Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

nghiên cứu phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa ở xã thạch hạ, thành phố hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ BÌNH
NGHIÃN CÆÏU PHÁN BÄÚ LAÛI
DÁN CÆ
THEO HÆÅÏNG ÂÄ THË HOÏA ÅÍ XAÎ
THAÛCH HAÛ, THAÌNH PHÄÚ HAÌ
TÉNH
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VIẾT HỒNG
i
Huế, năm 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Trương Thị Bình
iii


Để hoàn thành được luận văn này tại Khoa Địa lý
Trường Đại học Sư phạm Huế, tôi xin chân thành cảm ơn
sâu sắc đến TS. Phạm Viết Hồng - người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình tìm hiểu đề tài, xây


dựng đề cương và hoàn thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo ở
Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Địa lý - Trường Đại học
Sư phạm Huế đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ
của các phòng ban, UBND xã Thạch Hạ, UBND TP.Hà Tĩnh
- Tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp tài
liệu liên quan đến đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ nhiệt tình để luận văn được hoàn thành .
Học viên
Trương Thị Bình
iv
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH VẼ, LƯỢC ĐỒ, SƠ ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục êu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 8
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8

5. Quan điểm nghiên cứu 10
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực ễn của đề tài 12
8. Cấu trúc đề tài 12
NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC 13
PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA 13
1.1. Một số khái niệm liên quan 13
1.1.1. Khái niệm về dân cư 13
1.1.2. Phân bố dân cư 13
1.1.2.1. Phân bố dân cư nông thôn 14
1.1.2.2. Phân bố dân cư đô thị 15
1.1.3. Đô thị hóa 15
1.1.3.1. Khái niệm đô thị hóa 15
1.1.3.2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa 16
1.1.3.3 Xu hướng đô thị hóa 17
1.1.4. Nguyên tắc tổ chức phân bố dân cư theo yêu cầu của đô thị hóa 20
1.2. Các chỉ êu đánh giá phân bố dân cư 21
1.3. Vai trò của phân bố lại dân cư 23
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa 24
1.4.1. Vị trí địa lý 24
1.4.2. Nhóm nhân tố tự nhiên 24
1
1.4.2.1. Địa hình 24
1.4.2.2. Khí hậu 25
1.4.2.3. Nguồn nước 25
1.4.2.4. Đất đai 25
1.4.2.5. Thiên tai 26
1.4.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 26
1.4.3.1. Đặc điểm dân cư 27

1.4.3.2. Hoạt động kinh tế 28
1.4.3.3. Chính sách phát triển 29
1.4.4. Ảnh hưởng của phát triển đô thị 29
1.5. Các mô hình phân bố dân cư 30
1.5.1. Mô hình tuyến điểm 30
1.5.2. Mô hình tầng bậc 32
1.5.3. Mô hình chuỗi 32
1.5.4. Mô hình vùng lãnh thổ đô thị hóa 33
1.6. Kinh nghiệm về tổ chức quy hoạch lại dân cư theo hướng đô thị hóa 35
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÂN
BỐ DÂN CƯ Ở XÃ THẠCH HẠ, THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 38
2.1. Khái quát về xã Thạch Hạ 38
2.1.1. Lịch sử hình thành 38
2.1.2. Vị trí địa lý 38
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố lại dân cư 39
2.2.1. Nhân tố tự nhiên 39
2.2.1.1. Địa hình 39
2.2.1.2. Khí hậu 39
2.2.1.3. Thủy văn 40
2.2.1.4. Đất đai 40
2.2.1.5. Thiên tai 41
2.2.2 Nhân tố kinh tế - xã hội 41
2.2.2.1. Dân cư 41
2.2.2.2. Hoạt động kinh tế 45
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng 49
2.2.2.4. Giáo dục, y tế, văn hóa 50
2.2.2.5. Chủ trương, chính sách 52
2.3. Ảnh hưởng của phát triển đô thị 53
2
2.4. Thực trạng phân bố dân cư xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh 55

2.4.1. Mật độ dân số 55
2.4.2. Quần cư 56
2.4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thổ cư và đất sản xuất 57
2.4.2.2. Hiện trạng phân bố dân cư các thôn 59
2.4.2.3. Hiện trạng mạng lưới phân bố dân cư xã Thạch Hạ 68
2.5. Đánh giá các điều kiện ảnh hưởng tới phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa 69
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC PHÂN BỐ LẠI DÂN
CƯ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ THẠCH HẠ, TP HÀ TĨNH 71
3.1. Cơ sở xây dựng mô hình phân bố dân cư 71
3.1.1. Định hướng quy hoạch phát triển KT - XH của thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận 71
3.1.2. Điều kiện tự nhiên 72
3.1.3. Yêu cầu phát triển kinh tế của xã Thạch Hạ 72
3.2. Mô hình phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh 72
3.2.1. Mô hình chung mạng lưới phân bố lại dân cư xã Thạch Hạ 73
3.2.2. Mô hình phân bố lại dân cư theo từng thôn 74
3.3. Các giải pháp phân bố lại dân cư xã Thạch Hạ 81
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch 81
3.3.2. Giải pháp hành chính 83
3.3.3. Giải pháp về kinh tế 83
3.3.4. Giải pháp về dân cư 85
3.3.5. Giải pháp về văn hóa xã hội 85
3.3.6. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1. KẾT LUẬN 88
2. KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KT - XH : Kinh tế - xã hội
3

UBND : Ủy ban nhân dân
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng số dân và số hộ của xã Thạch Hạ giai đoạn 2009 - 2013 41
Bảng 2.2. Quy mô dân số các thôn ở xã Thạch Hạ năm 2013 42
Bảng 2.3. Dự báo tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã Thạch Hạ 43
Bảng 2.4. Dự báo dân số xã Thạch Hạ đến năm 2020 43
Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế hộ gia đình xã Thạch Hạ năm 2013 44
Bảng 2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thạch Hạ qua các năm 2009 -
2013 46
Bảng 2.7. Cơ cấu kinh tế xã Thạch Hạ qua các năm 2009 - 2013 46
Bảng 2.8. Mật độ dân số xã Thạch Hạ giai đoạn 2009 - 2013 55
Bảng 2.9. Mật độ dân số các thôn của xã Thạch Hạ năm 2013 55
Bảng 2.10. Mật độ dân số các thôn của xã Thạch Hạ giai đoạn 2009 - 2013. 56
Bảng 2.11. Diện tích đất ở, đất sản xuất, số dân, bình quân đất ở và đất sản
xuất của các thôn trong xã Thạch Hạ năm 2013 57
Bảng 2.12. Số hộ gia đình, bình quân đât ở, đất sản xuất, số nhân khẩu trung
bình của các hộ trong thôn xã Thạch Hạ năm 2013 57
Bảng 3.1. Mục tiêu kinh tế cụ thể giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020 72
5
DANH MỤC HÌNH VẼ, LƯỢC ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. Danh mục lược đồ:
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh 37
Hình 2.2. Lược đồ hiện trạng phân bố dân cư xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh 54
2. Danh mục sơ đồ:
Hình 1.1: Mô hình phân bố dân cư tuyến điểm [4] 31
Hình 1.2. Mô hình phân bố dân cư tầng bậc [4] 32
Hình 1.3. Mô hình phân bố dân cư tuyến chuỗi [4] 33
Hình 1.4. Mô hình phân bố dân cư vùng đô thị hóa [4] 34
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh 37

Hình 2.2. Lược đồ hiện trạng phân bố dân cư xã Thạch Hạ, thành phố Hà
Tĩnh 54
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Hạ 59
Hình 2.4. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Liên Hà 60
Hình 2.5. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Trung 61
Hình 2.6. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Thượng 62
Hình 2.7. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Đông Đoài 62
Hình 2.8. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Minh Yên 63
Hình 2.9. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Liên Thanh 64
Hình 2.10. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Tân Học 64
Hình 2.11. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Liên Nhật 65
Hình 2.12. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Tân Lộc 66
Hình 2.13. Sơ đồ mô hình hiện trạng phân bố dân cư thôn Minh Tiến 67
Hình 2.14. Sơ đồ mô hình hiện trạng mạng lưới quần cư xã Thạch Hạ 68
Hình 3.1. Sơ đồ mô hình mạng lưới phân bố lại dân cư xã Thạch Hạ 73
Hình 3.2. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Hạ 74
Hình 3.3. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Liên Hà 75
Hình 3.4. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Trung 75
Hình 3.5. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Thượng 76
Hình 3.6. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Đông Đoài 77
Hình 3.7. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Minh Yên 77
Hình 3.8. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Liên Thanh 78
Hình 3.9. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Tân Học 79
Hình 3.10. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Liên Nhật 79
Hình 3.11. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Tân Lộc 80
Hình 3.12. Mô hình phân bố lại dân cư thôn Minh Tiến 81
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân cư là một bộ phận cơ bản trong hệ thống tổ chức không gian kinh tế - xã

hội (KT - XH) theo lãnh thổ. Trong nền sản xuất xã hội, dân cư là người sản xuất ra
các giá trị vật chất, tinh thần, là khâu trung gian của quá trình tái sản xuất xã hội, là
thành phần tích cực nhất trong hệ thống tự nhiên – dân cư – kinh tế. Phân bố hợp lí
dân cư và tổ chức mạng lưới điểm dân cư là bộ phận quan trọng của tổ chức sản
xuất nói chung và là vấn đề chủ yếu của tổ chức sản xuất theo lãnh thổ nói riêng.
Các yếu tố KT - XH vận động và thay đổi nhanh chóng đặc biệt là sự phát triển của
sản xuất, trong khi đó sự phân bố dân cư cũng như cái vỏ vật chất của mạng lưới
điểm dân cư bảo thủ và chậm thay đổi hơn nhiều. Tình trạng này đã làm nảy sinh
nhiều hạn chế mà trong quá trình phát triển kinh tế cần phải có các chính sách và
giải pháp nhằm thay đổi hệ thống phân bố dân cư thích ứng.
Thạch Hạ là một xã nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Tĩnh, đây là vị trí
chiến lược quan trọng trong vành đai phát triển kinh tế của thành phố Hà Tĩnh.
Những năm vừa qua xã Thạch Hạ có nhiều thay đổi trong quá trình phát triển KT -
XH và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
thành phố Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, trong sự phát triển đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm
đặc biệt là sự phân bố dân cư. Dân cư ở đây phân bố rất tùy tiện, không đồng đều,
tự phát và thiếu quy hoạch làm trở ngại tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người
dân. Gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như công tác quản lý xã hội.
Các mối quan hệ bên ngoài còn kém phát triển. Sự phân bố đó chưa phù hợp với xu
hướng phát triển KT - XH của thành phố Hà Tĩnh.
Vì vậy một yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nghiên cứu phân bố lại dân cư
phù hợp với yêu cầu phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên để tăng khả
năng thực hiện mối liên kết kinh tế và tiếp cận những tiến bộ của xã hội.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phân bố lại dân cư theo
hướng đô thị hóa ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn của mình.
7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân bố dân cư và các nhân tố ảnh hưởng,

đề tài đề xuất mô hình và giải pháp tổ chức phân bố lại dân cư ở xã Thạch Hạ phù
hợp với xu thế đô thị hóa và phát triển KT - XH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cở sở lý luận của việc phân bố lại dân cư và xu hướng đô thị hóa.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phân bố dân cư ở xã Thạch Hạ.
- Đề xuất mô hình, giải pháp phân bố lại dân cư ở xã Thạch Hạ - thành phố
Hà Tĩnh theo hướng đô thị hóa.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mạng lưới quần cư ở xã Thach Hạ, thành phố Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Các vấn đề liên quan đến phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa.
Lãnh thổ: Xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh.
Thời gian: Nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2013, định hướng đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề quy hoạch và phân bố dân cư là một trong những vấn đề được quan
tâm từ rất sớm, vấn đề này đã được mọi quốc gia nghiên cứu dưới nhiều hình thức,
góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vào những năm 30 của thế kỷ XX khi nền sản xuất
thế giới có sự chuyển biến mạnh mẽ thì các vấn đề về tổ chức quy hoạch phân bố
dân cư mới được nghiên cứu kỹ lưỡng. Phân bố dân cư được nghiên cứu đồng thời
với các nghiên cứu tổ chức không gian sản xuất nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn
trong phát triển KT - XH. Vì vậy đã có rất nhiều tài liệu công trình nghiên cứu trên
thế giới và cả trong nước có liên quan:
Trên thế giới: các nhà địa lí Liên Xô (cũ) như V.V.Poksisevxki, S.A
Côvaliôv, G.M.Fedorov đã có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng phân bố dân
cư hợp lý, gắn dân cư với đặc thù sản xuất lãnh thổ. Phân bố dân cư dựa trên nhu
cầu sử dụng lực lượng lao động và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
8
Các nhà khoa học Phương Tây nghiên cứu phân bố dân cư và quần cư theo
nhiều hướng khác nhau. Cụ thể là ở Pháp các nhà khoa học nghiên cứu theo hướng

ứng dụng thuyết “vị trí trung tâm” của W.Christaller nhằm giải thích mô hình quần
cư theo kiểu trung tâm.
Ở Việt Nam: nghiên cứu về phân bố dân cư chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ sở
phương pháp luận của trường phái Liên Xô (cũ). Trong những năm gần đây đã tiếp
thu những tiến bộ về mặt lí luận của các nhà nghiên cứu Phương Tây. Phân bố dân
cư và quần cư luôn được xem là bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ sản xuất.
Vì vậy mà các nhà nghiên cứu ở nước ta đã đưa ra nhiều công trình nghiên cứu và
xuất bản nhiều cuốn sách liên quan:
- Các công trình nghiên cứu cấp nhà nước:
+ Chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nước 28A: Quy luật đô thị
hóa – phân bố và phát triển mạng lưới điểm dân cư ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đề tài 28A 0106: “Lập hệ thống sơ đồ tổ chức mạng lưới các điểm dân cư
đô thị nông thôn Việt Nam đến năm 2003”(1990)
+ Đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước: “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông
Hồng và các tuyến trọng điểm”. Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất,
ủy ban kế hoạch nhà nước chủ trì thực hiện. chủ nhiệm đề tài GS Lê Bá Thảo (1994).
- Những công trình được xuất bản thành sách:
+ “Địa lý kinh tế Việt Nam”. Nguyễn Trọng Điều (1986). Tác giả đã đề cập
đến các vấn đề chung về dân cư Việt Nam như: đặc điểm phân bố, trình độ văn
hóa…và đánh giá vai trò dân cư đối với phát triển KT - XH.
+ “Dân số học và địa lí dân cư”, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1992). Các tác giả đã phân tích các vấn đề về bản
chất của dân số gắn với quá trình phân bố dân cư trong điều kiện có sự thay đổi của
nền kinh tế - xã hội của nước ta.
+ “Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng”. Vũ Tự Lập chủ biên. Các tác
giả đã nghiên cứu đặc điểm văn hóa, quá trình phát triển và phân loại quần cư nông
thôn vùng đông bằng sông Hồng (1991).
9
+ “Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long” (Mạc Đường chủ biên).

Trong đó có mô tả, phân tích tập quán và lịch sử cư trú, đặc điểm mạng lưới quần
cư nông thôn ở các vùng sinh thái khác nhau của đồng bằng sông Cửu long (1990).
Các chuyên khảo của tác giả Đỗ Thị Minh Đức (1992, 1993, 1994) nghiên
cứu các động thái của quần cư nông thôn Hà Nội. Đặc biệt tác giả đã có nhiều đóng
góp trong việc phát hiện ra các nhân tố động lực của những thay đổi của quần cư
nông thôn và các phương pháp nghiên cứu quần cư nông thôn ở nước ta.
- Các công trình nghiên cứu luận án, luận văn:
+ Phạm Viết Hồng: “Xây dựng mạng lưới điểm dân cư trung tâm ở nông
thôn Thừa Thiên Huế”, Luận án tiến sĩ (1998)
+ Phạm Viết Hồng: “Xây dựng mạng lưới điểm dân cư dọc theo đường Hồ
Chí Minh ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học.
+ Nguyễn Thị Hoài Lương: “Tổ chức phân bố dân cư khu vực Chân Mây –
Lăng Cô theo hướng đô thị hóa”, Luận văn Thạc sĩ (2007).
+ Phạm Thanh Hùng: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phân bố dân cư ở
huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum”, Luận văn Thạc sĩ (2008).
+ Nguyễn Hữu Hà: “Xây dựng các mô hình quần cư cho dân tộc Bana ở Kon
Tum”, Luận văn Thạc sĩ (2004).
Như vậy, nghiên cứu về sự phân bố dân cư đã có nhiều tác giả nghiên cứu
nhưng ở góc độ khác nhau, một số đề tài nghiên cứu ở những địa bàn cụ thể, song
nghiên cứu về phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa ở xã Thạch Hạ - thành phố
Hà Tĩnh chưa có ai nghiên cứu. Vì vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới và mang
tính khoa học.
5. Quan điểm nghiên cứu
Các quan điểm sử dụng nghiên cứu đề tài luận văn bao gồm:
5.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài phân bố trên phạm vi không gian nhất
định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Việc áp dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra các
quy luật phát triển, các nhân tố tác động đến tổ chức phân bố dân cư xã Thạch Hạ -
thành phố Hà Tĩnh.

10
5.2. Quan điểm hệ thống
Xem xét dân cư là một phân hệ cơ bản trong hệ thống tổ chức không gian KT
- XH theo lãnh thổ. Tác động vào dân cư sẽ làm thay đổi tình trạng của hệ thống.
Nghiên cứu phân bố lại dân cư xã Thạch Hạ phải đặt trong mối quan hệ với thành
phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, với miền Trung và cả nước. Từ đó mới thấy được cái
chung cái riêng trong việc đánh giá nhận xét tình hình phân bố dân cư xã Thạch Hạ.
Đưa ra định hướng phân bố dân cư trong tương lai để thay đổi sự phát triển của vùng.
5.3. Quan điểm lịch sử
Được vận dụng để nhận biết quá trình vận động của điểm dân cư theo thời
gian. Các yếu tố của hệ thống phân bố dân cư luôn luôn vận động và thay đổi cùng
với sự phát triển KT - XH. Đặc điểm hiện tại và xu hướng vận động của các yếu tố
dân cư là cơ sở để xây dựng mô hình dự báo phát triển trong tương lai.
5.4. Quan điểm phát triển bền vững
Một trong những yêu cầu trong phân bố dân cư là phải đảm bảo tính bền
vững. Với mục tiêu con người và thiên nhiên cùng tồn tại và phát triển hài hòa,
chúng ta phải xây dựng những mô hình phân bố dân cư hợp lý nhằm khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp: trên cơ sở kiến thức chung về phân bố
dân cư, tổ chức sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các nguyên tắc, chỉ tiêu nhằm
thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa: được áp dụng nhằm thu thập các dữ liệu từ
thực tế địa bàn nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành hai khâu:
thu thập các tài liệu đã công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài và tổ
chức điều tra thực tế địa bàn nghiên cứu.
6.3. Phương pháp bản đồ: bản đồ là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu
địa lí KT - XH ở một địa bàn nào đó. Kết hợp bản đồ và các tài liệu thu thập được
cùng với những hiểu biết về thực tế địa phương để có cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu tổ chức phân bố dân cư. Để phản ánh một cách trực quan, sinh động các

kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ xây dựng một số bản đồ liên quan đến tổ chức phân
bố dân cư ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh.
11
6.4. Phương pháp hệ thống hóa: trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài, tổng hợp các tài liệu, phân tích so sánh số liệu thông tin đã thu thập có liên quan
đến đề tài từ đó rút ra kết luận chung.
6.5. Phương pháp toán học: dùng các công thức toán học xử lý các mẫu khảo sát
và nguồn số liệu thu thập được, đưa ra các kết quả định lượng phục vụ công trình
nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học, chính xác cho luận văn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu vấn đề phân bố lại dân cư là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả của
đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ và hoàn chỉnh thêm các vấn đề lí luận liên quan đến
phân bố dân cư qua đó vận dụng vào địa bàn xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh và các
địa phương khác trong tỉnh Hà Tĩnh cũng như cả nước.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là những nguồn thông tin đáng tin cậy giúp
cho các cá nhân, cơ quan ban ngành của xã triển khai, chỉ đạo trong thực tiễn phát
triển KT - XH và thực hiện mục tiêu phân bố lại dân cư ở xã Thạch hạ.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng số
liệu, biểu đồ, lược đồ. Nội dung luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân bố dân cư theo hướng đô thị
hóa
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phân bố dân cư ở xã Thạch
Hạ, thành phố Hà Tĩnh
Chương 3: Mô hình và giải pháp phân bố lại dân cư theo hướng đô thị hóa ở
xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh
12
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về dân cư
Dân cư là đối tượng nghiên cứu chính của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành
nghiên cứu dân cư ở các góc độ khác nhau. Xã hội học nghiên cứu dân cư dưới góc
độ văn hóa - quan hệ xã hội, sinh học nghiên cứu các đặc điểm sinh học, kinh tế học
xem xét ở khía cạnh người sản xuất - tiêu thụ Địa lý học từ khi ra đời và phát triển
nhìn nhận dân cư giữ vị trí trung tâm trong hệ thống kinh tế xã hội. Các nhà địa lý
KT - XH Xô Viết xem xét dân cư theo quan điểm kinh tế là thực thể chủ đạo của
nền sản xuất. Các nhà địa lý nhân văn phương Tây quan tâm đến khía cạnh văn hóa,
xã hội của dân cư. Những quan điểm khác nhau dẫn đến nhiều cách nhìn nhận tổ
chức phân bố dân cư khác biệt.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã hình thành hệ thống quan niệm
về dân cư tương đối hoàn thiện. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là khái niệm tác giả Lê
Thông đưa ra trong "Địa lý dân cư" (1996), cho rằng:
"Dân cư là tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi kết
cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao
động và cư trú theo lãnh thổ".[16]
Phân tích khái niệm ấy cho thấy dân cư có những dấu hiệu nhận biết sau:
- Có số lượng người cùng sinh sống và sản xuất trên lãnh thổ nhất định.
- Có kết cấu đặc trưng riêng: kết cấu về tuổi, giới, lao động, trình độ văn hóa
- Các thành phần dân cư tạo nên mạng lưới quan hệ qua lại phức tạp, trong
đó quan hệ kinh tế giữ vai trò quyết định.
1.1.2. Phân bố dân cư
Phân bố dân cư được hiểu là quá trình phân bố địa lý dân cư và các cộng
đồng dân cư trên lãnh thổ, hình thành nên mạng lưới điểm dân cư trong một thời kỳ
nhất định. Phân bố dân cư mang tính lịch sử, là sự chuyển đổi từ di cư sang định cư,
tạo nên những cộng đồng dân cư phân bố ổn định.
13

Trong phân bố dân cư, cùng với việc tổ chức không gian ở, còn có quá trình
tổ chức không gian sản xuất của cộng đồng sao cho phù hợp với các điều kiện tự
nhiên, KT - XH cũng như yêu cầu phát triển chung của cộng đồng và xã hội.
Dựa vào định nghĩa trên, phân bố dân cư được hiểu không chỉ là sự sắp
xếp của các cư dân trong một cộng đồng mà còn là sự sắp xếp các cộng đồng dân
cư khác nhau trên bề mặt lãnh thổ rộng lớn. Phân bố dân cư được biểu hiện ở các
khía cạnh sau:
- Phân bố dân cư theo từng cộng đồng trên một lãnh thổ nhất định có quy mô
và ranh giới rõ ràng, thường được xác định là các điểm dân cư. Các điểm dân cư có
mối liên hệ với nhau tạo nên hệ thống quần cư.
- Trong cộng đồng tồn tại các mối quan hệ xã hội giữa dân cư với nhau và
các mối quan hệ sản xuất - lãnh thổ. Chính các mối quan hệ này tạo ra nét đặc thù
riêng của mỗi cộng đồng dân cư.
- Hệ thống dân cư có khả năng tự điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của tính
chất sản xuất có hiệu quả cao nhất và sinh hoạt thuận tiện của mỗi cộng đồng cũng
như toàn xã hội. Đó là sự phát triển dân cư hợp lý.
1.1.2.1. Phân bố dân cư nông thôn
Điểm dân cư nông thôn ra đời rất sớm. Từ khi xuất hiện trên trái đất con
người đã tìm kiếm các khu vực, địa điểm cư trú dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có
làm nơi ở của con người. Dần dần, với sự phát triển của lực lượng sản xuất và nhu
cầu của con người nên các loại hình quần cư ra đời.
Do chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp, nơi ở gắn liền với nơi
sản xuất nên phân bố dân cư ở đây mang tính chất phân tán trong không gian. Tính
chất phân tán biểu hiện cụ thể ở quy mô lãnh thổ, quy mô dân số và mối quan hệ
giữa các điểm dân cư với nhau.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương (tự nhiên, tôn giáo, dân tộc )
các điểm dân cư mang tên gọi khác nhau. Ví dụ: miền núi gọi là Bản, Buôn, Sóc ,
đồng bằng gọi là Xóm, Làng. Mức độ phân tán cũng khác nhau, nhìn chung các
Xóm, Làng ở đồng bằng có dân số đông hơn, diện tích cư trú rộng, khoảng cách
giữa các điểm dân cư ngắn hơn. Ngược lại ở miền núi dân cư phân bố rời rạc, phân

tán với số dân còn hạn chế.
14
Số lượng, đặc điểm dân cư nông thôn cũng như sự phân bố không gian của
các yếu tố là điểm dân cư nông thôn không tồn tại cố định, chúng thay đổi do yêu
cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi cơ
cấu ngành nghề, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
1.1.2.2. Phân bố dân cư đô thị
Đô thị ra đời muộn hơn nông thôn nhưng phát triển rất mạnh mẽ từ cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khác với chức năng của nông thôn, chức năng của đô thị rất
phức tạp nên sự phân bố dân cư cũng mang tính chất đặc thù. Qua nghiên cứu ta có
thể rút ra các đặc điểm của dân cư đô thị:
- Sự tập trung cao độ về dân cư: đô thị trước hết là nơi tập trung cao độ về
dân cư với mật độ cao hơn bất kì một vùng nông thôn nào khác. Quy mô dân số đô
thị thường rất lớn so với bất kì một điểm dân cư nông thôn cùng diện tích.
- Gắn liền chức năng phi nông nghiệp: Dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp - dịch vụ, ít chịu tác động tự nhiên do vậy có tính chủ động hơn,
góp phần tạo nên lối sống thành thị khác biệt so với vùng nông thôn.
- Phân bố dân cư đô thị tác động mạnh mẽ đến phân bố dân cư nông thôn,
đặc biệt là các điểm ngoại thành. Điểm dân cư đô thị giữ nhiều chức năng, đóng vai
trò trung tâm trong hệ thống kinh tế, vì vậy hình thành quanh nó các điểm nông
thôn vệ tinh, cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của đô thị.
- Kiến trúc không gian khác hẳn với các điểm dân cư nông thôn ở chổ: nơi ở
khác với nơi sản xuất, kiến trúc không gian mang nhiều điểm riêng, cấu trúc hiện
đại, mang tính khép kín khác với không gian mở ở vùng nông thôn.
1.1.3. Đô thị hóa
1.1.3.1. Khái niệm đô thị hóa
Một trong những vấn đề nổi bật của thế giới ngày nay là sự gia tăng nhanh
chóng số lượng và quy mô các thành phố trong đó tập trung các hoạt động chủ yếu của
con người, nơi diễn ra cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của một bộ phận dân số.
Các thành phố chiếm vị trí ngày càng to lớn trong quá trình phát triển xã hội.

Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành
phố. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng ngàn
năm vẫn còn tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố về
15
dân số, diện tích đã làm thay đổi tương quan dân số thành phố với nông thôn; vai
trò kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố, môi trường sống là những vấn đề
được các nhà nghiên cứu đô thị hóa quan tâm.
Đô thị hóa là một khái niệm rộng, bao hàm cả nội dung di dân nông thôn -
thành phố. Xét trên phương diện này, di dân nông thôn - thành phố là yếu tố quan
trọng làm thay đổi dân số thành phố. Hai yếu tố khác nữa là tăng tự nhiên bởi chính
dân thành thị và mở rộng địa giới các thành phố.
Trong khái niệm đô thị hóa việc hiểu thế nào là một thành phố cho phép xác
định đầy đủ hơn dân số thành phố và nông thôn làm cho các chỉ tiêu có thể so sánh
được giữa các nước với nhau. Do trình độ phát triển rất khác nhau mà các nước đưa
ra một cách tương đối các tiêu thức định tính và định lượng phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể của mỗi nước để phân biệt thành phố và nông thôn. Có thể nêu ra 5 tiêu thức
định tính tương đối thống nhất sau: 1/Vùng lãnh thổ được hình thành do điều kiện
địa lí, bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị. 2/ Quy mô dân số phải đảm bảo mức tối
thiểu cần thiết. 3/Bộ máy hành chính cần thiết. 4/ Cơ sở hạ tầng. 5/ Hoạt động kinh
tế phi nông nghiệp chiếm ưu thế biểu hiện qua các tỉ lệ dân phi nông nghiệp trong
tổng số.[10]
1.1.3.2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc điểm sau đây:
- Số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh. Đặc biệt là
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quy mô dân số trong các thành phố ngày càng lớn, số lượng thành phố trên
một triệu dân ngày càng tăng nhanh.
- Việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lí, liên
quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên vùng đô thị. Thông
thường vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh chúng là các

thành phố vệ tinh.
- Dân số thành phố có xu hướng tăng nhanh do cường độ quá trình di dân
nông thôn - thành phố đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị - nông thôn.
- Mức độ đô thị hóa biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song có đặc
thù riêng mỗi nước. Đối với các nước phát triển, đô thị hóa diễn ra theo chiều sâu,
16
chất lượng cuộc sống ở các thành phố ngày càng hoàn thiện. Trong các nước đang
phát triển, tốc độ đô thị hóa rất cao, đặc biệt trong các thập kỉ gần đây, đô thị hóa
diễn ra theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết như thất
nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội.
1.1.3.3 Xu hướng đô thị hóa
a. Xu hướng đô thị hóa trên thế giới:
- Ở các nước phát triển: đã đi vào thời kì hậu công nghiệp nên xu hướng đô
thị hóa cũng có sự thay đổi so với trước. Nếu như trước đây có xu hướng tập trung
dân số, công nghiệp và dịch vụ hình thành các siêu đô thị (Mega city) như New
York, Tokio thì ngày nay có xu hướng giảm mật độ dân số đô thị, các khu công
nghiệp được đưa ra vùng ngoại vi. Vì vậy, cảnh quan đô thị cũng thay đổi theo
hướng mở rộng không gian nhưng là "không gian xanh" phục vụ cho nhu cầu nghỉ
ngơi, giải trí. Mặc dù mở rộng không gian nhưng các nước này không hình thành
các chuỗi đô thị. Ở vùng nông thôn hình thành các đô thị mới do yêu cầu hình thành
các tổ hợp kinh tế.
- Ở các nước đang phát triển: đô thị hóa theo con đường của các nước phát triển
trước đây. Xu hướng của các nước này là mở rộng quy mô về diện tích và dân số đô
thị. Toàn bộ công nghiệp và dịch vụ tập trung vào các thành phố lớn. Phát triển công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn hình thành các đô thị mới nhằm giảm áp lực cho các
thành phố.
Như vậy, chúng ta có thể thấy xu hướng chung của đô thị hóa thế giới là hình
thành mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc, phát triển cân đối công, nông nghiệp,
dịch vụ công cộng đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, tạo điều kiện làm việc,
sinh hoạt, nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn.

b. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam
* Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
- Thời kỳ Phong Kiến: trong suốt thời kỳ phát triển lâu dài của đất nước, cuối
thế kỷ XIX, nước ta mới chỉ hình thành một số đô thị phong kiến, chủ yếu là các
trung tâm hành chính và thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là các đô thị nhỏ và yếu,
chưa thực sự là các trung tâm kinh tế giữ vai trò chủ đạo đối với khu vực. một số đô
thị tiêu biểu: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An
17
- Thời kỳ thuộc địa của Pháp (1858 - 1954): Xuất hiện nhiều thành phố lớn
với mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp là chủ yếu. Ngoài ra, người Pháp
còn xây dựng đô thị với tư cách là nơi tập trung các cơ quan đầu não về hành chính
và quân sự, là trung tâm chỉ huy bộ máy kìm kẹp của chúng. Một số thành phố như
Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số thương cảng được chú ý
đầu tư mở rộng. Nhìn chung, thời kỳ này đô thị nước ta phát triển chậm và không
đều, nhỏ bé về quy mô, công nghiệp còn yếu kém.
- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975): Thời kỳ này, nước
ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên quá trình
đô thị hóa cũng diễn ra theo hai xu hướng khác nhau:
Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì diễn ra quá trình "giải đô thị hóa" tạm thời,
để giảm thiệt hại cho cuộc chiến tranh, chúng ta phải sơ tán một cách triệt để dân cư
và cơ sở sản xuất công nghiệp về nông thôn.
Ở miền Nam, xảy ra quá trình "Đô thị hóa cưỡng bức" do chiến tranh đe dọa,
tàn phá và do chính sách mở rộng chiến tranh, bình định nông thôn của Mỹ, hàng
triệu người dân từ nông thôn, rừng núi, đồng bằng ven biển kéo về thành phố. Vì
vậy, các đô thị ở miền nam trước giải phóng trở nên quá tải, chật chội và môi
trường sinh sống hết sức phức tạp.
- Thời kỳ 1975 đến nay: đây là thời kỳ mới, đất nước thống nhất, cả nước đi
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu nước mạnh. Các thành phố của
chúng ta đã từng bước trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho cả
nước và cho từng khu vực.

Đặc biệt từ sau Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, cơ cấu kinh tế đã chuyển từ
bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước, chúng ta thực
hiện chính sách mở cửa về mặt kinh tế và ngoại giao. Do đó, quá trình đô thị hóa ở
nước ta phát triển với tốc độ nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, phát triển cả về bề
rộng và chiều sâu, cho nên bộ mặt đô thị Việt Nam đã có nhiều thay đổi rõ nét.
* Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô
thị: sự hình thành các trung tâm có tính chất chuyên ngành trong những đô thị lớn là
xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện của tính chuyên
18
môn hóa cao trong sản xuất. Tất cả các hoạt động sản xuất có cùng đặc điểm, tính
chất được tập trung vào một khu vực tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu tốt hơn sản
xuất với năng suất và hiệu quả cao hơn, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm của đô
thị, thị trường lao động phong phú hơn
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng
ngoại ô: sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính chất khách quan nhằm
đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của chính vùng đó. Đó
là biểu hiện của tính tập trung hóa trong sản xuất. Tuy nhiên, quy mô sản xuất và
hoạt động thương mại, dịch vụ sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển KT - XH và quy
mô dân số của vùng để đảm bảo tính hoạt động có hiệu quả. Đồng thời các trung
tâm này còn là điểm nối, hay sự chuyển tiếp giữa các đô thị lớn làm cho tính hiệu
quả của hệ thống đô thị được nâng cao. Trong quá trình đô thị hóa, các trung tâm
này sẽ trở thành những đô thị vệ tinh của các đô thị lớn.
- Mở rộng các đô thị hiện có: mở rộng các đô thị hiện có theo mô hình làn
sóng là xu thế tất yếu khi nhu cầu về đất xây dựng đô thị tăng và khả năng mở rộng
có thể thực hiện tương đối dễ. Xu hướng này tạo sự ổn định tương đối và giải quyết
các vấn đề quá tải cho đô thị hiện có.
- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là một xu hướng hiện đại
được thực hiện trong điều kiện có sự đầu tư lớn của nhà nước. Vấn đề cơ bản là tạo
nguồn tài chính để cải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, ví dụ như khu đô

thị Nam Sài Gòn chính là việc chuyển một vùng nông thôn thành đô thị hiện đại.
* Chính sách về quản lý, phát triển đô thị ở Việt Nam quy định:
Việc quản lý, phát triển đô thị ở nước ta hiện nay đã được thể chế hóa bằng
các luật và văn bản quy phạm pháp luật do Cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương ban hành, cụ thể gồm các loại văn bản như sau:
- Luật và Pháp lệnh: Luật Xây dựng 2003, Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật
Đất đai, Luật Môi trường; Pháp lệnh về nhà ở, Pháp lệnh về bảo vệ các công trình đô
thị
- Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ như:
+ Nghị định 52/1991/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng nói chung.
19
+ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 về Phân loại đô thị và phân cấp
quản lý đô thị.
+ Nghị định 37/2010/NĐ-CP về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị - kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại
quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
+ Nghị định 38/2010/NĐ-CP về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
+ Nghị định 39/2010/NĐ-CP về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị -
kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công
trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
- Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ trưởng và Thứ trưởng ngang bộ.
- Nghị quyết, Quyết định và Chỉ thị của các cấp chính quyền địa phương.
1.1.4. Nguyên tắc tổ chức phân bố dân cư theo yêu cầu của đô thị hóa
Mục tiêu của việc quy hoạch dân cư nhằm đảm bảo phát triển cải tạo các khu
dân cư hợp lí cho giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Do đó quy hoạch phân bố
dân cư được xác định dựa trên nguyên tắc quy hoạch phân bố dân cư của quốc gia.

- Bảo đảm phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, tuân
theo chiến lược phát triển dân số, văn hóa xã hội của quốc gia và địa phương.
- Căn cứ trên sự đánh giá các đặc điểm tự nhiên, KT - XH địa phương,
phát huy được tiềm năng, lợi thế riêng của vùng để nâng cao đời sống cộng
đồng dân cư trên địa bàn.
- Bảo đảm phù hợp và kết hợp với các quy hoạch có liên quan: Quy hoạch bố
trí lao động dân cư, Quy hoạch chuyên ngành (thủy lợi, nông nghiệp ), Quy hoạch
các điểm dân cư thuộc các vùng, xã lân cận.
- Phải tuân thủ những yêu cầu quy hoạch chung cả nước trong lĩnh vực tổ
chức phân bố dân cư như quy mô dân số, hạn mức đất đai cho phép, vị trí được cư
trú, số lượng người trên dịch vụ xã hội.
- Phân bố dân cư cần đảm bảo lợi ích cộng đồng trên địa bàn, lấy điểm dân
cư làm nơi tổ chức đời sống sản xuất và sinh hoạt. Các công trình hạ tầng như giao
20
thông, thủy lợi, điện cần tính đến mối liện hệ vùng. Trong tổ chức sản xuất, lấy hộ
gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến khích phát triển nền sản xuất hàng hóa.
- Đảm bảo đáp ứng hài hòa giữa yêu cầu phát triển kinh tế với đảm bảo an
toàn trong định cư, bảo vệ môi trường, gìn giữ an ninh quốc phòng. Chủ động hạn
chế và giảm tối đa các tác động của thiên tai, thời tiết xấu.
- Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững: Lấy con người làm trung tâm của sự
phát triển. Cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường tự nhiên. Cân
bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển hài hòa giữa con người
với công nghệ - kỹ thuật. Đảm bảo an ninh, hòa bình, trật tự và ổn định xã hội. Đảm
bảo sự tham gia dân chủ của người dân trong tiến trình phát triển đô thị, công bằng
xã hội trong đời sống kinh tế. Đảm bảo phát triển hài hòa giữa các thế hệ. Xây dựng
và duy trì quan hệ cộng đồng ấm áp. Phát triển không gian hợp lý cân đối giữa đô
thị và nông thôn.
- Nguyên tắc tập trung dân số đô thị: Quá trình đô thị hóa đặt ra yêu cầu với
việc phân bố dân cư là phải mang tính chất tập trung, với mật độ dân số cao hơn hẳn
so với mật độ dân cư của các vùng, khu vực khác và liên quan đến sự mở rộng tự

nhiên của dân cư hiện có. Mặt khác, việc phân bố dân cư một cách tập trung, với
không gian lãnh thổ ngày càng được tăng cường, cùng với mật độ dân số đông liên
quan mật thiết đến sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc nhập cư
đến đô thị là tác nhân mạnh mẽ, quan trọng dẫn đến quá trình đô thị hóa.
- Bảo đảm nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và cải tạo hợp lý điểm
dân cư mới và cũ cùng các hạ tầng đi kèm, triệt để tận dụng những cơ sở cũ đã có,
tính toán đến triển vọng phát triển trong tương lai 15 - 20 năm và xây dựng kế
hoạch đợt đầu 5 - 10 năm.
- Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá phân bố dân cư
- Dân số:
+ Về quy mô: căn cứ vào tốc độ tăng trưởng dân số hiện tại và sự thay đổi
các chính sách phân bố dân cư, di dân để dự báo gia tăng dân số, ngoài ra tham
khảo những dự báo của các phương hướng phát triển KT - XH của khu vực, địa
phương đến 2030.
21

×