TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN THỦY SẢN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ LINH ỐNG,
CÁ CHỐT SỌC, CÁ LĂNG PHÂN BỐ Ở
TỈNH AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VÕ THANH TÂN
Long Xuyên, tháng 03 năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN THỦY SẢN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ LINH ỐNG,
CÁ CHỐT SỌC, CÁ LĂNG PHÂN BỐ Ở
TỈNH AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VÕ THANH TÂN
Cán bộ phối hợp: Ths. PHAN THỊ THANH VÂN
Long Xuyên, tháng 03 năm 2009
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Phòng Ban Trường Đại Học An
Giang, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên, cùng
Anh/Chị đồng nghiệp Bộ môn Thủy sản (Cơ Sở 2) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện và hoàn thành đề tài trong thời gian qua.
Xin gởi lời cảm ơn đến:
- PGs.Ts Nguyễn Thanh Phương và Ts Trần Đắc Định, Khoa Thủy
Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cho phân tích và
định danh các loài cá trong thời gian qua.
- Ths. Phan Thị Thanh Vân đã cùng cộng tác tích cực trong suốt thời g
ian
thực hiện đề tài.
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trong một năm, từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12
năm 2008 tại tỉnh An Giang. Nội dung của đề tài là xác định thành phần loài cá nước
ngọt phân bố ở các thủy vực khác nhau của huyện An Phú, huyện Tân Châu và Thị
xã Châu Đốc, từ đó xác định đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá kinh tế
phổ biến.
Kết quả khảo sát và định danh đã xác định được 100 loài cá thuộc 32 họ của 12
bộ, trong đó chiếm ưu thế nhất là bộ Cypriniformes chiếm 36%, kế đến là bộ
Siluriformes chiếm 24%, bộ Perciformes chiếm 22% và các bộ khác chỉ chiếm 18%.
Kết quả nghiên cứu cũng xác định 3 loài cá di nhập đã phát tán ra trong các thủy vực
tự nhiên là cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus), cá rô phi vằn (Oreochromis
niloticus) và cá chim trắng (Piaractus brachypomum).
Ngoài ra, một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá linh ống (Henicorhynchus
siamensis), cá chốt sọc (Mystus mysticetus) và cá lăng (Mystus wyckii) cũng được
xác định. Kết quả cho thấy, hệ số thành thục (GSI) đạt giá trị cao nhất của các loài
dao động từ 12,43% đến 19,38%, trong đó thấp nhất ở cá cá lăng (12,43%) và cao
nhất ở cá chốt sọc (19,38%). Mùa vụ sinh sản của chúng vào đầu mùa mưa, tháng
6 – 7 là mùa vụ sinh sản tập trung. Sức sinh sản tuyệt đối của những loài dao động từ
3.513 đến 17.706 trứng/cá cái, thấp nhất 3.513 ± 952 trứng/cá cái ở cá chốt sọc và
cao nhất ở cá lăng 17.706 ± 7.478 706 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối dao động
từ 196 đến 294 trứng/g cá cái, thấp nhất là 196 ± 53 trứng/g cá cái ở cá linh ống và
cao nhất là 294 ± 37 trứng/g cá cái ở cá chốt sọc.
Từ khóa: Thành phần loài, hệ số thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản.
.
iii
ABSTRACT
The study was conducted for one year during January to December, 2008 in An
Giang province. The objective was to identify the species compositions of freshwater
fish distributed in different water bodies of An Phu, Tan Chau districts and Chau Doc
town in order to determine the reproduction biological characteristics of some
commonly economical valuable species.
One hundred fish species were completely identified belonging to 32 families of
12 orders in which Cypriniformes, Siluriformes and Perciformes were more
dominant accounting for 36%, 24% and 22%, respectively, and the other orders
accounted for 18%. Results of the study also indicated that three introduced species
have dispersed extensively in all natural water bodies in An Giang including
Hypostomus plecostomus, Oreochromis niloticus and Piaractus brachypomum.
In addition, some characteristics of biological reproduction of Henicorhynchus
siamensis, Mystus mysticetus and Mystus wyckii were also determined. The results
showed that the gonadal somatic index (GSI) of these species ranged from 12,43% to
19,38%, in which lowest GSI was for Mystus wyckii (12,43%) and highest GSI was
for Mystus mysticetus(19,38%). The spawning seasons of most species were taken
place in the early raining season during June to July. The absolute fecundity of these
species ranged from 3.513 to 17.706 eggs/female fish, lowest fecundity was for
Mystus mysticetus (3.513 ± 952 eggs/female fish) and the highest (17.706 ± 7.478
eggs/female fish) found in Mystus wyckii. The relative fecundity ranged from 196 to
294 eggs/gram female fish, the lowest fecundity was in Henicorhynchus siamensis
(196 ± 53 eggs/gram female fish) and the highest (294 ± 37 eggs/gram female fish)
found in Mystus mysticetus.
Keywords: Species composition, GSI, Spawning Season, Fecundity
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ .................................................................................................................... i
Tóm tắt ....................................................................................................................... ii
Abstract .......................................................................................................................iii
Mục lục .......................................................................................................................iv
Danh sách bảng ..........................................................................................................vii
Danh sách hình..........................................................................................................viii
Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................ix
Chương 1 Mở đầu ...................................................................................................... 1
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.................................................................... 1
Mục tiêu .......................................................................................................... 1
Nội dung.......................................................................................................... 2
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2
1. Đối tượng ................................................................................................. 2
2. Phạm vi ................................................................................................. 2
III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 2
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 2
1.1 Sự đa dạng hóa giống loài cá ở lưu vực sông Mekong .................... 2
1.2 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam................. 3
1.3 Nguồn lợi cá nước ngọt tỉnh An Giang............................................ 5
1.3.1 Tổng quan về An Giang....................................................... 5
1.3.2 Hiện trạng nghề cá và nguồn lợi cá nước ngọt ở tỉnh AG ..10
1.3.3 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt ở tỉnh AG ...12
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................14
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................14
2.2 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................14
2.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................14
2.3.1 Phương pháp thu và phân tích mẫu.....................................14
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu...................................................16
2.3.3 Các chỉ số tính.....................................................................16
Chương 2 Kết quả thảo luận .....................................................................................19
I. Nguồn lợi cá nước ngọt tỉnh An Giang..........................................................19
v
1. Thành phần loài cá nước ngọt phân bố ở tỉnh An Giang. ........................19
2. Phân nhóm cá theo đặc điểm sinh thái.....................................................32
2.1 Nhóm cá nội đồng...........................................................................32
2.2 Nhóm cá sông..................................................................................32
2.3 Nhóm cá vùng ngập lũ ....................................................................33
3. Một số loài cá di nhập phân bố trong các thủy vực TN ở tỉnh AG..........34
3.1 Cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus) ........................................34
3.2 Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ...........................................36
3.3 Cá chim trắng (Colossoma brachypomum).....................................37
4. Một số loài cá kinh tế phân bố trên các thủy vực tỉnh An Giang.............39
5. Những loài cá có dấu hiệu suy giảm trong các thủy vực ở tỉnh AG ........42
II. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá linh ống, cá chốt sọc và cá lăng..............43
1. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá linh ống (H. siamensis) ...................43
1.1 Vị trí phân loại và phân bố..............................................................43
1.2 Hình thái cấu tạo .............................................................................44
1.3 Đặc điểm sinh trưởng......................................................................45
1.4 Đặc điểm thành thục sinh dục.........................................................46
1.4.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục .........................................46
1.4.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục của TSD cá............47
1.4.3 Hệ số thành thục (GSI)........................................................49
1.5 Sức sinh sản.....................................................................................50
1.5.1 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối................50
1.5.2 Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và k.lượng thân....52
2. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chốt sọc (Mystus mysticetus)............53
2.1 Vị trí phân loại và phân bố..............................................................53
2.2 Hình thái cấu tạo .............................................................................54
2.3 Đặc điểm sinh trưởng......................................................................54
2.4 Đặc điểm thành thục sinh dục .........................................................55
2.4.1 Sự biến động các giai đoạn thành thục của TSD cá............55
2.4.2 Hệ số thành thục (GSI)........................................................56
2.5 Sức sinh sản.....................................................................................57
3..5.1 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối................57
3.5.2 Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và k.lượng thân ...59
vi
3. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá lăng (Mystus wyckii).........................59
3.1 Vị trí phân loại và phân bố..............................................................59
3.2 Hình thái cấu tạo .............................................................................60
3.3 Đặc điểm sinh trưởng......................................................................61
3.4 Đặc điểm thành thục sinh dục .........................................................62
3.4.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục .........................................62
3.4.2 Sự biến động các giai đoạn thành thục của TSD cá............64
3.4.3 Hệ số thành thục (GSI)........................................................65
3.5 Sức sinh sản.....................................................................................66
3..5.1 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối................66
3.5.2 Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và k.lượng thân ...67
Chương 3 Kết luận và đề xuất...................................................................................69
I. Kết luận..........................................................................................................69
II. Đề xuất ...........................................................................................................69
Tài liệu tham khảo......................................................................................................70
Phụ lục 1. Hình ảnh một số loài cá kinh tế phân bố ở tỉnh AG năm 2008.................74
Phụ lục 2. Chỉ tiêu hình thái các loài cá nước ngọt phân bố ở tỉnh AG 2008............80
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Danh sách các loài cá đặc hữu của sông Mekong .........................................3
Bảng 2: Danh sách 3 loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ở hạ lưu sông Mekong .............3
Bảng 3: Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh An Giang từ 2003 – 2007.....................11
Bảng 4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh AG từ 2003 – 2007......................12
Bảng 5: Các loài cá có nguy cơ biến mất, ít gặp......................................................13
Bảng 6: Thành phần các loài cá phân bố ở tỉnh An Giang năm 2008......................19
Bảng 7: So sánh thành phần loài cá xác định được ở tỉnh An Giang với
nghiên cứu của các tác giả khác..................................................................27
Bảng 8: Thành phần cá đồng có giá trị kinh tế cao ở tỉnh An Giang.......................32
Bảng 9: Thành phần cá sông có giá trị kinh tế cao ở tỉnh An Giang .......................33
Bảng 10: Thành phần cá vùng ngập lũ có giá trị kinh cao tế ở tỉnh AG..................34
Bảng 11: Thành phần cá kinh tế phân bố ở tỉnh An Giang năm 2008 ....................40
Bảng 12: Các giai đoạn thành thục của cá linh ống theo thời gian..........................48
Bảng 13: Hệ số thành thục của cá linh ống theo thời gian.......................................49
Bảng 14: Sức sinh sản của cá linh ống qua các đợt thu mẫu (n=30) .......................51
Bảng 15: So sánh sức SS của cá linh ống với một số loài cá trong họ cá chép .......52
Bảng 16: Các giai đoạn thành thục của cá chốt sọc theo thời gian..........................55
Bảng 17: Hệ số thành thục của cá chốt sọc theo thời gian.......................................56
Bảng 18: Sức sinh sản của cá chốt sọc trong thời gian nghiên cứu (n=30) .............58
Bảng 19: Các giai đoạn thành thục của cá lăng theo thời gian ................................64
Bảng 20: Hệ số thành thục của cá lăng theo thời gian
.............................................65
Bảng 21: Sức sinh sản của cá lăng trong thời gian nghiên cứu (n=30)....................67
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh An Giang năm 2003 – 2007 .................12
Hình 2: Sản lượng thủy sản nuôi tỉnh An giang năm 2003 – 2007..........................12
Hình 3: Sơ đồ bố trí thu mẫu nguồn lợi thủy sản ở tinh An Giang..........................15
Hình 4: Tỷ lệ (%) số lượng các loài cá thuộc bộ ở tỉnh An Giang...........................25
Hình 5: Thành phần số lượng các loài cá thuộc các họ ở tỉnh An Giang.................25
Hình 6: Cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus Linnaeus, 1758) ..........................35
Hình 7: Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus L
innaeus, 1757)..............................37
Hình 8: Cá chim trắng (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818)...........................38
Hình 9: Tỷ lệ (%) số lượng loài cá kinh tế thuộc các bộ..........................................41
Hình 10: Thành phần số lượng các loài cá kinh tế thuộc các họ ở tỉnh AG ............42
Hình 11: Bản đồ phân bố của cá linh ống (Henicorhynchus siamensis)..................44
Hình 12: Cá linh ống Henicorhynchus siamensis (Sauvage, 1881).........................44
hình 13: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của cá linh ống................45
Hình 14: Hình thái buồng trứng của cá linh ống......................................................46
Hình 15: Hình thái buồng tinh của cá linh ống........................................................46
Hình 16: Sự biến động tỷ lệ thành thục của cá linh ống theo thời gian
...................48
Hình 17: Sự biến động về hệ số thành thục trung bình của cá linh ống...................50
Hình 18: Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối với khối lượng thân...................52
Hình 19: Bản đồ phân bố của họ Bagridae ở lưu vực sông Mekong .......................53
Hình 20: Cá chốt sọc (Mystus mysticetus) ...............................................................54
Hình 21: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của cá chốt sọc...............54
Hình 22: Sự biến động tỷ lệ thành thục của cá chốt sọc th
eo thời gian ...................56
Hình 23: Sự biến động HSTT trung bình của cá chốt sọc theo thời gian ................57
Hình 24: Tương quan giữa SSS tuyệt đối với khối lượng thân của cá chốt sọc ......67
Hình 25: Bản đồ phân bố của họ Bagridae ở lưu vực sông Mekong .......................59
Hình 26: Cá lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858).....................................................61
Hình 27: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của cá lăng
.....................62
Hình 28: Hình thái buồng trứng cá lăng giai đoạn III..............................................63
Hình 29: Hình thái buồng trứng cá lăng giai đoạn IV..............................................63
Hình 30: Sự biến động các giai đoạn thành thục của cá lăng theo thời gian ...........65
Hình 31: Biến động hệ số thành thục trung bình của cá lăng theo thời gian ...........66
Hình 32: Quan hệ giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân ..........................68
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TSD: Tuyến sinh dục
GSI : Hệ số thành thục
SSS: Sức sinh sản
TB: Trung bình
T.T.Khoa: Trương Thủ Khoa
T.T.T.Hương: Trần Thị Thu Hương
HSTT: Hệ số thành thục
AG: An Giang
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.000 km
2
, chiếm khoảng 12% diện
tích cả nước. Đây là một vùng đất có tiềm năng to lớn trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp. Hội tụ ở vùng đất này có rất nhiều loài thủy sản giá trị kinh tế cao từ hai
nguồn phân bố tự nhiên và bằng con đường di nhập. Do ngập lụt mùa mưa và nhiễm
mặn mùa khô mà vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn lợi tôm cá tự nhiên rất
đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng khai thác.
An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
3.424 km
2
, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, phần khác giáp với biên
giới Campuchia. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang được coi là lớn
nhất nước. Nơi đây tập trung nhiều loài cá có xuất xứ từ các nước ở lưu vực sông
Mekong đổ về và của các loài cá sinh sản tại chỗ. Tiềm năng to lớn này, được thiên
nhiên ưu đãi cho vùng, đã nuôi sống hàng ngàn người dân từ bao đời nay. Nghề cá
nội địa An Giang đóng góp một phần khá lớn cho sự phát triển kinh tế thủy sản. Sản
lượng khai thác thủy sản nội địa cả nước năm 2006 đạt 193.536 tấn thì các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long đạt 134.130 tấn chiếm 69,30%. Tỉnh An Giang có vị trí đặc biệt
trong khai thác thủy sản nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006, An Giang
đạt sản lượng 53.400 tấn chiếm 39,81% tổng sản lượng khai thác tự nhiên của Đồng
bằng sông Cửu Long và chiếm 27,59% tổng sản lượng khai thác nội địa cả nước. Tuy
nhiên, con người cũng đã tác động không nhỏ đến thiên nhiên như dân số tăng lên
không ngừng cùng với sự khai thác không hợp lý, tác động của sản xuất nông nghiệp
do phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sự ô nhiễm môi trường nước… đã
làm cho nguồn lợi thủy sản nội địa ở tỉnh An Giang nói riêng và Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung suy giảm rõ rệt.
Thành phần giống loài thủy sản ở tỉnh An Giang rất đa dạng, mang nét đặc trưng
cho thủy vực sông, nội đồng và vùng ngập lũ, nhưng số liệu điều tra về những đối
tượng này trong thời gian qua còn hạn chế. Việc đánh giá lại tài nguyên thủy sản,
trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp bảo vệ, khai thác và phát triển hợp lý bền vững
nguồn tài nguyên thủy sản trên thủy vực An Giang là rất cần t
hiết khi mà sản lượng
khai thác ngày một giảm sút.
Để đánh giá nguồn lợi cá tự nhiên ở tỉnh An Giang một cách tương đối trên cơ
sở nghiên cứu thành phần giống loài cá hiện diện và đặc điểm sinh học sinh sản của
một số loài cá nước ngọt phân bố ở tỉnh An Giang nhằm quản lý nguồn lợi thủy sản
một cách bền vững, cũng như phát triển kỹ thuật sinh sản nhân tạo chúng, đề tài
“Khảo sát thành phần loài và đặc điểm sinh học sinh sản của cá linh ống
Henicorhynchus siamensis (Sauvage, 1881), cá chốt sọc (Mystus mysticetus Robert,
1992), cá lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858) phân bố ở tỉnh An Giang” được thực
hiện.
I. MỤC TI
ÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
- Khảo sát về thành phần các loài cá phân bố ở tỉnh An Giang trong năm 2008.
2
- Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của 3 loài cá: cá linh ống
Henicorhynchus siamensis (Sauvage, 1881), cá chốt sọc (Mystus mysticetus Robert,
1992), cá lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858) để làm cơ sở phát triển kỹ thuật sinh
sản nhân tạo các đối tượng này.
2. Nội dung
- Xác định thành phần các loài cá phân bố trong các thủy vực tự nhiên nước
ngọt ở huyện An Phú, huyện Tân Châu và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang trong năm
2008.
- Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá linh ống Henicorhynchus
siamensis (Sauvage, 1881), cá chốt sọc (Mystus mysticetus Robert, 1992), cá lăng
(Mystus wyckii Bleeker, 1858):
○ Quan hệ giữa chiều dài và khối lượng.
○ Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.
○ Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối.
○ Hệ số thành thục.
○ Mùa vụ sinh sản.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguồn lợi cá nước ngọt phân bố ở tỉnh An Giang.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Huyện An Phú, Huyện Tân Châu và Thị xã Châu Đốc
tỉnh An Giang.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Sự đa dạng hóa giống loài cá ở lưu vực sông Mekong
Nguồn lợi thủy sản được coi là nguồn tài nguyên của quốc gia. Sự phong phú về
thành phần giống loài thủy sản có thể được coi như là một chỉ tiêu để đánh giá mức
độ thuận lợi cho sự sống của thủy vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn
lợi cá nội địa suy giảm một cách nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia. Nguyên nhân
do việc khai thác quá mức cùng với các hoạt động khác của con người nên đã làm
thay đổi điều kiện sinh sống của nguồn lợi cá nội địa nói riêng và nguồn lợi thủy sản
ở lưu vực sông Mekong nói chung (Kottelat, 1993; W
elcomme, 2001; Berra, 2001;
Elliott and Hemingway, 2002; Blaber, 1997; Pitcher and Hollingworth, 2002). Một
số nghiên cứu đã khẳng định ở khu vực hạ lưu sông Mekong rất phong phú về thành
phần loài và đa dạng về sự phân bố. Theo các nghiên cứu đã tổng hợp được 18 bộ
với 65 họ và khoảng 500 loài cá nước ngọt phân bố ở vùng hạ lưu sông Mekong
thuộc địa phận Campuchia. Trong đó có nhiều loài mới được ghi nhận và có rất
nhiều loài trong số đó được tìm
thấy ở Thái Lan, Lào và Việt Nam (Kottelat, 1985;
Rainboth and Kottelat, 1987; Kottelat, 2001; Rainboth, 1996).
Gần đây nhất, Poulsen và ctv (2005) đã công bố công trình nghiên cứu về phân
bố và sinh thái của 40 loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mekong. Trong đó có 9
3
loài đặc hữu của sông Mekong (Bảng 1) và 3 loài liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt
chủng (Bảng 2).
Bảng 1: Danh sách các loài cá đặc hữu của sông Mekong
TT Tên tiếng Việt Tên khoa học
1 Cá cháo đại Aaptosyax gypus Rainboth, 1991
2 Cá cườm Đông dương Chitala blanci (d’Aubenton, 1965)
3 Cá linh thùy Cirrhinus lobatus (Smith, 1945)
4 Cá ngựa xám Hampala dispar Smith, 1934
5 Cá đá sông Mekongina erythrospila Fowler, 1937
6 Cá tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1930
7 Cá dảnh xám Puntioplitas falcifer Smịth, 12929
8 Cá cháy Lào Tenualasa thibaudeaui (Durand, 1940)
9 Cá trà sóc Probarbus jullieni Sauvage, 1880
Bảng 2: Danh sách 3 loài cá có nguy cơ tuyệt chủng ở hạ lưu sông Mekong
TT Tên tiếng Việt Tên khoa học
1 Cá tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1930
2 Cá cháy Lào Tenualasa thibaudeaui (Durand, 1940)
3 Cá trà sóc Probarbus jullieni Sauvage, 1880
1.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về
nguồn lợi cá nước ngọt của các tác giả: Mai Đình Yên (1978), Mai Đình Yên và ctv
(1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Kottelat (2001) và
Kottelat (2004). Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã phân loại, mô tả các loài
thủy sản nước ngọt hiện có trong các loại hình thủy vực ở Việt Nam. Theo Mai Đình
Yên và ctv (1992) thì các loài cá nước ngọt ở Nam bộ có 255 loài thuộc 41 họ của 14
bộ. Còn theo Bộ Thủy sản (1996), khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có 544 loài, 228
giống, 57 họ. Theo Kottelat (2001) thì có 268 loài cá nước ngọt phân bố ở khu vực
miền Bắc Việt Nam. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001) và Nguyễn Văn Hảo
(2005) ghi nhận khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có trên 700 loài, 243 giống, 58 họ.
Tuy nhiên, theo Fishbase.org (truy cập ngày 25/7/2008) thì ghi nhận chỉ có 625 loài
cá nước ngọt ở Việt Nam. Điều này cho thấy có sự khác biệt về số lượng loài giữa
các tác giả khi khảo sát về khu hệ cá nước ngọt của Việt Nam.
Theo FAO (1999), nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam góp phần quan trọng tạo nên
thu nhập cho gần 50% cộng đồng ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, sản lượng khai thác
của một số loài đã bị giảm sút đáng kể, với hơn 241 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng
(Nguyễn Văn Chiê
m, 2002). Số loài có giá trị kinh tế bị đe dọa cao hơn gấp 9 lần so
với trước năm 1990 (Phạm Thành, 2002). Nguyên nhân là do khai thác với cường độ
cao, ô nhiễm môi trường, phá hủy môi trường sống và nơi sinh sản của các loài thủy
sản (Bộ Thủy sản, 2005). Trong khi đó, để có được một hệ sinh thái bền vững nhằm
khai thác ổn định nguồn lợi trong hệ sinh thái đó, điều quan trọng là phải duy trì tính
đa dạng về thành phần loài (Charles, 2001). Ngoài ra, King (1995) cũng cho thấy
một trong những mục tiêu quan trọng của công tác quản lý nghề cá là phải đảm bảo
cho hệ sinh thái phát triển bền vững đồng thời duy trì trữ lượng tối thiểu cho từng
loài.
4
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), nguồn lợi thủy sản ở
ĐBSCL có 13 bộ với 39 họ và 173 loài cá. Theo Đoàn Văn Tiến và Mai Thị Trúc
Chi (2005) đã khảo sát được 193 loài thuộc 40 họ và 13 bộ, đa số các loài cá khảo sát
được thuộc 3 bộ Cypriniformes, Perciformes và Siluriformes được chia thành 3
nhóm chính:
Nhóm cá sông: chủ yếu sống nước ngọt có các họ Cyprinidae, Siluridae,
Pangasiidae, Labotidae, Bagridae…
Nhóm cá đồng: sống chủ yếu ở đồng ruộng, thỉnh thoảng bắt gặp ở kinh mương
như Clariidae, Channidae, Belonidae, Synbranchidae…
Nhóm cá nước lợ: sống chủ yếu ở vùng cửa sông di cư ngược về vùng nước ngọt
để tìm mồi hoặc sinh sản như Eleotridae, Gobiidae, Muilidae, Leiognathidae,
Trichuridae, Megalopidae…
Ngoài ra, cũng có hiện diện một số loài cá từ biển đi vào vùng gần cửa sông như:
Tenualosa thibaudeaui, Tenualosa toli (Clupeidae), Lycothrissa crocodilus
(Engraulidae)…
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở khu vực ĐBSCL được đánh giá là rất đa
dạng về thành phần loài cũng như phong phú về sản lượng (Đoàn Văn Tiến và Mai
Thị Trúc Chi, 2005; Trần Kim Hằng, 2005). Tuy nhiên, thành phần loài xuất hiện ở
vùng cửa sông phong phú hơn so với khu vực nội đồng (Đào Văn Tự, 2003), trong
đó khu vực nội đồng có 260 loài và chúng biến động lớn theo mùa vụ trong năm
(Phân viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản, 2001).
Nguyễn Văn Thường (2004) đã xác định ở lưu vực ĐBSCL trong họ Channidae
ngoài 4 loài cá được nhiều tác giả ghi nhận trước đây (Channa gachua: cá chành dục,
Channa lucius: cá dày, Channa micropeltes: cá lóc bông và Channa striata: cá lóc
đen), hiện nay còn có “cá lóc môi trề” xuất hiện ở cánh đồng ngập nước biên giới
Việt Nam. Đây có thể là một loài mới hoặc cũng có thể là một loại hình cá lóc mới
xuất hiện ở ĐBSCL. Vì vậy, cần sớm định hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học
của loài cá này nhằm phục vụ cho nghề nuôi của ĐBSCL.
Ngoài các nghiên cứu về sự phân bố, thành phần giống loài như đã nêu ở trên,
một số nghiên cứu khác về đặc điểm sinh học như: Nguyễn Bạch Loan (2004) nghiên
cứu một số chỉ tiêu sinh học cá ngát (Plotosus canius Hamiton, 1822) đã khẳng định
mùa vụ sinh sản của cá ngát là mùa mưa và thường đẻ rộ vào tháng 5, 6 và 7 hàng
năm. Sức sinh sản của cá ngát không cao, sức sinh sản tương đối d
ao động từ
1.480 – 2.076 trứng/kg cá cái. Nguyễn Văn Triều và ctv (2004) nghiên cứu đặc điểm
sinh học cá kết (Kryptopterus bleekeri Günther, 1864) đã cho biết, cá sinh sản 2
lần/năm vào tháng 6 – 7 và 10 – 11, sức sinh sản tương đối trung bình của cá kết là
10 – 70 trứng/g cá cái (tương ứng với khối lượng thân 201g đến lớn hơn 400g). Năm
2006, Phan Thị Thanh Vân khi nghiên cứu sinh học sinh sản của lươn đồng
(Monopterus albus) đã đi đến kết luận: lươn đồn
g là loài lưỡng tính tính cái xuất hiện
trước, chỉ tồn tại một tuyến sinh dục trong xoang bụng, lươn có chiều dài nhỏ hơn
30cm đa số là lươn cái, chiều dài lớn hơn 50cm lươn đực chiếm tỷ lệ cao, ở khoảng
chiều dài 40 – 50cm xuất hiện phase lưỡng tính; mùa vụ sinh sản của lươn tập trung
vào tháng 5 hàng năm và đẻ rãi rác quanh năm, sức sinh sản tương đối cao nhất
56.771 trứng/ kg). Ngoài ra, đặc điểm sinh học cá leo (Wallago attu) cũng được Phan
Phương Loan (2006) nghiên cứu tại An Giang, kết quả cho thấy cá leo chỉ sinh sản
một lần trong năm, mùa vụ sinh sản của cá tập trung vào các tháng 5, 6, 7; sức sinh
5
sản tương đối trung bình của cá leo là 58.821 trứng/kg cá cái (tương ứng với khối
lượng thân trung bình là 1.959g). Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài cá
trên là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu tiếp theo về sinh sản nhân tạo, đặc biệt
nghiên cứu sinh học sinh sản của lươn đồng sẽ góp phần quan trọng tạo ra con giống
cung cấp kịp thời cho nhu cầu nuôi lươn thương phẩm hiện nay.
Ngoài những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, nghiên cứu về sản xuất giống các
loài cá và đánh giá nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng được quan tâm. Năm 2007,
Nguyễn Quốc Đạt đã thử nghiệm thành công sản xuất giống nhân tạo cá chạch sông
(Macrognathus siamensis). Kết quả cho thấy, sức sinh sản tương đối thực tế
70 ± 24 trứng/g cá cái; kích dục tố HCG và LRHa đều có tác dụng gây rụng trứng
cho cá chạch sông, với HCG liều lượng là 1500 UI/kg cá cái, LRH
a
là 50 µg/kg cá
cái; mật độ ương ban đầu cho hiệu quả cao nhất là 100 con/m
2
. Đến năm 2008, biến
động quần đàn cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) phân bố vùng Sóc Trăng và Cà
Mau được tác giả Trần Đắc Định và ctv (2008) tiến hành nghiên cứu với mục tiêu
nhằm khai thác bền vững nguồn lợi cá kèo trong khu vực này, kết quả cho biết đàn cá
con bổ sung vào quần đàn khai thác với 2 đỉnh bổ sung vào tháng 2 và tháng 6 dương
lịch hàng năm, kích thước khai thác đầu tiên của cá kèo bằng nghề lưới đáy là
L
c
= 10,31 cm và quần đàn cá bị khai thác quá mức về tăng trưởng, vì vậy ngư cụ
khai thác cần được xem xét theo hướng gia tăng kích thước mắt lưới để duy trì quần
đàn cá kèo về mặt số lượng.
1.3 Nguồn lợi cá nước ngọt tỉnh An Giang
1.3.1 Tổng quan về tỉnh An Giang
Theo (cập nhật ngày 25/7/2008), tỉnh An Giang có
đặc điểm như sau:
1.3.1.1 Địa giới hành chính
An Giang là tỉnh đầu nguồn thuộc vùng ĐBSCL có diện tích 3.424km
2
, một
phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài
104km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789km, Nam giáp Thành phố Cần Thơ
44,734km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. Nếu tính theo đường chim bay,
An Giang (tính từ Thành phố Long Xuyên) cách Thành phố Cần Thơ 65km, Thành
phố Hồ Chí Minh 190km và Thủ đô Phnompenh 150km.
An Giang có các đơn vị hành chính: Thành phố Long Xuyên, Thị xã Châu Đốc
và 9 huyện (An Phú, Tân Châu, Châu Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu
Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới).
1.3.1.2 Hệ thống thủy vực ở An Giang
Hệ thống sông
Sông Mekong chảy vào Việt Nam và tách thành 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.
Sông Tiền đi qua địa giới tỉnh An Giang 87km và sông Hậu chảy ngang qua tỉnh
100km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra biển.
Hệ thống rạch tự nhiên
Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp
địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30 km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ
uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu
thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn
6
sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác
Long Xuyên.
Những rạch lớn hiện có ở An Giang gồm Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc
(huyện Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên
(thành phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và
rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú). Trong đó rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên
là 2 rạch quan trọng, khá dài, rộng và sâu hơn các rạch còn lại.
Rạch Ông Chưởng: có hình dạng uốn khúc như mình rồng, lấy nước sông Tiền
ngay đầu thị trấn Chợ Mới, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam trên chiều dài
20km, chia huyện Chợ Mới thành 2 khu vực nằm ở phía Đông và Tây của rạch này,
cuối cùng đổ nước vào sông Hậu tại đỉnh cua cong của cù lao Mỹ Hòa Hưng. Rạch
Ông Chưởng có độ rộng gần 100m và sâu hơn 8m, khả năng tải nước mùa lũ ở mức
800m
3
/s với tốc độ trên 1m/s.
Rạch Long Xuyên: bắt đầu khởi nguồn từ thành phố Long Xuyên chảy theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, với độ uốn khúc quanh co giống như một dải lụa long
lanh chảy suốt trên chặng đường dài gần 18km, giữa thảm lúa rộng mênh mông của
Tứ giác Long Xuyên, rồi nối với kinh Thoại Hà tại ấp Đông Phú xã Vĩnh Trạch
huyện Thoại Sơn, đi qua núi Sập, kéo thẳng ra biển Tây, nối với sông Kiên cửa Rạch
Giá tỉnh Kiên Giang. Rạch Long Xuyên nhân dân ở đây còn gọi là kênh Rạch
Giá – Long Xuyên có độ rộng bình quân 100m
và sâu 8m, có lưu lượng mùa lũ trên
300m
3
/s.
Hệ thống kênh đào
Kênh Thoại Hà: Kênh đào năm 1818. Kênh đào theo lạch nước cũ, nối rạch
Long Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua chân núi Sập,
tiếp với sông Kiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá. Kênh dài 37km,
rộng 60m.
Kênh Vĩnh Tế: Bắt đầu đào vào năm 1819. Kênh đào song song với đường biên
giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với
sông Giang Thành (Hà Tiên – Kiên Giang). Tổng chiều dài của kênh là 91km, rộng
25m và sâu 3m.
Kênh Vĩnh An: Đào vào năm 1843, để lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu
và tạo ra trục giao thông thủy nối liền giữa 2 trung tâm thương mại Tân Châu và
Châu Đốc, thông nối các vị trí quân sự, kinh tế chiến lược quan trọng của biên
cương. Kênh dài 17km, rộng 30m và sâu 6m.
Kênh Trà Sư: Đào vào những năm 1830 - 1850, để ngăn lũ núi, tháo chua rửa
phèn và dẫn nước lũ phù sa phục vụ cho khai thác các cánh đồng còn hoang hóa thời
bấy giờ thuộc khu vực Thới Sơn – Văn Giáo. Kênh có chiều dài 23km, rộng 10m và
sâu trên 2m.
Kênh Thần Nông: Đào năm 1882, chạy dọc giữa huyện Phú Tân, bắt đầu từ xã
Phú Vĩnh nối liền kênh Vĩnh An đến rạch Cái Đầm dài 25km, rộng 6m và sâu 3m, để
tưới tiêu cho toàn huyện.
Kênh Vàm Xáng: Đào từ năm 1914 – 1918. Kênh Vàm Xáng cách kênh Vĩnh An
4 km
về phía thượng lưu, để lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, đồng thời tạo
ra trục giao thông mới thay cho kênh Vĩnh An. Ban đầu kênh dài 9km, rộng 30m và
7
sâu 6m, sau do cửa đổ nước có lợi thế tạo ra được độ dốc dòng chảy lớn, nên đến nay
kênh có độ rộng trên 100m, sâu trên 20m.
1.3.1.3 Khí hậu
Điều kiện địa lý
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 – 11
0
vĩ bắc, tức là nằm gần với
xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với
khí hậu xích đạo.
Điều kiện hoàn lưu khí quyển
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông
Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An
Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng
băng tuyết Siberi và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần
nắng nóng.
Các yếu tố khí tượng
Mây: Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây
nhưng vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung
bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.
Nắng: An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng
trong năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày; mùa
mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên
trên 2.400 giờ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5
0
C
đến 3
0
C; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1
0
C. Nhiệt độ cao
nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36 – 38
0
C; nhiệt độ
thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18
0
C (năm 1976 và 1998).
Gió: ở An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây
Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối
mạnh, trung bình đạt tới trên 3 m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa
Đông. An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió
bão.
Mưa: Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng
11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm.
Lượng mưa mùa
mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mekong dồn về hạ lưu nên đã gây ra
tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời
sống.
Bốc hơi: Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc
hơi lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm). Trong m
ùa mưa,
lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất
hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.
Độ ẩm: Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng
12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô.
Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78% và cuối còn 72%.
8
Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng
mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.
Đặc điểm khí hậu của An giang cơ bản là rất thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cần chú ý là thời tiết vào những tháng cuối
mùa khô (tháng 3 – 4) thường kéo theo các lung bàu vùng ngập thường bị cạn khô
nước, các vùng cư trú của nhóm cá đồng bị đe dọa, cho nên cần phải có những giải
pháp hữu hiệu để tạo ra nơi cư trú trong mùa khô chờ thời gian mưa lũ tới
1.3.1.4 Thủy văn
Dòng chảy mùa lũ
Lũ đầu mùa: Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiễu động nhiệt đới
hoạt động gây mưa to và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và
hạ lưu sông Mekong. Vào thời gian này, trên địa bàn An Giang do nước sông còn
chảy gọn trong lòng chính nên khả năng tập trung lũ nhanh, làm
xuất hiện các trận lũ
đầu mùa dọc sông Tiền và sông Hậu lên với cường suất từ 10cm/ngày đến
20cm/ngày, biên độ lũ có năm lên tới 2,5m. Khi đạt tới đỉnh lũ đầu mùa, mực nước
sông xuống chậm trong khoảng 10 đến 15 ngày với biên độ xuống xấp xỉ 1m, rồi tiếp
tục lên cho tới khi đạt đỉnh lũ lớn nhất năm.
Lũ lớn nhất trong năm: Khu vực phí
a trên Vàm Nao đa số lũ lớn nhất năm xảy
ra vào tháng 9 và 10, còn khu vực phía dưới Vàm Nao do ảnh hưởng của sự phân
chia nước và thủy triều nên lũ lớn nhất năm xảy ra muộn hơn khoảng từ 10 ngày đến
1 tháng.
Lũ lớn nhất xảy ra ở An Giang vào 1961 với mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu là
5,11m và nhỏ nhất xảy ra năm 1998 là 2,81m. Chênh lệch nhau 2,30m.
Độ dốc lũ và cường suất lũ: Trên địa bàn An Giang, nhìn chung là vào đầu mùa
mưa nước sông lên nhanh, độ dốc lũ và cường suất lũ lớn nhất năm thường xuất hiện
vào thời kỳ này. Độ dốc lũ lớn nhất có thể đạt 5cm/km đối với sông Tiền và
4cm/km đối với sông Hậu và khá ổn định qua từng năm. Trong khi đó, cường suất lũ
lớn nhất không ổn định, dao động từ 17cm
/ngày đến 36cm/ngày cho cả 2 sông Tiền
và sông Hậu (chỉ xuất hiện từ 1 đến 2 ngày). Rồi lũ tiếp tục lên chảy tràn vào các
vùng trũng thì độ dốc lũ và cường suất lũ giảm dần, sau đó giữ mức ổn định từ
2cm/ngày đến 4cm/ngày cho đến đỉnh lũ lớn nhất năm.
Ngược lại với lũ lên, thời gian đầu của lũ xuống có cường suất nhỏ 2cm/ngày,
sau đó tăng dần và đạt tới lớn nhất là 4cm/ngày vào cuối tháng 12, còn độ dốc lũ
giảm từ 2cm/km xuống chỉ còn 1cm/km.
Thời gian lũ: Thời gian lũ lên và xuống ở An Giang khá dài. Những năm lũ lớn,
thời gian lũ lên từ 3 đến 4 tháng và lũ xuống gần 3 tháng. Năm lũ nhỏ có thời gian lũ
lên và xuống cũng tới gần 4 tháng.
Dòng chảy mùa kiệt
Dòng chảy mùa kiệt phản ánh qui luật rút nước và lượng trữ ngầm của sông
ngòi.
Mực nước thấp nhất hàng năm: Ở An Giang, mực nước thấp nhất năm có thể
xuất hiện vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Mực nước thấp nhất năm của năm cực kiệt
cũng không chênh lệch n
hiều so với năm kiệt ít. Mực nước thấp nhất năm ở đây luôn
luôn cao hơn cao trình đáy của các trục kênh tạo nguồn trên 2m.
9
Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất hàng năm: Ở An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm
xuất hiện vào tháng 3 hoặc tháng 4. Lưu lượng kiệt nhất hàng năm của sông Tiền qua
mặt cắt Tân Châu dao động từ 1.000m
3
/s đến 2.000m
3
/s, của sông Hậu qua mặt cắt
Châu Đốc biến thiên từ 200m
3
/s đến 350m
3
/s.
Chế độ thủy văn của sông Tiền và sông Hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi
thủy sản tỉnh An Giang. Các yếu tố thủy văn sông Mekong có ảnh hưởng rất lớn đến
lượng cá bột trôi dạt về phía hạ lưu. Những năm có lũ về sớm và lớn thì lượng cá bột,
cá con về An Giang nhiều và sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên của An Giang
năm đó sẽ tăng cao hơn
1.3.1.5 Mặn và chua phèn
Do nằm gần đầu nguồn nước sông Cửu Long và cách xa biển gần 200km, nên
An Giang vào những năm cạn kiệt, dòng mặn từ biển Đông theo sông Tiền và sông
Hậu không có khả năng xâm nhập vào. Gặp các năm lũ nhỏ, nguồn ngọt ít, mùa khô
năm sau có triều mạnh và gió chướng hoạt động dài ngày thì mặn ở biển Tây theo
kênh Ba Thê, Rạch Giá-Long Xuyên và Tám Ngàn mon men ranh giới 2 tỉnh An
Giang và Kiên Giang với độ mặn 4‰.
Chua phèn ở An Giang tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, vùng
có nguồn gốc từ đất phèn. Vào đầu mùa mưa, các trận mưa đầu đã làm tan vỡ các
váng phèn được đọng lại và tích lũy trong suốt mùa khô trên bề mặt đồng ruộng, rồi
mang tải vào các lòng sông kênh làm ô nhiễm nguồn nước trong các tháng 5, 6, 7, và
8 với độ pH phổ biến từ 2 - 4, sau đó được dòng lũ tràn qua loãng dần mang tải tiêu
thoát ra biển Tây.
1.3.1.6 Đất đai
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có
diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là
246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá
trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích
trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi
về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác.
Có thể phân chia đất đai ở An Giang thành 3 nhóm chính: nhóm đất phèn, nhóm
đất phù sa, nhóm đất đồi núi
Theo thống kê toàn tỉnh có các cồn và cù lao như sau:
Trên sông Tiền: Cồn Tào, Cồn Cỏ Găng, Cồn Béo ở xã Vĩnh Hòa, Cồn Cả, Cù
lao Giêng, Cồn Én, Cồn Phước
Trên sông Hậu: Cù lao Vĩnh Lộc, Cù lao Bắc Nam, Cù lao Ba, Cù lao Cỏ Túc,
Cù lao Hà Bao, Cù lao Ka Tam Bong, Cồn Khánh Bình, Cù lao Bình Thủy, Cù lao
Thị Hòa (còn gọi cồn Bà Hòa), Cù lao Ông Hổ (còn gọi cù lao Mỹ Hòa Hưng), Cồn
Phó Ba, Cồn Phó Quế, Cồn Tiên, Cồn An Thạnh
Trên sông Vàm Nao: Cồn Tân Hòa ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân
Địa bàn An Giang có khoảng 13 doi sông:
Trên sông Tiền: có doi sông Vĩnh Xương, doi Vĩnh Hòa, doi Long Sơn, doi Chợ
Vàm, doi Kiến An .
10
Trên sông Hậu: có doi sông Phước Hưng, doi Phú Hữu, doi Khánh An, doi Đa
Phước, doi Cái Dầu, doi Phú Bình, doi Mỹ Bình . . .
Đây là vùng đất có nguồn gốc trầm tích ven sông, được xếp vào nhóm đất phù sa
nâu tươi bồi, thoát thủy tốt.
1.3.1.7 Hệ thống đê bao
Đê bao ngăn lũ, chống ngập lụt ở An Giang có sớm nhất so với các tỉnh phía
Nam. Theo Châu Đốc Tân lộ kiều lương: con đê từ Châu Đốc đến núi Sam … hoàn
thành vào năm 1827. Đê dài khoảng 5.500m, cao hơn mặt ruộng hàng mét, vừa có
tác dụng ngăn bớt dòng chảy lũ từ vùng trũng Campuchia đổ vào Tứ giác Long
Xuyên, vừa là trục giao thông nối liền Châu Đốc với núi Sam.
Đê bao của tỉnh phát triển mạnh mẽ nhất từ sau ngày giải phóng miền Nam, do
yêu cầu tăng vụ sản xuất trên qui mô lớn. Tính đến năm 2000, hệ thống đê bao ở An
Giang có tổng chiều dài trên 3.416km bao bọc 306 tiểu vùng. Tiểu vùng có diện tích
lớn nhất là 3.600 ha và nhỏ nhất là 880 ha.
Bao đê rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc bao đê lại ngăn
chặn lượng phù sa, các chất dinh dưỡng cung cấp cho đồng ruộng. Hơn nữa, đê bao
còn ngăn chặn việc di cư dinh dưỡng và di cư sinh sản của một số loài cá và do đó sẽ
ảnh hưởng phần nào đến sản lượng cá khai thác tự nhiên.
1.3.2 Hiện trạng nghề cá và nguồn lợi cá nước ngọt ở tỉnh An Giang
Nguồn lợi cá nước ngọt tự nhiên ở tỉnh An Giang có liên quan mật thiết đến các
khu vực cư trú cũng như bãi đẻ của cá thuộc lưu vực sông Mekong trên lảnh thổ
Campuchia như Stung Streng, Kratie, Tonle Sap, Biển Hồ...Hàng năm, vào đầu mùa
lũ khoảng tháng 5 âm lịch, khi nước thượng nguồn sông Mekong chảy về hạ lưu đổ
vào Việt Nam và mực nước bắt đầu tăng lên, cũng là mùa sinh sản tập trung của các
loài cá trên thượng nguồn, cá bột và cá con di chuyển và bị cuốn trôi về phía hạ lưu.
Sau đó đàn cá con theo dòng nước phân tán vào sông rạch, vùng ngập lũ để sinh
trưởng và phát triển. Nguồn lợi cá con này có ý nghĩa rất lớn trong việc phục hồi và
duy trì nguồn lợi cá nước ngọt ở An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Rất nhiều loài cá ở sông Cửu Long di cư lên thượng nguồn để sinh sản vào đầu
mùa lũ, nhưng vị trí bãi đẻ gần như chưa được biết chính xác. Nhìn chung chỉ có nơi
đẻ của một số loài thuộc nhóm cá đen là được biết đến trong các ruộng cạn hoặc
trong các vùng ngập tương tự. Nhiều loài cá thuộc họ Pangasiidae như cá tra, cá
basa…theo các nhà khoa học cá đẻ trứng tại các vùng ngập ven dòng chính nhưng
thực tế điều này cũng rất khó kiểm chứng vì nước chảy mạnh và rất đục vào mùa lũ.
Từ các bãi đẻ này, ấu trùng trôi theo dòng nước vào các vùng ngập vùng ven hạ lưu,
ở đó cá bột sẽ phát triển cho đến cuối mùa lũ thì di cư trở về dòng chính qua các
kênh, rạch.
Vùng An Giang khi nói đến mùa cá bột và cá con cũng đồng nghĩa với mùa lũ
bắt đầu, do đó mùa vụ sinh sản của các loài cá trên dòng chính sông Mekong đồng
pha với chu kỳ lũ hàng năm. Đa số loài cá đẻ trứng vào đầu mùa lũ đảm bảo cho cá
con có thể di cư vào vùng ngập, nơi có thức ăn phong phú. Một số loài cá sinh sản
ngay tại vùng ngập và cá con có thể tìm thấy thức ăn ngay khi mới nở.
Đặc điểm di cư của các loài cá trên dòng chính sông Mekong là sự di cư được
điều khiển bởi sự thay đổi theo mùa của môi trường nơi sinh sản và nơi cá có thể cư
trú. Các loài cá di cư ở sông Mekong thường sống trên dòng chính vào mùa khô, nơi
11
có những vịnh, trũng sâu. Mực nước sông dâng lên vào đầu mùa mưa là tín hiệu cho
cá di cư đến bãi đẻ hoặc nơi kiếm mồi ở những vùng ngập. Sau nhiều tháng sống ở
vùng ngập, khi mực nước hạ xuống vào cuối mùa lũ là tín hiệu cho cá quay về an
toàn trước khi vùng ngập trở nên khô cạn. Các đường di cư của cá nối những vùng
sinh sản ở thượng nguồn với các vùng sinh dưỡng ngập nước trong mùa mưa, đoạn
sông Tiền và sông Hậu thuộc tỉnh An Giang nằm trong mạng lưới sông Mekong nên
thành phần loài thủy sản bắt gặp ở đây đa phần là thành phần cá sông Mekong, đặc
biệt nơi đây có ý nghĩa quan trọng là nơi tiếp nhận nguồn lợi cá nước ngọt từ thượng
nguồn đổ về và phân phối cho các tỉnh ĐBSCL.
Nguồn lợi cá tự nhiên của An Giang rất phong phú về sản lượng và đa dạng về
thành phần loài. Nơi đây tập trung nhiều loài cá có nguồn gốc từ các nước ở lưu vực
sông Mekong đổ về và của các loài cá sinh sản tại chỗ. Do có hệ thông sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài 5.100km, cùng với mùa nước nổi hàng năm
đã tạo nên một tiềm năng rất lớn cho khai thác thủy sản (Chi cục BVNL An Giang,
2006). Trong nhiều năm qua, An Giang là một tỉnh cung cấp nguồn lợi cá tự nhiên
nước ngọt lớn nhất cho khu vực ĐBSCL. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa cả
nước năm 2006 đạt 193.536 tấn thì các tỉnh Đồng bằng sông đạt 134.130 tấn chiếm
69,3%. Tỉnh An Giang có vị trí đặc biệt trong khai thác thủy sản nội địa ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Năm 2006, An Giang đạt sản lượng 53.400 tấn chiếm 39,81% tổng
sản lượng khai thác tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 27,59% tổng
sản lượng khai thác nội địa cả nước. Những loài thủy sản khai thác được là: cá, tôm
khoảng 85% (trong đó, cá linh chiếm khoảng 50%) các loài ốc, hến, cua, khoảng 9%;
thủy đặc sản khoảng 6% (Sở Thủy sản An Giang, 2006).
Tuy nhiên, sản lượng cá khai thác tự nhiên ở tỉnh An Giang có xu hướng giảm
sút do những nguyên nhân chính tác động như: (i) nguồn cá từ Biển Hồ xuống ít (ii)
mực nước lũ thấp (ii) đê bao tiểu vùng ngăn nước tràn đồng (iv) khai thác thủy sản
bằng công cụ hủy diệt các loài như cào điện (v) áp lực dân số và nhu cầu thực phẩm
tăng cao (vi) phá hoại bãi đẻ, nơi cư trú (vii) ảnh hưởng của môi trường sống...
(Nguyễn Thanh Tùng và ctv., 2007).
Nếu so sánh sản lượng khai thác của năm 2007 là 52.000 tấn với năm 2003 là
67.473 tấn thì sản lượng khai thác sau 5 năm giảm sút đi 22,93%, bình quân mỗi năm
giảm gần 4,59%, đó là sự cảnh báo suy thoái về nguồn lợi thủy sản. Đây là vấn đề
cần quan tâm
trong công tác quy hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian sắp
tới của An Giang.
Bảng 3: Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh An Giang từ 2003 – 2007
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng khai thác (tấn) 67.473 58.062 51.329 53.400 52.000
(Nguồn: Sở Thủy sản An Giang)
12
0.000
20.000
40.000
60.000
80.000
2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Sả n lượng (Tấ n)
Thủy sản được xác định là thế mạnh ở An Giang, cho nên nghề nuôi cá bè, nuôi
cá ao, nuôi tôm cá trong ruộng lúa rất phát triển. Sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng
năm của An Giang chiếm một tỷ trọng đáng kể trong khu vực ĐBSCL và có xu thế
ngày một gia tăng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản liên tục tăng theo hàng năm, năm
2003 sản lượng đạt 151.231 tấn, nhưng đến năm 2007 sản lượng đã tăng lên 263.592
tấn. Như vậy, trong 5 năm sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 112.361 tấn,
bình quân tăng 22.472,2 tấn/năm
Bảng 4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang năm 2003 - 2007
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng nuôi (tấn) 151.231 154.675 180.809 181.952 263.592
(Nguồn: Sở Thủy sản An Giang)
0.000
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Sản lượng (Tấn)
1.3.3 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt ở tỉnh An Giang
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về sản lượng khai thác, thành phần loài
và đặc điểm sinh học của khu hệ cá nước ngọt ở An Giang có thể nói là rất hạn chế,
chủ yếu chỉ là điều tra, khảo sát.
Theo kết quả điều tra của Trương Thị Nga và ctv (1999) về thành phần loài, sản
lượng và sự thay đổi kích cỡ cá trong mùa lũ tại 3 huyện Chợ Mới, Châu Phú và
Hình 2: Sản lượng thủy sản nuôi tỉnh An Giang năm 2003 – 2007
(Nguồn Sở Thủy sản An Giang).
Hình 1: Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh An Giang từ năm 2003 – 2007
(Nguồn: Sở Thủy sản An Giang)
13
Thoại Sơn tỉnh An Giang đã ghi nhận có 35 loài cá, chủ yếu là cá đồng, đặc trưng
cho khu hệ cá nước ngọt, thuộc ĐBSCL. Thành phần các loài cá chủ yếu thuộc hai
nhóm chính: nhóm cá đen gồm các loài có giá trị kinh tế như cá trê, cá lóc, cá rô
đồng, cá sặc…các loài này phân bố ở các dạng thủy vực nước ngọt, chủ yếu trên nội
đồng và nhóm cá trắng như cá mè vinh, cá linh, cá dảnh, cá he, cá mè hôi…các loài
này phân bố ở hầu hết các dạng thủy vực nước ngọt chủ yếu trên thủy vực nước chảy
như sông, kênh mương ở các khu vực khảo sát. Sự phân bố của các loài này phụ
thuộc vào nước lũ trong năm. Các loài cá này tăng trọng nhanh trong mùa lũ, và sản
lượng khai thác thì năm nào lũ về nhiều thì sản lượng đánh bắt của bà con tăng lên và
ngược lại.
Một điều tra sơ bộ về nghề cá ở An Giang, đã xác định sản lượng thủy sản đánh
bắt (bao gồm bất kỳ cách thức thu nhặt hay đánh bắt với bất kỳ loại thủy sản nào)
theo khu vực, theo ngư trường, theo hoạt động, theo ngư cụ và các loài thủy sản quan
trọng ở các mức nông hộ và cá nhân. Tổng số 76 loài và nhóm loài đã được quan sát
và định danh. Chỉ có một loài chiếm ưu thế trong đánh bắt là Cirrhinus jullieni (cá
linh ống). Kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi sự di cư tự nhiên của loài này và các
sự di cư như vậy rất phổ biến ở thời điểm tiến hành khảo sát (Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản II, 2000). Đây cũng chính là sự cần thiết phải tiến hành cập nhật thành
phần giống loài cá ở tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.
Việc bao đê để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trong mùa lũ ở một số
khu vực của An Giang cũng có ảnh hưởng đến thành phần loài, một số loài cá có
khuynh hướng giảm và tiến tới mất dần khi đánh bắt trên đồng. Bao đê còn ảnh
hưởng đến kích cỡ cá và sản lượng cá khai thác được, tất cả 100% người dân trên địa
bàn nghiên cứu đều cho rằng kích cỡ cá đánh bắt được sau khi bao đê nhỏ hơn trước
đây, và sản lượng cũng giảm sút đi rất nhiều (Dương Văn Nhã, 2006).
Nguyễn Thanh Tùng và ctv (2007) đã xác định được 130 loài cá thuộc 40 họ và
13 bộ hiện diện trên địa bàn tỉnh An Giang. Chiếm ưu thế nhất là bộ Cypriniformes
với 46 loài, chiếm 35,38%; kế đến là bộ Siluriformes với 33 loài, chiếm 25,38% và
sau cùng là bộ Perciformes với 27 loài hiện diện chiếm 20,77%; còn lại là các loài
khác. Loài cá kinh tế chiếm 51 loài đạt 38%, đàn cá tạp trội hơn so với đàn cá kinh
tế. Với 40 họ cá được ghi nhận thì có một số họ chiếm ưu thế về số loài như họ
Cyprinidae có số lượng loài lớn nhất với 39 loài chiếm 30% tổng số 130 loài được
ghi nhận; kế đến là họ Bagridae với 10 loài chiếm 7,69%, họ Pangasiidae với 9 loài
chiếm 6,92%, họ Siluridae với 8 loài chiếm 6,15%, còn lại là các họ cá khác với số
lượng loài từ 1 đến 4 loài. Ngoài ra, tác giả này còn cho biết có 7 loài cá (Bảng 5) đã
từng xuất hiện trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, các kênh rạch lớn của thủy
vực tỉnh An Giang nhưng hiện nay không còn thấy nữa.
Bảng 5: Các loài cá có nguy cơ biến mất, ít gặp
STT Loài Tên tiếng việt
1
Pangasius sanitwongsei
Cá vồ cờ
2 Chitala blanci (d’Aubenton, 1965) Cá cườm Đông dương
3
Dasyatis laosensis
Cá đuối bông lau
4
Pristis microdon
Cá mập mũi cưa
5
Orcaella brevirostris
Cá heo nước ngọt
6 Pangasianodon gigas (Chevey, 1930) Cá tra dầu
7 Tenualosa thibaudeaui (Durand, 1940) Cá cháy Lào
(Nguồn: Nguyễn Thanh Tùng và ctv., 2007)
14
Theo Poulsen và ctv (2005), thì 7 loài cá này hiện tại phân bố ở trung và thượng
lưu sông Mekong vùng gần biên giới Campuchia và Lào.
Từ việc tập hợp nguồn tư liệu và các nhận định đánh giá kèm theo về hiện trạng
nguồn lợi cá ở tỉnh An Giang cho thấy: việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan
đến nguồn lợi cá (đặc điểm thủy lý hóa, cơ sở thức ăn tự nhiên của môi trường nước,
đặc điểm sinh học…) và ngay chính nguồn lợi cá (thành phần giống loài phân bố, sản
lượng khai thác…) ở tỉnh An Giang vẫn chưa được coi trọng. Các tài liệu chính
thống đề cập đến những vấn đề trên còn rất hạn chế và có nhiều khác biệt.
Qua đó, có thể khẳng định:
- Kết quả khảo sát về thành phần các loài cá của các tác giả trên địa bàn tỉnh
An Giang còn có sự khác biệt.
- Sản lượng khai thác cá tự nhiên đang bị giảm dần.
- Chưa có nhiều những nghiên cứu và đánh giá khoa học đầy đủ về nguyên
nhân sản lượng khai thác đang bị giảm.
- Chưa có khảo sát cụ thể để tiến hành cập nhật về thành phần loài và đặc điểm
sinh học của một số loài cá kinh tế đang phân bố trong tỉnh.
- Chưa có những giải pháp quản lý và sử dụng ổn định nguồn lợi thủy sản của
tỉnh An Giang.
Đây là vấn đề cần được giải quyết, đặt ra cho các nhà sinh học nói chung và các
nhà nuôi trồng thủy sản nói riêng nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và sử dụng nguồn lợi
ở tỉnh An Giang được tốt hơn, ổn định hơn.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: thu mẫu nguồn lợi phân bố trên các thủy vực tự
nhiên (sông rạch, nội đồng, vùng ngập lũ) trong phạm vi huyện An Phú, huyện Tân
Châu và Thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02 năm 2008 đến tháng 01 năm 2009.
Định kỳ mỗi tháng thu mẫu 1 lần.
2.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu thành phần các loài cá thu
tại các điểm được chọn khảo sát ở tỉnh An
Giang.
- Vật liệu bảo quản và phân tích mẫu thành phần các loài cá.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu và phân tích mẫu
Địa điểm thu mẫu
Mẫu thu trong các thủy vực sông, kênh rạch và ruộng trong các địa điểm được
chọn thu mẫu để khảo sát. Ba địa điểm được chọn thu mẫu khảo sát là:
(1) Xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú).
(2) Xã Vĩnh Xương (huyện Tân Châu).
(3) Thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang)