Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của ga3 lên sinh trưởng và phát triển của cây mướp đắng (momordica charantia l.) trồng ở phường kim long- thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THĂM

ẢNH HƯỞNG CỦA GA
3
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY MƯỚP ĐẮNG (MOMORDICA
CHARANTIA L.)
TRỒNG Ở PHƯỜNG KIM LONG, THÀNH PHỐ
HUẾ
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
Mã số: 60 42 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ LỘC
i
Huế, Năm 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
iii
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.


TS. Nguyễn Bá Lộc – Giảng viên trường ĐHSP Huế đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luân văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy, Quý cô tham gia
giảng dạy, phòng thí nghiệm khoa Sinh, Phòng Đào tạo sau
Đại học trường ĐHSP Huế đã động viên hướng dẫn và đóng
góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị học viên
cao học Thực vật K20, trường ĐHSP Huế, bạn bè và người
thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Huế, tháng 09, năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
iv
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng 4
Danh mục các biểu đồ 5
PHẦN I: MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
3. Mục đích và yêu cầu 7
PHẦN II: NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1. Tổng quan về cây mướp đắng 8

1.1.1 Thành phần dinh dưỡng và hóa học của mướp đắng 8
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố của mướp đắng 10
1.1.3. Yêu cầu của cây mướp đắng đối với điều kiện ngoại cảnh 11
1.1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mướp đắng trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.2. Tổng quan về chất điều hòa sinh trưởng 20
1.2.1. Lược sử nghiên cứu về Gibberellin 20
1.2.2. Vai trò sinh lý của Gibberellin 22
1.2.3. Ứng dụng của Gibberellin trong sản xuất nông nghiệp: 24
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Thời gian nghiên cứu 26
2.3. Địa điểm nghiên cứu 26
2.4. Nội dung nghiên cứu 26
2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cây mướp đắng 26
2.4.2. Ảnh hưởng của GA3 đến sinh trưởng và phát triển của cây mướp đắng 27
2.5. Phương pháp nghiên cứu 28
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin 28
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
2.5.3. Hóa chất và phương pháp xử lý 29
2.5.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 29
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Đặc điểm sinh học của cây mướp đắng 32
3.1.1. Đặc điểm về hình thái của cây mướp đắng 32
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng 33
3.1.3. Đặc điểm sinh sản 34
3.1.3. Một số đặc điểm về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 35
1

3.2. Ảnh hưởng của GA3 đến cây mướp đắng 35
3.2.1. Ảnh hưởng của GA3 đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mướp đắng 36
3.2.2. Ảnh hưởng của GA3 đến sự cấu thành năng suất cây mướp đắng 53
PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
I. Kết luận 61
1.1.Đặc điểm sinh học của cây mướp đắng 61
1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng GA3 62
II. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c : Phân nhóm khi xử lý Statistix 9
CT : Công thức
CV% : Hệ số biến động các chỉ tiêu
ĐC : Dối chứng
Lsd0,05 : Độ chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa khi so sánh ở xác suất 95%
GA
3
: Gibberellin
NXB : Nhà xuất bản
SS : So sánh
SĐC : So đối chứng
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng có trọng 100g phần ăn được của quả mướp 9
Bảng 1.2: Diện tích trồng và sản lượng mướp đắng ở Ấn Độ 14
Bảng 1.3: Chi phí cho sản xuất mướp đắng ở Ấn Độ trong giai đoạn 1998-2001 15
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng mướp đắng ở Đài Loan từ năm 1996-2005 15

Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của cây mướp đắng 33
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của cây mướp đắng 35
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của cây mướp đắng 35
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lên nảy mầm của hạt(%) 36
Bảng 3.5: Tốc độ nảy mầm của hạt mướp đắng 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian sinh trưởng
của cây mướp đắng (ngày) 41
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian ra hoa của cây mướp đắng (ngày) 42
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao cây mướp đắng(cm) 44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của GA3 đến tốc độ tăng trưởng của cây mướp đắng 46
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của GA3 đến sự tăng trưởng số lá
trên cây mướp đắng(lá) 48
Bảng 3.11.Ảnh hưởng của GA3 đến diện tích lá trên cây mướp đắng
ở giai đoạn hoa nở rộ(cm2) 49
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của GA3 đến tổng số hoa trên cây(hoa) 51
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng tươi của cây mướp đắng (kg) 52
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng khô của cây(g) 53
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của GA3 đến số lượng quả(quả/cây) 54
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng của quả(gam) 55
Bảng 3.17.Ảnh hưởng của GA3 đến chiều dài quả mướp đắng(cm) 56
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của GA3 đến đường kính quả mướp đắng(cm) 57
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của GA3 đến độ dày lớp thịt quả mướp đắng(cm) 58
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất quả tươi(kg) 59
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của GA3 đến hiệu quả kinh tế của cây mướp đắng 60
4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của GA3 đến tỷ lệ này mầm 37
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian sinh trưởng
của cây mướp đắng (ngày) 42

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của GA3 đến thời gian ra hoa (ngày) 43
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của GA3 đến sự tăng trưởng số lá trên cây(lá) 49
3.2.1.7. Ảnh hưởng của GA3 đến diện tích lá trên cây mướp đắng 49
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của GA3 đến diện tích lá ở giai đoạn hoa nở rộ(cm2) 50
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của GA3 đến tổng số hoa trên cây 51
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng tươi của cây mướp đắng(kg) 52
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng khô của cây(g) 53
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều dài quả mướp đắng(cm) 57
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của GA3 đến đường kính quả mướp đắng(cm) 58
Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của GA3 đến độ dày lớp thịt quả mướp đắng 59
5
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây mướp đắng (Momordica charantia L.) còn có một số tên gọi khác
như khổ qua, mướp mủ, chua hao thuộc họ bầu bí(Cucurbitaceae.). Mướp
đắng là cây trồng khá quen thuộc ở Việt Nam và một số quốc gia khác như
Ấn Độ, Philipin, Malaysia, Trung Quốc, Australia, các nước Châu Phi, Tây Á
và Mỹ La tinh [4][6]. Trong mướp đắng có chất protein, lipit, đường, chất xơ,
canxi, photpho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, PP, C, các axit amin và các axit
khác. Từ quả mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như:
nộm, xào, nấu canh quả mướp đắng là một món ăn trong bữa ăn bình dân
đến bữa tiệc trong những khách sạn sang trọng. Nó là một trong ngũ vị được
con người ưa thích: đắng- cay- chua- chát- ngọt.[36]. Qủa mướp đắng rất quý
vì nó vừa là rau ăn vừa là một vị thuốc có vị đắng tính mát. Khi quả xanh,
mướp đắng có tính chất tiêu đờm, sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận, lợi
tiểu, giảm đau nhức xương. Khi chín quả mướp đắng có tác dụng bổ máu, giải
nhiệt, giảm ho, trị giun, sát trùng, hạ đường huyết. Khi dùng để tắm cho trẻ
em, mướp đắng có thể chữa được mụn nhọt, rôm sảy và trị chốc đầu. Ở Trung
Quốc người ta dùng mướp đắng để trị bệnh đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng.
Hạt mướp đắng có tác dụng bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho và viêm họng.

Hoa, lá và rễ mướp đắng dùng để chữa bệnh lỵ nhất là lỵ amip.[8][16][34].
Chính vì vậy mà năm 1990, khi Liên Hợp Quốc phát hành bộ tem dược thảo,
mỗi con tem là một cây thuốc được Liên Hợp Quốc cho là có giá trị chữa
bệnh trên thế giới, mướp đắng được chọn là một trong 6 cây thuốc tiêu biểu.
Tem mướp đắng được phát hành khắp nước Áo.[40]
Mướp đắng dễ trồng, không kén đất, là cây ưa ẩm, sợ úng, ít sâu bệnh
và đặc biệt quả mướp đắng có hình dạng ngộ nghĩnh, bóng đẹp nên nó còn
được trồng làm cảnh, lấy bóng mát kết hợp với lấy quả ăn trong gia đình.
6
Mướp đắng có thể trồng trên diện tích lớn để cung cấp cho thị trường thực
phẩm, mỹ phẩm.
Ở nước ta mướp đắng là cây có giá trị hàng hóa nên đang được người
nông dân trồng với diện tích lớn và cho thu nhập cao. Tuy nhiên tốc độ tăng
năng suất của cây mướp đắng còn chậm, năng suất bình quân chưa cao và
thiếu ổn định.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc sản
xuất ra các chất điều hòa sinh trưởng với số lượng lớn và ứng dụng các chất
đó vào trong sản xuất và nghiên cứu đang dần phổ biến. Đặc biệt nước ta là
một nước nông nghiệp, việc sản xuất ra các sản phẩm không những phục vụ
nhu cầu của người dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
thu ngoại tệ cho nền kinh tế nước nhà thì việc ứng dụng các chất điều hòa
sinh trưởng với mục đích tăng năng suất và phẩm chất cây trồng là nhu cầu
bức thiết hiện nay.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của GA
3
lên sinh
trưởng và phát triển của cây mướp đắng (Momordica charantia L.) trồng ở
phường Kim Long- thành phố Huế”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Xác định được một số đặc điểm sinh học của cây mướp đắng để giúp
người dân có thể hiểu biết thêm về cây mướp đắng để từ đó có thể gieo trồng
thích hợp.
- Xác định được vai trò của GA
3
đối với cây mướp đắng ở các nồng độ
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
3. Mục đích và yêu cầu
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của cây mướp đắng
- Xác định ảnh hưởng của GA
3
đến cây mướp đắng và tìm ra được nồng
độ GA
3
thích hợp để tăng năng suất cây mướp đắng trên địa bàn phường Kim
Long, thành phố Huế.
7
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây mướp đắng
1.1.1 Thành phần dinh dưỡng và hóa học của mướp đắng
Mướp đắng là một loại rau ăn quả, vỏ quả có những nếp nhăn đặc thù,
thịt quả vừa có vị ngọt vừa có vị đắng đặc biệt. Dinh dưỡng trong quả mướp
đắng rất phong phú. Mướp đắng không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao mà còn là một dược liệu quý. Trong nhiều thập niên vừa qua nhiều
nhà khoa học đã phát hiện và chứng minh trong mướp đắng có nhiều loại hợp
chất có tác dụng sinh học, nổi bật là tác dụng hạ đường huyết[20]. Mướp đắng
có chứa lượng vitamin C cao nhất trong các loại cây họ bầu bí, ngoài ra còn
chứa rất nhiều hợp chất có thể tham gia vào thành phần của thuốc chữa bệnh
ung thư và bệnh AIDS.

Jorge và cộng sự 1944 [25][26] đã phân tích quả mướp đắng và thấy
lượng chất có trong 100g phần ăn được là vitamin B
1
: 0,18mg, B
2
: 0,2mg,
C:13mg, PP:3,72 mẫu giống, E:18,7 mẫu giống,β-caroten: 0,56mg. Hợp chất
saponin trong vị đắng của mướp đắng có chứa chất Charantin và Alkaloid.
Trong muớp đắng người ta đã tìm ra rất nhiều dưỡng chất có lợi ích cho cơ
thể như: Alkaloic, Charantin, Charine, Cryptoxanthin, Cucurbitins,
Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acid, Gentisic acid, Goyaglycosides,
Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric acid, Linoleic acid,
Momorcharaside, Momorcharins, Momordenol, Momordicilin, Momordicins,
Momordicosides, Momordin, Oleanolic acid, Oxalic acid, Oleic axit,
Peptides, Petroseline acid, Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các
sinh tố A, C, Folie acid.[22]
Năm 1998, nhà khoa học người Mỹ đã tìm ra thành phần hoạt tính sinh
học trong mướp đắng- nguyên tố thanh lọc mỡ.[35]. Hiện nay quả mướp đắng
được sử dụng như một loại rau cũng như được sử dụng như một loại dược liệu
8
cho việc điều trị tiểu đường và tẩy giun. Mướp đắng là một trong những cây
ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, phần ăn được của quả mướp đắng chiếm
95%.[8]. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g phần ăn được của quả mướp
đắng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng có trọng 100g phần ăn được của quả mướp
TT Thành phần dinh dưỡng Khối lượng
1 Nước 83-92g
2 Protein 1,5-2g
3 Lipit 0,2-1g
4 Cacbonhydrat 4-10,5g

5 Chất xơ 0,8-1,7g
6 Năng lượng 105-250KJ
7 Ca 20-23mg
8 Fe 1,8-2mg
9 P 38-70mg
10 Vitamin C 88-96mg
11 Complex B Một lượng nhỏ
12 Carotin 126mcg
13 Niaxin 0,5mg
Nguồn: Viện nghiên cứu y học Côlômbô.
Theo tài liệu của viện đại học Purdue về cấc loại rau quả hội nhập vào
Mỹ (Willsetal 1984) [25], thành phần dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g
mướp đắng như sau: phần ăn được 84g, nước 93,8g, protein 0,9, vitamin A
0,04mg, vitamin B
1
0,05 , vitamin B
2
0,03, Niacin 0,4, vitamin C 50, chất béo
0,1, Carbohydrate 0,2, Calcium 22mg, Potassium 260mg, sắt 0,9mg
Hạt mướp đắng chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic, oleic.
Thành phần prôtein trong hạt dao động trong khoảng từ 16% đến 19,7 % và
prôtêin trong cùi dao động từ 6,6% đến 9,5%. Thành phần prôtein có trong
dung dịch nước chiết xuất từ cùi dao động từ 5,7% đến 10,3% và thành phần
prôtêin trong dung dịch nước chiết xuất từ hạt dao động từ 19% đến 22%.
Trong khi cùi có một thành phần độ ẩm tương ứng xấp xỉ 94%, hạt có thành
phần độ ẩm khác nhau phụ thuộc vào độ chín. Hiện tượng điện chuyển đã chỉ
ra rằng protein trong hạt của mướp đắng có một thành phần khá đơn giản với
9
4 dãy cơ bản ở khoảng 50, 48, 40 và 28 kDa. Những kết quả này chỉ ra rằng
hạt chứa chủ yếu thành phần prôtein của mướp đắng và hạt cũng chứa nhiều

prôtein hơn so với cùi.
Qủa mướp đắng có rất nhiều cách chế biến món ăn nhưng nhìn chung
món xào là chính, song ngoài ra có thể hầm, nấu canh, ăn sống, muối dưa
chua, dưa mặn hoặc sấy khô. Khi đời sống ngày càng được cải thiện, mướp
đắng đang dần được người tiêu dùng ưa thích bởi giá trị dinh dưỡng cũng như
giá trị dược liệu của nó. Thành phần prôtêin trong mướp đắng có công năng
miễn dịch cao, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây
bệnh, do đó có thể coi là thực phẩm dùng để điều trị bệnh ung thư. Các nhà
khoa học Mỹ còn cho rằng có thể chiết xuất từ trong mướp đắng ra 3 loại
prôtêin tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh AIDS.
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố của mướp đắng
Các nhà phân loại thực vật học cho rằng mướp đắng có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Ngoài ra mướp đắng còn bắt nguồn từ vùng Châu Phi và Châu Mỹ.
Mướp đắng là loài rau rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước Châu Á
khác như Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung
Quốc, Úc, Châu Phi, Tây Á, Mỹ Latinh và vùng Caribe. Loài cây này đã được
coi là đã thuần hóa ở Châu Á như ở Bắc Ấn Độ hoặc Nam Trung Quốc bởi vì
những vùng giáp ranh người ta tìm thấy quần thể hoang dại hay quần thể tự
nhiên của mướp đắng. Sau này mướp đắng được giới thiệu sang Tân thế
giới(Nam Mỹ) thông qua việc buôn bán nô lệ và do sự phân tán hạt mướp
đắng của các loài chim, sau đó phát triển rộng rãi trên khắp các lục địa. Ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Braxin đến Đông Nam nước Mỹ mướp
đắng cũng rất phát triển.
Ngày nay mướp đắng đã được phân bố khắp miền của vùng nhiệt đới,
cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt, mướp đắng là cây rau phổ biến ở Ấn
10
Độ, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Australia, Châu Phi và
Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe
1.1.3. Yêu cầu của cây mướp đắng đối với điều kiện ngoại cảnh

1.1.3.1. Nhiệt độ
Mướp đắng có thể trồng quanh năm ở vùng nhiệt đới, ở những vùng
cận nhiệt đới nó có thể trồng hai vụ trong một năm, trong khi đó ở những
vùng có khí hậu ôn hòa mướp đắng chỉ có thể trồng trong vụ hè.[25][26].
Cũng như các cây trong họ bầu bí, mướp đắng rất mẫn cảm với sương giá, đặc
biệt là nhiệt độ thấp dưới 0
0
C. Vì mướp đắng là cây trồng có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ấm
áp, nhiệt độ thích hợp(24-27
0
C) (Desai vaf Musmade, 1998). Biên độ nhiệt độ
dao động ngày đêm (28-35)
0
C/(20-25)
0
C là nhiệt độ thích hợp cho quá trình
sinh trưởng sinh thực, nhiệt độ ban đêm ≤ 16
0
C sẽ ảnh hưởng tới quá trình
sinh trưởng của cây(Peter McLaughlin 1998). Ở nhiệt độ 5
0
C hầu hết các
giống mướp đắng ngừng sinh trưởng. Ở điều kiện nhiệt độ cao dẫn đến quả
ngắn, dị hình, nhiệt độ trên 40
0
C có thể làm thân bị béo. Nhiệt độ thích hợp
cho hạt nảy mầm là (30-32)
0
C, [17][23], nhiệt độ cho năng suất cao nhất dao

động trong khoảng (20-30)
0
C trong thời kì hình thành quả. Khi nhiệt độ lớn
hơn 30
0
C cây không hình thành quả được.[26]. Khung nhiệt độ tốt nhất cho
mướp đắng sinh trưởng và phát triển là khoảng từ 25-30
0
C.
1.1.3.2. Ánh sáng
Mướp đắng cũng như một số cây trong họ bầu bí là cây ưa ánh sáng
ngày ngắn và trung. Khi ánh sáng thiếu và yếu thì cây sinh trưởng, phát triển
kém, cây ra hoa cái muộn và dễ bị rụng, năng suất thấp, chất lượng giảm,
hương vị kém. Mướp đắng yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh để sinh trưởng,
phát triển và tạo năng suất. Do vậy mướp đắng không nên trồng với mật độ
cao, cây thiếu ánh sáng thì sinh trưởng chậm và sâu bệnh phát triển. Trong
quá trình sinh trưởng biện pháp kĩ thuật như tỉa lá gốc, các lá mọc sát đất để
tạo độ thông thoáng cho giàn mướp là rất cần thiết.[22]
11
1.1.4.3. Đất và dinh dưỡng
Mướp đắng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, song có thể cho
sinh trưởng phát triển tốt nhất, cho năng suất cao khi được trồng trên những
chân đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Yêu
cầu đất phải có độ PH trung bình 6.0-6.7 là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng
và phát triển của mướp đắng. Song mướp đắng cũng có khả năng sinh trưởng
được trên đất kiềm có độ PH tới 8.0.[17]
Mướp đắng đòi hỏi lượng dinh dưỡng cân đối giữa phân bón hữu cơ và
phân vô cơ để sinh trưởng và phát triển tốt. Song tùy thuộc từng loại đất sẽ có
chế độ dinh dưỡng thích hợp khuyến cáo dành cho mướp đắng. Trên thực tế
vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng, phân bón cho mướp

đắng. Tuy nhiên khi trồng mướp đắng trên những đất giàu dinh dưỡng và bón
đủ phân hữu cơ hoai mục thì yêu cầu về dinh dưỡng của mướp đắng theo
khuyến cáo của Robinson và Decker- Walter(1996) sử dụng phân bón với tỷ
lệ N:P:K= 100:50:50Kg/ha.
Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển của Châu Á, chế độ dinh dưỡng
cho mướp đắng được khuyến cáo đối với đất pha cát là 184kg N, 112kg P
2
O
5
VÀ 124 kg K
2
O
5
cho 1 ha gieo trồng. Đối với những chân đất pha sét hoặc đất
có thành phần cơ giới nặng, khuyến cáo bón lót toàn bộ lượng phân lân và 1/3
lượng đạm và kali. Bổ sung FYM 20-25 tấn/ha như liều lượng cơ bản cùng
với một nửa liều lượng N(35kg) và một liều lượng đầy đủ P
2
O
5
(25kg) và
K
2
O
5
(25kg). Phần còn lại của liều lượng N có thể được bón trong một số liều
chia tách với khoảng thời gian 2 tuần mỗi lần.
12
1.1.3.4. Ẩm độ
Mướp đắng có khả năng chịu hạn tốt, nhưng là cây rất mẫn cảm với

điều kiện ngập úng, khi ruộng mướp đắng bị ngập úng 4 ngày, cây sẽ bị thay
đổi hình thái học của cây(Liao và Lin 1994). Để đảm bảo cho cây sinh trưởng,
phát triển tốt luôn luôn phải cung cấp đủ ẩm cho cây. Mướp đắng là cây ưa
ẩm, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm độ 70-80%. Thời kì ra quả rộ và
quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao 80-90% vì ở giai đoạn này hàm lượng nước
trong thân lá, quả của mướp đắng lên đến 90%.[21]. Tuy nhiên độ ẩm không
khí quá cao lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển bệnh như sương mai,
đốm lá, thối vi khuẩn gây hại cho mướp đắng.
1.1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mướp đắng trên thế giới và ở
Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mướp đắng trên thế giới
Trên thế giới mướp đắng được gieo trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, các nước Trung Đông
và vùng Caribê, các loại giống gieo trồng gồm giống hoang dại và trồng trọt.
Tuy được trồng ở nhiều vùng trên thế giới nhưng mướp đắng được trồng
nhiều nhất ở các nước Đông Nam Châu Á và Ấn Độ. Một số nước sản xuất
nhiều mướp đắng với sản lượng cao như: Philippin đạt 18.000 tấn(năm 1992),
Malaysia đạt 19.000tấn(1994), Đài Loan đạt 35.000 tấn(năm 1993), Thái Lan
đạt 17.749 tấn(1994), Trung Quốc là nước sản xuất nhiều mướp đắng nhưng
chủ yếu là dùng làm dược liệu.
Năm 2007, trung tâm rau màu Châu Á đã thống kê diện tích trồng
mướp đắng ở một số nước Đông Nam Á như sau: Philippin 12.000ha, Thái
Lan 3.000 ha, Indonesia 8.000 ha.[27]
Bình thường mướp đắng cho thu hoạch với năng suất trung bình là 8-10
tấn/ha, nhưng khi trồng giống tốt và có kĩ thuật chăm sóc tốt thì năng suất của
mướp đắng có thể lên tới 20-30 tấn/ha. Đặc biệt năng suất của các giống F1
có thể đạt tới 40tấn/ha. Tại Xri Lanka mướp đắng được dùng và sử dụng như
13
một loại rau. Mướp đắng có thể được trồng ở độ cao 1.200m so với mực nước
biển. Nó cũng có thể được trồng tại các vùng đất thấp hoặc trung bình trong

cả hai mùa. Ấn độ là một nước có diện tích trồng và sản lượng mướp đắng
cao trên thế giới, người dân Ấn Độ thường sử dụng các loại giống:
Thinnavely trắng, Thinnavely xanh đậm, MC43 và MC43 xanh đậm.
Bảng 1.2: Diện tích trồng và sản lượng mướp đắng ở Ấn Độ
Năm
Diện tích(ha) Sản lượng(tấn)
Vụ Maha Vụ Yala Tổng Vụ Maha Vụ Yala Tổng
1991 1962 1716 3678 10696 9856 20552
1992 1771 2017 3788 9202 12935 22137
1993 1970 1677 3647 11746 9910 21656
1994 1828 1586 3414 11091 9486 20577
1995 2141 1573 3714 12670 9223 22093
1996 1949 1648 3597 10909 9540 20449
1997 1992 1562 3554 10894 8689 19583
1998 1901 1606 3507 11430 9126 20556
1999 1968 1638 3606 11319 9226 20545
Nguồn: Cục điều tra và thống kê
Trong giai đoạn 1991-1999, diện tích gieo trồng mướp đắng dao động
từ (3414-3788) ha và tổng sản lượng từ 19.583-22.093 tấn. Không có những
thay đổi đáng kể nào trong giai đoạn 9 năm trên. Tuy nhiên trong vụ Maha,
quy mô và sản lượng cao hơn vụ Yala, ngoại trừ năm 1992. Điều đó có thể
một phần là vì các điều kiện thời tiết thuận lợi thường gặp trong vụ Maha.[6]
Chi phí sản xuất mướp đắng ở Ấn Độ trong giai đoạn 1998-2001 được
nêu lên trong bảng 1.3
14
Bảng 1.3: Chi phí cho sản xuất mướp đắng ở Ấn Độ trong giai đoạn 1998-2001
Các hoạt động
Đơn vị lao
động
(Người/ngày)

Chi phí lao
động
(RS/ha)
Gía trị
nguyên liệu
(RS/ha)
Tổng giá trị
(RS/ha)
Chuẩn bị đất 28.92 4338 3813 8151
Làm giàn 39.73 5959 4177 10136
Hạt 19.74 2961 2663 5624
Bón phân 15.58 2337 2831 5168
Nhổ cỏ thủ công 34.82 5223 5223
Vật gây hại và dịch bệnh 35.71 5357 11700 17057
Thu hoạch 77.61 11642 11642
Tổng cộng 252.11 37817 25184 63000
Đài Loan cũng là nước trồng nhiều mướp đắng, kết quả thống kê về
diện tích, năng suất và sản lượng từ năm 1996-2005 như sau:
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng mướp đắng ở Đài Loan từ
năm 1996-2005
Năm
Diện tích
trồng
Diện tích thu
hoạch
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1996 2374 2374 16330 38771

1997 2733 2722 17731 48262
1998 2886 2870 17540 50332
1999 3077 3073 20334 62514
2000 3082 3060 18591 56838
2001 2900 3892 18217 52692
2002 3098 3098 19066 59072
2003 1994 1994 18391 36679
2004 1871 1868 18807 35236
2005 1708 1707 16601 28342
Nguồn: Agriculture and Food Agency, COA, Excutive Yuan
Trên thế giới nguồn gen Momordica đặt tại ngân hàng quốc gia nguồn
gen thực vật New Delhi Ấn Độ. Tại Đông Nam Châu Á, các tập đoàn có sẵn ở
Philippin và ở Thái Lan(Bộ môn làm vườn, đại học Kasersat, Bangkok). Một
số nơi khác, tập đoàn công tác được lưu giữ ở một vài viện nghiên cứu của Ấn
Độ, Nam Phi, Đài Loan và Mỹ.[29]. Hướng chung trong chọn tạo giống
mướp đắng trên thế giới là chọn tạo các giống có chất lượng vượt trội(quả ít
đắng hơn), tỷ lệ hoa cái/hoa đực là cao, năng suất cao chống chịu sâu bệnh
15
tốt. Các giống mướp đắng hoang dại là nguồn gen quý phục vụ cho việc chọn
giống chống chịu các bệnh trên lá và sâu đục quả. Ở các nước Đông Nam Á,
công tác chọn tạo giống mướp đắng lai rất được quan tâm, bởi vậy mà số
giống lai F1 thương mại được sản xuất nhiều gấp đôi so với các giống thuần
đã được công nhận.
Sản xuất hạt giống lai của cây mướp đắng bằng phương pháp thụ phấn
bằng tay sẽ trở nên đắt đỏ và khó khăn, do vậy mà người ta đã sử dụng dòng
mướp đắng đơn tính cái(100% hoa cái) làm cây mẹ để tạo ra con lai. Đây là
phương pháp dễ làm và có hiệu quả kinh tế. Tại Ấn Độ, đã chọn tạo thành
công một số tổ hợp lai mướp đắng ưu thế lai cao giữa dòng mướp đắng đơn
tính cái(DBGY-201) với 8 dòng thuần khác, kết quả cho thấy tổ hợp lai
DBGY-201 x Pusa Vishes có khả năng ưu thế lai cao theo chiều hướng mong

muốn như tỷ lệ giới tính, ngày thu quả đầu, chiều dài và chiều rộng của quả,
năng suất. Còn tổ hợp lai giữa DBGY 201x Priya cho ưu thế lai cao về chiều
dài quả, trọng lượng quả và năng suất quả.
Các cây thuộc họ bầu bí đã được nghiên cứu cho thấy có sự biến động
lớn về các dạng hoa từ lưỡng tính đến đơn tính cùng gốc(Robinson và
Decker-Walters 1999). Dạng hoa cái đơn tính cùng gốc hiện đã được khai
thác, sử dụng rộng rãi trong chương trình chọn tạo giống họ bầu bí.
More(2002) cũng đã chứng minh tiềm năng về việc phát triển giống lai dưa
chuột khi sử dụng dạng hoa cái đơn tính cùng gốc ở vùng nhiệt đới trên cây
dưa chuột. Trong quá trình sảm xuất trước đây chủ yếu sử dụng các giống
mướp đắng thụ phấn tự do(giống OP), ngày nay người nông dân đã sử dụng
cả giống lai và giống thụ phấn tự do. Các nước như Ấn Độ, Đài Loan và
Trung Quốc hiện đang sản xuất chủ yếu là các giống lai F1.[25]
Kết quả nghiên cứu của Bela Berenyi, Crilla Kleinheincz(Hungary) cho
thấy sự phát triển của hoa và quả mướp đắng không bị phụ thuộc vào thời
gian chiếu sáng trong ngày, do đó có thể sản xuất mướp đắng ở trong nhà
kính hoặc nhà lưới.[28]. Hiện nay ở Đài Loan đã áp dụng thành công phương
16
pháp ghép mướp đắng lên gốc mướp ta (Luffa spp) để tăng khả năng chịu
bệnh Furarium, ngập úng và tăng năng suất của mướp đắng rất rõ rệt.
Ở Trung Quốc, do cây mướp đắng là cây ưa nóng không ưa lạnh, vì thế
nên hạn chế những thất thu khi trồng mướp đắng trong điều kiện thời tiết lạnh
người ta đã tiến hành ghép cây mướp đắng lên cây bí đỏ. Ở đây chọn giống
mướp đắng Lam Sơn Đại Bạch. Trước khi gieo phải xử lý hạt giống mướp
đắng và hạt giống bí đỏ, ngâm trong nước 6-8 tiếng, nhiệt độ nảy mầm là 25-
30
0
C. Bí đỏ gieo chậm hơn mướp đắng 1-2 ngày. Khi hạt bí đỏ nứt nanh thì
đem gieo. Khi xuất hiện lá mầm bí đỏ, mướp đắng ra một lá thật thì tiến hành
ghép. Dùng phương pháp ghép sát vào nhau, sau khi ghép phải che đậy, giữ

độ ẩm >95%, che đậy 3 ngày, những ngày râm không cần che đậy, buổi trưa
khi trời nắng cần phải che lại. Sau ghép 10 ngày, cây sống mang đi trồng.
1.1.5.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mướp đắng ở Việt Nam
1.1.5.2.1. Tình hình sản xuất mướp đắng ở Việt Nam
Diện tích trồng mướp đắng ở Việt Nam theo AVRDC năm 2007, tổng
diện tích trồng mướp đắng ở Việt Nam là 12.000 ha. Ở thôn Làn Đình, xã Gio
Phong, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị với dự án:” Chia sẻ đầu tư cho xã Gio
Phong xóa đói giảm nghèo”, từ năm 2005 cùng với hai thôn hưởng lợi trong
xã, người dân trong thôn Lan Đình xây dựng kế hoạch nâng cao thu nhập cho
người nghèo của chính thôn mình từ mô hình đã được sản xuất rất hiệu quả ở
địa phương là trồng mướp đắng, súp lơ. Trong đó mướp đắng đạt năng suất
tương đối cao, khoảng 800kg/sào. Với giá bán mướp vụ này trên thị trường
khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg thì một sào mướp nông dân thu hoạch được
từ 4-5 triệu đồng và cải thiện được rất nhiều cho cuộc sống của những nông
dân nơi đây.
Trong phòng trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã vùng sâu Lỗ Sơn,
một điển hình của huyện Tân Lạc(Hòa Bình) đã chuyển diện tích cây lúa bấp
bênh của xã sang trồng rau trong đó có 13,5 ha mướp đắng đã thu lại nguồn
lợi kinh tế giúp đời sống của bà con được nâng cao.
17
Diện tích trồng mướp đắng tại Việt Nam ngày càng gia tăng, năng suất
và phẩm chất được nâng cao(Mai Văn Quyên và CTV 1995). Huyện miền núi
Văn Chân(Yên Bái) đã chuyển đổi những diện tích khô hạn không thể gieo
trồng cấy được sang trồng cây mướp đắng cho thu nhập cao gấp 3 lần so với
trồng lúa. Triển khai từ năm 2007, hiện nay toàn huyện đã chuyển đổi 11 ha
đất khô hạn ở các xã vùng cao như Sơn A, Lương Sơn, Thạch Lương sang
trồng cây mướp đắng. Qua thu hoạch các hộ gia đình trồng mướp đắng cho
thấy: nếu chăm sóc tốt, phòng trị bệnh kịp thời, bón phân đầy đủ 1ha mướp
đắng có thể cho thu nhập 80 triệu đồng/ha.[41]. Hiện nay ở tỉnh Tiền Giang
nông dân đang tiến hành phát triển mô hình trồng khổ qua lấy hạt. Theo người

dân nếu trồng khổ qua để thu hạt cho thu nhập cao hơn trồng khổ qua thu quả
xanh.[39].
Ở tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 2.449 ha đất trồng hoa màu, trong
đó có khoảng 5.000m
2
diện tích được dùng chuyên trồng khổ qua sạch với mô
hình trồng phủ bạt. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật IPM trong sản
xuất, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân trong
vùng khá lên rõ rệt. Để cây thu hoạch được lâu cũng như năng suất tăng,
người dân đã tiến hành cắt bỏ lá gốc khi thấy lá chuyển sang màu vàng và đặc
biệt dùng một đoạn chân hương cắm vào giữa thân gốc để kích thích cây ra
nhiều quả hơn. Nếu trồng bình thường thì thu hoạch khoảng 2-3 tuần, sau 30
ngày thì tàn, còn với cách làm như trên thì cây mướp đắng cho thu hoạch
khoảng 60 ngày, năng suất tăng gấp đôi.[33].
1.1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam mướp đắng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam.
Trong những năm gần đây mướp đắng cũng được trồng nhiều ở các tỉnh phía
Bắc như: Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hòa Bình Rất nhiều
nghiên cứu về y dược về tác dụng chữa bệnh của mướp đắng như tác dụng hạ
đường huyết Đây là kết luận của chương trình:” Góp phần nghiên cứu thành
phần hóa học của trái mướp đắng và hạt mướp đắng” do Viện Công nghệ hóa
18
học tiến hành. Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh thì viện này cũng nghiên cứu
thành công quy trình công nghệ chiết xuất dịch quả mướp đắng để sử dụng
trong y học. Do vậy ngày nay cây mướp đắng ở Việt Nam đã ngày càng được
phát triển mạnh. Nhằm tác động các biện pháp kĩ thuật tăng năng suất, phẩm
chất mướp đắng, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng học, nông hóa thổ
nhưỡng cũng có những công trình nghiên cứu trên cây mướp đắng. Theo GS-
TS Bùi Đình Dinh 1994 cho rằng: để đảm bảo năng suất cây trồng cao và ổn
định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây không chỉ dựa vào phân khoáng mà

phải có phân hữu cơ chiêm 25% tổng số dinh dưỡng. Bởi vì phân hữu cơ
không chỉ làm tăng hiệu quả của phân khoáng mà ngược lại phân khoáng
cũng làm tăng hiệu quả của chất hữu cơ, đất đai được cải tạo trở nên màu mỡ
hơn, tiết kiệm đáng kể lượng phân bón (Nguyễn Văn Bộ 1999). Theo kết quả
nghiên cứu của đề tài” Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong công nghệ
tế bào để nghiên cứu quá trình phát sinh hình thái của một số thực vật, bảo
quản các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam và nhân nhanh một số
giống cây trồng” do GS.TS Nguyễn Bá là chủ nhiệm đã xây dựng quy trình
nhân nhanh cây gấc và cây mướp đắng bằng phương pháp nuôi cấy mô. Về
mặt hình thái các cây mướp đắng tạo được bằng con đường nuôi cấy mô có độ
đồng đều cao. Mướp đắng đã được đưa ra trồng ở quy mô nhỏ, kết quả theo
dõi qua một vụ trồng đạt 4-6 quả/cây, trọng lượng của quả chín kĩ thuật 18-22
ngày tuổi đạt 250-300g, mỗi quả có từ 20-40 hạt, các chỉ tiêu này giống như
trồng cây bằng hạt.[1]
Vị trí của cây mướp đắng ngày càng được ưu tiên. Hướng đi chủ yếu là
áp dụng các biện pháp kĩ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng năng
suất. Tại trạm bảo vệ thực vật Thuận An(Bình Dương) đã triển khai thành
công dự án trồng cây khổ qua dùng plastic phủ luống và căng lưới ni lông làm
giàn cho cây leo. Phương pháp này nâng cao hiệu suất quang hợp, hấp thụ
chất dinh dưỡng của cây, hạn chế được sâu bệnh, cỏ dại và điều hòa được độ
19
ẩm trong đất, dinh dưỡng không bị rửa trôi. Năng suất cây trồng theo phương
pháp nàu tăng từ 20% đến 30% so với cây trồng không phủ bạt.
Theo kết quả điều tra của Lê Thị Hương Vân và CTV(2001), để tăng
năng suất mướp đắng, nông dân ở Tiền Giang đã bón phân với một lượng cao
gấp 1,8-2,6 lần nhu cầu cây mướp đắng cần, hơn 99% nông dân không bón
phân hữu cơ vi sinh. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và người sản
xuất, công ty hạt giống Sao Cao Nguyên đã đưa ra thị trường 2 giống khổ qua
lai F1 với các đặc tính cơ bản như: sai quả, thời gian thu hoạch dài, màu sắc,
hình dáng quả đẹp, chắc quả thích hợp cho vận chuyển xa và bảo quản lâu.

Các giống này có tính thích nghi rộng, thích hợp với nhiều vùng sinh thái. So
với các giống nhập nội hay giống có nguồn gốc ở nước ngoài thì khổ qua của
giống Sao Cao Nguyên có nhiều tính trội về thời gian chín sớm, năng suất,
chất lượng và thời gian cho thu hoạch. Điều đặc biệt là do nghiên cứu và sản
xuất trong nước nên giá cả phù hợp với người nông dân. Giống khổ qua lai F1
Sao số 1 sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi rộng dễ đậu quả,
trồng được quanh năm, thu quả sau 37-38 ngày tính từ khi gieo, thời gian thu
kéo dài 1-2 tháng, quả dài 17-18 cm, gai lớn, da bóng, đường gai nhiều, màu
xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản lâu, năng
suất trung bình 30-35 tấn/ha. Giống khổ qua lai F1 Sao Số 2 sinh trưởng
mạnh, chống chịu bệnh tốt, dễ đậu quả, phân cành nhiều, trồng được quanh
năm, thu quả sau 37-38 ngày kể từ khi gieo, thời gian thu kéo dài 1-2 tháng,
quả dài 20-22cm, gai nở, màu xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, vận chuyển
và bảo quản lâu, năng suất trung bình 30-35 tấn/ha.[32].
1.2. Tổng quan về chất điều hòa sinh trưởng
1.2.1. Lược sử nghiên cứu về Gibberellin
Từ lâu người nông dân Nhật Bản đã thấy hiện tượng cây lúa cao hơn
bình thường. Họ nghĩ rằng đó là sự sinh trưởng tốt và sẽ có một mùa bội thu.
Tuy nhiên, khi vụ mùa đến thì những cây này trở nên lỏng thỏng, bất thụ, hột
lép. Thay vì một mùa bội thu, 40% năng suất đã bị mất đi hàng năm do triệu
20
chứng này. Bệnh này đã được người nông dân Nhận Bản gọi nhiều tên dựa
theo triệu chứng quan sát được, vài tên thông dụng là bakanae (mạ ngu),
ahonae (mạ khùng), yrei (ma), somennae …Thuật ngữ quen thuộc được dùng
là mạ bakanae. Ở Việt Nam, triệu chứng này cũng rất dễ thấy ở lúa mùa. Vào
năm 1898, Hori là người đầu tiên cho rằng bệnh Bakanae gây ra bởi sự xâm
nhiễm của một loài nấm thuộc chi Fusarium (Hori, 1898). Sawada (1912) cho
rằng sự vươn dài của lóng là do chất kích thích từ sợi nấm. Kurosawa (1926)
chứng minh rằng chính chất được tiết ra bởi nấm Bakanae gây ra sự vươn dài.
Có một loạt tranh luận về việc định danh nấm Bakanae vì người ta có thể thấy

nó ở những dạng khác nhau. Vấn đề này đã được giải toả vào năm 1931 khi
Wollenweber đặt tên giai đoạn bất toàn (vô tính) Fusarium moniliforme
(Sheldon), và giai đoạn hoàn toàn (hữu tính) Gibberella fujikuroi (Saw.) Wr.
[18][19]. Tuy nhiên sự thanh lọc chất sinh ra do nấm Bakanae bị trở ngại bởi
sự hiện diện của một chất ức chế sinh trưởng là fusaric acid (5-n-
butylpicolinic acid). Vào năm 1935, Yabuta đã phân lập một chất dạng tinh
thể có hoạt tính từ dịch lọc môi trường thanh trùng nấm Gibberella fujikuroi.
Chất này đã kích thích sự sinh trưởng khi được áp dụng vào rễ mạ lúa và
được gọi là gibberellin A. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ gibberellin được dùng
trong danh pháp khoa học. Yabuta và Sumiki (1938) đã thành công trong việc
tinh thể hoá gibberellin A và gibberellin B. Tuy nhiên do chiến tranh, nghiên
cứu về gibberellin đã bị xếp lại. Vào thập niên 1950, các nhà khoa học Anh,
Mỹ và Nhật Bản đã có những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính điều hòa sinh
trưởng của gibberellic acid. Các gibberellic trong những dịch trích nấm đã
được định danh và chúng cũng đã được phát hiện ở thực vật bậc cao. Vào
năm 1954, những nhà nghiên cứu người Anh (Brian và cộng tác viên, 1954)
đã nhận thấy những đặc tính điều hòa sinh trưởng của gibberelic acid từ dịch
trích nấm Gibberella fujikuroi. Vào năm 1955, những nhà khoa học Mỹ đã
nhận diện được chất mà họ gọi là gibberellin A và gibberellin X từ dịch trích
môi trường thanh trùng nấm Gibberella fujikuroi. Cũng vào năm 1955, những
21

×