Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn Các vấn đề toàn cầu Vấn đề cạn kiệt nước sạch trên thế giới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.79 KB, 16 trang )

Các vấn đề toàn cầu.
Vấn đề cạn kiệt nước sạch trên thế giới.
I. Khái niệm
“Cạn kiệt nguồn nước” bao gồm 2 thành phần là “ nguồn nước “ và “cạn kiệt”
Nguồn nước : Nguồn nước là khái niệm để chỉ các dạng nước tích tụ tự nhiên hoặc
nhân tạo, có thể khia thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ,
đầm, ao, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước
khác.
Cạn kiệt là suy giảm đến kiệt quệ
Khái niệm “ Cạn kiệt nguồn nước” là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
nguồn nước. Chúng ta sẽ nói về vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước sạch.
II. Tại sao đây là vấn đề toàn cầu
Vấn đề cạn kiệt nguồn nước được coi là vấn đề toàn cầu
1. Nguồn nước trên thế giới đang cạn kiệt
Nước là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của từng quốc gia cũng như
của cả nhân loại. Nước có những đặc điểm như khan hiếm, không thể thiếu trong
hoạt động sinh hoạt của đời sống con người, phân bố không đồng đều giữa các
quốc gia và các khu vực và nước là 1 nguồn tài nguyên khó có thể tác chế.
Những năm gần đây, vấn đề cạn kiệt nguồn nước đã trở nên báo động
70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước
trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.Trữ lượng
nước tính theo đầu người của thế giới đang suy giảm một cách nghiêm trọng. Năm
1950, khối lượng nước tính theo đầu người 16800m3/người/năm. Hiện nay, khối
lượng nước theo đầu người chỉ còn 7300m3/người/năm. Như vậy, lượng nước tính
theo đầu người của thế giới đẫ giảm xuống một nửa so với nhứng năm 1950. Các
chuyên gia dự đoán 2025, khối lượng nước tính theo đầu người của thế giới
4800m3/người/năm. Trong đó, quốc tế lấy lượng nước 1000m3/người/năm làm
“tuyến cảnh báo”
Một tỷ người không có nước ngọt. Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới chết do
thiếu nước sạch. Diện tích các vùng đất ngập nước trên thế giới, chẳng hạn như


những vùng đầm lầy, đã bị thu hẹp lại tới một mức độ đáng quan ngại : trong một
thế kỷ qua, diện tích vùng ngập nước trên hành tinh đã bị giảm đi 67%.
Ngày nay 50% dân số thế giới phải sống trong tình cảnh này, dự đoán 2025, 2/3
dân số thế giới phải chịu cảnh mức độ cấp nước từ thấp (2100-5000m3/người/năm)
đến rất thấp (1100-2000m3/người/năm) và “ thảm họa”.
2. Cạn kiệt nguồn nước sạchđang được quan tâm trên toàn thế giới
2/3 dân số trên thế giới sống trong tình trạng thiếu nước sạch, số còn lại đang từng
ngày phải đối mặt với nguy sơ thiếu nước sạch.
Theo Báo cáo của Ủy ban tài nguyên thiên nhiên(UNEP) của Liên hợp quốc năm
2003:
40% dân số thế giới ở hơn 80 quốc gia đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm
trọng. Trên 1/3 dân số ( 2,5 tỷ người ) không có điều kiện vệ sinh đấy đủ do khan
kiếm và ô nhiễm nước sinh hoạt. Mỗi năm có hang triệu người chết vì những căn
bệnh liên quan đến việc dung nước bị ô nhiễm
3. Đòi hỏi các cơ chế hợp tác quốc tế.
Cạn kiệt nguồn nước đang là vấn đề mang tính toàn cầu, một vấn đề mà hầu hết tất
cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt, đó cũng là vấn đề thới sự quốc tế.
nhiều dự báo đáng lo ngại về việc tăng nhu cầu về nước đã được đăng tải trên trang
nhất các báo. Mức tăng thực tế thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu nhưng nó
cũng phản ánh mức tăng đáng kể và vấn đề nguồn nước đang trở lại là vấn đề hàng
đầu ở thế kỉ XXI và không ngày nào báo chí lại không đề cập đến vấn đề này.
Trên thực tế, Vấn đề cạn kiệt nguồn nước đang là vấn đề quan tâm của thế giới
- Hội nghị đầu tiên cảu Liên hợp quốc về nước ở Mar del Plata(Buenos Aires,
Argentina) 1977
- Hội nghị của 500 chuyên gia vào 1/1992 tại Dublin(Ailen)
- Hội nghị Bộ trưởng 1994 về nước sinh hoạt và làm sạch môi trường vùng
Noordwijk(Hà Lan)
- Diễn đàn thế giới về nước ở Marrakech 1997 và La Haye 2000
Trong Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 22
tháng 3 là Ngày Nước sạch Thế giới

Cạn kiệt nguồn nước đang là vấn đề mang tính toàn cầu, một vấn đề mà hầu hết tất
cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt, đó cũng là vấn đề thới sự quốc tế.
nhiều dự báo đáng lo ngại về việc tăng nhu cầu về nước đã được đăng tải trên trang
nhất các báo. Mức tăng thực tế thấp hơn nhiều so với dự baosban đầu nhưng nó
cũng phản ánh mức tăng đáng kể và vấn đề nguồn nước đang trở lại là vấn đề hàng
đầu ở thế kỉ XXI và không ngày nào báo chí lại không đề cập đến vấn đề này.
III. Nguồn gốc của vấn đề cạn kiệt nguồn nước.
1. Sự tăng nhanh của dân số thế giới
Trước tiên, dân số thế giới tăng nhanh làm tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt. Để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế do sự gia tăng dân số, từ đầu thế kỷ XX đến
nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt không ngừng tăng lên. Từ năm 1975 đến năm 1990, lượng nước dùng
trong nông nghiệp toàn cầu tăng lên 6 lần, trong công nghiệp tăng 21 lần, nước
sinh hoạt của thành phố tăng 7,5 lần. Sự tăng trưởng dân số ở các quốc gia đang
phát triển đi đôi với sự thiếu nước ngày càng trầm trọng.
2. Môi trường sinh thái bị phá hoại
Sự phá hoại môi trường sinh thái cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng
làm giảm tài nguyên nước ngọt của đất liền như: chặt phá rừng bừa bãi, đất bị thoái
hóa… Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu khiến nước bốc hơi nhanh cũng là một
nguyên nhân làm giảm tài nguyên nước.
3. Sự ô nhiễm tài nguyên nước
Tài nguyên nước bị ô nhiễm làm cho chất lượng nước bị giảm cùng với sự phát
triển của công nghiệp, nông nghiệp và sự tăng lên của nước sinh hoạt thành phố, sự
ô nhiễm toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, nguồn nước tự nhiên bị nước thải công
nghiệp-nông nghiệp và nước sinh hoạt không được xử lý làm ô nhiễm. Do vậy, các
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người ta ước tính rằng khoảng 90%
nước đã được sử dụng trong các nước đang phát triển không được xử lý mà đổ trực
tiếp vào môi trường. Hầu hết các con sông lớn trên thế giới như sông Nil (châu
Phi), sông Amazon (châu Mỹ), sông Trường Giang (châu Á)… đều bị ô nhiễm ở
mức nhất định.

4. Sự không hợp lý trong sử dụng và quản lý nguồn nước
Sử dụng và quản lý nguồn nước không hợp lý làm cho tài nguyên nước bị lãng phí
nghiêm trọng, nhất là sản xuất nông nghiệp. Một lượng lớn nước dùng trong thủy
lợi đã bị thất thoát qua các hệ thống tưới tiêu kém hiệu quả và do rò rỉ, bốc hơi ở
các vùng đô thị.
5. Sự hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật
Do hạn chế về mặt tiền vốn, kỹ thuật đầu tư vào việc khai thác, sử dụng và quản lý
nguồn nước nên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này còn nhiều hạn
chế, gây ra những thất thoát lãng phí.
IV. Tác động đến quan hệ quốc tế
Cạn kiệt nguồn nước ngày càng trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới,
nó không chỉ gây ra những khó khăn, bất ổn kinh tế-xã hội trong nội bộ quốc gia
đó mà còn khiến cho một số quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng và dễ dẫn tới
những xung đột giữa các quốc gia có liên quan.
1. Cạn kiệt nguồn nước khiến cho các mối quan hệ quốc tế trở nên căng
thẳng, bất ổn định, ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia
Những tranh chấp từ sự phân bố không đồng đều nguồn nước. Đặc tính này của
nước buộc các quốc gia phải hợp tác với nhau. Tuy nhiên, quá trình hợp tác đã nảy
sinh rất nhiều mâu thuẫn. Vùng Trung Đông là hình mẫu của những vùng mà ở đó
nhà thuỷ văn học trở thành nhà ngoại giao hay nhà quân sự, tóm lại là nằm trong
bộ máy quyền lực. Nhiều vụ tranh chấp và xung đột đã xảy ra liên quan đến việc
phân chia nước như: "Thổ Nhĩ Kỳ giữ lập trường dùng sức mạnh đối với Xyri, Irắc
và Iran phân chia nước sông Tigre và Euphrate", hay "việc phân chia nước sông
Jourdain và Yarmouk gắn liền số phận của Ixraen, Palextin, Xyri và Gioocdan".
Việc các quốc gia này hợp tác với nhau không những không tìm ra được giải pháp
mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mâu thuẫn và mỗi bên đều công khai những
lợi ích khác biệt, không muốn nhượng bộ, và đúng như Tổng thư ký Liên hiệp
quốc, ông B.B.Gali đã từng cho rằng, từ năm 1982, "Nguyên nhân chính đe doạ
hoà bình Trung Đông là thiếu hụt tài nguyên nước". Ví dụ gần đây nhất lầ việc
Trung Quốc cho xây nà máy lọc nước biển trái phép trên biển đông, gây ảnh hưởng

đến các hòn đảo mang chủ quyền của Việt Nam
2. Những mâu thuẫn từ nguồn nước chung
Thực tế có rất nhiều trường hợp nhiều quốc gia sử dụng chung một nguồn nước,
với những quốc gia này, nếu có mâu thuẫn về chế độ chính trị, chủng tộc, tôn giáo,
lợi ích kinh tế… thì rất dễ xảy ra các tranh chấp về sự phân phối sử dụng, quản lý
nguồn nước. Quốc gia có nguồn nước bắt nguồn rất có thể lấy việc ngăn chặn dòng
chảy nguồn nước để đe dọa hay làm phương tiện mặc cả lợi ích với quốc gia khác
khi xảy ra mâu thuẫn. Khu vực Trung Đông là một ví dụ điển hình cho mâu thuẫn
giữa những quốc gia chung một nguồn nước nhưng có xung đột về chính trị: “55%
tài nguyên nước của Ixraen bắt nguồn từ các nước Ả rập và 2/3 số dân nói tiếng Ả
rập phải sống nhờ vào các dòng sông bắt nguồn từ các quốc gia không phải là Ả
rập” , trong khi chúng ta biết xung đột về chính trị giữa Ixraen và các nước Ả rập
đang ngày một leo thang mặc cho những nỗ lực thiết lập hòa bình của Liên hợp
quốc và các nước lớn tại khu vực này. Chính những xung đột này đã khiến cho vấn
đề phân bổ và quản lý nguồn nước khu vực này vốn đã rất khó khăn nay lại càng
trở nên phức tạp và khó giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa bình hơn.
3. Vấn đề di dân
Khủng hoảng tài nguyên nước, với những nguy cơ cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm
nguồn nước dễ dẫn tới vấn đề di dân, người dân của quốc gia thiếu nước sẽ tìm đến
những nước dồi dào nước hơn để sinh sống và làm việc, tạo nên một sự bất ổn
chính trị - xã hội cho quốc gia khủng hoảng nước và cả những quốc gia liên quan,
trở thành gánh nặng của các cơ quan chức năng về giải quyết và quản lý dân tị nạn.
Vấn đề này nếu không được nhanh chóng giải quyết thì dễ dẫn đến những xung đột
quốc tế, xung đột giữa dân di cư và dân bản địa về lợi ích của nguồn nước.
4. Thúc đẩy những cơ chế hợp tác quốc tế
Có thể coi đây là những tác động lớn nhất của vấn nạn cạn kiệt nguồn tài nguyên
nước tới quan hệ quốc tế. Nó gây ra những bất ổn trên diện rộng, trên nhiều lĩnh
vực, làm cho vấn đề trở nên ngày một phức tạp hơn, khó khăn hơn…
Nước trở thành vấn đề chính trong nhiều chương trình nghị sự của các quốc gia và
quốc tế, trở thành một “vấn đề toàn cầu” cần sự phối hợp giải quyết của nhiều quốc

gia với nhau thì các quốc gia đã quan tâm tới lợi ích toàn cầu về nguồn nước nhiều
hơn. Sự phối hợp giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn nước giữa các quốc gia thiếu
nước, giữa các quốc gia phong phú về tài nguyên nước với các quốc gia thiếu hụt
nước ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các quốc gia đã nhận ra một điều sẽ không
thể có chuyện đơn lẻ một quốc gia giải quyết được vấn đề mà không có sự phối
hợp, hợp tác của các quốc gia khác. Thúc đẩy quá trình hình thành các cơ chế hợp
tác quốc tế
Đứng trước việc các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt về nguồn nước trong khi
có những quốc gia lại quá dồi dào về nguồn tài nguyên này và những vấn đề tranh
chấp nảy sinh khi sử dụng chung một nguồn nước khiến các quốc gia phải cùng
phối hợp hành động giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, luật pháp của mỗi quốc gia khác
nhau lại có những quy định không giống nhau về việc sử dụng, khai thác và bảo vệ
nguồn nước nên để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, các
quốc gia có xu hướng xây dựng một cơ chế hợp tác chung và điều này ngày càng
trở thành một nhu cầu cần thiết. Trong những cơ chế hợp tác chung đó, các quốc
gia có đề ra những quy định, quy ước về việc khai thác và sử dụng nguồn nước về
việc giúp đỡ, hỗ trợ nguồn nước và cả những hình thức xử phạt đối với những
trường hợp vi phạm quy ước, quy chế đó. Những cơ chế hợp tác chung này ngày
một trở nên hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết
của các quốc gia thành viên.
5. Sự lạm phát các Hiệp ước và Công ước
Người ta đã thống kê được 3.800 văn bản quốc tế về chủ đề này. Có thể nói, Luật
quốc tế quan tâm trước hết đến việc giải quyết giao thông đường thuỷ; điều này thể
hiện rõ qua việc quốc tế hoá một số sông hồ, và qua việc thành lập uỷ ban sông
Ranh trong Hội nghị Viêng chăn năm 1815. Từ đó hàng loạt các con sông được
tuyên bố quốc tế hoá: Hiệp ước Pari 1856 về sông Ranh và sông Đanuyp, Hiệp ước
Berlin 1885 về các sông Công gô, Niger và Zambère. Các Hiệp ước 1918 về sông
Oder, và song Miémen, Hiệp ước 1921 về sông Elbe, Hiệp ước 1923 về sông
Weser . Công ước Bácxêlôna năm 1921 được coi là giải quyết được tất cả các vấn
đề, nhưng lại không có hiệu lực. Trong thế kỷ XX đã nhanh chóng xuất hiện sự cần

thiết phải có ban trọng tài cho các cuộc xung đột liên quan đến toàn bộ việc sử
dụng nước, đây là trường hợp về thuỷ điện Công ước Genève 1923 về các vấn đề
đánh cá và chất lượng nước Các Hiệp ước về nước ngầm tương đối ít và cũng mới
xuất hiện gần đây Viện Hàn lâm về nước năm tổng cộng có 286 Hiệp ước đang có
hiệu lực và liên quan tới 61 trên 200 lưu vực quốc tế Sironeau 1996. Rõ ràng, số
lượng các Hiệp ước và Công ước nêu trên cho thấy một thực trạng hết sức báo
động về sự lạm phát các Hiệp ước và Công ước về lĩnh vực này và thách thức đối
với luật pháp quốc tế là làm thế nào để pháp điển hoá được lĩnh vực này và quan
trọng hơn là khai thác được các giá trị pháp lý của nó một cách hiệu quả nhất.
V. Phương thức giải quyết
1. Hành động của các quốc gia:
Khi những bất đồng về chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không thể giải quyết
bằng biện pháp hòa bình, rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Trong lịch sử, cuộc chiến
dai dẳng giữa người Israel và người Palestine được cho là một phần do tranh giành
nguồn nước. Bờ Tây nằm trên một khu vực ngậm nước lớn. Thêm vào đó, Cao
nguyên Golan mà Israel lấy đi từ Syria trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967 là nơi
bắt nguồn của sống Jordan và các nguồn nước đổ vào Biển Galilee. Ở một khu vực
khô hạn như Trung Đông, kiểm soát nguồn nước mang tính sống còn đối với cả
một dân tộc. Trận đánh Beersheba nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ nhất
giữa liên quân Anh- Australia-New Zealand với liên minh giữa 2 Đế chế Ottoman
và Đức là trận đánh tranh giành quyền kiểm soát các nguồn nước ở Thổ Nhĩ Kỳ và
Birussebi.
Trong tranh chấp các dòng sông chung, nếu các nước ở thượng lưu mạnh hơn, họ
sẽ gia tăng việc kiểm soát nguồn nước bằng cách xây đập thủy điện hoặc thủy lợi,
và các nước ở dưới hạ lưu chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng nếu các nước ở
hạ lưu mạnh hơn, các nước các nước trên thượng lưu có thể bị chiến tranh nếu
quản lý nguồn nước không tốt. Ai Cập, một nước vùng hạ lưu hùng mạnh, đã nhiều
lần dọa sẽ tiến hành chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn xung quanh dòng sông
Nile. Chỉ nhờ cả 2 nước vùng thượng lưu là Sudan và Ethiopia đều bị nhấn chìn
trong nội chiến và quá nghèo để có thể xây đập tích trữ nguồn nước nên chiến

tranh mới chưa xảy ra. Ở lưu vực sống Euphrates, Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội hùng
mạnh hơn Syria, nhưng điều đó cũng không ngăn được người Syria nhiều lần đe
dọa bạo lực.
2. Làm ngọt nước biển
Ở các khu vực, các nước hay nguy cơ thiếu nước trên thế giới có kế hoạch xây
dựng các nhà máy làm ngọt nước biển giúp giải quyết được sự thiếu hụt nước trong
sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên việc này đòi hỏi vốn đầu tư cao và giá thành để sử dụng nước cao
3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Xây dựng những công trình thủy lợi với công nghệ tiên tiến đảm bảo cung cấp đầy
đủ và tránh lãng phí, tìm hiểu học hỏi những biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến nhằm bảo vệ sinh thái, chống ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước 1 cách hiệu
quả và biện pháp xử lý nước thải
4. Giảm sự tăng dân số
Dân số càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng nước càng ngày càng tăng cao và mức độ ô
nhiễm ngày càng lớn.
5. Thúc đẩy công tác tuyên truyền
Nâng cap ý thức tiết kiệm nước, giảm sự lãng phí, bảo vệ môi trường sinh thái đặc
biệt là nguồn nước sạch
6. Biện pháp thị trường
Quản lý và mua bán nguồn nước phù hợp, căn cứ vào quan hệ cung- cầu của thị
trường, các chính phủ cần có những hình thức phù hợp để phân phối nguồn nước
và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước: nâng cao giá nước, khống chế giá cả,
giúp nhiều quốc gia giải quyết phần lớn lo ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giải pháp này đã biến nguồn nước thành hàng háo
giao dịch đẫ vi phạm vào quyền con người, lợi ích cá nhân thích đáng và nước là
môt tài sản có quyền phổ quát và con người có quyền sử dụng nước như 1 quyền
phổ quát và lên án việc mua bán nước của các TNC. Và việc này càng dẫn đến việc
làm trầm trọng hóa tình trạng cạn kiệt và thiếu hụt nguồn nước cùng với đó là
những mâu thuẫn khu vực.

7. Biện pháp hợp tác thương lượng
Giải quyết vấn đề, các quốc gia, các khu vực cần hợp tác để cùng khắc phục và giải
quyết. Các bên sẽ cùng hợp tác, thương lượng và phát huy tính hiệu quả của nó,
cùng với xu thế là không coi quân sự là biện pháp duy nhất giải quyết mâu thuẫn
giữa các quốc gia mà ngược lại giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, đàm phán
và thương lượng. Một mặt làm giảm bớt căng thẳng, đồng thời cũng không làm
xấu đi quan hệ giữa các quốc gia
8. Biện pháp pháp luật
Ban hành các luật: Luật tài nguyên nước, luật sông ngòi, luật chống ô nhiễm tài
nguyên nước. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế đã nhiều điều ước, thông lê, nguyên
tắc mang tính quốc tế và đã nhận được sự đồng tình của quốc tế, áp dụng khá hiệu
quả. Song cũng cần tiến đến xây dựng 1 bộ luật quốc tế hoàn chỉnh về tài nguyên
nước cũng như việc sử dụng nước sạch.
Bên cạnh đó, cũng cần thành lập 1 cơ quan quản lý quốc tế về vấn đề nguồn nước.
Điều này sẽ giúp việc quản lý và nghiên cứu những giải pháp để giải quyết vấn đề
sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nhóm 13
Nguyễn Hoàng Như Ngọc – CT38E
Nguyễn Thu Giang – CT38E
Ngô Thanh Long – CT38E
Nguyễn Duy Thịnh – CT38E
Vũ Thị Minh Hằng – CT38E
Vũ Phượng Nghi – LQT39E ( Song bằng )

×