Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn tạo cho học sinh tính tự tin bằng tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.59 KB, 14 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
I. Tóm tắt đề tài
Nhiều giáo viên lo ngại về việc học tập thiếu tích cực của hơn một nửa học
sinh trong lớp 9a4 và bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm cũng thấy nhiều em
thụ động, nhút nhát, chưa có lòng tin vào bản thân mình. Qua tiếp xúc và quan
sát các em thì tôi nhận thấy mỗi em đều có năng khiếu và ưu điểm riêng nhưng
do các em không được thường xuyên thể hiện và cách thể hiện cũng chưa đúng
cách. Vì vậy tôi muốn thông qua việc tổ chức các trò chơi trong các buổi sinh
hoạt ngoài giờ lên lớp các em được giao lưu với các bạn , làm quen với việc làm
một người quản trò, làm quen với việc phát biểu trước tập thể, từ đó các em sẽ
tạo được tính tự tin khi đứng trước tập thể.
Nghiên cứu sẽ được thực hiện trong lớp 9a4, gồm 20 học sinh yếu , trung
bình, khá, trong giờ học các em rất ít xung phong phát biểu. Tôi không tổ chức
tiết sinh hoạt mỗi tháng một lần mà chia nhỏ nội dung tổ chức hàng tuần . Lần
đầu giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức nhưng những buổi sinh hoạt sau giáo viên
lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh. Dữ liệu được thu thập
từ các câu hỏi thực hiện trước và sau khi tác động và đánh giá sự thay đổi về
tính tự tin qua các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ( NGLL) tổ chức hàng tháng.
Qua việc tổ chức các trò chơi trong giờ sinh hoạt NGLL tôi thấy đa số học
sinh lớp 9a4 đã mạnh dạn hơn trước, gần gũi với giáo viên chủ nhiệm, trao đổi
nhiều hơn với giáo viên và xung phong lên trả lời các câu hỏi trong buổi sinh
hoạt mà không cần phải chỉ định.
Ngay từ đâu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tháng.
Nội dung chương trình dựa vào chủ đề của từng tháng, kiến thức các môn học,
các tài liệu tìm hiểu về tâm sinh lí của tuổi thanh thiếu niên với sự giúp đỡ của
giáo viên bộ môn và tổng phụ trách Đội. Một vài lần đầu tổ chức tôi còn lúng
túng, nhưng bây giờ tôi cảm thấy tự tin hơn trong việc tổ chức các tiết NGLL
cho các em và kết quả đạt được ngày càng tốt hơn.
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
II. Giới thiệu


1. Hiện trạng :
Quan sát trong các buổi sinh hoạt tôi thấy đa số các em đều muốn thể hiện
mình trước tập thể, muốn mình là trung tâm của mọi sự chú ý, muốn mọi người
ngưỡng mộ mình nhưng lại không dám bước lên trước lớp thể hiện một tiết mục
văn nghệ hay một năng khiếu của mình. Trong tiết sinh hoạt giáo viên phải tổ
chức trò chơi sao cho em nào cũng tham gia được. Nếu tổ chức quá đơn điệu,
hoặc tổ chức trò chơi đó nhiều lần sẽ khiến học sinh nhàm chán, không muốn
tham gia, từ đó không phát huy được tính tích cực và các em cũng không cải
thiện được bản tính nhút nhát của mình.
2. Giải pháp thay thế :
Tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách thu hút học sinh tham gia và thông qua đó
các em sẽ mạnh dạn tự tin khi đứng trước tập thể. Tôi đã chọn cách tổ chức các
trò chơi trong tiết sinh họat ngoài giờ lên lớp để tạo tính tự tin cho các em khi
đứng trước tập thể. Tôi tổ chức các buổi theo từng chủ đề của tháng, các trò chơi
của mỗi tháng đều khác nhau, có trò chơi dành cho tất cả học sinh, có trò chơi
cho từng cá nhân để các em tự phát huy năng khiếu của mình. Trong các buổi tổ
chức tôi quan sát học sinh, sau đó cho các em làm bài tập trắc nghiệm để kiểm
tra xem các em có tự tin hơn không khi đứng trước tập thể, từ đó sẽ có những tác
động tiếp theo trong các buổi sinh hoạt lần sau.
3. Vấn đề nghiên cứu :
Trong nghiên cứu này tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi : Việc tổ chức các trò
chơi trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp có tạo cho học sinh lòng tự tin
khi đứng trước tập thể ?
4. Giả thuyết nghiên cứu :
Có, việc tổ chức các trò chơi trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp có
tạo cho học sinh lòng tự tin khi đứng trước tập thể.
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo

Tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là 20 học sinh ít năng động trong
lớp 9a4
* Giáo viên
Bản thân tôi đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm và năm trước tôi cũng
nghiên cứu về đề tài này nhưng chưa hoàn thiện .
* Học sinh
Học sinh trong nhóm nghiên cứu của tôi đa số là học sinh nam, mỗi em có
một cá tính riêng nhưng lại thiếu tự tin khi phát biểu trước tập thể
Tổng số học sinh : 20 ( 15 nam và 5 nữ )
Về ý thức : Các em chưa có ý thức học tập tốt, nhút nhát , ít phát biểu ý
kiến.
Về thành tích : các em cũng chưa có thành tích gì nổi bật.
Các em đều bằng tuổi nhau và trình độ nhận thức tương đương nhau.
2. Thiết kế
Thiết kế sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế kiểm tra trước tác động
và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Tôi chọn 20 em học sinh của lớp 9a4 và cho làm bài kiểm tra trước tác
động.
Câu hỏi : Khi một người mời bạn lên biểu diễn một tiết mục văn nghệ hoặc
một năng khiếu của mình trước tập thể lớp thì bạn sẽ xử lý như thế nào ?
a) Đồng ý ngay , em thích lắm.
b) Xin cho em suy nghĩ và 5 phút sau em sẽ trả lời.
c) Không em không làm được đâu, em luôn run khi đứng trước tập thể.
Không em nào chọn câu a,5 em chọn câu b,15 em chọn câu c.
Như vậy đa số các em không tự tin khi đứng trước tập thể.
Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi cho các em làm thêm hai bài kiểm tra sau
tác động( có sau phần phụ lục) thì thấy đa số các em đã thấy tự tin hơn khi đứng
trước tập thể
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo

3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên :
- Các câu hỏi để hái hoa dân chủ. Các câu hỏi do giáo viên tự soạn hoặc do
học sinh đưa ra nhưng phải liên quan đến chủ đề của tháng
- Một số trò chơi tập thể ví dụ như : “ Xin mời” , “ Con thỏ”, “Ngắn, dài ,
cao”…
- Trò chơi theo nhóm : “ Gánh nước”, “ Bịt mắt đập bóng”… Các câu hỏi
trả lời xem nhóm nào nhanh hơn.
- Các món quà để thưởng cho học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc nhóm
thắng cuộc. ( Nguồn kinh phí lấy từ tiền quỹ lớp)
* Chuẩn bị của học sinh :
- Tìm hiểu về các vấn đề có liên quan đến chủ đề của tháng
Chẳng hạn với chủ đề “ Mừng Đảng – mừng Xuân” GVCN có thể chia nội
dung tìm hiểu cho từng tổ như sau:
Nhóm 1(6hs) : Tìm các câu ca dao tục ngữ, các bài hát về mùa Xuân
Nhóm 2( 7hs) : Tìm hiều về các lễ hội truyền thống được tổ chức trong dịp
xuân về ( ví dụ : lễ hội chọi trâu, đi chùa…)
Nhóm 3(6hs) : Tìm hiểu về các gương sáng đội viên ( ví dụ : Kim Đồng),
các ngày lễ kỉ niệm trong tháng 1, 2
Nhóm 4( 6hs) : Trang trí lớp học , gói quà.
* Tiến hành tổ chức:
Thời gian tiến hành vào tiết 1 sáng thứ 2 hoặc tiết 3 chiều thứ 5 trong tuần
đầu tiên của tháng để không ảnh hưởng đến giờ học các tiết học bộ môn và
không gây ồn cho lớp khác.
Trang trí buổi sinh hoạt :
Nhóm 4 gói quà từ ngày hôm trước, sau đó phải đi sớm để trang trí lớp học
( khoảng 5phút).
Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ ( 15 – 20 phút)
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo

Học sinh được mời lên hái hoa và trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề
của tháng và được nhận quà nếu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Trò chơi tập thể ( 7 – 10 phút)
Cả lớp cùng chơi một trò chơi, bạn nào phạm quy sẽ bị phạt biểu diễn một
năng khiếu của mình hoặc tham gia một trò chơi nhỏ do các bạn yêu cầu.
Hoạt động 3: Trò chơi theo nhóm( 10 phút)
Cả lớp chia thành 4 nhóm cùng chơi 1 trò chơi tập thể, nhóm nào thắng
cuộc sẽ nhận được một phần quà.
Vệ sinh lớp học ( 5 phút)
4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra sự mạnh dạn tự tin của các em
trước tập thể
Bài kiểm tra sau tác động là một bài trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi kiểm tra
lòng tự tin của các em trước tập thể ( có sau phần phụ lục ).
Tiến hành kiểm tra và chấm bài theo hướng dẫn chấm.
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả
Trước tác động tôi cho các em làm bài kiểm tra và quy ước đáp án a) 2đ,
đáp án b) 1đ, đáp án c) 0đ, nếu em đạt từ 11 điểm trở lên thì em đủ tự tin khi thể
hiện mình trước tập thể. Nếu em đạt dưới 11 điểm thì em chưa đủ tự tin để thể
hiện mình trước tập thể.
Bảng 1 : Thống kê bài kiểm tra trước tác động và tính điểm trung bình.
Điểm 6 7 8 9 10 11 12 13
Tần số 1 2 5 3 3 3 2 1
Điểm trung bình : 9,35
Điểm trung bình bằng 9, 35 nhỏ hơn 11 nên đa số các em chưa đủ tự tin
Bảng 2 : Thống kê bài kiểm tra sau tác động ( lần 1) và tính điểm trung
bình.
Điểm 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo

Tần
số
1 2 3 3 2 3 3 1 2
Điểm trung bình : 11,05
Điểm trung bình lớn hơn 11 , như vậy các em đã cải thiện được tính nhút
nhát, tự tin hơn khi đứng trước tập thể lớp.
Bảng 3 : Thống kê bài kiểm tra sau tác động (lần 2 ) và tính điểm trung
bình.
Điểm 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Tần
số
1 1 1 4 3 2 4 2 2
Điểm trung bình : 12,55
Điểm trung bình lớn hơn 11 và cao hơn điểm trung bình trong lần 1, đa số các
em đã thấy tự tin hơn khi đứng trước tập thể trong các buổi sinh hoạt.
Thiếu tự tin Tự tin
Trước tác động 70% 30%
Sau tác động Lần 1 45% 55%
Lần 2 15% 85%
V. Bàn luận
Quan sát 3 bảng thống kê và qua quan sát tôi thấy 20 học sinh của mình
đã có sự thay đổi, các em đã mạnh dạn hơn, có thể tự lên biểu diễn một tiết mục
văn nghệ hoặc một năng khiếu mà không còn e ngại, các em thấy tự tin hơn khi
đứng trước tập thể . Tuy nhiên có 3 học sinh vẫn chưa thay đổi được bản tính
nhút nhát. Tôi sẽ cố gắng rèn luyện tính tự tin cho các em vào thời gian còn lại
trong năm học.
VI. Kết luận và khuyến nghị
* Kết luận :
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo

Việc tổ chức các trò chơi trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã tạo
cho học sinh lớp 9a4 tự tin hơn khi đứng trước tập thể.
* Khuyến nghị :
Qua nhiều lần tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL tôi xin có một số
khuyến nghị sau với mục đích mong sao tất cả các giáo viên làm công tác chủ
nhiệm đều có điều kiện tổ chức được các tiết sinh hoạt NGLL tốt hơn, thành
công hơn và thu hút được tất cả học sinh.
Thứ nhất về địa điểm nên có một phòng đa chức năng để GVCN có thời
gian để bày trí trước khi tổ chức vì đôi lúc cũng cần ứng dụng công nghệ thông
tin trong tiết sinh hoạt NGLL mà việc làm này thì không thể tổ chức ngoài trời.
Thứ hai : Phòng Giáo Dục nên liên hệ với Hội Đồng Đội hoặc Huyện Đoàn
mỗi năm nên tập huấn cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm về cách tổ chức
một trò chơi tập thể, một số tiết mục như bài hát tập thể, một số điệu múa khi
sinh hoạt trước tập thể…
Thứ ba : về phong trào Đội trong trường, ngoài các buổi sinh hoạt ngoài
giờ lên lớp như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt hè, trong năm học hoặc trong một
học kì nhà trường nên tổ chức một buổi sinh hoạt NGLL chung ví dụ như một
buổi cắm trại tại trường hoặc một buổi dã ngoại theo chủ đề . Như vậy sẽ tạo
cho các em không khí vui vẻ và hào hứng trong học tập.
VII. Tài liệu tham khảo
1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 – NXB Giáo Dục
2. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS- NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
3. Tư vấn tâm lí thanh thiếu niên – NXB Thời Đại
Và một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng ngiệp.
PHỤ LỤC
I . Bài tập trắc nghiệm lòng tự tin
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
Câu 1) Nếu mọi người khen bạn khi bạn mặc một cái áo mới thì bạn nghĩ :

a) Tất nhiên rồi , mình luôn mặc đẹp mà.
b) Chỉ cười và cảm ơn.
c) Chắc họ chỉ trêu ghẹo mình thôi.
Câu 2) Trong một buổi sinh hoạt tập thể , nếu một người mời bạn lên biểu diễn
một tiết mục văn nghệ góp vui thì bạn sẽ :
a) Lên ngay , mình luôn là nhân vật trọng tâm mà.
b) Cũng muốn lên nhưng hơi ngại ngùng , phải để các bạn động viên mới
dám lên
c) Mình không dám lên đâu. Mình sẽ làm trò cười cho các bạn trêu chọc
thôi.
Câu 3) Thông qua các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở trường , bạn có thấy
mình mạnh dạn hơn trước tập thể không ?
a) Tôi luôn thấy tự tin.
b) Tôi thấy mình mạnh dạn hơn trước.
c) Không có gì thay đổi. Tôi luôn rung khi đứng trước tập thể.
Câu 4) Nếu một hôm vì ham chơi điện tử bạn quên cả giờ đến lớp . Khi được
thầy cô hỏi lí do thì bạn sẽ trả lời như thế nào ?
a) Mình nói thật lí do và nhận lỗi .Từ đó mình sẽ sửa đổi và không bao
giờ vi phạm nữa.
b) Ấp úng trả lời . Khoảng 15 phút sau mới dám nói thật.
c) Mình sợ lắm chỉ biết khóc và bịa ra một lí do nào đó thật hợp lí để nói
dối.
Câu 5) Bạn phát hiện ra một người bạn thân của mình đang nói xấu mình với
người khác , bạn sẽ phản ứng như thế nào?
a) Tin tức đó không chính xác . Tôi không tin bạn tôi làm như vậy.
b) Thất vọng về người bạn ấy. Nhưng nếu bạn ấy xin lỗi thì tôi sẽ đồng ý .
Tôi chỉ có một mình người bạn thân đó thôi.
c) Tôi không chơi với bạn ấy nữa.
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo

Câu 6) Trên đường đi học , một chiếc xe chạy làm văng nước và làm áo của bạn
bị bẩn . Bạn xử lí như thế nào ?
a) Tiếp tục đi học . Áo bẩn không quan trọng , mình học tốt là được rồi.
b) Vào nhà một người bạn gần trường và mượn một cái áo để thay.
c) Quay về nhà và nghỉ học luôn.
Câu 7) Khi được thầy cô gọi len bảng trả bài cũ mà bạn lại chưa học bài thì bạn
sẽ làm như thế nào ?
a) Tôi lên ngay và xin trả lởi những nội dung mà mình đã nhớ trong lúc
nghe giảng bài.
b) Tôi nói thật là mình chưa thuộc bài và xin trả bài vào tiết sau.
c) Tôi lên bảng nhưng tay chân run lẩy bẩy, nói không nên lời.
Câu 8) Khi đến dự một buổi tiệc sinh nhật của bạn mình , nhưng bạn lại không
quen biết những người đến dự tiệc. Khi đó bạn sẽ làm như thế nào ?
a) Tôi là người nổi bật nên tôi sẽ làm trò góp vui với mọi người.
b) Tôi nói chuyện với người bạn mà tôi thấy thích.
c) Tôi ngồi một góc và không nói chuyện với ai.
Câu 9 ) Mội buổi sáng bạn làm dáng hết bao nhiêu phút ?
a) 10 phút
b) Làm dáng hả ? Tôi chỉ lăn xuống giường và đi thôi.
c) 30 phút.
Câu 10) Khi thầy , cô giao cho bạn làm một người quản trò , là một người tổ
chức trò chơi cho các bạn trong lớp thì bạn sẽ:
a) Đồng ý ngay, em thích lắm.
b) Xin cho em suy nghĩ và ngày hôm sau mới trả lời.
c) Không ,em không làm được đâu.
Nếu chọn đáp án a) được 2đ, đáp án b) 1đ, đáp án c) 0đ
Nếu đạt được điểm từ 11đ trở lên thì có lòng tự tin khi đứng trước tập thể
Nếu dưới 11đ thì chưa đủ lòng tự tin.
II . Bảng điểm của học sinh
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 9

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
STT Họ và tên
Điểm KT
trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
Lần 1 Lần 2
1 Nguyễn Quang An 11 13 14
2 Lê Hà Lan Anh 8 9 11
3 Trần Minh Anh 8 10 11
4 Lê Tuấn Anh 9 11 15
5 Dương Thị Như Bình 13 15 16
6 Tạ Quang Chiến 7 8 9
7 Phạm Minh Chung 9 10 11
8 Đinh Quốc Dũng 8 12 13
9 Trần Tuấn Duy 11 13 14
10 Nguyễn Lê Minh Đại 10 11 13
11 Dương tấn Điền 10 13 15
12 Phạm Thanh Điền 6 7 8
13 Nguyễn Văn Được 11 12 12
14 Nguyễn Thị Hà 8 8 11
15 Nguyễn Chí Hào 10 14 14
16 Huỳnh Thị Tuyết Hằng 12 15 16
17 Trần Thanh Hân 11 12 14
18 Đặng Thị Tuyết Ngân 9 10 12
19 Nguyễn Đức Phát 7 9 10
20 Phạm Thị Hồng Quanh 8 10 12
Kế hoạch 1 tiết SHNGLL tạo tính tự tin cho học sinh lớp 9a4
Chủ đề : Mừng Đảng – Mừng Xuân
I. Mục Tiêu
Giúp học sinh :

- Ghi nhớ công ơn của Đảng và những nét đẹp truyền thống của quê hương
dân tộc
- Biết giữ gìn , phát huy các truyền thống của quê hương , đất nước
- Thông qua các trò chơi tạo được tính tự tin khi đứng trước tập thể
II. Chuẩn bị
Giáo viên :
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
- Soạn trước 12 câu hỏi để hái hoa dân chủ ( 12 bông hoa ý nói đến 12
tháng trong năm)
- Trò chơi tập thể “ Dài , ngắn , cao”
- Trò chơi theo nhóm “ Gánh nước thi”
- 12 phần quà cho 12 câu hỏi và một phần quà cho đội thắng cuộc .
Học sinh :
Nhóm 1: Tìm các câu ca dao tục ngữ, các bài hát về mùa Xuân
Nhóm 2 : Tìm hiều về các lễ hội truyền thống được tổ chức trong dịp xuân
về ( ví dụ : lễ hội chọi trâu, đi chùa…)
Nhóm 3 : Tìm hiểu về các gương sáng đội viên ( ví dụ : Kim Đồng), các
ngày lễ kỉ niệm trong tháng 1, 2
Nhóm 4 : Trang trí lớp học , gói quà.
III. Các hoạt động trong tiết SHNGLL
Thời
gian
Hoạt động của học
sinh
Hoạt động của
giáo viên
Nội dung
3ph
17ph

hoặc
20ph
Lớp trưởng lên giới
thiệu về chủ đề của
tháng và thành phần
tham dự
Hoạt động 1:
Lớp phó văn nghệ bắt
nhịp 1 bài hát tâp thể ,
các bạn vủa háy vừa
chuyền tay nhau 1
cành hoa , cành hoa
cầm trong tay ai khi
bài hát kết thúc thì
bạn đó là người đầu
Gv : gợi ý cho
lớp trưởng thực
hành từng bước
Gv : hướng dẫn
cách lên hái hoa
và tạo một bầu
không khí vui
tươi hoặc gợi ý
cho hs các cách
mời bạn lên hái
hoa một cách hài
hước để lớp
1. Giới thiệu
Chủ đề : Mừng Đảng ,
Mừng Xuân

Thành phần :
GVCN lớp 9a4 và các bạn
học sinh trong lớp 9a4
2. Tổ chức sinh hoạt
Hoạt động 1: Hái hoa dân
chủ
( 12 câu hỏi được trình bày
ở phía dưới giáo án)
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
7ph
hoặc
10ph
10ph
hoặc
13ph
tiên lên hái hoa.
Các lần hái hoa tiếp
theo có thể do học
sinh mời hoặc do cách
chọn ngẫu nhiên.
Mỗi câu trả lời đúng
bạn sẽ nhận được một
phần quà , trả lời sai
sẽ dành cho bạn nào
có câu trả lời đúng
Các bạn hs làm theo
người quản trò
Sau đó chọn khoảng 5
bạn làm sai lên cùng

biểu diễn một tiết mục
văn nghệ , hoặc một
năng khiếu của mình.
Hs chia làm 4 nhóm
đều nhau , mỗi nhóm
có 8 hs , còn lại lớp
trưởng làm trọng tài
Hs thực hiện theo luật
chơi.
thêm sinh động.
Giáo viên làm
người quản trò
hướng dẫn học
sinh chơi hoặc
hướng dẫn cho
lớp trưởng sau
đó lớp trưởng
làm người quản
trò .
Gvcn làm người
quan trò và
hướng dẫn luật
chơi cho các em.
Hoạt động 2: Trò chơi tập
thể : Ngắn , dài , cao
Cách chơi: quản trò (hành
động tay của mình ) hô :
ngắn – dài – cao. Người
chơi làm theo lới quản trò ,
quản trò phải dần dần làm

nhanh để người chơi dễ bị
sai
Chú ý : quản trò phải cho
người chơi nháp 1 lần rồi
mới thực hiện.
Hoạt động 3: Trò chơi theo
nhóm: “ Gánh nước thi”
Chỗ chơi : ngoài sân
Cả lớp chia làm 4 đội
- Vật liệu : mỗi đội 2 chén
nước đầy
- Xếp đặt : Các đội đứng
thành hàng dọc. Cách mấy
bạn đầu khoảng 10m. Mấy
bạn đứng đầu hàng cầm
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
Đội nào thắng
cuộc sẽ được
một phần quà.
mỗi bạn một chén nước đầy
- Cách chơi : Nghe tiếng hô
“ Bắt đầu” , các bạn đứng
đầu mỗi hàng chạy lên
đường vạch , để chén nước
xuống và chạy về đánh vào
tay bạn thứ hai, rồi chạy ra
hàng sau đứng . Người thứ
hai vội chạy lên cầm chén
nước đưa cho người thứ ba

tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy nhanh nhất và
còn nước nhiều nhất được
thắng cuộc .
IV. Dọn vệ sinh lớp học ( hoặc sân trường) ( 5ph)
Hs dọn bàn ghế , dọn các đồ dùng đã chơi
Gv : hướng dẫn hs làm
Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt NGLL của lớp 9A4
IV. Dặn dò
GVCN giao nhiệm vụ cho hs chuẩn bị cho buổi sinh hoạt vào lần sau.

Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trường THCS Trần Hưng Đạo
12 câu hỏi hái hoa dân chủ , chủ đề “ Mừng Đảng , Mừng Xuân”
Câu 1) Cánh vàng đậu nhánh cành xanh
Hôm nay đậu lại nói thành hôm sau ( Là cây gì ? ) ( cây mai)
Câu 2) Em hãy nêu tên hai đồ vật được in trên cờ của Đảng Cộng Sản Việt
Nam ? ( Búa và lưỡi liềm)
Câu 3) Đảng CSVN được thành lập vào ngày tháng năm nào? (3/2/1930)
Câu 4) Mùa xuân có ngày tết gì của dân tộc ta ? ( tết nguyên đán )
Câu 5) Tục tết ông táo được tổ chức hàng năm vào ngày nào ? (23tháng
chạp)
Câu 6) Kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam đựơc tổ chức vào ngày tháng
nào hàng năm ? ( 27/ 2)
Câu 7) Em hãy hát một đoạn trong bài hát “ Tiến lên Đoàn viên”?
Câu 8) Em hãy nêu một số trò chơi dân gian hoặc phong tục tập quán
truyền thống của dân tộc ta khi mùa xuân về ( Đi chúc tết, lì xì mừng tuổi,
hội hoa xuân , lễ hội nhảy sạp , chọi trâu, đua thuyền…)
Câu 9) Em hãy hát một bài hát có chữ “ xuân”
Câu 10 ) Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CSVN là ai ? ( Trần Phú )

Câu 11 ) Bí thư chi bộ của trường mình là ai ? ( Thầy Ngô Minh Tú )
Câu 12 ) Em hãy đọc hoàn chỉnh câu đối sau:
Thịt mỡ, dưa hành,… ( câu đối đỏ)
… ( cây nêu ), tràng pháo ,… ( bánh chưng xanh )
Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Trang 14

×