1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tảo phù du là một nhóm thực vật bậc thấp phong phú về thành phần loài và đa
dạng về cấu trúc,chúng có kích thước hiển vi, dạng đơn bào hay tập đoàn, sống trôi
nổi trong nước và có khả năng quang hợp. Trong thủy vực, tảo phù du có vai trò là
sinh vật sản xuất, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, là nguồn thức ăn cho nhiều
loài sinh vật thủy sinh, góp phần làm sạch nước tự nhiên và trong nhiều trường hợp,
chúng được dùng làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm hữu cơ trong thủy vực.
Trong các ngành tảo thì tảo Lục được xem là ngành lớn nhất với số lượng loài
phong phú và phân bố rộng khắp trên toàn cầu, từ vùng ôn đới đến nhiệt đới; từ môi
trường nước ngọt, nước lợ đến nước biển. Ở Việt Nam, nghiên cứu điều tra cơ bản
về tảo Lục thường được tiến hành cùng với các nhóm tảo khác. Hiếm có những
chuyên khảo về tảo Lục theo vùng, miền hay trong các hệ sinh thái đặc trưng.
Dòng sông Hương ở Thừa Thiên Huế không những nổi tiếng bởi vẻ thơ mộng
đã đi vào thơ ca mà còn nổi tiếng với số loài động thực vật thủy sinh đa dạng và
phong phú. Hệ thống sông Hương có lưu vực dạng hình nan quạt với diện tích lưu
vực 2.830km
2
, chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dài sông 104km.
Sông Bồ là phụ lưu cấp I của Sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi A Sầu phía tây
tỉnh Thừa Thiên Huế, ở độ cao 900m, chảy theo hướng đông nam - tây bắc đổ
vào bờ trái sông Hương, cách cửa sông 9km. Sông Bồ có chiều dài 94 km, diện
tích lưu vực 938km
2
; cao trung bình 384m, độ dốc trung bình 27,4%, mật độ
sông suối 0,64km/km
2
, tổng lượng nước 0,95km
3
[18]. Hệ thống sông này có vai
trò quan trọng không chỉ đối với môi trường, phát triển kinh tế - xã hội mà còn
mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, ngành tảo Lục ở hai con sông này
hầu như chưa được được quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, các công trình nghiên cứu về
tảo trong các hệ thống sông ngòi còn khá ít. Tại Trung Bộ, hiện đã có một số công
bố về đa dạng tảo ở sông Lam (Nghệ An) [5] hoặc ở sông Mã (Thanh Hóa) [7]…,
riêng sông Hương rất ít tài liệu đề cập. Hầu hết các nghiên cứu về tảo ở Thừa Thiên
Huế đều tập trung ở đầm phá ven biển và một số sông nhỏ như sông Như Ý… với
đối tượng nghiên cứu thường tập trung vào các nhóm loài gây nở hoa nước [11].
2
Vấn đề cấp thiết đặt ra là chúng ta đang thiếu một bộ cơ sở dữ liệu về thành phần
loài và sự phân bố của tảo nước ngọt nói chung và tảo Lục nói riêng ở Thừa Thiên
Huế. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Sự đa
dạng thành phần loài và phân bố của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ,
tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục đích của đề tài:
- Đánh giá sự đa dạng thành phần loài của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông
Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá sự phân bố của tảo Lục phù du ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Xác định tình trạng dinh dưỡng tại các điểm khảo sát thông qua sự có mặt của
một số tảo Lục.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về danh mục thành phần loài và sự phân bố của tảo Lục
ở sông Hương và sông Bồ.
- Làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về đa dạng sinh học các
loài thực vật phù du ở các lưu vực sông trong và ngoài tỉnh.
+ Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu thành phần loài thực vật phù du nước ngọt ở
Thừa Thiên Huế, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá đa dạng sinh học thủy sinh vật
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bước đầu đánh giá tình trạng dinh dưỡng lưu vực sông Hương và sông Bồ tại
các điểm nghiên cứu thông qua sự hiện diện của tảo Lục phù du.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, luận văn này gồm có 3 chương, nội
dung của từng chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu. Giới thiệu qua về vị trí của ngành tảo Lục trong hệ
thống phân loại tảo; hệ thống phân loại tảo Lục; đặc điểm chung của ngành tảo Lục;
vai trò của tảo Lục và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan.
3
Chương 2:Phương pháp nghiên cứu. Chương này đề cập đến đối tượng nghiên
cứu, thời gian; địa điểm và tóm tắt các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá
trình thực hiện đề tài.
Chương 3: Kết quả và thảo luận. Trình bày các kết quả đạt được sau quá trình
nghiên cứu đề tài.
4
Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ngành tảo Lục - Chlorophyta
1.1.1. Vị trí của tảo Lục trong hệ thống phân loại tảo
Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có được một quan điểm nhất quán về hệ thống
phân loại tảo nói chung, tùy theo từng tác giả mà sự phân loại, sắp xếp các taxon
của tảo có sự khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm phân loại tảo trên thế giới:
Vào thế kỷ XVII, Carlvon Linné (1754) chia giới thực vật làm 25 lớp, trong đó
ông xếp tảovào một lớp cùng với nấm, dương xỉ và địa y. Thời kỳ đó chưa có khái
niệm phân chia sinh giới với tế bào có nhân hoặc không nhân. Toàn bộ những thực
vật nhỏ bé, có màu, sống ở nước hoặc những nơi có độ ẩm được gọi là tảo [9].
Năm 1836 Harvey đã thừa nhận 4 nhóm tảo lớn là tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục và tảo
silic, màu của chúng là sự biểu hiện của sắc tố khác nhau [12].
Hệ thống phân loại gắn liền với tiến hóa đầu tiên được Pascher nêu ra vào năm
1914 và sau đó được ông chỉnh đổi thêm vào năm 1931. Hệ thống phân loại của
Pascher bao gồm 8 ngành tảo và 14 lớp. Các ngành tảo bao gồm: Chrysophyta,
Phaeophyta, Pyrrophyta, Euglenophyta, Chlorophyta, Charophyta, Rhodophyta,
Cyanophyta. Ngành tảo Lục (Chlorophyta) bao gồm 2 lớp: Chlorophyceae và
Conjugatae[9].
Gilbert M. Smith (1933, 1951, 1955) ủng hộ hệ thống phân loại của Pascher và
có một số điều chỉnh so với hệ thống của Pascher. Ông đã xây dựng một hệ thống
gồm có 7 ngành là 14 lớp tảo, bao gồm các ngành: Chlorophyta, Euglenophyta,
Cryptophyta, Chrysophyta, Phaeophyta, Cyanophyta, Rhodophyta. Ngành tảo Lục
(Chlorophyta) gồm 2 lớp Chlorophyceae và Charophyceae[9].
Trong khi đó, Fristch chỉ coi tảo là một nhóm tương đương với một ngành và
theo ông không nên hình thành thêm các ngành tảo khác nữa do vậy hệ thống của
ông gồm 11 lớp tảo. Fristch đề nghị rằng lớp Conjugatae nên coi là một bộ và để
vào lớp Chlorophyceae. Không nên lập thành một ngành Charophyta (theo Pascher)
hay lớp Charophyceae (theo Smith) mà coi nhóm tảo Lục này chỉ là bộ Charales
thuộc lớp Chlorophyceae. Tuy nhiên, theo một số tác giả, hệ thống này chưa hợp lý
và chưa đạt được một sự sắp xếp gọi là hoàn chỉnh[9].
5
Năm 1946, Papenfuss đã chỉ ra sử dụng tên “Chlorophyta” nghĩa đen là “thực vật
xanh” cho tảo Lục đã loại trừ việc sử dụng danh pháp này cho các thành viên khác của
giới Thực vật với sắc tố và sản phẩm dự trữ giống nhau. Do vậy, ông đã đề nghị tên
cho các ngành tảo thêm phyco trước phyta, phyco là chỉ ra mức độ về tổ chức [12].
Năm 1978, Bold Wynne đưa ra hệ thống gồm 9 ngành tảo và ông đồng ý với việc
dùng từ phyco đứng trước phyta cho phần đuôi của tên các ngành tảo, đó là:
Cyanochloronta, Phaeophycophyta, Chlorophycophyta, Charophycophyta, Eugleno-
phycophyta, Chrysophycophyta, Pyrrophycophyta, Cryptophycophyta, Rhodophy-
cophyta [12].
Năm 1982, Parker giới thiệu hệ thống phân loại tảo gồm 6 ngành, trong đó tảo
nhân sơ có hai ngành Cyanophycota và Procholorophycota còn tảo nhân thật có 4
ngành. Đáng chú ý là ngành Chromophycota là ngành lớn gồm 9 lớp, trong đó một
số lớp trước đó từng là các ngành riêng biệt, chẳng hạn như lớp Phaeophyceae,
Dinophyceae, Cryptophyceae [9].
Với hệ thống của van den Hoek vàcs.(1998)tảo được xếp thành 11 ngành trong
đó nhóm nhân sơ có 2 ngành Cyanophyta và Prochlorophyta. Đặc biệt theo các tác
giả, ngành Heteronkotophyta được xây dựng với nhiều lớp khác nhau bao gồm các
sinh vật rất đa dạng, từ tảo Nâu với cấu trúc tản phát triển, kích thước lớn, thậm chí
dài hơn 50m đến các tảo kích thước hiển vi như tảo Silic, tảo Vàng. Theo ông, tất cả
các thành viên của ngành này đề có sự giống nhau về vi cấu trúc và đặc điểm sinh
hóa học[21].
Lee (1999) đã chia tảo thành 9 ngành và phân bố thành 4 nhóm dựa vào sự tiến
hóa của lục lạp. Với hệ thống này, tảo gồm 8 ngành: i) nhóm tiền nhân (Cyano-
bacteria), ii) nhóm không có lưới nội sinh chất lục lạp (Glaucophyta, Rhodophyta,
Chlorophyta), iii) nhóm có một lưới nội sinh chất lục lạp (Euglenophyta, Di-
nophyta), iv) nhóm có 2 lưới nội sinh chất lục lạp (Heterokontophyta, Haptophyta,
Cryptophyta) [29].
Theo Gramham và Wilcox (2000) những kết quả nghiên cứu về trình tự sắp xếp
phân tử đã tạo được cơ sở cho nhận định về sự tồn tại của 8 đến 9 dòng tảo mà từ đó
thiết lập nên các ngành tảo với số lượng ngành cũng tương ứng số dòng này. Đó là
ngành Cyanobacteria, Glaucophyta, Euglenophyta, Cryptophyta, Haptophyta, Dino-
6
phyta, Ochromophyta, Rhodophyta và Chlorophyta. Phân ra các ngành cũng như
quan hệ giữa các tảo này được thực hiện dựa trên phân tích trình tự gen của
ribosome đơn vị 18S[23].
Như vậy, dù có nhiều quan điểm nhưng đa số thống nhất tảo Lục là một ngành và
được ghi nhận ngay từ khi nghiên cứu về phân loại tảo bắt đầu. Nếu như sự phân
loại tảo ở các thế kỷ trước đây chủ yếu dựa vào hình thái cấu trúc tế bào, đặc điểm
của tế bào sinh sản và chu trình sinh sản của chúng thì ngày nay, sự phát triển của
khoa học và công nghệ cho phép nghiên cứu phân loại dựa trên các đặc điểm siêu
hiển vi hay sử dụng kỹ thuật gen giúp các nhà tảo học xác lập được cây hệ thống
phát sinh chủng loại của tảo ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.2. Hệ thống phân loại tảo Lục
Ngành tảo Lục – Chlorophyta là một ngành tảo có số lượng loài thuộc loại lớn
trong hệ thống các ngành tảo. Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong cách xác lập
hệ thống phân loại tảo Lục. Điển hình là một số tác giả sau:
Tác giả Smith (1938)[37] đã chia tảo Lục thành 2 lớp và 12 bộ, bao gồm:
Lớp Chlorophyceae
1. Bộ Volvocales
2. Bộ Tetrasporales
3. Bộ Ulotrichales
4. Bộ Ulvales
5. Bộ Schizogoniales
6. Bộ Cladophorales
7. Bộ Oedogoniales
8. Bộ Zygnematales
9. Bộ Chlorococcales
10. Bộ Siphonales
11. Bộ Siphonocladiales
Lớp Charophyceae
12. Bộ Charales
Các tác giảvan den Hoek và cs.(1998) [40] đã dựa vào cấu trúc roi, đặc điểm của
quá trình nguyên phân và giảm phân (trong 11 lớp đã đưa ra thì đặc điểm nguyên phân
và giảm phân đã giúp các nhà tảo học này phân biệt được 8 lớp với nhau); cấp độ tổ
chức của cơ thể, hình thái của tản; cấu trúc của lục lạp; thành phần sắc tố quang hợp;
sản phẩm dự trữ; cấu trúc và thành phần của thành tế bào và mạng lưới nội sinh chất và
các kiểu vòng đời,… chia ngành tảo lục thành 11 lớp, 21 bộ như sau:
Lớp Prasinophyceae
Bộ Mamiellales
Bộ Pseudocourfeldiales
Bộ Pyramimonadales
Bộ Chlorodendrales
Lớp Chlorophyceae
Bộ Volvocales
Bộ Chlorococcales
Bộ Chaetophorales
Bộ Oedogoniales
Lớp Ulvophyceae
Bộ Codiolales
Bộ Ulvales
Lớp Cladophorophyceae
Bộ Cladophorales
Lớp Bryopsidophyceae
Bộ Bryopsidales
Bộ Halimedales
Lớp Dasycladophyceae
Bộ Dasycladales
Lớp Trentepohliophyceae
Bộ Trentepohliales
Lớp Pleurastrophyceae
Bộ Pleurastrales
Bộ Prasiolales
Lớp Klebsormidiophyceae
Bộ Klebsormidiales
Bộ Coleochaetales
Lớp Zygnematophyceae
Bộ Zygnematales
Bộ Desmidiales
Lớp Charophyceae
Bộ Charales
Gramham (2000)[23] đã dựa vào đặc điểm của bộ máy roi để phân chia các lớp
của ngành tảo Lục. Số lượng rễ roi ở gốc roi, cách sắp xếp của các thể gốc roi là đặc
điểm quan trọng cho sự phân chia này. Số lượng rễ roi ở cá thể gốc thường phân bố
theo công thức X-2-X-2. Thể gốc được sắp xếp theo dạng: đối nhau hay kiểu 6 - 12
giờ; kiểu cùng chiều kim đồng hồ hay kiểu 7 - 1 giờ; kiều ngược chiều kim đồng hồ
hay kiểu 5 - 11 giờ và kiểu song song. Bên cạnh roi, kiểu nguyên phân, phân chia tế
bào, trình tự sắp xếp phân tử và enzyme tham gia quá trình quang hô hấp cũng được sử
dụng cho sự phân chia này. Theo đó, ông chiangành tảo Lục được chia thành 5 lớp:
Lớp Prasiophyceae
Lớp Ulvophyceae
Lớp Trebouxiophyceae
Lớp Chlorophyceaea
Lớp Charophyceae
Leliaert và cs. (2012)[28] dựa vào các đặc điểm phân tử đã đưa ra hệ thống
phân loại tảo Lục thành các nhóm chính như sau:
Core chlorophytes
Ulvophyceae
• Cladophorales
• Dasycladales
• Bryosidales
• Trentepohliales
• Ulvales-Ulotrichales
• Oltmannsiellopsidales
Chlorophyceae
• Oedogoniales
• Chaetophorales
• Chaetopeltidiales
• Chlamidomonadales
• Sphaeropleales
Trebouxiophyceae
• Chlorellales
• Oocystaceae
• Microthamniales
• Trebouxiales
• Prasiola clade
Chlorodendrophyceae
Prasinophytes (paraphyletic)
• Pyramimonadales
• Mamiellophyceae
• Pycnococcaceae
• Nephroselmidophyceae
• Prasinococcales
• Palmophyllales
• Từ các dẫn liệu trên cho thấy, cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có được
một quan điểm nhất quán về hệ thống phân loại tảo Lục. Tùy theo quan điểm của
từng tác giả mà có sự sắp xếp các taxontrong hệ thống phân loại khác nhau.
• 1.1.3. Đặc điểm chung của ngành tảo Lục
• Ngành tảo Lục có khoảng 500 chi với 8.000 loài [9]. Tảo Lục gồm nhiều loài
phiêu sinh đơn bào hoặc tập đoàn. Bên cạnh đó, cũng gặp nhiều dạng đa bào sống
bám đáy thủy vực và các giá thể rắn vào thời kỳ đầu của vòng đời rồi sống trôi nổi.
• Tảo Lục chủ yếu sống ở nước ngọt, chỉ 10% sống ở biển. Phần lớn loài nước
ngọt thường có đặc điểm phân bố toàn cầu trong khi ở môi trường biển tuy cấu trúc
thành phần loài gần giống nhau ở các vùng nhiệt đới nhưng thành phần loài sống ở
các vùng biển lạnh giá Bắc và Nam bán cầu có sự khác biệt lớn. Ngoài ra, cũng gặp
một số tảo Lục sống khí sinh trên vỏ cây, đất và đá và ngay cả ở vùng núi cao nơi
thường xuyên phủ tuyết như loàiChlamydomonas nivalis[9].
• 1.1.3.1. Cấu trúc tế bào
• Tất cả tảo Lục đều có tế bào mang roi hoặc là ở cả pha dinh dưỡng và sinh
sản hay ở pha sinh sản, trừ tảo Lục tiếp hợp. Roi ở tảo Lục có cấu trúc giống nhau
mặc dù có thể khác nhau về kích thước và roi không phủ tơ roi vi ống 3 phần như ở
Heterolontophyta [9].
• Thành tế bào bằng cellulose, một số bộ như Caulerpales, cellulose thường
được thay thế bằng xylans hay manman.
• Lục lạp tảo Lục được bao quanh bởi một vỏ gồm hai lớp màng và không có
lưới nội sinh chất Lục lạp. Bản quang hợp kết dính thành dải gồm 3 – 4 cái. Lục lạp
chứa các sắc tố chính giống với thực vật bậc cao, gồm chlorophyll a, chlorophyll b
và các sắc tố phụ lutein, zeaxanthin, vioxanthin, antheraxanthin, neoxanthin và đặc
biệt các sắc tố siphonein, siphonixanthin hiện diện ở tế bào của các chi tảo dạng ống
và chi Tetraselmi. Do sắc tố chlorophyll ưu trội nên tảo có màu Lục. Tuy nhiên, một
số tảo Lục như Trentepolia mọc bám trên bề mặt giá thể ở môi trường cạn thường
có màu cam, tảo Chlamydomonas nivalis phát triển làm cho tuyết có màu đỏ,… Sở
dĩ có các màu này là do sắc tố carotenoid có ở Lục lạp với hàm lượng lớn nên chi
phối đến màu của tảo [9].
• Tảo Lục có thể chuyển động hướng về ánh sáng (quang hướng động) hoặc
rời xa phía có ánh sáng (quang hướng nghịch). Tế bào mang roi thường có điểm
mắt. Điểm mắt gồm một hay một số lớp các giọt lipid nằm trong Lục lạp giữa vỏ
Lụclạp và bản quang hợp ngoại vi [9].
• Sản phẩm dự trữ là tinh bột cũng nằm trong Lục lạp thay vì ở tế bào chất,
một đặc điểm khác biệt với các tảo có nhân thật còn lại [9].
• 1.1.3.2. Sinh sản và vòng đời
• Tảo Lục sinh sản bằng các hình thức dinh dưỡng, vô tính và hữu tính. Sinh
sản hữu tính theo các hình thức đẳng giao, dị giao, noãn giao và tiếp hợp giao [9].
• - Vòng đời của tảo Lục có thể là:
• + Một kỳ đơn tướng sinh: đây là kiểu vòng đời chỉ có hợp tử là lưỡng bội
(2n). Hợp tử một số tảo Lục nước ngọt thường phát triển vách dày để sống nghỉ qua
một thời gian nảy mầm được gọi là hợp tử ngủ.
• + Chu kỳ 2 kỳ đơn lưỡng tướng sinh có luân phiên thế hệ đồng hình hay dị
hình.
• 1.1.3.3. Đặc điểm hình thái sử dụng trong phân loại tảo Lục
• Về phương diện hình thái học tảo Lục rất sai khác với các ngành tảo khác bởi
sự đa dạng của chúng. Cơ thể của tảo Lục có thể đơn bào, tập đoàn, đa bào. Ngoại
trừ trường hợp cấu trúc cơ thể dạng a-míp và có mô phân hóa cao, còn lại ở tảo Lục
các mức độ khác nhau về hình thái đều thể hiện rất đa dạng: từ hạt monas, dạng hạt,
dạng palmella, dạng sợi với nhiều kiểu khác nhau, dạng bản và không có cấu trúc
như tế bào bình thường vì có nhiều nhân.
• Hình thái tảo Lục gồm những dạng chính sau đây:
• - Tảo Lục có roi bao gồm kiểu đơn bào, kiểu tập đoàn; kiểu tập đoàn thường
có bao hoặc chất nhầy; tế bào sinh dưỡng có 2 roi, 4 hoặc 8 roi bằng nhau, 1 nhân ở
trung tâm, có 2 không bào co rút ở gần phần gốc roi. Lục lạp (có hoặc không có hạt
tạo bột) của hầu hết các loài có dạng hình chén, dạng chữ H, dạng hình sao, dạng
phiến hoặc phân chia thành nhiều đơn vị có dạng hình đĩa.
• - Tảo Lục dạng hạt, đơn độc có hình cầu, hình bán cầu, hình trứng, hình thận,
hình quả tim, hình quả lê, hình quả chanh hay elip mở rộng, hình thoi hay hình con
suốt, hình trụ, dạng điếu xì gà, hình kim, hình cái nêm, hình tháp; kiểu tập đoàn
thường tạo thành nhóm dạng ngôi sao có 4, 8, 16, 32 tế bào, tập đoàn dạng hình lá;
hình dạng tế bào trong mỗi tập đoàn khác nhau là không giống nhau.
• - Dạng đơn bào hay tập đoàn đôi khi thêm lông, gai hoặc sừng không chuyển
động thường có tên gọi phổ biến là những quả bóng nhỏ màu xanh, thoạt nhìn
những cơ thể này trông rất giống nhau nhưng chịu khó quan sát cẩn cận và chi tiết
thì sẽ khám phá rằng chúng có các đặc điểm về hình thái ổn định và riêng biệt, phân
chia ra làm nhiều chi khác nhau.
• Tảo Lục không chuyển động bao gồm nhiều loài và hiện diện ở khắp mọi nơi,
trên toàn thế giới. Tảo Lục đóng vai trò quan trọng trong các quá trình diễn thế sinh
thái.
• Tảo Lục tiếp hợp và bộ Desmidiales: đây là lớp tảo Lục rất đa dạng về hình
thái:
• - Kiểu tảo Lục tiếp hợp hoặc đơn bào hoặc có nhiều đơn vị tế bào liên kết lại
với nhau tạo thành sợi không phân nhánh; ở một vài chi đơn bào, các tế bào tập hợp
lại trong một bao nhầy chung rồi hình thành tập đoàn không theo quy luật.
• - Bộ Desmidiales gồm các loài có hình thái tế bào rất đặc sắc và vô cùng đa
dạng: tế bào từ dạng hình trụ, hình elip cho đến hình trụ kéo dài, thẳng hoặc cong;
hình thoi hoặc hình thoi kéo dài, hình trăng khuyết, ngoài ra còn gặp Desmid có sợi
thường có tế bào nhỏ, một số loài có phần đầu tận cùng của tế bào kéo dài thành các
gai phân nhánh với các ống có tẩm calci để bám hoặc giúp chúng lơ lửng trong môi
trường nước, đôi khi có dạng tập đoàn như Cosmocladium, Heimansia. Hầu hết
Desmidiales là đơn bào, tế bào thắt lại ở giữa qua một cái eo nông gồm hai nửa tế
bào nối lại với nhau. Hai nửa tế bào thuộc Desmidiales hầu hết có hình thái giống
hệt nhau, tương tự như hình ảnh qua gương phẳng, ngay cả những loài mà tế bào
không có sự thắt lại ở giữa. Vì vậy, sự định danh tảo Desmidiales hầu như hoàn
toàn chỉ dựa trên cơ sở về hình thái ngoài của tế bào sinh dưỡng.
• Sự đa dạng về hình thái thể hiện trong bộ Desmidiales là điều rất đáng chú ý
vì cấu trúc kì dị và đối xứng của tế bào nên hình thái của chúng xuất hiện rất khác
nhau khi nhìn ở các góc khác nhau.
• 1.1.4. Vai trò của tảo Lục
• Ngoài vai trò là sinh vật sản xuất, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của
thủy vực, là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật thủy sinh như các loại tảo khác, tảo
Lục còn mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực đối với môi trường và cuộc sống con
người.
• 1.1.4.1. Sử dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho động vật
• Vi tảo là một trong những loại thức ăn chính của các loài động vật phù du, ấu
trùng tôm và cá. Trong ngành tảo Lục, những giống loài có dạng sợi, có thể làm
thức ăn cho cá Chép; những giống loài phù du làm thức ăn cho động vật phù du, các
loài cá nuôi lại ăn động vật phù du. Tuy nhiên, khi tảo sinh trưởng quá nhiều,
thường làm giảm hàm lượng ô xy trong nước và các loài tảo khác mà cá có thể tiêu
hóa được sẽ bị giảm bớt về số lượng. Trong ao ương cá bột, nếu tảo Lục phù du
sinh trưởng quá nhiều, trong trường hợp nắng gắt, nhiệt độ tăng cao, cá bột ăn phải
những loài tảo này, trong ruột cá sẽ phát sinh bọt hơi cỡ lớn, làm cho cá bột không
thể tự do bơi lội mà nổi lên mặt nước, cuối cùng dẫn đến chết.
• Hàm lượng dinh dưỡng của tảo Lục phù du rất cao, chẳng hạn như Chlorella
(protein chiếm 40 – 60% trọng lượng khô), Scenedesmus (protein chiếm trên 30%)
[12]. Do vậy, các loài tảo thuộc chi Chlorella, Scenedesmus,… thường được sử
dụng để bổ sung vào khẩu phẩn thức ăn của các loại gia cầm, ngoài ra cũng được sử
dụng hiệu quả trong nghề nuôi cá cảnh.
• Ngoài ra, tảo Lục còn được sử dụng như là một loại thực phẩm chức năng,
giúp bổ sung dinh dưỡng và có lợi ích trong việc điều trị ung thư. Chlorella hiện
đang được sử dụng như là một loại thực phẩm bổ sung, chứa tới 18 loại axit amin,
16 loại vitamin, 11 loại khoáng chất, nhiều loại men, hydrocacbonat, DNA và RNA,
đường, chất xơ, axit béo không no, omega-3, Chlorophyll và một thành phần độc
đáo là nhân tố tăng trưởng tự nhiên CGF, có tác dụng làm tăng cường interferon,
làm sạch máu, gan, thận và ruột, kích thích sinh sản tế bào hồng cầu, tăng oxy cho
các tế bào và não, trợ tiêu hóa, kích thích quá trình sửa chữa ở các mô; giúp tăng PH
máu để đạt trạng thái kiềm hơn; giúp giữ cho trái tim hoạt động bình thường; giúp
tăng cường sản phẩm của các khu hệ sinh vật trong đường tiêu hóa. Tất cả mọi
người đều dùng được các sản phẩm từ rong này để điều trị các căn bệnh như: mệt
mỏi kinh niên (fatigue), áp huyết cao, tim mạch, mất trí nhớ, cholesterol cao, lão
hóa da, ngộ độc máu, tuần hoàn máu kém, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sưng và đau
khớp, béo phì và các bệnh nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương [43, 44].
• Sắc tố beta carotene được tìm thấy trong tảo Lục được sử dụng làm màu thực
phẩm và cũng có thể có lợi ích trong điều trị ung thư [42].
• 1.1.4.2. Đối với môi trường
• Các nhà nghiên cứu công bố vào tháng 1 năm 2009 rằng tảo Lục đóng vai trò
quan trọng trong việc làm giảm sự nóng lên toàn cầu như làm giảm tốc độ băng
tan… bằng việc hấp thụ khí cacbonic từ đó làm giảm những tác động của sự nóng
lên toàn cầu [42]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Chlamydomonas reinhardtii có
khả năng sản xuất hydro từ nước trong điều kiện kỵ khí. Hydro được cho là một loại
nhiêu liệu lý tưởng trong tương lai mà không gây ra hiệu ứng nhà kính [34].
• Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguy cơ về tổn thương
bầu khí quyển do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch mang lại, nhiên liệu sinh học
được xem là một yếu tố thay thế bền vững. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tiến
hành nuôi thử nghiệm một số loài tảo để phục vụ cho mục đích lấy sinh khối để sản
xuất nhiên liệu sinh học như các loài tảo thuộc chi Chlorella và chi Scenedesmus…
[30], tiến hành nuôi và thu hàm lượng dầu có sẵn từ tảo Staurastrum để tạo ra dầu
diesel sinh học [35].
• Vai trò của tảo Lục trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các thủy
vực nước ngọt và đánh giá ô nhiễm bởi các chất hữu cơ là đặc biệt to lớn.
• Khi đánh giá về chất lượng môi trường nước hồ, người ta xem loài nào ưu
thế ở môi trường đó, từ đó biết được tình trạng môi trường như thế nào. Theo Đặng
Thị Sy (2005)[12] tảo Lục thuộc bộ Desmisdiales thường chiếm ưu thế ở những hồ
nghèo dinh dưỡng, có đặc tính hơi acid, muối dinh dưỡng rất thấp; tảo Lục thuộc bộ
Protococcales, bộ Volvocales, các loài thuộc chi Closterium và Cosmarium thường
uu thế ở những hồ giàu dinh dưỡng có đặc tính luôn luôn kiềm tính và giàu dinh
dưỡng; các loài thuộc chi Oocystis thường chiếm ưu thế ở những hồ nghèo dinh
dưỡng, trung tính tới hơi kiềm,…
• Các loài thực vật phù du nói chung và tảo Lục nói riêng có vai trò cung cấp
oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ và lấy đi lượng
muối khoáng cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác có trong môi trường. Tuy nhiên,
trong các thủy vực như vây nếu không có các động vật không xương sống vá cá có
bộ phận ăn lọc thì thường không tránh khỏi hiện tượng “nước nở hoa” [12].
• Trên thế giới, tảo đã được dùng từ lâu để đánh giá chất lượng nước, độ dinh
dưỡng, độ ô nhiễm, sự nhiễm độc thông qua thành phần loài, cấu trúc quần xã và
năng suất tảo. Nygaard (1948) [22] đã đưa ra công thức đánh giá mức độ dinh
dưỡng của thủy vực dựa hoàn toàn trên cấu trúc quần xã tảo, Schroevers (1965) [12]
cũng đưa ra công thức tính độ dinh dưỡng của thủy vực chỉ dựa trên hai ngành tảo
Lục dạng hạt và Desmiceae; Kim và cs. (2007) [26] đã nghiên cứu việc sử dụng các
loài tảo thuộc chi Scenedesmus để loại bỏ các chất vô cơ trong nước thải động vật
trong thời gian ngắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 40 ngày qua các giai đoạn
lên men, các chất N, P trong nước thải đã bị loại bỏ.
• 1.2. Tình hình nghiên cứu tảo Lục trên thế giới và ở Việt Nam
• 1.2.1. Tình hình nghiên cứu tảo Lục trên thế giới
• Tularak và cs. (2001) [40] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường đến sự phân bố của tảo Lục ở hồ chứa Mae Ngat Somboonchol (Thái Lan).
Mẫu tảo và mẫu nước được lấy tại 3 trạm ở độ sâu 0,3m trong vòng 12 tháng
(10/1999 – 12/2000). Các tác giả đã xác định được 40 loài thuộc 30 chi, trong đó
các loài ưu thế là Monoraphidium spp., Oocystis sp., Chlamydomonas sp.,
Crucigenia ractanularis (A. Braun) Gay.,Dictyosphaerum pulchella Wood., and
Tetraedron, trong khi đó các loài Pediastrum tetras (Ehrenberg) Ralfs. Cosmarium
sp., Staurastrum pentacerum (Wole.) G.M. Smith., Staurodesmus convergens (Ehr.)
Teil, Tetraedron gracile (Reinsch) Hansgirg, Bulbochaete sp. và Chaetophora sp. là
những loài ít gặp nhất. Qua xử lý thống kê cho thấy số lượng tảo tương quan dương
với độ sâu và độ dẫn của nước.
• Pérez và cs. (2002) [31] đã tiến hành điều tra thành phần loài tảo Lục thuộc
lớp Chlorophyceae ở hạ lưu sông Ebro (Tây Ban Nha), kết quả thu được cho thấy
có 60 taxa được xác định, trong đó có 58 taxa thuộc bộ Chlorococcales và 2 taxa
thuộc bộ Ulotrichales: Elakatothrix genevensis (Reverdin) Hindák và Elakatothrix
subacuta Korsikov.
• Jena và cs. (2007) [25] nghiên cứu bộ Chlorococcales (lớp Chlorophyceae) ở
phía Đông và Đông Bắc Ấn Độ. Có tổng số 80 mẫu được thu từ 64 vị trí thuộc nhiều
loại hình thủy vực nước ngọt khác nhau như: ao, mương, hồ chứa, sông, suối, mặt đất
ẩm ướt và ruộng lúa. Kết quả phát hiện được 56 taxa thuộc 21 chi. Có 16 loài lần đầu
tiên được phát hiện ở Ấn Độ: Treubaria setigera (Archer) G.M. Smith, Pediastrum
simplex Meyen var. biwaense Fukushima, Pediastrum simplex Meyen var.
echinulatum Wittrocck, Coenochloris polycocca (Korsˇikov) Hindák, Radiococcus
nimbatus (De Wildeman) Scmidle, Coenocystis reniformis Korsˇikov và Oocystis
rhomboidea Fott, Glaucocystis simplex Tarnogradskij, Monoraphidium contortum
(Thuret) Komárková and Legnerová, Ankistrodesmus densus Koráikov,
Ankistrodesmus fusiformis Corda, Ankistrodesmus stipitatus (Chodat) Komárek và
Legnerova, Ankistrodesmus tortus Komárek et Comas, Actinastrum aciculare
Playfair f. Minimum (Huber-Pestalozzi) Compère, Tetrastrum elegans Playfair,
Desmodesmus protuberans (Fritsch et Ritch) Hegewald và Scenedesmus
pseudopoliensis Hortobagyi.
• Stamenković và Cvijan (2008) [38] công bố về khu hệ tảo Lục đơn bào thuộc
lớp Zygnematophyceae ở Danube, tỉnh Vojvodina (phía Bắc Serbia). Họ đã xác
định được 70 taxa tảo Lục đơn bào thuộc 4 chi Closterium, Cosmarium, Euastrum
và Staurastrum. Trong đó, chi Closterium có 28 taxa (40%), chi Cosmarium có 22
taxa (31,43%), chi Staurastrum có 19 taxa (27,14%), chi Euastrum có 1 taxa
(1,43%). Số loài tảo Lục đơn bào đa dạng nhất vào các tháng mùa hè (tháng 6 và
7/2002), khi các chỉ tiêu về pH, độ dẫn điện, tổng độ cứng, và nồng độ NO
3
thấp
hơn những tháng khác.
• Singh và Chaudhary (2011) [36] đã tiến hành nghiên cứu về đa dạng về vật
hậu học của tảo Chlorophycean ở sông Ganges tại Varanasi, bang Uttar Pradesh
(Ấn Độ). Theo nhóm tác giả, vật hậu học của tảo nước ngọt ở Uttar Pradesh chủ yếu
thuộc lớp Chlorophycean và hoàn toàn phụ thuộc vào các đặc tính lý hóa của các
thủy vực tại các khoảng thời gian khác nhau. Tổng số tảo được tìm thấy thuộc 13
chi từ các bộ khác nhau như: Chlorococcales, Volvocales, Ulotrichales, Conjugales,
Chaetophorales và Cladophorales.
• Ali và cs. (2011) [20] đã nghiên cứu về đa dạng sinh học các chi thuộc ngành
tảo Lục (Chlorophyta) nước ngọt ở huyện Swat. N.W.F.P., Pakistan. Có 138 loài thuộc
56 chi, 25 họ và 9 bộ được xác định. Họ Oocystaceae có 12 chi, Palmallaceae và
Volvocaceae có 5 chi mỗi họ; Scenedesmaceae, Cladophoraceae và Zygnemataceae
mỗi họ có 3 chi; Dictyosphaeriaceae, Hydrodictyaceae, Oedogoniaceae,
Tetrasporaceae, Ulotrichaceae and Cosmarieae mỗi họ có 2 chi; các họ
Chlorococcaceae, Characiaceae, Chaetophoraceae, Chaetosphaeridiaceae, Coleoch-
aetaceae, Sphaeropleaceae, Cocomaxaceae, Microsporaceae, Cylindrocapsaceae, Hae-
matococcaceae and Desmidiaceae/Closterieae chỉ có mỗi họ 1 chi. Về sự phân bố các
loài, trên tổng số 10 điểm lấy mẫu, ở Kanju xuất hiện 89 loài (chiếm 64,49%). Kabal
86 loài (chiếm 62,31%), Aligrama 85 (61,59%), Matta 74 (53,62%), Khwaza Khela 73
(52,89%), Madian và Bahrain mỗi nơi có 70 loài (50,72%), thấp nhất là Kalam chỉ xuất
hiện 69 loài (50,00%). Ngoài ra, nhóm tác giả còn phân tích về đa dạng dạng sống và
sự biến động theo mùa của các loài thuộc ngành tảo Lục.
• 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tảo Lục ở Việt Nam
• Năm 1997, Dương Đức Tiến và Võ Hành [17] đã biên soạn cuốn “Tảo nước
ngọt Việt Nam, phân loại bộ tảo lục (Chlorococcales)”. Trong đó mô tả chi tiết đặc
điểm phân loại hơn 800 loài và dưới loài tảo Lục thuộc bộ Chlorococcales ở Việt
Nam.
• Hồ Thanh Hải và cs. (2001)[6] trong nghiên cứu “Bước đầu khảo sát môi
trường nước và khu hệ thủy sinh vật của các thủy vực ở khu vực Động Phong Nha,
tỉnh Quảng Bình”, các tác giả đã tiến hành lấy mẫu ở sông phía trong động Phong
Nha, vũng nước nằm trong hang Tối, sông ngoài động và một số hồ ao vùng phụ
cận. Kết quả thu được như sau: trong số 54 loài thực vật nổi thu được thì tảo Lục có
thành phần loài phong phú hơn cả (25 loài, chiếm 46,3%) bao gồm các họ
Desmidiaceae, Zygnemataceae, Scenedesmaceae, Schizogoniaceae, Volvocaceae,
Distyosphariaceae, Ankistrodemaceae, Cladophoraceae, Botriococcaceae.
• Tác giả Phan Thị Anh Đào và cs. (2006) [3] khi khảo sát lưu vực sông Cầu
trong nghiên cứu “Hiện trạng thủy sinh vật ở một số nhánh sông trong lưu vực sông
Cầu”, đã tiến hành lấy mẫu tại 5 mặt cắt trên tổng số 200km chiều dài sông và xác
định được 113 loài thực vật nổi hiện diện tại khu vực này, trong đó tảo Lục có số
loài đông nhất với 36 loài (chiếm tỉ lệ 40% trên tổng số các loài xác định được).
• Phạm Thanh Lưu và Đỗ Thị Bích Lộc (2006) [8] tiến hành một nghiên cứu
tương tự về thực vật nổi tại sông Đồng Nai: “Đa dạng sinh học khu hệ thực vật nổi
ở sông Đồng Nai năm 2006”. Trên 437km chiều dài sông, các tác giả đã tiến hành
thu mẫu 2 đợt (mùa mưa và mùa khô) với 15 điểm nghiên cứu và xác định được 249
loài thực vật nổi, trong số này có 78 loài tảo Lục (chiếm 32%). Có 11 họ thuộc 4 bộ
thuộc ngành tảo Lục được xác định bao gồm: Ankistrodesmaceae, Chlorococcaceae,
Characiaceae, Oocystaceae, Hydrodictyaceae, Scenedesmaceae, Coelastraceae,
Dictyosphaeriaceae, Zygnemataceae, Desmidiaceae, Volvocaceae.
• Tác giả Võ Hành và Mai Văn Sơn (2009) [7] đã công bố kết quả nghiên cứu
trên 36km vùng hạ lưu sông Mã với 72 mẫu thu được tại 4 mặt cắt trong 2 đợt
(tháng 12 năm 2008 và tháng 3 năm 2009) trong nghiên cứu “Nghiên cứu đa dạng
tảo Lục (Chlorophyta) ở hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa)”như sau: có 117 loài và dưới
loài thuộc 2 lớp, 2 bộ, 12 họ và 26 chi, trong đó có 3 họ có số lượng loài gặp nhiều
nhất là Scenedesmaceae (39 loài và dưới loài, chiếm 33,3% tổng số loài đã gặp).
Tiếp theo là Hydrodictyaceae (17 loài, chiếm 14,5%) và cuối cùng là Cosmariaceae
(16 loài, chiếm 13,6%). Các chi có nhiều loài nhất là Scenedesmus (36 loài),
Pediastrum (17 loài), Staurastrum (10 loài).
• Tác giả Lê Thị Thúy Hà và Tôn Đức Oanh (2009) [4] trong một công bố
“Tảo Lục bộ Desmidiales ở hồ chứa Khe Lang, Can Lộc, Hà Tĩnh” đã tiến hành
phân tích các mẫu định tính thu ở hồ Khe Lang qua 2 đợt nghiên cứu, đã xác định
được 36 loài và dưới loài tảo Lục thuộc bộ Desmidiales. Ưu thế thuộc về các chi
Staurastrum, Euastrum và Cosmarium. Qua kết quả nghiên cứu các tác giả nhận
định rằng sự phân bố của tảo Lục bộ Desmidiales có mối quan hệ chặt chẽ với điều
kiện môi trường, trong đó yếu tố quyết định là pH, nhiệt độ nước và chế độ thuỷ
văn của hồ.
• Dương Thị Thủy và cs. (2011) [16] trong nghiên cứu “Chất lượng nước và
quần xã thực vật nổi hệ thống sông Đáy – Nhuệ”, sau khi tiến hành thu lẫu tại 6 vị trí
vào 4 đợt trong 2 năm 2007 và 2008, các tác giả đã phát hiện được 170 loài thực vật
nổi. Trong số đó, có 31 loài thuộc ngành tảo Lục (chiếm 18,2% trên tổng số loài phát
hiện).
• Tác giả Lê Văn Sơn (2011) [14] trong báo cáo “Thành phần loài tảo Lục (Bộ
Chlorococcales) ở một số cửa sông thuộc sông Tiền và sông Hậu” tại Hội nghị khoa
học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã xác định được 90 loài và dưới
loài tảo Lục (bộ Chlorococcales), chúng thuộc 38 chi và 16 họ, trong đó đã bổ sung
cho danh Lục tảo nội địa Việt Nam 19 loài và dưới loài. Có 3 họ chiếm ưu thế gồm:
Scenedesmaceae, Hydrodictyaceae vàOocystaceae. Trong đó họ Scenedesmaceae
gồm 22 loài và dưới loài (chiếm 24,4%), kế đến là Hydrodictyaceae gồm 16 loài và
dưới loài (chiếm 17,8%), họ Oocystaceae gồm 13 loài và dưới loài (chiếm 14,4%).
Có 6 họ nghèo loài nhất, mỗi họ chỉ gặp 1 loài là: Borodinellaceae, Botryococcaceae,
Chlorosarcinaceae, Coelastraceae, Palmellaceae và Protosiphonaceae.
• Tại khu vực nghiên cứu, hiện chỉ có một công bố của các tác giả Tôn Thất
Pháp và cs. (2007) [10] là “Đánh giá nhanh hiện trạng phát triển của thực vật thủy
sinh trên sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tại khu vực sông Hương đoạn qua
thành phố Huế (từ Kim Long đến đập Thảo Long) tiến hành thu mẫu tại 3 điểm: Kim
Long, Phu Văn Lâu (đoạn giữa cầu Phú Xuân và cầu Tràng Tiền) và trước đập Thảo
Long, chỉ khảo sát nhanh qua 1 đợt trong tháng 9 năm 2007. Qua phân tích kết quả
đợt khảo sát, về thành phần loài có 71 loài thực vật phù du, trong đó, ngành tảoLục có
22 loài chiếm tỷ lệ 31%.
• 1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
• 1.3.1. Điều kiện tự nhiên
• Theo Dư địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế [19], hệ thống sông Hương có lưu vực
dạng hình nan quạt với diện tích lưu vực 2.830 km
2
, chiếm gần 3/5 diện tích tự
nhiên của tỉnh, chiều dài sông 106 km. Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông
chính: Sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch (dòng chính). Các nhánh sông
chính này đều bắt nguồn từ khu vực núi trung bình thuộc huyện A Lưới, Nam Đông
chảy qua các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, thành phố Huế, huyện
Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) và cuối cùng chảy vào phá Tam Giang.
Theo đặc điểm hình thái dòng chính của hệ thống sông Hương có thể tách thành hai
đoạn sông: đoạn chảy qua đồi núi và đoạn sông chảy qua đồng bằng duyên hải.
Đoạn sông chảy qua đồi núi thường có đáy sông dốc, nhiều thác ghềnh, không bị
ảnh hưởng triều. Vào mùa lũ lưu lượng, vận tốc, mực nước đều rất cao, ngược lại
trong mùa cạn các đặc trưng thủy văn này đều đạt giá trị rất thấp, lòng sông lộ nhiều
cuội sỏi, đá tảng. Trên đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiền hòa,
chảy quanh co và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều và độ mặn. Ngoài các nhánh
sông tự nhiên, còn có các sông đào nối sông Hương với sông Bồ, nối sông Hương
với đầm Cầu Hai, nối sông Bồ với phá Tam Giang.
• Sông Bồ là một trong ba nhánh sông chính của sông Hương. Sông Bồ bắt
nguồn từ vùng núi có độ cao tuyệt đối khoảng 650m ở phía Đông A Lưới, chảy qua
lãnh thổ Hương Trà, Phong Điền theo hướng Nam - Bắc cho đến phía dưới ngã ba
hội lưu với Rào Tràng, từ ngã ba đó đến Phú Ốc sông chuyển hướng Tây Nam -
Đông Bắc, sau đó sông lại chuyển hướng Đông cho tới chỗ hội lưu với sông Hương ở
ngã ba Sình. Chiều dài dòng chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64km, đến ngã ba Sình
là 94km. Diện tích lưu vực tính đến Cổ Bi là 720km
2
, đến ngã ba Sình là 938km
2
. Độ
dốc đáy sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là 6,9 m/km
[19].
• 1.3.1.1. Điều kiện khí hậu
• Khu vực nghiên cứu chiếm diện tích đa số của tỉnh Thừa Thiên Huế nên đặc
điểm khí hậu ở lưu vực sông Hương và sông Bồ mang đậm đặc điểm về khí hậu
chung của tỉnh Thừa Thiên Huế.
• * Chế độ mưa
• Lượng mưa tại Huế biến thiên không có quy luật rõ rệt như hầu hết các tỉnh
ở nước ta. Thông thường tháng 1, 2 là những tháng khô lạnh nhưng năm 1999 và
2000 lượng mưa trung bình tại Huế lên tới 281,9 mm và 330,8 mm. Trái lại, năm
2001 lượng mưa trung bình chỉ có 53,1 mm. Các tháng 9, 10,11,12 là những tháng
có lượng mưa lớn, hầu hết trên 200 mm, có năm trên 2.000 mm (tháng 11/1999) đã
gây ra trận lũ lịch sử ở Huế.
• Bên cạnh mưa lớn thì hiện tượng mưa phùn trong mùa đông – xuân cũng là
hiện tượng phổ biến ở khu vực Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, mưa lũ ở Thừa Thiên
Huế là yếu tố thường xuyên gây cản trở cho hoạt động giao thông và xây dựng, gây
thiệt hại lớn cho kinh tế - xã hội.
• Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình tháng ở Thừa Thiên Huế
• Đơn vị: mm
• T
h
á
n
g
•
1
•
2
•
3
•
4
•
5
•
6
•
7
•
8
•
9
•
1
•
1
•
1
• m
m
•
1
•
8
•
9
•
6
•
1
•
8
•
4
•
1
•
3
•
7
•
1
•
6
•
• (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2004)
• Về phân bố mưa, lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt
quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu). Tại trung tâm mưa lớn
Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc lượng mưa trung bình năm khoảng 3.400 -
4.000mm, có năm vượt quá 5.000mm, thậm chí ở Bạch Mã tới 8.664mm (1980).
Theo số liệu mới nhất lượng mưa trung bình trong thời kỳ 3 năm 1998 - 2000 ở độ
cao 1.200m trên núi Bạch Mã là 9.960mm. Đồng bằng duyên hải lưu vực sông
Hương thuộc khu vực mưa ít nhất, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.700 -
2.900mm, những năm mưa nhiều có thể cao hơn 3.500mm [13].
• Lượng mưa tăng đần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam cũng như phụ
thuộc vào mùa mưa hay ít mưa, trong đó giữa các trung tâm mưa lớn và địa bàn ít
mưa là những vùng chuyển tiếp với lượng mưa 2.800 - 3.200mm[13].
• Trong mùa ít mưa, nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất thì khi
mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa năm lại phát sinh lũ lụt
lớn, gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân cũng như tác động tiêu cực đến
môi trường sinh thái[13].
• Nhìn chung sự phân bố ngày mưa phù hợp với phân bố tổng lượng mưa năm.
Hàng năm có khoảng 200 - 220 ngày mưa ở vùng núi, 150 - 170 ngày mưa lên đồng
bằng duyên hải[13].
• * Chế độ nhiệt
• Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ giảm từ Đông sang Tây, nhiệt độ trung
bình năm từ 24 – 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m giảm xuống 20 - 22°C
khi lên cao 500 – 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m [19].
• Quy luật biến thiên nhiệt độ tăng dần về mùa hè đạt cực đại cao nhất vào các
tháng 6, 7 và 8. Hai tháng 12 và tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm. Biến thiên
nhiệt độ trung bình các tháng trong năm được thể hiện qua bảng sau:
• Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng ở Thừa Thiên Huế
• Đơn vị:
0
C
•
Th
•
1
•
2
•
3
•
4
•
5
•
6
•
7
•
8
•
9
•
1
•
1
•
1
•
o
C
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
2
•
• (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2004)
• * Chế độ ẩm
• Độ ẩm trung bình năm từ 87,3 - 87,8%, độ ẩm trung bình cao nhất 92 -
93,0% (tháng XI,XII,I,II), độ ẩm trung bình thấp nhất 79,0 - 80,0% (tháng 6) [13].
• * Chế độ gió, bão
• Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa hè
khu vực Đông Nam Á, do vậy, hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa rõ rệt. Tốc
độ gió trung bình tháng không lớn, dao động từ 1,0 đến 8,6m/s và ít thay đổi theo
mùa. Tốc độ gió trung bình năm lớn nhất (2,3m/s) quan trắc được ở A Lưới, kế đến
là đồng bằng duyên hải (1,8m/s) và cuối cùng tại thung lũng Nam Đông (1,4m/s).
Mặc dù tốc độ gió trung bình tháng, trung bình năm không lớn, nhưng ở Thừa
Thiên Huế vẫn thường xảy ra gió mạnh với các hướng khác nhau, khi có bão, lốc,
tố, gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam.
• - Bão: thường xuất hiện vào các tháng từ tháng 6 - 11 trong năm. Bão thường
xảy ra vào tháng 8 (18%), tháng 9 (38%), tháng 10 (28%), tốc độ gió mạnh nhất của
bão có thể đạt 38m/s trong thời gian quan sát 1959 – 2000 [13].
• Theo Dư địa chí Thừa Thiên Huế (2005) [19] thì trong 116 năm(từ năm 1884
đến năm 2000) số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế (Bình Trị Thiên) trung bình
là 0,84 cơn/năm, trong đó một số năm không có bão, nhưng lại có năm 3 - 4 cơn
bão dồn dập.
• 1.3.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
• Toàn bộ diện tích của lưu vực sông Hương là một mặt nghiêng từ Tây sang
Đông theo hình cánh cung, có thể chia làm 3 vùng sau:
• - Vùng núi: Là dải đất phía Tây của tỉnh từ A Lưới đến Hải Vân, gồm
những dãy núi cao liên tiếp, có độ cao trung bình 1.000 m, có độ dốc bình quân
250-300 m, nhiều nơi có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh. Trong vùng núi có hai
thung lũng là Nam Đông và A Lưới tương đối bằng phẳng. Nhìn chung địa hình bị
chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, độ dốc lớn rất khó khăn cho việc sản xuất
kinh doanh nghề rừng [18].
• - Vùng gò đồi: Là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những
dãy đồi bát úp, lượn sóng phân bố ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương
Thuỷ, Phú Lộc, có độ cao từ 300 m trở xuống, độ dốc bình quân từ 15 - 250, vùng
này bao gồm các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo kiệt và diện tích đất đồi
núi có khả năng quy hoạch cho lâm nghiệp [18].
• - Vùng đồng bằng và vùng cát ven biển: Là vùng đất hẹp chạy dài theo quốc
lộ IA từ Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang đến đèo Hải Vân, đây là diện tích đất
phù sa được bồi do sông suối; đất cát nội đồng, cát ven biển, là nơi sản xuất và sinh
sống của nhân dân [18].
• 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
• Sông Hương và sông Bồ chảy qua 5 trên tổng số 9 huyện/thành phố của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Do vậy, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu (sông
Hương, sông Bồ) mang những nét chung với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
Thừa Thiên Huế.
• 1.3.2.1. Dân số
• Theo niên giám thống kê năm 2011 của Cục thống kê Thừa Thiên Huế, dân
số của tỉnh là: 1.103.136 người, số dân ở thành thị chiếm 48,44%. Cơ cấu dân số
như sau: nam 545.972 người (chiếm 49,49% tổng số dân của tỉnh); nữ 557.164
người (chiếm 50,51%) [2].
• Dân cư lưu vực sông Hương phân bố không đều, phần lớn tập trung vào các
thành phố, thị trấn, ven biển, ven sông. Mật độ dân số trung bình hiện nay là 219,17
người/km
2
, mật độ dân số thành phố Huế là 4778,88 người/km
2
, trong khi đó các
huyện như Phú Vang, Quảng Điền chỉ khoảng 500 – 600 người/km
2
, huyện Phong
Điền 94,52 người/km
2
, A Lưới 35,64 người/km
2
, Nam Đông 34,79 người/km
2
. Tốc
độ tăng dân số trong vùng còn cao. Theo thống kê, tốc độ tăng dân số của tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2011 so với năm 2010 là0,93% [2].
• 1.3.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế
• Cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế như sau:
• Bảng 1.3. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế theo ngành kinh tế qua
các năm
• Đơn vị: %
•
N
•
T
ổn
g
• Khu vực kinh tế
•
Nông, lâm,ngư
nghiệp
•
Công nghiệp và xây
dựng
•
Dị
ch
•
20
•
10
0,
• 22 • 30,5
•
47
,5
•
20
•
10
0,
• 21,6 • 34,8
•
43
,6
•
20
•
10
0,
• 14,6 • 39,8
•
45
,6
•
20
•
10
0,
• 15,1 • 38,9
•
46
,0
• (Nguồn: Cục Thống kê ThừaThiên Huế, 2011)
• * Công nghiệp
• Trong cơ cấu sản phẩm kinh tế, khu vực công nghiệp đã tạo được sự chuyển
dịch đáng kể, từ 34,8% năm 2005 và đến năn 2010 đạt 39,8% trong GDP, đến năm
2011 là 38,95%. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2011 đạt 7.603.239 triệu
đồng (theo giá sophân theo thành phần kinh tế), tăng đáng kể so với năm 2010.
Trong đó kinh tế Nhà nước đạt 1.207.134 triệu đồng; khu vực ngoài Nhà nước đạt
2.631.119 triệu đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.764.986 triệu đồng
[2].
• Tuy vậy hiệu quả và khả năng cạnh tranh của một số ngành công nghiệp còn
thấp, tỷ suất lợi nhuận nhiều ngành công nghiệp rất thấp, các sản phẩm chế biến
chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm còn thấp, việc áp dụng công nghệ mới còn
thiếu, chưa theo kịp áp lực trong cạnh tranh.
• * Dịch vụ
• Là một trong 3 khu vực có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh, khu vực dịch vụ thời kỳ 2006-2010 đã có những chuyển biến
rất cơ bản, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và ngày càng phát huy xu thế
tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế tỉnh. Một số
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá;
bình quân 5 năm 2006-2010: ngành vận tải-bưu chính viễn thông tăng 22,4%; tài
chính, ngân hàng 12,3%; các hoạt động dịch vụ tư vấn tăng 5,1%; giáo dục tăng
14,8%; y tế tăng 17,4%. Riêng du lịch đã được xác định là một ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, có vị trí quan trọng và là động lực quan trọng thúc đẩy các ngành
kinh tế trong nền kinh tế nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng vẫn còn nhiều hạn
chế, hoạt động du lịch trong khu vực dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2011,
trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực
tế phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành hoạt động, kinh tế du lịch cũng
chỉ đạt 0,58% [2].
• * Nông - lâm - ngư nghiệp
• Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và đạt
nhiều thành tựu đáng kể trong thời kỳ 2006-2010; từng bước thực hiện chính sách
“nông nghiệp - nông thôn - nông dân”; tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao
và ổn định, bình quân lương thực đầu người tăng lên, cung cấp ngày càng nhiều sản
phẩm có chất lượng cao do nhu cầutiêu dùng của dân cư, cho công nghiệp chế biến
và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà.
• Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 theo giá so sánh phân theo ngành
kinh tế ước đạt 1.039.347 triệu đồng. Trong đó, trồng trọt đạt 719.491 triệu đồng,
tăng 1,9% so với năm 2010; chăn nuôi đạt 254.051 triệu đồng, giảm 3,6% so với
năm 2010; còn lại dịch vụ và một số lĩnh vực nông nghiệp khác đạt 65.805 triệu
đồng. Thủy sản đạt 623,9 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2005, bình quân mỗi năm
tăng 6,2% [2].
• Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo ngành hoạt động
năm 2011 là 149.978 triệu đồng. Trong đó, trồng và nuôi rừng đạt 23.952 triệu đồng
(chiếm 16%), khai thác lâm sản đạt 100.125 triệu đồng (chiếm 66,8%), dịch vụ và
các hoạt động lâm nghiệp khác đạt 25.901 triệu đồng (chiếm 17,2%).
• Cơ cấu ngành thủy sản bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ
thủy sản chiếm tỷ lệ tương ứng 58,2%; 41,5%; 0,3%. Giá trị sản xuất thủy sản theo
giá so sánh phân theo ngành hoạt động năm 2011 đạt 609.101 triệu đồng, tăng 8,7%
so với năm 2010.
• Hiện nay, ngành nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao, ưu tiên đảm bảo an
ninh lương thực, đồng thời lĩnh vực chăn nuôi phục hồi nhanh và phát triển khá
nhanh. Trong đó thủy sản phát triển tốc độ chậm lại, để đảm bảo thực hiện thành
công chương trình sắp xếp nò sáo ở vùng đầm phá ven biển, song ngành thủy sản
vẫn giữ vai trò quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực nông lâm
nghiệp và thủy sản.
• Cơ cấu trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch theo hướng
ổn định và bền vững, ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực, bước đầu gắn sản xuất
với thị trường, kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm với nhiều
ngành nghề, dịch vụ phát triển phù hợp điều kiện của mỗi địa phương.
•