong câu. Những câu hỏi mà lúc nào tôi cũng băn khoăn:
Dạy như thế nào cho các em nắm được kiến thức cơ bản của dạng bài tập này?
Làm thế nào để giúp học sinh dễ hiểu bài và có hứng thú học tập? Dạy thế nào
để các em có những hiểu biết thiết thực trong nghe, nói, đọc, viết? Luôn là
những trăn trở trong tôi.
Là giáo viên dạy Tiểu học, đã nhiều năm dạy lớp 5, bản thân tôi đã tự
giác học hỏi, tìm tòi để rồi chính mình đúc rút được kinh nghiệm, có được
những biện pháp cụ thể giúp học sinh của mình tiếp nhận được kiến thức đầy đủ
và chính xác về nội dung dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu phân
môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5. Nhân dịp này tôi xin được trình bày những
vấn đề mà bản thân đã làm được với đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học
sinh phát hiện và chữa lỗi câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2
Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công dạy lớp 5A. Số học sinh của
lớp là 27 em, trong đó có 13 em nữ và 14 em nam. Chất lượng học tập của các
em tương đối đồng đều ở tất cả các môn học. Phần lớn các em đều là những học
sinh chăm ngoan, ham học, biết vâng lời thầy cô. Bên cạnh đó, các bậc phụ
huynh cũng rất quan tâm tới việc học của con em mình.
Đầu năm học, sau những lần trò chuyện, tâm sự, hay những câu chuyện
vui giữa tôi và các em, qua thực hành giao tiếp, qua hỏi đáp….tôi nhận thấy ở
các em có một nhược điểm gần giống nhau đó là: Khi trò chuyện với thầy cô và
các bạn dù các em rất lễ phép, thưa gửi đầy đủ nhưng nói năng chưa gọn, có thể

dùng chưa đúng một vài từ ngữ hay nói câu thiếu chủ ngữ. Qua việc giảng dạy,
tôi cũng nhận thấy không chỉ khi nói các em mới mắc các lỗi trên mà khi viết
các em cũng mắc các lỗi tương tự.
Để năm bắt thực trạng một cách khách quan và khoa học tôi tiến hành
khảo sát chất lượng sử dụng từ ngữ trong câu của học sinh do lớp tôi phụ trách.
* Thời gian khảo sát: Tuần 4 của tháng 9 năm 2012 (trong giờ học tăng
buổi).
* Đối tượng khảo sát: Bài làm của 27 em học sinh lớp 5A
* Nội dung khảo sát: Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với đề bài khảo
sát như sau:
Các dạng đề bài khảo sát (lần đầu) như sau:
Đề 1:
(Thời gian làm bài 35 phút). Đề bài gồm 4 dạng câu hỏi khác nhau.
Câu 1: Hãy viết một câu đơn bình thường nói về việc học tập của em.
Câu 2: Em của em đang học trường mầm non. Em hãy nói 2 câu văn tập cho em
của em khi đi học về biết chào bố, mẹ, ông, bà…
3
Câu 3: Viết một đoạn hội thoại gồm 4 – 5 câu có nội dung: em đang trao đổi với
thầy giáo về một bài toán.
Câu 4: Viết 2 câu:
+ Một câu có vị ngữ là động từ.
+ Một câu có vị ngữ là tính từ.
Đề 2
(Thời gian làm bài 35 phút).
Câu 1: Theo em từ dùng sai trong các câu sau là từ nào? Vì sao sai? Hãy chữa
lại cho đúng:
+ Dòng sông quê em bốn mùa nước chảy hiền từ.
+ Con chó nhà em có bộ lông đen đủi rất mượt.
+ Sau một ngày làm việc tất bật, tối về dưới ánh trăng vàng, bà
con làng tôi cùng nhau yên nghỉ tâm sự.

Câu 2: Hãy chỉ ra các chỗ sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
+ Sáng mai, khoảng 7 giờ 30 phút. Lớp 5A làm lao động quét sân trường.
+ Chiều nay lớp em đi lao động. Sáng mai đi học ngoại ngữ.
+ Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy chỉ có mười người may mắn sống sót
được nhờ ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu ba phi công ấy là Tôm – xơn
Côn – bơn và An - đrê – ốt – ta.
Kết quả thu được như sau:
Xếp loại
Đề 1 Đề 2
SL TL SL TL
Điểm 9 – 10 3 11,2 % 4 14,8%
Điểm 7 – 8 7 26 % 8 29,6%
Điểm 5 – 6 11 40,8% 12 44,4%
Điểm dưới 5 6 22 % 3 11,2%
4
Kết quả khảo sát đã phản ánh đúng như nhận định ban đầu. Các em mắc
lỗi chủ yếu ở 3 dạng sau:
+ Dạng 1: Lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa.
+ Dạng 2: Lỗi về cấu tạo ngữ pháp trong câu.
+ Dạng 3: Lỗi về sử dụng dấu câu.
Tôi nhận thấy việc dùng từ sai trong câu (dẫn đến câu sai) của học sinh là
do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân cơ bản như:
không nắm được nghĩa của từ, nguyên tắc kết hợp từ, phong cách ngôn ngữ văn
bản do vốn từ nghèo, khả năng huy động và lựa chọn từ còn hạn chế, học từ
theo kiểu truyền khẩu, bắt chước nên không nắm chắc, hiểu kĩ. Điều này là một
vấn đề khiến tôi phải trăn trở nhiều. Để giúp học sinh khắc phục được những
lỗi trên không
phải là dễ dàng ngày một ngày hai mà là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu,
vận dụng biện pháp riêng của mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Các giải pháp thực hiện
Tôi tự đề ra cho mình một quyết tâm lớn: Mình phải có trách nhiệm giúp
các em khắc phục được các lỗi trên thì việc học phân môn Luyện từ và câu mới
đạt kết quả tốt.
Bản thân tôi nhận thấy để giúp được các em biết cách phát hiện và chữa
một số lỗi sai trong câu, giáo viên phải hiểu và nắm vấn đề để giúp các em hiểu,
nắm các nguyên tắc sử dụng từ ngữ, luyện viết câu, tạo lập văn bản.
Một là: Áp dụng nguyên tắc giao tiếp.
5
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và
người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải
qua ba trạng thái:
1. Trao đổi thông tin tiếp xúc tâm lý
2. Hiểu biết lẫn nhau
3. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng
thái độ hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp,
phương tiện giao tiếp của cá nhân. Nó được hình thành từ thói quen, từ vốn
sống kinh nghiệm cá nhân và được rèn luyện trong thực tế.
Nguyên tắc giao tiếp còn gọi là nguyên tắc phát triển lời nói hay nguyên
tắc gắn liền lí thuyết với thực hành.
Dạy cho các em biết sử dụng tiếng mẹ đẻ coi như nó là một công cụ giao
tiếp. Dùng ngôn ngữ để trao đổi tư duy tình cảm, vận hành giao tiếp để sử dụng
ngôn ngữ làm phương tiện nghe, nói, đọc, viết kể cả học sinh tiếp nhận kiến
thức trong giờ học. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành với mục
đích hình thành khả năng và năng lực giao tiếp.
Vì thế, đối với việc giúp học sinh nắm nguyên tắc này: Từng giờ, từng
phút trong tiết Luyện từ và câu bản thân tôi luôn luôn phải tự đặt ra cho mình
các câu hỏi: Mình phải làm gì để giúp học sinh nghe, nói, đọc viết được? Sử
dụng nó như thế nào trong giao tiếp? Tôi chọn đơn vị câu là trục chính vì: Câu

là đơn vị giao tiếp tự nhiên nhỏ nhất (đơn vị nhỏ nhất có thể hành động trong
đơn vị lớn hơn). Tôi còn giúp các em nắm nguyên tắc ngữ pháp bên cạnh hệ
thống khái niệm. Sử dụng quy tắc chính tả, quy tắc sử dụng dấu câu, viết hoa,
ngữ điệu khi nói, đọc hết câu phải nghỉ hơi, đọc đúng ngữ điệu câu chia theo
mục đích nói.
6
Hai là: Áp dụng nguyên tắc trực quan.
Để nâng cao hiệu quả giờ dạy, người dạy nên sử dụng trực quan trong
dạy từ và câu. Trực quan không phải chỉ là những đồ vật thật, biểu bảng… mà
là tất cả các yếu tố trực quan có khả năng tác động lên giác quan. Ngay cả lời
nói của giáo viên, cách dùng từ cũng cần lựa chọn chính xác và xúc tích vì đó
cũng là một mẫu đối với học sinh.
Ba là: Áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và
hình thức trong khi dạy Luyện từ và câu.
Chương trình bao giờ cũng có cấu trúc đồng tâm, một khái niệm phải đưa
ra nhiều lần. Lần đầu tiên đưa ra khái niệm hướng đến làm quen khái niệm chứ
không hướng mở ra toàn bộ nội dung khái niệm. Đầu tiên chỉ để cho học sinh
nhận ra những dấu hiệu dễ tác động vào trực quan của các em, lần sau sẽ hướng
vào dấu hiệu mới, dần dần mở ra toàn bộ nội dung khái niệm.
Khi tạo lập văn bản, không phải học sinh nào cũng phát hiện ra lỗi và
chữa lỗi về dùng từ trong các bài văn của mình cũng như của người khác. Vì
vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách nhận diện lỗi dùng từ, tìm nguyên
nhân mắc lỗi và biết cách chữa lỗi. Từ đó học sinh mới biết cách tránh lỗi về từ
trong khi tạo lập văn bản.
II. Những biện pháp cụ thể.
Để vận dụng tốt các nguyên tắc trên, tôi thường xuyên quan tâm hướng
dẫn các em tự phát hiện các lỗi trong câu của mình cũng như của bạn và đưa ra
cách chữa lại các lỗi đó. Tôi cũng cho các em thực hành nhiều các bài tập xoay
quanh 3 dạng bài trên với quy trình chủ yếu như sau:
1. Giáo viên sưu tầm đưa ra các lỗi (các lỗi có thể là trong một câu do

giáo viên đưa ra hoặc các lỗi trong các câu của học sinh viết, nói)
7
2. Hướng dẫn học sinh phát hiện ra lỗi.
3. Hướng dẫn học sinh cách chữa lỗi.
1. Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi khi dạy phân môn Luyện từ và câu.
Trong các tiết dạy Luyện từ và câu là phân môn mà có nhiều điều kiện để
thực hiện quyết tâm của mình, tôi luôn quan tâm hướng dẫn các em phát hiện ra
lỗi và chữa lỗi.

Ví dụ 1: Khi hướng dẫn bài tập 3 (Viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp của
quê em hoặc nơi em ở) trong bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên – Tiếng Việt 5
Tuần 9. Có học sinh đã viết: “Quê em là một vùng đồng bằng. Nơi đây có cánh
đồng rộng thênh thang….”
Tôi đã yêu cầu các em tìm ra lỗi trong câu trên. Học sinh phát hiện được
đó là lỗi dùng từ “thênh thang” sai. Sở dĩ có lỗi này là do học sinh không hiểu
hết nghĩa của từ “thênh thang”. Tôi yêu cầu một số học sinh nêu cách hiểu của
mình về từ này. “Thênh thang” có nghĩa là rộng rãi, thoáng đãng, gây cảm giác
không có gì làm cho các hoạt động bị vướng và nó cũng chỉ các nơi cao ráo.
Qua đó giáo viên chốt cho học sinh, người ta có thể nói: Con đường rộng thênh
thang. Ngôi nhà rộng thênh thang. Chứ không nói: Cánh đồng rộng thênh thang.

Ví dụ 2: Khi tả về người mẹ đang cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng bức (ở
BT2 - Ôn tập về từ loại – Tuần 14) có em đã viết: “… Khi nước ở các thửa
ruộng nóng như có ai nấu lên….”
Thường thì học sinh không để ý từ “khi” nên cho là câu đã hoàn chỉnh.
Tôi đã hướng dẫn: Có từ “khi” đứng dầu hoặc từ “ấy” đứng sau thì đó mới chỉ
là bộ phận trạng ngữ chứ chưa phải là câu.
Hướng dẫn cách chữa lại là:
+ Cách 1: Bỏ từ “khi”
8

+ Cách 2: Thêm cụm chủ – vị vào sau trạng ngữ trên.
Ngoài ra khi tạo lập một văn bản thì việc dùng dấu câu chính xác để
người đọc không hiểu lệch lạc, thiếu hay sai nội dung văn bản cần truyền tải
cũng là một vấn đề cần phải chú ý cho các em. Trong một câu nếu ngắt câu theo
cách này thì hiểu thế này còn nếu ngắt câu theo một cách khác lại có thể hiểu
khác.
 Ví dụ 3: Em có thể hiểu câu sau đây theo những cách nào?
Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
Học sinh đã nêu được các cách hiểu như sau:
+ Cách1: Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả.
+ Cách 2: Công việc nhà, chồng chị lo liệu tất cả.
+ Cách 3: Công việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả.
Giáo viên chốt các cách hiểu của các em là đúng và giải thích thêm:
+ Cách1: Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả. Người đọc sẽ nghĩ đến
một người phụ nữ đảm đang gánh vác mọi công việc nhà chồng.
+ Cách 2: Công việc nhà, chồng chị lo liệu tất cả. Người đọc sẽ nghĩ đến
một người nam giới biết chăm lo cho gia đình mình.
+ Cách 3: Công việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả. Người đọc nghĩ đến
một công việc lớn nào đó mà cả gia đình nhà người con trai lo liệu.
2. Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi khi dạy các phân môn khác.
Khi dạy các phân môn khác tôi cũng luôn chú ý để sửa lỗi cho các em,
nhất là ở phân môn Tập làm văn và phân môn Tập đọc.
Khi dạy Tập làm văn (Trả bài viết), tôi thường đưa ra các câu chứa lỗi,
yêu cầu học sinh tìm lỗi trong câu đó và tìm ra đáp án thay thế.
9
 Ví dụ: Khi làm bài văn về tả một con vật mà em yêu thích. Do thiếu hiểu biết
về kiến thức thực tế có học sinh đã viết: “Con lợn nhà em mới to hơn trái dưa
hấu mà đã nặng đến tám mươi ki-lô-gam.”
Trên thực tế không ai so sánh con lợn to hơn trái dưa hấu mà lại nặng tới
tám mươi ki-lô-gam. Đây là những câu chứa đựng nội dung không phù hợp với

hiện thực khách quan, phản ánh sai hiện thực do dùng từ sai. Tôi đưa ra và
hướng cho các em 2 cách sửa:
+ Cách 1: Nếu thực sự con lợn nhà em chỉ to hơn quả dưa hấu thì không
thể nặng tới tám mươi ki-lô-gam được. Em phải sửa trọng lượng của con lợn
khoảng 20 – 25 ki-lô-gam.
+ Cách 2: Nếu thực sự con lợn nhà em nặng tám mươi ki-lô-gam (theo sự
phán đoán của người lớn) thì em không thể so sánh với quả dưa hấu. Em có thể
sửa lại câu: “Em nghe bố nói: Con lợn nhà em nặng tới tám mươi ki-lô-gam”.
Khi dạy Tập đọc, nhiều học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài nói thiếu chủ ngữ.

Ví dụ: Trong bài: Người gác rừng tí hon, thầy giáo hỏi: Theo lối ba vẫn đi
tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
Học sinh trả lời: Thưa thầy, phát hiện được những dấu chân người lớn hằn trên đất.
Câu trả lời của học sinh thiếu hẳn bộ phận chủ ngữ. Tôi yêu cầu học sinh đó
trả lời lại và nói đầy đủ câu: “Thưa thầy, theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ
phát hiện được những dấu chân người lớn hằn trên đất.”
Khi dạy Chính tả, một số học sinh dùng dấu câu không đúng.

Ví dụ: Trong bài Chính tả Tuần 23 (Nhớ - Viết) bài: Cao Bằng có HS đã
viết: Cao Bằng, rõ thật cao.
Tôi hướng dẫn các em: Đây là câu thể hiện cảm xúc nên cuối câu phải
dùng dấu chấm cảm. Vì vậy chúng ta cần sửa lại: Cao Bằng, rõ thật cao !
10
3. Hướng dẫn học sinh phát hiện và chữa lỗi khi giao tiếp.
Để thực hiện quyết tâm của mình là khắc phục được những lỗi trên cho
học sinh, khi giao tiếp, trò chuyện với học sinh tôi cũng thường xuyên sửa lỗi
cho các em. Nhiều khi các em cũng đưa ra những câu như:
+ Hôm qua em kết bạn.
Hay: + Hôm qua Lan đi chơi.
(Thêm ví dụ tương tự)

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp thì hai câu trên mỗi câu đã có đủ hai thành
phần chính nhưng đứng về quan hệ ngữ nghĩa thật ra những kiểu câu này còn
thiếu các thành phần bổ trợ cho danh từ và động từ nên nghĩa không được thể
hiện đầy đủ, gây sự hụt hẫng cho người nghe.
Nguyên nhân: Do các em không hiểu hết có những câu trong đó động từ
phải có bổ ngữ đi kèm thì nghĩa mới xác định được.
Hướng dẫn chữa lại: thêm từ bổ sung nghĩa cho danh từ và động từ trong câu.
+ Hôm qua em kết bạn với Lan Anh lớp 5C trường Tiểu học Bắc Lương.
Hay: + Hôm qua Lan đi chơi với bạn Nam lớp 5B.
Không những thế, việc giao tiếp giữa học sinh với học sinh, nhất là khi
thảo luận nhóm cũng được tôi quan tâm chữa lỗi.
Qua cách hướng dẫn trên, phần nào học sinh đã giải quyết được những
thắc mắc, giáo viên cũng bớt phần trăn trở khi dạy các dạng bài “Phát hiện và
chữa lỗi sai trong câu.
Mục đích của việc Phát hiện và chữa lỗi sai trong câu là giúp học sinh sử
dụng kiến thức của mình để phát hiện từ dùng sai, câu sai, tìm hiểu nguyên
nhân sai và chữa lại cho đúng, đồng thời giúp học sinh nâng cao, mở rộng
những hiểu biết về nghĩa của từ, đặc điểm kết hợp và cách sử dụng từ để viết
11
câu. Kiểu bài này còn có tác dụng nâng cao ý thức của học sinh về việc dùng từ,
thói quen đọc lại, kiểm tra lại những điều mình vừa viết ra, để điều chỉnh sửa
chữa kịp thời nếu cần thiết.
Để khẳng định tính phù hợp và khả thi cuả các giải pháp đặt ra, tôi đã tiến
hành tổ chứ dạy học, áp dụng nghiêm túc và triệt để các giải pháp và thu được
những kết quả ban đầu khả quan. Điều này được phản ánh qua lần khảo sát thứ 2
* Thời gian khảo sát: Tuần 1 của tháng 2 năm 2012 (trong giờ học tăng buổi).
* Đối tượng khảo sát: Bài làm của 27 em học sinh lớp 5A
* Nội dung khảo sát: Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra với đề bài
khảo sát như sau:
Đề khảo sát (lần hai)

Dạng bài: Lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa.
Đề 1:
Em hãy lựa chọn các từ trong ngoặc đơn ở dưới và thay thế cho các từ in
nghiêng để diễn đạt đúng ý của câu văn.
Câu 1: Ngắm nhìn cánh đồng lúa và rặng dừa xanh em cảm thấy quê mình hoà
bình quá!
Câu 2: Sa Pa thật đẹp, thật là kì ảo nhưng đường đến với Sa Pa thật là bất chắc.
Câu 3: Những ngày hè, sân trường vắng lặng, tôi chỉ nghe thấy tiếng lá khô lao
xao chạm vào nhau.
(thái bình; yên ả; thanh bình; chắc trở; gian nan; lào xào; xào xạc)
Sau khi học sinh làm bài tập, giáo viên hướng dẫn gợi ý cách chữa bài:
Hướng dẫn chữa bài:
Câu 1: Từ dùng sai đó là từ hoà bình. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
hoà bình là tình trạng không có chiến tranh, ý của người viết muốn diễn tả vẻ
12
đẹp của quê hương mà dùng từ hoà bình là không đúng. Đây là loại lỗi dùng sai
từ do chưa hiểu nghĩa của các từ gần nghĩa nên dùng chưa phù hợp.
Hướng dẫn cách thay thế từ đúng: Em có thể lựa chọn một trong 3 từ:
thái bình; yên ả; thanh bình để thay thế cho phù hợp với với nội dung tả vẻ đẹp
quê hương của câu văn.
Câu 2 và 3: Tôi cũng hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từ in nghiêng và các từ
trong ngoặc, rồi gợi ý cho các em tự tìm đáp án cần điền.
Sửa lại như sau:
Câu 2: Sa Pa thật đẹp, thật là kì ảo nhưng đường đến với Sa Pa thật là chắc trở.
Câu 3: Những ngày hè, sân trường vắng lặng, tôi chỉ nghe thấy tiếng lá khô xào
xạc chạm vào nhau.
Dạng bài: Lỗi về cấu tạo ngữ pháp.
Đề 2
:
Hãy chỉ ra các lỗi viết sai trong các câu văn sau và sửa lại cho đúng:

Câu 1: Chiếc áo mà mẹ tặng em.
Câu2: Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con mương.
Câu 3: Bạn Lan đó là người rất chăm chỉ.
Câu 4: Em nhìn mái tóc của bà bạc trắng như cước.
Câu 5: Em rất kính yêu mẹ hết mực thương con và dạy dỗ con trở thành người.
Với các yêu cầu của bài tập tôi đã hướng dẫn chưa bài như sau:
Hướng dẫn xác định rõ yêu cầu của đề bài, đọc kĩ từng câu, xác định các
bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.
Hướng dẫn chữa bài:
Câu 1: Câu này thiếu vị ngữ, cần thêm thành phần vị ngữ.
Câu 2: Câu này thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, chỉ có trạng ngữ.
13
+ Chữa lại: Bỏ từ “trên” hoặc thêm cụm “chủ – vị” vào sau trạng ngữ có sẵn.
Câu 3: Câu này thừa từ “đó”.
+ Chữa lại: Bỏ từ “đó”
Câu 4: Câu này sắp xếp sai vị trí các thành phần và cũng thiếu thành phần
+ Chữa lại: Nhìn mái tóc bạc trắng như cước của bà, em tưởng tượng như
đó là một bà tiên trong các câu chuyện cổ tích.
Câu 5: Câu này có một bộ phận cùng giữ hai chức năng “Em rất kính yêu mẹ”
vừa là bổ ngữ, vừa là chủ ngữ trong câu.
Chữa lại: Có thể tách thành 2 câu:
+ Em rất kính yêu mẹ.
+ Mẹ hết mực thương con và dạy dỗ con nên người.
Dạng bài: Lỗi về sử dụng dấu câu.
Đề 3:
( Vào tuần thứ nhất của tháng 3 năm 2012)
Hãy chỉ ra những lỗi sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
Câu 1: Ngày xửa ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long
Quân Thần mình rồng sức khoẻ vô địch lại có nhiều phép lạ.
Câu 2: Con chó nhà em có bộ lông màu đen. Rất mượt.

Câu 3: Tôi cũng không biết thế nào? Dê trắng tìm mãi không thấy bạn đâu?
Câu 4: Mẹ của em, là người mẹ rất thương con.
Câu 5: Trăng đã lên: em thấy hôm đó trăng rất sáng.
Hướng dẫn chữa bài:
Câu 1: Lỗi là không dùng dấu câu, ta tách đoạn trên ra thành các câu, ghi dấu
câu và viết hoa lại cho đúng bằng cách: đọc kĩ từng ý, xác định các bộ phận
chính trong câu, tách câu rồi mới ghi dấu câu.
14
Sửa lại như sau: Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần
tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ.
Câu 2: Câu này sử dụng dấu chấm thứ hai sai.
Sửa lại: Bỏ dấu chấm thứ hai, thay bằng dấu phẩy. (Con chó nhà em có
bộ lông màu đen, rất mượt.)
Câu 3: Sử dụng sai dấu chấm hỏi. Bỏ hai dấu chấm hỏi thay bằng dấu chấm
than và dấu chấm. (Tôi cũng không biết thế nào! Dê trắng tìm mãi không thấy bạn
đâu.)
Câu 4: Câu này sử dụng thừa dấu phẩy.
Sửa lại là bỏ dấu phẩy. (Mẹ của em là người mẹ rất thương con.)
Câu 5: Sử dụng sai dấu hai chấm vì trong câu trên vế sau không giải thích cho vế trước.
Sửa lại: thay dấu hai chấm bằng dấu phẩy. (Trăng đã lên, em thấy hôm đó
trăng rất sáng.)

Sau mỗi đề bài, khi hướng dẫn chữa xong, tôi đều yêu cầu học sinh nối
tiếp nhau nêu lại từng câu văn các em đã làm hoàn chỉnh (tuỳ vào từng ý diễn
đạt của học sinh), yêu cầu học sinh trao đổi với bạn bên cạnh ghi nhớ kiến thức
và góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp của các em.
III. Kết quả đạt được:
Qua nhiều năm được giảng dạy lớp 5 đặc biệt là năm học 2011- 2012 tôi đã
vận dụng một số biện pháp nêu trên vào giảng dạy và thấy chất lượng môn
Luyện từ và câu được nâng lên đáng kể. Hiện tại lớp tôi vào thời điểm này còn

rất ít học sinh viết câu rườm và dùng sai từ, chưa nói rành mạch đã giảm nhiều
so với đầu năm. Nhiều học sinh đã viết được các đoạn văn hay, dùng từ chính xác.
15


Ví dụ: Khi viết về chú mèo nhà em có HS đã viết: “ Chú có đôi mắt tròn
xoe, lóng lánh như hai viên bi màu nước biển. Đôi mắt ấy có thể nhìn xuyên
thủng màn đêm ”
Hay khi viết về cây ăn quả (Cây vú sữa) Có học sinh đã viết: “ Đúng là một
giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt
vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa lên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm
nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của
người mẹ.”
Kết quả khảo sát lần 2 như sau:
Điểm
Đề 1 Đề 2 Đề 3
SL TL SL TL SL TL
Điểm 9 – 10 7 26 % 9 33,3% 8 29,6%
Điểm 7 – 8 8 29,6% 8 29,6% 9 33,3%
Điểm 5 – 6 12 44,4% 10 37,1 % 10 37,1 %
Điểm dưới 5 0 0 0
Để thấy được sự tiến bộ của học sinh, tôi tiến hành so sách kết quả khảo
sát trước và sau khi áp dụng kinh nghiệm thông qua bảng sau:
Xếp Loại
Các lần kiểm tra
Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Đ/dưới 5
SL TL SL TL SL TL SL TL
Trước khi áp dụng
giải pháp
4 14,8 8 29,6% 12 44,4% 3 11,2%

Sau khi áp dụng
giải pháp
9 33,4% 8 29,6% 10 37% 0 0
16
Bảng so sánh cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng 18,6%; tỉ lệ học
sinh đạt điểm yếu giảm còn 0%
Như vậy, trong thời gian qua, bằng lòng nhiệt tình say mê với công việc
của mình, bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi đồng nghiệp. Phần nào tôi cũng đã yên
tâm hơn về vấn đề dạy học phân môn Luyện từ và câu dạng bài Phát hiện và sửa
lỗi sai trong câu.
Thời gian trôi đi, học sinh lớp tôi phụ trách đã có tiến bộ nhiều. Trong đó
có sự tiến bộ về kiến thức phân môn Luyện từ và câu ở dạng bài tập Phát hiện
và chữa lỗi sai trong câu của các em học sinh lớp 5A của tôi. Tôi thật vui mừng
khi kết quả các bài tập tôi đưa ra gần hết các em trong lớp đều đạt điểm khá và
giỏi, một vài em kiến thức kém hơn cũng làm được trên một nửa số bài có kết
quả đúng. Nhìn vào kết quả đạt được, tôi tin rằng chất lượng học phân môn
Luyện từ và câu ở lớp tôi sẽ càng ngày càng có kết quả cao. Ngoài ra còn góp
phần làm cho các em yêu thích môn Tiếng Việt hơn, thích giao tiếp hơn và cũng
góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác trong chương trình lớp 5 nói
riêng và trong chương trình Tiểu học nói chung.

C. KẾT LUẬN.
Qua việc khảo sát thực trạng dạy – học môn Tiếng Việt, phân môn Luyện
từ và câu ở lớp 5A, tìm hiểu chương trình sách giáo khoa mới trên các bình
diện khác nhau của quá trình dạy – học Tiếng Việt, nghiên cứu các tài liệu dạy
– học, bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Điều kiện ban đầu và cần thiết đối với mỗi người giáo viên là
chúng ta phải nắm chắc nội dung dạy học, biết những kiến thức, kĩ năng cần
17
thiết trang bị cho học sinh. Thế giới ngôn từ là vô tận, việc học Tiếng Việt (học

từ và câu) để ứng xử xã hội phải diễn ra liên tục đến suốt đời. Khi dạy dạng bài
về câu và lỗi trong câu giáo viên phải có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hoá
phiến diện cứng nhắc, phải biết chọn những ngữ liệu điển hình chắc chắn.
Tránh đưa ra các trường hợp mơ hồ. Có những vấn đề còn nhiều tranh cãi, đặc
biệt không nên lấy “quyền của thầy” để đưa ra kết luận cuối cùng khi vấn đề đó
chưa có tính thuyết phục học sinh. Quan trọng hơn nữa là phải biết biến tri thức
của mình thành tri thức của học sinh để học sinh hiểu và biết sử dụng nó trong
văn viết và trong giao tiếp.
Thứ hai: Bất kì dạy nội dung nào người thầy cũng phải biết trình bày theo
quan điểm của chương trình sách giáo khoa một cách linh hoạt và sáng tạo.
Thứ ba: Thầy phải tìm hiểu nắm được các đặc điểm tâm lí của học sinh
lớp mình để luôn đưa ra được các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Đảm bảo “lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy chỉ gợi mở
hướng dẫn các hoạt động giúp học sinh tự tìm ra tri thức mới.
Thứ tư: Trong khi dạy nội dung Phát hiện và chữa lỗi trong câu, giáo
viên cần đặt các hình thức, nội dung khác nhau mà học sinh dễ bị nhầm lẫn bên
cạnh nhau để dự phòng các lỗi ngữ pháp trong câu nhằm giúp học sinh biết
nhận diện, phân tích câu chính xác, nâng cao hiệu quả giao tiếp của học sinh.
Thứ năm: Dạy dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu giáo viên vận
dụng bài tập thực hành là chủ yếu; phải nắm được nguyên nhân các em sai để
đưa ra biện pháp sửa chữa phù hợp đối với học sinh.
Thứ sáu: Tăng cường việc giao tiếp với các em bằng nhiều hình thức để
các em có cơ hội bộc lộ, diễn đạt bằng lời nói, câu văn của mình. Coi đó cũng là
18
một biện pháp góp phần giúp cho việc dạy – học phân môn Luyện từ và câu ở
dạng bài tập Phát hiện và chữa lỗi trong câu đạt hiệu quả cao.
Những ý kiến đề nghị và đề xuất.
1. Đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các đồng chí giáo viên
trực tiếp giảng dạy lớp 4; 5 dạy tăng thêm dạng bài Phát hiện và chữa lỗi trong
câu cho học sinh vào các tiết học tăng buổi.

2. Đề xuất với Ban chỉ đạo cấp trên: cần tăng thêm các dạng bài về Phát
hiện và chữa các lỗi trong câu, vì trong chương trình SGK mới rất ít nội dung này.
Trên đây là những việc làm của bản thân tôi đã mang lại những thành
công nhất định. Trong quá trình thực hiện, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng
nhưng không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong Hội đồng Khoa học các
cấp và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng thêm để đề tài của tôi được hoàn
thiện và vận dụng có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoàn thành, tháng 4 năm 2012

19

×