Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ, đá trang trí trên địa bàn tỉnh quảng trị và đề xuất hướng khai thác sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN HẢI ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐÁ MỸ NGHỆ, ĐÁ
TRANG TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT HỌC
MÃ SỐ: 60.44.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN NGỌC NAM
Huế, 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Hải Đăng
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình thạc sĩ và luận văn này, đầu tiên tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Lãnh đạo Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất và hổ trợ cho tôi trong suốt thời gian tham gia học và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Ngọc
Nam trong thời gian qua đã nhiệt tình, dành nhiều thời gian tâm huyết để trực tiếp


hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô khoa Địa lý
- Địa chất, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, cùng quý thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
TS. Bùi Ấn Niên, từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị. Tôi xin gửi lời cảm
ơn đến tiến sĩ và quý đơn vị đã giúp đở trong quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi học tập và luôn chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ
luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn của mình.
Huế, tháng 9 năm 2014
Học viên
Nguyễn Hải Đăng
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cam ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ đồ thị
M C L CỤ Ụ 4
DANH M C B NGỤ Ả 6
DANH M C HÌNH NHỤ Ả 7
M UỞĐẦ 1
1.Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1

2. M c ích nghiên c uụ đ ứ 1
3. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 2
4. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 2
5. Ý ngh a khoa h c v th c ti n c a t iĩ ọ à ự ễ ủ đề à 3
6. C u trúc c a lu n v nấ ủ ậ ă 3
Ch ng 1ươ 4
T NG QUAN V Á M NGH , Á TRANG TRỔ ỀĐ Ỹ Ệ Đ Í 4
VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC S D NGỬ Ụ 4
1.1. KHÁI NI M V Á M NGH , Á TRANG TRỆ ỀĐ Ỹ Ệ Đ Í 4
1.2. TÌNH HÌNH S D NG Á M NGH , Á TRANG TR TRÊN TH GI IỬ Ụ Đ Ỹ Ệ Đ Í Ế Ớ 6
1.3. Á M NGH , Á TRANG TR VI T NAM VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, Đ Ỹ Ệ Đ ÍỞ Ệ
S D NGỬ Ụ 9
1.4. CÁC TIÊU CH ÁNH GIÁ Á M NGH , Á TRANG TRÍ Đ Đ Ỹ Ệ Đ Í 17
Ch ng 2ươ 20
KHÁI QUÁT V C I M A HÌNH, A M O, A CH T VÀ KI N T O C A ỀĐẶ ĐỂ ĐỊ ĐỊ Ạ ĐỊ Ấ Ế Ạ Ủ
T NH QU NG TRỈ Ả Ị 20
2.1. C I M A HÌNH, A M OĐẶ ĐỂ ĐỊ ĐỊ Ạ 20
2.2. C I M A CH T TH CH H C VÀ KI N T OĐẶ ĐỂ ĐỊ Ấ Ạ Ọ Ế Ạ 21
2.2.1. c i m a ch t th ch h cĐặ để đị ấ ạ ọ 21
2.2.2. c i m ki n t oĐặ để ế ạ 28
Ch ng 3ươ 31
I U TRA, ÁNH GIÁ CH T L NG CÁC LO I Á M NGH , Á TRANG TR ĐỀ Đ Ấ ƯỢ Ạ Đ Ỹ Ệ Đ Í Ở
T NH QU NG TRỈ Ả Ị 31
3.1. I U TRA, ÁNH GIÁ CÁC LO I Á M NGH , Á TRANG TR , TRANG ĐỀ Đ Ạ Đ Ỹ Ệ Đ Í
LÁT T NH QU NG TRỞ Ỉ Ả Ị 31
3.1.1. Các á carbonatđ 31
3.1.2. á tr m tích l c nguyên v tr m tích phun tr oĐ ầ ụ à ầ à 40
3.1.3. Các á magmađ 42
3.1.4. á bazanĐ 49
3.2. CH T L NG CÁC LO I Á M NGH , Á TRANG TR , TRANG LÁT TRÊNẤ ƯỢ Ạ Đ Ỹ Ệ Đ Í

A BÀN T NH QU NG TRĐỊ Ỉ Ả Ị 53
3.2.1. c i m th nh ph n th ch h cĐặ để à ầ ạ ọ 53
4
3.2.2. c i m th nh ph n hóa h c c a các nhóm áĐặ để à ầ ọ ủ đ 54
3.2.3. Tính ch t c lý c tr ng c a các nhóm á v khoáng ch tấ ơ đặ ư ủ đ à ấ 59
Ch ng 4ươ 67
ÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN D BÁO VÀ KH N NG KHAI THÁC, S D NG Á M Đ Ự Ả Ă Ử Ụ Đ Ỹ
NGH , TRANG TR C A T NH QU NG TRỆ Í Ủ Ỉ Ả Ị 67
4.1. V NG TRI N V NGÙ Ể Ọ 67
4.2. TI M N NG D BÁOỀ Ă Ự 72
4.3. NH H NG KHAI THÁC S D NGĐỊ ƯỚ Ử Ụ 72
K T LU N VÀ KI N NGHẾ Ậ Ế Ị 75
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 76
5
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
3.1
Thành phần hóa học của các loại đá mỹ nghệ, trang
lát và trang trí của tỉnh Quảng Trị
55
3.2
Kết quả thí nghiệm tính chất cơ - lý các mẫu đá mỹ
nghệ, trang trí và trang lát tỉnh Quảng Trị
59
3.3
Đánh giá sơ bộ về màu sắc của các chủng loại đá
phân bố ở Quảng Trị
62
6
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu
ảnh
Tên ảnh Trang
1.1
Các vật thờ, tường bao bằng nguyên liệu đá cát kết đã tồn
tại hàng ngàn năm trong thánh địa Mỹ Sơn và sản phẩm
chế tác từ đá cát kết hiện nay.
13
1.2
Một số sản phẩm đá mỹ nghệ ở Non Nước, Ngũ Hoành Sơn
(Đà Nẵng).

13
1.3 Sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đá Suối Giàng 14
1.4
Các sản phẩm chế tác từ đá dăm kết vôi ở khu vực
Thanh Nông, huyện Kim Bôi (Hòa Bình).
15
1.5
Các sản phẩm được chế tác từ dăm kết vôi và đá nhũ vôi tái
kết tinh với nhiều màu sắc đa dạng tại khu vực Hà Long,
huyện Hà Trung (Thanh Hóa).

15
1.6
Các vật trưng bày được chế tác từ đá opal với các màu
khác nhau và thạch anh hồng ở khu vực Tây Nguyên
16
3.1
Các tập đá màu đen tuyền và đen xám cứng chắc lộ ra

một dải kéo dài 200m và cao trên 50m tại điểm lộ Lèn 1,
xã Cam Thành (Cam Lộ).
34
3.2
Một trong những tảng đá vôi silic màu đen xám tại điểm
Lèn 1.
35
3.3 Đá vôi thuộc hệ tầng Cò Bai, lộ ra tại khu vực Lèn 1 35
3.4 Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn, ở khu vực Cam Tuyền, Cam Lộ 36
3.5
Đá vôi màu nâu phớt hồng nhạt lộ ra dưới dạng các dải
xen kẹp trong các loại nàu đen có chứa các dải calcit
dạng mạng mạch ở khu vực Lèn 2 (xã Cam Tuyền).
36
3.6
Tập dăm kết vôi thuộc hệ tầng Cò Bai lộ ra khu vực đầu
cầu phía nam cầu Sê Păng Hiêng
37
3.7
Dăm vôi có các mảnh dạng tù cạnh hoặc ô van được gắn
kết bởi các mạch xi măng kiểu dòng chảy.
37
7
3.8
Đới dăm kết vôi khu vực bắc đèo Sa Mù lộ ra trên diện
tích chừng 1ha.
38
3.9
Đá cát kết hệ tầng A Ngo lộ ra với diện tích lớn ở khu
vực Làng Vây và lân cận

39
3.10
Andezit có kết cấu đặc sắc với nhiều màu sắc và độ
nguyên khối khá tốt lộ ra dọc theo tuyến khảo sát Tà
Lềnh-Ba Nang-Tà Rẹc
41
3.11
Đá gabro thuộc phức hệ Chà Vằn với thành phần gồm
plagiocla, amphybol, biotit
44
3.12
Các khối đá granit có kích thước lớn, nguyên khối lộ ra ở
khu trung tâm đèo Sa Mù.

46
3.13
Đá granođiorrit, điorit có cấu tạo dạng “khúc dồi”, dạng
mắt rồng lộ ra với khối lượng lớn tại khu vực Hướng
Phùng và Hướng Tân
46
3.14
Điểm lộ đá granitoit thuộc phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn
(khu vực xã Húc, Hướng Hóa).

47
3.15
Đá granitoit thuộc phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn có màu
nâu đỏ.
47
3.16

Đá bazan màu xám sẫm có cấu tạo đặc sít tồn tại chủ yếu
dưới dạng các cột
50
3.17 Lớp phủ là bazan dạng cột rất đặc trưng của tỉnh Quảng Trị.

51
8
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu nguyên liệu đá mỹ nghệ và đá trang trí ở trong nước, cá biệt là
đối với tỉnh Quảng Trị ngày càng tăng cao do sự phát triển ngày càng mạnh
mẽ các loại hình du lịch địa sinh thái, cơ sở hạ tầng, các công trình kiến trúc,
nhu cầu thẩm mỹ của con người,
Quảng Trị có tiềm năng về các loại hình nguyên liệu đá mỹ nghệ, đá
trang trí song hiện nay chủ yếu bị khai thác, sử dụng làm xi măng, vật liệu
xây dựng nên chỉ đạt hiệu quả kinh tế thấp. Việc xác lập được các nguồn đá
mỹ nghệ, đá trang trí ở địa phương sẽ giúp quy hoạch và quản lý việc khai
thác sử dụng loại hình tài nguyên độc đáo này để đạt được hiệu quả kinh tế
cao hơn.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá triển vọng nguồn đá mỹ nghệ, đá
trang trí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sẽ là cơ sở định hướng cho việc khai
thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản này một cách hợp lý. Đề tài:
“Đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ, đá trang trí trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị và đề xuất hướng khai thác sử dụng” được đặt ra nhằm góp phần giải
quyết yêu cầu cấp bách của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các loại hình đá và khoáng chất đáp ứng yêu cầu đá mỹ
nghệ, đá trang trí, trang lát trên địa bàn của tỉnh Quảng Trị.
Đánh giá sơ bộ tài nguyên dự báo và khả năng khai thác sử dụng ở
những điểm có triển vọng.

Đề xuất định hướng khai thác và chế tác sản phẩm.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các loại đá và khoáng vật dùng cho mục đích trang trí, trang lát nội thất
và ngoại cảnh.
Các loại đá (và khoáng chất) dùng để chế tác đồ mỹ nghệ và các tác
phẩm nghệ thuật khác.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Được giới hạn trong phần diện tích lãnh thổ của
tỉnh Quảng Trị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu:
Mục tiêu của phương pháp này là kế thừa tài liệu. Các tài liệu liên quan
đến công tác tìm kiếm, thăm dò, đánh giá đá mỹ nghệ, đá trang trí trong phạm
vi tỉnh Quảng Trị sẽ được chúng tôi thu thập, tổng hợp kế thừa.
- Phương pháp lựa chọn điển hình:
Trên cơ sở kế thừa tài liệu thu thập được, chúng tôi sẽ chọn lọc nội
dung và triển khai thực địa.
- Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa chất, là phương
pháp quan trọng nhất của đề tài. Mục tiêu của phương pháp này là sưu tầm
thu thập mẫu vật và các tài liệu nguyên thuỷ. Mẫu vật chỉ được sưu tầm từ
khảo sát thực địa.
- Phương pháp phân tích mẫu bổ sung và kiểm tra:
Mục tiêu của phương pháp này là chính xác hoá tên gọi và thành phần
các loại đá mỹ nghệ, đá trang trí.
2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhận thức đầy đủ hơn về đặc
điểm phân bố, chất lượng đá mỹ nghệ, đá trang trí, trang lát ở tỉnh Quảng Trị.
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý trong
việc thiết lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác và sử dụng đá
mỹ nghệ, đá trang trí, trang lát trên địa bàn.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được bố cục làm 4 chương không kể phần mở đầu và kết luận.
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về đá mỹ nghệ, đá trang trí và tình hình khai thác
sử dụng
Chương 2: Khái quát về đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất và kiến
tạo tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Điều tra, đánh giá chất lượng các loại đá mỹ nghệ, đá trang
trí ở tỉnh Quảng Trị
Chương 4: Đánh giá tài nguyên dự báo và khả năng khai thác, sử dụng
đá mỹ nghệ, đá trang trí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐÁ MỸ NGHỆ, ĐÁ TRANG TRÍ
VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁ MỸ NGHỆ, ĐÁ TRANG TRÍ
Từ xa xưa khi con người vẫn còn cuộc sống hái lượm, săn bắn họ đã
biết sử dụng đá để phục vụ cho sự sinh tồn (dùng đá để đánh lửa, dùng đá để
chặt cây vót nhọn làm vũ khí săn bắn…), mặt khác họ còn biết sử dụng đá
phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của mình. Có thể nói từ khi xuất hiện loài
người đến nay, các tác phẩm mỹ nghệ, trang trí làm từ đá luôn luôn được con
người chú trọng phát triển cả về chủng loại lẫn sự chế tác tinh xảo. Không
một quốc gia nào, không một thời đại nào lại không có các công trình nghệ

thuật, những tác phẩm mỹ nghệ, những đồ trang sức đặc thù được tạo nên do
bàn tay khéo léo của dân tộc mình. Tất cả những thứ đó góp phần tạo nên các
nền văn hóa khác nhau trên khắp hành tinh mà ngày nay chúng ta thường hay
gọi là văn hóa bản địa.
Nhìn từ góc độ nguyên liệu đá để chế tác ra các tác phẩm nghệ thuật,
đồ trang sức, mỹ nghệ, công trình xây dựng, có thể phân ra các nhóm có đặc
điểm chất lượng và giá trị khác nhau đó là: nhóm đá quý, nhóm đá bán quý,
nhóm đá mỹ nghệ, đá cảnh và nhóm đá xây dựng.
Đối với nhóm đá quý và bán quý có nhiều đặc điểm gần gũi nhau,
chúng có chung một điểm là rất hiếm gặp trong tự nhiên, chúng đều có màu
sắc đẹp, chỉ khác nhau ở độ bền chắc và độ trong suốt, chẳng hạn nhóm đá
quý thường có độ cứng cao (kim cương, rubi, saphia, topa, emeral…), giá của
chúng trên thị trường rất cao so với đá bán quý.
Nhóm đá mỹ nghệ, đá trang trí, trang lát, đá cảnh và đá xây dựng cũng
không có ranh giới rõ ràng, song chúng lại có chung một đặc thù là phổ biến
4
hoặc rất phổ biến trong tự nhiên. Thực ra sự khác nhau giữa đá mỹ nghệ, đá
trang trí, trang lát đá cảnh và đá xây dựng chỉ ở mục đích sử dụng.
Đá mỹ nghệ, đá trang trí, trang lát (ốp lát) đòi hỏi phải có những tính
chất lý học, hóa học, màu sắc hoa văn đẹp dùng để chế tác thành những tác
phẩm nghệ thuật trưng bày hoặc gia công thành các khối hoặc tấm có kích
thước khác nhau để trang trí, trang lát vào các vị trí thích hợp trong các công
trình kiến trúc .
Riêng đối với đá cảnh (thạch cảnh) lại thường là những viên đá được
thiên nhiên tác động qua nhiều thời kỳ địa chất hàng nhiều triệu năm như bào
mòn, hòa tan, tích tụ… tạo cho chúng có nhiều hình thù khác nhau.
Một khối đá được thiên nhiên đẽo gọt qua hàng triệu năm tạo nên
những hình thù kỳ dị khác lạ, nó sẽ là một kỳ quan nếu được chọn lựa qua con
mắt nghệ thuật và đem chúng trưng bày làm tĩnh vật ở các công viên, các sảnh
chính của những tòa nhà hiện đại thì chúng trở thành đá mỹ nghệ, thạch cảnh,

song cũng chính viên đá đó đem nghiền đập thành dăm để làm chất độn
betong, thì chúng trở thành đá xây dựng.
Như vậy có thể thấy rằng, từ đá xây dựng trở thành đá mỹ nghệ, đá
trang trí, trang lát hay thạch cảnh chỉ thông qua óc sáng tạo và bàn tay nghệ
thuật của con người.
Tóm lại qua những phần trình bày ở trên có thể đi đến khái niệm về đá
mỹ nghệ, đá trang trí như sau:
“Đá mỹ nghệ, đá trang trí, trang lát là tất cả các loại đá và khoáng
vật trong tự nhiên được con người chọn lọc, sử dụng để tạo nên những tác
phẩm dùng cho việc trưng bày, trang trí, trang lát, đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ của mình”.
Không phải bất kỳ loại đá nào trong tự nhiên cũng trở thành đá mỹ
nghệ, đá trang trí, trang lát chính vì vậy chúng cần phải có một số tiêu
5
chuẩn như: đặc tính hóa lý, màu sắc, hoa văn (vân, sắc, thể, chất) phù
hợp với mục đích sử dụng.
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÁ MỸ NGHỆ, ĐÁ TRANG TRÍ
TRÊN THẾ GIỚI
Như chúng ta đã biết, lịch sử phát triển loài người đã trải qua các thời
kỳ Đồ Đá, Đồ Đồng và Đồ Sắt. Ở mỗi thời đại đó con người đã biết sử dụng
đá mỹ nghệ để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật từ đơn sơ đến phức tạp và
có tính thẩm mỹ ngày càng cao.
Ở thời kỳ Đồ Đá Cũ, bức tượng sớm nhất, dài khoảng 6cm, tìm thấy ở
Maroco có niên đại từ 500.000 năm đến 300.000 năm gọi là thờ kỳ
Acheulean. Những bằng chứng cho thấy, nó có thể được tạo nên bởi các quá
trình địa chất với những tác động nhỏ của bàn tay con người. Những “vật chất
làm trơn” còn dính trên bề mặt đá, có chứa sắt và mangan, được gọi là Ochre,
chứng tỏ nó đã được chạm khắc bởi một ai đó và sử dụng như một bức tượng,
không tính đến nó được hình thành như thế nào.
Bức tượng Thần vệ nữ ở Berekhat Ram (Israel) và bản sao của nó ở

Maroco, Thần vệ nữ ở Tan-Tan, từ 800.000 năm và 220.000 năm trước Công
nguyên, có thể là những cố gắng sớm nhất để tái tạo hình dáng con người.
Thời kỳ Đồ Đá Giữa có một số tác phẩm nghệ thuật đơn lẻ như những
bức vẽ trên sỏi cuội ở Birseck, trong bảo tàng ở Thụy Sỹ và một số nơi khác
như Levant, Tây Ban Nha, các tác phẩm nghệ thuật bằng đá được cách điệu.
Những tác phẩm nghệ thuật riêng lẻ cũng bắt đầu được chế tác từ thời
Đồ Đá Mới, những bức tượng sớm nhất thường được thêm thắt các con vật đã
phát hiện thấy ở Nevali Cori, Gobekli Tepe gần Urfa thuộc Thổ Nhĩ Kỳ có
tuổi khoảng thiên niên kỷ thứ 10 trước CN.
Những tượng đài cự thạch (megalithic) được tìm thấy vào thời kỳ Đồ
Đá Mới ở nhiều nơi từ Bồ Đào Nha, trên những hòn đảo nhỏ của Anh Quốc
6
đến Ba Lan. Những tượng đài này bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ năm tước CN.
Thời kỳ Đồ Đồng, khoảng 3000 năm trước CN. Những tác phẩm bằng
đá mô tả cuộc sống hàng ngày và nghi lễ tôn giáo có tuổi thuộc thời kỳ đồ
đồng được phát hiện nhiều nơi, chẳng hạn như ở Thụy Điển, ở Val
Carmonica, Bắc Italy.
Ở Trung Quốc, nền văn minh bắt đầu từ hơn 4000 năm trước, những
tác phẩm nghệ thuật sớm nhất đều dùng đá làm nguyên liệu do người ta chưa
biết đến kim loại.
Ở Nepal những tác phẩm điêu khắc đá đã có ít nhất 2000 năm trước.
Một số còn sót lại ở đây cho thấy điêu khắc đá là một trong những dạng nghệ
thuật đầu tiên của đất nước này. Rất nhiều các tác phẩm điêu khắc mô tả động
vật, con người, chuông, vòi phun nước, chậu cảnh, tượng thần…đều được chế
tác từ đá. Những đồ trang sức đa dạng như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai,
kiểu dáng thắt lưng và nhiều loại khác chứng tỏ sự đa dạng của nghệ thuật,
đều tìm thấy trong điêu khắc đá.
Ở Campuchia, dấu ấn của một nền văn minh với những tác phẩm nghệ
thuật nổi tiếng được làm từ đá còn được lưu giữ rất tốt tại các khu đền Ăngco,
hiện nay cũng là nơi tham quam hấp dẫn nhất du khách thập phương, đồng

thời là niềm tự hào của nhân dân nước này.
Qua các dẫn liệu nêu trên cho thấy trên thế giới từ xa xưa loài người đã
biết dùng nguyên liệu đá để chế tác ra các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ cho
cuộc sống, ý niệm tâm linh, thị hiếu thẩm mỹ của mình. Ngày nay việc chế
tác và mua bán các tác phẩm nghệ thuật từ đá đã thật sự trở thành một ngành
kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận ở mỗi quốc gia. Hầu như ở tất cả các
nước trên thế giới đều có những công ty, những làng nghề chuyên sản xuất
các đồ thủ công mỹ nghệ từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó đá là một
trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất.
7
Để có thể hình dung được mức độ phát triển của lĩnh vực này trên thế
giới trong giai đoạn hiện tại, chúng ta có thể tìm thấy vô vàn các công ty chế
tác các sản phẩm mỹ nghệ từ đá nổi tiếng trên mạng internet, nổi tiếng nhất và
được biết đến nhiều nhất là các Công ty sau đây:
Công ty Continental Cast Stone thành lập năm 1986 đến nay đã lớn
mạnh thành công ty chế tác đá đúc lớn nhất Bắc Mỹ và mở rộng về phía đông
tới New Jersey và về phía nam tới Texas. Đá đúc (cast stone) được sử dụng
chủ yếu trong việc trang trí ngoài trời tương tự như đá vôi và granit.
Công ty Lucasso Stone chuyên về chế tác các tác phẩm nghệ thuật từ
travertin có nguồn gốc từ châu Âu, Nam Mỹ, Mexico và châu Á. Sản phẩm
của họ là các tác phẩm đúc nặn từ đá, tay vịn, lan can, đá ghép chân tường.
Asian Stone là công ty kinh doanh máy chế biến / xuất khẩu đá cát kết, đá
vôi, sỏi cuội, đá lăng mộ, đá cảnh, vòi phun nước và nhiều sản phẩm khác từ đá.
Công ty Haddonstone sản xuất các tác phẩm đá chạm khắc chất lượng
cao, bao gồm lan can, cầu thang gác, khung cửa sổ, cửa ra vào, cột đá
Stone Magic chuyên về các mẫu mã và sản xuất mặt lò sưởi bằng đá
tao nhã, thanh lịch, hơn chục năm nay.
Công ty Stoneworks of Art là công ty dẫn đầu nước Mỹ về các sản
phẩm vòi phun nước bằng đá tự nhiên.
Có thể kể ra nhiều các công ty khác ở các nước: Ấn Độ (Paddar Udyog,

Sai Trade ), Trung Quốc (Chinasup Trading Co.Ltd, Sega Coporation Ltd ),
Zimbabwe (Avac Arts Pvt.Ltd), Singapor (Nano Knowledge)
8
1.3. ĐÁ MỸ NGHỆ, ĐÁ TRANG TRÍ Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH
HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Ở nước ta, các nhà khảo cổ học đã khai quật được các đồ chạm khắc đá
có niên đại từ thời kỳ Đồ Đá mới. Những bậc thềm, bia đá được chạm khắc có
thể thấy được trong nhiều chùa chiền và lăng tẩm. Rùa đá trong các chùa
chiền của Việt Nam có từ thế kỷ thứ 15. Truyền thống chạm khắc đá còn
được tiếp tục cho đến ngày nay trong các làng xung quanh Hà Nội, Quảng
Ninh, Quảng Nam và một số nơi khác.
Những công trình điêu khắc tinh xảo và nổi tiếng được bảo tồn cho đến
ngày nay như tượng, phù điêu ở các Tháp Chàm nằm rải rác trên khắp lãnh
thổ Miền Trung và Miền Nam nước ta. Những tác phẩm nghệ thuật này đã
phát triển rực rỡ suốt 15 thể kỷ (từ 192-1832) và tiếp tục được bồi đắp thêm
cho đến khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào đế chế Việt Nam vào thế kỷ
17. Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật của các công trình kiến trúc, các tượng
Thánh, các vật thờ, lát đường đi…(ảnh 1.1) và hiện vẫn còn tồn tại theo năm
tháng trong các Tháp Chàm, trong Thánh địa Mỹ Sơn đều được chế tác từ đá
cát kết và bazan.
Ngày nay, nghệ thuật chạm khắc của làng đá Non Nước (Ngũ Hành
Sơn) lại càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ có những công cụ tinh xảo
cho phép sáng tạo những tác phẩm từ những vật liệu rất khác nhau, mỗi tác
phẩm điêu khắc là một thành quả lao động kỳ công của những bàn tay tài hoa
và cần mẫn của các nghệ nhân. Sản phẩm đá mỹ nghệ của Ngũ Hành Sơn
(ảnh 1.2) rất phong phú, từ kích thước, kiểu dáng cho đến thể loại, chúng
được trưng bày trên đường Huyền Trân Công Chúa và đường Lê Văn Hiến
san sát như một siêu thị, chúng ta như lạc vào thế giới của những linh hồn đá.
Có thể nói làng đá mỹ nghệ Non Nước hình thành và phát triển nhờ tận dụng
và kết hợp được các yếu tố nguyên liệu, nhân lực và thị trường để sản xuất

9
kinh doanh làm nên thương hiệu đá mỹ nghệ đặc sắc như hiện nay. Doanh thu
từ nghề đá mỹ nghệ hàng năm của làng đá Non Nước đạt 100 - 120 tỷ đồng,
quả là con số ngoài sức tưởng tượng của nhiều làng nghề truyền thống ở nước
ta. Nằm ngay trong lòng danh thắng Ngũ Hành Sơn, nên từ lâu làng đá mỹ
nghệ Non Nước đã trở thành một điểm tham quan, mua sắm đồ lưu niệm hấp
dẫn của du khách mỗi khi đến Đà Nẵng. Giữ vững và phát huy nét đẹp của
làng nghề truyền thống, nhờ vậy đá mỹ nghệ Non Nước, một sản phẩm rất
đặc sắc của Việt Nam đã theo chân du khách có mặt trên khắp thế giới.
Do đời sống của người dân hiện nay đã được cải thiện và ngày càng tốt
hơn vì vậy nhu cầu thưởng thức các giá trị văn hóa vật thể ngày càng tăng,
trong đó việc trưng bày đá và các tác phẩm bằng đá là một trong những lựa
chọn được yêu thích nhất. Cũng vì thế mà ở nhiều nơi trên đất nước ta, nghề
khai thác đá phục vụ cho chế tác hàng mỹ nghệ, làm đá cảnh ngày càng phát
triển. Có thể kể ra một số địa phương điển hình đã phát hiện ra nhiều chủng
loại đá và khai thác chúng làm đá mỹ nghệ, đá cảnh nổi tiếng khắp đất nước
như các vùng miền dưới đây.
- Khu vực Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái): Đá Suối Giàng
được phát hiện vào giữa năm 2007, ngay lập tức chúng được biết đến như một
loại đá kì diệu có vẻ đẹp độc nhất vô nhị với các vân nhũ tự nhiên nhiều màu
sắc hình thù khác nhau, đá nơi đây trở thành một tuyệt tác có một không hai,
đứng đầu bảng trong hàng đá cảnh Việt Nam từ xưa tới nay (ảnh 1.3). Vẻ đẹp
độc đáo của đá cảnh Suối Giàng khiến cho những ai lãnh đạm nhất cũng đều
thấy ngạc nhiên và kì thú. Nhưng cũng từ đó người người đua nhau đào bới,
khai thác, đá Suối Giàng đã chẳng được lặng lẽ sống cuộc đời của mình an
lành giữa đất trời mây nước vùng cao. Hiện tại ở quanh vùng Sơn Thịnh, Suối
Giàng không lúc nào ngơi tiếng cưa, tiếng đục, rất nhiều viên đá cảnh được
bày la liệt trước sân, ngoài hè, trong sảnh, lề đường…
10
- Khu vực Phú Thành, huyện Lạc Thủy và Thanh Nông, huyện Kim

Bôi (Hòa Bình): Đây là khu vực phân bố đá dăm kết vôi dạng “da báo”, đá
được hình thành từ các mảnh dăm màu đen kích thước khác nhau được gắn
kết bởi các mạch và mạng mạch canxit màu trắng, tinh thể lớn. Do quá trình
hòa tan, rửa lũa, bào mòn đã tạo nên nhiều hình dáng kỳ lạ rất độc đáo (ảnh
1.4). Hiện tại ở khu vực này đã hình thành nghề khai thác thạch cảnh, chế tác
đá mỹ nghệ rất phát đạt, các sản phẩm được bày bán la liệt trên các trục
đường giao thông.
- Khu vực Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa): Đây là khu vực
phổ biến nhiều loại đá rất đặc biệt, nhất là loại đá dạng nhũ vôi tái kết tinh
nhiều màu, vân sắc kỳ dị. Có thể loại đá này chúng được hình thành do quá
trình hòa tan rửa lũa đá mẹ trong các hang hốc karst hoặc dưới chân các dãy
đá vôi. Trong quá trình hòa tan rửa lũa luôn được bổ sung thêm nhiều tạp
chất cũng như các nguyên tố hóa học khác nhau từ bên ngoài (nhất là Fe,
Mn) và được lắng đọng theo nhiều lớp với nhiều màu khác nhau, và cuối
cùng được tái kết tinh tạo nên một loại đá dạng nhũ rất đặc sắc. Do đá có
nhiều màu sắc và nhiều hình thù kì dị, không quá cứng chắc, dễ chế tác,
bằng con mắt thẩm mỹ của các nghệ nhân có thể chế tác chúng thành nhiều
tác phẩm nghệ thuật theo các chủ đề khác nhau. Cũng tương tự như ở khu
vực Lạc Thủy và Kim Bôi (Hòa Bình), hiện tại ở khu vực Hà Long đã hình
thành nghề khai thác thạch cảnh và chế tác đá mỹ nghệ rất phát đạt trong một
bộ phận người dân nơi đây. Trải dài hàng km, dọc quốc lộ 1A đoạn giáp ranh
gữa Ninh Bình và Thanh Hóa, các sản phẩm độc đáo với đủ các thể loại của
đá này (đã qua chế tác hoặc nguyên bản) đang được bày bán la liệt (ảnh 1.5).
- Khu vực Tây Nguyên nói chung: Do có đặc thù riêng, rất hiếm các
loại đá carbonat vì thế các đá mỹ nghệ ở khu vực này rất đặc sắc, hầu hết
các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác chủ yếu từ đá bán quý như opal-
11
calcedon, cây hóa thạch, thạch anh hồng… (ảnh 1.6).
Đá trang trí, ốp lát ở nước ta đã được ra đời trên nghìn năm, bằng bàn
tay, trí óc của các nghệ nhân đã khai thác, đục, đẽo, chế tác ra nhiều sản phẩm

đá granite, cẩm thạch góp phần xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc cổ
đại. Trong những năm gần đây đá ốp lát đã dần dần phát triển thành ngành
công nghiệp. Từ sản lượng nhỏ bé 0,2 triệu m
3
vào năm 1990, lên 0,5 triệu m
3
vào năm 1995 và 1,52 triệu m
3
năm 2000, đến nay đã tăng lên 6,5 triệu m
3
tăng gấp 32 lần so với năm 1990.
Nhiều trung tâm khai thác chế biến đá trang trí, ốp lát đã hình thành ở
các địa phương, nổi bật nhất là tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Khánh
Hoà, Phú Yên và một số tỉnh, miền Đông Nam bộ,… Ngày nay, thực trạng đá
trang trí, ốp lát ở nước ta rất đa dạng và phong phú, về màu sắc có: đỏ, đen,
hồng, xanh, xám, trắng, lục…Kích thước lớn nhỏ khác nhau 10 x 10 x 10 cm,
10 x 20 x 4 cm, 30 x 50 x 10 từ 30 x 30 cm, 40 x 40 cm, 50 x 50 cm, 60 x 60
cm và lớn hơn theo yêu cầu kiến trúc, chất lượng đá khác nhau từ đá granite,
đá cẩm thạch đến đá bazan, đá gabro,…đáp ứng nhu cầu xây dựng cho mọi
công trình, thay thế hàng nhập khẩu loại đá cao cấp cho các công trình kiến
trúc hiện đại. Đá ốp lát Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong nhà, ngoài nhà,
tường rào, lát vỉa hè đường phố.
12
Ảnh 1.1. Các vật thờ, tường bao bằng nguyên liệu đá cát kết đã tồn tại
hàng ngàn năm trong thánh địa Mỹ Sơn (ảnh trên) và sản phẩm chế tác
từ đá cát kết hiện nay (ảnh dưới).
Ảnh 1.2. Một số sản phẩm đá mỹ nghệ ở Non Nước, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
13
Ảnh 1.3. Sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đá Suối Giàng (ảnh trên) được xem
như một loại đá kì diệu có vẻ đẹp độc nhất vô nhị với các vân nhũ tự nhiên nhiều

màu sắc hình thù khác nhau tạo nên những bức tranh tuyệt tác (ảnh dưới)
đứng đầu bảng trong hàng đá cảnh Việt Nam.
14
Ảnh 1.4. Các sản phẩm chế tác từ đá dăm kết vôi rất độc đáo dạng “da báo”
phổ biến ở khu vực Thanh Nông, huyện Kim Bôi (Hòa Bình).
Ảnh 1.5. Các sản phẩm được chế tác từ dăm kết vôi và đá nhũ vôi tái kết tinh
với nhiều màu sắc đa dạng tại khu vực Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa).
15
Ảnh 1.6. Các vật trưng bày được chế tác từ đá opal với các màu khác nhau (đôi khi
đạt chất lượng ngọc) và thạch anh hồng ở khu vực Tây Nguyên (ảnh trên). Tác
phẩm “Rồng Việt” trưng bày tại triển lãm nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
–Hà Nội, chế tác từ đá opal khai thác tại mỏ Đắk Gằn,Đắc Nông, tác phẩm được
công nhận kỷ lục Châu Á (ảnh dưới).
16
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐÁ MỸ NGHỆ, ĐÁ TRANG TRÍ
Để có cơ sở đánh giá được triển vọng nguồn đá mỹ nghệ, đá trang trí,
trang lát cũng như những luận cứ về nguồn tài nguyên đá với mục đích sử
dụng chúng trong việc sản xuất và chế tác các sản phẩm mỹ nghệ,trang trí,
trang lát trước hết cần phải tiến hành khảo sát tìm kiếm sự có mặt của các
chủng loại đá, từ đó xác định chúng có thể là đá mỹ nghệ, đá trang trí, trang
lát hay không? Triển vọng của chúng đối với khu vực nghiên cứu ra sao? Giải
đáp câu hỏi này phải dựa vào những tiêu chí dưới đây:
Các tiêu chí về mỹ học, thạch học, cơ lý và hóa học
(i) Đặc điểm mỹ học bao gồm: màu sắc, hoa văn. Để trở thành đá mỹ
nghệ, đá trang trí, trang lát màu sắc của đá phải đẹp, hoa văn phải độc đáo, đa
dạng, đồng thời phải phù hợp với mục đích sử dụng (điêu khắc, chế tác đồ lưu
niệm, vật trang trí trong phòng, ngoài trời v.v.).
(ii) Thành phần thạch học: hầu hết các đá mỹ nghệ, đá trang trí, trang
lát đều là những sản phẩm được lưu giữ lâu dài, đôi khi hàng thế kỷ, cho nên
không thể chọn những loại đá có chứa nhiều khoáng vật dễ bị phong hóa, biến

đổi màu sắc dưới tác dụng của môi trường, chẳng hạn như các khoáng vật
thuộc nhóm sulfur, oxyt sắt…
(iii) Tính chất cơ lý bao gồm: độ cứng, độ mài mòn, độ bền nén, độ bền
kéo, độ rồng, độ hút nước, độ bóng… Tùy thuộc vào công nghệ chế tác và mục
đích sử dụng người ta lựa chọn các loại đá có các tính chất cơ lý thích hợp.
(iv) Thành phần hóa học của đá cũng đóng vai trò quan trọng, bởi vì
nhiều loại đá trong tự nhiên mặc dù có đủ các tiêu chuẩn khác, nhưng trong
thành phần chứa các chất phóng xạ thì không thể lựa chọn để chế tác được.
(v) Độ liền khối của các khu vực lộ đá cũng là một trong những tiêu chí
cần phải xem xét khi đánh giá triển vọng. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh
rằng độ liền khối lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, chẳng hạn
17

×