1
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Anh Tuấn
Phó trưởng ban Ban quản lý
các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM
1. Giới thiệu chung:
Tính đến 31/03/2009, thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX, 10 KCN đi vào hoạt
động với 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,43 tỷ USD.
Trong đó, đầu tư nước ngoài 463 dự án, vốn đầu tư đăng ký 2,62 tỷ USD; đầu tư trong
nước 689 dự án, vốn đầu tư 27.104,24 tỷ đồng (tương đương 1,81 tỷ USD); 250.000 công
nhân; kim ngạch xuất khẩu lũy kế 20,5 tỷ USD. Tổng diện tích đất thuê lũy kế là
1.238/1.600ha đất thương phẩm được phép cho thuê của 13 KCX, KCN đang hoạt động,
đạt tỷ lệ lấp đầy 77%. Trong tổng số 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 971 dự án đang
hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD.
2. Tình hình quản lý môi trường tại các KCX, KCN:
2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường:
- Ngày 14/03/2008 Chính phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, theo đó Ban quản lý sẽ thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến công tác quản lý môi trường như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN, kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT).
- Theo Thông tư 4/2008 TT-BTNMT ngày 18/09/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện đề án BVMT, Ban quản lý đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi
trường, cụ thể đã thực hiện xác nhận và phê duyệt các đề án BVMT các doanh nghiệp đã
hoạt động trong KCX, KCN.
- Theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 28/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết BVMT và Quyết định 30/2009/QĐ-UBND ngày 13/4/2009 của UBND thành phố về
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
thành phố (HEPZA) thì HEPZA chuẩn bị thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN.
- Căn cứ Quyết định 30/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 13/04/2009
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 1519/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày
13/04/2009 về việc thành lập Thanh tra Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, theo đó HEPZA sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong
công tác quản lý và BVMT trong khu công nghiệp.
2.2. Tình hình công tác BVMT:
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT:
a. Tại HEPZA:
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong KCX và KCN, HEPZA thành lập
Phòng quản lý môi trường (trên cơ sở tách ra từ Phòng quản lý Xây dựng và Môi trường từ
tháng 9/2008). Bên cạnh đó, còn có 2 Phòng Đại diện HEPZA tại KCX, KCN có chức năng
có cán bộ nắm thông tin tại từng khu, làm đầu mối kiểm tra doanh nghiệp trên các lĩnh vực
2
lao động, xây dựng, môi trường…. Hiện nay số chuyên viên về QLMT của HEPZA là 8
người (5 của Phòng quản lý môi trường, 3 của Phòng Đại diện).
b. Tại các Công ty PTHT (Phát triển hạ tầng) KCX, KCN:
Căn cứ điều 36 Luật BVMT, từ tháng 9/2008, HEPZA đã yêu cầu các Chủ đầu tư
KCX, KCN thành lập bộ phận chuyên trách BVMT tại các Công ty PTHT trong đó có một
lãnh đạo Công ty PTHT phụ trách. Hiện nay số lượng cán bộ của Bộ phận BVMT các khu
là trên 100 người có đào tạo để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động
BVMT, phát hiện các hành vi vi phạm về môi trường, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Từ tháng 9/2008, công việc kiểm tra định kỳ và giám sát các doanh nghiệp là nhiệm vụ của
Bộ phận BVMT các Công ty PTHT KCX, KCN; trường hợp khó khăn, HEPZA và phối
hợp Sở TNMT hỗ trợ. Định kỳ hàng tháng, HEPZA có chế độ giao ban với Bộ phận
BVMT các KCX, KCN làm luân phiên tại từng khu, có tham quan thực tế hệ thống XLNT
(xử lý nước thải) tập trung của khu để trao đổi kinh nghiệm.
2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường đã thực hiện:
- HEPZA đã chủ động kiểm tra và phối hợp với Sở TNMT kiểm tra, thanh tra về
môi trường các doanh nghiệp: Từ năm 2001 đến năm 2006: 2.165 lượt doanh nghiệp.
Trong năm 2007 đã xử phạt 77 trường hợp với số tiền 1.021.000.000 đồng, năm 2008 xử
phạt 184 doanh nghiệp vi phạm với số tiền phạt là 1.890.500.000 đồng.
- Từ tháng 7/2002 đến tháng 6/2006 (Thực thi quyết định 76) HEPZA đã cấp 590
Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho các dự án đầu tư vào các KCX,
KCN của thành phố.
- Từ tháng 01/2009 đến 31/03/2009 (Thực thi Thông tư 04) HEPZA đã phê duyệt 1
và xác nhận 9 bản đề án BVMT.
- Ngoài những công tác chuyên môn, HEPZA còn hỗ trợ công tác tập huấn kiến
thức các văn bản quy định hiện hành về BVMT, sản xuất sạch…cho các doanh nghiệp
trong KCX, KCN.
- Từ tháng 9/2008, HEPZA đã có văn bản đề nghị các Công ty PTHT KCX, KCN
bắt đầu thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát về môi trường và thông báo cho các doanh
nghiệp biết để hỗ trợ thực hiện. Cho đến nay công tác này đã dần ổn định, bộ phận BVMT
các KCX, KCN đã thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát định kỳ về BVMT đối với các
doanh nghiệp. HEPZA cũng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách
về BVMT.
- Công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT, danh sách
doanh nghiệp đã khắc phục, danh sách các đơn vị tư vấn - cung ứng dịch vụ về BVMT trên
trang Web của HEPZA để sử dụng sức mạnh của công luận và công khai thông tin về
BVMT theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Công tác BVMT tại các KCX, KCN
2.2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
a. Nhà máy xử lý nước thải tập trung:
Đến tháng 9/2008, 12/13 KCX, KCN đã có nhà máy XLNT đi vào vận hành.
Riêng KCN Tân Phú Trung đã xây dựng xong nhà máy XLNT tập trung nhưng việc
đấu nối nước thải từ các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi KCN được
thành lập) vào mạng lưới thu gom đang được triển khai.
Hiện nay, tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy XLNT tại các
KCX, KCN của thành phố là 53.000m3/ngày.
b. Mạng lưới thu gom nước thải:
3
Có 12/13 KCX, KCN về cơ bản đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải để
đưa toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp về nhà máy XLNT tập trung.
Riêng KCN Tân Phú Trung đã thi công mạng lưới đường ống thu gom nước thải
tạm cho các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi KCN được thành lập) để
đưa nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, dự kiến tháng 5/2009 sẽ thu gom
toàn bộ nước thải phát sinh.
2.2.3.2. Xử lý nước thải cục bộ và đấu nối nước thải của các doanh nghiệp:
Hiện nay, trong tổng số 971 doanh nghiệp đang hoạt động, có 334 doanh nghiệp
có phát sinh nước thải; trong đó có: 264 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất quy
mô lớn, nước thải ô nhiễm đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ và được Sở
TNMT nghiệm thu; 72 doanh nghiệp còn lại chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải
cục bộ (Hầu hết những doanh nghiệp có phát sinh lưu lượng nước thải sản xuất thấp,
phát sinh không thường xuyên như: nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải, vệ sinh
thiết bị và nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà ăn).
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất quy mô lớn, nước
thải ô nhiễm đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng chất lượng nước sau xử lý
của một số doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN. Nhiều doanh nghiệp xây
dựng hệ thống XLNT cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành khi có kiểm
tra; hoặc có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hoặc không vận
hành, dẫn đến nhà máy XLNT tập trung của KCN bị quá tải về nồng độ.
Về tình hình đấu nối nước thải, cho đến nay, cơ bản tất cả các doanh nghiệp tại
12/13 KCX, KCN đều đã đấu nối vào mạng lưới thu gom nước thải để đưa về nhà máy xử
lý nước thải tập trung của KCN. Một vài trường hợp do KCN đang tiến hành hoàn chỉnh hệ
thống thu gom nước thải nên các doanh nghiệp chưa đấu nối hoàn chỉnh vào (Khu A KCN
Hiệp Phước, Tân Phú Trung).
2.2.3.3. Tình hình xử lý khí thải tại các KCX, KCN:
Trong tổng số 971 doanh nghiệp đang hoạt động, có 174 trường hợp phát sinh bụi,
khí thải đặc trưng, chủ yếu bao gồm các tác nhân chính như: Khí thải lò hơi, hơi axít từ quá
trình xi mạ, hơi dung môi của công đoạn sơn, mùi hôi của quá trình thuộc da…và bụi từ
các công đoạn sản xuất gỗ, đánh bóng. Hiện đã có 92 doanh nghiệp lắp đặt thiết bị thu
gom, xử lý bụi thải, khí thải đặc trưng, 82 doanh nghiệp còn lại chủ yếu có phát sinh khí
thải lò hơi.
2.2.3.4. Thu gom và xử lý CTR (chất thải rắn), chất thải nguy hại (CTNH) tại
các KCX, KCN:
- Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khoảng hơn 20 doanh nghiệp thực hiện
công việc thu gom, trung chuyển, phân loại và xử lý chất thải rắn, CTNH. Các doanh
nghiệp này đều được Bộ/Sở TNMT cấp Giấy phép hành nghề và thực hiện công tác thu
gom chất thải trong KCX, KCN.
- Tuân thủ theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 và
của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quyết định về việc ban hành Danh mục chất thải nguy
hại và Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 12/2006/TT-BTNMT ngày
26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành
nghề, mã số quản lý CTNH, các doanh nghiệp KCX, KCN đã từng bước xác lập cho công
ty mình một quy trình thu gom, lưu trữ, chuyển giao chất thải theo đúng quy định hiện
hành. Cho đến hết tháng 3/2009, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã cấp trên 400
Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCX, KCN.
4
Tính đến nay, trong tổng số 13 KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố
thì đã có 3 KCX (Tân Thuận, Linh Trung và Linh Trung II) và 2 KCN (Tân Bình, Lê Minh
Xuân) có đầu tư trạm phân loại, trung chuyển rác thải các loại; các KCN còn lại thì phần
lớn do các đơn vị có chức năng trên địa bàn thành phố thu gom trực tiếp tại các nhà máy có
phát sinh. Ngoài ra các trạm XLNT tập trung phát sinh lượng bùn thải sẽ được Công ty
PTHT KCN thu gom giao Công ty Môi trường đô thị thành phố xử lý.
Đối với các doanh nghiệp có ý thức cao về công tác quản lý, xử lý CTNH thì tuân
thủ đúng quy trình thu gom phân loại đúng quy định và ký kết Hợp đồng với các đơn vị có
chức năng để xử lý triệt để. Đối với lượng rác công nghiệp, phế liệu thì doanh nghiệp ký
hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển để đưa về các trạm trung
chuyển. Phần lớn các doanh nghiệp này đều tuân thủ đúng theo các nội dung yêu cầu của
Sổ Đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được Sở TNMT cấp.
2.2.4. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về môi trường:
HEPZA đã chủ động phối hợp cùng Công ty PTHT KCN tiếp nhận thông tin khiếu
nại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra hiện trường và yêu cầu doanh
nghiệp vi phạm phải có giải pháp khắc phục tránh gây ô nhiễm khu vực lân cận. Thời gian
qua, các vụ kiện thông thường đã được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên vẫn có một số trường
hợp kéo dài mà trong quá trình giải quyết, HEPZA phải phối hợp với Thanh tra Sở TNMT,
chính quyền địa phương.
3. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công tác quản lý môi trường:
3.1. Những thuận lợi:
- Tính đến tháng 4/2009, những cơ sở pháp lý về công tác quản lý môi trường tại
các KCX, KCN đã được UBND thành phố ủy quyền thì HEPZA sẽ tiếp nhận và xử lý các
hồ sơ pháp lý liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCX, KCN
như thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận và phê duyệt
các đề án BVMT. Sắp đến, HEPZA sẽ làm việc với UBND các Quận - Huyện có KCX,
KCN để thực hiện việc ủy quyền về Cam kết BVMT của doanh nghiệp mới thành lập trong
khu.
- Việc thành lập Thanh tra của HEPZA sẽ góp phần tăng cường tính thời gian và
hiệu quả xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm trong công tác
BVMT.
- Sự hỗ trợ tích cực của Sở TNMT trong công tác kiểm tra, thanh tra và xử phạt các
đơn vị vi phạm về môi trường trong các KCX và KCN.
- Việc hình thành và hoạt động lực lượng cảnh sát môi trường cũng góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về
BVMT.
- Chi cục BVMT phối hợp tốt trong công tác thu phí BVMT đối với nước thải công
nghiệp trong các KCX và KCN.
- Các Công ty PTHT KCN phối hợp thường xuyên trong công tác kiểm tra và giải
quyết các vấn đề môi trường phát sinh đặc biệt là vai trò của bộ phận BVMT của các KCX,
KCN.
- Các KCX và KCN đã cơ bản xây dựng hoàn chỉnh hệ thống XLNT và đưa vào
vận hành ổn định. Ý thức của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao trong công tác
BVMT thông qua việc đầu tư, vận hành các trạm XLNT.
- Phản ánh kịp thời và hiệu quả của các cơ quan thông tấn cũng góp phần nâng cao
nhận thức BVMT, phê phán những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp.
5
3.2. Khó khăn:
3.2.1. Về cơ sở pháp lý:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, vừa
thiếu vừa chồng chéo, chưa có hệ thống chế tài nghiêm khắc đủ sức răn đe sự vi phạm nên
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT thấp.
- Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh
phòng, chống tội phạm về môi trường (Cảnh sát môi trường) chưa cụ thể, rõ ràng và thống
nhất nên hoạt động đang gặp một số khó khăn, lúng túng, chưa phát huy tốt hiệu lực, hiệu
quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT.
- Các nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường bên trong KCX, KCN
chưa được quy định cụ thể (quản lý nước thải, quản lý chất thải rắn, quản lý khai thác nước
ngầm, quản lý khí thải…).
- Các quy định về cưỡng chế khi bị xử lý vi phạm hành chính về môi trường chưa
được cụ thể. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính bằng tiền chưa đủ mạnh để chấn
chỉnh các hành vi vi phạm. Nhiều trường hợp không tuân thủ các quyết định xử lý vi phạm,
không đóng tiền phạt, không thực hiện các yêu cầu khắc phục về môi trường. Các hình thức
xử lý vi phạm nghiêm khắc như đóng cửa sản xuất, ngưng cung cấp nước sạch, ngưng cung
cấp điện, không cho thoát nước thải hoặc xử lý hình sự đối với một số doanh nghiệp vi
phạm nghiêm trọng chưa được thực hiện. Do đó, các doanh nghiệp vi phạm, tái phạm công
tác BVMT còn phổ biến.
3.2.2. Về hoạt động BVMT:
- Mạng lưới thu gom nước mưa đi ngầm của một số KCN, dẫn đến tình trạng khó
kiểm soát đấu nối thoát nước thải của doanh nghiệp, có một số doanh nghiệp lén đấu nối
nước thải vào nước mưa. Ngoài ra, do mạng lưới thoát nước mưa liên thông với mạng lưới
thoát nước hay kênh rạch bên ngoài KCX, KCN do đó có tình trạng nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp từ bên ngoài chảy vào bên trong KCX, KCN gây ô nhiễm môi
trường nước mặt. Bên cạnh đó, thủy triều cũng ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước mưa,
khi triều dâng lên cao chảy tràn vào nhà xưởng, khi thủy triều rút xuống gây nên hiện
tượng nước chảy ra từ hệ thống thoát nước mưa của doanh nghiệp ra ngoài, vì vậy khi kiểm
tra lại cho rằng doanh nghiệp đấu nối thoát nước sai.
- Việc xử lý bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung tại một số KCN chưa được quan
tâm và xử lý đúng quy định dẫn đến vi phạm trong việc quản lý chất thải nguy hại.
- Việc giám sát chất lượng môi trường định kỳ không phản ánh trung thực mức độ ô
nhiễm do hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp gây ra (khi kiểm tra phải có văn bản
thông báo đến các doanh nghiệp).
- Các doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ báo cáo chất lượng môi trường một cách
đều đặn và đúng thời gian. Việc tổng hợp và xử lý thông tin báo cáo chưa có hướng dẫn chi
tiết, cơ quan quản lý chỉ tiếp nhận mà thiếu việc phản hồi cho doanh nghiệp các yêu cầu
cần khắc phục, sửa chữa.
- Quy định về quan trắc chất lượng môi trường định kỳ chưa hợp lý (ví dụ đối với
một số loại hình công nghiệp không phát sinh ô nhiễm vẫn phải đo đạc nước thải, khí thải 3
tháng/lần là không hợp lý).
- Việc quản lý chất thải rắn, CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như đối với các trường hợp doanh nghiệp chỉ phát sinh
một lượng CTNH khối lượng nhỏ (giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn) thì khó hợp đồng với các
đơn vị thu gom, xử lý dẫn đến việc bị xử lý vi phạm trong công tác quản lý CTNH. Còn
nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng chuyển giao xử lý chất thải nguy hại nhưng tuân thủ đúng