Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp nguyễn đức cảnh thành phố thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






PHẠM TRƯỜNG GIANG



THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP NGUYỄN ĐỨC CẢNH, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH








LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




PHẠM TRƯỜNG GIANG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP NGUYỄN ĐỨC CẢNH, THÀNH PHỐ THÁI BÌNH



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN DANH THÌN




HÀ NỘI – 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề
ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñều ñã ñược cám ơn và các thông tin trích trong luận văn này ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Phạm Trường Giang


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñược nội dung luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự chỉ
bảo, giúp ñỡ tận tình của TS. Trần Danh Thìn, sự giúp ñỡ ñộng viên của
các thày cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường. Nhân dịp này tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Danh Thìn và
những ý kiến ñóng góp quý báu của các thày cô giáo trong khoa Tài
nguyên và Môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên Trung tâm Quan trắc
phân tích Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, Trung tâm dịch vụ khu

công nghiệp Thái Bình, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình
ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Phạm Trường Giang







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU i
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. KCN và công tác quản lý môi trường KCN 3
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp 3
1.1.2. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường 3

1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp 6
1.3. Chất lượng quản lý các khu công nghiệp ở Thái Bình 8
1.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường KCN trên thế giới và Việt Nam 12
1.4.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường KCN trên thế giới 12
1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường KCN ở Việt Nam 15
1.5. Quản lý ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam 16
1.5.1. Quản lý ô nhiễm môi trường trên thế giới 16
1.5.2. Quản lý ô nhiễm môi trường KCN tại Việt Nam 21
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu: 25
2.3. Phýõng pháp nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội KCN Nguyễn Đức Cảnh 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

3.1.2. Kinh tế xã hội 29
3.2. Khái quát KCN Nguyễn Đức Cảnh 30
3.2.1. Tính chất và ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại KCN 30
3.2.2. Quy hoạch sử dụng đất 31
3.2.3. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật 31
3.2.4. Quy hoạch giao thông 32
3.2.5. Quy hoạch cấp nước 32
3.2.6. Quy hoạch thoát nước 33
3.2.7. Quy hoạch cấp điện 33
3.2.8. Quy hoạch cây xanh và vệ sinh môi trường 33
3.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh 34
3.3.1. Công ty TNHH TAV 34

3.3.2. Nhà máy Maxport1 61
3.3.3. Công ty cổ phần ôtô An Thái Conecco 83
3.3.4. Khu xử lý nước thải KCN Nguyễn Đức Cảnh 102
3.3.5. Một số văn bản pháp luật sử dụng trong quản lý môi trường KCN
Nguyễn Đức Cảnh 110
3.4. Đánh giá công tác quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh 111
3.4.1. Đánh giá công tác quản lý môi trường của công ty TNHH TAV 111
3.4.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường của nhà máy Maxport1 112
3.4.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường của Công ty Cổ phần ô tô
An Thái Coneco 113
3.4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh 114
3.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL
BVMT
CTR
KCN
KCX
KKT
MT
QLMT
SX-KD
TN&MT
TNHH

NSNN
UBND

Ban quản lý
Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Môi trường
Quản lý môi trường
Sản xuất – kinh doanh
Tài nguyên và Môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Ngân sách nhà nước
Ủy ban nhân dân








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phương pháp xác định khí xung quanh 27

Bảng 2.2: Phương pháp xác định chỉ tiêu trong nước 28
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất dài hạn 31
Bảng 3.2: Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh nước thải của công ty
TNHH TAV 36
Bảng 3.3. Định mức hóa chất sử dụng trong công đoạn xử lý đặc tính vải 36
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tháng 8/2012 43
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước thải tháng 2 và 7 năm 2013 45
Bảng 3.6: Kết quả phân tích phân tích chất lượng nước thải sản xuất đầu vào
và đầu ra tháng 4/2013 46
Bảng 3.7: Kết quả phân tích khí thải tháng 8/2012 50
Bảng 3.8: Kết quả phân tích khí thải ống khói của máy phát điện 1250kw/h 51
Bảng 3.9: Kết quả phân tích khí thải ống khói của nồi hơi tháng 2/2013 52
Bảng 3.10: Kết quả phân tích khí thải tháng 7/2013 53
Bảng 3.11: Kết quả phân tích khí xung quanh tháng 8/2012 và tháng 7/2013 54
Bảng 3.12: Kết quả phân tích khí xung quanh (phía trước công ty – gần cổng
bảo vệ) tháng 2/2013 55
Bảng 3.13: Kết quả phân tích khí xung quanh (phía sau công ty – gần nhà ăn)
tháng 2/2013 55
Bảng 3.14: Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh chất thải rắn 56
Bảng 3.15: Biện pháp xử lý chất thải rắn 57
Bảng 3.16: Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh nước thải của nhà máy
Maxport1 63
Bảng 3.17: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tháng 3, 6, 9, 11 năm 2012 66
Bảng 3.18: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tháng 1 và tháng 4 năm 2013 67
Bảng 3.19: Kết quả phân tích nước thải sản xuất xưởng in tháng 4 + 6/201268
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

Bảng 3.20: Kết quả phân tích nước thải sản xuất xưởng in tháng 10 + 11/2012 69
Bảng 3.21: Kết quả phân tích nước thải xưởng in tháng 01 và 4 năm 2013 71

Bảng 3.22: Kết quả phân tích khí thải tháng 3 và tháng 6 năm 2013 75
Bảng 3.23: Kết quả phân tích khí thải tháng 9 và tháng 11 năm 2012 76
Bảng 3.24: Kết quả phân tích khí thải tháng 1 năm 2013 77
Bảng 3.25: Kết quả phân tích khí thải tháng 4 năm 2013 78
Bảng 3.26: Kết quả phân tích khí xung quanh tháng 3,4 năm 2012 79
Bảng 3.27: Kết quả phân tích khí xung quanh tháng 1 và tháng 4 năm 2013 80
Bảng 3.28: Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh chất thải rắn 81
Bảng 3.29: Biện pháp xử lý chất thải rắn 81
Bảng 3.30: Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh nước thải của công ty cổ
phần ô tô An Thái Coneco 88
Bảng 3.31: Kết quả phân tích nước thải tháng 9 năm 2012 91
Bảng 3.32: Kết quả phân tích nước thải tháng 4 năm 2013 93
Bảng 3.33: Kết quả phân tích khí thải tháng 4 năm 2013 97
Bảng 3.34: Kết quả phân tích khí xung quanh tháng 9 năm 2012 98
Bảng 3.35: Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh chất thải rắn 99
Bảng 3.36: Biện pháp xử lý chất thải rắn 100
Bảng 3.37: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý tháng 6 năm 2012 104
Bảng 3.38: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại cửa xả bể khử trùng
tháng 6 năm 2012 105
Bảng 3.39: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý tháng 10 năm 2012 106
Bảng 3.40: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý tháng 6 năm 2013 107
Bảng 3.41: Kết quả điều tra ý kiến trong việc đề xuất hiệu quả quản lý môi
trường KCN 116



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1: Quy trình sản xuất và CTR 34
Hình 3.2: Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt 36
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà ăn của công nhân 37
Hình 3.4: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 38
Hình 3.5: Mạng lưới thu gom nước thải sản xuất 39
Hình 3.6: Ảnh bể xử lý qua hệ thống màng lọc MBR 41
Hình 3.7: Sơ đồ xử lý nước mưa chảy tràn được mô tả như sau 43
Hình 3.8: Sơ đồ mô tả hệ thống hoạt động của thiết bị xử lý bụi AHU 49
Hình 3.9: Quy trình sản xuất và chất thải 61
Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy Maxport163
Hình 3.11: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải xưởng in 64
Hình 3.12: Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn của nhà máy 65
Hình 3.13: Công nghệ sản xuất sát si phụ - thùng xe và chất thải 84
Hình 3.14: Công nghệ sơn đối với vỏ xe (cabin) đã phốt phát hóa và chất thải 85
Hình 3.15: Công nghệ sơn đối với khung phụ và thùng xe và chất thải 85
Hình 3.16 : Công nghệ lắp ráp xe tải 86
Hình 3.17 : Công nghệ lắp ráp xe ô tô khách 87
Hình 3.18: Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất 89
Hình 3.19: Sơ đồ xử lý nước mưa chảy tràn 91
Hình 3.20: Trạm xử lý nước thải KCN Nguyễn Đức Cảnh 103
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang là
mục tiêu hướng tới của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mỗi KCN ra đời sẽ là
đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước

ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo
ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều
kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp, …
Ngoài ra, phát triển KCN cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu
đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Bình đã cho lập quy hoạch phát
triển 11 KCN trên địa bàn Tỉnh với tổng diện tích 1.500 ha từ năm 2000 đến
nay, trong đó lập quy hoạch chi tiết 6 KCN với diện tích 1030,12 ha, đó là
KCN Phúc Khánh rộng 129,78 ha, KCN Nguyễn Đức Cảnh rộng 101,89 ha,
KCN sông Trà rộng 250 ha; KCN Gia Lễ (huyện Đông Hưng) rộng 84,43 ha;
KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ) rộng 214,22 ha. Ngoài ra, tại mỏ khí đốt
huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh đã xây dựng KCN sử dụng nhiên liệu khí đốt
rộng 250ha.
Bộ máy tổ chức của Tỉnh tiếp tục được cải cách, trong đó tập trung vào
giải quyết thủ tục đầu tư nhanh. Theo đó, Ban Quản lý các KCN được thành
lập và hoạt động, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
ngay từ đầu năm 2004.
Mới chỉ có vài năm xây dựng phát triển, các KCN đã khẳng định được
vai trò tất yếu của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, những vấn đề còn tồn tại, bất cập
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

cần phải được làm rõ, nhất là các vấn đề môi trường để từ đó đề xuất các giải
pháp cho sự phát triển bền vững để các KCN ở Thái Bình tiếp tục phát triển
ổn định, trong những điều kiện cụ thể của địa phương và của đất nước.
KCN Nguyễn Đức Cảnh là một trong 11 KCN đã được phát triển ở
Thái Bình. Trong những năm qua KCN Nguyễn Đức Cảnh đã có những đóng
góp nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Tuy nhiên cần hoàn

thiện công tác quản lý môi trường tại KCN này để phát triển bền vững. Trước
thực tế đó, tôi tiến hành đề tài “Thực trạng công tác quản lý môi trường tại
Khu công nghiệp Nguyễn ðức Cảnh - thành phố Thái Bình”.
Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
Mục tiêu:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Nguyễn Đức
Cảnh – thành phố Thái Bình từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý môi trường KCN.
Yêu cầu:
- Khái quát KCN Nguyễn Đức Cảnh – thành phố Thái Bình
- Nghiên cứu thực trạng quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh
- Đánh giá công tác quản lý môi trường KCN Nguyễn Đức Cảnh
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCN
Nguyễn Đức Cảnh.





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KCN và công tác quản lý môi trường KCN
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về KCN,
KCX, khu kinh tế (KKT) thì:
“KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo

điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
“KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy
hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ
thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh
viện, trường học và khu chung cư… ”
Quan niệm trên về KCN là của các nhà quản lý Thái Lan và của một số
các nhà kinh tế học các nước công nghiệp thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á
như Malaysia, Philipine… Nếu hiểu KCN đồng nhất với thành phố công
nghiệp trên giác độ quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những
điều kiện cần thiết cho các sinh hoạt của cộng đồng, thì khái niệm KCN chưa
phản ánh nội dung kinh tế, với những mối liên hệ bên trong cùng với sự vận
động và mục đích hoạt động của KCN. Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là
cách tiếp cận KCN từ giác độ quy hoạch xây dựng KCN và tổ chức đời sống
xã hội, trong đó chúng cần được kế thừa. (Đặng Văn Thắng, 2006, [16])
1.1.2. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường
• Quản lý môi trường
Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường (QLMT) gồm hai
nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh
nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14.000) và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống
trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT, nhưng được sử
dụng nhiều nhất là hai định nghĩa:
“QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể
QLMT hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ
thống môi trường và các khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi

tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù
hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành” (Trần Thanh Lâm, 2006, [11])
“QLMT là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan
đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” (Lưu Đức Hải, 2006, [5])
QLMT được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục… Các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy
mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia
đình,…(Lê Văn Khoa, 2009, [10])
• Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ QLMT là các biện pháp hành động thực hiện công tác QLMT
của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công cụ QLMT rất đa dạng,
mỗi một công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ
trợ lẫn nhau. Mỗi một quốc gia hay địa phương, tùy theo điều kiện cụ thể có
thể lựa chọn các công cụ thích hợp cho từng hoạt động cụ thể. Bên cạnh việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

sử dụng, các công cụ QLMT đòi hỏi phải nghiên cứu và hoàn thiện thường
xuyên với xu hướng ngày càng tinh vi hơn, hiệu lực hơn.
Công cụ QLMT có thể phân loại theo chức năng thành: công cụ điều
chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ.
Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành
động là công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội như các quy
định hành chính, quy định xử phạt… và công cụ kinh tế. Công cụ hành động
là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong việc thực hiện

công tác bảo vệ môi trường (BVMT).
Các công cụ phụ trợ dùng để quan sát, giám sát chất lượng môi trường
(MT), giáo dục ý thức MT. Công cụ phụ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoàn chỉnh
hai loại công cụ đã nói trên. Thuộc về loại này có các công cụ kĩ thuật như
GIS, mô hình hóa, đánh giá MT, kiểm toán MT, quan trắc MT.
Các công cụ quản lý môi trường được phân loại theo nhiều góc độ khác
nhau như là theo chức năng hay theo bản chất. Tuy nhiên hình thức hay được
sử dụng và nhắc tới nhất là phân loại theo bản chất. Theo đó, công cụ quản lý
môi trường được chia ra thành:
- Công cụ luật pháp – chính sách bao gồm: các văn bản về luật quốc tế,
luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương…
- Công cụ kỹ thuật quản lý: các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát
và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và
phân bố chất ô nhiễm trong MT. Loại công cụ này bao gồm: đánh giá tác
động MT, quan trắc MT, tái chế và xử lý chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản
lý có thể được áp dụng thành công trong bất kỳ nền kinh tế nào.
- Công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí, lệ phí… đánh vào thu nhập
bằng tiền của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế rất đa
dạng, thí dụ: thuế MT, nhãn sinh thái, phí MT, cota MT, quỹ MT… Các công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

cụ kinh tế được áp dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt
động của tổ chức kinh tế để tổ chức đó đưa ra các hành vi ứng xử có lợi hoặc
ít nhất không gây hại tới MT. Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài

nguyên & Môi trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô
lớn); UBND tỉnh (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc
thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy
mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định của
Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các
KCN còn có: Ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trong KCN.
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) đã quy định trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề
liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường của các KCN như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7



Hình 1.1: Sơ ñồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
môi trường KCN (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009, [1])
- BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường
KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo
ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo
vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối
hợp với Bộ TN&MT , Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm
về bảo vệ môi trường trong KCN.
- Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường,
chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và
các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ
trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
bảo vệ môi trường KCN.
- Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở
hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công
trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám
sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung của KCN. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009, [1])
1.3. Chất lượng quản lý các khu công nghiệp ở Thái Bình
Nhằm thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập,
đẩy nhanh tốc độ phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu hút
lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, được phép của Chính phủ, Thái
Bình đã cắt một phần đất đai nông nghiệp để qui hoạch, xây dựng các KCN.
Rút kinh nghiệm của các tỉnh đi trước, ngay từ đầu, Thái Bình đã chú trọng
đến chất lượng quản lý các KCN (qui hoạch, xây dựng, thu hút đầu tư, xử lý
môi trường…) một cách bài bản, đồng bộ. (Hoàng Duy, 2011,[4])
Về công tác qui hoạch các KCN, Thái Bình nhằm vào ven trục đường
giao thông lớn là quốc lộ số 10, bắt đầu từ Nam Định, chạy từ Nam đến Bắc
tỉnh Thái Bình với chiều dài hơn 40 km, điểm cuối đoạn đường là Cầu Nghìn,
cách cảng Hải Phòng khoảng 30 km. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc xuất,
nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm cho các KCN trong tỉnh. Khai thác lợi thế
này, từ năm 2001 đến nay, Thái Bình đã qui hoạch 5 KCN ven quốc lộ 10: 3
KCN tại thành phố Thái Bình gồm KCN Phúc Khánh rộng 129,78 ha, KCN
Nguyễn Đức Cảnh rộng 101,89 ha, KCN sông Trà rộng 250 ha; KCN Gia Lễ
(huyện Đông Hưng) rộng 84,43 ha; KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ) rộng
214,22 ha. Ngoài ra, tại mỏ khí đốt huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh đã xây dựng
KCN sử dụng nhiên liệu khí đốt rộng 250ha. Tổng diện tích 6 KCN hiện có
của tỉnh là 1030,12 ha.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

Trước khi bước vào công tác qui hoạch các KCN, các nhà lãnh đạo và
quản lý kinh tế Thái Bình đều xác định, thu hút đầu tư đến đâu thì thu hồi đất
tới đó; cấp, cho thuê đất không tràn lan mà theo hình thức "cuốn chiếu". Đất
đã qui hoạch, chưa sử dụng phải để dân tận dụng trồng cấy. Với ý thức đó,
đến thời điểm này các KCN mới thu hồi 636,85 ha, trong đó đất cho thuê là
463,25 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 81,28% so với đất thu hồi. Đây là tỉnh đạt tỷ lệ
cao nhất so với bình quân chung của cả nước. (Hoàng Duy, 2011, [4])
Trong công tác thu hút đầu tư, Thái Bình cũng có nhiều điểm mới so
với các tỉnh, thành phố khác. Trước hết, tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư tại 2
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, thông qua
nhiều kênh khác nhau, tỉnh xúc tiến đầu tư tại một số tỉnh, thành phố của
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, thậm chí đến tận Liên bang Nga, châu Âu
và một số nước Đông Nam Á. Trong các cuộc xúc tiến đầu tư, Thái Bình giới
thiệu đầy đủ tiềm năng đất đai, lao động, khả năng tiếp cận thiết bị công nghệ
mới của lớp lao động trẻ, có văn hóa khá của Thái Bình; hệ thống đào tạo, dạy
nghề, tín dụng, dịch vụ phục vụ cho các KCN. Đặc biệt là, một số chính sách
ưu đãi phù hợp với luật Đầu tư được tỉnh áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Thái Bình. Song song với việc
xúc tiến kêu gọi đầu tư sản xuất kinh doanh, ngay từ đầu, Thái Bình còn kêu
gọi các nhà đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tính đến nay, đã có tới
3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó, có Công ty cổ phần Đài
Tín (Đài Loan) đã rất thành công khi đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN
Phúc Khánh. Chính Đài Tín đã mời gọi được nhiều doanh nghiệp nước ngoài
vào đầu tư sản xuất. Tại KCN sông Trà, một công ty trong nước được phép
kinh doanh cơ sở hạ tầng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp bắt tay vào xây
dựng nhà máy, xí nghiệp, trong đó có một công ty của nước ngoài. Thái Bình
cũng là tỉnh sớm thành lập Ban quản lý các KCN, ngay sau khi qui hoạch xây
dựng 2 KCN tại thành phố Thái Bình. Ban quản lý KCN đã tham mưu cho

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

UBND Tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư, giải
quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp, đã hình thành hệ thống "một cửa và
một cửa liên thông’’ hoạt động đồng bộ, thường xuyên và nền nếp. (Hoàng
Duy, 2011, [4])
Với quyết tâm giành mọi cố gắng cho các nhà đầu tư để sớm lấp đầy
các KCN, đến nay, Thái Bình đã thu hút được 134 dự án đăng ký đầu tư vào
các KCN, với số vốn đăng ký 10.869,539 tỷ đồng, vốn đã thực hiện được
10.303 tỷ đồng, đạt 94,8% so với tổng số vốn đăng ký. Trong đó có 34 dự án
FDI (chiếm 25% tổng dự án) với số vốn đầu tư 4.975,34 tỷ đồng, đạt bình
quân suất vốn trong nước 58,94 tỷ đồng, suất vốn FDI đạt 146,33 tỷ đồng/một
dự án, cao gấp 3 lần suất vốn đầu tư bình quân chung của cả nước. Ngoài ra,
Thái Bình còn thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư vào các cụm, điểm
công nghiệp, các làng nghề trong tỉnh. (Hoàng Duy, 2011, [4])
Xuất phát từ thực tại "tấc đất, tấc vàng", cộng với sự quan tâm sâu sắc,
đôn đốc thường xuyên, kịp thời, nên đến nay các KCN của Thái Bình đã có
131/134 dự án đi vào sản xuất (còn lại đang xây dựng), thu hút 42.912 lao
động vào làm việc, bằng 70% số lao động các dự án đăng ký. Trong đó 2
KCN Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh đã lấp đầy các nhà máy, xí nghiệp
đang đi vào sản xuất. Các KCN khác như Gia Lễ, Tiền Hải đạt tỷ lệ lấp đầy
60 - 70 %. (Hoàng Duy, 2011, [4])
Những năm đầu của thập niên này, Thái Bình còn thiếu kinh nghiệm
quản lý và xử lý môi trường tại các KCN, nên có lúc nước thải công nghiệp
chưa qua thanh lọc chảy tự do ra sông, rác thải công nghiệp đổ ra ven đường
làm ô nhiễm nguồn nước, gây tổn thất cho nông nghiệp khu vực xung quanh
KCN. 5 năm trở lại đây, công tác bảo vệ môi trường đã được chú trọng. KCN
Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng cho
trạm xử lý nước đạt tiêu chuẩn quốc gia; các đường nội bộ được trồng cây

xanh. Tại KCN Tiền Hải, đã qui hoạch một hồ khá lớn để các doanh nghiệp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

sản xuất sành sứ, thủy tinh, gạch ốp lát… chôn lấp sản phẩm hỏng, các loại
khuôn phế thải. Các KCN khác đều được chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng
đồng bộ với xử lý nước thải, rác thải và trồng cây xanh. Nhờ sự cố gắng đó,
đến nay công tác giữ gìn môi trường ở các KCN đã giảm hẳn sự bức xúc của
xã hội. (Hoàng Duy, 2011, [4])
Năm 2011, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng giá trị sản xuất của các
KCN của tỉnh đã đạt 3811,808 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tăng 18% so
với năm 2010, chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp toàn tỉnh. Nhiều chỉ tiêu như kim ngạch xuất khẩu đạt 181 triệu USD,
tăng 19% so với năm 2010, chiếm 36% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh; kim ngạch
nhập khẩu đạt 228 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt 455 tỷ đồng. Kết
quả này đã góp phần giành thắng lợi bước đầu trong việc thực hiện Nghị
quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ tại Thái Bình. (Hoàng Duy, 2011, [4])
Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý, giúp các doanh nghiệp đầu tư
vào các KCN duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, năm 2011, Thái Bình
còn giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ
hàng tồn kho; đôn đốc các doanh nghiệp đăng ký sử dụng và ký kết thỏa ước
lao động, thành lập 53 công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh tại các KCN; kiểm
tra, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện tốt luật lao động, luật bảo hiểm. Đến
nay, 06 KCN trong tỉnh đã có 30.232 lao động/42.912 người (bằng 70%)
được tham gia 3 loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai
nạn. Các chế độ tiền công, tiền thưởng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các
doanh nghiệp cũng được Ban quản lý các KCN và các ngành phối hợp kiểm
tra thường xuyên, vì vậy tình trạng đình công, lãn công hạn chế hơn các năm
trước đây. (Hoàng Duy, 2011, [4])
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

1.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường KCN trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường KCN trên thế giới
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và
KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước thải
sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại
đáng kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.
• Hóa chất ðộc hại
Các chất gây hại cho sức khỏe con ngýời và môi trýờng. Nãm 2004 ở
Bắc Mỹ các cõ sở công nghiệp ðã tạo ra trên 5 triệu tấn hóa chất ðộc hại.
Giai ðoạn 1998-2004, tổng số sự phát thải của chất gây ung thý và các
chất ðộc hại giảm 26% ở Hoa Kỳ và Canada, so với mức giảm 15% trong tất
cả các hóa chất theo dõi. (Industrial Pollution and Waste, 2009, [8])
• Khí nhà kính
Khí nhà kính là những khí có khả nãng hấp thụ các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) ðýợc phản xạ từ bề mặt trái ðất khi ðýợc chiếu sáng bằng ánh
sáng Mặt Trời, sau ðó phân tán nhiệt lại cho Trái Ðất, gây nên hiệu ứng nhà
kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hõi nýớc, CO
2
, CH
4
, N
2
O, O
3
, các
khí CFC. Công nghiệp nãng lýợng ở Bắc Mỹ ðã thải ra khí CO
2
, gần ngang

bằng với lýợng khí thải CO
2
phát sinh từ việc sử dụng nãng lýợng trong các
lĩnh vực thýõng mại và dân cý nông nghiệp kết hợp. Tổng lýợng phát thải khí
nhà kính ở Bắc Mỹ lên tới hõn 8,5 tỷ tấn CO
2
trong nãm 2005. (Industrial
Pollution and Waste, 2009, [8])
Ngân hàng thế giới ðã ýớc tính các KCN ở Tây Nam Nigiêria ðã thải ra
6.970 tấn /nãm chất gây ô nhiễm không khí (SO
2
, NO
2
, CO, VOC).
• Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính khác. Lượng chất thải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

nguy hại được tạo ra rất lớn trong các KCN. Tại Hoa Kỳ, gần 34,8 triệu tấn
chất thải nguy hại đã được tạo ra vào năm 2005, chủ yếu dưới dạng chất thải
lỏng. Chính phủ ước tính hàng năm Canada cũng tạo ra khoảng 6 triệu tấn
chất thải nguy hại. Ở Mexico, hơn 35.000 cơ sở trong năm 2004 đã phát thải
khoảng 6.170.000 tấn. (Industrial Pollution and Waste, 2009, [8])
• Gujarat và Maharashtra ở Ấn Độ
Các KCN ở Gujarat đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường.
Nước thải chưa qua xử lý được đổ thẳng ra sông khiến các dòng sông ở
Gujarat trở nên ô nhiễm. Mẫu nước lấy tại sông Khari nơi mà nó chảy qua Lali
có pH = 2 cho thấy tính axit rất cao, chỉ số BOD5 cao gấp 14 lần, COD cao gấp

16 lần so với giới hạn cho phép. Khi các KCN đi vào hoạt động nó còn làm ô
nhiễm cả nguồn nước ngầm và làm giảm năng suất lúa, hoa màu. Tháng 8 năm
1999 mẫu nước ngầm lấy tại làng Lali phân tích tại Viện Công nghệ Ấn Độ cho
thấy hàm lượng thủy ngân cao 211 lần so với giới hạn cho phép. Thủy ngân là một
kim loại nặng rất độc hại, nó gây tổn thương thận và hệ thần kinh trung ương.
Bờ biển Maharashtra của Ấn Độ có một ngành công nghiệp dầu khí
phát triển tốt, thu hút nhiều công ty hóa chất. Maharashtra chiếm một phần tư
doanh thu hàng năm của ngành hóa chất quốc gia. Hoạt động công nghiệp đã
thúc đẩy GDP tăng cao và tạo các khoản thu, nhưng nhà nước bắt đầu phải trả
một chi phí lớn do suy thoái môi trường. Công nghiệp hóa chất cũng đã làm ô
nhiễm cả bờ biển. Ban kiểm soát ô nhiễm Maharashtra chỉ ra rằng không khí
của thành phố cũng đã bị ô nhiễm. (Industry at any cost, 2000, [9])
• Ở Mỹ
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa đưa ra một bản báo cáo khá
dày về tình trạng ô nhiễm chất thải từ các KCN tại nước này. Theo đó,
trong năm 2001, lượng chất thải công nghiệp được đưa ra môi trường có
giảm khoảng 15% so với các năm trước. Tuy nhiên, mức chì có trong đó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

lại cao hơn rất nhiều và vẫn còn tồn tại trong môi trường. Theo tính toán,
nền công nghiệp khổng lồ của Mỹ hàng năm thải ra môi trường khoảng
6,2 tỷ pound (chừng 2,81 triệu tấn) hoá chất độc hại. Tuy có giảm về
lượng so với trước, nhưng chúng ngày càng mang nhiều độc tính hơn và
khó phân huỷ trong môi trường hơn.
Miền Tây nước Mỹ luôn đứng đầu trong danh sách các bang thải
nhiều chất hoá học độc hại. Đây cũng là khu tập trung nhiều vùng khai
thác khoáng sản và dầu mỏ trong cả nước. Theo thống kê, một nửa trong
số lượng kim loại nặng của cả nước Mỹ xuất phát từ miền Tây. Bang
Nevada đứng đầu với 355,5 nghìn tấn hoá chất, Utah tiếp sau với 348,3

nghìn tấn, Arizona 275,1 nghìn tấn. Hầu hết chúng đều được sử dụng để
phục vụ ngành khai khoáng.
Các cơ sở sản xuất điện cũng "đóng góp" 17% vào số lượng hoá chất
độc hại thải ra môi trường. Đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện ở Ohio và
Indiana. Các cơ sở sản xuất hoá chất khác như dược phẩm và một số ngành
khác cũng đưa ra môi trường khoảng 1/10 tổng số lượng rác thải hoá chất.
Hoá chất thải ra từ các cơ sở công nghiệp đều có tác động không tốt
đối tới sức khoẻ người dân. Chúng là nguyên nhân của các căn bệnh ung
thư, thần kinh và khả năng sinh sản. Hàng năm, EPA đều có các bản báo
cáo về môi trường trong nước. Theo các báo cáo này, mức độ ô nhiễm của
nước Mỹ đều có xu hướng tăng về sự nguy hại. Mặc dù lượng chất thải có
giảm nhẹ, nhưng các thành phần hợp chất của số chất thải đó lại trở nên
nguy hiểm hơn.
Chính phủ Mỹ luôn bị coi là thủ phạm số một trong việc thải khí
nhà kính, tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ thừa nhận
trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, các vấn đề ô nhiễm của riêng nước
Mỹ cũng đã đủ làm họ đau đầu. (Mạnh Trường, 2003, [17])
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường KCN ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng
tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư
sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những
năm gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ. Từ năm 1976 đến
1990 nước ta mới chỉ có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp nhưng
đến năm 2004 số người mắc bệnh đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597
người. Tổng số tiền chi trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ năm 2000 đến 2004 là
hơn 50 tỉ đồng. Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến gánh nặng bệnh tật

của cộng đồng tại đó cũng gia tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới đời sống của chính những người lao động trong KCN và cả cộng đồng
dân cư sống gần đó.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu
tổn thất do ô nhiễm MT lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy nền kinh tế
mất khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP năm 2007, và khoảng 4,2
tỉ USD trong 76 tỉ USD của GDP năm 2008. Cũng theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh
vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường .
Tổn thất tới hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện
tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ô xy trong nước, các loài thủy sinh bị
thiếu ô xy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất
như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến
động thực vật thủy sinh đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của
các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

×