Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

đối chiếu thuật ngữ toán học thông dụng tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ THU LỆ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN
Huế, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Lệ
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học khoa học Huế,
Phòng nghiên cứu đối ngoại – sau đại học cùng tất cả các quý
thầy cô giáo bộ môn đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo – TS. Trương Thị Nhàn
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Cao đẳng Sư phạm
Quảng Trị, tổ Tâm lý – Anh văn, bạn bè, đồng nghiệp, người
thân đã giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Do khả năng còn hạn chế của bản thân, mặc dù đã có cố


gắng rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thực hiện
luận văn, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và các
đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
Trân trọng biết ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Lệ
MỤC LỤC
Trang
- Trang phụ bìa
- Lời cam đoan
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do ch n t iọ đề à 1
2. L ch s nghiên c u v n ị ử ứ ấ đề 2
3. M c ích nghiên c uụ đ ứ 3
4. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 4
5. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 4
6. Ý ngh a khoa h c v th c ti n c a t iĩ ọ à ự ễ ủ đề à 5
7. B c c lu n v nố ụ ậ ă 6
CHƯƠNG 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. T V NG VÀ CÁC N V T V NGỪ Ự ĐƠ Ị Ừ Ự 7
1.1.1. Từ vựng 7
1.1.2. Các đơn vị từ vựng 9
1.2. THU T NGẬ Ữ 18
1.2.1. Khái niệm thuật ngữ 18
1.2.2. Cấu tạo thuật ngữ 20

1.2.3 Đặc trưng của thuật ngữ 20
1.2.4. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới 24
1.2.5. Những nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam 25
1.3. THU T NG TOÁN H C THÔNG D NGẬ Ữ Ọ Ụ 28
CHƯƠNG 2 32
ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG 32
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 32
2.1. C I M C A THU T NG TOÁN H C THÔNG D NG TI NG ANHĐẶ Đ Ể Ủ Ậ Ữ Ọ Ụ Ế . 32
2.1.1. Về cấu tạo 32
2.1.2. Về ngữ nghĩa 43
2.2. C I M C A THU T NG TOÁN H C THÔNG D NG TI NG VI TĐẶ Đ Ể Ủ Ậ Ữ Ọ Ụ Ế Ệ . 50
2.2.1. Về cấu tạo 50
2.2.2. Về ngữ nghĩa 55
CHƯƠNG 3 61
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG 61
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 61
3.1. NH NG I M T NG NGỮ Đ Ể ƯƠ ĐỒ 62
3.1.1. Về cấu tạo 62
3.1.2. Về ngữ nghĩa 67
3.2. NH NG I M KHÁC BI TỮ Đ Ể Ệ 67
3.2.1. Về cấu tạo 67
3.2.2. Về ngữ nghĩa 73
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1

Tiền tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh
34
2.2
Hậu tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh
35
2.3
Song tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh
35
2.4
Thuật ngữ đơn có yếu tố phái sinh
39
2.5
Thuật ngữ phức có hai thành tố
41
2.6
Phân loại thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh theo trường nghĩa
45
2.7
Phân loại thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh theo kiểu nghĩa
49
2.8
Bán phụ tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt
50
2.9
Các hình thức cấu tạo của thuật ngữ phức
53
2.10
Phân loại thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt theo trường nghĩa
55
2.11

Kiểu nghĩa của thuật ngữ phức tiếng Việt
57
3.1
Đối chiếu các thuật ngữ phân chia theo cấu tạo
70
3.2
Đối chiếu các thuật ngữ phân chia theo trường nghĩa
72
3.3
Đối chiếu các thuật ngữ phân chia theo kiểu nghĩa
74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tiếp tục phát triển
với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ
nguyên công nghiệp hóa sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri
thức. Trong bối cảnh ấy, mọi quốc gia dều rất cần những công dân có năng
lực, năng động, sáng tạo và đặc biệt có khả năng thu nhận và xử lý kịp thời,
hiệu quả những thông tin cần thiết trong học tập, trong công việc và trong
cuộc sống đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển của thời đại.
Ở Việt Nam, sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra
nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức
đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Chính vì vậy, trước những yêu cầu đó,
đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải có những chiến lược phát triển
mới, có nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn và điều đó cần phải
được bắt đầu từ việc biên soạn giáo trình, từ điển phù hợp nhằm phục vụ yêu
cầu đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Việc nghiên cứu và sử dụng một cách chuẩn xác hệ thống thuật ngữ
Toán học thông dụng trong tiếng Anh và tiếng Việt đóng một vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc giúp cho các nhà chuyên môn, những người học, những
người nghiên cứu và ứng dụng lĩnh vực này vào thực tiễn nâng cao trình độ
nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đem lại lợi ích
không chỉ cho riêng bản thân mà còn phục vụ một cách hữu ích cho sự phát
triển chung của đất nước.
Hiện nay, ở các trường Đại học và Cao đẳng đang có nhu cầu dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành nói chung và thuật ngữ Toán học thông dụng nói
2
riêng. Thuật ngữ Toán học thông dụng có tầm quan trọng rất lớn trong
chương trình đào tạo. Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng
tiếng Anh và tiếng Việt sẽ góp phần đóng góp rất ý nghĩa cho việc dạy học
cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Toán học.
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ Toán học
thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thuật ngữ nói chung và hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng nói
riêng là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức rộng lớn và phức tạp. Cùng với các
vấn đề liên quan đến sự hình thành thuật ngữ, các phương thức tiếp nhận thuật
ngữ thông qua sự vay mượn và chuyển dịch, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về thuật ngữ và thuật ngữ Toán học được xuất bản ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những công trình đi sâu
nghiên cứu đối chiếu về đặc điểm của hệ thống thuật ngữ Toán học thông
dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số công trình
về ngôn ngữ học đối chiếu nói chung và về nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ nói
riêng như: Bùi Mạnh Hùng, (2009), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục
[23]; Trần Hữu Mạnh, (2007), Ngôn ngữ học đối chiếu cú pháp tiếng Anh –
tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [32]; PGS.TS. Trần Văn Phước, Tập
đề cương bài giảng Đối chiếu cấu trúc cú pháp tiếng Anh – tiếng Việt, Trường
Đại học Ngoại ngữ Huế [39]; Lê Quang Thiêm, (2004), Nghiên cứu đối chiếu

các ngôn ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội [44]; Ngô Thúc Lanh – Đoàn Quỳnh –
Nguyễn Đình Trí, (2001), Từ điển Toán học thông dụng, Nxb Giáo dục [27];
Trịnh Đình Hải, (2008), Nghiên cứu hệ thống thuật ngữ công nghệ thông tin
trong tiếng Anh và vấn đề chuyển dịch sang tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa
3
học, Trường Đại học khoa học Huế [18]; Phạm Thị Hồng Hạnh, (2012), Đối
chiếu hệ thống thuật ngữ Âm nhạc trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc
sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [19]; Nghiêm Thị Thu Hoài,
(2012), Đối chiếu hệ thống thuật ngữ thể thao trong tiếng Anh và tiếng Việt,
Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [20]; Vương Cẩm
Hồng, (2008), Đối sánh hệ thống thuật ngữ tài chính ngân hàng trong tiếng
Anh và tiếng Việt hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa
học Huế [22]; Nguyễn Đình Trương Nguyễn, (2013), Đối chiếu thuật ngữ y
học trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học
khoa học Huế [34]; Nguyễn Thị Kim Oanh, (2012), Đặc điểm của thuật ngữ
ngoại giao trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt, Luận văn thạc
sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [37]; Trần Thị Thu Vân, (2007),
Đối sánh hệ thống thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Anh và tiếng Việt
hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [49].
Tất cả những nghiên cứu trên đều là cơ sở để giúp chúng tôi triển khai
đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu đối chiếu để làm sáng tỏ
những đặc điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ
thông thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó rút ra
nhận xét để có những đề xuất nhằm giúp cho việc dạy và học thuật ngữ Toán
học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời sẽ
có ích cho việc biên soạn giáo trình chuyên ngành này trong các trường Đại
học và Cao đẳng.
4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ Toán học thông
dụng tiếng Anh và tiếng Việt trên các mặt cấu tạo và ngữ nghĩa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các thuật ngữ
Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt qua các từ điển: Ngô Thúc
Lanh – Đoàn Quỳnh – Nguyễn Đình Trí, 2001, Từ điển Toán học thông
dụng, Nxb Giáo dục [27]; Phan Đức Chính, Lê Minh Khanh, Nguyễn Tấn
Lập, Lê Đình Thịnh, Nguyễn Công Thúy, Nguyễn Bác Văn (1976), Từ điển
Toán học Anh – Việt, Nxb KH và KT (khoảng 17 000 từ) [9] và có tham
khảo một số từ điển khác.
Ngoài những nguồn tư liệu đã được đề cập trên, chúng tôi cũng có tham
khảo một số trang web có liên quan đến hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được một cách có hiệu quả mục đích nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi đã vận dụng các kiến thức và phương pháp của ngôn ngữ học hiện
đại, sử dụng các phương pháp đối chiếu ngôn ngữ học, các thủ pháp đối chiếu
và một số phương pháp bổ trợ khác để xác định các lĩnh vực đối chiếu, miêu
tả các lĩnh vực đó và so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ học: Phương pháp này
được áp dụng để xác định diện đối chiếu và so sánh đối chiếu. Trong đó
chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa để thống
kê, tính toán các số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó để
so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ Toán
học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
5
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Phương pháp này được áp dụng
để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu. Để miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể,
chúng tôi sử dụng các thủ pháp miêu tả.

- Thủ pháp miêu tả cấu tạo từ: Giúp nhanh chóng xác định được yếu tố
cũng như quy luật, các phương thức cấu tạo các thuật ngữ. Đây là phương pháp
giúp chúng tôi phân tích và miêu tả đặc điểm cấu tạo cơ bản của hệ thống thuật
ngữ Toán học thông dụng trong tiếng Anh để đối chiếu với tiếng Việt.
- Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp: Thủ pháp này được áp dụng để
phân tích cấu tạo thuật ngữ theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố
cấu tạo nên thuật ngữ. Từ đó, tìm ra các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ Toán
học thông dụng, các mô hình cấu tạo của chúng và các quy luật cấu tạo nên
những thuật ngữ này.
- Thủ pháp trường nghĩa: Áp dụng lí thuyết trường vào việc nghiên cứu
nghĩa, là biểu hiện của xu hướng của ngôn ngữ học hiện đại nhằm xác định hệ
thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như:
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng
để hỗ trợ cho công việc phân chia các phạm vi ngữ nghĩa (trường nghĩa) của
hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thuật
ngữ nói chung và thuật ngữ Toán học thông dụng nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần nghiên cứu, giảng dạy, đối chiếu thuật
ngữ Toán học thông dụng Anh – Việt và phục vụ cho công tác giảng dạy tiếng
Anh chuyên ngành.
6
Chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ giúp ích thiết thực cho việc dạy và
học tiếng Anh chuyên ngành Toán học, biên soạn giáo trình chuyên ngành
này trong các trường Cao đẳng và Đại học và có thể xem như là nguồn tài liệu
tham khảo thiết thực cho những người quan tâm đến lĩnh vực Toán học.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận

Trình bày những vấn đề lý thuyết về thuật ngữ Toán học thông dụng
tiếng Anh và tiếng Việt làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Đặc điểm của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và
tiếng Việt
Trình bày những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ Toán
học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 3: Đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và
tiếng Việt
Đối chiếu những đặc điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và ngữ
nghĩa của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó đưa
ra một số đề xuất trong công tác học tập, nghiên cứu, biên soạn giáo trình và
giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Toán học.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như trên đã đề cập, có thể nhận thấy, thuật ngữ khoa học là một bộ phận
cấu thành không thể thiếu được trong ngôn ngữ khoa học nói riêng và và ngôn
ngữ nói chung. Thuật ngữ được hình thành và phát triển không ngừng cùng với
sự phát triển của khoa học khác nhau trong xã hội loài người và chúng thu hút
không ít sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên toàn thế giới.
1.1. TỪ VỰNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
1.1.1. Từ vựng
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm từ vựng.
Theo Đỗ Hữu Châu, tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là từ vựng
của ngôn ngữ. Vì có nhiều tiêu chí tập hợp khác nhau cho nên có những kiểu từ
vựng khác nhau. Ở đây khái niệm từ vựng được dùng với nghĩa rộng nhất: tập
hợp tất cả các từ của một ngôn ngữ, không phân biệt tiêu chuẩn tập hợp. [8, tr.9]
Theo Nguyễn Thiện Giáp, "từ vựng là chất liệu cần thiết để cấu tạo
ngôn ngữ." [17, tr.15]
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng gồm ba mặt được phân giới rành mạch lẫn

nhau, đó là thành phần cấu tạo âm thanh, các phương tiện từ vựng và các
phương tiện ngữ pháp. Các phương tiện từ vựng được hệ thống hoá trước hết
trong các từ điển và được gọi là các thành phần cấu tạo từ điển. Cách phân
giới các phương tiện ngôn ngữ theo các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp bắt
nguồn từ ngôn ngữ học truyền thống cổ điển và thực chất đã dựa vào hai cơ
sở sau đây: tính chất của thành phần cấu tạo các đơn vị và kiểu loại nội dung
ý nghĩa của các yếu tố trong ngôn ngữ. Cơ sở thứ nhất phân biệt các phương
tiện từ vựng và các phương tiện ngữ pháp với tính cách là những thực thể
8
độc lập của ngôn ngữ (có hình thức và nội dung) với các âm thanh không có
ý nghĩa độc lập. Cơ sở thứ hai phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ
pháp của các yếu tố trong ngôn ngữ. Trong kết cấu ngôn ngữ, ngữ âm và từ
vựng chiếm vị trí ngoại biên: từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa, còn
ngữ âm thuộc vào ngoại biên về chất liệu. Ngữ pháp chiếm vị trí trung tâm.
Nếu từ vựng trực tiếp gọi tên thực tế, ngữ âm trực tiếp được lĩnh hội bởi giác
quan (tai), thì ngữ pháp luôn luôn là gián tiếp. Vì ngữ pháp không có tính
chất cụ thể cho nên mối liên hệ của ngữ pháp với thực tế chỉ được thực hiện
thông qua từ vựng. Ngữ pháp cũng không trực tiếp lĩnh hội được mà phải
thông qua ngữ âm.
Sự phân chia ngôn ngữ thành ba địa hạt từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm
còn dựa vào phẩm chất của các quá trình trừu tượng hoá. Trong ngôn ngữ,
trừu tượng hoá có mặt ở mọi hiện tượng ngôn ngữ, không có nó thì ngôn ngữ
không thể là ngôn ngữ. Nhưng vai trò và tính chất của trừu tượng hoá ở các
địa hạt khác nhau của kết cấu ngôn ngữ là khác nhau. Trừu tượng hoá từ vựng
thể hiện ở chỗ: từ - đơn vị cụ thể nhất của ngôn ngữ - không trực tiếp tương
quan với sự vật mà từ đó gọi tên mà tương quan với cả một loạt sự vật. Trừu
tượng hoá ngữ pháp không đụng chạm đến các sự vật và các khái niệm riêng
biệt. Trừu tượng hoá ngữ âm thể hiện ở chỗ, từ một số âm vị có thể là những
đơn vị có nghĩa khác nhau trong ngôn ngữ, v.v Chính sự khác nhau về chất
của trừu tượng hoá từ vựng với trừu tượng hoá ngữ pháp và trừu tượng hoá

ngữ âm đã quy định những kiểu đơn vị khác nhau cho mỗi địa hạt.
Nếu chiết tự, vựng là một yếu tố gốc Hán, có nghĩa là “sưu tập, tập
hợp”, do đó, từ vựng sẽ là “sưu tập, tập hợp các từ của ngôn ngữ”. Trong thực
tế, nội dung của khái niệm này rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm các từ mà
còn bao gồm cả các ngữ, tức là những cụm từ sẵn có, tương đương với từ,
9
chẳng hạn các thành ngữ tiếng Việt như: nước đổ lá khoai, mẹ tròn con
vuông, xanh vỏ đỏ lòng, Tuy nhiên, trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị
cơ bản. Ngữ không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên,
muốn có các ngữ, trước hết phải có các từ.
1.1.2. Các đơn vị từ vựng
Có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân chia các đơn vị từ vựng,
tiêu biểu là những quan niệm của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp.
Theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu, từ vựng được phân chia thành từ và
ngữ. Trong đó từ được phân chia thành các kiểu loại là từ đơn và từ phức. Từ
đơn là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hóa, là những từ chỉ có một
hình vị. Từ phức là những từ do hơn một hình vị tạo nên theo các phương
thức phức hóa hiện hành trong tiếng Việt. Các từ phức lại được phân chia
theo phương thức đã tạo nên chúng, gồm có các từ ghép và từ láy. Lần lượt
các từ ghép và từ láy được phân chia thành những kiểu nhỏ hơn tùy theo sự
đồng nhất về kiểu loại hình thức và về cơ chế ngữ nghĩa chung cho những từ
trong cùng kiểu nhỏ đó. Trên cơ sở đó, từ ghép được phân chia thành từ ghép
hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa. Từ láy cũng được phân chia thành các tiểu
loại khác nhau.
Theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp, từ vựng được phân chia thành
các từ và ngữ định danh. Ngữ định danh lại được phân chia thành các kiểu
loại nhỏ hơn là ngữ định danh hợp kết và ngữ định danh hòa kết.
1.1.2.1. Từ
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển
nhiên, có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là

ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó
10
thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Chính các từ đã biến đổi và kết
hợp ở trong câu theo quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ. Mặc dù từ luôn luôn
ám ảnh tư tưởng chúng ta như một đơn vị trung tâm trong toàn bộ cơ cấu của
ngôn ngữ, nhưng khái niệm này rất khó định nghĩa. Cái khó nhất trong việc
định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc
điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một
ngôn ngữ. Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang chức năng
định danh (số từ, thán từ, các từ phụ trợ); có từ biểu thị khái niệm, có từ chỉ là
dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ); có từ liên hệ với những sự vật,
hiện tượng ngoài thực tế (các thực từ), có từ lại chỉ biểu hiện những quan hệ
trong ngôn ngữ mà thôi (các hư từ); có từ có kết cấu nội bộ, có từ không có
kết cấu nội bộ, có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ
chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thôi, v.v… Vì vậy, không có sự thống nhất
trong cách định nghĩa và miêu tả các từ. Hiện nay có tới trên 300 định nghĩa
khác nhau về từ. Nói chung, không có định nghĩa nào về từ làm mọi người
thỏa mãn. Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc,
có thể chấp nhận định nghĩa từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ,
độc lập về ý nghĩa và hình thức.
Trong tiếng Việt những tiếng như: ba, bốn, đây, đó, ta, tôi, nhà, cày,
đi, cười, đẹp, tốt , và, với, tuy, nhưng, ối, ái, à, ư, nhỉ, nhé đều được mọi
người nhất trí coi là từ. Lí do là:
- Chúng đều là những cấu trúc vừa có tính hoàn chỉnh, không thể xen
thêm một đơn vị nào vào giữa, vừa có tính độc lập, có thể tách rời khỏi những
đơn vị khác một cách dễ dàng.
Về mặt ngữ âm, chúng đều là những âm tiết cấu tạo theo đúng nguyên
tắc ngữ âm của tiếng Việt hện đại.
11
Về mặt chính tả, chúng được viết liền thành một khối theo đúng quy tắc

chính tả hiện hành.
- Chúng đều biểu thị những sự vật, hiện tượng và những quan hệ của
thực tại. Có những đơn vị vừa có chức năng định danh, lại vừa có chức năng
dẫn xuất, vừa có chức năng biểu niệm, như: nhà, cây, đi, cười, đẹp, tốt
Có những đơn vị chỉ có chức năng dẫn xuất và chức năng biểu niệm mà
không có chức năng định danh như: và, với, tuy, nhưng, sẽ, đang Lại có
những đơn vị chỉ dẫn xuất tình thái, cảm xúc nào đó trong thực tại chứ không
có chức năng định danh như: à, ôi, ối, ái Những đơn vị như: tôi, nó, đấy,
đó, nọ, kia tự thân không biểu thị khái niệm, cũng không dẫn xuất, định
danh cái gì cả, nhưng chúng vẫn có ý nghĩa và ý nghĩa đó chỉ bộc lộ trong
những hoàn cảnh nhất định. Như vậy, ý nghĩa của những đơn vị (những tiếng)
đang xét rất đa dạng; nhưng trong bất cứ trường hợp nào ta cũng thấy sự gắn
bó không tách rời nhau giữa mặt hình thức vật chất với mặt nội dung ý nghĩa.
- Cuối cùng, các đơn vị như vừa nêu trên đều tham gia cấu tạo câu nói.
Tuỳ theo tính chất ý nghĩa của mình, chúng có thể đảm nhận những chức
năng ngữ pháp khác nhau ở trong câu. Những đơn vị như: bàn, nhà, đi, đẹp,
tốt có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ Những đơn vị như: những, các,
vẫn, đều, mãi, rồi luôn luôn đi kèm theo những đơn vị biểu thị sự vật, hành
động, tính chất; bổ sung thêm ý nghĩa cho những đơn vị đó. Những đơn vị
như: của, để, vì, bởi, nên, và, với, mà, thì làm chức năng liên kết các từ,
nhóm từ hay mệnh đề trong câu. Còn những đơn vị như: à, hả, ái, ối, ôi, ơi
thì đem lại cho câu nói tính tình thái nào đó.
Những đặc trưng của cả mặt phương tiện vật chất lẫn mặt chức năng, ý
nghĩa trên đây đã làm cho những đơn vị đang xét trở thành một loại đơn vị
12
thực tại, hiển nhiên nhất đối với mỗi người nói tiếng Việt, tức là trở thành từ
của tiếng Việt.
So với từ của các ngôn ngữ Ấn – Âu thì từ của tiếng Việt có những đặc
điểm sau:
- Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Trong các ngôn ngữ Ấn –

Âu, từ có thể đơn tiết, có thể đa tiết. Trong Việt ngữ, mỗi từ là một âm tiết,
nếu phân tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn nữa thì chỉ có thể thu được
những âm vô nghĩa. Ví dụ: đẹp là một từ có nghĩa; nhưng nếu phân tích ra
thành /đ/, /e/, /p/ thì đó chỉ là những âm hoàn toàn không có nghĩa. Như vậy,
từ của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Đây là một đặc điểm khác hẳn
với các ngôn ngữ Ấn – Âu – những ngôn ngữ mà từ có thể gồm nhiều hình vị.
- Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm (ví dụ: lời và nhời, trăng và
giăng, nhăn và dăn), biến thể từ vựng – ngữ nghĩa (ví dụ: các ý nghĩa khác
nhau của từ ăn, v.v ) nhưng không có biến thể hình thái học. Dù đứng trong
câu hay đứng lẻ một mình, bao giờ chúng cũng giữ nguyên một hình thức.
Đây là điều khác hẳn các ngôn ngữ Ấn – Âu: ở các ngôn ngữ này, từ có thể
tồn tại dưới nhiều từ hình khác nhau.
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với nhau ở
trong từ tiếng Việt. Vì vậy, ý nghĩa của từ tiếng Việt thường có tính chất trừu
tượng, khái quát. Chỉ khi kết hợp với các từ khác ý nghĩa của nó mới được cụ
thể hoá. So sánh:
đẹp : khái niệm đẹp nói chung
cái đẹp : đẹp với tính cách một sự vật
người đẹp : đẹp với tính cách một tính chất
đẹp ra : đẹp với tính cách một quá trình
13
Ở các ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được
biểu thị bằng những bộ phận khác nhau của từ. Nhờ có các dạng của từ mà ý
nghĩa của từ bao giờ cũng cụ thể xét về mặt ngữ pháp.
Đến đây, có thể định nghĩa từ của tiếng Việt như sau:
Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu
nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền. [17, tr.69]
1.1.2.2. Ngữ định danh
Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hoá của loài
người là sự mở rộng bất thường của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có

quan hệ chằng chéo, phức tạp với ự tăng trưởng vũ bão về số lượng và sự đa
dạng của tư tưởng mà con người có thể truyền đạt được. Bằng ngôn ngữ, con
người thông báo không những chỉ cảm xúc, tri thức, mà cả một số lượng vô
hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên
ngoài con người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số
lượng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là
phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Những
đơn vị như thế được gọi là ngữ.
Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có
nhiều đặc điểm giống với từ:
+ Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ,
+ Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể
là cơ sở để cấu tạo các từ mới,
+ Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực
tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.
Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ.
14
- Tính cố định
Tính cố định của một kết hợp một yếu tố nào đó với các yếu tố khác được
đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự xuất hiện đồng thời của các
yếu tố còn lại của kết hợp (trong trật tự nhất định với yếu tố được dự đoán).
Tính cố định của một kết hợp có thể tính theo bất cứ yếu tố nào của nó.
Nhưng trên thực tế, muốn miêu tả một kết hợp, để tiện lợi, người ta lấy tính
cố định lớn nhất, tức là tính cố định được tính theo yếu tố có khả năng dự
đoán lớn nhất sự xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại.
Tính cố định của kết hợp có thể thay đổi từ 1 đến 0. Tính cố định bằng 1
(tức là 100%), nếu yếu tố dự đoán không được gặp ở ngoài kết hợp đó. Thí dụ:
Dưa hấu (đối với hấu), dai nhách (đối với nhách) của tiếng Việt.
Tính cố định của kết hợp bằng 0, nếu các yếu tố không được gặp trong kết
hợp đó, chẳng hạn các kết hợp vô lí: tóc và đi, cùng nhưng, hột líp, lá sàn, v.v

Bởi vì đại lượng tính cố định có thể có mọi giá trị từ 1 đến 0, cho nên
nếu dùng từ chặt chẽ không thể gọi các kết hợp một cách đơn giản là “cố
định” hoặc “không cố định”. Mọi kết hợp đều có tính cố định đến mức nào
đó. Điều đó phù hợp với thực tế khách quan của lời nói, ở đó không có sư đối
lập giữa kết hợp tuyệt đối cố định và kết hợp tuyệt đối không cố định, mà chỉ
có những kết hợp khác nhau về mức cố định.
Nhưng bởi vì trong thực tế và trên lí thuyết, người ta thường chú ý đến
những kết hợp có tính cố định cao, cho nên, để ngắn gọn, có thể gọi một cách
ước lệ những kết hợp như thế là có tính cố định, còn những kết hợp còn lại là
không cố định. Cái ngưỡng của tính cố định được lựa chọn một cách võ đoán,
xuất phát từ mục đích thực tế.
15
Tính cố định của kết hợp, tức là khả năng dự đoán lớn nhất của một yếu
tố của kết hợp đối với các yếu tố còn lại, được tính trên cơ sở điều tra thống
kê các văn bản (tiến hành quan sát những trường hợp xuất hiện của yếu tố đã
cho trong văn bản và vạch ra tất cả những yếu tố còn lại của kết hợp xuất hiện
trong bao nhiêu trường hợp ấy. Nhờ đó, người ta có thể tính xác suất dự
đoán). Nhưng hiện nay người ta chưa thực hiện đầy đủ công việc điều tra cần
thiết đối với các văn bản. Có lẽ không thể làm được công việc đó nếu không
dùng máy tính điện tử.
Dầu sao chăng nữa, hiện nay vẫn có thể dùng khái niệm tính cố định
sau khi tạm thời quy định áng chừng xác suất căn cứ vào những cảm giác chủ
quan hoặc căn cứ vào sự điều tra một số tài liệu không lớn lắm.
Đối với tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường quan niệm một tổ hợp
được coi là có tính cố định khi:
+ Có trật tự ngược cú pháp tiếng Việt: Thí dụ: văn học, hải quân, công
nghiệp, bệnh viện, cao điểm,
+ Có chứa đựng những thành tố không hoạt động độc lập. Thí dụ: quốc
gia, chợ búa, dai nhách, khách khứa, hổn hển, lưa thưa,
- Tính thành ngữ

Theo cách hiểu thông thường, một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ
khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của
những bộ phận tạo thành. Vì các khái niệm nghĩa và ý nghĩa chưa được làm
sáng tỏ cho nên có thể sử dụng yếu tố tương đương khi dịch để định nghĩa
tính thành ngữ.
Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một
từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu
16
tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các
yếu tố còn lại của tổ hợp (trong trật tự nhất định). Thêm vào đó, từ này có
thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại và khi ấy nó được dịch bằng
một yếu tố khác.
Trong định nghĩa trên, có ba nhân tố cần chú ý:
+ Trong tổ hợp thành ngữ tính phải có ít nhất một từ có khả năng dịch
duy nhất, tức là khả năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tại đồng thời một
hoặc một số từ nào đó. Thí dụ:
Mẹ tròn con vuông có nghĩa là người đàn bà ở cữ và con đều bình yên
mạnh khoẻ. Vuông và tròn chỉ có nghĩa là bình yên, mạnh khoẻ khi kết hợp
với các từ mẹ và con.
Kỉ luật sắt là kỉ luật nghiêm khắc. Từ sắt chỉ có nghĩa là nghiêm khắc
khi kết hợp với kỉ luật.
+ Trong tổ hợp thành ngữ tính, từ có cách dịch duy nhất chỉ có được
cách dịch đó khi nó xuất hiện đồng thời với tất cả những yếu tố còn lại. Điều
kiện này là cần thiết để tách tổ hợp thành ngữ tính ra khỏi những đơn vị
phức tạp hơn mà tổ hợp đó là một thành phần. Thí dụ: Phải thực hiện kỉ luật
sắt không phải là tổ hợp thành ngữ tính bởi vì từ sắt có cách dịch duy nhất
ngay cả khi vắng mặt các từ phải thực hiện. Chỉ kỉ luật sắt mới là tổ hợp
thành ngữ tính vì sắt có cách dịch duy nhất khi xuất hiện kỉ luật. Tương tự,
từ như trong như nước đổ lá khoai, như nước đổ đầu vịt không nằm trong tổ
hợp thành ngữ tính.

+ Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ tính phải được
gặp ở ngoài tổ hợp đó, và khi ấy nó có cách dịch khác. Điều kiện này cho
17
phép phân biệt tổ hợp thành ngữ tính với những tổ hợp không có tính thành
ngữ nhưng lại có tính cố định rất cao.
Trong tiếng Việt, cụm từ cò lửa có tính thành ngữ vì lửa trong kết
hợp với cò, chỉ một loại cò có lông màu đỏ. Trong những cách dùng khác,
lửa lại có những ý nghĩa khác: bếp đỏ lửa, lửa lòng Những tổ hợp như bồ
hóng, bù nhìn, ái quốc, nông nghiệp, tuy có tính cố định nhưng không có
tính thành ngữ.
Theo quan niệm đã trình bày, tính cố định và tính thành ngữ là những
thuộc tính hoàn toàn độc lập. Tổ hợp có thể có tính cố định mà không có tính
thành ngữ, hoặc ngược lại.
Dựa vào hai thuộc tính này, tùy theo đặc điểm của từng ngôn ngữ cụ
thể mà người ta chia ra các kiểu ngữ khác nhau trong các ngôn ngữ. Chẳng
hạn, ở tiếng Việt, người ta phân biệt các loại ngữ như: thành ngữ, quán ngữ,
ngữ định danh.
Ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái
niệm nào đó của thực tế. Nó bao gồm những cụm từ thường được gọi là từ
ghép như: xe đạp, máy tiện, cá vàng, cà chua, áo dài, v.v và những cụm từ
thường được gọi là ngữ cố định như: đường đồng mức, phương nằm ngang,
máy hơi nước, v.v [17, tr.70]
Ngữ định danh được phân chia làm hai loại: ngữ định danh hợp kết và
ngữ định danh hòa kết.
- Ngữ định danh hợp kết là những cụm từ mà ý nghĩa của chúng có thể
phân tích thành những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận
tạo thành.
18
- Ngữ định danh hòa kết là những cụm từ mà ý nghĩa của chúng không
thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận

tạo thành. Nói cách khác, ý nghĩa của các bộ phận tạo thành ngữ định danh
hòa kết mất tính độc lập, hòa lẫn với nhau để cùng biểu thị một khái niệm.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng
Anh và tiếng Việt, chúng tôi thống nhất theo quan niệm của Nguyễn Thiện
Giáp và đề xuất gọi tên các thuật ngữ có cấu tạo là từ tức là có một yếu tố
mang nghĩa (một hình vị) là những thuật ngữ đơn, còn các thuật ngữ có cấu
tạo là ngữ định danh tức là có từ hai từ trở lên là những thuật ngữ phức.
1.2. THUẬT NGỮ
1.2.1. Khái niệm thuật ngữ
Mặc dù vấn đề “thuật ngữ” đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng phải tới
thế kỷ XX, thuật ngữ học mới thực sự khẳng định như một ngành khoa học.
Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng sau: thứ nhất là do
kết quả quan sát quá trình hình thành lý thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của
một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên dụng; thứ hai là do trên
thực tế, trong giao tiếp, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi như những từ có
ứng dụng độc lập.
Tuy nhiên, thuật ngữ của mỗi ngành khoa học lại tạo dựng cho mình
các cơ sở xây dựng những hệ thống thuật ngữ khác nhau, vì thế chúng có đặc
thù riêng. Chẳng hạn, trong sinh học và y học, thuật ngữ mang tính nước đôi
(những đồ vật, hiện tượng cần được miêu tả bằng thuật ngữ được gọi tên bằng
các từ La Tinh tương ứng với các thuật ngữ bằng ngôn ngữ văn học). Ngược
lại trong hoá học, thuật ngữ mang tính quốc tế, được xây dựng trên cơ sở
tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Thuật ngữ toán học và vật lý học, xét về mặt
từ nguyên, có phần mang tính ngẫu nhiên. Chúng phụ thuộc vào hình ảnh mà
19
người tạo ra chúng đưa vào thuật ngữ và được xây dựng bằng vốn từ vựng có
nguồn gốc từ thực tiễn các ngôn ngữ khác nhau. Vì thế, để có cách nhìn xác
đáng hơn về thuật ngữ, cần đặt thuật ngữ trong một bức tranh toàn cảnh nói
chung và hệ thống từ vựng của ngôn ngữ nói riêng.
Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi người ta tìm

cách định nghĩa chúng. Để hình dung rõ hơn về thuật ngữ khoa học, trước hết
hãy đến với quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Âu - Mỹ, các quốc gia có
nền công nghệ thông tin phát triển sớm, nhanh và mạnh, mảnh đất tốt cho sự
phát triển của ngôn ngữ khoa học, điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát
triển của thuật ngữ khoa học.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của
ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của
các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con
người. Ví dụ như các thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân, v.v trong toán
học; tư bản, tích luỹ, giá trị thặng dư, v.v trong kinh tế học; bộ tộc, bộ lạc,
huyết thống, v.v trong sử học; âm vị, âm tiết, hình vị, v.v trong ngôn ngữ
học, v.v Hệ thuật ngữ trước hết gắn liền với hệ thống các khái niệm của một
khoa học nhất định. Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các
hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng
với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. [17, tr.270]
Từ quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp, chúng tôi xác định có hai loại
thuật ngữ là thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức.

×