Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vị từ gây khiến trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.13 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN



VỊ TỪ GÂY KHIẾN TRONG
TIẾNG VIỆT




Chuyên ngành : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số : 60 – 22 – 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN HOÀNG



Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007

LỜI NÓI ĐẦU



Đây là kết quả nghiên cứu khoa học của chúng tôi sau ba năm Cao học. Để có
được luận văn này, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với TS Trần Hoàng,
người đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng tôi từ những bước đầu khó
khăn cho đến khi chúng tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó,
trong thời gian qua, thầy cũng là người giúp đỡ và động viên chúng tôi về mọi mặt.
Chúng tôi
cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Giáo sư, quý
thầy cô Trường Đại học Sư phạm Tp
Hồ Chí Minh (đặc biệt là các giáo sư, giảng
viên của Khoa Ngữ văn), các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng quí
thầy cơ trong những năm qua đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và góp những ý kiến quý
báu cho chúng tôi.
Người viết cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Tp

Hồ Chí Minh và Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, anh chị em đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Người viết rất mong nhận được từ phía người đọc sự lượng thứ cho những sai
sót m
à luận văn mắc phải và những ý kiến đóng góp để chúng tôi tiếp tục bổ sung đề
tài nghiên cứu của mình.







DẪN NHẬP
0.1 Lý do chọn đề tài:
Thuật ngữ vị từ gần đây không còn xa lạ đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học. Ngay
cả với những người “ngoại đạo” về ngôn ngữ học, nó cũng dần trở nên
quen thuộc. Những nghiên cứu về hoạt động của vị từ trong các ngôn ngữ tự nhiên
nói chung không còn là một vấn đề mới mẻ. Người ta đã miêu tả và phân tích tương
đối kỹ lưỡng về vị từ

trong nhiều công trình ngôn ngữ khác nhau. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về vị từ của các nhà ngôn ngữ học như: Dik.S [52], Emeneau
[53], Halliday [54], Lyons J [56], [57]…Và cũng có không ít những công trình
nghiên cứu đề cập tới vị từ ( động từ ) tiếng Việt như công trình của Lê Cận, Phan
Thiều [5], Đinh Văn Đức [8], Cao Xuân Hạo [9], [10], [11], Nguyễn Văn Hiệp –
Nguyễn Minh Thuyết [13], Nguyễn Thị Quy [33], [34]………Điều đó chứng tỏ đây
quả là một đối tượng khá hấp dẫn.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là những vấn đề liên quan đến vị từ đã
được cày xới kỹ lưỡng. Nhiều vấn đề phức tạp và lí thú về vị tư nói chung và vị từ
gây khiến nói riêng vẫn đang còn được tranh luận.
Chẳng hạn về khái niệm “ động
từ” và “tính từ”, các tiêu chí phân loại vị tư…Đa số các công trình m
a chúng tôi đề
cập trên, nhìn chung, tuy đã nghiên cứu một cách tương đối bao quát các vị tư tiếng
Việt nhưng chưa tập trung tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết từng tiểu loại để phân
tích và giải thích nghĩa của chúng. Ngay đến công trình “ Vị từ hành động tiếng Việt
và các tham tố của nó” của tác giả Nguyễn Thị Quy, được xem là tác phẩm nghiên
cứu khá sâu sắc về vị từ hành động trong tiếng Việt cũng chưa nêu lên những vấn đề
cụ thể về vị từ gây khiến.
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn cho m
ình công việc đi sâu vào tìm

hiểu đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của loại vị từ gây khiến này với hy vọng có thể
đóng góp những suy nghĩ và cứ liệu của mình về một số vấn đề lý luận liên quan đến
việc miêu tả cấu trúc vị ngữ của câu tiếng Việt, mà trong đó vị từ gây khiến giữ một
vai trò quan trọng. Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi cũng có m
ong
muốn cung cấp một số ngữ liệu cụ thể cho việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
cũng như việc dạy tiếng Anh cho người Việt.


0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Từ những công trình nghiên cứu về tiếng Việt đã được xuất bản có liên quan đến
vấn đề vị tư, chúng tôi tạm khái quát thành hai xu hướng nghiên cứu chính:
Xu hướng thứ nhất là của các tác giả vốn không quan tâm đến vị tư gây khiến.
Các giả đầu tiên thuộc nhóm này là Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm.
Trong “Việt Nam văn phạm”, (1950). Các tác giả đã dựa vào hình thức ngữ âm để
phân loại động từ và đưa ra danh sách động từ như sau:
Động từ đơn: là những tiếng động từ do một tiếng tạo nên, biểu diễn một việc gì
đó: nói, cười,ăn, uống, nghỉ…
Nhưng khi phân loại động từ ghép, các t
ác giả trên lại căn cứ vào nghĩa của từng
tiếng để tiếp tục phân thành những bậc thấp hơn.
Động từ ghép: là những tiếng động từ do hai tiếng tạo thành và có thể đư
ợc chia
thành nhiều loại nhỏ hơn:
- Động từ do hai tiếng có nghĩa riêng ghép với nhau thành một nghĩa: bẩm báo,
bênh vực, buôn bán, dom ngó, nói cười…
- Động từ do hai tiếng ghép lại với nhau mà tiếng sau có công dụng là làm trọn
nghĩa cho tiếng đứng trước: bán rao, đánh lừa, hỏi thăm, làm quan…
- Động từ do một tiếng động từ ghép với một tiếng danh từ ( ở đây tác giả lại
dựa trên p

hương diện từ loại của từng yếu tố cấu tạo để phân loại ): biết ơn, đánh giá,
đánh bạc, đánh hơi, làm việc…
- Động từ do một tiếng động từ ghép với một tiếng đệm đặt sau: bàn bạc, bắt
bớ, gặp gỡ…
- Động từ do hai tiếng không có nghĩa ghép lại với nhau: ăn năn, cằn nhằn,

chiêm bao, mà cả, phàn nàn…
Trước hết, các tác giả trên đã dựa vào hình thức ngữ âm để phân loại động từ và
đưa ra danh sách động từ nhưng khi phân loại động từ ghép, họ lại căn cứ vào nghĩa
của từng tiếng để tiếp tục phân thành những bậc thấp hơn.
Bên cạnh đó, khi xét toàn bộ danh sách động từ đã được liệt kê chúng t
ôi cũng
tuyệt nhiên không thấy các tác giả nhắc đến vị từ gây khiến.


Vì thế, việc phân loại vị từ như trên vừa không đảm bảo tính nhất quán vừa
không bao quát được hết các tiểu loại vị từ.
Người tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến là học giả Lê Văn Lý vì trong cuốn
“Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam”, (1972) ông đã phân loại “Tự ngữ Việt Nam” thành 6
loại như sau:
Loại A: danh tự
Loại B: Động tự
Loại B’: Tính tự
Loại C:
C1: Ngôi tự
C2: Số tự
C3: Phụ tự
Những từ được xếp vào trong l
oại B theo ông phải:
- Có thể có những “ngôi tự” ( đại từ nhân xưng ), đứng trước: tôi viết, mày học,

nó chơi…
- Có thể có những ngữ vị phủ định đi sau: đi không?Về chưa?
- Có một trong những “tự ngữ” sau đây đứng trước: đang , đương, vẫn, vốn, đã,

sẽ, sắp…
Tác giả còn bị chú thêm: đa số các tự ngữ của tiếng Việt đều thuộc về ba từ loại
A, B và B’, còn các tự ngữ khác thuộc loại C.
Như vậy, Lê Văn Lý cũng không quan tâm đến những tiểu loại nhỏ hơn của vị từ
như vị từ gây khiến.
Một tác giả khác thuộc trường phái miêu tả là M. B. Emeneau trong ấn phẩm
“Studies in Vietnamese Grammar”, (1951), đã đưa ra một khuôn mẫu về trật tự của
chuỗi động từ như s
au:
1 2 3 4
sẽ
đã
chớ / đừng
không / chẳng
cũng
chưa
tự ….



Từ bảng mẫu về trật tự của chuỗi động từ của M. B. Emeneau, chúng tôi thấy
rằng trong quá trình nghiên cứu của mình, ông chỉ quan tâm đến việc phân tích một
số vị từ cụ thể và so sánh chúng với vị từ tiếng Anh ( chẳng hạn: động từ “có” ( to
have), động từ “làm” (to do), động từ “ cho” ( to give)…Ong chưa tiến hành phân
định những loại nhỏ hơn trong nội bộ vị từ do đó việc vị từ gây khiến không được đề
cập cũng là điều dễ hiểu.

Còn tác giả Bùi Đức Tịnh trong “Văn phạm Việt Nam”, (1952) ông đã dựa vào

phương diện ý nghĩa mà phân biệt động từ thành hai loại:
Động tư viên ý ( ĐTVY ): Động từ không cần có “sự vật túc ngữ” (SVTN):
Ví dụ:
Tôi cười.
ĐTVY
Động từ khuyết ý ( ĐTKY ): Động từ phải có một “sự vật túc ngữ” mới đủ
nghĩa.
Ví dụ:
Anh Giáp trồng rau
.
ĐTKY SVTN
Ong còn lưu ý là một động từ có thể “viên ý” hay “khuyết ý” tuỳ từng trường
hợp.
Ví dụ:
Tôi ăn cơm. (ăn: khuyết ý).
Anh ấy ngủ, tôi ăn. (ăn: viên ý) [45, tr82].
Từ những tìm hiểu trên, chúng ta thấy rằng, tác giả này phân loại vị từ theo “ý”
nhưng lại lấy hình thức, tức sự có mặt hay không có mặt của túc ngữ trong cấu trúc
bề mặt, làm tiêu chuẩn. Do mắc phải những hạn chế đó nên ông cũng không có điều
kiện quan tâm
đến vị từ gây khiến.
Cùng nhóm này còn có tập thể soạn giả, Uy ban Khoa học Xã hội Việt Nam,
quyển“ Ngữ pháp tiếng Việt”,(1983). Tác phẩm đã đưa ra kết quả phân loại động từ
như sau:
- Động từ ngoại động: làm, viết…


- Động từ nội động: ngủ, tắm…

- Động từ cảm nghĩ: nghe, tin, nhớ…
- Động từ phương hướng: lên, xuống, ra, vào…
- Động từ tồn tại: có, còn, mất, hết…
- Động từ biến hóa: trở nên, trở thành…
- Động từ ý chí: dám, muốn, toan…
- Động từ tiếp thụ: bị, được, phải…
- Động từ so sánh: bằng, thua, hơn…
- Động từ là.
Nhìn chung thì
đây là một kết quả phân loại vị từ tương đối đầy đủ. Nhưng
trong danh sách khá dài các vị từ được liệt kê, chúng tôi điểm thấy không có mặt các
vị từ gây khiến. Họ đã không gọi tên vị từ gây khiến một cách minh bạch và do đó, vị
từ gây khiến cũng không có tư cách là một tiểu loại của vị từ hành động.
Nhìn bao quát danh sách động từ mà các tác giả trên nêu ra, chúng tôi nhận thấy
không có mặt vị từ gây khiến. Qua đó chứng tỏ, các tác giả này khi phân loại động từ
đã bỏ qua
một loại vị từ có số lượng khá lớn và được sử dụng tương đối phổ biến
trong giao tiếp hằng ngày như vị từ gây khiến. Điều này thật là đáng tiếc.
Xu hướng thứ hai là của các t
ác giả có đề cập đến các vị từ gây khiến, tức là thừa
nhận có sự tồn tại của vị từ gây khiến. Tuy nhiên, ở mỗi tác giả, chúng tôi lại tìm thấy
một cách xác định khác nhau về vị từ gây khiến.
Theo xu hướng này có các tác giả: Lê Biên, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức,
Hoàng Văn Thung – Lê A, Lê Cận – Phan Thiều, Nguyễn Thị Quy.
Các tác giả thuộc Tủ sách Đại học Sư phạm với “Giáo trình tiếng Việt” (197
6)
cho rằng: Những động từ gây khiến ( ĐTGK ) biểu thị ý thúc đẩy đối tượng hoàn
thành hay tiếp tục một hoạt động khác như: khiến cho, làm cho, bắt, buộc…
Về ngữ pháp, nhóm động từ này bị chi phối bởi hai bổ ngữ, một bổ ngữ chỉ đối
tượng ( BNĐT ) và một bổ ngữ phụ tiếp ( BNPT ), bổ ngữ đối tượng biểu thị yêu cầu

hoặc nội dung, mục đích của động từ chính.
Ví dụ:
Bộ đội tấn công vào đồn buộc địch
đầu hàng.


ĐTGK BNĐT BNPT
Nguyễn Kim Thản, tác giả của chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt”, (1977)
đã có được một sự nghiên cứu khá công phu dành cho vị từ gây khiến.
Ong viết: “ Động từ gây khiến biểu thị những hoạt động thúc đẩy, cho phép,
giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hành động khác”. Chúng gồm: bảo, bắt,
buộc, bắt buộc, cản trở, cho phép, cổ vũ, cưỡng bức, cưỡng ép, dạy, dẫn, dắt, dìu, dìu
dắt, đề nghị, đòi hỏi, cần, giục, gọi, giúp đỡ, khuyên nhủ, khuyên răn, khuyên bảo,
khuyến khích, lãnh đạo, mời, n
ài nỉ, nài ép, thuyết phục, yêu cầu, ra lệnh…
Tuy nhiên, cuối cùng thì tác giả này cũng coi vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến
là một.
Nằm trong xu hướng trên nhưng hai tác giả Lê Cận, Phan Thiều ơ “Giáo trình
ngữ pháp t
iếng Việt” (tập 1), (1983), trình bày cụ thể hơn. Hai ông cho rằng: động từ
gây khiến là lớp nhỏ của động từ, biểu thị những hoạt động cho phép, thúc đẩy, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động khác nhau.
Ví dụ:
Nhà trường cho phép
học sinh nghỉ học.
VTGK
Cũng theo hai ông thì lớp động từ gây khiến thường chịu sự chi phối của hai bổ
tố: một bổ tố chỉ đối tượng nhận sự chi phối của hoạt động gây khiến tức là nhận sự
ngăn cản, cho phép hay giúp đỡ của chủ thể, do danh từ (DT) đảm nhiệm; một bổ tố
do động từ (ĐT) đảm nhiệm,

chỉ kết quả của hoạt động gây khiến tức là kết quả của
sự giúp đỡ, cho phép hay cản trở. Khi đó, chúng ta có một trật tự cố định như sau:
Ví dụ:


Cha khuyên
con đọc sách.
ĐTGK DT chỉ đối tượng ĐT làm bổ tố
Và họ đưa ra các đơn vị của động từ gây khiến là: cấm, cho phép, ép, mời,
khuyên, bảo…
Như vậy, có lẽ vì kế thừa những nghiên cứu những công trình đi trước nên ở
công trình này, tác giả đã và có những trình bày sâu sắc hơn về vị từ gây khiến.


Song chung quy lại, thì giáo trình của Lê Cận, Phan Thiều vẫn giữ quan điểm
của những tác giả đi trước, nghĩa là nhâp hai tiểu loại vị từ gây khiến và cầu khiến
thành động từ gây khiến dù giữa chúng có nhiều điểm rất khác biệt..
Một tác giả tương khác đồng quan điểm với Nguyễn Kim Thản là Đinh Văn
Đức. Trong công trình nghiên cứu “Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại”, (1986) đã bày tỏ
quan điểm tương tự như Nguyễn Kim
Thản. Ong cũng cho rằng vị từ gây khiến và vị
từ cầu khiến là một.
Đến“Ngữ pháp tiếng Việt” (1995) của hai tác giả Hoàng Văn Thung và Lê A thì
vị từ gây khiến đã được quan tâm nhưng chúng chưa được tách thành một tiểu loại
riêng. Trong quá trình phan loại động từ tiếng Việt, hai ông nêu ra danh sách động từ
với các cách phân loại khác nh
au:
- Động từ độc lập và động từ không độc lập.
- Động từ chỉ hành động và trạng thái
 Tư thế, động tác cơ thể: đứng, nằm, ngồi, co, duỗi…

 Trạng thái tâm lý: nghỉ ngơi, hồi hộp…
 Hành động: ăn, đánh, xây dựng…
 Chuyển động có hướng: ra, vào, lên, xuống…
 Hoạt động cho nhận: cho, tặng, lấy…
 Cấu khiến: mời
, sai, khuyên, bảo…
 Hoạt động kết nối: buộc, pha, trộn…
 Đánh giá, xem xét: bầu, gọi ,xem, coi…
 Cảm nghĩ: biết, thấy, nói, nghĩ…
Còn tác giả Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại”, (1999) đã trình bày xác
định khái niệm “động từ gây khiến” (ĐTGK) như sau: “ Động từ gây khiến là những
động từ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tượng”.
Ví dụ:

(1) Con học giỏi khiến
ba mẹ vui lòng.
ĐTGK
(2) Sản xuất lúa gạo tăng làm cho
mọi người phấn khởi.
ĐTGK


(3) Mọi người đề nghị chị Lan hát.
ĐTGK
Trong khi liệt kê các động từ gây khiến, tác giả Lê Biên đã đề cập đến hai
loại vị từ: làm cho, khiến cho, khiến… và bắt, buộc, đề nghị…Thực tế thì ở đây có
đến hai nhóm vị từ khác nhau vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến. Ong đã không nêu
lên một nhận thức nào về sự đối lập giữa vị tư gây khiến với vị tư cầu khiến nên đã
xảy ra trường hợp nhập các vị tư cầu khiến vào vị từ gây khiến.
Rõ ràng các t

ác giả của công trình trên trong khi nêu quan điểm về vị từ gây
khiến đã không phân định được sự khác biệt giữa vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến
trong khi hai loại vị từ này có nhiều điểm rất khác nhau cả về hình t
hức lẫn nội dung
như chúng tôi sẽ trình bày ở những chương sau.
Do đó, mặc dù đã đưa ra một danh sách khá dài các vị từ, nhưng trong danh sách
đó, cũng như các tác giả của các chuyên luận đi trước, họ không xác định vị từ gây
khiến với tư cách là một tiểu loại của vị từ hành động.
Tác giả cuối cùng m
à chúng tôi muốn nhắc đến là Nguyễn Thị Quy. Có thể nói
cho đến thời điểm hiện nay, thì bà là người trình bày chi tiết hơn cả về vị từ hành
động. Trong khi thực hiện chuyên luận “ Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố
của nó”, tác giả này đã vận dụng những thành tựu của Ngữ pháp chức năng vào
nghiên cứu vị từ tiếng Việt và phân loại chúng như sau:
Tiêu chí phân loại [±TÁC
ĐỘNG]
Vị từ Tiêu chí phân loại: DIỄN TRỊ
Chuyển động
Chạy, bay, bước,
bò…
Hành thể
[-Mục tiêu]
Ứng xử Cười, khóc… Đương thể
1 diễn tố
Vô tác (=bất
cập vật)
+ Di chuyển
Đến, vào, rời,
qua…
TÁC ĐỘNG]

[+Mục tiêu]
- Di chuyển
Nhìn, quan sát,
đọc…
Hành thể, mục
tiêu
Vật chất: sản phẩm
Làm, xây, đóng,
vẽ..
Tác thể, sản phẩm
Tác tạo
đối tượng
Tinh thần: nhận thức – phát ngôn
Nghĩ, khẳng định,
nói…
Tác thể, điều ý/
lời
Hủy diệt
Huỷ, phá, bỏ,
giết…
Vật chất Bẻ, nấu, đánh… Chuyển trạng
thái
Tinh thần Dọa, trêu, mắng..
Tác thể, bị thể/
đương thể
[+ TÁC ĐỘNG]
Làm cho
đối tượng
biến
chuyển

n

v
[-Mục
Đv. Chủ thể Cầm, mang, lấy,
Tác thể, đương thể
2 diễn tố
Chuyển tác (= cập vật/ ngoại động)


buông…
tiêu]
Đv. Vị trí
(chuyển
động)
Đẩy, dắt, chăn,
thả…
Đv. Chủ thể
và nhận thể
Gửi, cho,
chuyển…
Tác thể, đương
thể, nhận thể
[+Mục
tiêu]
Đv. Vị trí cũ
và đích
Đút, đặt, lắp… Tác thể, đương
thể, đích
Cầu khiến

Sai, ra lệnh, yêu
cầu
Tác thể, đương
thể, hành động
3 diễn tố
[ 34, trang 148 ]
Như vậy, theo tác giả Nguyễn Thị Quy, vị từ gây khiến là một tiểu loại của vị từ
hành động. Nó được xếp vào nhóm các vị từ biểu thị những hành động làm cho đối
tượng biến đổi trạng thái vật chất. Quan điểm của chúng tôi khi xác định vị từ gây
khiến cũng đi theo hướng này.
0.3 Phạm vi nghiên cứu:
Chúng ta đều biết rằng, ngữ vị từ là loại ngữ đoạn chuyên thể hiện nội dung sự
kiện và có ưu thế cú pháp nhất để giữ vai trò của phấn thuyết t
rong câu. Chúng có thể
được xem là những phần thuyết điển hình thế nhưng việc miêu tả cấu trúc vị ngữ cho
đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Vị từ là một thành tố quan trọng trong cấu trúc vị ngư,
nếu chúng ta khảo sát cụ thể và kĩ lưỡng c
húng sẽ phát hiện những tiền đề quan trọng
cho việc nghiên cứu và miêu tả cấu trúc vị ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, vì những lý do
chủ quan và khách quan, trong công trình này, chúng tôi chỉ xin được giới hạn việc
tìm hiểu ở vị từ gây khiến tiếng Việt, một tiểu loại rất quan trọng trong ngữ vị từ hành
động tiếng Việt. Cụ thể là chúng tôi tập trung khảo sát các vị từ gây khiến trên hai
phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, đi vào phân l
oại, lập danh sách, mô tả các qui
tắc kết hợp của các vị từ gây khiến dựa trên ngôn liệu trong tiếng Việt, nhằm giúp
người sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp tránh được những sai sót không đáng có.
Chúng tôi cũng xin được phép hạn định phạm vi nghiên cứu ở các ngữ vị từ gây
khiến mà chỉ gồm một vị từ (vị từ đơn), các vị từ ít dùng hoặc chỉ được t
ìm thấy trong
những văn bản cổ, chúng tôi tạm thời chưa xem xét.

Cũng trong luận văn này, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu sự hoạt động của
các vị từ gây khiến ở một số tác phẩm văn học đang được giảng dạy trong nhà trường
phổ thông hiện nay.
0.4 Phương pháp nghiên cứu:


Khi thực hiện nội dung nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định cho mình phương
hướng nghiên cứu là đi từ nội dung đến hình thức nói cách khác là đi từ ý nghĩa đến
cấu trúc của các kết cấu gây khiến. Vì vị từ gây khiến là một vấn đề thiên về nghĩa
học và mục tiêu chính của luận văn là tìm ra những đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp
của chúng nên chúng tôi chọn cách tiếp cận đối tượng dưới quan điểm của Ngữ phá
p
chức năng, trong đó ngôn ngữ được nghiên cứu như một hệ thống ý nghĩa được nhận
thức bằng các hình thức mà qua đó các ý nghĩa được hiện thực hóa.
Cụ thể là luôn có sự phân biệt một cách rạch ròi ba bình diện: Cú pháp – Nghĩa
học – Dụng pháp. Cách làm đó không ngoài mục đích là tránh việc xem các dấu hiệu
hình thức của đối tượng là mục tiêu nghiên cứu mà chỉ xem các dấu hiệu hì
nh thức đó
là một mắc xích trung gian để phát hiện và xác định các đặc trưng của vị từ gây khiến.
Và chúng tôi sẽ sử dụng đặc trưng của bình diện này để lý giải nguyên do tồn tại của
các đặc trưng ở các bình diện còn lại.
Về mặt phương pháp, luận văn đã sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
1. Phương pháp phân bố: Vì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đơn lập nên
đặc điểm n
gữ pháp của từ sẽ bộc lộ rõ trong cách phân bố. Chính qua việc quan sát
cách phân bố của từ trên trục kết hợp, chúng ta có thể rút ra những quy tắc ngữ pháp
đúng với thực tế sử dụng của tiếng Việt.
2. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự khác biệt
cũng như tương đồng trong đặc điểm n
gữ nghĩa và ngữ pháp giữa vị từ gây khiến với

các vị từ hành động khác.
3. Phương pháp thống kê: Trong khi làm việc với các nguồn ngữ liệu cụ thể ( các
tác phẩm văn học được trích dẫn trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 hiện hành), luận
văn đã dùng phương pháp này với mục đích tìm hiểu mức độ nhận thức của người
Việt trong việc sử dụng các vị từ gây khiến.
4. Phương pháp m
iêu tả: Dụng ý của chúng tôi khi sử dụng phương pháp này là
làm rõ những đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến thông qua việc
phân tích các ngữ liệu.


5. Phương pháp cải biến, tỉnh lược, chêm xen: Thông qua những phương pháp
này, chúng ta sẽ xác định được các thành phần trong cấu trúc cú pháp cũng như xác
định vai trò của các tham tố trong cấu trúc nghĩa của vị từ đang xét.
Về mặt tài liệu, chúng tôi chủ yếu tham khảo các công trình nghiên cứu của các
tác giả trong nước như: “ Động từ trong tiếng Việt” (Nguyễn Kim Thản), “Tiếng Việt
– Sơ thảo Ngữ pháp chức năng – Q1” (Cao Xuân Hạo), “ Vị từ hành động tiếng V
iệt
và các tham tố của nó” (Nguyễn Thị Quy), “Lý thuyết trật tự từ trong cú pháp” (Lý
Toàn Thắng)... và một số giáo trình của các tác giả nước ngoài như: “Studies in
Vietnamese (Annamese) Grammar”( Emeneau), “An introduction to Functional
Grammar” (Halliday), “Semantics”( Lyons), “A Vietnamese Grammar”(Thompson),
“Semantics Primes and Universals” ( Wierzbicka, Anna) …liên quan đến đề tài mà
chung tôi sưu tầm được.
Về ngữ liệu, chúng tôi thu thập chủ yếu từ việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ
tự nhiên của người Việt, hoặc trích dẫn từ các tác phẩm văn học, báo chí và các tư
liệu từ các Từ điển tiếng Việt.
0.5 Ý nghĩa k
hoa học và thực tiễn của đề tài:
Trước hết, về mặt lý luận, chúng tôi nghĩ rằng việc làm của mình là cần thiết.

Bởi các sách giáo khoa Ngữ văn ở các trường phổ thông hiện nay chỉ mới có những
miêu tả cụ thể về cấu trúc cú pháp cơ bản của câu và m
iêu tả cấu trúc danh ngữ còn
việc mô tả cấu trúc ngữ vị từ thì hầu như vẫn còn bỏ ngõ. Những quy tắc ngữ pháp cụ
thể để miêu tả những cách kết cấu khác nhau của các ngữ đoạn vị từ, đặc biệt là
những ngữ đoạn phức hợp có những chuỗi vị từ xen với các loại bổ ngữ khác nhau
đang rất cần được x
em xét.
Vì vậy, đề tài này của chúng tôi sẽ làm rõ được một số vấn đề lí thuyết liên quan
đến viêc miêu tả cấu trúc vị ngữ của câu tiếng Việt, mà trong đó các vị từ gây khiến
giữ vai trò quan trọng. Công việc tiếp theo của chúng tôi là lần lượt khảo sát các vị từ
gây khiến cụ thể để phát hiện các đặc điểm ngữ nghĩa, chỉ ra tầm
quan yếu của chúng
trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu tiếng Việt, xác định cương vị cú pháp của chúng
trong cấu trúc câu. Chúng tôi cũng tìm cách phân định ranh giới giữa các vị từ gây
khiến với các vị từ hành động khác. Sau đó, chúng tôi cố gắng đề ra một số quy tắc có


thể giúp người học tiếng Việt nắm được cách dùng vị từ gây khiến khi đặt câu, viết
văn.
Cuối cùng chúng tôi đưa ra danh sách các vị từ gây khiến ( ở mức độ tương đối
đầy đủ và chính xác ) với mong muốn dựa vào đó các em học sinh ( đặc biệt là học
sinh trung học cơ sở ) có một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về vị từ gây khiến.
Về mặt thực tiễn, chúng tôi hi vọng rằng những kết quả nghiê
n cứu của mình có
thể là một đóng góp hữu ích cho những người biên soạn sách giáo khoa, cũng như
cho những người dạy tiếng Việt cho người Việt hay cho người nước ngoài.

0.6 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Dẫn nhập và phần Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình

bày trong hai chương:
Chương I: Những vấn đề hữu quan. Trong chương này, c
húng tôi trình bày
tương đối chi tiết những khái niệm cơ bản liên quan đến vị từ hành động. Những tri
thức này chính là nền tảng để chúng tôi đi vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể liên
quan đến vị từ gây khiến.
Chương II: Đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến tiếng Việt.
Đây là phần mang nội dung nghiên cứu chính của luận văn. Trong chương này, chúng
tôi tiến hành đối chiếu những sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa giữa vị từ gây khiến với
các vị từ hành động khác để từ đó có thể tìm
ra những đặc trưng ngữ nghĩa riêng của
vị từ gây khiến. Đồng thời, luận văn cũng đi vào tìm hiểu những đặc điểm về mặt ngữ
pháp của vị từ gây khiến ( chủ yếu là ở khả năng kết hợp và khả năng tham
gia làm
thành phần câu ). Tóm lại, ở chương hai này, chúng tôi cố gắng phát thảo một bức
tranh toàn cảnh về đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của vị từ gây khiến.


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN
1.1 Vị từ:
Theo tác giả Nguyễn Thị Quy, trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường trao
đổi với nhau về vô số sự thể: một hành động của một ai đó, tình trạng sức khoẻ của
một người nào đó, một hiện tượng xã hội tích cực (hoặc tiêu cực) đang trở nên phổ
biến, sự đánh giá về một tác phẩm nghệ thuật, sự nhận định về một cơ hội kinh tế của
đất nước…Tất cả các sự thể trên, chúng đều có thể được phân tích thành hai bộ phận:
- Nội dung của sự thể: Hành động (làm
gì?), trạng thái (ra sao?), phẩm chất
(tốt hay xấu?), quan hệ (hơn hay thua?, có trước hay có sau?),
- Những người hay vật nào tham gia vào sự thể?
Và trong câu nói, phần nội dung của sự thể thường được biểu hiện bằng một vị

từ hoặc ngữ vị từ), còn người / vật tham
gia vào sự thể (tham tố) thường được biểu
hiện bằng những danh từ (hoặc ngữ danh từ).
Chẳng hạn: trong một sự thể có nội dung là “bay” thì đối tượng duy nhất có sự
thay đổi chính là chủ thể hành động, hoặc khi nói đến sự thể có nội dung là “làm cho
không hiện diện ở một nơi, hoặc một cương vị nào đó” t
hì hành động này phải được
hai nhân vật tham gia mới thành được (người thực hiện hành động và đối tượng bị tác
động). Tương tự, đối với sự thể “một cuộc cải cách” thì cần phải có ít nhất hai tham
tố (người cải cách và việc được cải cách). Trong khi đó, các vị từ cho, gửi, biếu,
tặng…lại cần đến ba tham
tố (người cho/gửi, người nhận và đối tượng được đem
cho/gửi).
Những vấn đề như Nguyễn Thị Quy nêu ra đã chỉ rõ một điều thú vị răng: nghĩa
của vị từ qui định cái khung cho những tham tố có mặt trong sự thể và do đó chúng
cũng là “linh hồn ngữ nghĩa” của toàn câu, có tác dụng quyết định đối với cấu tạo
ngữ pháp của câu. Chính chúng mới là trung tâm ngữ đoạn. Những điều vừa trình bày
trên không có gì xa lạ và khó hiểu khi mà trong thực tế chúng l
à phổ niệm.
Lúc này, chúng ta có thể mạnh dạn đưa ra một mô hình chung cho một vị ngữ
như sau:




V
Vị từ (hành động tác động)

S O
1

O
2

Chủ thể hành động tác động đối thể thể thụ hưởng
Thế nên nếu ngữ vị từ biểu hiện nội dung của sự tình thì vị từ biểu thị cái lõi của
sự tình. Vị từ là loại thực từ có thể làm trung tâm một ngữ vị từ.
Tuy nhiên, khi kết luận như trên về vị từ không có nghĩa là chúng ta phủ nhận
quan điểm: chức năng biểu hiện nội
dung của sự thể không phải chỉ do vị từ đảm
nhiệm nhưng chúng ta có quyền phát biểu rằng: những câu có vị từ làm trung tâm cho
phần thuyết là loại câu có số lượng áp đảo và có tần số xuất hiện cao nhất so với các
loại câu khác và đã được kiểm chứng thông qua việc khảo sát các văn bản văn học [
Sách giáo khoa 10, 11, 12]. Điều này một lần nữa khẳng định chức năng tiêu biểu
nhất của vị từ là làm hạt nhân của vị ngữ hoặc tự nó làm
thành một vị ngữ, biểu hiện
nội dung một sự thể được phản ánh trong câu. Nói cách khác vị từ đóng vai trò là hạt
nhân, quyết định khung ngữ nghĩa của câu.
Tóm lại, vị từ là một từ có chức năng tự mình làm thành một vị ngữ hoặc một
trung tâm ngữ pháp, làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dung của
sự thể.
Vì chức năng cơ bản của vị từ là làm
thành hoặc cấu tạo những ngữ đoạn phản
ánh nội dung của sự thể nên về cơ bản chúng ta có thể đặt các sự thể trên trong hai sự
đối lập: Sự đối lập về tính [±Động] (dynamism) và sự đối lập về tính [±Chủ ý]

(control). Dựa theo sự phân biệt các sự thể như trên, S.C.Dik [ 52] đã đưa ra một cách
phân loại sự thể và vị từ sau đây, được xem là có hiệu lực đối với mọi ngôn ngữ:
SỰ TÌNH
+ Động - Động
+ Chủ ý Biến cố Tình thái

- Chủ ý Hành động Tư thế
Quá trình Trạng thái





Ứng dụng cách phân loại sự thể và vị từ của S.C.Dik vào tiếng Việt, chúng ta thu
được kết quả như sau:
- Vị từ hành động [+động, -chủ ý]: rót, ném, cắt, chạy, nhảy, chào, ăn, uống…
- Vị từ quá trình [+động, -chủ ý]: ngã, rơi, rụng, mọc…
- Vị từ tư thế [-động, +chủ ý]: nằ
m, ngồi, đứng…
- Vị từ trạng thái [-động, -chủ ý]: già, lớn, kĩ, thạo, chín…
Trong đó, vị từ hành động là loại từ có số lượng phong phú và thường xuất hiện
nhất trong cách nói của người Việt.
1.2 Vị từ hành động:
1.2.1 Khái niệm:
Từ những thuộc tính ngữ nghĩa cú pháp đã được xác định như trên về vị từ,
chúng tôi tâm đắc nhất với định nghĩa vị từ hành động của nhà nghiên cứu Nguyễn
Thị Quy, t
rong công trình “Vị từ hành động tiếng Việt và các vị từ tham tố của nó”:
“Vị từ hành động tiếng Việt là loại vị từ có đặc trưng: [+động, +chủ ý]”.
1.2.2. Phân loại vị từ hành động:
1.2.2.1. Phân loại vị từ hành động theo tiêu chí [± Tác động]
Trước hết chúng ta cần thống nhất cách hiểu về từ “tác động”. “Tác động” đến
một đối tượng có nghĩa là làm cho đối tượng đó thay đổi về một phương diện nào đó,

chẳng hạn như thay đổi về tính chất, về trạng thái vật lí, thay đổi về vị trí trong không
gian….Và cách hiểu về từ “tác động” cũng hoàn toàn khác với cách hiểu về từ “ảnh

hưởng”. Bởi mọi sự thể diễn ra trong cuộc sống đều có thể có ảnh hưởng đến các sự
vật xung quanh, chứ không riêng gì các hành động hay quá trình. Cho nên, để vấn đề
trở nên rõ ràng hơn, chúng tôi đã xác định ranh giới nghĩa của từ “tác động” như sau:
- Tác động là làm cho một đối tượng đang tồn tại có những biến đổi nhất định.
- Tác động vào một đối tượng đang tồn tại, làm cho nó thôi không còn là nó nữa
(tức là hủy diệt nó);
hoặc ngược lại làm cho một vật vốn chưa tồn tại bắt đầu tồn tại,
bằng cách sử dụng những nguyên liệu nhất định, những sức tạo tác nhất định.
Chẳng hạn: xây, ra, vào, múa, chặt, bó, đấm, khoan, che, trộn, đào, bẻ, giần,
băm, giã…


Những sự phân biệt về ngữ nghĩa đi đôi với chức năng và thái độ cú pháp của
các vị từ hành động của tác giả Nguyễn Thị Quy đã trình bày trong công trình của bà
là khá thuyết phục. Vì vậy, chúng tôi có cùng ý kiến với bà khi phân chia vị từ hành
động căn cứ vào tiêu chí [chuyển tác] và [vô tác].
Chuyển tác [+động, +chủ ý, +tác động]
Vô tác [+động, +chủ ý, -tác động].
Với hai tiêu chí trên, chúng ta có thể chia vị từ hành động thành chín tiểu loại:
1) Vị từ hành động chuyển thái: giã, băm, cán, dùi, đốn, giần…
2) Vị từ hành động chuyển vị: bóc, cẩn, ép, đặt, ghép, khép, ch
êm, gác…
3) Vị từ hành động tạo tác: dệt, khắc, thêu, hầm, kẻ, đóng, nặn…
4) Vị từ hành động hủy diệt: hạ, khử, tẩy, trừ, xóa, bỏ, loại…
5) Vị từ hành động di chuyển: bay, vào, di cư, trèo, lánh, bò…
6) Vị từ hành động cử động: đứng, ngồi, quỳ, gật, nằm…
7) Vị từ hành động ứng xử: cười, ca cẩm, bao che, làu bàu, nể…
8) Vị từ hành động tri giác: đọc, đếm, nếm, nghe, ngửi, mi
êu tả…
9) Vị từ hành động cầu khiến: khuyên, giục, năn nỉ, khiến, dặn…

1.2.2.2 Phân loại vị từ hành động theo tiêu chí [ Diễn trị ]:
Thuật ngữ tham tố (argument/ participant), từ lâu đã được Tesniere quan tâm
trong khi ông nghiên cứu về cấu trúc câu. Bên cạnh đó, học giả Fillm
ore cũng sử
dụng thuật ngữ này vào công trình nghiên cứu về quan hệ cách của mình. Trong công
trình “ Dẫn luận ngữ pháp chức năng ”, M. Halliday khi xem xét cấu trúc ngữ nghĩa
của các cú cũng đưa ra ba thành tố: (1) quá trình, (2) các tham tố trong quá trình và
(3) các chu cảnh liên quan đến quá trình. Nhưng đáng kể hơn cả vẫn là những miêu tả
sâu sắc của S.Dik về tham tố và phân loại các tham tố. Tác giả này cho rằng, các
tham tố có thể phân thành diễn tố và chu tố (1981: 15, 26).
Dù còn ít nhiều chỗ chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu nhưng chúng ta

vẫn có thể rút ra những nhận xét chung:
Vị từ trong câu đóng vai trò trung tâm ngữ nghĩa và cú pháp. Vị từ tạo thành
những cái nút (noeuds), cái khung (frame) từ đó các ngữ đoạn (terms) kết dính, chèn
lấp vào để làm rõ, để xác định sự tình và hoàn chỉnh chức năng thông báo. Còn tham


tố chính là các ngữ đoạn ấy. Các tham tố cùng với vị từ tạo thành nội dung ngữ nghĩa
cho câu. Chính ý nghĩa của vị từ sẽ chi phối, quyết định đến số lượng tham tố và đặc
tính ngữ nghĩa của tham tố.
Vì vậy, tham tố của vị từ là những yếu tố tham gia cùng với vị từ tạo nên ý
nghĩa của câu.
Tham tố của một sự tình do một danh từ (ngữ danh từ) biểu hiện. Có hai loại
tham
tố: bắt buộc và không bắt buộc.
Ví dụ 1:
Bố tôi
làm giám đốc ở công ty này.
(1) (2) (3)

Trong câu trên, trung tâm của vị ngữ là “làm”. Nó quy định cái khung của ngữ vị
từ nghĩa là phải có ít nhất hai tham tố (1) và (2) tham gia vào cấu thành khung ngữ vị
từ, còn tham tố (3) là tham tố không bắt buộc. Nếu người viết bỏ mất tham tố (2) thì
câu trên sẽ thành:
Bố tôi
làm ở công ty này.
(1) (3)
Khi tiếp nhận câu này, người đọc sẽ không thỏa mãn về cả hai mặt nội dung
thông tin và cấu tạo ngữ pháp. Bởi lẽ, “làm” là một vị từ đòi hỏi phải có tham tố biểu
thị nội dung: làm gì?. Trái lại, nếu tham tố (3) không có mặt, nội dung thông báo vẫn
được người đọc tiếp nhận một cách bình thường.
Bố tôi
làm giám đốc.
(1) (2)
Tuy nhiên, xem xét vấn đề này, chúng ta cũng không thể bỏ qua ngữ cảnh mà
câu nói trên xuất hiện.
Ví dụ 2:
A: Bố anh làm giám đốc ở công ty nào?
B: Bố tôi làm ở công ty này.
Ơ ngữ cảnh trên, thông tin mà người nghe hướng tới là nơi mà “bố tôi” làm
việc, cho nên dù tham tố (2) bị lược bỏ thì câu vẫn được tiếp nhận như một thông
điệp trọn vẹn.


Tóm lại, những tham tố bắt buộc phải có mặt để cái sự tình được biểu hiện trong
câu có thể được thực hiện, đó là các diễn tố (actants). Ngược lại, chu tố lại là những
tham tố không cần xuất hiện một cách đều đặn trong ngữ vị từ vì những vai nghĩa mà
các tham tố ấy biểu hiện không nhất thiết phải có mặt để cho cái sự tình ấy được thực
hiện.
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định: chu tố (tham tố không bắt buộc): là thành

phần bổ sung cho vị ngữ hạt nhân, cùng với vị ngữ hạt nhân hợp thành vị ngữ mở
rộng (tended predication). Còn diễn tố (tham
tố bắt buộc) là tham tố cần yếu để tạo
thành vị ngữ hạt nhân (nuclear predication). Và các diễn tố nằm trong vị ngữ hạt nhân
được hình thành một cách tự nhiên trong suy nghĩ của người bản ngữ và được xem l
à
những yếu tố không thể thiếu sự kết dính với nghĩa của vị từ.
Ví dụ 3:
Hắn
phi tang bằng chứng.
(1) (2)
Vị từ “phi tang” sẽ buộc người nghe phải nghĩ tới những tham tố: (1) tác thể (ai
phi tang), (2) bị thể (vật bị phi tang),
Ví dụ 4:

trát xi măng lên tường.
(1) (2) (3)
Còn đối với một vị từ như vị từ “trát” thì các diễn tố sẽ là: (1) chủ thể chỉ người
hành động, (2) đối tượng bị tác động (thay đổi hình dạng bên ngoài), (3) đối thể chỉ
chất liệu được dùng để thực hiện sự thay đổi đó.
Về chức năng ngữ nghĩa, các diễn tố sẽ tạo ra sự bổ nghĩa cụ thể, cần yếu để
nghĩa của vị từ được hoàn chỉnh. Trong kết hợp với các loại vị từ cụ thể, các diễn tố
thường đảm nhận một số vai nghĩa nhất định chẳng hạn như: tác thể cho vị từ hành
động; nghiệm t
hể cho vị từ trạng thái…
Tuy nhiên, một vị từ khi tham gia vào những cấu trúc khác nhau số lượng diễn tố
có thể thay đổi . S. Dik (1985) đã nói đến ba m
ô hình cấu trúc liên quan đến việc rút
gọn diễn trị, mở rộng diễn trị và chuyển đổi diễn trị [52,tr 2-27 ]. Và tùy theo hoàn
cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, một số diễn tố có thể không xuất hiện.



Ví dụ 5: (Buổi trưa, taị khu tập thể, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học)
- Đi học đi!
Ơ đây diễn tố “chúng mình” không được nói ra nhưng đặt vào ngữ cảnh trên,
người nghe vẫn hiểu được “ Chúng mình đi học đi!”
Ví dụ 6:
A: Cô Nga
có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không?
(1) (2)
B: Vẫn nhặt đấy.
Sự tình được gọi là “nhặt” đòi hỏi phải có các diễn tố: (1) chủ thể (ai “nhặt”),
(2) đối tượng bị tác động (nhặt cái gì). Nhưng ở đây, diễn tố (1) và (2) bị lượt bỏ
nhưng người nghe vẫn tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ là nhờ ngữ cảnh.
Khác với diễn tố, chu tố chỉ là
những thành phần tùy ý trong cấu trúc vị ngữ và
quan hệ lỏng lẻo với vị từ. Chu tố không có số lượng nhất định như các diễn tố. Các
nghĩa chu tố được biểu hiện trong ngữ pháp thông qua các bổ ngữ, trạng ngữ nhưng
có khi chu tố được biểu hiện trong đề.
Ví dụ 7:
Từ những năm 30,
tác phẩm này đã xuất hiện trên văn đàn.
Đề - Chu tố thời đoạn
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: mỗi vai nghĩa thường đóng vai trò nhất định (hoặc
là chu tố hoặc là diễn tố) trong cấu trúc nghĩa của vị từ nghĩa là nó có thể là chu tố
đối với vị từ này nhưng lại là diễn tố đối với vị từ khác.
Ví dụ 8:
(a) Tàu rời ga
.
Diễn tố

(b) Nam chạy nhanh ra ga
để kịp chuyến tàu.
chu tố
Xét hai ví dụ (a), “ ga” là diễn tố chỉ điểm xuất phát của vị từ “rời” nhưng lại là
chu tố đối với vị từ “chạy”.


Mỗi vi từ có một số lượng diễn tố riêng: có vị từ không có diễn tố, có vị từ có
một diễn tố, có vị từ có hai diễn tố và có vị từ có ba diễn tố. Và số lượng diễn tố của
một vị từ được gọi là diễn trị.
Ví dụ 9:
(a) Nam
pha cà phê..
(1) (2)
(b) Nó
trát bùn lên mặt.
(1) (2) (3)
Trong một sự tình được gọi là “pha” như trên phải có: (1) người thực hiện hành
động “pha” và (2) vật được “pha” nên ta nói từ “pha” có hai diễn trị. Còn trong sự
tình được gọi là “trát” phải có: (1) người thực hiện hành động “trát”, (2) vật bị thực
hiện hành động “trát” và (3) chất liệu được dùng để thực hiện hành động “ trát”. Do
đó, từ “trát” có ba diễn trị.
Căn cứ vào diễn trị (số lượng diễn tố) của các vị từ, có thể chia vị từ hành động
thành các l
oại sau đây:
Vị từ đơn trị (vị từ một diễn tố): Đặc trưng chung của các vị từ này là chỉ có một
diễn tố– đối tượng duy nhất có sự thay đổi là chủ thể của hành động. Chúng ta có thể
kể đến các vị từ sau: chạy, bay, nhảy, bò,
trường, xông, nhào, lê, lăn, phi, bơi, lặn,
lội, trèo, trượt, vọt, bước, tiến, lùi…ngữ pháp truyền thống gọi những vị từ này là “

Động từ nội động”, “ Nội động từ” hay “ Động từ bất cập vật”. Các vị từ này có thể
có bổ ngữ trực tiếp hay gián tiếp nhưng các bổ ngữ đó không biểu hiện các diễn tố
của vị từ trừ khi một vị từ nào đó được dùng với nghĩa phái sinh.
Ví dụ 10:
(a) Chị Bưởi
bơi nhanh.
(Diễn tố) (Chu tố)
(b) Một người đầy tớ của quan Chánh
chạy trước dẹp đường.
(Diễn tố) (Chu tố)
Vị từ song trị (vị từ hai diễn tố): Đây là những vị từ mà ngoài chủ thể ra còn có
một diễn tố thứ hai, được biểu thị bằng một bổ ngữ trực tiếp, chỉ một vật hay một nơi


được lấy làm mốc. Đặc trưng chung của chúng là trong hai diễn tố thì diễn tố nào
cũng có khả năng làm đề và đều có thể bị tỉnh lược nếu ngữ cảnh cho phép.
Thuộc nhóm những vị từ song trị này ta có những vị từ như: khâu, nhổ, múc, tạo,
xây, dệt, giết, tẩy, trừ, chui, lánh, bám, cấu, nhồi, che, băm, đốn…
Ví dụ 11:
Mấy đứa trẻ nghịch ngợm này
đánh con mèo của tôi.
(Diễn tố 1) (Diễn tố 2)
Vị từ tam trị (vị từ ba diễn tố): Các vị từ loại này luôn biểu hiện nội dung của
những sự tình cần có sự tham gia của diễn tố: (1) Chủ thể tác động, (2) đối tượng bị
tác động, (3) có thể là người nhận, đích, mục đích điều khiển (nếu là vị từ cầu khiến).
Về phương diện nghĩa cũng như về phương diện ngữ pháp, chúng có thể được
chia thành bốn tiểu loại sau:

- Các vị từ có một chủ thể chỉ người hành động, một đối thể chỉ người nhận và
một đối thể thứ hai chỉ vật bị tác động. Thuộc loại này là những vị từ : cho, biếu,

tặng, dâng, trả, nhường, trao, phát, gả, nộp, phú, ban, cấp, bố thí, phân phối, chuyển,
giao, gán, hiến…
Ví dụ 12:
Chúng tôi
phát quà trung thu cho trẻ em đường phố.
(Diễn tố 1) (Diễn tố 2) (Diễn tố 3)
- Các vị từ có một chủ thể chỉ người hành động, một đối thể chỉ vật bị tác động
và một đối thể thứ hai chỉ đích. Thuộc loại thứ hai này là những vị từ: đút, lắp, đính,
rót, nạm, khảm, dẫn, chuyền, thắt, tra, nhúng, xâu, ấn, chèn, quất, thọc, xỏ, kê, cắm,
đặt, xiên, giúi, dán, cẩn, điền, cẩn…
Ví dụ 13:
Tên quản ngục
tra gông vào cổ Huấn Cao.
(Diễn tố1) (Diễn tố2) (Diễn tố3)
- Các vị từ có một chủ thể chỉ người hành động, một đối thể chỉ vật bị tác động
theo kiểu thay đổi dáng vẻ bề ngoài và một đối thể thứ hai chỉ một chất liệu được
dùng để thực hiện sự thay đổi đó. Thuộc loại thứ ba trong các vị từ ba diễn tố là
những vị từ như: tô, trát, đậy, bọc, che, p
hết, bôi, quét, đắp, che, chít, nêm, trộn…


Ví dụ 14:
Lan
nêm muối vào canh
(Diễn tố1) (Diễn tố2) (Diễn tố3)
- Các vị từ cầu khiến được coi là một loại đặc biệt của hành động chuyển tác bởi
nó tác động đến đối tượng bằng chính nội dung của điều cầu khiến. Để tạo thành
khung vị ngữ mà hạt nhân là vị từ cầu khiến, cần có sự tham gia của ba diễn tố: (1)
người hay con vật, hiện tượng vật lí được nhân cách hoá một cách ước định hoặc thần
thánh được hiểu theo nhiều cách; (2) đối tượng tác động phải đảm bảo việc “hiểu” và

thực hiện được nội dung cầu khiến; (3) nội dung cầu khiến (l
uôn là một vị từ biểu thị
hành động chuyển tác hoặc vô tác). Các vị từ cầu khiến gồm có: buộc, bảo, nhờ,
khiến, yêu cầu, đòi, giục, nài, cấm, khuyên, cử, dặn, phái, van, xin, đề nghị, gọi, hô
hào, cầu, triệu, đề xuất, can ngăn…
Ví dụ 15:
Bá Kiến
sai Chí Phèo đòi nợ Đội Tảo.
(Diễn tố1) (Diễn tố 2) (Diễn tố 3)
Trong khi trình bày những khái niệm liên quan đến diễn trị của vị từ, chúng tôi
tự nhận thấy sẽ không thừa nếu chúng tôi đề cập đến một lí thuyết tương đối phổ biến
có liên quan đến vị từ. Đó là lí thuyết về kết trị.
Kết trị là một thuật ngữ của ngành hoá học, dùng để chỉ thuộc tính kết hợp của
các nguyên tử với một số lượng nguyên tử nhất định khá
c. Về sau, khoảng cuối
những năm 40 của thế kỉ XX, thuật ngữ này bắt đầu được dùng phổ biến trong ngôn
ngữ học để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các lớp hạng đơn vị ngôn ngữ
nói chung.
Hiểu một cách hạn hẹp thì kết trị là thuộc tính kết hợp của vị từ hoặc một số từ
loại nhất định (Nguyễn Văn Lộc, t
ác giả công trình “ Kết trị của động từ tiếng Việt”
cũng đồng quan điểm này nhưng ông dùng thuật ngữ “động từ” thay vì thuật ngữ “vị
tư”).
Người tiên phong dùng thuật ngữ kết trị t
heo nghĩa hẹp trên là nhà ngôn ngữ học
người Pháp L. Tesniere. Ong là người sáng lập nên lí thuyết kết trị. Trong công trình
“Các yếu tố của cú pháp cấu trúc” (Elements de syntaxe structurale), L. Tesniere cho


rằng: vị từ trong vai trò vị ngữ (như ngữ pháp truyền thống quan niệm) thực chất

chính là thành tố hạt nhân, là cái nút chính của câu. Với vai trò hạt nhân, vị từ quyết
định số lượng và đặc tính của các thành tố có quan hệ với nó. Các thành tố này xét
theo mức độ gắn bó với vị từ, được phân ra thành: thành tố bắt buộc (chủ ngữ và bổ
ngữ truyền thống) và thành tố tự do (trạng ngữ truyền thống). L. Tes
niere gọi các
thành tố bắt buộc là các tham tố (actants) và thành tố tự do là các chu tố
(circonstant).
S.D. Kasnelson, nhà ngôn ngữ học Liên Xô cũ cũng có quan điểm tương hợp với
L.Tesniere ở chỗ: ông cho rằng: kết trị là thuộc tính của lớp từ nhất định kết hợp vào
mình những từ khác. S.D.Kasnelson phân biệt kết trị với khả năng tham gia vào các
mối quan hệ cú pháp nói chung. Và ông cũng khẳng định: mỗi từ, về nguyên tắc đều
có khả năng kết hợp với những từ nhất định nào đó nhưng như thế không có nghĩa là
tất cả các từ đều có kết trị mà chỉ những từ có khả năng tạo ra các “ô trống” đòi hỏi
phải được làm đầy tr
ong các phát ngôn thì mới có kết trị.
Kết trị của các từ được xác định theo số lượng vị trí mở (các ô
trống) bao quanh
từ, theo S.D.Kasnelson, là không lớn. Chẳng hạn ở vị từ, xung quanh nó, thường có
không quá 4 vị trí mở.
Ví dụ16:
Sốt xuất huyết
trở thành đại dịch ở Singapore.
(1) (2) (3)
Những yếu tố làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ “trở thành” gồm: (1) “sốt
xuất huyết”, (2) “đại dịch. Còn (3) “ở Singapore” là thành tố tự do (ngữ pháp truyền
thống gọi là trạng ngữ).
Vậy, các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ (các actants) gồm các thành
tố: chủ thể, đối thể trực tiếp hay gián tiếp của hoạt động và một số thành tố khác có ý
nghĩa phụ thuộc vào ý nghĩa của vị từ. Các thành tố này được S. D. Kasnelson gọi là
những yếu tố : “bổ sung” hay “bổ ngữ của động từ” .

Các
thành tố tự do có mặt bên cạnh các vị từ (ngữ pháp truyền thống gọi là trạng
ngữ) không thuộc về các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên cạnh vị từ và do đó chúng
không được tính đến khi S. D. Kasnelson xem
xét kết trị của vị từ.

×