Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.26 KB, 18 trang )

UBND HUYỆN TIÊN YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC TIÊN YÊN
***
Sáng kiến kinh nghiệm
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
“BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 9”

Người viết: Vũ Xuân Quang
Đơn vị : Trường PTCS Điền Xá
Điền Xá, tháng 5 năm 2007
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang bước đầu vào một thế mới với nền công nghiệp hoá và hiện đại
hoá mở đầu cho thập kỉ mới và thế kỉ mới đồi hỏi con người thông minh sáng
tạo và năng động để làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp giáo dục hiện nay
được coi là “ Quốc sách hàng đầu”.Đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này
khằng định rất rõ về vai trò và vị trí của người giáo viên, đặc biệt là người giáo
viên THCS.
Năm học 2006- 2007 là năm học thứ tư thực hiện giảng dạy chương trình
theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại.
Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới
cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm
kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh
phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách
linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiển của
giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù


hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng,
đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó
tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học bài thể dục
phát triển chung lớp 9”mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường PTCS
Điền Xá nơi tôi đang công tác.
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận.
Để thực hiện tốt nghị quyết trung ương II khoá VII & nghị quyết trung
ương II khoá VIII tháng 12/ 1996 về việc đổi mới phương pháp dạy học với mục
đích: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh:
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh.
Qua việc thực hiện thay sách giáo khoa các lớp khối THCS là một bước
ngoặt, bước tiến mới trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nước ta, nhằm nâng
2
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


cao chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn vậy đòi hỏi người thầy phải đổi mới
phương pháp dạy học cho phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục. Để góp phần
thực hiện mục tiêu “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc
lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận
dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân & của
xã hội”. Bộ môn thể dục cũng như các bộ môn khác ở THCS đang cố gắng đổi
mới phương pháp dạy học.
Thông qua các giờ dạy hoặc khi tiếp xúc với học sinh trong các buổi trò

truyện tôi thấy học sinh đa số ham học hỏi thích tự mình tìm ra điều mới lạ hay
khi trả lời tìm ra đượckiến thức mới các em rất vui sướng, niềm vui sướng ấy thể
hiện trên khuôn mặt đầy tự hào của các em. Đọc được suy nghĩ đó của các em,
trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là những năm gần đây tôi đã không ngừng
tìm tòi cải tiến phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp mà tôi
cảm thấy tâm đắc và đem lại kết quả bước đầu là: “Phương pháp dạy học bài thể
dục phát triển chung lớp 9”. Qua các giờ dạy áp dụng phương pháp này bộ môn
thể dục nói chung và thể dục 9 nói riêng, tôi được đại đa số học sinh ủng hộ đã
tạo được niềm vui, niềm say mê, hứng thú học tập cho các em. Thông qua việc
cải tiến này giúp các em tự học tự chiếm lĩnh tri thức khoa học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để
học sinh tiếp cận với bộ môn thể dục. Để từ đó có sự yêu thích say mê môn học.
Ngay từ những năm đầu tiên tôi trực tiếp giảng dạy và nhận thấy trong
một lớp tỉ lệ học sinh yêu thích môn học còn ít, các em rất sợ môn này chính vì
vậy ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập cuối năm của học sinh.
Có thể dẫn ra ví dụ như sau về kết quả tổng kết cuối năm học sinh lớp 9
năn học 2005-2006 như sau:
- Tổng số học sinh 28
+ Loại giỏi : 3/28 = 11%
+ Loại khá : 13/28 = 46%
+ Loại TB : 10/28 = 36%
+ Loại yếu : 2 /28 = 7 %
Qua giảng dạy tôi thấy nguyên nhân dẫn tới kết quả nói trên trước hết là
học sinh chưa chăm chỉ luện tập, chưa có cách học bộ môn cho phù hợp, vậy
làm thế nào để học sinh hiểu bài, nhớ kiến thức sâu sắc và vận dụng bài tập đó
là điều theo tôi nghĩ mỗi giáo viên phải đặt lên hàng đầu.
Đối với tiết dạy về thể dục giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau.
Sau khi xem xét cân nhắc, dựa vào cơ sở nêu trên, tôi quyết định phương

pháp cần lựa chọn để đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dạy học môn thể dục
lớp 9 ở trường THCS là: Nhóm phương pháp sức bền, trực quan , phương pháp
thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu, tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc
thực hiện mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi này (13-
14 tuổi). Đồng thời cũng thể hiện được phương pháp đặc thù của bộ môn, nhất là
kinh nghiệm sống còn ít vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ
3
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


còn hạn chế các em còn năng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy theo thực
nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “thị phạm động tác”
(các phương tiện trực quan) làm điểm tựa.
Các phương pháp này phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động,
sáng tạo dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ
trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy các em hiểu bài sâu hơn, nắm kiến
thức chắc hơn. Trong trường hợp này các phương pháp đã góp phần phát triển tư
duy rèn kĩ năng cho học sinh, cho các em tập dượt, làm quen với các phương
pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết
hợp với các yếu tố nêu và giải quyết vấn đề.
Bên cạnh quan sát và làm mẫu được sử dụng trong nhóm phương pháp
trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại tìm tòi trong nhóm phương
pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học Phương pháp dạy học
bài thể dục phát triển chung lớp 9.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Giúp cho giáo viên & học sinh có phương pháp dạy học cho phù hợp với
phương pháp đổi mới dạy và học của bộ giáo dục đã ban hành thực hiện trên
phạm vi cả nước.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

Đối tượng là học sinh lớp 9 thời gian thực hiện từ tháng 10 năm 2006
trong môn thể dục.
Nhiệm vụ nghiên cứu: phương pháp dạy bài kiến thức động tác từng nội
dung cụ thể trong bài thể dục phát triển chung của lớp 9.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp.
- Tìm hiểu tài liệu.
- Toạ đàm trao đổi với giáo viên trong tổ.
- Dự giờ giáo viên khá, giỏi học tập, rút kinh nghiêm.
- Tổng hợp và lựa chọn viết.
2. Tài liệu nghiên cứu.
- Phương pháp dạy bộ môn thể dục ở lớp 9.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
- SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo khác.
V. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ.
Đây là một trong những nội dung được nhiều giáo viên nghiên cứu ở
những mức độ khác nhau và họ cũng được những kết quả nhất định. Song việc
thực hiện đật được kết quả như thế nào tuỳ thuộc vào từng người giáo viên.
Bản thân tôi không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu tất cả chương trình
thể dục các khối, lớp mà chỉ bước đầu tìm hiểu “Phương pháp dạy học bài thể
dục phát triển chung lớp 9 ”
4
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


PHẦN II: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG
Chương trình thể dục 9 nghiên cứu về các động tác phức tạp đòi hỏi phải
có sự khéo léo, uyển chuyển, nhanh nhẹn nhưng phải rứt khoát. Đó là một thuận

lợi cho cả giáo viên & học sinh trong đổi mới cách dạy học & đổi mới cách học.
Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bằng
các phương pháp tích cực, tôi tiến hành tìm hiểu & xác định
1. Đối với giáo viên và học sinh .
Lúc này giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt kĩ thuật cho học sinh
mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức môn
thể dục. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy
mà chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thị phạm động tác, quan
sát động tác, tranh hình, bài tập ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện
viên, giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Lúc
này người thầy chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn & đóng vai trò
làm trọng tài cho cuộc tranh luận của các em.
Còn đối với học sinh. Để học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm lĩnh chi
thức sinh học các em cần phải đạt được.
- Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các động tác cần thiết
cho bản thân.
- Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn.
- Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của
mình khi tranh luận.
- Khuyến khích nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải
quyết.
2. Đối với nội dung.
Nội dung mỗi tiết học cần được lựa chọn kĩ, tránh luyện tập quá sức để có
đủ thời gian cho học sinh thực hiện hoạt động học tập. Với sách giáo viên ngày
nay dòi hỏi giáo viên cần biết chọn lọc bài tập động tác để có thể hướng dẫn học
sinh cách học tránh tham lam hoặc thông báo tri thức một cách đơn thuần.
Ngoài giờ tập tôi yêu cầu học sinh tham gia các trò chơi để nhằm các em
cuốn hút yêu thích bộ môn & có thời gian tập thêm ở nhà nhằm tăng cường hoạt
động tự lực học tập của học sinh .
3. Đối với đồ dùng học tập.

Trong dạy học sinh học, đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là
nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới.
Do đó việc tạo ra cách học tập thích hợp cho các tiết học là nhiệm vụ quan trọng
của người thầy. Xác định rõ như vậy nên tôi đã lựa chọn đồ dùng học tập là
những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số
lượng lớn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được.
5
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


Trong quá trình giảng dạy tôi thấy một trong những phương pháp dạy học
được chú ý trong quá trình cải tiến để tìm lại kết quả cao trong dạy các đơn vị
kiến thức cơ bản là quan sát tìm tòi với các hình thức học tập:
• Một là hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân phải hoàn thành
nhiệm vụ do tôi giao cho mỗi bài tập cụ thể, hoăc từng động tác & phải tạo ra
được các sản phẩm cụ thể.
• Hai là hình thức học tập theo nhóm: Tôi chia lớp thành từng
nhóm, mỗi nhóm gồm số người bằng nhau. Cụ thể chia nhóm theo tổ học tập
(giờ thực hành) hoặc theo đội, hay hai đội ghép với nhau mỗi nhóm thực hiện
một loại nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, sau đó mỗi nhóm
cử một đại diện nên thị phạm động tác và bảo vệ kết quả đã đạt được của nhóm
mình trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động,
cùng làm việc trao đổi thảo luận với nhau.
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CẢI TIẾN GIẢNG DẠY
1. Soạn bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh.
a. Xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài, lựa chọn những kiến thức cơ
bản để có thể vận dụng các phương pháp dạy học, nhằm tích cực hoạt động
của học sinh.

Theo tôi muốn tổ chức cho học sinh họt động học tập tích cực để có thể tự
mình tìm tòi, khám phá tri thức cần có thời gian, nếu tham kiến thức thì cuối
cùng lại sa vào lối truyền thụ theo kiểu “áp đặt” buộc học sinh thụ động tiếp thu.
Vì vậy việc đầu tiên khi soạn bài tôi thấp phải xác định động tác trọng
tâm có thể hường dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, những kiến thức khác
có thể học sinh tự học theo động tác thị phạm hoặc sử dụng phương pháp giảng
giải ngắn gọn. Đối với những đơn vị kiến thức lớn, phức tạp có thể chia nhỏ
chúng thành nhiều nhiệm vụ nhận thức rồi phân công các nhóm học sinh khác
cùng nhau thực hiện trong cùng một thời gian. Làm như vậy vừa bảo đảm nội
dung của bài, vừa bảo đảm yêu cầu dạy học sinh cách học trong hoàn cảnh hiện
nay.
b. Xác định con đường thích hợp giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến
thức theo lô gích của quá trình hình thành các kiến thức đó. Qua nhiều năm
giảng dạy tôi thấy mỗi loại kiến thức, động tác cần có một cách tiếp cận phù
hợp.
Kiến thức kĩ năng kĩ sảo để thực hiện động tác bai thể dục một cách nhuần
nhuyễn thuần thục không quá dật cục mà cũng không quá lả lướt. Muốn giúp
cho học sinh có thể tìm tòi phát hiện ra các kiến thức này cần phải tạo điều kiện
cho các em được tự quan sát nhiều động tác thị phạm của thầy hoặc tranh ảnh
minh họa Từ đó vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tự tìm ra đặc điểm
chung & riêng, các động tác cơ bản nhất & phân biệt giữa các động tác
6
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


Kiến thức các động tác: Học sinh phải được quan sát tranh ảnh, thầy thị
phạm động tác. Học sinh phải thể hiện được kết quả quan sát bằng hình vẽ, lời
mô tả, phân tích mối quan hệ giữa các động tác.
Thiết kế một hệ thống các hoạt động học tập & xác định các hình thức tổ

chức học tập để hướng dẫn học sinh tìm ra những điểm mới của bài học.
Ví dụ: Khi tìm hiểu hoạt động “từ động tác: học từ nhịp 19 -> 25 (nam)
20 -> 26 (nữ) ” với nội dung tìm hiểu các động tác cụ thể của bài cũng như yêu
cầu cần đạt được. Qua việc xác định được mục tiêu của hoạt động này tôi đã tiến
hành những hoạt động học tập của học sinh và tổ chức thực hiện các hoạt động
đó như sau:
Nội Dung Định
lượng
Phương pháp
* Giáo viên chia lớp làm hai nhóm :
- Nhóm nam từ động tác 20-> 26
+ Nhịp 20 - 21: Đưa hai tay ra trước –
sang ngang, bàn tay ngửa, chân trái
duỗi thẳng và nâng cao đến mức tối đa,
mũi bàn chân thẳng, thân hơi ngả ra sau
để giữ thăng bằng, mặt ngửa.
+ Nhịp 22: Hạ chân trái chạm đất về tư
thế như nhịp 15, nhưng đổi chân.
+ Nhịp 23: Từ từ gập thân cúi sâu,
đồng thời kéo bàn chân trái về phía
chân phải để chuyển trọng tâm vào
chân phải.
- Nhóm nam từ động tác 19-> 25.
+ Nhịp 19: Như nhịp 16.
+ Nhịp 20: Dồn trọng tâm vào chân
phải, bước chân trái sang ngang rộng
bằng vai khi khuỵu gối, hai tay đưa ra
trước song song, bàn tay sấp, mặt
hướng trước.
+ Nhịp 21: Thu chân trái sát chân phải

thành hàng đứng.
5
phút
* Chia thành nhóm thực
hiện động tác.
+ Nhóm nữ quan sát giáo
viên thị phạm động tác.
. Thực hành theo chỉ dẫn
của giáo viên, giáo viên
kết hợp sửa sai động tác
nếu có.
+ Nhóm nữ quan sát giáo
viên thị phạm động tác.
. Thực hành theo chỉ dẫn
của giáo viên, giáo viên
kết hợp sửa sai động tác
nếu co.
c. Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập căn cứ vào
dự kiến các hoạt động học tập & đôn đốc kiểm tra phát hiện kịp thời những khó
khăn để có biện pháp khắc phục tránh tình trạng bị đông.
- Các phương tiện khác:
+ Trò chơi bổ trợ : Gồm các bài tập giúp các em tìm tòi phát hiện trong tiết học.
Bản thân tôi cũng phải chuẩn bị đầy đủ những phương tiện giúp học sinh
thực hện các hoạt động học tập để kịp thời bổ sung nếu học sinh chuẩn bị thiếu
7
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang



và tôi cũng thực hiện các thí nghiệm để đối chiếu với kết quả của học sinh trong
quá trình thực hiện các động tác.
2. Xây dựng hệ thống bài tập.
a. Các dạng bài tập.
Một trong các dạng bài tập tôi thường sử dụng là:
- Bài tập quan sát thầy giáo thị phạm cả lớp quan sát.
- Bài tập từng nhóm một tập nhóm khác quan sát.
- Bài tập của từng cá nhân để so sánh.
Trong các dạng bài tập chú ý phối hớp vận dụng các thao tác tư duy của
học sinh như: Đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá
b. Sử dụng các dạng bài tập.
Khi soạn bài tôi thấy cần lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung & đối
tượng học sinh, sắp xếp theo lô gích nhận thức. Để khi giải học sinh sẽ tiếp cận
với tri thức mới đặc biệt với các động tác khó.
3. Quá trính thực hiện một tiết lên lớp & một số thủ thuật sư phạm.
Tiết lên lớp là sự thực hiện kế hoạch đã được vạch ra trong bài soạn kết
hợp với sự điều chỉnh cho phù hợp vói những đối tượng học sinh ở các lớp cụ
thể:
Mỗi loại bài có những bước đi chung nhất, có tính chất quy trình mà theo
tôi các giáo viên cần lưu ý khi thực hiện một tiết dạy.
a. Kiểm tra việc thực hiện một tiết học của học sinh.
Việc thực hiện, kiểm tra sẽ giúp giáo viên có thể chủ động thực hiện bài
soạn, kịp thời bổ sung phần học sinh chuẩn bị thiếu, hoặc điều chỉnh hình thức
hoạt động dạy học cho phù hợp.
Cần động viên những ưu điểm và nghiêm khắc nhắc nhở những thiếu sót
để tạo cho HS có thói quen chuẩn bị đầy đủ dễ dàng học tập cho tiết học.
b. Nêu vấn đề vào bài.
Nếu nêu vấn đề hấp dẫn sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS
tạo ra cho các em nhu cầu muốn tìm tòi phát hiện tri thức, từ đó HS sẽ tham gia
tích cực, tự giác vào các hoạt động học tâp.

c. Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để tìm tòi tri thức
mới.
Bằng lời giải thích ngắn ngọn người thầy cần nêu rõ:
- Thứ tự các loại hoạt động mà học sinh phải thực hiện.
- Mục đích của hoạt động và yêu cầu sản phẩm cần đạt.
- Hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động.
- Cách bố trí địa điểm và thời gian thực hiện các hoạt động.
d.Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập.
Yêu cần đạt của người theo dõi bảo đảm cho học sinh được tự lực, chủ
động, hoạt động tự bộc lộ khả năng nhận thức dù có sai sót. Tôi chỉ gợi ý trong
trường hợp HS thực sự tỏ ra lúng túnêmtrong các động tác hoặc đã làm lạc
hướng của biên độ bài tập.
8
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


Trong tiết dạy tôi thấy cần bao quát lớp để nắm được trình độ nhận thức
của HS qua hoạt động học tập. Sớm phát hiện những thắc mắc và những tình
huống mới nảy sinh để có thể chủ động khi tổng kết hoạt động.
e. Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận kết quả học tập (về những nhận xét
kết luận đã rút ra). Trong quá trình hướng dẫn cần chú ý thực hiện:
- Tạo điều kiện để HS phát biểu hết các loại ý kiến khác nhau.
- Cần hướng dẫn HS vào việc trao đổi kỹ những khía cạnh còn sai hoặc
thiếu.
- Những ý kiến đúng của HS và những ý kiến sáng tạo cần được cho điểm
đánh giá ngay.
g. Dành đủ thời gian cho kết luận của bài, hướng dẫn bài tập về nhà và
đánh giá cuối tiết học.
Phần kiểm tra đánh giá cuối tiết học sẽ giúp cho HS tự đánh giá được

trình độ nhận thức của mình. Đồng thời giáo viên phát hiện những thiếu sót để
có thể tiếp tục giúp các em bổ sung trong tiết học sau hoặc những điểm giáo viên
cần tự khắc phục.
Trong phần hướng dẫn về nhà tôi thấy không thể thiếu được phần chuẩn
bị cho tiết học sau. Mà muốn cho tiết học sau đạt kết quả cao thì phần chuẩn bị
phải thật chu đáo.
Làm được những điều trên thì chúng ta mới hoàn chủ động và có thể điều
chỉnh kịp thời những tình huống cụ thể xảy ra và có thể yên tâm thực hiện được
kế hoạch và phương pháp dạy bài thể dục phát triển chung của lớp 9 nói riêng và
môn thể dục nói chung.
CHƯƠNG III: VÍ DỤ VỀ PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIẢNG BÀI HỌC BÀI
THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 9.
Bước vào đầu năm học tôi nghiên cứu toàn bộ cấu trúc chương trình thể
dục 9 và xem xét lại toàn bộ nội dung phân phối chương trình, để từ đó lựa chọn
các bài có thể áp dung theo phương pháp này. phần nào có thể áp dụng được,
phần không để từ đó chủ động trong công tác soạn giảng. Qua tìm hiểu tôi đã
tìm ra được một số bài có thể áp dụng cho cả bài hoặc từng phần trong bài. Dưới
đây tôi xin trình bày một ví dụ cụ thể.
Ví dụ khi dạy tiết 11:
Tiết 11:
- Chạy ngắn: Ôn tập chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau:
xuất phát cao, chạy nhanh ngồi vai hướng chạy – xuất phát :
Học: Ngồi lưng hướng chạy – xuất phát.
- Bài tập thể dục: Ôn từ nhịp 19 – 25 (nữ), 20 – 26 (nam).
Học: Từ nhịp 26 – 29 (nữ), 27 – 36 (nam).
- Chạy bền: Luyện tập chạy bền.
9
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang



I . Mục tiêu.
Kiến thức: Hoàn thiện kĩ thuật chạy 60m. Đạt tiêu chuẩn RLTT.
Kĩ năng: Rèn luyện các nhóm cơ chính của cơ thể, phát triển thể lực
chung và rèn luyện cơ thể.
- Thực hiện cả bài đúng động tác, đúng thứ tự, nhịp, phương hướng và
biên độ.
Thái độ: Biết vận dụng tự tập hằng ngày.
II. Địa điểm – Dụng cụ .
1. Địa điểm: Sân trường PTCS Điền Xá.
2. Dụng cụ: Bàn đạp 4 đôi
+ Đường chạy ngắn.
+ Đường chạy bền.
+ Đồng hồ bấm giây, còi.
IV. Tiến trình bài dạy.
Nội Dung Định lượng Phương pháp
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành
bốn hàng ngang, điểm số báo cáo
sĩ số cho giáo viên.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến
nội dung yêu cầu của bài học.
- Chạy ngắn: Ôn tập chạy bước
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp
sau:
xuất phát cao, chạy nhanh ngồi
vai hướng chạy – xuất phát :
Học: Ngồi lưng hướng chạy –
xuất phát.
- Bài tập thể dục: Ôn từ nhịp 19

– 25 (nữ), 20 – 26 (nam).
Học: Từ nhịp 26 – 29 (nữ), 27
– 36 (nam).
- Chạy bền: Luyện tập chạy bền.
PHẦN CƠ BẢN
1. Khởi động.
- Lớp trưởng cho lớp dãn hàng cự
li một sải tay, tập bài thể dục tay
không 9 động tác.
- Tại chỗ: + Bước nhỏ.
3- 5
phút
5
phút
2x8
nhịp
- Lớp tập hợp bốn hàng
ngang, điểm số.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* LT
GV
10
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


+ Nâng cao đùi.

+ Đá lăng chân sau.
- Xoay các khớp: Cổ tay, bả vai,
hông, đầu gối, cổ chân.
2. Chạy ngắn.
- Giáo viên cho học sinh ôn tập
theo tổ, nhóm.
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đá lăng đạp sau.
+ Xuất phát cao.
+ Ngồi vai hướng chạy – xuất
phát.
- Học: Ngồi lưng hướng chạy –
xuất phát.
3. Bài TD.
* Gv cho lớp ôn lại bài TD
+ Nữ từ nhịp 19 -> 25.
+ Nam từ nhịp 20 -> 26.
* Học mới.
+ Nữ học từ nhịp 26 – 29.
. Nhịp 26: Đưa hai tay lên cao
song song lòng bàn tay hướng
vào nhau, đồng thời nghiêng lườn
sang trái, trọng tâm dồn vào chân
phải, chân trái thẳng mũi chân
chạm đất.
. Nhịp 27: Như nhịp 25.
. Nhịp 28: Như nhịp 26, nhưng
nghiêng lườn sang phải, trọng
tâm dồn vào chân trái.

. Nhịp 29: Như nhịp 27.
+ Nam học từ nhịp 27 -> 36.
. Nhịp 27: Thu chân trái sát chân
phải, đồng thời đưa hai tay ra
10
phut
15
phút
2x8
nhịp
2x8
nhịp
- Lớp tập hợp đội hình khởi
động.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* LT

- Giáo viên hướng dẫn từng
nhóm cụ thể, chỉnh sửa các
động tác sai nếu có.
- Giáo viên thị phạm động tác
học sinh quan sát.
- Học sinh lần lượt thực hiện
động tác.
- GV chỉnh sửa các động tác

sai nếu có.
- Giáo viên hướng dẫn từng
nhóm cụ thể, chỉnh sửa các
động tác sai nếu có.
- Giáo viên thị phạm động tác
học sinh quan sát.
- Học sinh lần lượt thực hiện
động tác.
- GV chỉnh sửa các động tác
sai nếu có.
11
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


trước song song, cao ngang vai,
bàn tay sấp, mặt hướng trước.
. Nhịp 28: Ngồi kiễng gót, hai tay
chống đất như nhịp 12.
. Nhịp 29: Dồn trọng tâm lên hai
tay, sau đó bật duỗi thẳng hai
chân ra sau, mũi chân chạm đất,
mặt hướng chếc phía trước.
. Nhịp 30: Co hai tay, ngực gần
sát đất, thân người thẳng.
. Nhịp 31: Duỗi thẳng tay, thân
người thẳng.
. Nhịp 32: Co hai tay, ngực gần
sát đất, đồng thời nâng chân trái
lên cao, thẳng gối.

. Nhịp 33: Như nhịp 31.
. Nhịp 34: Như nhịp 32, nhưng
đổi chân.
. Nhịp 35: Như nhịp 33.
. Nhịp 36: Như nhịp 28.
4. Chạy bền.
- Gv cho học sinh chạy nhẹ
nhàng theo địa hình tự nhiên
trong sân trường.
+ Nữ 4 phút.
+ Nam 5 phút.
PHẦN KẾT THÚC
- GV cho học sinh tập hợp thành
4 hàng ngang.
- Thư lỏng tại chỗ: Rung cẳng
chân, bắp đùi, rũ người.
- Dặn dò: về nhà ôn tập những
nội dung vừa học.
- Cho học sinh thu dọn dụng cụ
5
phút
5
phút
- Giáo viên thị phạm động tác
học sinh quan sát.
- Học sinh lần lượt thực hiện
động tác.
- GV chỉnh sửa các động tác
sai nếu có.
Đội hình

* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

GV * LT
Đội hình
GV
Đội hình
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* LT
GV
Tiết 15:
12
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


- Chạy ngắn: Ôn tập chạy bước nhỏ, chạy đạp sau:
xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng.
- Bài tập thể dục: Ôn từ nhịp 1 – 34 (nữ), 1 – 40 (nam).
Học: Từ nhịp 35 – 39 (nữ), 41 – 45 (nam).
- Chạy bền: Luyện tập chạy bền.
I . Mục tiêu.
Kiến thức: Tiếp tục giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về kĩ năng 60m
để tập luyện phát triển sức nhanh.

Kĩ năng: Rèn luyện các nhóm cơ chính của cơ thể, phát triển thể lực
chung và rèn luyện cơ thể và tư thế cơ bản.
- Thực hiện cả bài đúng động tác, đúng thứ tự, nhịp, phương hướng và
biên độ.
- Tiếp tục nâng cao một số hiểu biết và rèn luyện kĩ thuật để phát triển sức
bền cho học sinh.
Thái độ: Biết vận dụng tự tập hằng ngày.
II. Địa điểm – Dụng cụ .
1. Địa điểm: Sân trường PTCS Điền Xá.
2. Dụng cụ: Bàn đạp 4 đôi
+ Đường chạy ngắn.
+ Đường chạy bền.
+ Đồng hồ bấm giây, còi.
IV. Tiến trình bài dạy.
Nội Dung Định lượng Phương pháp
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành
bốn hàng ngang, điểm số báo cáo
sĩ số cho giáo viên.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến
nội dung yêu cầu của bài học.
- Chạy ngắn: Ôn tập chạy bước
nhỏ, chạy đạp sau:
xuất phát thấp - chạy lao - chạy
giữa quãng.
- Bài tập thể dục: Ôn từ nhịp 1 –
34 (nữ), 1 – 40 (nam).
Học: Từ nhịp 35 – 39 (nữ), 41
– 45 (nam).
3- 5

phút
- Lớp tập hợp bốn hàng
ngang, điểm số.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* LT
GV
13
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


- Chạy bền: Luyện tập chạy bền.
PHẦN CƠ BẢN
1. Khởi động.
- Lớp trưởng cho lớp dãn hàng cự
li một sải tay, tập bài thể dục tay
không 9 động tác.
- Tại chỗ: + Bước nhỏ.
+ Nâng cao đùi.
+ Đá lăng chân sau.
- Xoay các khớp: Cổ tay, bả vai,
hông, đầu gối, cổ chân.
2. Chạy ngắn.
- Giáo viên cho học sinh ôn tập
theo tổ, nhóm.
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy đá lăng đạp sau.

+ Xuất phát thấp.
+ Chạy lao.
+ Chạy giữa quãng.
3. Bài TD.
* Gv cho lớp ôn lại bài TD
+ Nữ từ nhịp 1 -> 34.
+ Nam từ nhịp 1 -> 40.
* Học mới.
+ Nữ học từ nhịp 35 – 39.
. Nhịp 35: Như nhịp 29.
. Nhịp 36: Thu chân trái sát chân
phải. Hai tay giơ cao song song,
lòng bàn tay hướng vào nhau,
mặt hướng trước.
. Nhịp 37 - 38: Thăng bằng sấp
trên chân phải, ngực ưỡn, hai tay
dang ngang, bàn tay sấp, mặt
hướng trước.
. Nhịp 39: Như nhịp 36.
5
phút
10
phút
15
phút
2x8
nhịp
2x8
nhịp
2x8

nhịp
- Lớp tập hợp đội hình khởi
động.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* LT
- Giáo viên hướng dẫn từng
nhóm, từng cá nhân cụ thể,
chỉnh sửa các động tác sai
nếu có.
- Giáo viên hướng dẫn từng
nhóm, từng cá nhân cụ thể,
chỉnh sửa các động tác sai
nếu có.
- Giáo viên thị phạm động tác
học sinh quan sát.
- Học sinh lần lượt thực hiện
động tác.
- GV chỉnh sửa các động tác
sai nếu có.
- Giáo viên hướng dẫn từng
nhóm cụ thể, chỉnh sửa các
động tác sai nếu có.
14
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang



+ Nam học từ nhịp 41 -> 45.
. Nhịp 41: Khuỵu gối, hạ thấp
trọng tâm, hai tay đưa ra trước –
xuống dưới – ra sau, thân hơi gập
về trước, hai chân chạn đất bằng
cả bàn.
. Nhịp 42: Nhảy ưỡn thân, hai tay
thẳng vung ra trước lên chếch
cao, lòng bàn tay hướng vào
nhau, chân và mũi chân thẳng.
. Nhịp 43: Khi hai chân chạm đất
( chụm chân ), chùng chân để
giảm chấn động, hai tay đưa ra
trước song song cao ngang vai,
bàn tay sấp, mắt nhìn trước.
. Nhịp 44: Đứng thẳng, hai tay
dang ngang, bàn tay ngửa.
. Nhịp 45: Về TTCB.

4. Chạy bền.
- Gv cho học sinh chạy nhẹ
nhàng theo địa hình tự nhiên
trong sân trường.
+ Nữ 4 phút.
+ Nam 5 phút.
PHẦN KẾT THÚC
- GV cho học sinh tập hợp thành
4 hàng ngang.

- Thư lỏng tại chỗ: Rung cẳng
chân, bắp đùi, rũ người.
- Dặn dò: về nhà ôn tập những
nội dung vừa học.
- Cho học sinh thu dọn dụng cụ
5
phút
5
phút
- Giáo viên thị phạm động tác
học sinh quan sát.
- Học sinh lần lượt thực hiện
động tác.
- GV chỉnh sửa các động tác
sai nếu có.
Đội hình
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

GV * LT
Đội hình
GV
Đội hình
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *

* LT
GV
CHƯƠNGIII: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Sau khi được học phương pháp mới này, tôi thấy các em nhiều tiến
bộ rõ rệt trong cả nhận thức cũng như việc thực hiện các động tác của bài thể
dục phát triển chung . Chính vì thế các em yêu thích môn học hơn nắm kiến thức
15
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


sâu hơn. Chất lượng học tập bộ môn của học sinh được nâng cao hơn. Điều này
được thể hiện thông qua kết quả cuối năm học 2006 – 2007, cụ thể như sau:
- Lớp 9, tổng số học sinh 26.
Học sinh đạt loai giỏi:3/26 = 11,5%
Học sinh đạt loai khá: 14/26 = 53,8%
Học sinh đạt loai trung bình: 9/26 = 34,7%
Học sinh đạt loại yếu: Không
Học sinh đạt loại kém: Không
Chính vì vậy mà nội dung đề tài được áp dụng có hiệu quả trong việc
giảng dạy bộ môn, cũng như tổ chuyên môn.
Vậy việc sử dụng phương pháp sao cho phù hợp với kiểu bài và đối tượng
học sinh là rất quan trọng. Nhưng với thực trạng hiện nay, các giáo viên cần nỗ
lực khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng các tiết dạy, giúp học sinh học
tập có hiệu quả.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu đề tài này đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tổ chuyên
môn và đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài , cảm ơn học sinh lớp 9 để có được kết
quả khả quan như ngày hôm nay.

Trong quá trình thực hiện đề tài chắc hẳn rằng không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để bản thân
tôi khắc phục những hạn chế trong đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Điền Xá, ngày 05 tháng 05 năm 2006
Xác nhận của nhà trường
Người viết
Vũ Xuân Quang
16
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Nhóm tác
giả - NXBGD 2004
2. Bước đầu đổi mới kiểm tra đánh giá.
NXBGD
chủ biên Lê văn Lẫm – Trần Đồng Lâm.
3. Hồ Chí Minh – Toàn tập - Tập IV – NXB CTQGHN - 2000.
Trang. 212
4. Hồ Chí Minh – Toàn tập - Tập VII – NXB STHN- 1987.
Trang. 341.
5. Đảng và nhà nước với thể dục thể thao NXB TDTT – 1984
Trang. 341.
6. Đại cương tâm lí học.
7. Thể dục và phương pháp dạy học tập 3 – NXBGD - 1977
Vũ Đào
Hùng – Trần Đồng Lâm - Đặng Đức Thao.

8. Sách giáo viên thể dục 9.
Ngô Trần
Ái – Vũ Dương Thụy.
MỤC LỤC
17
phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung lớp 9
T/h: Vũ Xuân Quang


PHẦN MỞ ĐẦU.
Phần I: Những vấn đề chung.
I. Lí do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp và tài liệu nghiên cứu.
V. Lịch sử của vấn đề.
Phần II: Nội dung và phương pháp
Chương I: Lý luận chung.
1. Đối với vai trò của giáo viên và học sinh.
2. Đối với nội dung.
3. Đối với đồ dùng học tập.
ChươngII. Các biện pháp thực hiện cải tiến giảng dạy.
1. Soạn bài sinh học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
2. Xây dựng hệ thống bài tập.
3. Quá trình thực hiện một tiết lên lớp và một số thủ thuật sư phạm.
Chương III. Một số ví dụ về phương pháp soạn giảng bài hình thái giải phẫu.
Chương IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
Phần III. Kết luận

Tài liệu tham khảo.
Mục lục.
18

×