Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐÀM THỊ HẢI HOÀN



NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍCH LŨY
TRONG NỘI BỘ NỀN KINH TẾ VÀ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980-2010


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ







THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐÀM THỊ HẢI HOÀN



NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍCH LŨY
TRONG NỘI BỘ NỀN KINH TẾ VÀ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980-2010

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Đình Long



THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là
những thông tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Đàm Thị Hải Hoàn












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
ủng hộ của thầy giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình tôi đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Đình Long, thầy giáo
hướng dẫn luận văn cho tôi, thầy đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng
đắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, lôgíc, qua đó đã giúp cho đề tài của
tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp đã
góp ý và tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Ngoài ra, bên cạnh sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các đồng
nghiệp, tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Đàm Thị Hải Hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài……………………………………………….3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TÍCH LŨY TRONG NỘI BỘ NỀN KINH TẾ VÀ TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ 5
1.1. Cơ sở lí luận 5
1.1.2. Lý thuyết về tích lũy nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế 6
1.1.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới quan hệ tích lũy và tăng trưởng 11
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
1.2. Cơ sở thực tiễn 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
1.2.1. Hàn Quốc những năm 1960 một điển hình của việc tiết kiệm dẫn đến
tăng trưởng 24
1.2.2. So sánh tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc và Mỹ 25
1.2.3. Tiết kiệm, đầu tư tại Việt Nam và nhận định 26
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị 29
2.2.2. Kiểm định đồng liên kết 32
2. 33

2.2.4. Mô hình VAR 34
2.2.5. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECMError! Bookmark not
defined.
2.2.6. Mô hình Toda yamamoto 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng
trưởng kinh tế 36
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1980 - 2010 36
3.1.2. Tích lũy nội bộ nền kinh tế thời kỳ 1980 - 2010 39
3.2. Đánh giá quan hệ giữa tích lũy nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng ở Việt
Nam thời kỳ 1980-2010 43
44
51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.3. Kết quả thực nghiệm quan hệ nhân quả giữa tích lũy nội bộ nền kinh tế và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng 55
Chƣơng 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA TÍCH LŨY TRONG NỘI BỘ NỀN KINH TẾ ĐẾN TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG 60
4.1. Dự báo khả năng huy động tiết kiệm trong nước phục vụ tăng trưởng kinh
tế thời kỳ 2013-2020 60
4.2. Đề xuất một số giải pháp chính 62
4.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô 63
4.2.2. Chính sách thuế 68
4.2.3. Chính sách phát triển hệ thống tài chính 71
4.2.4. Chính sách xã hội 83

KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 55
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định tự tương quan 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 1980-2010 38
Hình 3.2: Tích lũy nội bộ nền kinh tế thời kỳ 1980-2010(%GDP) 40
Hình 3.3: Tiết kiệm hộ gia đình, tiết kiệm doanh nghiệp và tiết kiệm từ ngân
sách nhà nước thời kỳ 1995-2010 (%) 42
Hình 3.4: Chuyển dịch cơ cấu tiết kiệm trong nước thời kỳ 1995-2010 43
Hình 3.5: Tỷ lệ tiết kiệm trong nước và đầu tư Việt Nam thời kỳ 1986-2010 46
Hình 3.6: Quan hệ giữa tăng trưởng GDP, tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm trong
nước thời kỳ 1986 - 2010 48
Hình 3.7: Tiết kiệm của Chính phủ thời kỳ 1995-2010 50
Hình 3.8: Bội chi ngân sách nhà nước thời kỳ 1995 - 2010 51


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các bộ phận cấu thành nên tiết kiệm quốc gia 5
Sơ đồ 1.2: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư 15


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn
lực vốn đầu tư đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Ở nước ta,
vốn đóng góp từ 50-60% tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1986-2010 (Viện Chiến
lược phát triển, 2010). Khả năng huy động vốn đầu tư phụ thuộc vào khả năng
cung cấp vốn từ chính nội bộ quốc gia (tiết kiệm trong nước) và từ thu hút tiết
kiệm nước ngoài. Qua nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê cho thay tăng
trưởng của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của
đầu tư, một câu hỏi đặt ra là nguồn lực ở đâu để đầu tư?. Đối với hầu hết các
nước thì nguồn cơ bản để quay lại đầu tư là từ để dành (saving). Các bằng
chứng định tính và định lượng trong các báo cáo của một số tổ chức trong và
ngoài nước ví dụ Ngân hàng thế giới (1993), Ủy ban tăng trưởng (2009) cho
thấy tiết kiệm trong nước đóng vai trò quyết định đối với đầu tư quốc gia và là
nguồn tài chính ổn định, lâu dài cho tăng trưởng kinh tế ngay cả trong bối
cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ. Một nền kinh tế có tỷ lệ
tích lũy nội địa cao, huy động được nhiều nguồn vốn trong nước đưa vào đầu

tư sẽ an toàn hơn, đồng thời tránh bị lệ thuộc quá mức vào vốn nước ngoài. Vì
thế, để tăng trưởng, phát triển ổn định và lâu dài thì cần phải huy động tối đa
nguồn vốn trong nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
Tuy nhiên, không phải hình thức nào của tiết kiệm cũng mang tính
tích cực xét về phương diện phát triển kinh tế. Trên thực tế, có một phần
lớn tích lũy nội bộ nền kinh tế lại nằm dưới những hình thức không có lợi
cho đầu tư, trói chặt nguồn tài chính của xã hội, thậm chí còn có hại cho
tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững,
trọng tâm chính sách không chỉ là nỗ lực gia tăng tiết kiệm mà còn là nỗ
lực chuyển hóa tiết kiệm của người dân thành các hình thức có lợi cho đầu
tư phát triển.
Xuất phát từ thực tế nêu trên đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa
tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1980-2010” sẽ đóng góp một cái nhìn mới về vai trò và sự ảnh hưởng
của nhân tố tích lũy nội bộ nền kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế. Từ đó
đề ra các giải pháp thiết thực nhằm tác động tới nhân tố tích lũy nội bộ nền
kinh tế sao cho có lợi đối với tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm ra mối quan hệ giữa tích lũy trong nội
bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể là tìm ra các hướng, giải pháp nhằm tác động tới nhân
tố tích lũy trong nội bộ nền kinh tế sao cho có lợi cho tăng trưởng kinh tế


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
từ đó kiến nghị cơ chế chính sách đối với tích lũy nội bộ nền kinh tế để đảm
bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định thời kỳ 2013-2020
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa tích lũy trong nội bộ nền kinh
tế và tăng trưởng kinh tế .















(Nguồn: Tài chính phát triển, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright)
3.2. Phạm vi nghiên cứu là Việt Nam. Chuỗi số liệu được thu thập để phân
tích trong khoảng thời gian từ 1980-2010. Trong mối quan hệ giữa tiết kiệm
Tích lũy nội bộ
nền kinh tế
Đầu tư

Tăng trưởng
Tăng trưởng
Tích lũy nội bộ
nền kinh tế
Tác động gián tiếp

g
Tác động trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
và tăng trưởng, trọng tâm nghiên cứu của đề tài là làm sao gia tăng tiết kiệm
để đạt được tăng tưởng cao và bền vững.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Khẳng định được mối quan hệ nhân quả giữa 2 nhân tố của nền kinh tế
vĩ mô đó là tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
- Đề xuất một số giải pháp về chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát huy
yếu tố nội lực của nền kinh tế (tích lũy nội bộ trong nền kinh tế) cho
phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam.
5. Bố cục của luận văn
Nội dung của đề tài gồm 4 phần:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tích lũy nội
bộ nền kinh tế và tăng trưởng;
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu;
Chương 4. Giải pháp về chính sách đối với vai trò của tich lũy nội bộ
nền kinh tế đối với tăng trưởng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍCH LŨY TRONG NỘI BỘ
NỀN KINH TẾ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Tích lũy trong nội bộ nền kinh tế
Tích lũy trong nội bộ nền kinh tế (gross domestic savings) hay còn gọi
là tiết kiệm trong nước là phần thu nhập còn lại của toàn xã hội sau khi đã chi
dùng cho nhu cầu thường xuyên. Xét theo khu vực thể chế, tiết kiệm trong
nước được hình thành từ ba nguồn là tiết kiệm của hộ gia đình, tiết kiệm của
doanh nghiệp và tiết kiệm của Chính phủ.
Trong đề tài, tích lũy trong nội bộ nền kinh tế được tính bằng tỷ lệ phần
trăm của tiết kiệm trong nước (%) so với GDP.
Sơ đồ 1.1: Các bộ phận cấu thành nên tiết kiệm quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6

Nguồn: F. Nicolas (2006)
1.1.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng là sự gia tăng quy mô kinh tế của một đơn vị kinh tế nào
đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị kinh tế đó có thể là cá
nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, nền kinh tế. Thời gian có thể tính bằng

tháng, quý, năm
Đối với một nền kinh tế, thông thường người ta xem xét mức gia tăng
GDP hoặc GNP, tính bằng giá trị tuyệt đối của một đơn vị tiền tệ nào đó
(USD, VN đồng ) hoặc tính bằng đơn vị % nếu so sánh một năm nào đó so
với năm gốc.
1.1.2. Lý thuyết về tích lũy nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Về mặt lý thuyết, đến nay vẫn chưa thể khẳng định tác động rõ
ràng giữa tiết kiệm trong nước và tăng trưởng. Có hai nguyên nhân chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
để lý giải điều này (1) Tiết kiệm trong nước không chỉ có quan hệ với
tăng trưởng trong ngắn hạn (tiết kiệm và tiêu dùng là hai mặt của 1 vấn đề
, đồng thời tiêu dùng là một bộ phận của tăng trưởng xét từ phía cầu) mà
còn có tác động quan trọng tới tăng trưởng trong dài hạn; (2) Quan trọng
hơn tác động trong dài hạn không được thực hiện trực tiếp mà phải thông
qua hoạt động đầu tư, bởi vì, tổng tiết kiệm mới chỉ nói lên tiềm năng của
đầu tư, từ tiết kiệm đến đầu tư là cả một quá trình và phụ thuộc vào những
yếu tố chính sách và thể chế để tạo nên môi trường nhằm huy động và
thực hiện đầu tư. Xét trên góc độ này, tiết kiệm có tác động tích cực đến
tăng trưởng hay không phụ thuộc vào (1) Khả năng chuyển hóa tiết kiệm
thành đầu tư và (2) Hiệu quả đầu tư.
* Nếu xét từ góc độ tác động của gia tăng tiết kiệm trong nƣớc tới
tăng trƣởng, có thể xảy ra những trƣờng hợp nhƣ sau:
Trường hợp 1: Tiết kiệm trong nước nhiều hơn làm giảm cầu tiêu dùng
-> làm giảm tăng trưởng ở thời kỳ sau vì: Y = C+I+G+NX. Đây là lập luận
của trường phái Keynes, thường đúng trong ngắn hạn khi giá cả và tiền lương
cứng nhắc.

Trường hợp 2: Tiết kiệm trong nước nhiều hơn nhưng không được
chuyển hóa thành vốn đầu tư xã hội -> Làm giảm tăng trưởng vì giảm cầu tiêu
dùng bất kể trong ngắn hạn hay dài hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
Trường hợp 3: Tiết kiệm trong nước nhiều hơn và được chuyển hóa
thành vốn đầu tư xã hội nhưng hiệu quả đầu tư kém -> có tăng trưởng nhưng
tăng trưởng thấp, không bền vững
Trường hợp 4: Tiết kiệm trong nước nhiều hơn và được chuyển hóa
thành vốn đầu tư xã hội với hiệu quả đầu tư cao -> tăng trưởng kinh tế nhanh,
bền vững.
Trong cả hai trường hợp 3 và 4, đây là lập luận của trường phái cổ điển,
thường đúng trong dài hạn khi giá cả, lãi suất và tiền lương điều chỉnh linh
hoạt trước sự thay đổi của tổng cung và tổng cầu. Tiết kiệm chuyển hóa được
thành đầu tư làm tăng tích lũy vốn (K), do đó làm năng lực sản xuất của nền
kinh tế gia tăng (Y = f (K,L)).
Quan điểm mới hiện nay
Trong cuốn sách “When Does Domestic Saving Matter for Economic
Growth?” năm 2009 của nhóm tác giả Phillipine Aghion, Diego Comin and
Peter Howitt cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa tích lũy nội bộ nền kinh tế
và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển nơi mà ở xa công nghệ
tiên tiến trên thế giới. Tại các quốc gia này, các doanh nghiệp không được
tiếp cận với các tiến bộ công nghệ cần thiết nên để khắc phục trở ngại này,
các công ty phải thu hút các nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia có công
nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển. Và do đó một trong những nhân tố thu hút
các đối tác nước ngoài đó là tiền từ tiết kiệm. Các công ty phải đầu tư tiền từ
tiết kiệm vào dự án để trở thành đối tác đồng tài chính của các nhà đầu tư.Với


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
việc tiếp cận công nghệ, các công ty này cải thiện năng suất và góp phần vào
sự tăng trưởng của các nước đang phát triển
* Xét từ góc độ tác động của tăng trƣởng kinh tế đến tiết kiệm
trong nƣớc:
Các lý thuyết kinh tế học về tiết kiệm cho thấy, một trong những
nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới tiết kiệm là thu nhập, cho dù là tổng
thu nhập (lý thuyết của các nhà kinh tế trường phái Keynes) hay thu
nhập ổn định (lý thuyết của Friedman). Do đó, khả năng tăng trưởng cao
của nền kinh tế có vai trò rất quyết định tới gia tăng tiết kiệm trong nước
ở thời kỳ sau. Tuy vậy, trong mối quan hệ giữa tiết kiệm và tăng trưởng,
trọng tâm nghiên cứu của đề tài là làm sao gia tăng tiết kiệm để đạt được
tăng tưởng cao và bền vững.
* Theo lập luận của Keynes, khi cân bằng, tổng thu nhập (và do đó
tổng cầu) phải bằng tổng sản lượng, và tổng đầu tư phải bằng tổng tiết
kiệm. Giả định rằng tiết kiệm là một hàm của thu nhập tăng nhanh hơn
quan hệ giữa đầu tư và sản lượng, khi đó, tỷ lệ tiết kiệm cận biên tăng,
các nhân tố khác không đổi, sẽ dịch chuyển điểm cân bằng theo đó thu
nhập bằng sản lượng và đầu tư bằng tiết kiệm đến các giá trị thấp hơn.
Đối với nền kinh tế, hiệu ứng còn phức tạp hơn nhiều. Khi tỷ lệ tiết
kiệm cận biên tăng, cầu tiêu dùng giảm làm giảm doanh thu (và do đó là
lợi nhuận) của các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể cắt giảm sản xuất
và sa thải công nhân, giảm nhu cầu đầu tư tương lai của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quan điểm này, mong muốn tiết kiệm nhiều hơn sẽ làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



10
giảm sản xuất, giảm động cơ đầu tư, giảm tích lũy vốn, và giảm động cơ
thực hiện R&D v.v…Tóm lại là, nếu mong muốn gia tăng tiết kiệm nhiều
hơn của các cá nhân làm giảm đầu tư, điều này sẽ làm giảm tăng trưởng
và làm suy yếu nền kinh tế.
* Theo quan diểm của Solow và Harrod-Domar
Trong các mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tiết kiệm và tăng
trưởng của trường phái cổ điển, các nhà kinh tế luôn giả định rằng tiết
kiệm bằng đầu tư với lập luận là sẽ luôn có một cơ chế thị trường tự nhiên
liên kết một cách gián tiếp tất cả các hành vi tiết kiệm mới với sự gia
tăng tương ứng đầu tư vào tài sản hữu hình. Theo mô hình này, khát khao
tiết kiệm cao hơn nhất thiết dẫn tới đầu tư cao hơn, và vì thế tạo ra tăng
trưởng của nền kinh tế cao hơn. Ý tưởng quan trọng đằng sau lý thuyết
cổ điển về việc tiết kiệm luôn bằng đầu tư là sự vận hành trôi chảy của
thị trường tài chính. Ví dụ, một hộ gia đình tạm hoãn khoản tiêu dùng
hiện tại và gửi khoản tiết kiệm đó vào ngân hàng (rộng hơn là thị trường
“vốn có khả năng cho vay”-“loanable funds” market). Vào lúc gửi tiền,
không có khoản đầu tư nào phát sinh tương ứng với khoản tiết kiệm này.
Nhưng ngân hàng nhận tiền gửi không muốn chỉ đơn giản giữ tiền
mà phải tìm cách sinh lợi bằng cách cho vay. Nếu không có người vay nào
sẵn sàng vay khoản tiền tiết kiệm mới được gửi, ngân hàng sẽ phải nới
lỏng điều kiện cho vay khoản tiền này, ví dụ, hạ lãi suất của khoản cho
vay tới khi có ai đó sẵn sàng vay. Lãi suất giảm hơn sẽ giảm chi phí vốn
đối với doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn.
Lãi suất sẽ tiếp tục được điều chỉnh trên thị trường cho vay cho đến khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



11
có đủ khoản đầu tư mới để hấp thụ phần tiết kiệm tư nhân gia tăng. Thông
qua cơ chế thị trường như vậy, lý thuyết cổ điển ngụ ý rằng tiết kiệm cao
hơn dẫn tới đầu tư cao hơn và tạo ra tăng trưởng. Lý thuyết về thị trường
“vốn có khả năng cho vay” là cơ sở nền tảng cho quan điểm truyền thống
về mối liên hệ giữa tiết kiệm và tăng trưởng. Nếu lý thuyết này đúng, tiết
kiệm cũng giúp cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế. Đầu tư cao
hơn do lãi suất thấp hơn và chi phí vốn giảm sẽ gia tăng tích lũy vốn của
quốc gia. Nền kinh tế do đó có thể sản xuất nhiều sản lượng hơn và lao
động sẽ có năng suất cao hơn. Theo quan điểm này, thế hệ hiện tại có thể
tăng cường năng lực sản xuất của nền kinh tế trong tương lai bằng cách
tiết kiệm hôm nay, tạo ra nhiều vốn đầu tư hơn, và tăng cường năng lực
sản xuất của nền kinh tế trong tương lai.
1.1.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng tới quan hệ tích lũy và tăng trưởng
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tác động của tiết kiệm trong nước
tới tăng trưởng kinh tế là những nhân tố ảnh hưởng tới (1) Gia tăng tiết
kiệm; (2) Khả năng chuyển hóa tiết kiệm thành đầu tư; (3) Hiệu quả đầu tư.
Trong khi các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tiết kiệm và khả năng
chuyển hóa tiết kiệm thành đầu tư sẽ được phân tích dưới đây.
1.1.3.1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiết kiệm
* Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình
Yếu tố ảnh hưởng nhất đến tiết kiệm hộ gia đình là hết sức phức tạp,
mặc dù vậy, đến nay đã có đồng thuận lớn về những yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến tiết kiệm của hộ gia đình, bao gồm :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12

a. Thu nhập
Tiết kiệm hay tiêu dùng trước tiên phụ thuộc lớn nhất vào thu nhập,
cho dù là tổng thu nhập (lý thuyết của Keynes), hay thu nhập ổn định (lý
thuyết của Friedman). Do đó, khả năng tăng trưởng cao của nền kinh tế
nhìn chung có ảnh hưởng tích cực tới gia tăng tiết kiệm trong nước.
b. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số có tác động đến tiết kiệm theo giả thuyết thu nhập
theo chu kỳ cuộc sống (Life-cycle income hypothesis) của Mogdigliani.
Theo đó, khi ở thời kỳ tuổi trẻ và tuổi già, con người có xu hướng tiêu
dùng nhiều, tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất cao trong thu nhập (APC cao) trong
khi ở thời kỳ trung niên, tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp trong thu nhập
(APC thấp). Từ đây dẫn đến hiệu ứng cơ cấu dân số đối với tiết kiệm và
tiêu dùng là : khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ 45-64 giảm thì tỷ lệ tiết
kiệm sẽ có xu hướng giảm.
c. Chính sách khuyến khích tiết kiệm của chính phủ
- Chính sách thuế
Hai nhóm chính sách thuế có tác động lớn nhất đến tiết kiệm là
nhóm chính sách thuế tiêu dùng và nhóm chính sách thuế thu nhập. Rõ
ràng là tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng, do đó, các
chính sách thuế khuyến khích tiêu dùng (đặc biệt là tiêu dùng hàng xa xỉ)
và đánh thuế cao vào thu nhập của cả doanh nghiệp (thuế thu nhập doanh
nghiệp) và cá nhân (thuế thu nhập cá nhân) sẽ làm giảm động cơ tiết
kiệm. Đặc biệt hơn khi đánh thuế nhiều vào những thu nhập từ phần tiết
kiệm đem đầu tư sẽ càng hạn chế tiết kiệm dưới hình thức dễ chuyển hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
thành đầu tư, tức là tác động tiêu cực đến cả tăng trưởng trong ngắn hạn

và dài hạn. Do vậy, một nguyên lý cơ bản trong chính sách thuế của mọi
nước trên thế giới là chính sách thuế ngoài giúp tạo ra nguồn thu cho
chính phủ, phân phối lại thu nhập, nhưng một nhiệm vụ quan trọng không
kém là phải nuôi dưỡng nguồn thu, tức đánh thuế sao cho không cản trở
tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Chính sách cắt giảm chi tiêu của CP
Khi chính phủ giảm chi tiêu, tiết kiệm Chính phủ và tiết kiệm quốc dân
tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng. Đây được gọi là hiện tượng thoái lui
(crowding out) tức là có sự thay thế giữa chi tiêu của Chính phủ và đầu tư của
khu vực tư nhân.
d. Sự phát triển của mạng lưới an sinh xã hội
Sự thiếu hụt của mạng lưới an sinh đảm bảo xã hội khiến mọi người
cảm thấy kém an toàn hơn khi thực tế họ phải đối mặt với rất nhiều những rủi
ro như thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế… và điều này đã thúc đẩy mọi người
tăng tiết kiệm dự phòng, giảm tiêu dùng. Mạng lưới an sinh đảm bảo xã hội
của chính phủ còn yếu kém và thiếu thốn buộc các gia đình phải chi tiêu nhiều
hơn cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe - đó đươc coi như là một hình thức
tiết kiệm phòng trừ rủi ro góp phần gia tăng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân. Vì thiếu
các dữ liệu về mạng lưới an sinh đảm bảo xã hội nên mọi người thường sử
dụng tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế và lương hưu, đảm bảo xã hội của chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
phủ như là một biến thay thế để kiểm định giả thuyết này. Tiêu dùng chính
phủ chiếm khoảng 11% GDP ở các nước mới nổi ở Châu Á năm 2004, so
sánh với 18% GDP ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi tiêu dùng
chính phủ cho y tế, giáo dục, lương hưu và bảo đảm xã hội chỉ chiếm 6%
GDP ở các nước mới nối ở Châu Á, trong khi chiếm tới 15% GDP ở các phát

triển. Như vậy, chi tiêu cho mạng lưới an sinh đảm bảo xã hội ở các nước
Châu Á này là nhỏ hơn so với các nước phát triển, điều đó đã thúc đẩy tiết
kiệm dự phòng rủi ro.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của doanh nghiệp
Tiết kiệm của doanh nghiệp tới từ khấu hao và lợi nhuận để lại. Việc
giữ lại lợi nhuận và phân chia cho cổ đông ở mức nào phụ thuộc chủ yếu
vào các nhân tố như : lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp đối với đầu tư ở
thời kỳ tới (thuận chiều với triển vọng kinh tế, thuận chiều với tiến bộ công
nghệ và ngược chiều với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp) ; khả
năng vay vốn trên thị trường tài chính-ngân hàng (ngược chiều) và lãi suất
thưc tế (ngược chiều).
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của Chính phủ
Theo định nghĩa, tiết kiệm của chính phủ bằng nguồn thu của Chính
phủ trừ đi phần chi tiêu mua hàng của Chính phủ. Hành vi tiết kiệm của
Chính phủ phụ thuộc vào nguồn thu của Chính phủ (chủ yếu là thuế và ở nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


15
ta có thêm thu từ bán dầu thô chiếm trên 20% tổng thu Chính phủ), và
Chương trình chi tiêu của Chính phủ.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự chuyển hóa tiết kiệm đến đầu tư
Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chuyển hoá tiết kiệm
thành đầu tư là: (1) Sự phát triển của hệ thống tài chính, đơn vị có vai trò
chuyển các tiết kiệm dư thừa từ thể chế kinh tế này sang thể chế kinh tế
đang thiếu hụt tiết kiệm; (2) Chính sách của Chính phủ. Sơ đồ dưới đây mô
tả quá trình chuyển hoá từ tiết kiệm thành đầu tư.
Sơ đồ 1.2: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư







Nguồn: Bài giảng 1- Tài chính phát triển, chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright
* Sự phát triển của hệ thống tài chính
Một hệ thống tài chính phát triển có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng
nhờ huy động tiết kiệm, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư và chia sẻ rủi ro.
Người dân cần có phương tiện an toàn và dễ tiếp cận để cất giữ tài sản của họ.
Nếu các ngân hàng không cung cấp được phương tiện đó thì người dân sẽ tiết

×