Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.19 KB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN LÊ THÙY AN
SỰ TRI NHẬN KHÔNG GIAN QUA TỪ CHỈ HƯỚNG
TRONG TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN
Huế, 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Sự tri nhận
không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt” là của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Lê Thùy An
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, trường Đại học
Khoa học Huế cùng quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận
lợi và trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khóa học 2011 -2013.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Thị Bạch Nhạn, người đã trực tiếp hướng dẫn, động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH Lý Toàn Thắng ngoài
việc cung cấp cho tôi những kiến thức về môn học Ngôn ngữ
học tri nhận đã hướng dẫn tôi phương pháp thực hiện ngay từ
những ngày đầu tôi bắt đầu viết luận văn. Tôi trân trọng cảm


ơn PGS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Tạ Văn Thông đã hướng
dẫn, cung cấp cho tôi những tài liệu quan trọng, bổ ích liên
quan trực tiếp đến đề tài luận văn. Tôi trân trọng cảm ơn PGS.
TS Đặng Ngọc Lệ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra khảo sát các nhân chứng ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Tôi chân thành cảm ơn gần 400 nhân chứng là người dân
của ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh đã nhiệt tình thực
hiện các phiếu điều tra của chúng tôi.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi muốn gửi tới đó là những người
thân trong gia đình tôi, các bạn bè gần, xa đã giúp đỡ, động
viên, khích lệ tôi trong học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận
văn.
Tác giả luận văn
Phan Lê Thùy An
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Lịch sử nghiên cứu 2
3.Mục đích và ý nghĩa của đề tài 4
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5.Phương pháp nghiên cứu 5
6.Đóng góp của đề tài 5

7.Bố cục của luận văn 6
Chương 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 7
1.1.1. Khái niệm “tri nhận” 7
1.1.2. Ngôn ngữ học tri nhận 7
1.2.NGÔN NGỮ VÀ SỰ TRI NHẬN KHÔNG GIAN 13
1.2.1. Phạm trù không gian 13
1.2.2. Sự thể hiện không gian trong ngôn ngữ 14
1.2.3. Các thuộc tính chung của không gian ngôn ngữ 15
1.2.4.Nguyên lý và đặc điểm của sự tri nhận không gian 16
1.2.4.1.Về nguyên lý con người là trung tâm 16
1.2.4.2. Về nguyên lý hai cách nhìn hay hai cách mô tả thế giới nói chung và không
gian nói riêng 18
1.2.4.3. Về đặc điểm của hệ tọa độ không gian 19
1.2.4.4. Về các chiến lược định vị và định hướng trong không gian 19
1.2.4.5 Về các bản đồ tri nhận không gian 20
1.2.4.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến các quan hệ không gian 22
1.3.NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG VẬN ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT 23
1.3.1. Khái niệm hướng 23
1.3.2. Nhóm từ động tác vận động 24
1.3.3.Nhóm từ chỉ kích thước không gian 24
1.3.4.Nhóm từ chỉ hướng vận động 24
1.4.MÔ HÌNH TRI NHẬN KHÔNG GIAN ĐƯỢC XÁC LẬP QUA NHÓM TỪ CHỈ
HƯỚNG TRONG TIẾNG VIỆT 28
1.4.1. Mô hình tri nhận không gian địa lý 28
1.4.2. Mô hình tri nhận không gian xã hội 30
1.4.2.1. Mô hình tri nhận không gian trong quan hệ chức năng 30
1.4.2.2. Mô hình tri nhận không gian vùng trung tâm, vùng ngoại vi 31
1.4.3. Mô hình tri nhận không gian tâm linh 31

1.5.TIỂU KẾT 33
CHƯƠNG 2 34
THỐNG KÊ PHÂN LOẠI TỪ CHỈ HƯỚNG TRONG TỪ ĐIỂN VÀ TRONG SỬ DỤNG 34
2.1. Thống kê phân loại từ chỉ hướng trong vốn từ tiếng Việt (qua từ điển) 35
2.1.1. Ra 35
2.1.2 Vào 35
2.1.3. Lên 35
2.1.4. Xuống 35
2.1.5. Qua 35
2.1.6. Về 36
2.2. Thống kê phân loại cách sử dụng từ chỉ hướng trong văn bản 36
2.2.1. Ngoại ô – Nguyễn Đình Lạp 36
2.2.2. Dòng sông phẳng lặng – Tô Nhuận Vỹ 39
2.2.3. Đất rừng phương nam – Đoàn Giỏi 42
2.3. Thống kê phân loại từ chỉ hướng được sử dụng trong điều tra thực tế cư dân ở các
vùng (miền) 45
2.3.1. Thống kê phân loại từ chỉ hướng được sử dụng trong điều tra thực tế cư dân ở
thành phố Hà Nội 47
2.3.1.1. Nội thành 47
2.3.1.2. Ngoại thành 52
2.3.2. Thống kê phân loại từ chỉ hướng được sử dụng trong điều tra thực tế cư dân ở
thành phố Huế 53
2.3.2.1. Di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong thành phố 53
2.3.2.2. Di chuyển trong Thành nội 54
2.3.3. Thống kê phân loại từ chỉ hướng được sử dụng trong điều tra thực tế cư dân ở
thành phố Hồ Chí Minh 57
2.3.3.4. Di chuyển giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 57
2.4. TIỂU KẾT 57
CHƯƠNG 3 59
MÔ HÌNH TRI NHẬN KHÔNG GIAN QUA TỪ CHỈ HƯỚNG 59

TRONG TIẾNG VIỆT 59
3.1. Mô hình tri nhận không gian vật lý của người Việt qua cách dùng từ chỉ hướng 60
3.1.1. Mô hình tri nhận không gian vật lý qua việc sử dụng một số từ chỉ hướng tiêu
biểu 61
3.1.2. Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù từ các vùng miền địa
phương qua việc sử dụng từ chỉ hướng 62
3.1.2.1 Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Hà Nội
qua việc sử dụng từ chỉ hướng 62
3.1.2.2 Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Huế qua
việc sử dụng từ chỉ hướng 66
3.1.2.3 Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Hồ Chí
Minh qua việc sử dụng từ chỉ hướng 69
3.1.3. Sự phối hợp các đặc trưng không gian và sự hình thành các mô hình không
gian qua việc sử dụng từ chỉ hướng 72
3.2. Mô hình tri nhận về không gian xã hội của người Việt qua cách dùng từ chỉ hướng
74
3.3. Mô hình tri nhận về không gian tâm lý, tâm linh của người Việt qua cách dùng từ
chỉ hướng 79
3.4. TIỂU KẾT 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NNHTN : Ngôn ngữ học tri nhận
Kg : Không gian
Tp : Thành phố
Cd : Ca dao
Đg : Động từ
TTH : Thừa Thiên Huế
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang
2.1/1 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng qua điều tra
thực tế cư dân ở Khu vực Trung tâm nội thành Tp Hà Nội
50
2.1/2 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng qua điều tra
thực tế cư dân ở Khu vực Tây nội thành Tp Hà Nội
52
2.1/3 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng qua điều tra
thực tế cư dân ở Khu vực Đông Nam nội thành Tp Hà Nội
53
2.1/4 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng qua điều tra
thực tế cư dân ở Khu vực ngoại thành Tp Hà Nội
54
2.2 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng khi di chuyển
từ vị trí này đến vị trí khác trong thành phố qua điều tra
thực tế cư dân ở Tp Huế
56
2.3 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng khi di chuyển
trong Thành Nội qua điều tra thực tế cư dân ở Tp Huế
57
2.4 Kết quả thống kê từ chỉ hướng được sử dụng khi di chuyển
giữa Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận qua điều tra thực
tế cư dân ở Tp Hồ Chí Minh
59
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ của loài người về mặt thời gian lịch sử chắc hẳn là cổ xưa
hơn rất nhiều lần so với những huyền thoại xưa cũ nhất. Ngôn ngữ gắn bó với
sự sống của con người, là tài sản quý báu nhất do con người sáng tạo ra và là

phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ hình thành,
biến đổi và phát triển gắn liền với sự biến đổi và phát triển của cuộc sống xã
hội. Từ xưa đến nay ngôn ngữ luôn là công cụ để con người tư duy và giao
tiếp, là công cụ để truyền tải tư tưởng tình cảm, trao đổi kinh nghiệm giữa con
người với nhau. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc với đặc điểm về địa lý, điều kiện
tự nhiên, lịch sử văn hóa, tâm lý…khác nhau đã sáng tạo ra những ngôn ngữ
mang đặc trưng riêng của mình. Ngôn ngữ luôn luôn biến đổi và phát triền
nhằm mục đích biểu hiện tư duy của con người. Dân tộc nào có nhu cầu biểu
đạt dồi dào phong phú thì ngôn ngữ mà cụ thể là lượng từ vựng cũng theo đó
mà đa dạng theo. Việt Nam - Một dân tộc có nền văn minh lâu đời, giàu văn
hóa, giàu tình cảm, tư duy suy nghĩ, nhận thức thế giới hiện thực khách quan
rất phong phú và tinh tế, vì vậy mà vốn từ vựng biểu đạt những tư tưởng sắc
thái tình cảm, thái độ nhìn nhận đối với thế giới hiện thực khách quan cũng vô
cùng phong phú và đặc sắc.
Trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ hướng đã và đang là một trong những
đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước quan
tâm. Nhóm từ chỉ hướng là một nhóm từ được dùng rất cơ động và xuất hiện
với tần số khá cao so với nhiều nhóm khác. Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng
ngày của người Việt, dễ dàng bắt gặp những từ chỉ hướng như “vào”, “ra”,
“lên”, “xuống”, “qua”, “về” được sử dụng với tần số rất cao.
Nhưng để giải thích cho cách sử dụng những từ chỉ hướng với tần số
cao của người Việt là điều không đơn giản, ở mỗi vùng (miền) có một cách sử
2
dụng khác nhau tùy theo đặc điểm về địa lý, lịch sử văn hóa, tư duy của từng
vùng (miền). Cách sử dụng này biểu hiện rõ ràng đặc trưng tư duy ngôn ngữ
của người Việt và liên quan rất chặt chẽ với tri thức địa lí cụ thể của cư dân
vùng (miền) đó. Chính vì vậy mà ngày nay một người bình thường ( như một
người dân sống trên một vùng (miền) cụ thể ) rất khó có thể miêu tả địa hình
thành phố hiện tại của mình, và càng khó giải thích được rõ ràng vì sao trong
trường hợp đó người đó lại sử dụng từ chỉ hướng đó mà lại không phải là từ

chỉ hướng khác. Điều này càng trở nên khó khăn hơn cho những người sinh
sống ở nơi khác có việc phải đến một thành phố xa lạ nào đó và không biết
mình phải chọn cách nói gì ( lên hay xuống, ra hay vào ) cho đúng như cư
dân sở tại. Vì vậy mà việc nghiên cứu về sự tri nhận không gian của người
Việt qua những từ chỉ hướng sẽ cho những kết quả lý thú và điều này sẽ giúp
ích cho việc đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc Việt từ góc nhìn ngôn ngữ.
Với những lý do vừa trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài “ Sự tri nhận
không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ hướng từ lâu không còn xa lạ bởi đã và
đang có rất nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước nghiên cứu . Điển hình là
các tác giả như Hoàng Tuệ có bài “Chung quanh một cái từ nho nhỏ của tiếng
Việt” (1971), Nguyễn Lai với công trình “ Nhóm từ chỉ hướng vận động
trong tiếng Việt hiện đại”( 1990), hay Nguyễn Tài Cẩn có bài “ Về việc dùng
hai động từ “Vào”, “Ra” để chỉ sự di chuyển đến một địa điểm ở phía Nam
hay phía Bắc” trong công trình “ Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và
văn hóa” (1991), Lý Toàn Thắng với công trình “Một số vấn đề lý luận ngôn
ngữ học và tiếng Việt” (2012).
Với xu hướng lấy “tri nhận” tiếp cận Ngôn ngữ học, chúng tôi muốn áp
dụng nó cho đề tài này. Theo như Nguyễn Đức Dương :“ Ngôn ngữ là linh
3
hồn của dân tộc” trong “Tìm hiểu về linh hồn tiếng Việt”- điều đó càng khẳng
định vai trò của Ngôn ngữ học tri nhận - tìm hiểu xem con người đã hiểu thế
giới khách quan ra sao và ý niệm hóa nó như thế nào trong ngôn ngữ.
Trong những năm gần đây, ngôn ngữ học tri nhận là hướng nghiên
cứu rộ lên ở Việt Nam, nổi bật là những công trình nghiên cứu của Lý Toàn
Thắng với Ngôn ngữ học tri nhận- Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn
tiếng Việt (2005), Trần Văn Cơ với Khảo luận ẩn dụ tri nhận ( 2007) và
ngôn ngữ học tri nhận- Ghi chép và suy nghĩ (2009). Bên cạnh đó là những
công trình đi sâu chi tiết vấn đề tri nhận như: Võ Thị Dung với Tìm hiểu

tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học tri nhận ( luận văn Thạc sĩ, 2003),
Nguyễn Thị Tâm với Sự tri nhận không gian biểu hiện qua nhóm từ chỉ
quan hệ vị trí trong tiếng Việt so sánh với tiếng Anh (luận văn Thạc sĩ,
2004), Phan Thế Hưng với Ẩn dụ dưới góc độ Ngôn ngữ học tri nhận (luận
án tiến sĩ, 2008)
Những nghiên cứu về Ngôn ngữ học tri nhận ngày càng phát triển đã
cho thấy Ngôn ngữ học tri nhận không còn xa lạ với các nhà Ngôn ngữ học
Việt Nam, mà ngược lại, nó là cánh cửa để mở ra nhiều hướng nghiên cứu
mới, đa dạng, chuyên sâu ở nhiều đề tài khác nhau.
Thế nhưng, cũng có thể nhận ra rằng, chưa có công trình nghiên cứu
nào đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ về Sự tri nhận không gian của người Việt qua từ
chỉ hướng trên cơ sở khảo sát chi tiết cách sử dụng từ chỉ hướng của cư dân
các vùng (miền) trên đất nước Việt Nam. Chẳng hạn như trong Nhóm từ chỉ
hướng vận động trong tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Lai, nhóm từ chỉ hướng
chỉ được nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa, phân loại và so sánh với các nhóm
khác nhưng chưa nói đến tri nhận.
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, với
luận văn “ Sự tri nhận về không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt ”,
4
chúng tôi sẽ nghiên cứu sự tri nhận về không gian của người Việt qua thực tế
sử dụng từ chỉ hướng từ đó phân tích về các mô hình tri nhận không gian của
người Việt.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Đề tài “ Sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt”
của chúng tôi hướng mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm
và sự tri giác của con người về thế giới khách quan đi vào khái quát chung cách
tiếp cận ngôn ngữ dưới góc độ Ngôn ngữ học tri nhận, từ đó góp phần làm
phong phú những nghiên cứu về sự tri nhận không gian của người Việt.
Trên cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận chúng tôi muốn làm rõ
ngôn ngữ (mà cụ thể ở đây là nhóm từ chỉ hướng) không đơn giản là một tập

hợp các ký hiệu có tính võ đoán mà cấu trúc của nó liên quan chặt chẽ đến tri
thức ý niệm của con người, kinh nghiệm hiện thân, và chức năng giao tiếp của
diễn ngôn. Đề tài tìm hiểu cách sử dụng từ chỉ hướng ở một số vùng (miền)
tiêu biểu ở Việt Nam, để “vẽ” nên các bản đồ tri nhận không gian của từng
vùng (miền), từ đó khái quát lên bản đồ tri nhận không gian của người Việt
Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng hình thành nên bức tranh toàn cảnh với
nhiều mô hình không gian được thống nhất trong tư duy người Việt liên quan
đến từ chỉ hướng.
Đề tài cũng góp phần nhỏ vào công cuộc đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam dưới góc độ ngôn ngữ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt. Điều tra, khảo
sát thực tiễn sử dụng nhóm từ này của các cư dân ở ba vùng của đất nước:
Bắc, Trung, Nam.
Để xác lập mô hình tri nhận không gian của người Việt, chúng tôi sẽ
chọn tiến hành khảo sát các vùng (tỉnh, thành phố) ngoài có vai trò trung tâm
5
về kinh tế, chính trị trong cả nước còn có sự đa dạng về các kiểu không gian
vật lý, không gian xã hội và không gian tâm lý, tâm linh. Ngoài ra, đề tài cũng
tập trung vào nhóm từ chỉ hướng được sử dụng trong các văn bản tiêu biểu
đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi sự tri nhận
không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất mục đích yêu cầu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp điều tra, quan sát: Chúng tôi sử dụng các phiếu điều
tra cũng như các phiếu ghi chép được từ sự quan sát trực tiếp cách sử dụng
từ chỉ hướng.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi căn cứ vào những kết

quả điều tra thực tế cư dân các vùng (miền) và những văn bản để thống kê.
Mục đích của phương pháp này nhằm thống kê tất cả những từ chỉ hướng
trong tiếng Việt và phân loại theo việc sử dụng để làm tư liệu cho quá trình
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, miêu tả: Trên cơ sở thống kê phân loại, chúng
tôi sử dụng phương pháp phân tích miêu tả để làm rõ đặc điểm văn hóa trong
từ chỉ hướng, từ đó tổng kết mô hình không gian được người Việt sử dụng.
Các phương pháp này có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng
xuyên suốt luận văn, tất cả nhằm một mục đích duy nhất là giải quyết vấn đề
luận văn đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu “ Những mô hình không gian được người Việt xác lập qua từ
chỉ hướng” dưới góc nhìn của NNHTN là một việc làm ý nghĩa. Chúng tôi bắt
đầu đề tài này trên cơ sở điều tra thực tế và thống kê cách sử dụng từ chỉ hướng
6
của cư dân các vùng (miền) trên cả nước Việt Nam và trong các văn bản để đi
vào thế giới tư duy của người Việt cũng như đặc điểm văn hóa của dân tộc Việt
qua mô hình không gian của người Việt. Từ đó, đề tài đóng góp cho những
nghiên cứu về tư duy ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Đề tài cũng giúp cho người đọc có được cách sử dụng đúng những từ
chỉ hướng cũng như sự giải thích rõ ràng vì sao sử dụng những từ đó cho từng
vùng (miền) cụ thể, từ đó giúp người đọc nâng cao lối diễn đạt trong các tình
huống giao tiếp cụ thể để có được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung, và kết luận. Ngoài ra còn
có tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thống kê phân loại từ chỉ hướng trong từ điển và trong sử dụng
Chương 3: Mô hình tri nhận không gian qua từ chỉ hướng
7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
1.1.1. Khái niệm “tri nhận”
Tri nhận (Cognition) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng La-tinh
cognoscere, nghĩa là hiểu biết (know), ý niệm hóa (conceptualize) hoặc nhận
biết (recognize). Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [19], tri
nhận là quá trình tri thức và sự hiểu biết phát triển trong tâm trí con người.
Đây là quá trình tinh thần ( mental processes) bao gồm chú ý, ghi nhớ, sản
sinh và hiểu ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Theo Lý Toàn
Thắng, “nói đến tri nhận là nói đến thu nhận, tàng trữ và xử lý thông tin, chế
biến thành các tri thức” [12, tr 12].
Khoa học tri nhận (Cognitive science) bắt đầu phát triển ở Mỹ vào
khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, nghiên cứu trí tuệ con người ở dưới tất
cả các hình thức từ tri giác đến hành động, ngôn ngữ và lập luận; là một lĩnh
vực nghiên cứu liên ngành gồm tâm lý học, trí tuệ nhân tạo, triết học, khoa
học thần kinh, ngôn ngữ học, nhân học, giáo dục học. Khoa học này quan tâm
đến tâm trí (mind) và thông tin được xử lý trong não bộ như thế nào và phạm
vi nghiên cứu của nó bao gồm từ việc học cấp độ thấp đến các thao tác logic
cấp cao, từ hệ thống thần kinh đến tổ chức mô-đun của não bộ. Khoa học tri
nhận đi tìm câu trả lời cho các vấn đề lập luận (reason), trải nghiệm về thế
giới, hệ thống ý niệm và cách thức tổ chức hệ thống ý niệm.[12, tr 9].
Mặc dù đã được nghiên cứu trên thế giới từ hơn 30 năm nay nhưng
khoa học tri nhận còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Giới nghiên cứu Việt ngữ đa
số thống nhất dịch cognition là tri nhận. Hai nhà Việt ngữ học tri nhận hàng
đầu của Việt Nam là Lý Toàn Thắng và Trần Văn Cơ đều nhất quán với thuật
ngữ “tri nhận”. Luận văn của chúng tôi thống nhất cách sử sụng này.
1.1.2. Ngôn ngữ học tri nhận
8
Ngôn ngữ học tri nhận, phải nói thật vắn tắt thì có thể nói rằng: “đó là

một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn
ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới
khách quan cũng như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù
hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó.” [12, tr 12]. Ngôn ngữ
học tri nhận (cognitive linguistics) bắt đầu phát triển từ những năm 1980 như
một trường phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành. Khác với ngôn ngữ
học tạo sinh vốn xem ngôn ngữ là một mô-đun tự trị (autonomous module)
tách biệt với tri nhận và tập trung nghiên cứu sự biểu hiện nội tại các qui tắc
ngôn ngữ tạo sinh các câu đúng ngữ pháp của người nói- người nghe lý
tưởng, ngôn ngữ học tri nhận xem ngôn ngữ là một phần của tri nhận, chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại như năng lực tri nhận tổng thể của con
người và ngoại tại gồm yếu tố môi trường, xã hội, văn hóa, v.v….
Ngôn ngữ tự nhiên là sản phẩm của trí óc con người, dựa trên các
nguyên lý tổ chức và vận hành tương tự như các lĩnh vực tri nhận khác. Nói
cách khác, ngôn ngữ không đơn giản là một tập hợp các ký hiệu có tính võ
đoán mà cấu trúc của nó liên quan chặt chẽ đến tri thức ý niệm của con người,
kinh nghiệm hiện thân, và chức năng giao tiếp của diễn ngôn. Các đơn vị
ngôn ngữ phụ thuộc vào sự phân loại/phạm trù hóa (categorization) tạo nên hệ
thống dựa trên cơ sở điển dạng, liên quan chặt chẽ đến ẩn dụ và hoán dụ.
Nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ dựa trên kinh nghiệm hiện thân và thế giới
hiện thực được thể hiện qua các cấu trúc liên quan như mô hình văn hóa và
mô hình tri nhận [12].
Ngôn ngữ học tri nhận chỉ ra rằng, khi tham gia vào hoạt động ngôn
ngữ con người huy động một cách vô thức các tri thức, mô hình và khung văn
hóa và tri nhận, thiết lập vô số kết nối, điều phối hàng loạt thông tin,v.v…
Ngôn ngữ không chuyển tải (represent) nghĩa mà nó gợi ra (prompt for) việc
kiến tạo nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể với sự tham gia của mô hình văn hóa và
9
kiến thức tri nhận. Chính vì vậy, ngôn ngữ học tri nhận rất quan tâm đến kiến
tạo nghĩa ở hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ngôn ngữ học tri nhận là tầm nhìn mở

về cách tạo nghĩa. Đó là tầm nhìn về cách tạo nghĩa được xác lập dựa trên mối
liên hệ trực tiếp với quá trình giao tiếp theo một cơ chế tự nhiên và thông
thoáng nhất trong môi trường hoạt động xã hội. Khi nói về tầm nhìn mở này
của ngôn ngữ học tri nhận, Mác đã nói: “Sự sản sinh ra tư tưởng, biểu tượng
và ý thức trước hết gắn liền một cách trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật
chất và giao dịch của con người Ở đâu có giao tiếp thì ở đó có ngôn ngữ…
Ngôn ngữ sinh ra là do nhu cầu cần thiết phải giao dịch với người khác” [7].
Trên thực tế, vấn đề ngữ nghĩa mà ngôn ngữ học tri nhận đặt ra ở đây, xét cho
cùng, cũng chính là thứ ngữ nghĩa được khảo sát tại hiện trường giao tiếp xã
hội: “một thứ ngữ nghĩa được định hướng từ giao tiếp xã hội, mang theo
trong nó một động lực xã hội rất mạnh; đông thời về mặt hình thành, nó cũng
chịu áp lực xã hội rất mạnh.” [8]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm về một
quy luật: Nếu nhờ giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện đối với con người
thì chính cũng nhờ sự chủ động sử dụng ngôn ngữ của con người qua quá
trình giao tiếp xã hội mà bản chất xã hội của ngôn ngữ ngày càng được củng
cố, mở rộng và phát triển.
Có thể nói, với ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ chính là cứ liệu cho
việc xem xét đường hướng tư duy con người. Từ ngôn ngữ học tri nhận sẽ cấu
trúc nên dựa vào cơ sở nào người ta nói như thế này hay thế khác chứ không
hẳn chỉ dựa trên những quy ước võ đoán mà chúng ta từng quan niệm về hai
mặt của ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có tính hiện thân. Cấu trúc ý niệm bao
gồm các điển dạng, xuất hiện từ kinh nghiệm tri giác và nó được tạo ra nhờ
cấu trúc thần kinh. Năng lực tri nhận đóng vai trò then chốt trong tổ chức
ngôn ngữ nhưng không nằm cụ thể trong ngôn ngữ. Năng lực đó liên quan
đến cách lý giải, điểm nhìn và phối cảnh, tổ chức hình – nền, và kết hợp ý
10
niệm [12]. Mặc dù cùng xuất phát từ một số quan điểm và tư tưởng chung,
song ngôn ngữ học tri nhận có ba đường hướng tiếp cận chính.
Hướng tiếp cận thứ nhất quan tâm đến mức độ “nổi trội” (prominence)
của các cấu trúc ngôn ngữ. Hướng tiếp cận này quan tâm đến vấn đề giữa tri

nhận và ngữ pháp, cũng như ảnh hưởng của các phạm trù ý niệm và ngữ pháp,
các thông tin được lựa chọn và sắp xếp trong câu như thế nào. Trên thực tế, để
trải nghiệm sự vật hiện tượng xung quanh ta, bộ não thu nhập và xử lý thông
tin nhận được từ năm giác quan, trong đó thị giác chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng. Tri giác bằng mắt không đơn giản là một quá trình ghi nhận và
phản ánh thông tin một cách thụ động mà còn phụ thuộc rất lớn vào cách diễn
dịch của chúng ta [12]. Ví dụ:
(1.1) Cậu bé đụng vào bát canh trên bàn (đổ lênh láng).
(1.2) Bát canh trên bàn bị cậu bé đụng vào (đổ lênh láng).
Khi phát ngôn câu trước, cậu bé đang chuyển động là cái yếu tố nổi trội
và hấp dẫn nhất của sự tình được miêu tả và do đó nó được chọn làm chủ thể
đứng đầu câu như cái “hình” (figure), đối lập với bát canh là cái “nền”
(ground). Chính vì vậy mà câu đầu rất bình thường, còn câu sau nghe không
tự nhiên lắm. Những hoạt động như vậy diễn ra hàng ngày một cách vô thức
và có tác động rất lớn đến hoạt động tri nhận nói chung và ngôn ngữ nói
riêng. Trong ngôn ngữ học tri nhận, có một số bình diện của hoạt động thị
giác liên quan đến quá trình ngữ pháp, trong đó nguyên lý hình-nền (figure-
ground) có vai trò hết sức quan trọng. Nguyên lý tách biệt “hình” và “nền”
(figure-ground segregation) đã được nói đến từ lâu trong những nghiên cứu về
cảm thụ thị giác của trường phái tâm lý học Gestalt nổi tiếng và có liên quan
chặt chẽ với những quá trình tri nhận không gian của con người.[ 12, tr19].
Có những cấu trúc ngôn ngữ thuận dùng hơn những cấu trúc khác, mặc dù cả
hai cùng miêu tả một sự tình. Ví dụ câu:
(1.3) Anh ta đứng cạnh trường học.
Câu này sẽ được chấp nhận hơn là một câu ngược lại:
11
(1.4) Trường học ở cạnh anh ta.
Khi chúng ta ngắm nhìn một đối tượng nào đó của thế giới xung quanh
ta như Anh ta (đang đứng cạnh trường học), xu hướng chung là chúng ta sẽ
tách riêng nó ra, ý niệm hóa nó như một “hình” nổi bật hơn hẳn về phương

diện tri giác so với “nền” là trường học.
Nếu hai thực thể tương đương nhau về kích cỡ hoặc độ nổi trội thì có
thể hoán đổi hình-nền với nhau. Ví dụ: “Nhà Nam gần trường học” hoặc
“Trường học gần nhà Nam”.
Hướng tiếp cận thứ hai thường được coi là có tính “kinh nghiệm”
(experiential). Hướng tiếp cận này thiên về ngữ nghĩa học, tìm hiểu cái gì
diễn ra trong đầu óc con người khi sản sinh và tiếp nhận ngôn ngữ, cách thức
miêu tả các thuộc tính của sự vật, sự liên tưởng và ấn tượng về sự vật hiện
tượng đó. Người ta nhận thấy rằng những thuộc tính được người nói miêu tả
dường như có phản ánh cái cách thức mà anh ta tri nhận về thế giới xung
quanh và tương tác với thế giới ấy; những kinh nghiệm tích lũy được của
chúng ta về thế giới cũng được tàng trữ trong ngôn ngữ hằng ngày và do vậy
những kinh nghiệm ấy có thể thu lượm được từ cái cách thức mà chúng ta
diễn đạt các tư tưởng của mình.[ 12, tr 18]. Với cách tiếp cận này, người
nghiên cứu sẽ khảo sát các phạm trù tri nhận như màu sắc, các sơ đồ hình ảnh,
các mô hình điển dạng khi phân loại các sự vật hiện tượng, mô hình ẩn dụ,
hoán dụ, v.v. Đại diện cho đường hướng này là Lakoff. Theo Lakoff, trong hệ
thống ý niệm của chúng ta có những phạm trù có tính căn bản hơn những
phạm trù khác. Những phạm trù căn bản thường đươc thể hiện một cách vô
thức, tự động, không cần cố gắng, và tức thời. Những phạm trù được cho là
căn bản nhất gồm: không gian, thời gian, các mô hình tri nhận thể hiện qua ẩn
dụ, hoán dụ ý niệm. Chẳng hạn, khi định vị không gian, người Việt thường lấy
vị trí người nói làm mốc qui chiếu, nên chúng ta nói con chim trên trời; hoặc
anh ấy ở dưới tầng 1 (thấp hơn vị trí người nói) hoặc anh ấy ở trên tầng 7
12
(cao hơn vị trí người nói). Cách định vị không gian này của người Việt được
phỏng chiếu ẩn dụ sang quan hệ xã hội. Người Việt nói Anh ấy đi lên ban
giám đốc/ lên ban giám hiệu, mặc dù Ban giám đốc hoặc Ban giám hiệu chưa
hẳn đã ở vị trí cao hơn về phương diện vật lý, nhưng vì người nói ở vị trí xã
hội thấp hơn. Phạm trù cơ bản này là cơ sở quan trọng chi phối tư duy ngôn

ngữ người Việt.
Hướng tiếp cận thứ ba thiên về ngữ dụng: nghiên cứu Không gian tinh
thần và Tích hợp ý niệm. Không gian tinh thần là tiểu khối ý niệm được kiến
tạo khi chúng ta tư duy và giao tiếp với mục đích hiểu và hành động trong
tình huống cụ thể. Đó là các thành tố được cấu trúc bởi khung và mô hình tri
nhận có mối liên hệ qua lại với nhau và được điều chỉnh trong quá trình tư
duy và giao tiếp. Sự liên kết các không gian tinh thần với nhau trong tri nhận
được gọi là sự tích hợp ý niệm. Hầu hết các lĩnh vực đời sống con người đều
liên quan đến mạng lưới này, nhờ đó, chúng ta mới có thể sáng tạo ra được
nghệ thuật, khoa học và ngay cả hoạt động thông thường.
Như vậy, phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận đã vượt ra
ngoài phần hữu hình của cấu trúc ngôn ngữ, khảo sát những vấn đề phức tạp
hơn về tri nhận. Việc nghiên cứu các phạm trù căn bản để tìm ra những ý
niệm cơ sở chi phối quá trình sinh sản ngôn ngữ, mô hình tư duy và văn hóa
là xu hướng được các nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm. Trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự tri nhận về không gian qua
động từ chỉ hướng trong tiếng Việt.
13
1.2. NGÔN NGỮ VÀ SỰ TRI NHẬN KHÔNG GIAN
1.2.1. Phạm trù không gian
V.I. Lênin đã nhận xét rằng: “ Trong thế giới, không có gì ngoài vật
chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu
ngoài không gian và thời gian.” Từ rất xa xưa người ta đã hiểu rằng bất kỳ
một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một
khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thích so với các vật thể
khác…Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian.
Không gian là một khái niệm triết học chỉ sự tồn tại của vật chất với
những tính chất cơ bản: tính khách quan, tính vĩnh cửu và vô tận. Tính ba
chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian Lý

Toàn Thắng đã nêu ra nhận định của Apresjan (1974) “trong lĩnh vực không
gian dường như đâu cũng thấy dấu vết cách nhìn cách nghĩ của con người về
thế giới chung quanh…thể hiện quan niệm ngây thơ của cộng đồng người về
đặc điểm không gian vật lý, hình học, biểu tượng tâm lý học” [12, tr 72 - 73]
Khái niệm không gian mà luận văn này đề cập tới là không gian tri
nhận thể hiện qua ngôn ngữ từ thời sơ khai. Không gian là một trong những
thuộc tính cố hữu của vật chất. Mỗi vật thể lại có một hình dáng, kích cỡ, vị
trí không gian nhất định trong mối tương quan với các vật thể khác. Thuộc
tính không gian của vật chất được phản ánh đậm nét vào trong ngôn ngữ.
Nguyễn Đức Dân [2] đã nhận định rằng: “…không gian có vai trò rất quan
trọng trong ngôn ngữ. Những năm gần đây người ta nhận ra rằng không gian
có vai trò cơ bản hơn thời gian trong tổ chức ngôn ngữ. Hình ảnh thế giới
được phản ánh qua ngôn ngữ trước hết là phản ánh về nhận thức không gian
rồi mới tới thời gian.”
14
1.2.2. Sự thể hiện không gian trong ngôn ngữ
Vấn đề được đặt ra là liệu sự thể hiện không gian trong ngôn ngữ có
trùng khớp với những quy tắc không gian vật lý khoa học hiện đại không.
Không gian ngôn ngữ có phản ánh chân thực thế giới không. Các nhà nghiên
cứu không gian trong ngôn ngữ đã đi đến kết luận rằng khái niệm không gian
ngôn ngữ là một cái gì đó khác với không gian vật lý khách quan trong nhận
thức khoa học cũng như không gian được phản ánh trong đầu óc con người
với tư cách như là một chủ thể nhận thức. Không gian trong ngôn ngữ không
phản ánh toàn bộ không gian nhận thức. Không gian nhận thức lại có phần
ngộ nhận thế giới. Thế nên, không gian ngôn ngữ là kết quả của sự phản ánh
có chọn lọc của không gian nhận thức.
Khái niệm không gian có liên quan đến nhiều ngành khoa học như toán
học, lý học, triết học. Tuy nhiên, có những khái niệm và mô hình không gian
riêng cho từng ngành khoa học. Trong luận văn này chúng tôi tập trung đi sâu
vào khái niệm “không gian ngôn ngữ” (language space).

Theo Lý Toàn Thắng [15, tr 67] thì có ba khái niệm không gian:
- Không gian tự nhiên: là không gian khách quan của thế giới vật lý
bên ngoài con người; con người có thể nhận thức được hay không thì nó vẫn
mặc nhiên tồn tại với đầy đủ các đặc tính của nó.
- Không gian tri nhận: là không gian chủ quan hay còn gọi là không
gian được tri giác (perceptual space) qua nhận thức của con người từ không
gian tự nhiên, không gian khách quan. Đây là không gian chủ quan, mỗi
người tùy khả năng của mình mà tri nhận nó như thế nào.
- Không gian định hình trong ngôn ngữ: đây là hình thức không gian
được ngôn ngữ hóa trở thành những yếu tố từ ngữ được sử dụng như là một
công cụ giao tiếp để định vị, biểu thị và trao đổi thông tin trong hoạt động
giao tiếp, không gian phản ánh (projected space); không gian được biểu đạt
trong ngữ nghĩa của các từ chỉ không gian được gọi là không gian ngôn ngữ
(language space).
15
Trong ba mô hình không gian trên thì không phải không gian vật lý
khách quan chi phối và ảnh hưởng tới không gian ngôn ngữ mà chính là
không gian nhận thức chi phối không gian ngôn ngữ. Nói một cách khác, sự
nhận thức của con người có ảnh hưởng rất lớn tới việc tái tạo lại thế giới bằng
ngôn ngữ.
1.2.3. Các thuộc tính chung của không gian ngôn ngữ
Dựa vào một số nghiên cứu khá cơ bản về ngữ nghĩa của các nhà ngôn
ngữ trên thế giới như Leech [1969], Wierzbicka [1972], Lyons [1977], Talmy
[1983], Herskovits [1988], có thể kể ra một số thuộc tính và quan hệ không
gian sau:
- Hình dáng: được biểu thị trong ngôn ngữ bằng các từ như: vuông,
tròn, ngoằn ngoèo, mẫu, viên, cục…
- Kích cỡ: được biểu thị bằng các từ như: to, nhỏ, ngắn, mênh mông…
- Tư thế: được biểu đạt bằng các từ: nghiêng, chéo, chênh vênh…
- Khoảng cách: được biểu đạt bằng các từ: xa, gần, sát, từ…đến

- Nơi chốn: được biểu thị bằng các từ như: trên, trong, ngoài…
- Phương hướng: được biểu thị bằng các từ như: ra, sang, về…
Clark . H [20, tr. 48] đã tổng kết các thuộc tính của không gian ngôn
ngữ như sau:
Không gian ngôn ngữ chỉ ra rằng cách sử dụng mang tính phổ quát về
điểm, đường thẳng, mặt phẳng ở tính từ đòi hỏi hai định vị.
Không gian ngôn ngữ có ba mặt phẳng quy chiếu chính được xác định:
- Mặt phẳng đất với chiều dương hướng lên trên và chiều âm hướng
xuống dưới;
- Mặt phẳng phải trái thẳng đứng qua bộ phận thân phía trước là chiều
dương và phía sau là chiều âm;
- Mặt phẳng thẳng đứng trước sau đối xứng qua cơ thể với cả phải và
trái đều là chiều dương.
Không gian ngôn ngữ đòi hỏi cách sử dụng của vị trí chính tắc để xác
định việc sử dụng các cách biểu đạt thẳng đứng so với các chiều khác không
trùng với lực hút của trái đất.
16
Không gian ngôn ngữ đòi hỏi khái niệm “đối mặt chính tắc” để giải thích
cho cách sử dụng theo nguyên lý dĩ nhân vi trung của các từ trước và sau.
Nói riêng về định hướng không gian là một bộ phận được nghiên cứu
sâu sắc hơn cả, và thông thường người ta chú ý đến những nhóm từ sau:
- Nhóm từ chỉ vị trí như: trên- dưới, trước – sau, phải – trái vốn thể
hiện không gian ba chiều trong quan niệm hình học “ngây thơ” của con
người và cặp từ trong – ngoài;
- Nhóm từ chỉ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và nhóm từ chỉ hướng
vận động (lên, xuống, qua, về, ra, vào…)
Trong phạm vi của vấn đề đang được xem xét, nội dung nghiên cứu về
sự tri nhận không gian thực chất là tìm kiếm lời giải đáp cho hai câu hỏi lớn:
- Những thuộc tính và quan hệ không gian gì được người bản ngữ tri
nhận và biểu đạt trong ngôn ngữ của học. Ví dụ, trong tiếng Việt không có và

không phân biệt hướng vận động “đến gần người nói” và “rời xa người nói”.
- Thuộc tính và quan hệ không gian đó nếu được biểu đạt trong ngôn
ngữ đang xét thì được biểu đạt như thế nào? Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ sẽ
dựa vào ngữ nghĩa của các loại từ mà có thể đoán biết được người bản ngữ
hình dung sự vật như một thực thể không gian mấy chiều.
Đề tài của chúng tôi chỉ xem xét nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng
Việt để tìm hiểu sự tri nhận không gian của cộng đồng cư dân người Việt.
1.2.4.Nguyên lý và đặc điểm của sự tri nhận không gian
1.2.4.1. Về nguyên lý con người là trung tâm
Cấu trúc hay nguyên lý tức là luận điểm hay định luật cơ bản có tính
chất tổng quát, chi phối cả một loạt hiện tượng. Khi xem xét các thuộc tính
của không gian ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu thường chủ yếu dựa vào các
cấu trúc hay nguyên lý như: con người là trung tâm, con người không là trung
tâm, nguyên lý về hai cách “nhìn” hay hai cách mô tả thế giới nói chung và
không gian nói riêng, đặc điểm của hệ tọa độ không gian và các chiến lược
định vị, định hướng trong không gian. Hình bóng con người như Lý Toàn

×