Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm làm thế nào để phòng chống tai lạn thương tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.85 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài 2
2. Xác định mục đích, phương
pháp, giới hạn
3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
1. Cơ sở lý luận 4
2. Phân tích thực trạng 5
3. Các biện pháp thực hiện 7
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS
thường bị TNTT
7
3.2. Triển khai chuyên đề tập
huấn phòng tránh TNTT cho
trẻ em
8
3.3. Chỉ đạo triển khai cụ thể
các biện pháp phòng tránh
TNTT cho HS trường TH Tân
Hiệp
9
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
1. Kết quả 17
2. Bài học kinh nghiệm 18
2. Kết luận 18
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Lý do chọn đề tài
TNTT Trẻ em hiện đang là vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm.


Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em
tử vong bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
1
TNTT góp phần đáng kể. Với mỗi trường hợp tử vong do TNTT có hàng
ngàn trẻ phải sống tàn tật ở các mức độ khác nhau. TNTT tử vong và tàn tật
do thương tích gây gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội.
TNTT trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có chiến lược can thiệp
phù hợp : loại bỏ các yếu tố nguy cơ TNTT và nâng cao kiến thức, kĩ năng
phòng chống TNTT được đánh giá là các biện pháp hiệu quả .
Học sinh tiểu học bắt đầu rời môi trường gia đình để tiếp cận với môi
trường cộng đồng và trường học. Việc cung cấp kiến thức và kĩ năng phòng
tránh TNTT cho học sinh và tạo dựng môi trường an toàn cho trẻ là cần
thiết. Trường học là môi trường thuận lợi trong đó giáo viên là đối tượng
phù hợp để cung cấp kiến thức và kĩ năng phòng chống TNTT.
Trong công tác quản lý chỉ đạo cho GV để phòng tránh TNTT cho
HS là thực hiện phong trào trường học thân thiện – học sinh tích cực mà
ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo
môi trường học tập an toàn cho HS, có môi trường học tập an toàn sẽ góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
2. Xác định mục đích, phương pháp, giới hạn
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng về tai nạn thương tích ở học sinh trong trường
nhằm đưa ra một số biện pháp về phòng tránh TNTT tại trường tiểu học Tân
Hiệp
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
Thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, tổ chức
chuyên đề bồi dưỡng GV về phòng tránh tai nạn thương tích trong trường
học cho học sinh
Giới hạn của đề tài:

Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
2
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề phòng
tránh TNTT trong trường TH Tân Hiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Chương trình giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ em.
HS trường Tiểu học Tân Hiệp; ( năm học 2009 – 2010; 2010 – 2011;
2011 – 2012)
GV dạy lớp , GV bộ môn, TPT đội trường Tiểu học Tân Hiệp.
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lý luận
TNTT là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của
những năng lượng là các tác nhân gây nên( bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa
học, phóng xạ ,… ) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của cơ
thể người . Ngoài ra TNTT còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết
cho sự sống như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm
nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến TNTT ở học sinh tiểu học : Đó là vấn đề
an toàn cho trẻ ở 3 môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội chưa thật sự
đảm bảo giảm thiểu các nguy cơ gây ra TNTT. Công tác truyền thông, giáo
dục chưa đủ mạnh để có thể chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng,
nhất là gia đình và trường học trong việc phòng chống TNTT trẻ em . Đối
với trường học, nguyên nhân dẫn đến các TNTT nêu trên là do điều kiện,
môi trường sinh hoạt và học tập của học sinh còn nhiều bất cập, chưa bảo
đảm đầy đủ an toàn phòng chống TNTT ; công tác truyền thông giáo dục
chưa đồng bộ, chưa sâu rộng do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh hiếu
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
3
động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kĩ năng phòng tránh
nên rất dễ bị TNTT.

.
2. Phân tích thực trạng
Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài phòng tránh tai
nạn, thương tích tại trường TH T©n HiÖp – PGBD.
2.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và
phụ huynh HS;
Cơ sở vật chất : Năm học 2009 - 2010, trường Tiểu học Tân Hiệp đã
được xây lầu (1 trệt, 2 lầu) , cơ sở vật chất khang trang, thiết bị dạy học đảm
bảo cho việc dạy và học.
Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ
cho công tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng,
các nẹp bằng cây, tre,…
Trường học gần với trạm y tế xã.
Đội ngũ GV đoàn kết, nhiệt tình.
2.2.Khó khăn:
- Nhận thức của GV trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho
HS chưa cao.
- HS chưa được sự quan tâm đúng mức về phòng chống TNTT ở gia
đình và nhà trường.
2.3.Thực trạng:
TNTT của HS trong trường Tiểu học Tân Hiệp thường gặp là ngã, va
vào bàn ghế, … là những nguyên nhân chủ yếu cho học sinh ở tất cả các lớp,
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
4
trong đó cao nhất là HS lớp 4 tiếp theo là lớp 3,5 2,1, TNTT ở HS nam cao
gấp đôi HS nữ hầu hết ở mọi nguyên nhân .
Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trong trường học : bàn ghế hư hỏng
sữa chữa không kịp thời, ngã do đùa nghịch, do các em không mang dép
trong giờ chơi cũng như giờ tập thể dục; do sân chơi, bãi tập chưa an toàn,


TNTT của HS thường bị chấn thương phần mềm : xây xát da trên cơ
thể (khủy tay, đầu gối, cằm, mặt,…); gai, đá nhọn đâm vào chân có trường
hợp gãy tay ( 2 trường hợp).
Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy thực hiện tốt cống tác phòng tránh
TNTT cho HS mới: đảm bảo môi trường học tập an toàn cho HS; đảm bảo
về sức khỏe cho HS; Phụ huynh HS an tâm khi gửi con em tới trường, từ đó
chất lượng dạy học cũng được nâng cao.
3. Các biện pháp thực hiện
Để khắc phục tình trạng học sinh bị TNTT trong trường học thì có rất
nhiều các biện pháp khác nhau. Theo tôi để thực hiện tốt công việc này thì
người quản lý cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau :
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS thường bị TNTT
Cuối năm học 2009 – 2010, tôi đã tiến hành khảo sát tình TNTT của HS
xãy ra trong trường:
Tổng số HS trong toàn trường : 356/173 nữ
Số lớp : 14
Số GVCN : 14
GV bộ môn : 5
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
5
Số trường hơp bị TNTT xảy ra trong năm học 2009 - 2010 : 26 trường
hợp (gãy tay, chấn thương phần mềm, xây xát da trên cơ thể: khủy tay, đầu
gối, cằm, mặt, )
Qua khảo sát giáo viên và học sinh cho thấy :
- TNTT do ngã cao nhất : 24/26 tỉ lệ 92.3 %
- TNTT do vật sắc nhọn: 2/26 tỉ lệ 7.7 %
- TNTT khác : không
Nguyên nhân :
Từ phía học sinh: do các em chạy nhảy, nô đùa trong giờ ra chơi, trong

thời gian học thể dục, không mang dép nên giẫm phải gai, đá nhọn,…
Từ phía giáo viên : chưa quan tâm sâu sát đến học sinh trong giờ ra chơi,
trong giờ học, chưa quán triệt, nhắc nhở HS để phòng tránh các TNTT
thường gặp.
Từ cơ sở vật chất : sân trường được đỗ bê tông nên khi ngã học sinh bị
đau và xây xát nhiều, các hành lang của các dãy phòng học khi có trời mưa
thường trơn trượt do nước mưa đọng lại ; cầu thang dành cho HS ở dãy
phòng học chỉ có 1 cái nên khi vào lớp, ra chơi, ra về gần 400 HS di chuyển
ra từ các lớp xuống hoặc lên đều rất dễ gây TNTT do lượng HS đông, độ
tuổi các em khác nhau (6 – 10 tuổi), chen lấn xô đẩy nhau mà lại thiếu sự
quản lý của GV.
3.2. Triển khai chuyên đề tập huấn phòng tránh TNTT cho trẻ em
Nhận thức được tác hại và hậu quả của TNTT đối với HS trong nhà
trường . Ngay từ đầu năm học 2010-2011 tôi đã mở chuyên đề phòng tránh
TNTT cho trẻ em ở trường Tiểu học Tân Hiệp – Huyện Phú Giáo – Tỉnh
Bình Dương.
Đối tượng tham dự tập huấn chuyên đề : Cán bộ, giáo viên, nhân viên
trường TH Tân Hiệp – Phú Giáo – Bình Dương;
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
6
Số lượng : 37 người
Nội dung tập huấn:
TNTT là vấn đề sức khỏe cộng đồng và mang tính toàn cầu;
Tình hình TNTT ở trẻ em Việt Nam
Cách tiếp cận và phòng ngừa TNTT
Các nguyên nhân do TNTT và các biện pháp phòng tránh đối với trẻ
em : Tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc, động vật cắn, ngạt
thở; tai nạn do vật sắc nhọn, do chơi các trò chơi nguy hiểm,…
Cách phòng tránh các TNTT thường gặp.
Hướng dẫn một số kĩ thuật sơ cấp cứu thông thường

Xây dựng trường học an toàn phòng tránh TNTT cho HS.
Tóm lại, thông qua tập huấn CB, GV – NV sẽ nâng cao hơn ý thức
phòng tránh TNTT cho trẻ em tại trường học, nhằm giảm tỉ lệ tử vong và tàn
tật ở trẻ em do TNTT gây ra. Đây là đóng góp thiết thực vào việc thực hiện
Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em một cách thiết thực nhất.
3.3. Chỉ đạo, triển khai cụ thể các biện pháp phòng tránh TNTTcho HS
trong trường Tiểu học Tân Hiệp .
 Chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội, cho GVCN thực hiện tốt công tác tuyên
truyền.
Giúp HS: nhận ra nguy cơ và hậu quả của TNTT , hậu quả của TNTT
đối với HS và nhà trường
Cung cấp cho HS kiến thức đúng và đầy đủ để HS hiểu về nguyên nhân
TNTT, các loại hình TNTT , cách phòng tránh TNTT, phương pháp xử lý
hiệu quả khi TNTT xảy ra.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
7
Hình thức tuyên truyền: thông qua băng ron, hình ảnh, tài liệu và được
TPT đội, GV tuyên truyền trong sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm,
thông qua các bài học,…
Học sinh toàn trường trong buổi tuyên truyền về phòng tránh TNTT
 Chỉ đạo cho giáo viên hướng dẫn HS lên xuống cầu thang:
Tôi đề ra các biện pháp sau:
Thứ nhất, ngoài cầu thang dành cho HS ở dãy phòng học, tôi sử dụng
cầu thang ở khu hành chính (vì cầu thang khu hành chính gần với các lớp
học của HS lớp 4, 5. Tôi bố trí như sau:
- HS lớp 4.5 lên xuống cầu thang ở khu hành chính.
- HS lớp 1,2 lên xuống cầu thang ở dãy phòng học.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
8

Cầu thang dành cho học sinh lớp 1,2,3 – Khu phòng học
Thừ hai, tôi chỉ đạo cho GVCN hướng dẫn HS lên xuống cầu thang
trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm : Khi lên xuống cầu thang tay bắt buộc
phải vịn cầu thang, phải bước vào giữa các bậc, mắt nhìn xuống chân,
không nhảy một lúc 2, 3 bậc, không nô đùa, xô đẩy nhau, có tác phong đi
nhẹ, nói khẽ, không được đi cầu thang dành cho lớp khác.
Thứ ba, Phải có sự giám sát của GV để kịp thời nhắc nhở những học
sinh quá hiếu động trong khi lên xuống cầu thang.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
9
Cầu thang dành cho học sinh lớp 4,5 – Khu hành chinh
 Chỉ đạo cho giáo viên thể dục đảm bảo an toàn cho HS trong giờ học
thể dục:
Ví dụ: Bài 43 – Thể dục lớp 4 – (tuần 22)
Nội dung bài dạy : nhảy dây – trò chơi đi qua cầu .
Trước khi thực hiện bài dạy, GV cần phải : Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an
toàn tập luyện (sân không có những vật cản, những vật sắc, nhọn như : đá,
gạch vỡ, cành cây,…)
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
10
Học sinh chơi trò chơi “đi qua cầu” – có sự giám sát của GV
Ví dụ: Bài 14 – Thể dục lớp 2 – (tuần 7)
Nội dung bài dạy : động tác nhảy – trò chơi bịt mắt bắt dê .
GV cần phải : Chuẩn bị sân bãi bảo đảm an toàn tập luyện (sân không có
những vật cản, những vật sắc, nhọn như : đá, gạch vỡ, cành cây,…); chuẩn
bị sân bãi tốt sẽ phòng tránh được TNTT xảy ra trong quá trình tập luyện
Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp
hông ; Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
11


Học sinh khởi động trước khi học các nội dung trong giờ học
Sau khi cho HS khởi động sẽ hạn chế được tình trạng trật các khớp tay
chân trong quá trình học động tác nhảy cũng như chơi trò chơi
GV làm mẫu động tác nhảy, HS tập 4 đến 5 lần; GV lưu ý khoảng cách
giữa các HS tránh để tình trạng HS va quẹt vào nhau.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
12
Học sinh nhảy dây trong giờ học thể dục
 Quản lý cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất khang trang nhưng vẫn còn nhiều yếu tố gây mất an
toàn cho HS. Vì vậy, người quản lý cần phải:
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.:
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay; Cửa kính
vỡ cần dọn dẹp và thay mới, đóng chặt cửa khi có gió lớn đề phòng kính va
đập sẽ dễ vỡ; không cho HS chơi đá banh vào khu vực phòng học, khu vực
hành chính.
Kiểm tra tay vịn cầu thang thường xuyên.
Nhắc nhở phục vụ dọn dẹp, lau chùi cầu thang, hành lang, khu vực
nhà vệ sinh khô ráo.
Không kê các ghế đá gần lan can các phòng học trên lầu.
Các trang thiết bị dạy học cần được sửa chữa hoặc thay thế khi bị hư
hỏng.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
13
Nhân viên phục vụ lau sàn nhà vệ sinh
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài
Qua việc chỉ đạo GV thực hiện phòng tránh TNTT cho HS, cùng với
sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình trong việc phòng tránh TNTT cho HS của đội

ngũ GV, NV. Trường Tiểu học Tân Hiệp đã thu được những kêt quả sau:
Năm học TSHS Bị TNTT
trong trường
% Tình trạng thương tích
2009 – 2010 356/173 nữ 26 7.3%
Chấn thương phần mềm, xây
xát nhẹ, gãy tay
2010 – 2011 314/155 nữ 13 4.1%
Chấn thương phần mềm, xây
xát nhẹ, gãy tay
2011 - 2012 430/228 nữ 11 2.5%
Chấn thương phần mềm, xây
xát nhẹ.
Tình trạng thương tích xảy ra cho HS giảm, các trường hợp gãy tay, gãy
chân, chấn thương đầu: không có ;
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
14
HS biết lên xuống cầu thang đảm bảo an toàn.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện đề tài này và những kết quả thu được tôi rút ra
được những bài học cụ thể như sau:
Tìm hiểu về thực trạng việc TNTT của HS trong trường; thấy được
những nguyên nhân xảy ra TNTT. Từ đó đề ra những biện pháp khắc phục
cụ thể.
Tập huấn chuyên đề Phòng tránh TNTT cho trẻ em cho toàn thể CB –
GV, NV trong trường.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV, NV trong công tác phòng tránh
TNTT cho HS trong trường học.
Luôn giữ sàn lớp học, hành lang, nhà vệ sinh khô ráo, sạch sẽ, không trơn
trượt, gồ ghề, lồi lõm hoặc nhiều hố rãnh

Giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các giờ học, sinh hoạt chủ
nhiệm, sinh hoạt dưới cờ.
Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch
phòng chống TNTT trong trường học. Tuyên dương, động viên các giáo
viên thực hiện tốt công tác phòng chống TNTT cho HS trong trường học;
phê bình, nhắc nhở kịp thời những giáo viên thực hiện chưa tốt. Đưa nội
dung phòng chống TNTT cho học sinh là cơ sở quan trọng để đánh giá kết
quả công tác chủ nhiệm, công tác quản lý lớp trong giờ học của giáo viên.
3. Kết luận
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo việc phòng tránh TNTT cho HS
trong trường học cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên
cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn
chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo
để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
15
Tân Hiệp, ngày 15 tháng 01 năm 2013

Người viết
Lâm Thị Kim Oanh
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
16

×