Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

nghiên cứu phát triển ngành thủy sản tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 109 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC S PHM
NGUYN TH HOI
NGHIN CặẽU PHAẽT TRIỉN
NGAèNH THUY SAN
TẩNH QUANG BầNH
CHUYấN NGNH: A L HC
M S: 60 31 05 01
LUN VN THC S A L
NGI HNG DN KHOA HC:
TS. NGUYN TNG
Hu, nm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoài
ii
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Tưởng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa
Lý, quý thầy, cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện giúp
em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, Chi cục
khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình đã


giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu.
Chân thành cảm ơn gia đình, các bạn sinh viên đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Học viên
Nguyễn Thị Hoài
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii






 !"
#$%
&'#$()
*+*$,
-./0123456,
7809:;<61=><81:0?;3456@
AB1C1:0?;3456@
D01EF1:0?;3456@
"G;3H>1:0?;I
%J0K1LMK1JK1:0?;3456
)N;5O03456
*P$7

1LMQ+R$STUVWTXYQ7
MEZ[-[;\7
G;=><46151]^E_7
75`0]6151]^E_7
a<Bbc1d7
7a<B0J061e15fA
Aa<Bb;N5e1g;
a<Bh_/<=1i;a0K1`'[c151ji;a0
1
Ak03H>0]6151]^E_"
"N53'.=l01>k5LB0[65L[=;e1m51H51^51f3Ln0"
%a5LnE_b;N50]6151]^E_[6E1<\5"
)Q_b;N551]^E_0ol101N5>Zd51p/e1m"
J01q5a_11LZ3fErK1J55H6151]^E_"
,1o>1q5a5r1:"
@1o>1q5ae15fsbc1d)
@MEZ51r09H,
"t;1LBK1J55H6151]^E_51fB,
Iu1Ji;J501;v11w1K1J55H6151]^E_51fB,
t;1LBK1J55H6151]^E_7
%w11w1K1J55H6151]^E_0]>d5EaLB07A
71\5_7A
A;G;a07"
1[KK7%
1LM7WxTUyz#A
TXYQ{G$A
7u1Ji;J501;<45|1G;_w1A
7D5}3D[-A
774;e=5r1:A
7A4;e=e15fsbc1dAA

774>~K1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1A"
774>~K1J55HA"
774>~.=l01;m5•A"
7774>~;•[n1_E_A,
77A4>~e151J0
77J094>~e1J0"
777J1J01;<494>~K1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1"I
7771;\[n"I
7777u1oe1~"I
2
7A1r05CK1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1"A
7A1r05CK1J55H6151]^E_0]5|1"A
7A613J1h€5"
7A761;m5•"@
7AA6101fhf%A
7A7J1J01;<451r05CK1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1%%
7A71•51615r;3C53Ln0%%
7A77;^:1q3C53Ln0%)
7A7A1•5•5C0‚_i;^f5%,
7A7;^:1q5•5C%@
1LMAƒ„…z#TXYQ)7
{G$ x7I7I)7
AMEZbq^.r3D11LB)7
AD11LBK1J55He15fsbc1d0]5|1G;_w13f~>7I7I)7
A809:;5ji;J5)7
A7809:;0851H)7
AA1LM1LBK1J55H0J061)A
A7w11w1<6b;1LBK1J55H6151]^E_0]=5>)%
AA4>~<651r05CK1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1)@
A7D11LBK1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1,I

A74e151J051]^E_,I
A774;m5•51]^E_,
A7A401fhf51]^E_,7
A740MEZ1C5‚<6.D01<81\;0‚140J,7
AAJ0_K1JK51r01=,A
AA1o>_K1JK01;,A
AAM01f'01}1EJ01,A
AA7a3‚;5L,
AAAMEZ1C5‚<6.D01<8,
AA6/5C/;•1q[r0,"
3
AA"j01?0E_b;N5€<B5J5C/;•[n,"
AA%m5J0e1;^fL,%
AA)1D5L†9:;518,%
AA,m5L†,,
AA@1i;a0K1`,,
AA7_K1JK01/5‡61,,
AA74e151J051]^E_,,
AA774;m5•51]^E_@
AA7A401fhf51]^E_@A
u $STu ƒ@"
uf5[;\@"
uf5i;_3C53Ln0@"
7C01f0]3456@"
7uf1D@"
Tˆ$u@)
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật.

CSHT : Cơ sở hạ tầng.
KH – KT : Khoa học – kỹ thuật.
KHCN : Khoa học công nghệ.
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
AQSIQ : Tổng cục quản lý Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch
của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa.
MOA : Bộ Nông nghiệp của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa.
CBI : Hiệp hội kỹ nghệ Anh quốc.
TP : Thành phố.
Sở NN & PTNT : Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
CBTSXK : Chế biến thủy sản xuất khẩu.
XNKTS : Xuất nhập khẩu thủy sản.
GTSX : Giá trị sản xuất.
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
_Q_[Lne151J0<6;m5•51]^E_51fB‰5=;5NŠ7I
_7ILB0;m5•51]^E_[B1N551fB~>7II7I
_7=l01'.qEa<6>\53d.qEa5|1G;_w1~>7I7AA
_771;1\Khw1i;q[/3d5/[‹1<r051]^E_A"
_7A1EJ010J0Em01}1<6[L;<r0A"
_71ae:0J01•01?LB025[B<6<‡0oe1_~QA%
_7"1ae:0J01•01?1Œ0oe1_~;m5•51]^E_A)
_7%=l010oe1_~K1J55H;m51]^E_>k'[nA)
_7)1ae:[/3d3J10J3/C7II"s7II%
_7,1ae:Ea[Ln56;0J3o>B'0_1/J@
_7@f3dEa[Ln'0mE;N556;0J""
_7If3dEa[Ln56;0J51p/1o>0mE;N5""
_7M0N;14e151J01_E_3/C7II"•7II"%
_77=l01'E_[Ln;m5•51]^E_5‡7IIIs7I7"@

_7Aw11w151_;m5m>~>7IA%7
_7J0>k51601fhf3/C7III•7I7%A
_AQ_[Ln51]^E_=5>i;0J0~>‰1w5NŠ))
_A7/KI./11=K0oJ5Db;N5e1g;51]^E_[B1N5~>7IA)@
6
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
w17ŽLn03•16101}15|1G;_w1AI
w177ŽLn03•1=5CK1J55H6151]^E_0]5|1G;_w1~>7I7"7
w17AŽH;3•51H1=Qt6151]^E_3/C7III•7I7"A
w17ŽH;3•51H1=Er01;^H.D010M0N;6151]^E_~>7II'7I7"
w17"ŽH;3•51H1=E_[Lne151J051]^E_3/C7II)•7IA",
w17%ŽH;3•51H1=0M0N;E_[Lne151J051p/3a5Ln~>7III'7IA"@
w17)ŽH;3•51H1=>a5LMi;•.=l01'E_[Ln%
;m5•>k'[n3/C7III•7I7%
w1AŽLn03•i;^1/C01K1J55H6151]^E_0]5|1G;_w13f~>7I7I)
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng to lớn để phát triển ngành thủy sản,
trở thành ngành kinh tế hàng hóa chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Từ những năm 80 của thế kỉ XX ngành thủy sản đã có những bước tiến rõ rệt,
trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta.
Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành thủy sản như nằm trong
khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có đường bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái đến Hà
Tiên, diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng hơn 226.000 km
2
, có diện tích vùng
đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km
2
. Trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn

đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển các
sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi đậu cho tàu thuyền trong những
chuyến ra khơi. Chúng ta có nguồn lợi thủy hải sản phong phú với tổng trữ lượng
tăng trung bình đạt từ 3 - 3,5 triệu tấn, có nhiều vũng vịnh, đầm phá với với các ngư
trường lớn; diện tích mặt nước nuôi trồng nội địa lên tới 1,7 triệu ha. Ngoài ra,
nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất được trang bị khá tốt…Đó
chính là những tiềm năng để nước ta phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng
thủy hải sản.
Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 8.055
km
2
, chiếm 3,07% diện tích cả nước; dân số trung bình năm 2012 là 857.924 người.
Nằm ở trung độ của cả nước, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương được
thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản. Sự phát triển của ngành
thủy sản đã góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh có những bước phát triển vượt
bậc, hòa nhập với sự phát triển ngành thủy sản của cả nước, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập cho người lao động và giữ gìn an ninh Tổ quốc.
Tuy nhiên, ngành thủy sản của tỉnh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng,
lợi thế sẵn có, việc phát triển chưa có tính ổn định và bền vững. Vì vậy, việc nghiên
cứu tiềm năng, thực trạng, qua đó xây dựng định hướng, đề ra các giải pháp đưa
ngành thủy sản của tỉnh Quảng Bình phát triển hơn trong giai đoạn tới là rất quan
trọng, cần thiết và phù hợp với thực tiễn.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển
ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình” .
8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, thực trạng để đề xuất định hướng và giải
pháp phát triển ngành thủy sản nhằm góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Quảng Bình.

2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành thủy sản.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển ngành thủy sản của tỉnh Quảng Bình.
- Xây dựng định hướng phát triển ngành đến năm 2020 và đề xuất một số
giải pháp thực hiện chủ yếu.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài
• Về nội dung: - Tiềm năng, thực trạng phát triển ngành thủy sản :
+ Về đánh bắt.
+ Về nuôi trồng.
+ Về chế biến.
- Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình.
• Về không gian: Tỉnh Quảng Bình.
• Về thời gian: Từ năm 2000 - 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Liên quan đến ngành thủy sản đã có nhiều chuyên gia nghiên cứu nhưng mỗi
người đề cập đến một khía cạnh khác nhau.
- TS. Nguyễn Long - Quy hoạch một số tàu thuyền khai thác hải sản phù hợp
với khả năng nguồn lợi - Tạp chí thủy sản số 2- 2007.
- Thủy sản Việt Nam - Hôm nay nhìn về mai sau cho một sự phát triển vững
bền - Tạp chí thủy sản số 2 - 2007.
- Lê Thông chủ biên - Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam - NXB Đại học sư
phạm - 2008.
- Sở thủy sản Quảng Bình - Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Bình
thời kì 2000 - 2010 - Quảng Bình - 2001.
Khoa Địa Lý Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế cũng có một số khóa
luận tốt nghiệp liên quan như sau:
- “Tình hình phát triển và phương hướng đổi mới ngành thủy sản ở tỉnh
Quảng Bình” của Hà Thị Lan Anh, khóa 1998 - 2002.
- “Thực trạng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An” của Hồ Thị Quỳnh, khóa 2003 - 2007.

- “Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm nước lợ ở huyện Cẩm
Xuyên, Hà Tỉnh” của Nguyễn Văn Thái, khóa 2006 - 2010.
9
- “Định hướng phát triển ngành thủy sản của huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tỉnh”
của Lê Thị Duân, khóa 2006 - 2010.
- “Thực trạng và định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản huyện Bố
Trạch tỉnh Quảng Bình” của Trần Thị Thanh Thủy, khóa 2007 - 2011.
- “Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển ngành thủy sản ở xã Quảng
Tiến- Sầm Sơn - Thanh Hóa” của Đới Thị Nga, khóa 2007 - 2011.
Riêng vấn đề “Nghiên cứu phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình”
vẫn chưa có ai nghiên cứu.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm tổng hợp
Tham gia vào việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản có rất nhiều yếu
tố khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu cần:
- Xem xét một cách toàn diện, tổng hợp những yếu tố tác động đến tình hình sản xuất.
- Xác định các phương hướng phát triển mới cho ngành thủy sản một cách hợp lý.
5.2. Quan điểm hệ thống
Trong lý luận cũng như thực tiễn không có một hình thức sản xuất nào tồn tại
cô lập với môi trường xung quanh mà chúng luôn có sự tác động qua lại với nhau và
tác động với môi trường bên ngoài để đạt được trạng thái cân bằng.
Khi tiến hành nghiên cứu về ngành thủy sản cần xem xét nó ở hai khía cạnh:
thủy sản Quảng Bình nằm trong hệ thống thủy sản chung của cả nước; thủy sản
Quảng Bình bao gồm thủy sản các huyện ven biển.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Mọi hiện tượng địa lý đều có sự thể hiện khác nhau về mặt lãnh thổ. Sự phân
bố các ngành sản xuất và hệ quả của nó là sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian hệ
thống tự nhiên, kinh tế - xã hội đưa đến, từ đó đưa ra phương hướng phát triển cho
các ngành kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng.
5.4. Quan điểm lịch sử

Quan điểm này nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vì vậy, khi nghiên cứu một sự vật, hiện tượng nào đó ta phải tiến hành xem xét nó
trong một quá trình phát triển, để từ đó có thể rút ra những cách thức, giải pháp phát
triển phù hợp nhất với thực tiển khách quan.
5.5. Quan điểm kinh tế - sinh thái
10
Nghiên cứu sự phát triển và phân bố sản xuất phải đảm bảo vừa hiệu quả về
kinh tế, vừa đảm bảo sự phát triển bền vững. Nghĩa là khi khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phải đặt trong mối quan hệ gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Vì vậy, việc phát triển ngành thủy sản không chỉ yêu cầu đạt hiệu quả kinh tế
cao mà phải chú ý đến gìn giữ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái.
6. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nói
chung và khoa học Địa Lý nói riêng. Dựa trên những mục đích của luận văn để thu
thập những tài liệu có liên quan nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
6.2.Phương pháp so sánh, hệ thống hóa
So sánh, đối chiếu tài liệu, số liệu tham khảo với thực tế để rút ra những kết
luận chính xác cho nội dung đề tài.
6.3.Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng cho các nghiên cứu Địa Lý nói chung và
nghiên cứu Địa Lý kinh tế - xã hội Việt Nam nói riêng, vì mọi nghiên cứu thuộc
lĩnh vực này đều bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Đối với đề tài này, ý
nghĩa to lớn của bản đồ là góp phần giải quyết những nội dung nghiên cứu như:
đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo ngành và lãnh thổ cũng như định
hướng phát triển trong tương lai.
6.4.Phương pháp máy tính
Sử dụng máy tính để xử lý số liệu thống kê, lập biểu đồ. Đồng thời thông qua
việc khai thác Internet để bổ sung nguồn thông tin cho đề tài nghiên cứu.

6.5.Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu và rất cần thiết khi nghiên cứu địa
lý địa phương.
Phương pháp này được tiến hành trên đại bàn tỉnh Quảng Bình, các huyện có
hoạt động ngành thủy sản phát triển mạnh. Trong quá trình đi thực địa nhằm bổ
sung thêm số liệu và hình ảnh phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành thủy sản.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm
2020.
11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1.1. Cơ sở lý luận
1. Quan niệm về ngành thủy sản
Quan niệm về ngành thủy sản đến nay chưa thống nhất và có nhiều quan
niệm khác nhau về ngành này:
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cư: Ngành thủy sản là ngành mà nơi đó con người
sử dụng công cụ lao động để sản xuất nguyên liệu thủy sản và chế biến thành sản
phẩm để phục vụ cho đời sống xã hội và sản xuất.Theo quan điểm này thì ngành
thủy sản là ngành sản xuất ra của cải vật chất cho tiêu dùng, cho sản xuất. [1]
Theo từ điển Hán - Việt: Ngành thủy sản bao gồm động vật và thực vật ở
dưới nước có giá trị kinh tế như: cá, tôm, hải sâm, rau câu, rong , nghêu, sò…[6]
Cũng có quan niệm cho rằng: Thủy sản là ngành sản xuất sản phẩm đạm
động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, có
khả năng trở thành ngành sản xuất có lợi thế nhất của ngành nông nghiệp. [5]
Một quan điểm khác cho rằng: Thủy sản là ngành sản xuất nhằm lợi dụng
những khả năng tiềm tàng về sinh vật sống ở trong môi trường nước để phục vụ nhu

cầu đời sống của con người. [9]
Hoạt động của ngành thủy sản bao gồm các lĩnh vực sau:
+ Nuôi trồng thủy sản.
+ Khai thác và đánh bắt thủy sản.
+ Chế biến thủy sản.
2. Vai trò của ngành thủy sản
1. Đối với xã hội
Trong cuộc sống của con người cần một lượng thực phẩm rất lớn, ngoài
những động thực vật trên cạn con người đã khai thác một lượng lớn nguồn tài
nguyên sống trong môi trường nước, đó là nguồn thức ăn quý của con người. Vì vậy
ngành thủy sản đã tham gia vào cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Khi đời
sống của con người ngày càng cao, nhu cầu thực phẩm ngày càng lớn. Ngày nay,
điều đáng quan tâm trong bữa ăn hàng ngày là người dân có xu hướng thiên về sử
dụng thực phẩm ít béo. Các sản phẩm của ngành này lại có khả năng đáp ứng được
yêu cầu này. Đây là nguồn cung cấp protein chính cho con người. Trong tiêu dùng
thực phẩm hiện nay, thủy sản chiếm 15% protein từ động vật. Trong tổng lượng
12
thủy sản tiêu thụ hàng năm, khoảng 71% được sử dụng làm thực phẩm trực tiếp cho
nhu cầu ăn của con người. Phần còn lại chủ yếu được dùng làm dầu cá và bột cá.
Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã tăng từ 15,5 kg (1996) lên
16,2 kg (2001) tương đương với nhịp độ tăng trưởng bình quân 1,1%/ năm. Năm
2008, sản lượng thủy sản tiêu thụ trên đầu người là 16,9 kg, trong đó có 8,5 kg là
đánh bắt còn lại là thủy sản nuôi. Năm 2010, trung bình mỗi người tiêu thụ 18,4 kg.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới với mức tiêu thụ bình quân đạt 39 kg/ người,
tiếp đến là EU ở mức 22 kg/ người.
Hiện nay, người Việt Nam sử dụng thủy sản ước tính ở mức khoảng 50%,
trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm 30%. Vào năm 2009 mức tiêu thụ trung bình các
mặt hàng thủy sản của mỗi người dân nước ta là 14,9 kg, riêng cá trên 8 kg. So với
mức tiêu thụ các sản phẩm khác thì mức tiêu thụ loại sản phẩm thủy sản cao hơn
( thịt lợn 17,1 kg/ người, thịt gia cầm là 3,9 kg/ người). Hiện nay, khi các dịch bệnh

ở gia cầm và gia súc như: H5N1, heo tai xanh, lỡ mồm long móng…ngày càng
nhiều thì nguồn thức ăn từ thủy sản càng đóng vai trò quan trọng.
Như vậy, sản phẩm của ngành thủy sản đang ngày càng giữ vị trí quan trọng
đối với nhu cầu đời sống của xã hội.
2. Đối với các ngành kinh tế
• Nông nghiệp:
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và phân bón cho trồng trọt.
Trong thực tế cho thấy những sản phẩm phụ của ngành được sử dụng làm
nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và tôm cá trong các ao
đầm. Các loại rong biển có giá trị cao được dùng để bón ruộng rất tốt. Theo số liệu
thống kê của FAO, sản phẩm thủy sản giành cho ngành chăn nuôi chiếm khoảng
30% sản lượng khai thác được.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn: sự phát triển của ngành thủy
sản là điều kiện để hình thành và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện
đại hóa, làm tăng thu nhập của người lao động, không chỉ góp phần xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn mà còn là phương thức làm giàu của người dân.
13
• Công nghiệp:
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến
thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ, hóa chất…
Các sản phẩm của ngành như mực khô, cá hộp, tôm đông lạnh, tôm chua rất
được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng và nhờ khâu chế biến, bảo quản mà các sản
phẩm đó được sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hiện nay ngành chế biến thủy sản ngày càng phát triển. Vì vậy, cung cấp
nguồn nguyên liệu thủy sản là yếu tố không thể thiếu để duy trì và phát triển sản
xuất, chế biến thực phẩm.
- Với ngành công nghiệp dược phẩm: một số loại thủy sản nuôi trồng là
nguồn nguyên liệu để chế biến ra một số loại thuốc có giá trị như: dầu cá (thuốc chế
biến từ gan cá nhám), thuốc chế biến từ vỏ bào ngư, ngọc trai…Đặc biệt một số loại
rong dùng làm vỏ bọc của một số loại thuốc. Ngoài ra một số vitamin A, B

1
, B
2
,
D…được làm từ một số sản phẩm của thủy sản.
- Với ngành công nghiệp hóa chất: các nguyên liệu từ thủy sản như: vỏ tôm,
cua chế biến ra Kitin dùng nhiều trong sản phẩm phim ảnh, rau câu và các loại phụ
gia khác có thể chế biến ra xà phòng.
- Với ngành mỹ nghệ: một số sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản là
nguyên liệu cho ngành mỹ nghệ như: vỏ Vẹm xanh dùng làm khảm xà cừ, ngọc trai
dùng làm đồ trang sức hay trang trí cho một số loại nội thất sang trọng…
3. Đối với xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động nhằm thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các sản phẩm ngành thủy sản làm phong phú, đa dạng các mặt hàng xuất
khẩu; mặt hàng của ngành ngày càng được xuất khẩu rộng rãi và ưa chuộng trên thị
trường, đem lại nguồn thu từ kim ngạch xuất khẩu lớn.
Ngành thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo ra một nguồn vốn tích lũy
lớn đầu tư cho ngành và các ngành kinh tế khác. Ngoài ra ngành thủy sản cùng với
các ngành kinh tế khác tham gia tích cực vào vấn đề củng cố an ninh quốc phòng,
giữ gìn trật tự vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.
4. Đối với bảo vệ an ninh quốc phòng, lãnh thổ quốc gia
14
Ngành thủy sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền
trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần
thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các
tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh
quốc phòng trên các vùng biển.
3. Đặc điểm của ngành thủy sản

5. Đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu không thể thay thế được
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất nhưng mỗi ngành
lại sử dụng theo một hình thức khác nhau.
Đối với ngành thủy sản đất đai, diện tích mặt nước có vai trò vô cùng quan
trọng bởi nếu không có đất đai, diện tích mặt nước thì không thể có và phát triển
được ngành thủy sản. Vì những sinh vật chỉ phát triển được trong môi trường nước
nên các hoạt động của ngành đều diễn ra trên bề mặt đất, nước.
6. Đối tượng sản xuất của ngành thủy sản là sinh vật
Các sinh vật sinh trưởng, phát triển theo quy luật sinh học. Do đó trong
quá trình phát triển chúng luôn chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi con người
và tự nhiên, vì vậy trong quá trình sản xuất chúng ta cần chú ý để có biện pháp
tác động phù hợp.
7. Sản xuất thủy sản có tính chất mở rộng theo không gian
Tính chất rộng khắp của ngành thủy sản thể hiện ở tất cả các lĩnh vực như:
nuôi trồng, khai thác, chế biến. Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản phát triển ở
khắp các vùng từ đồng bằng, trung du miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có
diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển thủy sản. Tuy nhiên mỗi một vùng có
điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau do đó có sự khác nhau về lựa chọn đối tượng
sản xuất, quy trình kĩ thuật, phương tiện khai thác, hình thức sản xuất cũng như mùa
vụ sản xuất của ngành.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản
8. Nhóm nhân tố tự nhiên
15
- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của một lãnh thổ kết hợp với điều kiện khí hậu,
địa hình quy định sự có mặt của các hoạt động ngành thủy sản. Vị trí địa lý với đất
liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực và nằm trong điều kiện tự nhiên nhất
định sẽ ảnh hưởng tới phương thức sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động
trong tổ chức sản xuất ngành thủy sản.
Vị trí càng thuận lợi thì ngành càng có điều kiện để phát triển, đạt hiệu quả
cao, tận dụng được tiềm năng vốn có của mình. Ngược lại, những khu vực kém

thuận lợi gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển ngành cũng như kêu gọi vốn
đầu tư trong và ngoài nước.
- Khí hậu: Có tác động rất lớn đến hoạt động của ngành. Khí hậu là nhân tố
quyết định đến mạng lưới sông ngòi, nguồn lợi thủy sản. Đây chính là cơ sở để phát
triển ngành khai thác thủy sản.
Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió, chế độ mưa…là những yếu tố tác
động trực tiếp và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Vì vậy, khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xác định cơ cấu sinh vật, mùa vụ, khả
năng thâm canh, luân canh của từng khu vực.
Khí hậu mang tính mùa ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản, trong lĩnh vực nuôi
trồng thể hiện ở việc xác định cơ cấu mùa vụ, khả năng thâm canh, luân canh của từng
địa phương và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác, đánh bắt và chế biến.
Tuy nhiên các hiện tượng nhiễu động thời tiết bất thường như: bão, áp thấp
nhiệt đới…cũng ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản, hạn chế những ngày ra khơi
của ngư dân và ảnh hưởng tới khâu chế biến, bảo quản sản phẩm.
- Địa hình: Địa hình quy định các hình thức phát triển sản xuất của ngành
thủy sản. Nếu đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều bãi triều, đầm phá thì đây là điều
kiện để phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, nước mặn. Hoặc
nhiều sông suối, kênh rạch chằng chịt, ao hồ dày đặc là cơ sở để phát triển nuôi
trồng thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên nếu địa hình miền núi lại gây khó khăn cho
hoạt động của ngành thủy sản, thủy sản ở đây kém phát triển hoặc có thể không
phát triển được.
- Tài nguyên nước: Nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh
trưởng và phát triển của các loại thủy sản (cá, tôm, mực…). Nếu không có nước thì
các loại thủy sản không thể sinh sôi nảy nở, bởi hoạt động của ngành thủy sản là
16
hoạt động diễn ra trên mặt nước. Do nguồn nước phân bố không đều trong không
gian và thời gian vì vậy đã tạo nên tính phân hóa của các loại sinh vật.
- Nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng là điều kiện
quan trọng để hình thành các ngư trường khai thác và sản lượng khai thác của ngành.

Đồng thời là cơ sở để lai tạo các giống mới đáp ứng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua, do khai thác không theo quy hoạch và quá mức, đặc biệt
là nguồn lợi thủy sản ven bờ đã dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng về số lượng
cũng như sản lượng khai thác được. Vì vậy, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là
yêu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài đối với mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới.
- Các yếu tố hải dương học: Bao gồm các yếu tố như: các dòng hải lưu, thủy
triều…Đây là các yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khai thác thủy sản.
9. Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội
- Dân cư và nguồn lao động: Bất kể một ngành kinh tế nào đều cần có lao
động, dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào cho ngành thủy sản, cùng với
truyền thống sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành thủy sản phát triển.
Nguồn lao động là nhân tố để mở rộng sản xuất và phát triển theo chiều sâu.
Nguồn lao động không chỉ được xem xét về số lượng mà còn cả mặt chất lượng như:
trình độ học vấn được nâng cao, tỷ lệ lao động được đào tạo ngành nghề, thể lực lao
động…tất cả các yếu tố đó của dân cư đều ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản ngày càng tăng, trong cơ cấu bữa
ăn hàng ngày luôn có mặt các sản phẩm thủy sản, các sản phẩm có nguồn gốc từ
biển (nhất là ở các quốc gia châu Á), đây là động lực thúc đẩy ngành phát triển.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã trở thành nguồn
lực quan trọng để phát triển, có tác động mạnh đến nâng cao năng suất lao động
trong mọi ngành, mọi lĩnh vực và quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa ngành thủy sản từ lạc
hậu, nhỏ lẻ, có tính chất tự cung, tự cấp sang sản xuất lớn, hiện đại mang tính hàng
hóa. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành thủy sản, hiện nay các phương tiện tàu
thuyền, ngư cụ ngày càng được trang bị tốt hơn, tiên tiến và hiện đại hơn.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Trong quá trình phát triển các
ngành kinh tế nói chung, hệ thống CSVCKT và CSHT có vai trò rất quan trọng.
Ngành thủy sản với những đặc điểm riêng của mình đòi hỏi phải có hệ thống CSHT
thích hợp, hoàn thiện và đồng bộ thì mới đảm bảo đạt hiệu quả cao.

17
Ngày nay, tốc độ KH - KT phát triển, các thành tựu KH - KT, KHCN được
áp dụng vào sản xuất là động lực to lớn để hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trong hoạt động khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng nghề cá ngày càng được
tăng cường. Các loại máy móc thiết bị kỹ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại như:
máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm xa…
Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy
sản như: xây dựng hệ thống thủy lợi, áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất nuôi trồng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Nhiều cơ sở chế biến được xây dựng, tại các cảng hình thành các nhà máy
đóng hộp đông lạnh nhờ thế các sản phẩm được thu gom, tiêu thụ một cách nhanh
chóng đảm bảo chất lượng.
- Vốn đầu tư: Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình vận hành, phát
triển các ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn tăng nhanh là
cơ hội để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Việc đầu tư cho ngành thủy sản là một hướng đi đúng đắn, thiết thực, làm
thay đổi cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng tích cực và nâng cao tỷ trọng
của ngành thủy sản trong tổng GDP của mỗi nước.
- Thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất ra hàng hóa hoàn
toàn không phải cho nhu cầu của họ mà cho nhu cầu của thị trường. Thị trường như
là một nút điều chỉnh hiệu quả nhất để phân phối các nguồn lực xã hội.
Thị trường tiêu thụ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thủy sản và giá cả
sản phẩm mà còn tác động đến điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các trung
tâm khai thác, nuôi trồng, chế biến.
- Chính sách phát triển: Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
ngành. Những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, có sự đầu tư thích đáng sẽ
là đòn bẩy cho sự phát triển và phân bố sản xuất thủy sản.
Nghề cá được chú trọng đầu tư phát triển với việc tăng cường công tác
khuyến ngư, đào tạo nguồn nhân lực, cho vay vốn phát triển sản xuất, trang thiết bị
được đổi mới. Việc khai thác đi đôi với tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng thời

công tác bảo vệ, giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo ngày càng tốt hơn.
9.1. Cơ sở thực tiển
5. Xu hướng phát triển ngành thủy sản thế giới
10. Khái quát chung tình hình phát triển ngành thủy sản thế giới
• Khai thác thủy sản:
18
Mặc dù đã có những biến động quan trọng về xu hướng khai thác của từng
nước, về ngư trường và loài đánh bắt, tổng sản lượng thủy sản khai thác trên thế
giới giữ ổn định ở quanh mức 90 triệu tấn/năm. Sản lượng của tất cả các loài, trừ cá
cơm, nằm trong khoảng 72,1 - 73,3 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2004 - 2010. Sản
lượng cá cơm ở vùng Đông Nam Thái Bình Dương bị sụt giảm mạnh, từ 10,7 triệu
tấn năm 2004 xuống còn 4,2 triệu tấn năm 2010. Hiện nay khu vực khai thác có sản
lượng lớn nhất là vùng Tây Nam Thái Bình Dương. Sản lượng của các vùng Đông
Bắc Thái Bình Dương và Tây Nam Đại Tây Dương đã đạt mức đỉnh từ nhiều năm
trước và nay đang giảm dần. Tuy nhiên đến năm 2010, tất cả các vùng khai thác
trên đều có khuynh hướng giảm. Hai vùng biển Địa Trung Hải - Biển Đen và Tây
Nam Đại Tây Dương có sản lượng giảm tương ứng là 15 và 30% so với năm 2007.
Trong tổng sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nội địa đã tăng
mạnh với tốc độ bình quân 30%/năm từ giữa những năm 2000, năm 2010 đạt
khoảng 11,2 triệu tấn. Các nước châu Á chiếm 70% sản lượng thủy sản nội địa và
hầu hết tăng trưởng trong lĩnh vực này xuất phát từ châu Á, trong đó chủ yếu là từ
Trung Quốc, Ấn Độ và Myanma.
19
Bảng 1.1. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới (triệu tấn)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Khai thác
Nội địa 9,8 10,0 10,2 10,4 11,2 11,5
Biển 80,2 80,4 79,5 79,2 77,4 78,9
Tổng khai thác 90 90,3 89,7 89,6 88,6 90,4
Nuôi trồng

Nội địa 31,3 33,4 36,0 38,1 41,7 44,3
Biển 16 16,6 16,9 17,6 18,1 19,3
Tổng nuôi trồng 47,3 50 52,9 55,7 59,8 63,6
Tổng sản lượng 137,3 140,3 142,6 145,3 148,4 154
Nguồn: [7]
• Nuôi trồng thủy sản:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thế giới đạt mức cao kỷ lục 79
triệu tấn, trị giá 125 tỷ USD và năm 2010 (nếu không kể thực vật thủy sinh và các
sản phẩm phi thực phẩm thì sản lượng đạt gần 60 triệu tấn, trị giá 119 tỷ USD).
Hiện nay, NTTS có mặt ở 190 nước với 600 loài khác nhau được nuôi trong các hệ
thống đầu tư cao và công nghệ tiên tiến, trong đó có cả việc đầu tư cơ sở sản xuất
giống để tái tạo nguồn lợi tự nhiên, nhất là trong các vùng nước nội địa. Châu Á
hiện chiếm đến 89% tổng sản lượng NTTS thế giới, trong đó chủ yếu là Trung
Quốc, chiếm tới 60% tổng sản lượng NTTS toàn cầu năm 2010.
Năm 2010, sản lượng thủy sản nuôi làm thực phẩm đạt khoảng 59,8 triệu tấn,
tăng 7,4% so với 55,7 triệu tấn năm 2009 và 32,4 triệu tấn năm 2000. Thủy sản nuôi
làm thực phẩm gồm các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, lưỡng cư (ếch), bò sát thủy
sinh (không tính cá sấu) và các loài khác như hải sâm, cầu gai, đồn đột…
Mười nước có sản lượng NTTS lớn nhất thế giới năm 2010, theo thứ tự giảm
dần gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Bănglađét, Thái Lan, Na Uy,
Ai Cập, Myanma và Philippin. Các nước này chiếm 87,6% khối lượng và 81,9% giá
trị NTTS làm thực phẩm. Trong sản lượng thủy sản nuôi của châu Á, cá chiếm
64,8%, nhuyễn thể 24,2%, giáp xác 9,5% và các loài khác 1,5%.
Bảng 1.2. 10 nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới năm 2010
STT Quốc gia Tấn %
1 Trung Quốc 36.734.215 61,35
2 Ấn Độ 4.648.851 7,76
3 Việt Nam 2.671.800 4,46
4 Inđônêxia 2.304.828 3,85
20

5 Bănglađét 1.308.515 2,19
6 Thái Lan 1.286.122 2,15
7 Na Uy 1.008.010 1,68
8 Ai Cập 919.585 1,54
9 Myanma 850.697 1,42
10 Philippin 744.695 1,24
11 Các nước khác 7.395.281 12,36
Thế giới 59.872.600 100
Nguồn: [7]
Thành phần chính trong sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu năm 2010
gồm: cá nước ngọt 33,7 triệu tấn (chiếm 56,3%); nhuyễn thể 14,2 triệu tấn (23,6%);
giáp xác 5,7 triệu tấn (9,6%); cá nước lợ 3,6 triệu tấn (6%); cá biển 1,8 triệu tấn
(3,1%) và động vật thủy sinh khác 814.300 tấn (1,4%).
• Chế biến thủy sản:
Năm 2010, 40,5% tổng sản lượng thủy sản thế giới (60,2 triệu tấn) đã được
bán ra trên thị trường dưới các hình thức tươi, sống và 45,9% (68,1 triệu tấn) đã chế
biến dưới các hình thức như đông lạnh và xử lý khác (khô, xông khói và lên men)
để làm thực phẩm trực tiếp; 13,6% còn lại dùng cho các mục đích phi thực phẩm.
Ở châu Âu và Bắc Mỹ, 2/3 tổng khối lượng thủy sản làm thực phẩm tiêu thụ
dưới dạng đông lạnh và đồ hộp; châu Phi tiêu thụ nhiều thủy sản đã qua xử lý. Châu Á
chuộng thủy sản tươi sống và nhờ công nghệ tiên tiến trong bảo quản và vận chuyển
nên xu hướng này ngày nay càng được phát triển trong cộng đồng người châu Á.
11. Xu hướng phát triển ngành thủy sản
- Dân số thế ngày càng tăng lên và mức sống của người dân được nâng cao,
con người đã chú trọng hơn đến nguồn thực phẩm từ thủy sản giàu chất đạm và bảo
đảm cho sức khỏe, có khả năng chế biến đa dạng. Vì thế, nhu cầu thủy sản thế giới
có mức độ tăng khá cao.Đây là động lực thúc đẩy ngành thủy sản thế giới phát triển.
Với mức độ dân số thế giới trong các năm tới có sự tăng chậm, song với thu
nhập có sự gia tăng mạnh đã hình thành xu hướng gia tăng nhu cầu về lương thực
thực phẩm có giá trị kinh tế cao thì ngành thủy sản - một ngành thực phẩm chất

lượng cao sẽ được chú ý. Vì ngành này không chỉ cung cấp một lượng đạm lớn hơn
so với các thức ăn khác mà còn có khả năng chế biến dễ với nhiều mùi vị đa dạng
và hấp dẫn với người tiêu dùng.
21
Số liệu của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, mức tiêu thụ
thủy sản bình quân đầu người trên thế giới liên tục tăng cao, từ 11,8 kg/người/năm
1981 lên 16,8 kg/người/năm 2006.
FAO dự báo, mức tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới còn tiếp tục tăng cao
trong những năm tới, có thể lên đến 19,1 kg/người/năm 2015 và 20 kg/người/năm 2030.
Và theo dự báo này mức độ tăng sản lượng trong ngành thủy sản vẫn có một
sự gia tăng đáng kể, đây là động lực thúc đẩy đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển
ngành thủy sản trong thời gian tới.
- Khả năng khai thác thủy sản của thế giới giảm mạnh. Do nguồn lợi thủy
sản của biển và sông hồ ngày càng cạn kiệt bởi tốc độ khai thác của con người trong
thời gian qua không chú trọng khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi. Tốc độ khai
thác nhanh hơn nhiều so với khả năng tái tạo tự nhiên của nguồn lợi này.
Với lượng gia tăng khá mạnh trong giai đoạn 2005 - 2015 về nhu cầu thủy
sản của ngành thì nguồn cung sẽ không đáp ứng đủ trong khi nguồn lợi khai thác
thủy sản trên thế giới ngày càng có xu hướng cạn kiệt.
Theo FAO, tính đến nay, gần 30% nguồn lợi thủy sản đã bị khai thác quá
mức, 57% bị khai thác hoàn toàn, nói cách khác là đã đạt đến hoặc gần đến mức sản
lượng khai thác bền vững tối đa và chỉ khoảng 13% chưa khai thác hoàn toàn. Khai
thác quá mức không chỉ gây hậu quả sinh thái tiêu cực mà còn làm giảm sản lượng
cá, dẫn đến hậu quả tiêu cực kinh tế xã hội.
- Xu hướng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh
Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng mạnh là điều tất yếu bởi các
nhân tố chính:
+ Nhu cầu nuôi trồng thủy sản thay dần cho các sản phẩm khai thác ngày
càng khan hiếm.
+ Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật (về sinh học: lai ghép và nhân giống tái

tạo nguồn nuôi trồng mới, về chế biến thức ăn thủy sản ngày càng phát triển, nuôi
trồng chăm sóc theo hướng công nghiệp hiện đại cho năng suất cao).
+ Diện tích đất dành cho nuôi trồng ngày càng tăng.
Nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6,1%, đóng góp
lớn vào sản lượng thủy sản thế giới. Theo dự báo của FAO và Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế sản lượng thủy sản năm 2022 là 181 triệu tấn, tăng 18% so với
mức trung bình giai đoạn 2010 - 2012. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác chỉ
tăng 5%, nuôi trồng tăng 35%, đạt 85 triệu tấn trong năm 2022. Giai đoạn 2013 -
2022, nuôi trồng dự kiến tiếp tục tăng trung bình 2,4%/năm. Nuôi trồng thủy sản
22

×