Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.96 KB, 64 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế đang diễn ra mau
chóng và trên nhiều mặt. Bất kỳ một quốc gia hay một doanh nghiệp muốn
nâng vị thế của mình trên trường quốc tế đều phải đưa ra cho mình một chiến
lược phát triển riêng. Trong đó chiến lược phát triển con người và khai thác
con người đang được các quốc gia hay các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Vì con người là trung tâm của quá trình sản xuất, là yếu tố quan trọng quyết
định sự phát triển bền vững. Đối với một doanh nghiệp, con người được xem
là một yếu tố của quá trình sản xuất, đặc biệt là một yếu tố quan trọng, yếu tố
trung tâm trong việc nâng cao năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của yếu tố con người trong nâng cao
năng suất lao động và thực tế hoạt động sản xuất của trung tâm đồ chơi- thiết
bị mầm non em đã chọn đề tài: “Khai thác yếu tố con người nâng cao năng
suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị
giáo dục I” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Đề tài được chia ra làm 3 phần:
I: Con người và yếu tố con người trong quá trình lao động.
II: Phân tích thực trạng khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao
động ở trung tâm.
III: Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động
ở trung tâm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Quốc Chánh đã giúp đỡ em hoàn
thành bài viết này.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

I: CON NGƯỜI VÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH LAO
ĐỘNG.


1. Khái niệm con người.
Con người là một thực thể rất phức tạp. Tuỳ theo từng khía cạnh
nghiên cứu khác nhau mà có những quan điểm khác nhau về con người.
+ Theo quan niệm của sinh vật học: “ Con người là động vật cao cấp
có ý thức, tự điều chỉnh hành vi của mình”.
Theo quan điểm này, con người giống như các động vật khác cũng
chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên như: quy luật sự phù hợp của cơ thể
với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, quy luật về di truyền, biến dị, tiến
hoá…Con người cũng phải trải qua các giai đoạn mang tinh sinh học đó là sinh
thành, phát triển và mất đi. Chính các quy luật này đã quy định phương diện
sinh học của con người. Do mang tính sinh học nên trong con người cũng tồn
tại bản năng. Gọi là bản năng, vì chúng hình thành một cách tự nhiên trong quá
trình tiến hoá lâu dài của con người, nằm trong vô thức. Bản năng sinh tồn
buộc con người phải ăn, uống và tự vệ… Bản năng duy trì giống nòi dẫn đến
nhu cầu gắn bó với người khác giới… Nếu một người nào đó mất lí trí, hoặc
không được chỉ đạo bởi lí trí thì chỉ còn hành động theo bản năng.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng chỉ ra điểm khác biệt giữa con người
và các sinh vật khác. Các sinh vật khác hành động theo bản năng, hành vi của
chúng là hành vi vô thức, còn con người có ý thức, có tư duy. Sự phát triển của
tư duy của con người nhận thức được thế giới xung quanh, từ đó tự điều chỉnh
hành vi của mình. Vì thế hành động của con người là hành động có ý thức chứ
không phải là bản năng giống con vật. Hành vi của con người là hành vi có suy
nghĩ. Chính vì thế, sinh vật học quan niệm con người là động vật cao cấp có ý
thức.
+ Theo quan điểm xã hội học: “ Con người là tổng hoà các mối quan
hệ xã hội”
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Con người luôn luôn tồn tại trong một xã hội nhất định với tư cách là

chủ thể của xã hội, sáng tạo ra xã hội. Mặt khác, con người tồn tại trong xã hội
nào thì phải chịu sự tác động, ảnh hưởng của các quy luật xã hội, quan hệ xã
hội của xã hội đó như quan hệ giai cấp, dân tộc, quan hệ chính trị, kinh tế,
quan hệ cá nhân, gia đình… Chính các mối quan hệ này đã hình thành nên bản
chất xã hội của con người, đồng thời nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã
hội. Vì thế, có thể nói rằng: con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội.
+ Theo quan điểm kinh tế chính trị thì con người là nhân tố trung tâm
và là mục đích của nền sản xuất xã hội.
Đời sống nhân loại hàm chứa nhiều mặt hoạt động như kinh tế, chính
trị, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… xã hội càng phát triển, các hoạt
động nói trên càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn. Và
không thể có các hoạt động xã hội nói trên nếu con người không tồn tại. Để tồn
tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và các thứ cần
thiết khác. Muốn vậy, con người phải tạo ra chúng, nghĩa là phải sản xuất và
không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xã hội sẽ không thể tồn
tại nếu ngừng hoạt động sản xuất. Bởi vậy, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở
của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt
động của con người. Nhưng suy đến cùng, mục đích của sản xuất là tiêu dùng
và không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Qua đó ta thấy rằng, sự hình
thành và mục đích của nền sản xuất xã hội đều xuất phát từ yếu tố con người.
Do đó, con người vừa là nhân tố trung tâm vừa là mục đích của nền sản xuất
xã hội.
2. Vai trò của yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế.
+ Con người là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất
Bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào cũng không thể tồn tại nếu thiếu hoạt
động sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

sức lao động tức là toàn bộ thể lực, trí lực nằm trong con người, có khả năng

sản ra công năng để vận hành máy móc tác động vào đối tượng lao động để sản
xuất ra sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, các yếu tố đầu vào để tiến hành
sản xuất bao gồm có lao động (hay chính xác hơn là sức lao động), công nghệ,
vốn, nguyên vật liệu và năng lượng. Quá trình sản xuất sẽ không được tiến
hành nếu thiếu bất kỳ môt trong các yếu tố trên trong đó có yếu tố con người.
Do đó, con người chính là môt trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất và duy trì hoạt động sản xuất.
Trong những năm sau thế giới thứ II, những thành tựu nổi bật của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm nảy sinh ảo vọng rằng lực lượng sản xuất
sẽ phát triển mạnh mẽ, tổ chức sản xuất sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Vào
thời kỳ này, ở các nước phát triển, công nghệ là nhân tố trung tâm. Còn yếu tố
con người không được coi trọng, chủ yếu được coi như một yếu tố của quá
trình sản xuất, như một nhân tố bất định và bất ổn, mà ảnh hưởng của nó, nếu
có thể, phải hạn chế ở mức tối thiểu. Chính các chiến lược này dẫn đến những
thất bại trong hoạt động sản xuất ở những nhà máy tự động hoá với trình độ
cao. Nhiều tổ hợp sản xuất được tự động hoá đã tỏ ra kém hiệu quả so với các
xí nghiệp thì đơn thuần cơ giới hoá. Các công xưởng của tương lai được quảng
cáo khắp nơi đã vấp phải sự thờ ơ, lạnh nhạt và rơi vào tình trạng giảm năng
suất lao động, lãng phí nhân lực.
Trước những thất bại này, các doanh nghiệp đã xem xét lại quan điểm
cũng như chiến lược của mình và nhận thấy răng con người mới là tiền đề
quyết định cho khả năng cạnh tranh và là một yếu tố thúc đẩy quá trình sản
xuất phát triển.
+ Con người là nguồn lực thúc đẩy quá trình sản xuất, thúc đẩy nền kinh
tế phát triển.
Ngày nay, quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của bất kỳ xã hội
nào cũng chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, kể cả nhân tố
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


bên ngoài và nhân tố bên trong, chi phối kết quả và hiệu quả của quá trình sản
xuất. Tuy nhiên, trong toàn bộ các nhân tố đó thì nhân tố bên trong – năng lực
nội sinh có vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó là nhân tố quyết định để phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước. Nguồn lực nội sinh là tổng hợp các nguồn lực
trong nước, không chỉ biểu hiện ở vốn, tài nguyên cơ sở vật chất- kỹ thuật đã
tích luỹ được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, lợi thế về địa lý kinh
tế, chính trị, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người bao gồm cả sức
lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc. Qua đó
ta thấy rằng nhân tố con người vô cùng quan trọng, là nguồn lực thúc đẩy quá
trình sản xuất. Điều này được thể hiện:
- Con người là mục tiêu của quá trình sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh
doanh suy đến cùng cũng là để phục vụ cho tiêu dùng, nếu không có tiêu dùng
thì cũng không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Con người chính là lực
lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Và nó thể hiện rõ nhất
trong mối quan hệ giữa và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất
quyết định tiêu dùng, song tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới
sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá
trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu một loại hàng hoá nào đó tăng lên,
lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng
tăng lên , nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và
chủng loại hàng hoá. Do đó, để đáp ứng nhu cầu đó, quá trình sản xuất cũng
sản xuất ra nhiều hàng hoá hơn với số lượng và chủng loại ngày càng phong
phú và đa dạng.
- Con người là động lực của sự phát triển: Bất cứ một sự phát triển nào
cũng đòi hỏi phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế xã hội được dựa
trên nhiều nguồn lực như: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực
vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên,…), tài
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ,…), v.v… Song chỉ có nguồn lực con người
mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy
được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời xa xưa, con
người băng công cụ lao động thủ công và nguồn lực do chính bản thân mình
tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân, sản xuất ngày
càng phát triển công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác ngày càng chắt chẽ
tạo cơ hội để chuyển dài hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực
hiện, làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động
cơ khí và lao động trí tuệ. Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ
khoa học kỹ thuật hiên đại như hiện nay thì cũng khó thể tách rời nguồn lực
con người, bởi lẽ:
Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Điều đó
thể hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người.
Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm
tra của con người ( tức là tác động của con người) thì chún chỉ là vật chất, chỉ
có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.
Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực của con người
để huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực của con người
trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự
phát triển.
- Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội: Con người không chỉ là
mục đích, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự, bắt thiên nhiên
phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiên chính bản
thân con người.
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng: Trải qua quá trình
lao động triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó,
mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự
nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
6

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát
triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều
đó lý giải tại sao con người được coi là nhân tố quan trọng nhất của sự phát
triển.
- Vì con người có vai trò quan trọng như vậy nên ta cần khai thác yếu tố
con người trong quá trình sản xuất. Khai thác yếu tố con người ở đây được
hiểu là khai thác các tiềm năng của con người trong quá trình lao động bao
gồm thể lực và trí lực.
Yếu tố chi phối hành vi con người trong quá trình lao động chính là thể
lực và trí lực của bản thân người đó. Thể lực của con người ở đây chính là tình
trạng sức khoẻ như sức chịu đựng về mặt thần kinh, sức chịu đựng về mặt cơ
bắp. Còn trí lực đó là trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm
chất của người lao động. Các yếu tố này tác động trực tiếp đến khả năng lao
động của con người. Do đó khai thác yếu tố con người chính là thể lực và trí
lực của con người trong quá trình lao động, đặc biệt là mặt trí lực. Vì xã hội
càng phát triển, vấn đề trí tuệ, trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá càng
được quan tâm, do đó cần chú ý đến khai thác về mặt trí tuệ của con người.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác yếu tố con người trong quá trình
lao động.
+ Các yếu tố gắn liền với bản thân người lao động:
-Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn:
Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động
với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và về xã hội.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn
nào đó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một
chuyên môn nhất định.
7

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng
suất của người lao động. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận
dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng
thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ
đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá và chuyên môn của người
lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà còn
góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ
nhanh, sự sáng tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại,
đòi hỏi những người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu
trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc,
không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Từ đó ảnh hưởng đến năng
suất lao động của doanh nghiệp và của bản thân người lao động.
-Tình trạng sức khoẻ: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khoẻ là
tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và
tinh thần
Tình trạng sức khoẻ cũng có ảnh hưởng lớn tới năng suất của người lao
động, nếu một người nào đó có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn tới sự mất
tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong
công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số
lượng sản phẩm cũng giảm.Vì thế, sức khoẻ ảnh hưởng tới hướng sản xuất của
người lao động
- Thái độ lao động: Tinh thần trách nhiệm của người lao động cũng ảnh
hưởng tới năng suất lao động. Một người có thái độ tốt, tinh thần trách nhiệm
trong công việc cao sẽ luôn thực hiện tốt quy định lao động như không gây
lãng phí thời gian lại tiết kiệm nguyên vật liệu, không lãng phí ngày công lao

8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

động, nghỉ việc không lí do, sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc với chất
lượng cao. Và ngược lại, nếu người lao động có thái độ lao động không tốt,
không có tinh thần trách nhiệm cao thì họ sẽ không nghiêm túc trong quá trình
lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động gây lãng phí thời gian trong
ca làm việc, không cố gắng làm việc để tăng năng suất lao động.
- Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương của người lao động, là khối
lượng lao động bị ép vào trong một đơn vị thời gian nhất định và được tính
bằng Kcalo. Trong cùng một đơn vị thời gian, mức hao phí về năng lượng, bắp
thịt, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao.
Cường độ lao động ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động. Nếu
cường độ lao động càng cao thì sự hao phí về năng lượng và sự căng thẳng
thần kinh càng lớn. Điều đó làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, đến
một lúc nào đó họ muốn nghỉ ngơi, không muốn làm việc. Do họ cảm thấy mệt
mỏi về thể chất nên số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
giảm dần, và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra cũng giảm. Và đối với
những công việc đòi hỏi phải làm việc với cường độ cao thì thường phải có
thời gian nghỉ ngơi cho người lao động để họ giảm bớt sự mệt nhọc, nâng cao
hiệu suất sản xuất.
+ Các yếu tố gắn với tổ chức lao động:
- Phân công lao động là quá trình tách biệt, cô lập những hoạt động lao
động chung thành những lao động riêng lẻ được thực hiện một cách độc lập để
gắn với một người hoặc một nhóm người phù hợp với khả năng của họ.
Hiệp tác lao động trong xí nghiệp được hiểu là quá trình phối hợp những
hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng nhiệm vụ cụ thể để mỗi người
hoặc một nhóm người đảm nhận nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của xí
nghiệp được nhịp nhàng, liên tục để đạt được mục tiêu kinh doanh sản xuất.
Phân công lao động hợp lí và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong

việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động bởi:
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Trong quá trình phân công lao động có sẽ bố trí lao động theo những yêu
cầu của công việc sao cho phù hợp với khả năng của họ, từ đó phát huy tối đa
khả năng của người lao động.
Mặt khác, sự phân công lao động đã thu hẹp phạm vi hoạt động giúp cho
người lao động nhanh chóng thành thạo công việc từ đó tiết kiệm thời gian
thực hiện công việc.
- Tiền lương, tiền thưởng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo
động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền
lương là thu nhập từ quá trình lao động của con người và đây là phần thu nhập
chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội. Do đó, tiền lương ảnh hưởng
trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của
hết thảy mọi người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động
phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
- Tổ chức, phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao
động của con người. Nếu nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý và phục
vụ tốt nó góp phần đảm bảo cho người lao động có thể thực hiện các thao tác
trong tư thế thoải mái và người lao động có thể áp dụng những phương pháp
thao tác tiên tiến, tạo hứng thú cho người lao động trong quá trình lao động…
từ đó nâng cao năng suất lao động.
- Điều kiện làm việc: Là tập hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác
động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động. Như
vậy, điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lao động của con
người. Cụ thể hơn là các yếu tố của điều kiện lao động như ánh sáng, độ ẩm,
tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm
việc có điều kiện lao động không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng
tới thị lực của người lao động, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có

môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

của người lao động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác không yên
tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.
Ngoài các yếu tố kể trên thì thái độ cư xử của người chỉ huy, bầu không
khí của tập thể cũng ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, từ
đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
+ Yếu tố thuộc về khoa học và kỹ thuật. Một xí nghiệp sẽ không thể tiến
hành sản xuất nếu thiếu công cụ lao động. Công cụ lao động ở đây chính là các
máy móc thiết bị được dùng cho quá trình sản xuất. Sự phù hợp của máy móc
thiết bị với trình độ của người lao động có ảnh hưởng rất lớn trong việc khai
thác khả năng làm việc của người lao động. Ví dụ: Với trình độ của người lao
động trong doanh nghiệp, thì họ có khă năng thực hiện công việc tốt hơn,
năng suất lao động cao hơn nếu họ được làm việc trên những máy mới, hiện
đại, công suất cao, nhưng thực tế máy móc của doanh nghiệp lại quá lạc hậu,
thô sơ và cũ kỹ, công suất thấp dẫn đến không khai thác hết được khả năng của
người lao động, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Và ngược lại, máy móc của xí nghiệp quá hiện đại trong khi trình độ lao động
thấp, vượt quá khả năng của họ cũng dẫn đến sự không hiệu quả trong khai
thác nhân tố con người trong doanh nghiệp.
+ Yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên. Thời tiết và khí hậu của vùng,
nơi mà doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất, cũng ảnh hưởng tới quá trình lao động
của con người. Ví dụ: Một nơi, khí hậu khắc nghiệt, thất thường Chính sự
thất thường này nó tác động trực tiếp đến trạng thái tâm lý của người lao động,
họ cảm thấy bực bội, khó chịu hoặc mệt mỏi từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả công việc mà người lao động thực hiện.
4. Sự cần thiết phải khai thác yếu tố con người trong nâng cao năng suất

lao động.
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Sự cần thiết phải khai thác yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao
động xuất phát từ vai trò của con người trong quá trình sản xuất. Trong ba
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là yếu tố tiến bộ khoa học, yếu tố
con người và yếu tố tự nhiên thì con người là nhân tố trung tâm. Bởi vì:
+ Khoa học kỹ thuật, công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động, đây là yếu tố làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ
thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất,
trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ
sản xuất. Tính năng công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình
độ kỹ thuật. Ngày nay, ai cũng thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ
nhất làm tăng năng suất lao động. Thật vậy, sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất,
lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế
cho máy cũ.
Tính năng nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động
của khoa học, kỹ thuật, công nghệ được biểu hiện ở chỗ: nó ứng dụng rộng rãi
các nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn thay cho các
nguyên vật liệu cũ, tiết kiệm được vật tư, tiết kiệm được lao động, trong một
đơn vị thời gian sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Nó không chịu các giới hạn
tâm sinh lý như của con người, cho nên khả năng tăng năng suất lao động lớn.
Tuy nhiên, khoa học, công nghệ, kỹ thuật chỉ là công cụ lao động. Nếu
chúng không có sự điều khiển của con người thì chúng chỉ là vật chất, không
có giá trị. Máy móc thiết bị chỉ có thể hoạt động, là một nhân tố của quá trình
sản xuất, là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động khi có sự điều khiển
của con người. Hay nói cách khác, máy móc chỉ có thể phát huy vai trò của
mình khi có con người tác động. Mặt khác, máy móc không thể tự nhiên mà có

mà nó do con người tạo ra. Sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

và các tính năng của nó là do con người sáng tạo ra. Vì thế, khả năng tăng
năng suất lao động của máy móc, công nghệ cũng từ con người mà có.
Con người cung là một trong các yếu tố năng cao năng suất lao động. Vai
trò trong năng cao năng suất lao động của con người được thể hiện thông qua
khả năng lao động của bản thân. Khả năng lao động của con người lại chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố như kỹ năng, kỹ xảo nghệ, sức khoẻ của người lao động,
trình độ tổ chức lao động, điều kiện lao động, thái độ lao động… Nếu như
người lao động có hiểu biết chuyên môn sâu, kỹ năng, kỹ xảo nghề thành thạo,
sức khoẻ tốt, tổ chức lao động hợp lý, điều kiện lao động phù hợp sẽ góp phần
tăng klhả năng lao động của con người tức là tăng năng suất lao động.
Việc tăng năng suất lao động còn phụ thuộc vào chính bản thân con người
có muốn làm việc, có cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, cố gắng cải tiến
phương thức làm việc cho hợp lý hơn để sản xuất có hiệu quả hơn, việc tận
dụng thời gian ca làm việc tránh lãng phí….Tất cả đều phụ thuộc vào thái độ
của họ. Do đó, thái độ của người lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất lao
động.
Qua đó ta thấy rằng, con người có vai trò vô cùng quan trọng trong nâng
cao năng suất lao động. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động đều
xoay quanh con người, xuất phát từ con người. Vời tầm quan trọng đó của yếu
tố con người, để có thể nâng cao năng xuất lao động thì cần thiết phải khai
thác, phát huy yếu tố con người.
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI
NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở TRUNG TÂM.

1. Đặc điểm của trung tâm.
a) Quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
+ Quá trình hình thành.
Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta đã phải chịu nhiều
chính sách phản động của chúng như chính sách ngu dân. Chính những chính
sách này đã để lại nhiều hậu quả to lớn, 95% dân số không biết chữ. Vì vậy,
sau thắng lợi cách mạng tháng 8- 1945, chính quyền về tay nhân dân, hội
đồng chính phủ đã tiến hành cải cách giáo dục lần I nhằm xoá mù chữ và
nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân lao động. Do trong thời gian này, đất
nước ta vừa giành chính quyền còn nhiều khó khăn , và nhiệm vụ chủ yếu
của cuộc cải cách giáo dục lần I này là xoá mù chữ nên hệ thống trường lớp
cũng như thiết bị trường học chưa được quan tâm.
Tuy nhiên, đến thập kỷ 60, về căn bản đã xoá xong nạn mù chữ ở miển
xuôi cho những người dưới 50 tuồi. Yêu cầu thực tiễn là phải xây dựng hệ
thống giáo dục phổ thông trong toàn quốc để phục vụ cho quá trình cải tạo xã
hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Do đó, 1958- 1959, nước ta tiến hành công cuộc
cải cách giáo dục lần II với nguyên lý: “lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi
với hành”. Với nguyên lý này, hệ thống trường lớp cũng như chương trình
giảng dạy và thiết bị giáo dục bắt đầu được chú trọng và phát triển. Đến 7/ 3/
1963, Cơ quan thiết bị trường học mới chính thức được thành lập ở Bộ giáo
dục và đào tạo. Trong quá trình phát triển của đất nước, các chương trình giáo
dục thường xuyên thay đổi để phù hợp với yêu cầu của đất nước. Do đó, Cơ
quan thiết bị trường học cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thay đổi về
tổ chức và cơ chế hoạt động.
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Từ năm 1966- 1971: Cơ quan thiết bị trường học đổi thành Vụ thiết bị
trường học.

Năm 1971- 1985 đổi thành Công ty thiết bị trường học.
Từ 12/ 1988- 8/ 1996 trở thành Tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị
giáo dục. Sau sát nhập thuộc Bộ giáo dục và đào tạo.
Từ năm 1996 đến nay đổi thành Công ty thiết bị giáo dục I.
Công ty thiết bị giáo dục I là một doanh nghiệp nhà nước được thành
lập và hoạt động kinh tế độc lập theo quyết định số 3411/ GD- ĐT ngày 19/8/
1996 và số 4197/ GD- ĐT ngày 5/ 10/ 1996 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
đào tạo ( trên cơ sở sát nhập tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị với liên
hiệp hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ).
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ,
hạch toán kinh tế độc lập. Trụ sở chính đặt tại 49B Đại Cồ Việt- Hà Nội. Tên
giao dịch đối ngoại EDUCATIONAL EQUIPMENT COMPANY N
0
1 (viết
tắt là EEC
0
1).
Sau khi chuyển thành công ty thiết bị giáo dục I thì tổ chức của công ty
cũng có sự thay đổi. Một số đơn vị được thành lập và tổ chức lại để phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của công ty. Trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non là
một đơn vị trực thuộc công ty. Trung tâm được thành lập theo quyết định số
74/ QD ngày 15/ 11 1996 dựa trên sự sát nhập của 2 cơ sở là tổ làm đồ chơi
thuộc liên hiệp các xí nghiệp chuyển giao công nghệ với trung tâm thiết bị
dịch vụ nhà trẻ mẫu giáo thuộc vụ giáo dục mầm non thuộc Bộ giáo dục và
đào tạo.
Từ khi thành lập, trung tâm được phép hoạt động như một đơn vị hạch
toán độc lập tức là phải tự sản xuất, tự tiêu thụ và tự trả lương cho công nhân.
Tuy nhiên, về mặt đối ngoại mọi hoạt động của trung tâm đều phụ thuộc và
công ty. Trung tâm chưa có tư cách pháp nhân, chưa có tài khoản riêng ở
ngân hàng, chưa có con dấu riêng, chưa tự ký hợp đồng. Trung tâm phải

15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thông qua công ty mới ký được hợp đồng và vay vốn ngân hàng nhưng
trách nhiệm trả vốn và lãi cho ngân hàng là do trung tâm trả.
Chức năng nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu duyệt mẫu sản xuất và
cung ứng các thiết bị giáo dục mầm non, tổ chức tư vấn thiết kế lắp đặt bảo
hành các cụm thiết bị đồ chơi cho các trường mầm non trọng điểm, tư thục,
dân lập theo mục tiêu chương trình được bộ giáo dục và đào tạo phê duyệt.
Cơ sở sản xuất của trung tâm đặt tại 62 Phan Đình Giót- Phương Liệt-
Thanh Xuân.
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do mới thành lập cách đây không lâu nên trung tâm cũng còn nhiều bỡ
ngỡ và khó khăn để có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường như hiện nay. Tuy nhiên, trung tâm cũng đã dần định hướng cho mình
một hướng đi và bước đầu cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Điều
đó được thể hiện ở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm.
(Bảng 1)
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm.
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2002/ 2000
Tuyệt đối %
Tổng doanh thu 9295940 11291190 12334593 3038653 132,69
Tổng chi phí 9017723 11056834 12219097 3201374 135,50
Lợi nhuận 278217 234356 115496 - 162721 41,51
Nộp công ty 139439 169368 185019 45580 132,69
Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của trung tâm hàng năm đều
tăng. Tổng doanh thu năm 2002 là 12,334593 tỷ đồng tăng 3,038653 tỷ với
năm 2000 và tăng 1,043403 tỷ so với năm 2001 (tức là tăng 32,69% và 9,24%
so với năm 2000 và năm 2001). Mặc dù tổng doanh thu của trung tâm hàng

năm đều tăng về mặt giá trị tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng doanh thu hàng năm
của trung tâm lại có xu hướng giảm. Tốc độ tăng doanh thu năm 2002 là
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

9,24%, tốc độ tăng doanh thu năm 2001 là 21,46%. Như vậy, tốc độ tăng
doanh thu năm 2002 giảm 12,22% so với năm 2001. Qua đó ta thấy, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
Một chỉ tiêu nữa cũng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, đó là lợi nhuận. Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận hàng năm của
trung tâm lại giảm đi. Lợi nhuận năm 2000 là 278,217 triệu đồng và năm
2001 là 234,356 triệu đồng, giảm 43,861 triệu so với năm 2000 và lợi nhuận
năm 2002 là 115,496 triệu, giảm 162,721 triệu so với năm 2000.
Tổng doanh thu trong khi lợi nhuận giảm điều đó cho thấy doanh
nghiệp mới chỉ chú trọng đến tăng doanh thu, chưa chú ý đến lợi nhuận nên
doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng làm lợi nhuận giảm. Vì vậy, hoạt
động sản xuất kinh doanh của trung tâm chưa ổn định và hiệu quả.
b) Một số đặc điểm của trung tâm.
b
1
) Đặc điểm về sản phẩm.
Sản phẩm của trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non là đồ chơi và các
thiết bị mầm non phục vụ cho việc dạy và học trong các trường mầm non
trong toàn quốc. Đồ chơi và thiết bị mầm non nói chung là khó sản xuất hàng
loạt do yêu cầu phải đảm bảo tính sư phạm.
Sản phẩm của trung tâm rất đa dạng, nó thay đổi tuỳ thuộc và chương
trình giáo dục của ngành mầm non. Sản phẩm chính của trung tâm trong
những năm vừa qua là bàn ghế tiểu học và mẫu giáo, các dụng cụ đồ chơi
ngoài trời, bộ xếp hình, đất nặn nhiều màu, tranh ảnh, kệ, bục Các sản phẩm
này tương đối ổn định, hàng năm chỉ có một chút thay đổi như cải tiến về

hình dáng và chất lượng sản phẩm. Còn số lượng thay đổi theo yêu cầu tuỳ
thuộc vào chủ đề hàng năm của bộ giáo dục và nhu cầu từng trường.
Việc cung cấp các sản phẩm này thường mang tính thời vụ chủ yếu là
từ tháng 6 đến tháng 12 hàng năm.
b
2
) Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ.
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

+ Đặc điểm về sản xuất.
Như đã trình bày ở trên, sản phẩm của trung tâm phục vụ cho trường
học nên nó mang tính đặc thù. Chỉ sản xuất đơn chiếc và theo hợp đồng chứ
không sản xuất hàng loạt như các ngành khác.
Trung tâm không tiến hành sản xuất hàng loạt là vì mặt hàng của trung
tâm thường là đồ chơi và dụng cụ phục vụ cho việc dạy và học. Đối tượng
phục vụ là các trường mầm non, hẹp hơn nhiều so với các sản phẩm khác.
Nếu tiến hành sản xuất hàng loạt những sản phẩm này mà các trường học lại
không có nhu cầu sẽ dẫn tới tình trạng tồn kho và ứ đọng vốn. Điều này có hại
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm. Vì vậy, sản phẩm của trung
tâm không thể sản xuất theo kế hoạch và chỉ tiêu mà chỉ sản xuất theo đơn đặt
hàng.
Do sản xuất theo đơn đặt hàng tức là sản xuất đơn lẻ, vì vậy máy móc ở
đây rất thô sơ. Đa phầm là sản xuất theo thủ công. Vì sản xuất thủ công nên ở
trung tâm không có sự chuyên môn hoá.
+ Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Việc sản xuất của trung tâm được phân theo nghề: nghề mộc, cơ khí,
nhựa, đất nặn. Mỗi một nghề lại có quy trình sản xuất riêng và quy trình sản
xuất của các nghề được biểu hiện như sau:
- Quy trình công nghệ của xưởng cơ khí.

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất xưởng cơ khí.

Công đoạn khoan và cắt: Nhận kế hoạch sản xuất, nhận các nguyên vật
liệu cần thiết, sau đó cắt theo kích cỡ yêu cầu.
Công đoạn uốn, nắn: Các tấm thép sau khi đã cắt xong được uốn thành
các hình cơ bản theo yêu cầu đường cong của sản phẩm.
18
Khoan
cắt
Ho n à
thiện
Uốn,
nắn
H n, à
gắn
M i, à
vệ sinh
Sơn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Công đoạn mài và vệ sinh: Tiến hành mài những chỗ ráp và rửa sản
phẩm.
Công đoạn sơn hoàn thiện: Sau khi ghép các bộ phận xong tiến hành
sơn các sản phẩm theo yêu cầu về màu sắc.
Công đoạn hoàn thiện: Thành phẩm sản xuất xong được đóng gói và
nhập kho.
- Quy trình công nghệ xưởng Mộc.
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất xưởng Mộc.
Công đoạn cưa: Sau khi nhận nguyên vật liệu cho sản xuất, cưa nguyên
vật liệu thành các khối theo kích thước yêu cầu.

Công đoạn đẽo gọt: Sau khi cưa gỗ thành các khối, tiến hành đẽo gọt
các khối đó thành hình cơ bản của sản phẩm.
Công đoạn lắp ghép, mài máy: Sau khi sản xuất xong các bộ phận của
sản phẩm thì tiến hành lắp ráp các bộ phận đó thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Sau đó sản phẩm được mài cho phẳng.
Công đoạn chàtay: Sau khi chà máy xong, sản phẩm vẫn chưa mịn nên
tiến hành chàtay để chà nhám bề mặt sản phẩm.
Công đoạn sơn: Sản phẩm sản xuất xong được sơn theo yêu cầu về màu
sắc.
Công đoạn hoàn thiện: Thành phẩm được đóng gói và nhập kho.
- Quy trình sản xuất xưởng nhựa.
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xưởng nhựa.
19
Cưa Đẽo,
gọt
Lắp ghép,
m i máyà
Ch à
tay
Sơn
Ho n à
thiện
Trộn m uà Ép, thổi
nhựa
Khuôn định
dạng
Ho n thià ện
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Công đoạn trộn màu: Sau khi chọn mẫu sản xuất tiến hành chọn hột

màu để pha màu nhựa sao cho phù hợp yêu cầu màu sắc của sản phẩm.
Công đoạn ép, thổi nhựa: Nếu là sản phẩm ép thì tiến hành ép nhựa,
nếu là sản phẩm thổi thì thổi nhựa.
Công đoạn đổ khuôn: Nhựa đã được ép và thổi xong đưa vào khuôn
định dạng theo yêu cầu về hình dáng của sản phẩm.
Công đoạn hoàn thiện: Sản phẩm đã sản xuất xong được cắt gọt những
chỗ dư để hoàn thiện sản phẩm. Sau đó đem đóng gói và nhập kho.
- Quy trình công nghệ xưởng đất nặn và bút sáp.
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất xưởng đất nặn, bút sáp.
Khâu pha chế và nấu nguyên liệu: Sau khi nhận kế hoạch sản xuất,
xưởng tiến nhập các phụ gia cần thiết và đem pha chế chúng theo yêu cầu tiêu
chuẩn và nấu.
Khâu định dạng sản phẩm: Các phụ gia đã đun nóng xong được đổ vào
khuôn để định dạng sản phẩm.
Khâu hoàn thiện: Sản phẩm sản xuất xong được cắt gọt những chỗ thừa
để hoàn thiện sản phẩm. Sau đó đem đóng gói và nhập kho.
b
3
) Đặc điểm về nguyên vật liệu và năng lượng.
+ Nguyên vật liệu: Do sản phẩm của trung tâm rất đa dạng về chủng
loại nên nguyên vật liệu để sản xuất ra các mặt hàng này cũng rất phong phú
và đa dạng bao gồm: Các loại thép đủ kích cỡ và chủng loại, các loại gỗ như
gỗ thông, cao su, ván ép Các loại nhựa như nhựa PP, HD, LD, PE ngoài ra
còn có bột đá, phụ gia, sơn các màu và các bán thành phẩm của các cơ sở sản
xuất khác.
20
Pha chế,
nấu
định dạng
sản phẩm

Ho n à
thiện
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì quá
trình sản xuất, vì vậy việc đảm bảo nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời là rất
quan trọng. Ở trung tâm không có nguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản
xuất. Khi nào có hợp đồng thì mới lên kế hoạch sản xuất và định mức nguyên
vật liệu cần thiết sau đó mới đi mua, chứ không nhập ồ ạt nguyên vật liệu vào
kho vì như vậy sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản. Khối
lượng nguyên vật liệu dùng cho mỗi hợp đồng không nhiều, trung tâm thường
mua hàng trước, thanh toán sau. Vì thế nhiều khi các nơi cung cấp không
muốn bán hoặc trì hoãn việc giao hàng làm chậm tiến độ sản xuất, ảnh hưởng
đến năng suất lao động. Tuy nhiên, trung tâm tiến hành thu mua ở nhiều nơi
cung cấp khác nhau nên nguyên vật liệu vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời cho
quá trình sản xuất.
+ Về năng lượng: Năng lượng chủ yếu dùng trong sản xuất ở trung tâm
là điện. Trung tâm chỉ có một nguồn điện là nguồn điện cao thế, ngoài ra
không còn nguồn điện nào khác để dự trữ. Vì thế, nếu mất điện trung tâm phải
ngừng sản xuất. Tuy nhiên, điện lưới ở đây rất ổn định, khi nào sửa chữa
đường dây bên điện lực sẽ báo trước để trung tâm có thể chuẩn bị và khắc
phục. Vì vậy, điện vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất.
b
4
) Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Đặc điểm sản xuất của trung tâm là sản xuất đơn lẻ nên số lượng máy
móc của quá trình sản xuất ít. Trung tâm có khoảng 25 chủng loại máy móc
khác nhau. Mỗi loại máy chỉ có 1 đến 2 cái. Các loại máy móc trung tâm sử
dụng thể hiện ở bảng 2.
21

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Nói chung, phần lớn máy móc thiết bị của đơn vị đã lỗi thời, quá cũ và
không đồng bộ. Máy móc đơn giản, thô sơ, đòi hỏi phải có người trực tiếp điều
khiển hoạt động. Do máy móc thiết bị của trung tâm thô sơ và cũ nên năng suất lao
động không cao. Hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của các trường.
Tuy nhiên, gần đây trung tâm cũng đã nhận thấy cần phải cải tiến về
công nghệ để nâng cao năng suất lao động và bước đầu đã thay một số máy
móc quá cũ bằng những máy mới và hiện đại hơn như máy rôtơ của mộc, ép
nhựa tự động, máy mài của cơ khí
b
4
) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Giám đốc trung tâm là người
điều hành cao nhất. Dưới giám đốc là 2 phó giám đốc và tiếp theo là các phòng
chức năng và các xưởng sản xuất. Đứng đầu các tổ là tổ trưởng, đứng đầu các
xưởng là xưởng trưởng. Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và quy định
mối quan hệ của các cá nhân với các bộ phận trong bộ máy quản lý của trung
tâm là do giám đốc quy định. Mô hình tổ chức bộ máy được thể hiện qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy của trung tâm
24
Giám đốc

Tổ
cung
ứng
Phó giảm đóc
t i chính v à à
tổ chức
Phó giám đốc
cung ứng
Tổ quản lý
sản xuất
Tổ kế toán
Xưởng
nhựa
Xưởng
đất
nặn,
bút sáp
Tổ kế hoạch
cung ứng
Xuởng
mộc
Xưởng
cơ khí
Cửa
h ng à
kinh
doanh
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

2. Biến động năng suất lao động của trung tâm.

a) Biến động năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng.
Tính năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng cho ta biết được
năng lực sản xuất của trung tâm. Năng suất lao động của trung tâm được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng.
Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 2003 2003/2002
Tuyệt
đối
%
Tổng giá trị sản
lượng
1000đ 3703438 3607251 7280526 3577088 196,59
Tổng lao động Người 113 116 124 18 116,98
NSLĐ bq i lao
động
1000đ/n
g
32773,7
9
31096,9
9
58713,9
2
25940,1
3
179,15

Năm 2001 năng suất lao động bình quân 1 lao động của trung tâm là
32773,79 nghìn đồng. Năm 2002 năng suất lao động bình quân 1 lao động là
31096,99 nghìn đồng giảm 1676,8 nghìn đồng so với năm 2001. Năm 2003,

năng suất lao động bình quân 1 lao động là 58713,99 tăng 27616,93 nghìn
đồng so với năm 2002, và tăng 25940,13 nghìn đồng so với năm 2001. Điều
này cho thấy năng suất lao động của trung tâm trong những năm vừa qua có
xu hướng tăng nhưng không ổn định. Thể hiện:
T
W2002/2001
= (W
2002
- W
2001
)×100/ W
2001
= -5,12 %
Tính tương tự ta có:

T
W2003/2002
= 88,81 %
T
W2003/2001
= 79,15 %
25

×