Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy đồng vốn tại NHTM .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.69 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TÊN ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn trong nền
kinh tế ngày càng lớn do vậy hệ thống các trung gian tài chính trong
nền kinh tế đã và đang phát huy vai trò của mình là cầu nối giữa
những người thừa vốn (những người có nhu cầu gửi tiền) và những
người thiếu vốn (những người có nhu cầu vay)
Trong hệ thống các trung gian tài chính người ta không thể không
nhắc tới các Ngân Hàng thương mại với chức năng chủ yếu là cung
cấp vốn cho nền kinh tế.
Với Việt Nam, mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên phong phú,
nguồn lao động dồi dào song để khai thác hết được những thế mạnh
sẵn có đó đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn vốn lớn.Thêm vào đó
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng đang đòi hỏi
một lượng vốn lớn.Vì vậy, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan
trọng trong việc khai thác những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn của khách hàng.
1
Việt Nam gia nhập WTO, đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình
phát triển đặt nước ta và ngành ngân hàng nói riêng trước nhiều
thách thức mới đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới.Gia nhập
WTO hệ thống ngân hàng nước ta có điều kiện hoạt đồng trong một
môi trường ổn định hơn, có điều kiện hợp tác liên kết với nước ngoài
và qua đó tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi
được kinh nghiệm quản lí cũng như những kinh nghiệm trong kinh
doanh. Bên cạnh những thuận lợi đó là không ít những khó khăn
thách thức mà hệ thống ngân hàng còn non trẻ của chúng ta phải đối
mặt.Trước hết là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt giữa các
ngân hàng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất


lượng. Không chỉ vậy chúng ta còn phải cạnh tranh với sự thâm nhập
ngày càng sâu của hệ thống các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn
chúng ta về nhiều mặt như: năng lực tài chính, chuyên môn nghiệp
vụ, sản phẩm đa đàng chất lượng cao đáp ứng được mọi nhu cầu của
khách hàng.Bên cạnh đó, do xuất phát điểm và trình độ phát triển
của ngành ngân hàng nước ta còn thấp cả về công nghệ, trình độ
quản lý, tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, khả năng huy động vốn
trong nội bộ nền kinh tế nhất là vốn trung, dài hạn và tiết kiệm nội
bộ.Vì vậy, vấn đề đặt ra là các ngân hàng là phải làm gì và làm thế
nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao góp phần đáp ứng
được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đồng thời đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
2
Qua quá trình tìm hiểu và nhận định thực tế, em nhận thấy đây là
một vấn đề quan trọng mà hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung
và NHTM rất quan tâm và tìm mọi biện pháp nhằm hoàn thiện. Vì
vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng huy động vốn
tại Ngân hàng thương mại” làm khóa luận tốt nghiệp với hy vọng
góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng nguồn vốn kinh doanh tại
đơn vị.
2. Mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về hoạt động huy động vốn
của ngân hàng thương mại.
• Thông qua việc phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại
NHTM để thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó.
• Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác huy đồng vốn tại NHTM
3. Tổng quan đề tài
Tháng 8 vừa qua Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo thông tin về

hoạt động ngân hàng như sau:
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến
19/8/2011 ước tăng 3,04% sau khi đã sụt giảm vào tháng trước.
3
Trong đó, tiền gửi bằng VND tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ
tăng 1,81%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách
hàng ước tăng 8,44%.
Theo số liệu của NHNN, đến 20/10,thì mức huy động vốn lại ước
giảm 0,74% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND giảm
1,29%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,73%....
Trước những biến động tăng giảm của lượng vốn huy động
vào, các ngân hàng TMCP nói chung và ngân hàng em nghiên cứu
nói riêng khó mà kiểm soát được dẫn đến ban lãnh đạo khó khăn
trong việc đưa ra các các hướng đi cho phù hợp. Để tránh bị động
cho ngân hàng về nguồn vốn huy động vào, đáp ứng được nhu cầu
thanh toán cũng như hoạt động cho vay nhiều anh chị đi trước đã
đưa ra nhiều giải pháp giúp các ngân hàng thương mại tăng hiệu
quả trong việc huy động. Cụ thể như: tại đơn vị em học tập có chị
Hoàng Phương Thảo tham gia khóa luận về đề tài: “Giải pháp
nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng
Nai”. Bài luận của chị đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, góp
phần nâng cao nghiệp vụ huy động vốn cho ngân hàng nơi mà chị
tham gia thực tập và nghiên cứu. Song bài Luận văn của chị được
thực hiện trong giai đoạn nhà nước ta đang mở cửa hội nhập, chính
sách quản lý của nhà nước được nới lỏng nên hoạt động huy động
4
vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Còn hiện nay, khi xu hướng hội
nhập đã lan rộng, sự canh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong
và ngoài nước v.v...thì việc huy động vốn của các ngân hàng

thương mại khó khăn hơn. Tri thức người dân Việt Nam ngày một
nâng cao,xu hướng của người gửi tiết kiệm thì : “cứ chỗ nào lợi
nhuận, lãi suất cao là gửi không cần quan trọng ngân hàng tốt,
xấu.”(Trích Lê Xuân Nghĩa , Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia), hoặc thay vì gửi tiết kiệm họ sẽ đem đầu tư v.v..
cộng với chíh sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước thì những giải
pháp của chị Thảo không còn phù hợp nữa. Trong Đề tài nghiên
cứu của này,thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
nơi em thực tập, em sẽ đưa ra những con số minh chứng thực tế để
tìm ra những hạn chế và đưa đến những giải pháp gắn liền với thực
tiễn của từng giai đoạn, từng Chi nhánh..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại
NHTM từ năm 2009 – 2011 từ đó làm sáng tỏ những lý luận về
nghiệp vụ huy động vốn và đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng
huy động vốn tại NHTM
• Phạm vi nghiên cứu
5
+) Thời gian nghiên cứu: các tài liệu và số liệu của Ngân hàng
thương mại trong 3năm 2009, 2010 và 9 tháng đầu năm 2011
+) Không gian nghiên cứu: Ngân hàng thương mại
5. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại
ngân hàng thương mại” em đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
1. Phương pháp tại bàn sách: em sử dụng các phương
pháp như:
Phương pháp thu gom, nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu những vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách thu thập các báo cáo, tài

liệu của cơ quan, tham khảo sách báo, các thông tin mang tính thực
tiễn…
Phương pháp phân tích thống kê: là phương pháp dựa trên những
số liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các sự kiện.
Từ đó tìm ra cách lí giải, xác định được tính hợp lí của các thông
tin về các hoạt động của ngân hàng.
Phương pháp so sánh: đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có
cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau qua các kì phân
tích để biết được sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Từ đó có cơ
6

×