Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐỀ TÀI: Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.73 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
“ Việt Nam điểm đến của thiên nhiên kỷ mới”- A destination for the new
milinenium, nó không chỉ là phương châm hoạt động của nghành du lịch mà
quan trọng hơn đó là bước khởi đầu của thiên nhiên kỷ, là bước ngoặt cho sự bắt
đầu của một môi trường kinh tế mới trong khu vực Châu á mà còn được mở
rộng, quảng bá trên phạm vi toàn cầu, mong muốn kêu gọi đầu tư nước ngoài
với nền công nghệ tiên tiến, với bộ máy quản trị hoàn chỉnh từ đó nâng cao được
khả năng hội nhập, tạo công ăn việc làm cho các lao động trong nước, học hỏi
được những kinh nghiệm về quản lý, tiếp thu những công nghệ hiện đại. Từ đó
giúp cho các doanh nghiệp trong nước thấy được sự cần thiết luôn phải cải tiến
chất lượng mẫu mã sản phẩm cũng nh giá cả môi trường kinh doanh cạnh tranh
lành mạnh trong nước và đầu tư.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển
tích cực, nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam
đã bước sang giai đoạn mới. Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển theo định hướng xã hội
chũ nghĩa, có sự đièu tiết của nhà nước. Công cuộc đổi mới nói chung và đổi
mới hoạt động kinh doanh của nghành thương mại sản xuất nói chung đã có
những khởi sắc.
Đặc biệt, Quốc hội khoá IX kỳ họp 11 của quốc hội đã thông qua luật
thương mại chuyển hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường nên nhiều
doanh nghiệp đã gặp không Ýt khó khăn, lúng túng do chưa kịp điều chỉnh đổi
mới cách làm, quy hoạch hoá bộ máy quản lý cũng như phương thức phương
thức kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy sôi động và thách
thức. Muốn trụ vững, vươn lên chiếm lĩnh thị trường hàng hoá mà mình sản xuất
ra đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại sản xuất phải có bước đổi mới thực sự
và toàn diện trong mọi hoạt sản xuất kinh doanh của mình từ việc khai thác
nguồn hàng, nguyên vật liệu sản xuất với kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đến việc tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát. Đây là một vấn đề


phức tạp, đòi hỏi sự thách đố đối với các doanh nghiệp thương mại sản xuất khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Với thực trạng hạot động kinh doanh cả về chất và về số lượng một số
doanh nghiệp, công ty đã vươn lên tự đổi mới thích nghi với nền kinh tế thị
trường và đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội là một điển hình như thế
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, sản xuất ra hàng hoá đặc biệt là thuốc. Đó là sản phẩm tiêu dùng có liên
quan trực tiếp đến sức khẻo và tính mạng con người. Trước những đòi hỏi lớn
lao của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm nước ngoài, hơn
nữa cũng vì chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý phù hợp với mức tiêu dùng
của nhân dân trong nước cũng như có thể cạnh tranh trên thị trường ngoài nước,
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội ý thức được trách nhiệm của mình là phải
đẩy mạnh sản xuất, từng bước chiếm lĩnh thị trưòng, mở rộng sản xuất kinh
doanh và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty-
Trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, Công ty đã tìm ra cho
mình một hướng đi đúng đắn, quan tâm đến việc xây dựng, nâng cao công tác
quản trị, nắm bắt thông tin kinh tế chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế thị trường. Trong năm 2004 Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội quyết
định triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng GMP nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh, cải thiện vị thế của công ty trên thị trường.
Sau thời gian thực tập tại công ty, qua quá trình tìm hiểu thực tế. Tôi đã xây
dựng đề tài" Triển khai-áp dụng hệ thóng quản lý chất lượng GMP"
Kết cấu của đè tài này gồm 4 chương:
Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần dược phẩm
Hà Nội.
Chương II: Thực trạng chất lượng sản xuất, kiểm tra chất lượng và công tác bảo
quản tại công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nội.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương III : áp dụng GMP tại công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nội.

Chương IV: Một số giải pháp để áp dụng thành công GMP tại công ty Cổ phần
dược phẩm Hà Nội
Để đế tài này hoàn thành được tốt tôi xin bầy tỏ sự cảm ơn đến thầy giáo:
Ts Trương Đoàn Thể- giáo viên khoa Quản trị kinh doanh, trường đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội và Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn đối với ban lãnh đạo Công ty
cổ phần dược phẩm Hà Nội, cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên, các phòng
ban đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua để báo cáo thực tập này
được hoàn thành tốt nhất. Tôi xin chân cảm ơn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ
phần dược phẩm Hà Nội.
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1. Vài nét giới thiệu về công ty.
Vào ngày 01/01/2002 theo quyết định số 1524/ QĐ - UB của UBND
thành phố Hà Nội công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội - Hà Nội Pharma được
thành lập.
Trụ sở chính: Số 170 Đê la thành - Quận đống đa - Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Hà nội - Pharma
Cơ quan sáng lập ( cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp): Sở y tế Hà Nội.
Số đăng ký kinh doanh:11598
Vốn kinh doanh 19,823 tỉ VNĐ
Trong đó:
+ Phần vốn nhà nước 5,32 tỉ VNĐ
+ vốn điều lệ của công ty 7,9 tỉ VNĐ
Trong phần vốn điều lệ của công ty:
Vốn nhà nước chiếm 40% 3,16 tỉ VNĐ
Vốn cổ đông góp 4,74 tỉ VNĐ
+ Các nguồn vốn khác 6,603 tỉ VNĐ
(Thời điểm thống vốn kinh doanh của công ty vào 01/01/2002).
Ngoài ra số tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp là: 804.177.486

VNĐ được UBND thành phố Hà Nội giao cho công ty giữ hộ để làm thủ tục sau
khi cổ phần hoá theo qui định của nhà nước.
Công ty thực hiện chế độ ưu đãi đối với người lao động:
Tổng số cổ phần ưu đãi: 39.870
- Giá trị cổ phần ưu đãi: 3,987 tỉ VNĐ.
- Giá trị ưu đãi: 1,196 tỉ VNĐ.
- Giá trị trả chậm: 157,850 triệu đồng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quan hệ quản lý:
- Sở y tế Hà Nội ( Trực tiếp quản lý).
- Phòng quản lý dược sở y tế .
- Đảng uỷ sở y tế.
- Công đoàn nghành y tế Hà Nội.
2. Sự hình thành và phát triển của công ty.
Năm 1965 xí nghiệp dược phẩm Hà Nội được thành lập nhằm mục đích
phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khẻo, chữa bệnh cho mọi người đặc biệt là nhân
dân Hà Nội - Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ y tế.
Cùng với sự phát triển của đất nước là sự trưởng thành của xí nghiệp được
thể hiện qua từng giai đoạn nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Năm 1983 theo quyết định số 143/ QĐ - UB của UBND thành phố Hà
Nội ra ngày 17/01/1983 thành lập nên xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nội. Trên cơ
sở kết hợp giữa xí nghiệp dược phẩm Hà Nội với công ty dược Hà Nội.
Năm 1988, xí nghiệp liên hiệp dược tiến hành phân cấp quản lý cho các
đơn vị trực thuộc trong khối xí nghiệp sản xuất chia làm hai xí nghiệp:
- Xí nghiệp dược phẩm Thịnh Hào.
- Xí nghiệp dược phẩm Quảng An.
Tháng 01/1993 thực hiện quyết định số 2914/ QĐ - UB của UBND thành
phố Hà Nội ra ngày 20/11/1992 về việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị sản xuất
kinh doanh, xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nội được tách ra làm 3 doanh nghiệp:
Trong đó xí nghiệp dược phẩm Hà Nội đã được tổ chức lại trên cơ sở kết hợp

giữa 2 xí nghiệp cũ là xí nghiệp dược phẩm Thịnh Hào và xí nghiệp dược phẩm
Quảng An
Xét trên địa bàn Hà Nội và toàn khu vực miền bắc xí nghiệp dược phẩm
Hà Nội là một xí nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh tương đối lớn về mặt hàng
dược (cả tân dược và đông dược). Với mô hình tổ chức khép kín từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, xí nghiệp vừa sản xuất thuốc theo hợp đồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho các đơn vị kinh doanh thuốc, vừa trực tiếp mở một số quầy bán thuốc tại các
khu vực trung tâm để kinh doanh dược phẩm có thể phục nhu cầu của nhân dân
Hà Nội và các tỉnh lân cận và nhiều thành phố khác trong cả nước.
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá, xí nghiệp được nhà nước bảo hộ nên
nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất và phân phối thuốc cho nhân dân theo chỉ
tiêu. Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công ty
không còn được nhà nước bảo hộ độc quyền như trước nữa mà phải tự do hoạt
động, tự vươn lên để tìm hướng đi cho riêng mình. Mặt khác trong những năm
gần đây, công ty gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh về hàng hoá trong
nghành dược diễn ra vô cùng khốc liệt giữa các sản phẩm dược đa dạng từ trung
ương đến địa phương, rồi các xí nghiệp quân đội, công an…ngoài ra hàng ngoại
nhập tràn vào thị trường trong nước ngày càng nhiều và chiếm một thị phần
tương đối lớn, nhìn chung các công ty dược trong nước có sức cạnh trạnh kém
hơn. Điều đáng quan tâm nữa là 2/3 thị trường dược hiện nay là tư nhân đang
chiếm lĩnh thị trường, quảng cáo, chào hàng, cũng là đối thủ của công ty nên
công ty cũng cần có chiến lược đối phó.Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm
truyền thống, cùng với sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và sự
nỗ lực, gắn bó đoàn kết của toàn thể cán bộ trong công ty, công ty đã dần khắc
phục khó khăn và đã đạt được một số kết quả, dần khẳng định vị trí của mình
trên trị trường.
Năm 2002 nhà nước thực hiện chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp,
ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy được cần phải có sự thay đổi để nâng cao vị
thế của công ty. Vào tháng 1/2003 công ty đã thực hiện việc cổ phần hoá theo

quyết định số 1524/QĐ- UBND. Đứng trên góc độ là một doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh nên nhiệm vụ rất quan trọng của công ty là tạo ra lợi nhuận để doanh
nghiệp ngày càng phát triển. Mặt khác một nhiệm vụ cũng không kém phần
quan trọng luôn được lãnh đạo xí nghiệp quan tâm là làm thế nào để phục vụ
nhân dân ngày càng tốt hơn, phương châm của công ty là đảm bảo được lợi
nhuận và đảm bảo phục vụ cho nhân dân thuốc với chất lượng và tin cậy nhất.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặt khác để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần, công ty cũng
đã tiến hành các hoạt động liên doanh liên kết, thành lập các đối tác liên doanh
sau:
+ Liên doanh Việt - Đức (B/Braun)
Nhiệm vụ chuyên sản xuất dung dịch tiêm, truyền, huyết thanh.
+ Liên doanh Việt – thái ( TN – Group)
- TNM: Chuyên sản xuất, kinh doanh hoá mỹ phẩm.
- ORIENTAL DRUK: Chuyên kinh doanh nhà cửa, đĩa ốc cùng các
dụng cụ gia dông.
+ Liên doanh Việt – Mỹ ( KIMBLY - CLARK)
Nhiệm vụ chuyên sản xuất kinh doanh băng vệ sinh và các sản phẩm dùng
xa nhà.
Trong nước: Liên kết sản xuất một số mặt hàng thuốc.
+ Các đối tác đầu vào chính.
+ Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
+ Các đối tác trong trao đổi công nghệ, đầu tư, tư vấn trong và ngoài
nước.
3. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty hiện nay.
3.1. Chức năng
Là mét doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại,
chức năng của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội là:
-Sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh phục vụ sức khẻo con
người, sản xuất mỹ phẩm.

- Xuất khẩu dược liệu, dược phẩm, nông lâm sản
- Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực
phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
3.2. Nhiệm vụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với vai trò là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doang sản phẩm thuốc
tân dược và cổ truyền, công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Luôn đảm bảo, dự trữ những mặt hàng chính sách và những mặt hàng
thiết yếu nhằm làm chủ thị trường, khống chế được việc tăng giá của tư thương.
Công ty phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục tiêu chất
lượng sản phẩm và lợi nhuận, qua đó để:
+ Hoàn chỉnh kế hoạch mà bộ y tế và UBND thành phố Hà nội giao phó.
+ Bù đắp chi phí trong kinh doanh có lãi.
+ Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán theo quy định của pháp
luật.
- Chăm lo tốt đến đời sống vật chất và tinh thần của các cán bộ công nhân
viên trong công ty.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước, của nghành, của công ty.
- Hoạch định chiến lược lâu dài từ nay đến năm 2010 của công ty cổ phần dược
phẩm Hà Nội thực hiện mục tiêu hiện đại hóa cơ sở vật chất, cải tiến công
nghệ kĩ thuật, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10 đến 15%
II: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức quản lý.
1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. (Trang sau)
1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Có nhiều cách tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Tùy thuộc đặc điểm cụ

thể của các doanh nghiệp mà người ta có thể tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến,
cơ cấu chức năng…Nhưng dù bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu như thế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là: Tính linh hoạt, tính tin cậy, tính
kinh tế…
Tại công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, bộ máy quản lý được tổ chức
theo cơ cấu chức năng. Theo cơ cấu này nhiệm vụ quản lý được phân chia cho
các bộ phận chức năng và mỗi người lãnh đạo chỉ đảm nhận một chức năng nhất
định còn người thừa hành ở bộ phận sản xuất không chỉ nhận mệnh lệnh từ
người quản lý chung mà còn từ người lãnh đạo chức năng khác. Tổ chức bộ máy
theo kiểu này, công ty đã thu hút được nhiều chuyên gia tham gia vào công tác
lãnh đạo giúp cho công tác chuyên môn được tiến hành tốt hơn nhưng đồng thời
lại đặt người điều hành vào tình thế khó xử – cùng một tình huống có thể có
nhiều mệnh lệnh từ các cấp lãnh đạo khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này
và để thực hiện tốt các yêu cầu về tổ chức quản lý : Tối ưu, linh hoạt, tin cậy và
kinh tế. Công ty đã sắp xếp lại lao động cho phù hợp với đặc điểm và quy mô
sản xuất của mình. Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty cổ phần dược phẩm
Hà Nội gồm 210 cán bộ công nhân viên( kể cả lao đông hợp đồng) được tổ chức
thành 12 đơn vị trực thuộc dưới sự điều hành chung của hội đồng quản trị của
công ty.
Trong công ty cổ phần thì cơ quan có quyền quyết định cao nhất là đại hội
đông cổ đông. Ngoài ra chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
được phân định cụ thể như sau:
1) Hội đồng quản trị
Trong hội đồng quản trị đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng
quản trị có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Đối với công ty cổ phần dược phẩm Hà
Nội hội đồng quản trị bao gồm 8 thành viên.
2) Giám đốc (trực tiếp điều hành sản xuất)
Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật.
3) Phó giám đốc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phó giám đốc là người phụ trách giám đốc trong việc điều hành các công
việc về mảng sản xuất, kinh doanh của công ty để giám đốc nắm sát sao tình
hình chung của công ty thông qua các phó giám đốc phụ trách.
3.1) Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Chuyên trách việc điều hành giám sát hoạt động sản xuất và chương trình
nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an
toàn về người cùng thiết bị. Điều hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho
sản xuất như: Kế hoạch, tiến độ, kỹ thuật làm mặt hàng mới, kế hoạch công tác
dựơc chính, kế hoạch an toàn lao động. Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các
phòng: Phòng nghiên cứu và thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm, phòng kỹ thuật,
ban cơ điện và bộ phận kho của công ty. Ngoài ra phó giám đốc kỹ thuật còn
tham gia vào công tác của phòng kế hoạch - kinh doanh.
3.2) Phó giám đốc kinh doanh
Phụ trách mọi hoạt động kinh doanh của công ty từ việc tìm nguồn hàng,
nguồn tiêu thụ đến việc nghiên cứu mở rộng thị trường, thành lập chi nhánh, văn
phòng đại diện…Phó giám đốc kinh doanh trong công ty kiêm trưởng phòng kế
hoạch - kinh doanh có trình độ dược sỹ nên thuận lợi cho việc lên kế hoạch sản
xuất khi kết hợp với phó phòng có trình độ chuyên môn về kinh doanh.
4) Phòng kế hoạch - kinh doanh
Mới được thành lập vào tháng 7/2003 trên cơ sở kết hợp 2 phòng kinh
doanh và phòng kế hoạch điều độ sản xuất. Phòng gồm 21 cán bộ, trong đó có
16 dược sỹ đại học và cán bộ chuyên trách về kinh doanh, ngoài ra còn có các
phụ tá phụ trách bán hàng. phòng chịu sự diều hành của trưởng phòng kiêm phó
giám đốc kinh doanh. Phòng có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Cung tiêu, quản lý và cung ứng các dụng cụ lao động nhỏ cần thiết cho
sản xuất, đồng thời làm thủ tục xuất kho thành phẩm, ban hành các lệnh sản xuất
đến các phân xưởng.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nhóm kho: Gồm 14 cán bộ làm nhiệm vụ quản lý số lượng, chất lượng
cũng nh cấp phát theo định mức vật tư, định mức các nguyên liệu, hóa chất,
đồng thời nêu ý kiến điều chỉnh những bất hợp lý trong định mức vật tư.
- Nhóm maketing: Gồm những cán bộ có nhiệm vụ khai thác nguồn
hàng, mua nguyên vật liệu, hóa chất, phụ liệu, bao bì cho sản xuất, đồng thời tìm
ban hàng để kí kết với các khách hàng lớn của công ty.
- Nhóm cửa hàng: Có nhiệm vụ giới thiệu và bán sản phẩm của công ty
5) Phòng tổ chức - hành chính
Phòng gồm 9 người với 5 cán bộ chính thức. Trưởng phòng là một dược sỹ
cao cấp điều hành toàn bộ công việc chung, phòng có một cử nhân kinh tế làm
công tác tiền lương, chế độ lao động, định mức lao động và các chế độ chính sách
khác gồm: Theo dõi, kiểm tra, xét duyệt, lưu trữ tất cả các khoản chi trong qũy
lương, đồng thời lên kế hoạch lương và kế hoạch qũy lương thực hiện hàng tháng.
Giải quyết chế độ theo qui định cho cán bọ cônh nhân viên, hưu trí, mất sức.
Ngoài ra còn có 2 người phụ trách an toàn lao động, một người phụ trách
mảng hành chính, một nữ y sỹ làm công tác chăm lo sức khẻo cho cán bộ công
nhân viên trong toàn công ty. Công tác lễ tân, tổng đài, đánh máy, phiên dịch do
2 nữ nhân viên phụ trách.
6) Phòng kế toán - tài chính
Làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý tình hình tài chính của công ty tức hạch
toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phòng gồm 7 cán bộ có trình độ chuyên môn
về kế toán hoạt động dưới sự giám sát của giám đốc.
Trưởng phòng phụ trách hoạt động chung của các kế toán: Tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, kế toán kho, kế toán tài sản cố định…
7)Phòng kỹ thuật
Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận sản xuất. Phòng
gồm 6 người trong đó có 2 cán bộ phụ trách chung đó là trưởng phòng và phó
phòng, 4 người còn lại là trợ lý kỹ thuật tại 4 phân xưởng. Ngoài ra phòng còn
có nhiệm vụ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Giám sát, kiểm tra liên tục về mặt kỹ thuật đối với từng công đoạn cụ
thể
- Nghiên cứu sản xuất thử, xin phép đăng kí mặt hàng mới
8) Phòng kiểm nghiệm
Gồm 11 cán bộ làm công tác kiểm tra nguyên vật liệu và phụ trách trước
khi đưa vào sản xuất, kiểm nghiệm các bán thành phẩm, thành phẩm bảo đảm
sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thông qua công tác kiểm nghiệm
mà có thể phát hiện ra các nguyên vật liệu đưa vào sản xuất không đạt tiêu
chuẩn hoặc các bán thành phẩm chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng để đưa đến khâu
sản xuất cuối cùng.
9) Các phân xưởng sản xuất
Công ty gồm 3 phân xưởng chính trực tiếp sản xuất thuốc là: Phân xưởng
viên, phân xưởng mắt ống và phân xưởng đông dược. Các phân xưởng chịu sự
quản lý và kiểm tra của phòng kế hoạch - kinh doanh và còn phải thông qua các
phòng ban như: Phòng nghiên cứu, phòng kiểm nghiệm, phòng kỹ thuật và bộ
phận kho của công ty để thực hiện quá trình sản xuất thuốc. Mỗi phân xưởng có
quản đốc có trình độ đại học quản lý trực tiếp phân xưởng của mình. Ngoài ra
còn có một phó quản đốc giúp đỡ thêm cho quản đốc trong công tác quản lý
trong phân xưởng. Các quản đốc đều có vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn như nhau
theo quyết định của công ty.
- Phân xưởng thuôc viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc tân dược dưới
dạng viên như viên nén, viên nén Ðp vỉ, viên nang Ðp vỉ…
- Phân xưởng mắt ống: Chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm, thuốc truyền
như Penixilin triệu đơn vị, nước cất 5 ml, huyết thanh, dịch truyền, thuốc nhỏ
mắt…
- Phân xưởng đông dược: Chuyên sản xuất các loại thuốc đông dược như:
bổ phế, dầu thoa, cao bách bộ…
10) Ban cơ điện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gồm 5 thợ lành nghề vừa sửa chữa vừa tiện dập phục vụ cho sản xuất,
vừa vận hành máy nổ để điều hành giàn lọc nước của công ty và cấp điện khi
lưới điện thành phố mất.
11) Tổ bảo vệ
Là bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ bảo đảm sự an toàn cho quá trình
sản xuất và an ninh cho toàn công ty. Tổ bảo vệ gồm 18 người chịu sự quản lý
của phòng tổ chức - hành chính.
Nhìn chung cách tổ chức bộ máy của công ty là gọn nhẹ. Tất cả các bộ
phận phục vụ trực tiếp sản xuất đều gắn liền trong biên chế các phòng chức
năng, việc gắn liền các nhóm này vào phòng hành chính là nối trực tiếp các mắt
xích cuối cùng của dây chuyền sản xuất vào với hệ thống điều hành của công ty.
Chính điều đó đã tạo điều kiện cho quan hệ giữa các phòng điều hành với các
phân xưởng khăng khít thành một mối và việc điều hành sản xuất được xuyên
suốt hơn. Vì vậy, sản xuất tương đối ổn định, nhịp nhàng, điều hoà rất thuận lợi
cho việc khảo sát và xây dựng định mức.
2. Đặc điểm về lao động.
Lao động có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty. Do tính chất cơ giới hoá trong sản xuất nên lực lượng
lao động trong công ty không nhiều nhưng phần lớn có trình độ chuyên môn
cao.
Bảng 1: Bảng phân bổ lao động tại các phòng ban năm 2004.
ĐV: Người
stt Phân xưởng SL
Giới tính Trình độ
Nam
Nữ ĐH TC Khác
1 Phòng TC – HC 9 4 5 5 2 2
2 Phòng kế toán 7 0 7 6 0 1
3 Phòng KH - KD 21 5 16 13 3 5
4 Kho 14 5 9 1 5 8

5 Phòng kỹ thuật 6 0 6 6 0 0
6 Phòng nghiên cứu 6 2 4 2 1 3
7 Phòng kiểm nghiệm 11 1 10 8 2 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8 Ban cơ điện 5 5 0 1 0 4
9 Ban bảo vệ 18 16 2 1 1 16
10 PX mắt ống 28 4 24 4 1 19
11 PX viên 60 28 32 9 8 42
12 PX đông dược 25 5 20 2 1 22
13 Tổng 210 75 135 58 24 123
(Nguồn: Báo cáo về công tác nhân sự phòng TC - HC)
Bảng 2: Bảng phân bổ lao động các phân xưởng theo trình độ năm 2004
ĐV: Người
Stt Phân xưởng SL
Trình độ Giới tính
ĐH TC Khác
Nam
Nữ
1 PX viên 60 4 8 48 15 45
2 PX đông dược 25 2 1 22 5 20
3 PX thực nghiệm 6 2 1 3 2 4
4 PX mắt ống 28 4 3 21 4 24
5 Tổng 119 12 13 94 26 93
( Nguồn: Báo cáo về công tác nhân sự phòng TC - HC)
Nhìn chung lực lượng lao động trong công ty đều được qua đào tạo qua
các lớp chuyên môn về dược và nghành quản lý kinh tế. Trong bố trí lao động
của công ty cũng khá hợp lý, hầu hết cán bộ công nhân viên được đào tạo
chuyên môn đều được bố trí làm theo đúng nghành nghề ( tỉ lệ này chiếm trên
90%) điều đó đã làm cho năng xuất lao động được nâng cao. Mặt khác số lao
động nữ chiếm tỉ lệ khá cao gần 2/3 lao đông trong công ty, điều này là hoàn

toàn phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của nghành là đòi hỏi sự cẩn thận,
tỉ mỉ, sự khéo léo, chính xác và nắm chắc yêu cầu kỹ thuật chứ không đòi hỏi
nhiều lao đông nặng nhọc.
Công ty thực hiện phương thức khoán quỹ lương theo phần trăm doanh
thu tạm tính, tức nguyên tắc phân phối theo thu nhập.
Công ty áp dụng 3 hình thức trả lương cơ bản:
+ Tiền lương sản phẩm trong giờ chế độ .
+ Lương sản phẩm và lương thời gian làm ngoài chế độ.
+ Lương thời gian theo chế độ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong đó phần lương theo sản phẩm là chủ yếu và cơ bản được áp dụng
cho hầu hết các đối tượng chiếm tới 90% quỹ lương toàn công ty.
Bảng 3: Bảng kết quả phân phối quỹ lương năm 2004
ĐV: 1000 VND
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tổng quỹ lương 241.500 249.900 277.830 290.640
Tiền lương TB/LĐ 1.150 1.190 1.323 1.384
Tổng lợi nhuận 507.325 542.043 1.391.949 1.517.823
( Nguồn: Trích trong báo cáo kết quả kinh doanh của phòng KH - KD)
Nh vậy quỹ lương của công ty có xu hướng tăng.Thu nhập bình quân đầu
người của mỗi lao động trong công ty ngày càng được cải thiện và đảm bảo cuộc
sống cho người lao động.
+ Chế độ thời gian làm việc
Hầu hết cán bộ công nhân viên trong công ty đều làm việc 8h/ngày, làm
việc theo chế độ khoán. Riêng bộ phận dập viên làm lạnh ở phân xưởng mắt ống
do yêu cầu kỹ thuật của công việc, tận dụng hết công xuất của máy móc thiết bị
và bảo quản bán thành phẩm gối đầu cho chặng công việc tiếp theo nên phải
tuân thủ phiên 3 ca, độ dài thời gian làm việc rút ngắn thông thường 7h/ca.
+ Các điều kiện lao động
Công ty trang bị 18 máy điều hoà trong các phòng ban của công ty. Một

số nơI yêu cầu thông thoáng và vệ sinh nh phân xưởng huyết thanh, thuốc viên,
Công ty đưa 4 hệ thống thông gió, quạt gió, hút bụi.
Trạm phát điện công xuất 125 KVA - 70 KƯ cung cấp điện cho sản xuất
khi lưới điện thành phố mất.
Giàn khoan lọc nước, bơm nước phục vụ cho sản xuất với công xuất 10 -
15 đảm bảo cung cấp liên tục cho sản xuất đúng tiêu chuẩn.
Các máy làm việc đều có hệ thống chống rung, chống ồn đảm bảo năng
xuất lao động và sức khẻo cho người lao động.
Hệ thống ánh sáng, bất kì nơi sản xuất nào cũng đủ điều kiện làm việc cả
ngày và đêm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Đặc điểm về máy móc, thiết bị và công nghệ - kỹ thuật.
3.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Do tổ chức sản xuất của công ty là cơ giới hoá ( đặc biệt là ở hai công
đoạn pha chế và dập viên) nên máy móc giữ vai trò quan trọng đối với năng xuất
và chất lượng sản phẩm của công ty. Nếu hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ với
công nghệ phù hợp là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và
sức cạnh tranh của công ty. Nhận thức được vấn đề đó, mặc dù còn nhiều khó
khăn nhưng ban lãnh đạo công ty với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao đã
sáng tạo và tìm nguồn vốn bổ xung cho quỹ đầu tư phát triển của công ty để
mua sắm một số trang thiết bị mới phù hợp với yêu cầu sản xuất. Trong một vài
năm gần đây công ty đã đầu tư cải tiến một số máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất. Cụ thể:
a. Hệ thống máy móc thiết bị của phân xưởng viên - phân xưởng chính của công
ty:
+ Máy nhào trộn cốm ướt M300 (công xuất 30-35 kg/mẻ), UK300(60 –
65 kg/mẻ) nhập của Đức năm 1994 (trộn các nguyên liệu, tá dược, hoá chất
thành hỗn hợp cốm).
+ Tủ xấy PS60 nhập của Anh năm 1990 ( sấy khô cốm ướt)
+ Máy sát hạn YK160 nhập năm 1990

+ Máy trộn cốm chữ V của Đức
+ Máy dập viên nén ZP33 của Trung Quốc, có 4 máy (năng xuất 80.000 -
100.000 viên/ h)
+ Máy dập viên định hình CLIST của Ên Độ. Máy có 27 chày và có chốt
định hình dạng viên.
+ Máy dập viên định hình IR15 của Thái Lan. Máy có 15 chày, có chốt
định hình thuốc (năng xuất 50.000 - 70.000 viên/h ).
+ Máy bao phin thuốc Ramacota 25 của Thái Lan.
+ Máy bấm vỉ cứng RCA của Pháp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Máy Ðp vĩ cứng CP160 của công ty mới nhập từ Đức trị giá 700 triệu
có chức năng báo lỗi khi nhiệt độ chưa đủ Ðp vỉ.
- Hệ thống máy móc của phân xưởng mắt ống
+ Buồng lạnh của Nga dung tích 6 m
3
( tạo nhiệt độ thính hợp cho biến
đổi sinh học trong gan - nguyên liệu chính sản xuất Philatop)
+ Bồn nồi hấp KPE 1001
+ Máy khuấy dung dịch đã pha chế.
+ Máy giặt công nghiêp của Nga (rửa ống, lọ, đóng thuốc mắt, mũi).
+ Máy khuấy dung dịch đã pha chế.
b. Hệ thống máy móc của phân xưởng huyết thanh.
Trang bị cho dây truyền Quioerum nhiều máy móc nh:
+ Máy nén khí, máy nước thô.
+ Bình lọc nước, máy nước cất.
+ Máy hấp diệt trùng
c. Hệ thống máy móc phân xưởng đông dược:
+ Máy chặt của Trung Quốc
+ máy trộn CH150 của Trung Quốc
+ Máy xay công xuất 200kg/h, đảm bảo chất lượng

+ Nồi triết xuất KPE 205 lít
+ máy vắt li tâm ( tách dịch khỏi bã)
+ Máy khuấy 150 lít của Nga.
Nh vậy, hệ thống máy móc thiết bị mới chỉ đáp ứng yêu cầu sản xuất ở
mức trung bình. Tính chất đồng bộ chưa cao, so với mặt bằng chung của các
doanh nghiệp trong nghành dược, công nghệ của công ty được đánh giá ở mức
độ khá, song so với mặt bằng chung trong khu vực trình độ công nghệ đã tụt hậu
rất nhiều. Mức độ đóng góp của công nghệ vào sản phẩm còn hạn chế. Công ty
cần có kế hoạch để đầu tư vào máy móc thiết bị, nhằm nâng cao phần đóng góp
của công nghệ vào giá trị gia tăng của công ty.
Chuyờn thc tp tt nghip
3.2. Quy trỡnh sn xut gia cụng ch bin thuc.
Mi loi thuc c to ra rt nh bộ cú th tớnh n mg hoc ml nhng
li cú giỏ tr ln nờn phi m bo thao tiờu chun ca dc im Vit nam v
phi c t chc trờn dõy truyn cụng ngh ng b v khộp kớn
Quy trỡnh cụng ngh sn xut thuc c chia lm 3 giai on
Giai an 1 : giai on chun b
L giai on phõn loi NVL; bao bỡ; tỏc dc, x lý say, rõy, cõn; ong;
do, m m bo sn phm sn xut ra ỳng hm lng quy chun v cỏc
nguyờn tc khỏc m bo tiờu chun lao ụng trc khi a vo phõn xng sn
xut
Giai on 2: Giai on sn xut
T giai on sau khi chun b sn xut chuyn sang giai on sn xut s
phõn chia theo tng lụ, m sn xut v c cỏn b chuyờn nụm theo dừi h s
v a vo sn xut thụng qua cỏc bc ch bin.
Giai on 3: Giai on kim nghim v nhp kho thnh phm
Sau khi thuc c sn xut phi c xỏc nhn ca phũng qun lý cht
lng thỡ mi c nhp kho thnh phm.
S - Quy trỡnh sn xut thuc
S - Quy trỡnh sn xut thuc viờn

S - Quy trỡnh sn xut thuc tiờm
Nguyên liệu Bán thành phẩm
B 1 cốm, dung
Bán thành phẩm viên,
ống, dung dịch
Kiểm nghiệm
nhập kho
Nguyên vật
liệu mua về
Qua kiểm
nghiệm
Nhập kho Xuất NVL
đ a vào sản
xuất
Xay dây
Nhập kho
thành phẩm
chờ tiêu thụ
đóng gói
thành phẩm
Giao nhận Kiểm tra
đóng gói
Pha chếDập viên
ống rỗng rửa ngoài Cắt ống Rửa trong Pha chế
Nhập kho
thành phẩm
chờ tiêu thụ
đóng gói
thành phẩm
Giao nhận Kiểm

trađóng gói
Soi in
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên, NVL sau khi xay, ray
được pha chế , dập viên và đóng gói thành thành phẩm sau khi đã kiểm tra quy
trình trải qua Ýt giai doạn hơn thuốc tiêm vì vậy chi phí tiêu hao NVL cũng
giảm và việc quản lý cũng đơn giản hơn.
Đối với quy trình sản xuất thuốc tiêm, công việc đầu tiên là sử dụng các
ống thủy tinh sau đó pha chế, soi in và đóng gói thành phẩm. Quy trình công
nghệ này đòi hỏi qua nhiều công đoạn do vậy chi phí tiêu hao tăng, yêu cầu
kiểm tra kiểm soát từng quá trình công phu hơn nhiều và mất nhiều thời gian.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn cung ứng
Do tính chất của sản phẩm dược nên nguyên vật liệu chính của công ty là
các dược liệu và các hoá chất. Các dược liệu và các hoá chất cùng với một số
phụ liệu khác tạo ra sản phẩm thuốc của công ty. Nguyên vật liệu để làm ra
thuốc không đơn thuần là một loại vật liệu mà sản phẩm thuốc là sự kết tinh của
nhiều loại nguyên vật liệu, hoá chất và các dược tá. Trong khi đó các nguyên vật
liệu chính của công ty hầu hết phải nhập từ nước ngoài chiếm tới 70% - 80% và
tập chung chủ yếu vào các nước phát triển, các nước NIC. Phần lớn các nguyên
liệu là quý hiếm nh: Bét C, bét B1, bét Becberin. Đồng thời lại có rất nhiều loại
nguyên vật liệu có hoạt tính sử dụng trong thời gian nhất định. Đối với mặt hàng
dược do tính chất của nguồn nguyên vật liệu không sử dụng trong khoảng thời
gian dài nên kế hoạch sản xuất của công ty đặt ra trong ngắn hạn. Vì vậy lượng
đặt hàng của công ty một lần không nhiều khoảng 3 - 5 tấn đối với những
nguyên vật liệu có thời gian bảo quản dài. Đối với những mặt hàng có thời gian
bảo quản, sử dụng không dài công ty chỉ nhập một lần khoảng 1 - 2 tấn để đảm
bảo chất lượng trong quá trùnh sử dụng. Hơn nữa hệ thống kho tàng của công ty
không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng chung về điều kiện và diện tích nên công
ty không thể nhập khối lượng lớn nguyên vật liệu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Trong việc xác
định nhu cầu nhập nguyên vật liệu công ty luôn tính đến lượng nguyên vật liệu
dự trữ cho sản xuất. Khi tiến hành sản xuất nếu cung cấp thiếu một trong các
nguyên liệu tá dược cấu thành hay các dụng cụ, phụ liệu lập tức quá trình sản
xuất bị gián đoạn.
VD: Trong quá trình sản xuất thuốc Becberin nếu thiếu nhãn mác, in sai
qui cách trên nhãn hoặc cung cấp lọ không đồng bộ hoặc thiếu thì ngay lập tức
quá trình sản xuất thuốc Becberin bị ngừng lại
Vì vậy một yêu cầu đặt ra trong việc cung cấp nguyên vật liệu là phải đảm
bảo đồn bộ, kịp thời theo đúng yêu cầu sản xuất đặt ra. Đặc biệt cần tránh những
hao phí lao động phát sinh do chờ nguyên vật liệu, sửa phụ liệu hoặc khâu sử lí
ban đầu đối với những vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn.
Thông qua việc xây dựng định mức kỹ thuật, kiểm tra hiện đại và trải qua
thời gian thực nghiệm công ty đã xây dựng được bản định mức tiêu dùng một số
nguyên vật liệu chính.
Bảng 4: Định mức vật tư tạm thời vitamin B1 06 10 mg
stt Nguyên liệu – phụ liệu ĐV
Công thức
(5.600.000)
Hư hao
(%)
Ghi chó
1 Thiamin Nitrat 100% Kg 56 1,2 ( Hoặc HCL)
2 Bột sắn kg 238 2,5
3 Nước cất lít 165 5
4 Lactazo kg 22,4 2
5 Gelatin Kg 6
6 Bông mì Kg 5,6
7 Lọ nhựa 100 viên Cái 56.000 1
8 Nhãn Cái 56.000 1

9 Hòm carton Cái 140 Hỏng đổi
10 Băng bảo đảm Cái 280 1
11 Băng dính Cuộn 3
12 Keo dán Kg 1 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13 Phiếu kiểm tra Cái 140 1
( Nguồn: Theo số liệu định mức vật tư phòng kế hoạch - kinh doanh)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 5: Bảng định mức vật tư ho bổ phế 100 ml năm 2004
stt
Tên nguyên, phụ
liệu
ĐV
Công thức
cho 12.500
chai
Hư hao
(%)
Ghi chó
1 Mạch môn Kg 16 Củ: 16kg/10.000chai
2 Cao bách bộ Kg 4
3 Cam thảo Kg 4
4 Trần bì Kg 12
5 Tì bà diệp Kg 20
6 Bán hạ chế Kg 9.5
7 Cồn Opi 1‰ Ml 1500
8 Menthol Kg 0.25
9 Tinh dầu bạc hà Kg 0.25
10 Đường kính trắng Kg 1143 3
11 Cồn 93 Ml 75

12 Bột sắn Kg 2.5
13 Parapin rắn Kg 8.5
14 Chai nhựa 100ml Cái 12500 0.5 Hỏng đổi
15 Hộp + nhãn Bé 12563 0.5
16 Hòm cát tông Kg 126 Hỏng đổi
17 Băng bảo đảm Cái 126 1
18 Đai nhựa Kg 6.5
19 Nẹp sắt Cái 500
20 Phiếu kiểm tra Cái 126 1
( Nguồn: Theo số liệu của phòng kế hoạch - kinh doanh)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 6 : Định mức một số loại nguyên vật liệu cơ bản
stt Tên vật tư Đv
Số lượng
Ghi chó
Công thức Thực tế Hao(%)
1 Aspirin Kg 200 202.4 1.2
2 Phenaxetin 100% Kg 50 50.6 1.2
3 Chai thủy tinh 200 viên Chai 2500 2750 10
4 Nhãn chai Cái 53 2575 3
5 Hòm carton Cái 212 53 0
6
Băng bảo đảm Cuộ
n
2500 216 2
7 Phiếu kiểm tra Cái 2500 54 2
8 Nắp nhựa phi 42 Cái 2575 3
9 xi Kg 3.75
10 Parafin Kg 0.4
11 Bông mì kg 6.25 2.5g/ lọ

12 Nilon đựng cốm Cái 10
13 Nilon bọc nước kg 0.25
14
Băng dính Cuộ
n
4.8
15 đai nhựa Kg 1.32
16 nẹp sắt Kg 0.53
17 Xà phòng kg 0.5
( Theo số liệu định mức vật tư các NVL phòng kế hoạch - kinh doanh)
Qua các bảng số liệu trên ta nhận thấy: Công tác quản trị nguyên vật liệu
được công ty hết sức quan tâm vì nó ảnh hưỏng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất
của công ty, là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên giá thành của sản phẩm.
Quản trị nguyên vật lieụ tốt tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, duy trì sự sống
còn của cả nền sản xuất của công ty. Căn cứ để xây dựng kế hoạch quản trị
nguyên vật liệu ở công ty dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Do nguyên vật liệu cuả công ty được nhập khẩu chủ yếu ở nước ngoài,
nên giá cả luôn gắn với thị trường, nó biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố. Đặc biệt trong buôn bán quốc tế của công ty, giá cả hàng hoá bao gồm
giá vốn hàng bán, bao bì, chi phí vận chuyển bảo quản, chi phí bảo hiểm, xếp
dỡ, các chi phí khác tuỳ vào thoả thuận của hai bên. Mặt khác trong thị trường
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương mại quốc tế việc mua bán phải diễn ra trong một thời gian dài và phải
thông qua hải quan Gia Lâm nên việc nhập khẩu tương đối phức tạp.
Bộ phận nhập khẩu của công ty cần nắm đầy đủ các mức giá cho từng
điều kiện mua bán, khẳ năng sản xuất, tham khảo mức giá của các bên đối tác
bên nào giá cả thấp công ty sẽ chấp nhận thoả thuận. Ngoài ra việc nhập khẩu
của công ty luôn dựa vào kịnh nghiệm ngoài thị trường để dự đoán các biến
động về các mặt cảu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để có thể
thương lượng đạt được điều kiện mua bán có lợi nhất.

5. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
5.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Thuốc là sản phẩm đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật tỉ mỉ và quy trình công nghệ
chặt chẽ theo những quy định và phê duyệt của bộ y tế Hà Nội. Thực tế cho thấy
rằng: Công việc sản xuất thuốc là phức tạp, khó khăn bởi nó bao gồm nhiều
khâu, tỷ lệ pha trộn các dược liệu rất khó và cần độ chính xác rất cao. Chính vì
vậy, sản phẩm thuốc là sự kết hợp giữ máy móc thiết bị tinh vi với trình độ
chuyên môn kỹ thuật và bàn tay khéo léo của con người. Đặc biệt thuốc còn là
sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu đảm bảo sức khẻo cho nhân dân, cao hơn
nữa nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Chính vì vậy, sản
phẩm thuốc do công ty làm ra phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, và đảm bảo độ an
toàn, tin cậy cao. Còng do đòi hỏi của sản xuất, tính chất quan trọng của sản
phẩm đối với con người nên công ty cũng phải sản xuất ra những sản phẩm
thuốc theo đúng hàm lượng, chủng loại, chất lượng cao, khi sản phẩm được thị
trường chấp nhận thì hiệu quả sản xuất của công ty mới có thể tăng lên được.
Để sản xuất ra được sản phẩm thuốc, công ty cần phải tuân thủ đầy đủ quy
trình công nghệ, và tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua sự xét duyệt của cơ quan quản
lý ( sở y tế hà nội). Sau khi được cơ quan chủ quản cấp giấy phép sản xuất công
ty mới được phép tiến hành sản xuất sản phẩm. Mặt khác giá cả của mặt hàng
thuốc công ty không thể tự do đặt ra, mà phải thông qua cơ quan quản lý vì mặt
hàng này do nhà nước bảo trợ.
5.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặc dù công ty luôn nhận thấy rằng: Nhu cầu về thuốc là thường xuyên,
cấp thiết nhưng công ty không thể tuỳ tiện sản xuất những mặt hàng thuốc khi
không được bộ y tế cho phép. Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về
dược phẩm vấn đề hiệu quả và lợi nhuận luôn được quan tâm, song lợi Ých kinh
tế phải luôn đi đôi với lợi Ých đạo đức xã hội. Hiện nay, công ty đang sản xuất
rất nhiều mặt hàng thuốc tân dược và đông dược. Công ty đã xác định mục tiêu
trong thời gian trước mắt là luôn nắm bắt và đáp ứng được các yêu cầu và đòi

hỏi của thị trường về các mặt số lượng, chất lượng. Công ty chủ động dự báo
nhu cầu về thuốc, mạnh dạn sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm mới
thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Xét về mặt tổng thể, năm 2004 công ty đã sản xuất được 79 mặt hàng
thuốc các loại. Trong đó, có trên 35 mặt hàng thuốc viên tân dược, và trên 20
mặt hàng thuốc nước tân dược, trên 15 mặt hàng thuốc tân dược( chiếm trên
80% tỷ trọng về mặt giá trị) các sản phẩm thuốc tân dựơc do công ty sản xuất ra
đảm bảo về chất lượng và yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra một số mặt hàng mới được
nghiên cứu và đưa vào sản xuất đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên, khâu tiêu thụ hoạt động chưa được hiệu quả, thị trường còn bó
hẹp (chủ yếu là thị trường tập chung ở miền bắc, đặc biệt là ở Hà Nội). Quá
trình phân phối chưa nhiều, chưa được mở rộng ra thị trường miền Nam, miền
Trung bởi không có nhiều đại lý, cơ sở phân phối hàng ở các tỉnh nên dẫn đến
sức cạnh tranh không cao. Ngoài ra công ty chưa có phòng maketting chuyên
đảm nhận việc nghiên cứu thi trường và công việc tiêu thụ sản phẩm mà hiện tại
công việc phân phối thuốc thông qua các đại lý, cửa hàng do phòng Kế Hoạch –
Kinh Doanh đảm nhận.
Hơn nữa, sản phẩm của công ty không đa dạng về chủng loại, bao bì chưa
hấp dẫn, đặc biệt không sản xuất các mặt hàng thuốc truyền thống để độc quyền
về sản phẩm và giá cả.
Một khó khăn nữa mà tất cả các công ty trong nghành đều gặp phải, đó là
phải cạnh tranh với các sản phẩm thuốc nhập ngoại ngày càng nhiều. Mà sức

×