LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lời cám ơn
Sau hơn 3 tháng thực hiện bài luận, em đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm quý báu, sự học hỏi của chúng em có được đều do tập thể giảng
viên khoa môi trường và công nghệ sinh học nói chung và Ths. Lê Thị Vu
Lan của Trường ĐH Kỹ Thuật Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Thông qua đây, em xin thay mặt tập thể lớp 09HMT1 nói chung và em
nói riêng muốn nói lời cám ơn chân thành nhất đến quý thầy cô và hơn thế
nữa em xin kính chúc Cô cùng toàn thể Giảng viên Khoa Môi Trường Và
Công Nghệ Sinh học luôn luôn khỏe mạnh.
Phần mở đầu
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta có sự ra đời của mô hình khu công
nghiệp (KCN). Mô hình này đã không ngừng phát triển về số lượng và chất
lượng . Vai trò của KCN trong sự phát triển kinh tế đất nước là rất lớn, Nó đã
góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật
và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tạo điều kiện tăng trưởng GDP
nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phất triển KCN theo quy hoạch, bảo vệ
môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, hình
thành các khu đô thị mới và giảm bớt khoảng cách giữa các vùng nông thôn và
thành thị. KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ chế quản lý ” một cửa tại
chỗ” và hội nhập quốc tế không chỉ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài , mà còn tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước hoạt động . Bên cạnh những
thành tựu đáng trân trọng ấy các KCN tại Việt Nam nếu không có một quy
hoạch tổng thể nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm, tác động đến môi trường thì sẽ
không thể bền vững.
KCN Long Thành cũng không thoát khỏi hệ lụy trên, nếu công tác quản lý môi
trường không chặt chẽ, không khoa học. Như vậy đòi hỏi tất cả các doanh
nghiệp hoạt động trên KCN đều hưởng ứng, thực hiện BVMT một cách tự giác,
đồng bộ dưới sự giảm sát của Ban quản lý môi trường KCN Long Thành.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài điều tra khảo sát quản lý môi trường KCN Long Thành nhằm đưa ra
những vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp quản lý môi trường theo hướng
KCN xanh và bền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm định hướng phát triển KCN Long Thành theo hướng KCN xanh, KCN
bền vững. Vì vậy vấn đề ở đây cần phải khảo sát, nắm được những vấn đề môi
trường còn tồn tại tại KCN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát môi trường tại KCN Long Thành :
Thu thập thông tin về hoạt động sản xuất và tình hình BVMT.
Thu thập thông tin kết quả đo đạc chất lượng môi trường (không khí, đất, nước)
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thu thập thông tin tình hình phát sinh và xử lý chất thải của các Công ty tại
KCN Long Thành.
Phương pháp so sánh. Nhận định môi trường KCN Long Thành
Tìm hiểu một số KCN xanh đang hoạt động.
5. Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội.
Dưới áp lực các KCN và KCX ra đời như một tất yếu khách quan nhằm giải
quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán. Thế
nhưng, sự ra đời của các KCN- KCX nó chỉ dung hòa một phần nào đó của mâu
thuẫn trên. Bản thân nó lại nảy sinh ra những mâu thuẫn mới. Sự mất cân đối về
sinh thái, sự gia tăng áp lực của con người lên môi trường, sự biến đổi cấu trúc
xã hội , những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, đến rác thải công
nghiệp … vì vậy, quản trị môi trường KCN cần thiết được đặt ra nhằm giảm
thiểu các sự cố môi trường xảy ra.
Việc quản lý KCN một cách hợp lý và tổ chức tốt sẽ tạo thuận lợi cho sự vận
hành và phát triển KCN theo hướng bền vững.
Việc phát triển KCN xanh bền vững mang lại một số lợi ích :
Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý
đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường.
Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo
được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng.
Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu
thô, giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế
phẩm/ phế liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy
6. Kết quả đạt được của đề tài
Đề tài đã nêu lên hiện trạng môi trường KCN Long Thành , một số hướng khắc
phục tình trạng một số vấn đề bấc cập môi trường của KCN. Qua đó đề tài đã
định hướng phát triển cho KCN Long Thành theo hướng xanh bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Khảo sát Hiện trạng môi trường KCN Long Thành, khảo sát, thống kê hiện
trạng bảo vệ môi trường, đề xuất hướng khắc phục cho vấn đề bấc cập.
Nội dung gồm 5 chương
Chương 1: Khái quát tổng quan về KCN Long Thành
Chương 2: Hiện trạng môi trường của KCN Long Thành
Chương 3: Đánh giá Công Tác quản lý môi trường
Chương 4 :Định hướng phát triển KCN Long Thành phát triển xanh bền vững
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương 5: Kết luận
Chương 1
Khái quát về KCN Long Thành Tỉnh Đồng Nai
1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế Tỉnh Đồng Nai
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông
Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có diện tích
5.903.940 km
2
, chiếm 1,76% diện
tích tự nhiên cả nước và chiếm
25,5% diện tích tự nhiên của vùng
Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2007 là
2.281.705 người, mật độ dân số: 386,511 người/km
2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
của toàn tỉnh năm 2007 là 1,162% (theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai).
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm
chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành;
Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định
Quán; Tân Phú.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 4
Hình 1.1: KCN Long Thành
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai
tiếp giáp với các vùng sau:
• Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
• Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
• Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
• Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết
mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt
Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước
đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
1.1.1.2. Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa
hình chính như sau:
a. Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m
dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục
mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực
nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng
ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng
đọng.
b.Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng,
thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các
dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên
địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
c. Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ
cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh
thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở
huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ
lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.
Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có
82,09% đất có độ dốc < 8
o
,92% đất có độ dốc <15
o
, các đất có độ dốc >15
o
chiếm
khoảng 8%. Trong đó:
Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập
nước quanh năm.
Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8
o
, đất đỏ hầu hết < 15
o
Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.
1.1.1.3.Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan),
có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Nhiệt độ bình quân năm 2008 là: 25,9
o
C.
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2008 là: 2.286 giờ.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.080,1mm phân bố theo vùng và theo vụ.
- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp
ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng với nhiều cảnh quan
thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Độ ẩm trung bình năm 2008 là 82%.
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2008 là: 109,67m.
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2008: 112.80m.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Dân số:
Tổng dân số tỉnh Đồng Nai tính đến đầu năm 2009 là: 2.483.211 người.
- Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 825.335 người;
Nông thôn là: 1.657.876 người.
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.232.182 người; Nữ: 1.251.029 người.
- Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2008 là: 15,24‰
- Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2008 là: 4,43‰
- Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm 2008 là: 10,81‰
1.1.2.2.Văn hóa xã hội:
Một số số liệu về văn hoá - xã hội sơ bộ năm 2008 như sau:
- Số cơ sở y tế sơ bộ năm 2008 là: 202 cơ sở.
- Số giường bệnh sơ bộ năm 2008 là: 4.575 giường.
- Số cán bộ ngành y sơ bộ năm 2008 là: 3.394 người.
- Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong năm 2008
đạt tỷ lệ 115,03%.
- Số học sinh phổ thông năm học 2008 là: 439.000 học sinh.
- Số giáo viên phổ thông năm học 2008 là: 19.107 giáo viên.
- Số người được giải quyết việc làm trong năm 2008 là: 87.994 người.
1.2.Tổng quan về KCN Long Thành
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
LONG THÀNH
− Chủ đầu tư : Công ty Cổ Phần Sonadezi Long Thành
− Địa chỉ trụ sở chính : Khu công nghiệp Long Thành, Xã Tam An, Huyện
Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại : 061.3514493; Fax : 061.3514499
Website: ;
Emai:
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng Giám đốc
− Cán bộ môi trường : Lê Hồng Hải – Nhân viên phòng Dự án
− Các ngành nghề kinh doanh chính:
Khảo sát, thiết kế, đầu tư, xây dựng, quản lý kinh doanh dịch vụ hạ tầng khu
công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà ở, nhà cho thuê.
Tư vấn cho các Doanh nghiệp về lập, triển khai dự án kinh doanh.
Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho ngoại quan (chỉ hoạt động khi có đủ
giấy phép theo quy định của pháp luật).
Kinh doanh nhà nghỉ, du lịch lữ hành nội địa, khu vui chơi giải trí.
Kinh doanh kho bãi, vận chuyển.
Kinh doanh các dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc, khí đốt.
Quản lý chất thải công nghiệp.
Kinh doanh các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển khu dân cư, khu đô thị.
Dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động
sản, đấu giá bất động sản, quản cáo bất động sản, quản lý bất động sản.
Kinh doanh xăng, dầu (không kinh doanh tại trụ sở).
1.2.1.Vị trí địa lý KCN
KCN Long Thành: Thuộc địa bàn Xã Tam An và An Phước, huyện Long
Thành, Tỉnh Đồng Nai, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là địa phương
tập trung rất nhiều khu công nghiệp của cả nước.
Phía Tây Bắc giáp Quốc lộ1
Phía Đông Bắc giáp Quốc lộ 15 A
Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 51 ( điểm giao lộ giữa Đồng Nai- TP. Hồ Chí Minh-
Vũng Tàu).
Diện tích KCN Long Thành : 488ha
Trong đó
• Diện tích đất công nghiệp:257 ha,
• Diện tích đất dịch vụ : 80ha,
• Cây xanh và công trình công cộng : 151 ha
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.2.Tình hình sử dụng đất của KCN
Bảng 1: Thống kê đất sử dụng trong KCN Long Thành
stt Chức năng sử dụng đất Quy hoạch
Diện tích (ha)Tỷ lệ (%)
1 Đất xây dựng Xí
nghiệp công nghiệp
(đất sử dụng cho
thuê)
303,35 62,16
2 Đất xây dựng nhà
điều hành và dịch vụ
31,06 6,36
3 Đất công trình đầu
mối kỹ thuật hạ tầng
11,29 2,31
4 Đất cây xanh 65,54 13,43
5 Đất giao thông và
bãi đậu xe
72,38 14,84
6 Đất cách ly đường
điện
4,38 0,90
Tổng cộng 488 100%
• Diện tích đất của KCN đã cho thuê : 214,60249 ha (tính đến 10/6/2010)
• Diện tích nhà xưởng đã cho thuê : 2,775 ha (tính đến 10/6/2010)
1.2.3.Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng
Cung cấp điện : Nguồn cấp điện từ nguồn điện quốc gia thông qua trạm biến áp
trung gian: trạm 110/22kV-63MVA Tam An. Lưới điện khu vực do công ty điện
lực Đồng Nai đầu tư và cung cấp trực tiếp đến các nhà máy trong KCN.
Cung cấp nước: Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành phân phối trực tiếp đến
các doanh nghiệp từ nguồn nước do Công ty TNHH MTV Xây dựng cấp nước
Đồng Nai cung cấp với công suất tối đa là 35.000m
3
/ngày.đêm, đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng như trong quá trình sản xuất của các nhà máy
trong KCN Long Thành khi lấp đầy.
Giao thông nội bộ: Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành đã đầu tư xây dựng hệ
thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh trong khu công nghiệp với tổng chiều dài
khoảng 22 km.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thoát nước mưa, nước thải:
+ Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với nước thải. Các tuyến thoát
nước được bố trí dọc các trục đường, xả trực tiếp ra sông hồ theo địa hình tự
nhiên. Cống sử dụng kết hợp giữa cống tròn, cống hộp bằng bê tông cốt thép,
đường kính cống từ 400 – 2.000 mm, tổng chiều dài đường ống khoảng 37.000m.
+ Hệ thống thu gom nước thải sử dụng cống bê tông ly tâm, đường kính cống từ
300 – 600 mm, tổng chiều dài đường ống khoảng 25.000m. Công suất của tuyến
ống thu gom nước thải theo tính toán thiết kế là 20.000m
3
/ngày.
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Long Thành:
Giai đoạn 1 đã được xây dựng và vận hành với công suất
5.000m
3
/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
24:2009 “nước thải công nghiệp”, cột B (K
q
= 0,9 – nguồn tiếp nhận là rạch Bà
Chèo; K
f
= 1,0).
Giai đoạn 2 đã được xây dựng hoàn thành và đang trong giai đoạn
vận hành thử với công suất 5.000m
3
/ngày.đêm, nâng tổng công suất xử lý hiện
nay lên 10.000 m
3
/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 24:2009 “nước thải công nghiệp”, cột B (K
q
= 1,0 – xả vào rạch Bà
Chèo và ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Nai; K
f
= 0,9).
Cây xanh thảm cỏ:
+ Diện tích đất KCN trồng cây xanh thảm cỏ: 65,54 ha (chiếm 13,43%).
+ Trong đó, tính đến tháng 6/2010, Công ty đã thực hiện trồng cây xanh thảm cỏ
trên diện tích 40,7 ha. Diện tích cây xanh này chủ yếu là cây xanh phân tán, được
trồng dọc các đường giao thông và được chăm sóc thường xuyên nhằm tạo cảnh
quan cho khu công nghiệp. Phần diện tích đất còn lại hiện là các khu đất trồng
tràm, tre, trúc hiện hữu nằm trong phân khu công viên cây xanh theo quy hoạch
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
của KCN. Hiện tại, Công ty chưa đầu tư tại phân khu chức năng này nên diện tích
cây trồng hiện hữu vẫn giữ nguyên trạng.
1.3. KCN Xanh Long Hậu:
Nhận thức được sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khu công nghiệp đến
môi trường xung quanh, do đó, lãnh đạo Long Hậu luôn ưu tiên cho những dự án vì
môi trường.
KCN Long Hậu nằm trong khu quy hoạch tổng thể Cảng Hiệp Phước rộng
gần 4.000ha. Cách Cảng Container Trung Tâm Sài Gòn (SPCT) và Cảng Sài Gòn –
Hiệp Phước 3km, cách Trung Tâm TP.HCM 20 km và cách Khu đô thị Phú Mỹ
Hưng 12km.
Khu công nghiệp Long Hậu đã dành đến 20% quỹ đất cho việc trồng cây
xanh, tạo cảnh quan trong lành, xanh mát.
Với thông điệp bảo vệ môi trường, Dọc theo các con đường từ vỉa hè vào đến
hàng rào của Doanh nghiệp với chiều rộng 16m, KCN Long Hậu đã dành ra 10m
cho việc trồng cây xanh, trong đó khoảng cách giữa các cây bóng mát là 8m/cây và
dãy cây xanh 3m/cây.
Bên cạnh đó, Khu công nghiệp còn dành 2ha quỹ đất để làm vườn ươm nhằm
phục vụ nhu cầu cây xanh cho các dự án đang triển khai
Long Hậu đã mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải tập
trung với công suất thiết kế 5.000 m
3
/ ngày đêm, đầu tư trạm trung chuyển chất thải
rắn và thường xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn cho các doanh nghiệp hiểu rõ
trách nhiệm về bảo vệ môi trường và các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn thải.
Long Hậu là KCN đầu tiên trong toàn Tỉnh Long An nhận giấy phép xả thải ra
môi trường vớ Ý thức trong việc nâng cao trách nhiệm tìm kiếm giải pháp cho các vấn
đề về môi trường, Công ty cổ phần Long Hậu đã mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhà máy xử lý chất thải lỏng, nhà máy xử lý chất thải rắn ngay trong những ngày đầu
hoạt động của toàn bộ hệ thống nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp Long Hậu,
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khu dân cư, khu trung tâm thương mại trong thời gian
tới.i tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt loại A.
Tháng 9.2009, khu công nghiệp Long Hậu được tổ chức TUV Rheinland
(Đức) công nhận đạt chứng chỉ ISO 14001:2004 về quản lý môi trường.
Tháng 10/2010, Khu công nghiệp Long Hậu nhận được cúp vàng “Vì sự nghiệp
bảo vệ môi trường Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Hội
bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương 2
Hiện trạng môi trường KCN Long Thành
2.1. Thông tin hiện trạng hoạt động của KCN Long Thành
Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN: Tổng số doanh nghiệp đã
đăng ký hoạt động trong KCN Long Thành là 75 doanh nghiệp.
Trong đó:
Đang hoạt động: 58 doanh nghiệp
Đang xây dựng : 06 doanh nghiệp
Chưa triển khai: 12 doanh nghiệp
Ngừng hoạt động: 1 doanh nghiệp( do hết hạn hợp đồng thuê nhà xưởng)
Tổng số lao động tại KCN Long Thành khoảng 7.990 người (Nguồn : phiếu cung
cấp thông tin của các doanh nghiệp trong năm 2010)
2.2. Tình hình xả thải tại KCN Long Thành
2.2.1.Hiện trạng môi trường nước thải
2.2.1.1.Tình hình sử dụng nước
Lượng nước sử dụng: tổng lượng nước sử dụng (tính bình quân 05 tháng đầu năm
2010, không bao gồm nước sử dụng của các doanh nghiệp đang thi công xây
dựng )của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Long Thành là
10.297,39m
3
/ngày.
Bảng 2. Thống kê lượng nước cấp sử dụng các doanh nghiệp trong KCN Long
Thành:
Thời gian(năm
2010)
Lượng nước sử dụng
M
3
/tháng M
3
/ngày
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tháng 1 340.070 11.335,67
Tháng 2 224.350 7.478,333
Tháng 3 347.113 11.570,43
Tháng 4 322.269 10.742,3
Tháng 5 310.806,5 10.360,22
Bình quân 308.921,7 10.360,39
2.2.1.2.Lượng nước thải phát sinh
Nước thải phát sinh từ KCN Long Thành do hoạt động của các doanh
nghiệp và đơn vị quản lý hạ tầng trong KCN. Nước thải công nghiệp do 02 loại
chính là nước thải sản xuất (quá trình sản xuất có sử dụng nước và phát sinh nước
thải ) và nước thải sinh hoạt
Nước thải phát sinh từ KCN Long Thành do hoạt động của các doanh
nghiệp và đơn vị quản lý hạ tầng trong KCN. Nước thải công nghiệp do 02 loại
chính là nước thải sản xuất (quá trình sản xuất có sử dụng nước và phát sinh nước
thải) và nước thải sinh hoạt (quá trình sản xuất không sử dụng nước, nước thải
phát sinh do hoạt động sinh hoạt của CB-CNV).
− Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của người lao động như nấu ăn, vệ
sinh cá nhân, …. Thành phần ô nhiễm chính có trong nước thải như: pH, cặn lơ
lửng (SS), ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD
5
), phốt phát (PO
4
3-
), amoni (N-NH
3
), dầu
mỡ động thực vật, Coliform…
− Nước thải sản xuất: phát sinh từ quy trình sản xuất của các doanh nghiệp có sử
dụng nước trong khâu sản xuất đang hoạt động trong KCN với các nguồn ô nhiễm
chính như sau:
Ngành công nghiệp sản xuất nhựa: nước thải chứa COD, chất rắn lơ lửng, N-
NH
3
Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất: nước thải chứa pH, COD, kim loại
nặng, hóa chất đặc thù;
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành công nghiệp dệt nhuộm, sợi: pH, nhiệt độ, nước thải có chứa kim loại
nặng có trong phức thuốc nhộm, chất rắn lơ lửng, màu;
Ngành công nghiệp thực phẩm: nước thải chứa chất rắn lơ lửng, các chất
hữu cơ, mùi, nitơ tổng, phốtpho tổng, vi sinh
Tổng lượng nước thải phát sinh của 58 doanh nghiệp đang hoạt động
trong KCN Long Thành bình quân 5 tháng đầu năm 2010 khoảng 7.867,8m
3
/ngày
(chiếm 77% lượng nước cấp , phần nước còn lại do doanh nghiệp sử dụng nước
cấp trong xây dựng , tưới cây, rửa đường, diễn tập PCCC, bốc hơi trong quá trình
giải nhiệt, nước làm mát ,…không thải vào hệ thống thu gom nước thải ),
trong đó:
Lượng nước thải đã được xử lý: lượng nước thải thu gom về NMXLNT
KCN Long Thành bình quân 5 tháng đầu năm 2010 là 7.867,8m
3
/ngày
Bảng 3: Thống kê lượng nước thải tiếp nhận về NMXLNT
KCN Long Thành
Thời gian
(năm 2010)
Lượng nước thải tiếp nhận
M
3
/tháng M
3
/ngày
Tháng 1 272.427 8.788
Tháng 2 184.331 5.946
Tháng 3 236.413 8.443
Tháng 4 271.742 8.766
Tháng5 229.266 7.396
Bình quân 238.827,8 7.867,8
Nguồn: Công ty CP Dịch vụ Sonadezi
Doanh nghiệp tự xử lý: lượng nước thải của Công ty Dệt Jo mu (đã được cấp
giấy phép xả thải): khoảng 55m
3
/ngày (tính 80% nuớc cấp sử dụng).
Bảng 4: Thống kê lượng nước cấp/ nước thải của Công ty TNHH Dệt Jumo:
Thời gian Lượng nước sử
dụng
Nước thải
(m
3
/ngày)
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(năm 2010)
m
3
/thán
g
m
3
/ngày
Tháng 1 2.566 85,53 68,43
Tháng 2 1.610 53,67 42,93
Tháng 3 2.097 69,90 55,92
Tháng 4 2.358 78,60 62,88
Tháng 5 1.684 56,13 44,91
Bình quân 2.063 68,77 55,01
Nguồn: Công ty CP Sonadezi Long Thành.
Ghi chú: Tính bình quân 30 ngày trong 01 tháng.
2.2.2. Hiện trạng phát sinh bụi và khí thải
Nguồn phát sinh
Thống kê thông tin về tình hình phát sinh khí thải do các các doanh
nghiệp cung cấp phục vụ báo cáo giám sát môi trường KCN Long Thành thì bụi
và khí thải phát sinh thường từ quy trình sản xuất và từ quá trình sử dụng nguyên
liệu đốt (vận hành lò hơi, máy phát điện, lò nhiệt,…)
Thống kê lượng nhiên liệu sử dụng theo thông tin các doanh nghiệp
cung cấp :
Dầu FO: 673.440 lít/tháng
Dầu DO: 97.517 lít/tháng
Gas : 134.886 tấn/tháng
Than: 2.720 tấn/tháng
Củi: 9350 tấn/tháng
2.2.3. Hiện trạng chất thải rắn
2.2.3.1.Nguồn phát sinh
Chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong KCN Long
Thành được chia làm 2 loại chính bao gồm chất thải thông thường và chất thải
nguy hại với thành phần tính chất phân loại như sau:
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chất thải rắn thông thường: bao gồm 2 loại chính là chất thải rắn sinh
hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Chất thải rắn sinh hoạt :phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người lao động trong
KCN như thực phẩm dư thừa, cây cỏ từ ….loại chất thải này phát sinh ở tất cả các
doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN.
Chất thải công nghiệp thông thường: loại chất thải này có thể tái chế, tái sử dụng
bao gồm các nhóm giấy, nhóm nhựa, nhóm kim loại, nhóm vải,…không nhiễm
thành phần nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp trong KCN.
Chất thải nguy hại: bao gồm
Loại hình dệt nhuộm: bao bì dính hóa chất, cặn bùn của hệ thống xử lý nước thải.
Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có liên quan đến hóa chất dung môi thải,
bao bì nhiễm hóa chất, acid,…
Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm kim loại, gia công cơ khí thường phát sinh
trong bao bì nhiễm hóa chất( cặn sơn, cặn dầu. acid,…), bụi kim loại có kích
thước lớn.
Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gỗ,… chủ yếu phát sinh cặn sơn, dung môi ,
vecni thải bỏ, bao bì nhiễm hóa chất…
Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su thường phát sinh hóa chất, phụ
gia thải bỏ,…
2.2.3.2.Lượng chất thải phát sinh
Tổng lượng chất thải phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN Long
Thành là 259 tấn/tháng; trong đó
o Chất thải thông thường :
o Chất thải rắn sinh hoạt: 44 tấn/tháng
o Chất thải rắn không nguy hại: 154 tấn/tháng
o Chất thải nguy hại: 61 tấn/tháng
2.2.4. Hiện trạng tiếng ồn, rung và chấn động rung
Tiếng ồn, rung và chấn động rung phát sinh tại KCN Long Thành chủ yếu do:
Phát sinh trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp do hoạt động của các
máy móc thiết bị.
Từ các phương tiện giao thông ra vào khu công nghiệp
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Từ các máy phát điện dự phòng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (dự
phòng khi có điện cúp).
2.3. Hiện trạng quản lý môi trường KCN Long Thành
2.3.1. Thoát nước và xử lý nước thải
2.3.1.1.Hệ thống thoát nước mưa và nước thải
− Hệ thống thoát nước mưa: hệ thống thoát nước mưa được xây dựng hệ riêng biệt
với hệ thống thoát nước thải. Các tuyến cống thoát nước mưa được bố trí dọc
theo các trục đường và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận theo địa hình tự nhiên.
− Hệ thống thoát nước thải:
Tuyến cống thu gom nước thải cũng được xây dựng dọc theo các trục đường
và dẫn về Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành xử lý đạt
Quy chuẩn trước khi xả vào rạch Bà Chèo và chảy ra nguồn tiếp nhận sau cùng
là sông Đồng Nai.
Nhà máy xử lý nuớc thải tập trung KCN Long Thành:
+ Công suất thiết kế: 10.000m3/ngày.đêm, trong đó: giai đoạn 1 là
5.000m
3
/ngày.đêm (vận hành từ năm 2005), giai đoạn 2 là 5.000m
3
/ngày.đêm
(vận hành thử nghiệm vào tháng 11/2009).
+ Thực tế tiếp nhận và xử lý giai đoạn 2: bình quân 5 tháng đầu năm 2010 là
7.867,8m
3
/ngày.đêm.
+ Qui trình công nghệ xử lý nước thải của NMXLNT KCN Long Thành
(giai đoạn 1 và giai đoạn 2): đính kèm trong phần phụ lục.
− Hệ thống thoát nước bên trong các nhà máy:
Hệ thống thoát nước mưa/ nước thải tách riêng hoàn toàn: 58/58 doanh
nghiệp đang hoạt động.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngoài ra Công ty CP Sonadezi Long Thành thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ
thống thoát nước bên trong các nhà máy nhằm đảm bảo hoạt động tốt và đúng
công năng.
2.3.1.2.Tình hình xử lý nước thải
Tình hình xử lý khí thải của các doanh nghiệp trong KCN Long Thành được
thống kê trong bảng dưới đây.
Bảng 5: Thống kê tình hình xử lý nước thải của doanh nghiệp tại KCN Long
Thành
T
T
Nội dung Số doanh
nghiệp
1 Đấu nối nước thải về Nhà máy xử
lý nước thải tập trung KCN Long
Thành
57
2 Tự xử lý nước thải (có giấy phép
xả thải)
01
CỘNG 58
Cụ thể như sau:
− Trong số 57 doanh nghiệp đấu nối nước thải về NMXLNT KCN Long Thành:
Ký hợp đồng xử lý nước thải với Công ty CP Dịch vụ Sonadezi: 54 doanh
nghiệp.
Đấu nối chung với doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng: 03 doanh nghiệp
(Công ty TNHH Jung Woo Textile Vina: thuê nhà xưởng của Công ty TNHH
Global Dyeing, Công ty TNHH NK Bio: thuê nhà xưởng của Công ty TNHH
Daewon Chemical; Công ty TNHH Booseong Vina: thuê nhà xưởng của Công ty
TNHH Bestsun Technology).
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
− Tình hình xử lý nước thải cục bộ của các doanh nghiệp:
Có hệ thống xử lý nước thải cục bộ (HTXL) đã được Sở Tài nguyên và môi
trường kiểm tra cho phép đưa vào hoạt động: 05 doanh nghiệp
Có hệ thống xử lý nhưng chưa được Sở Tài nguyên và môi trường kiểm tra:
09 doanh nghiệp (ghi chú: tính cả NSK Global Textile chung hệ thống với Samil
Vina, Xí nghiệp Rostaing Technic chung Công ty Thuộc da Rostaing doanh
nghiệp).
3. Xử lý giảm thiểu bụi và khí thải
Theo thông tin do các doanh nghiệp cung cấp, nhìn chung nguồn phát sinh
khí thải của KCN Long Thành chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu phục vụ cho
hoạt động sản xuất hay phát điện dự phòng khi mạng lưới điện quốc gia không
hoạt động. Một nguồn khác là do đặc thù của từng loại hình sản xuất có phát
sinh khí thải, tuy nhiên nguồn thải này thường có nồng độ nhỏ, chỉ mang tính ô
nhiễm cục bộ không đáng kể.
Nguồn thải cố định của các doanh nghiệp phần nhiều chưa xây dựng hệ
thống xử lý khí thải, một số công ty sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng nên khí thải
tương đối sạch vì vậy các công ty đã lựa chọn giải pháp nâng cao ống khói thải
nhờ vào điều kiện tự làm sạch của môi trường giúp pha loãng nồng độ chất ô
nhiễm trong khí thải.
Theo phiếu cung cấp thông tin, trong số 58 doanh nghiệp đang hoạt động:
Có phát sinh khí thải: 19 doanh nghiệp, trong đó:
+ 02 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải và đã được Cơ quan nhà nước về
môi trường kiểm tra xác nhận hiệu quả xử lý: Công ty Global Dyeing, Công ty
Liên Minh.
+ 07 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải nhưng chưa được Cơ quan nhà nước
về môi trường kiểm tra xác nhận hiệu quả xử lý: Công ty Kim Bảo Sơn, Công ty
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TNHH Jiin Huei, Công ty TNHH Ilsam, Công ty dệt nhuộm Liên Minh, Công ty
TNHH xây dựng và kỹ thuật KJ, Công ty TNHH Suheung và Công ty KCC.
+ Còn lại 10 doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí thải.
Không phát sinh khí thải từ quy trình sản xuất, đốt nhiên liệu: 30 doanh
nghiệp.
Không có thông tin: 09 doanh nghiệp.
Ngoài ra, để bảo vệ môi trường chung của KCN Long Thành, Công ty CP
Sonadezi Long Thành đã áp dụng các biện pháp:
− Nhựa hóa toàn bộ các tuyến đường vận chuyển trong KCN;
− Quy định vận tốc của các xe vận tải ra, vào KCN;
− Bố trí trồng cây xanh hợp lý trong KCN góp phần điều hòa vi khí hậu và tạo
cảnh quan thoáng mát cho toàn KCN.
− Các phương tiện chuyên chở vật liệu đất cát khi đi vào khu công nghiệp phải
được che chắn kỹ lưỡng, không để rơi vãi ra mặt đường. Công ty Sonadezi Long
Thành đã thuê đơn vị ngoài thường xuyên quét dọn các tuyến đường vận chuyển
trong toàn khu công nghiệp.
3.3. Quản lý chất thải
3.3.1.Tình hình thu gom, xử lý chất thải của các doanh nghiệp trong
KCN
Chất thải phát sinh tại các nhà máy trong KCN Long Thành được các nhà
máy thu gom sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.
− Chất thải rắn sinh hoạt (phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nguời lao động
trong KCN):
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thống kê từ nguồn thông tin của các doanh nghiệp, có 36 doanh nghiệp đã
ký hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt (trong đó có 04 doanh
nghiệp cung cấp thông tin là tự xử lý).
Một số ít doanh nghiệp ký hợp hợp đồng với Công ty Dịch vụ môi trường
đô thị Biên Hòa, phần lớn doanh nghiệp hợp đồng với các doanh nghiệp tư
nhân hoặc các đơn vị thu gom để thu gom loại chất thải này kết hợp cùng
các loại chất thải khác như phế liệu, chất thải nguy hại
− Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại (phế liệu, chất thải có thể tái chế, tái
sử dụng,…):
Thống kê từ nguồn phiếu cung cấp thông tin có 33 doanh nghiệp đã ký
hợp đồng với các Doanh nghiệp tư nhân hoặc các đơn vị dịch vụ thu gom
chất thải (trong đó có 01 doanh nghiệp cung cấp thông tin là lưu giữ) như
DNTN Tân Phát Tài, DNTN Trung Tuyền, Công ty MTĐT Thăng Long,
Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên
Chất thải loại này thường được các nhà máy tận dụng lại trong qui trình
sản xuất, hoặc thu gom sau đó bán cho các đơn vị có chức năng thu mua
phế liệu, bán cho các đơn vị có nhu cầu mua làm nguyên vật liệu, hoặc
đang lưu giữ tại nhà máy.
− Chất thải nguy hại:
Thống kê từ nguồn thông tin của các doanh nghiệp, có 25 doanh nghiệp
đã ký hợp đồng với các Doanh nghiệp tư nhân hoặc các đơn vị xử lý chất
thải như DNTN Tân Phát Tài, DNTN Trung Tuyền, Công ty MTĐT
Thăng Long, Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên
Theo qui định, các nhà máy tại khu Công nghiệp có chất thải nguy hại
phải tiến hành lập thủ tục đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy
hại với Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai để từ đó có cơ sở hợp
đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn một
số doanh nghiệp lưu giữ chất thải nguy hại tại nhà máy hoặc tự xử lý hoặc
bán cho đơn vị có nhu cầu. Hình thức tự xử lý hoặc bán cho các đơn vị
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
không có chức năng thu gom sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người
và môi trường.
3.3.2.Tình hình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trong số 58 doanh nghiệp đang hoạt động:
− 27 doanh nghiệp đã được Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng
Nai cấp Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
− Còn lại 31 doanh nghiệp chưa có Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn
thải chất thải nguy hại hoặc không cung cấp thông tin.
3.4. Tiếng ồn
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong KCN Long Thành đã thực hiện
các biện pháp hạn chế tiếng ồn như sau:
− Bố trí các máy móc hợp lý nhằm tránh tập trung các thiết bị có
khả năng gây ồn trong khu vực đồng thời hoạt động máy móc luân phiên
để giảm thiếu tối đa tiếng ồn phát sinh.
− Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp đứng máy và
quản lý chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ này.
− Bảo trì thường xuyên máy móc thiết bị, xây dựng tường cách âm
cho các máy móc phát sinh tiếng ồn.
Ngoài ra, Công ty CP Sonadezi Long Thành thực hiện các biện pháp sau
nhằm hạn chế tiếng ồn:
− Hạn chế vận tốc của các phương tiện vận chuyển ra vào KCN.
− Sử dụng không gian xanh giữa KCN với khu vực xung quanh
cũng như giữa các công ty trong KCN.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương 4
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KCN LONG THÀNH
A. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1. Về công tác bảo vệ môi trường chung của KCN Long Thành
Công ty CP Sonadezi Long Thành đã thực hiện đầy đủ những yêu cầu đối với
chủ dự án theo Quyết định số 900/QĐ–BTNMT ngày 21/07/2003 của Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường cấp về việc phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi
trường dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Long
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thành.
− Công ty đã dành khoảng 65,54ha (chiếm 13,43%) diện tích đất khu công nghiệp để
trồng cây xanh nhằm tạo bóng mát và cảnh quan trong Khu công nghiệp.
− Hệ thống đường giao thông nội bộ Khu công nghiệp đã được nhựa hóa hoàn toàn,
thuận tiện cho việc vận chuyển và giảm thiểu ô nhiễm về bụi.
− Hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải của khu công nghiệp được xây
dựng tách riêng hoàn toàn.
− Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Long Thành đã được Công
ty CP Sonadezi Long Thành đưa vào vận hành ổn định. Nước thải sau xử lý đạt
tiêu chuẩn QCVN 24:2009, Cột B (với hệ số K
q
= 0,9; K
f
= 1,0) xả vào nguồn tiếp
nhận Rạch Bà Chèo và được UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước số 3132/GP-UBND ngày 01/10/2007.
− Thực hiện chương trình giám sát môi trường KCN Long Thành định kỳ theo quy
định.
4.2. Công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN Long Thành
4.2.1. Xử lý nước thải
Tóm tắt kết quả giám sát chất lượng nước thải trong các lần thực hiện
giám sát chất lượng môi trường KCN định kỳ năm 2009:
Lần 1/2009:
+ Tổng số doanh nghiệp lấy mẫu kiểm tra: 34
doanh nghiệp (chi tiết được thể hiện trong BC giám sát chất lượng môi trừơng
KCN Long Thành lần 1/2009).
+ Số doanh nghiệp có kết quả giám sát chất
lượng nước thải đạt giới hạn tiếp nhận của NMXLNT tập trung: 29 doanh
nghiệp.
SVTH: TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN 25