Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ TÀI: Nạn chảy máu chất xám ở việt nam thực trạng và giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.74 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP: 08TN2
HỌ TÊN: ĐÀO MỸ TUYÊN
MSSV: 854031040
GV: PHAN MINH TUẤN
TIỂU LUẬN
NẠN “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.
TP. HỒ CHÍ MINH 2009
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
I.NẠN “CHẢY CHẤT XÁM”.
1. Định nghĩa.
2. Nguyên nhân.
II.ẢNH HƯỞNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” ĐẾN ĐẤT NƯỚC.
III.THỰC TRẠNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” Ở VIỆT NAM.
1. Công ty điện lực Việt Nam EVN.
2. Từ các cuộc thi và các trường đại học.
3. Ở các cơ quan nhà nước
IV.GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách QUẢN TRỊ HỌC _PGS-TS Nguyễn Thị Liên Diệp.
Google.com.vn.
Vietnamnet.com.vn.
Tiasang.com.vn
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO thì những áp
lực từ nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng ảnh hưởng đến nước ta. Tuy
là so với thế giới hiện nay nước ta đang trong thời kì hòa bình, không có bất ổn về


chính trị nhưng các vấn đề về khí hậu như: hiện tượng nóng lên của trái đất, sự phá
hủy tầng ozone, hiệu ứng nhà kính, rồi nhiều căn bệnh lạ xuất hiện gây tỉ lệ tử vong
cao, rồi việc đột ngột tăng giá hàng hóa lên vùn vụt từ 2008 đã ảnh hưởng nhiều đến
đời sống người dân. Song song đó, một vấn đề đã , đang và sẽ còn xảy ra luôn là vấn
đề nan giải cho Chính Phủ ta, đó là nạn “ chảy chất xám” của tầng lớp trí thức. Trong
tình hình nền kinh tế đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, người có thề
dẫn dắt đất nước ta đi về phía trước không ai khác chính là các chuyên gia có năng
lực , có hiểu biết, có tài năng.Nhưng những nguyên nhân làm cho nền kinh tế kém
phát triển cũng chính là nguyên nhân làm cho tư tửơng chạy sang các nước phát triển
để có cơ hội thăng tiến của người Việt Nam _ nhất là lớp trí thức trẻ ngày càng mạnh
mẽ. Vậy nạn “ chảy chất xám” là gì, nó có ảnh huởng đến nền kinh tế vốn còn nhiều
yếu kém của nước ta như thế nào?
I.NẠN “ CHẢY CHẤT XÁM”

1.Khái niệm.
Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, có
tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này,
nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường
được gọi là “chảy máu chất xám” Cũng giống như hàng hóa đó là một
dòng chảy xuyên quốc gia của con người , của trí tuệ.Nó gây ra những
trở ngại về kinh tế, về công nghệ, về văn hóa của nước gốc lẫn nước mà họ di cư đến.
2.Nguyên nhân
Khỏang cách giàu nghèo giữa Việt Nam và các nước phát triển ( Mỹ, Đức, Úc,
Canada…)quá lớn.Chúng ta đang sống trong một thế giới mà 20%dân số giàu nhất
tiêu thụ 80% tổng năng lượng tạo ra.Chúng ta đang sống trong một thế giới mà xung
đột vũ trang vẫn tiếp tục bùng phát ở đây đó và như không bao giờ chấm dứt.Những
hậu quả do chúng gây ra có ảnh hưởng khác nhau đối với các quốc gia trên thế giới
phụ thuộc vào sự thịnh vượng , vị trí địa lí, tình trạng phát triển của quốc gia đó…
Ngày nay giới trẻ hay bị phàn nàn là không có lí tưởng , không có đam mê hoặc
thậm chí không coi trọng những gía trị mà ông cha ta đã gian khổ mới có được.Có

một điều phải thừa nhận rằng do bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường bất kể là chủ
nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội,giới trẻ Việt Nam bị lôi cuốn mạnh bởi đồng tiền.
Một đất nước mà con người phải chịu đựng nghèo khó trong một thời gian dài, điều
này không có gì là ngạc nhiên.Họ càng bị đồng tiền lôi cuốn thêm khi các phương
tiện thông tin đại chúng đem đến cho họ những hình tượng thành công hòan tòan dựa
vào đồng tiền. Người ta không do dự đưa lên báo chí
danh sách một trăm người giàu nhất Việt Nam như những tấm gương điển hình. Họ
dễ dàng so sánh và nhận ra rằng một kế tóan trẻ của một công ty liên doanh có thể
kiếm được nhiều tiền hơn một vị giáo sư đại học. Vì thế khi lựa chọn nghề nghiệp
tương lai, họ sẽ lựa chọn tương ứng.
Một nguyên nhân sâu xa khác dẫn tới hiện tượng “chảy máu chất xám” đó là:từ
nhỏ giới trẻ đã có mong ước được đi du học vì từ nhỏ thầy cô và cha mẹ đã nhen
nhúm trong đầu họ rằng chỉ có đi du học mới có khả năng thành công. Vì họ yêu
nước, nhiệt huyết nên nuôi dưỡng tư tưởng ấy cho tới lớn.Khi đã đi du học, những
người giỏi trong số họ không trở về, không chỉ vì họ được đề nghị mức lương và điều
kiện làm việc tốt hơn, mà có lẽ quan trọng hơn, bởi vì họ không nhận được một tín
hiệu nào cho thấy rằng đất nước này cần họ, rằng đất nước này tự hào về họ, rằng
tương lai của đất nước phụ thuộc vào họ. Đó là hòan cảnh mà thế hệ trẻ Việt Nam
đang phải đối mặt.
Một khuynh hướng chung của du học sinh các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam là các du học sinh, nghiên cứu sinh sau khi hoàn tất chương trình học hỏi
của mình thường phân vân trước câu hỏi về nước hay tiếp tục học thêm hay là ở lại
làm việc nơi xứ người .Câu hỏi hay suy nghĩ này nhiều khi không được đặt ra ngay
khi du học sinh mới bước chân đến quốc gia mình được theo học, mà nó được dần
dần thành hình sau một thời gian sống trên xứ sở xa lạ với
những ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần mà ở Việt Nam không
có.
Tiến bộ về khoa học kỹ thuật :Có nhiều lý do để khiến du
học sinh băn khoăn trăn trở về quyết định về hay ở của mình.
Trước hết là các quyến rũ vật chất ở xứ du học sinh đang sống. Dù mang theo một

tinh thần yêu nước nồng nàn cho đến đâu đi nữa, du học sinh không thể chối cải được
những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của thế giới mình đang sống. Thư viện, các
phòng thí nghiệm, các hệ thống máy vi tính và các phương tiện truyền thông khác
như các trang web đủ lọai đã gíup cho du học sinh dễ dàng trong việc học tập cũng
như
làm việc. Về nước những phương tiện tối tân, hiện đại như thế làm sao có được và du
học sinh trở về có đất dụng võ để mang những điều mình học hỏi về phát triển đất
nước hay không.
Lương bổng và chính sách đãi ngộ :Vấn đề lương bổng, thu nhập hàng tháng cũng
làm du học sinh so sánh về khả năng xây dựng cho gia đình và bản thân mình khi làm
việc tại nước ngoài hay khi trở về Việt Nam. Một khía cạnh đáng để ý nữa là các
quốc gia tân tiến như Mỹ chẳng hạn thường có chính sách đãi ngộ xứng đáng những
khoa học gia, những kỹ thuật gia của các quốc gia khác. So sánh việc đào tạo một kỹ
sư trong nước hay nhận một kỹ sư nước ngoài vào làm việc thì các nhà kinh tế, các
người quản lý doanh nghiệp đều nhận thức được rằng việc sử dụng một chuyên viên
nước ngoài có lợi ích kinh tế nhiều hơn vì không phải tốn chi phí đào tạo.
Chính sách quản lý: các tập đòan đa quốc gia(PNJ , Uliver ,
Cocacola, HSBC, NOKIA, SAMSUNG…) thường dùng chính
sách quản lý theo mục tiêu (Qủan trị theo mục tiêu (MBO): là
cách quản trị thông qua việc mọi thành viên tự mình xác định
mục tiêu , tự mình quản lí và thực hiện mục tiêu đã đề ra .
MBO trong doanh nghiệp sẽ kích thích tinh thần hăng hái và
nâng cao tính trách nhiệm của nhân viên.MBO đã tạo điều kiện
cho mọi thành viên trong tổ chức có cơ hội phát triển năng lực của mình.MBO là một
phương pháp quyền hạn tương ứng trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nó tạo điều kiện
để người thực hiện phát huy tính năng động và sáng tạo trong quá trình thực hiện
mục tiêu), khiến cho du học sinh cảm luôn thấy thỏai mái vì họ có cơ hội phát huy
hết tài năng của mình, khiến cho họ phải so sánh giữa quê hương với nước mà họ
đang học tập, làm việc. Và tất nhiên là họ sẽ ở lại những nước tiên tiến ấy.
II.ẢNH HƯỞNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” ĐẾN ĐẤT NƯỚC

Có thể hình dung ảnh hưởng của chảy máu chất xám như truyền qua bốn “kênh”:

(1) Một là, chính “kì vọng” đi ra nước ngoài cũng đã có ảnh hưởng đến nhiều người
trong nước (nhất là giới trẻ), dù rốt cục họ có đi hay không. Người ta không cần phải thật sự
di cư mới có ảnh hưởng đến nước gốc. Kì vọng ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, làm ăn,
sẽ thúc đẩy giới trẻ trong nước năng nổ trau dồi thêm giáo dục, tay nghề, và do đó ảnh
hưởng tốt cho xã hội và kinh tế của nước họ. Ảnh hưởng này thường được gọi là hiệu ứng
“thu thêm chất xám” (brain gain). Một ví dụ cụ thể: chính giấc mơ sang Mỹ làm việc ở
“thung lũng Silicon” đã thúc đẩy giới trẻ Ấn Độ đi vào tin học, đưa đến sự phát triển công
nghiệp phần mềm ở quốc gia này.

Hiển nhiên, không phải hi vọng “xuất ngoại” của bất cứ ai bao giờ cũng thành sự thật,
nhưng sự cố gắng của họ sẽ có lợi cho xã hội. Như vậy, cơ hội di cư ra nước ngoài sẽ tăng
thêm động lực đầu tư vào giáo dục. Theo vài nghiên cứu, hiệu ứng này khá lớn cho những
quốc gia (như Trung Quốc và Ấn Độ) đông dân (trên 30 triệu) và tương đối không quá
nghèo. Ngoài ra, cũng nên thấy rằng các thể chế và chính sách trong một nước cũng có thể
bị ảnh hưởng bởi sự kiện là người dân có thể ra nước ngoài lao động, sinh sống, chẳng hạn
như nhà nước phải nghĩ đến những biện pháp để giữ lại những người có tài.
Song, nhìn kĩ hơn, cường độ của hiệu ứng “thu thêm chất xám” cũng tuỳ thuộc vào
mức độ và tiêu chuẩn gạn lọc của các nước phát triển trong chính sách cho nhập cư của họ.
Sự gạn lọc ấy càng tinh vi thì hiệu ứng này càng thấp vì ít người sẽ nuôi hi vọng sang các
nước phát triển sinh sống. Vài nghiên cứu cũng cho thấy lắm khi triển vọng du học lại có
ảnh hưởng ngược lại (thành ra xấu), vì nó có thể làm nhiều người ít trau dồi trí thức của
mình hơn. Chẳng hạn như con cháu các gia đình khá giả, biết chắc rằng cha mẹ sẽ gửi mình
đi ngoại quốc, có thể bỏ bê học tập trong nước. Tương tự, cũng có người sẽ đợi khi sang
nước tiên tiến mới bắt đầu học hành, do đó không gây hiệu ứng “thu thêm chất xám” nào
cho quốc gia sinh quán của họ.

(2) Hai là, sự “vắng mặt” của chất xám sẽ có ảnh hưởng không tốt cho quốc gia gốc
của họ. Đây là hậu quả mà từ lâu ai cũng biết. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây có

phát hiện nhiều chi tiết mới, chẳng hạn như ảnh hưởng khác nhau của các loại chất xám,
ngoài việc gây thiếu hụt trong “thị trường đầu vào”. Sự thất thoát của những người có tay
nghề cao, nhất là những cá nhân nhiều khả năng tổ chức và điều hành, sẽ gây thuơng tổn đặc
biệt nặng nề cho các nước nghèo, hơn hẳn sự thất thoát của những loại chất xám khác. Sự di
cư của những người có kinh nghiệm quản lí bệnh viện, chủ nhiệm khoa ở các đại học, các
bác sĩ, y tá, và nhà giáo, từ các quốc gia chậm tiến là nguyên do chính khiến các nước này
không thoát ra được cái bẫy nghèo khổ. Nhiều phân tích khác thì cho rằng không phải sự
thất thoát của những chuyên gia đã gây thiệt hại nặng nề như vậy, nhưng là sự thất thoát của
giai cấp trung lưu.

Cũng phải nói đến ảnh hưởng trên chính những người ra đi. Đáng ngạc nhiên là cho
đến nay ảnh hưởng này tương đối ít được biết một cách cặn kẽ (ngoài khẳng định chung
chung là, tất nhiên, đời sống của họ hẳn là khấm khá hơn, nếu không thì họ đã không đi!).
Vài nghiên cứu vừa xuất hiện đã cho nhiều thông tin mới về ảnh hưởng này. Chẳng hạn như
một khảo sát gần đây cho thấy chất xám nhập cư vào Mỹ đã tạo thêm công ăn việc làm cho
người Mỹ (và nâng cao thu nhập trong một số công nghiệp), không phải lấy việc của dân Mỹ
như trước đây nhiều người vẫn nghĩ.
(3) Ba là, ảnh hưởng của cộng đồng kiều dân: Đây là ảnh hưởng từ xa của người
đang sinh sống ở nước ngoài đối với quốc gia gốc của họ. Ngoài những ảnh hưởng về
thương mại, đầu tư, kiều hối, và kiến thức, một người sống xa xứ mà thành đạt cũng
giúp hạ thấp những rào cản kinh doanh quốc tế qua vai trò “trung gian uy tín” tức là cho các
đối tác quốc tế hiểu biết thêm về dân tộc họ, và những cơ hội làm ăn ở quê hương họ, và
ngược lại, giúp đồng bào trong nước họ biết về nước ngoài. Nói cách hoa mỹ, cộng đồng
kiều dân là rất quan trọng trong tiến trình giúp nước họ hội nhập vào mạng lưới sản xuất
toàn cầu và thương mại quốc tế.

Theo một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới thì đúng là kiều hối có trực tiếp giúp đỡ
các nước chậm tiến giảm nghèo, và là một nguồn ngoại tệ quan trọng, song ảnh hưởng rộng
hơn thì khá phức tạp, và tùy từng nước. Ở Guatemala, chằng hạn, đa số gia đình nhận kiều
hối dùng tiền đó để giáo dục con em hơn là tiêu dùng. Nhưng ở Mexico thì mức độ giáo dục

của con cái những gia đình có thân nhân ở Mỹ thì lại thấp hơn con cái những gia đình khác,
có lẽ vì các gia đình có người di dân nghĩ rằng rồi con cái họ cũng sẽ sang Mỹ làm lao động
chân tay, mà những việc đó thì đâu cần trình độ giáo dục cao!
(4) Bốn là kênh “hồi hương”. Đó là ảnh hưởng của kiều dân hồi hương sau nhiều
năm sinh cơ lập nghiệp ở nước ngoài, với tay nghề cao hơn, mạng lưới xã hội rộng hơn, và
tài sản nhiều hơn. Bây giờ họ có nhiều khả năng đóng góp hơn cho quê hương họ.
III. HIỆN TRẠNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” Ở VIỆT NAM.
Tình trạng những nhân viên có năng lực và trình độ cao thường “nhảy” sang những nơi
có lương cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn hiện nay không chỉ xảy ra ở những ngành, lĩnh vực
thiếu nhân lực như ngân hàng, chứng khoán, điện lực mà đang trở thành “vấn nạn”, làm
đau đầu hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Đây là một hiện
tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong thị trường lao động. Nền
kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ biến và thực ra là một điều kiện không thể
thiếu của sự phát triển lành mạnh. “Chảy máu chất xám” làm các doanh nghiệp đang phải trả
giá rất cao để thực hiện các giải pháp thu hút nhân tài, khiến giá của thị trường lao động tăng
đột biến. Hiện tượng này tất yếu sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp không đủ bản lĩnh và
chiến lược để giữ những nhân tài của mình. Đội ngũ lao động tri thức là những người có tính
năng động rất cao. Họ làm gì, ở đâu, làm thế nào, phần lớn là do quyết định của họ. Người
sử dụng lao động cần họ hơn là ngược lại.

1.Tập đòan điện lực Việt Nam EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) muốn đẩy nhanh sự phát triển sản xuất kinh doanh,
muốn làm ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng, muốn tiến đến xây dựng nền kinh tế tri thức,
thì phải chấp nhận đối mặt với hiện tượng di chuyển của những người lao động nói chung và
người lao động tri thức nói riêng. Vấn đề quan trọng là có chính sách trọng dụng họ, tạo mọi
điều kiện (về vật chất), nhưng quan trọng hơn là cách ứng xử đối với họ để họ làm việc có
hiệu quả. Các doanh nghiệp, các đơn vị phải tự lo để “giữ” người tài trong một thị trường
lao động cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế, người giỏi từ nước ngoài về làm việc tại các doanh
nghiệp trong nước không hẳn hoàn toàn do thu nhập.


Thời gian qua, thông tin đại chúng đã đưa tin hàng trăm kỹ sư và công nhân lành nghề
của EVN ở các nhà máy điện, các công ty Điện lực, các đơn vị nghiên cứu, tư vấn và đào tạo
bỏ đi làm việc cho các công ty ngoài EVN và tình trạng này vẫn đang tiếp tục diễn biến theo
chiều hướng bất lợi. Như vậy, EVN sẽ bị thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng
cao để thực hiện Quy hoạch phát triển điện VI nếu như không kịp thời có chiến lược phát
triển nguồn nhân lực.Hiện tượng trên chứng tỏ nhân lực của EVN rất có giá và được các
doanh nghiệp, các Tập đoàn kinh tế lớn khác xem trọng. Đồng thời điều đó cũng phản ánh
nguyên nhân của hiện tượng trên là EVN chưa đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao
động, đặc biệt là những người có trình độ, có tay nghề cao.

2.Từ các trường học
Mỗi năm, số học sinh, sinh viên Việt Nam được các nước cấp visa ngày một tăng. HS
trường chuyên được “săn đón” nhiều nhất, theo thống kê, mỗi năm THPT chuyên Lê Hồng
Phong có 150 HS du học các nước, trong đó Singapore có khoảng 40 em.THPT chuyên Trần
Đại Nghĩa cũng có khoảng 100 em. Trường Phổ thông năng khiếu có 40 em du học; riêng
lớp chuyên Anh khóa 2007-2009, sau 3 năm, sĩ số từ 36 em “rơi rụng” còn 14 em. Tương tự,
các trường Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thị Minh Khai… cũng giảm dần sĩ số qua mỗi
năm. Du học Singapore đang trở thành một chọn lựa ưu tiên của HS VN. Bởi vì chất lượng
đào tạo tốt, học phí thuộc loại rẻ, chỉ khoảng 10.000 SGD/năm. Nếu SV không xin được học
bổng thì Chính phủ Singapore cho vay đến 80% để đóng học phí. 20% còn lại và tiền ăn ở,
SV có thể mượn của trường. Số tiền vay trả trong vòng 20 năm, với lãi suất rất ưu đãi. Bù
lại, SV tốt nghiệp phải làm việc cho Singapore 3 năm. Với nhiều đợt tuyển sinh, cấp học
bổng từ lớp 9 cho đến ĐH, nhiều người lo lắng cho rằng Singapore đang “vét” HS giỏi của
VN ở các cấp. Không chỉ có Singapore, các nước Canada, Úc cũng đã có chính sách khá cởi
mở, học xong có thể ở lại làm việc, định cư. Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Trung tâm
Giáo dục Canada tại Việt Nam, cho biết: Chính phủ cho phép du HS ở lại 3 năm sau khi tốt
nghiệp và sau đó có thể xin định cư ở Canada.
Không riêng Việt Nam, ngay cả các nước phát triển như Canada, Đức, Singapore… cũng bị
thất thoát “chất xám” và đã có nhiều chính sách đãi ngộ để lôi kéo trí thức trở về. Còn Việt
Nam, nhiều chuyên gia giáo dục lo lắng: Chúng ta đang sống trong tư duy lạc quan “người

tài làm việc ở nơi khác chỉ là thiệt thòi trước mắt. Một thời gian sau, họ trở về làm việc và
chúng ta được hưởng kinh nghiệm của họ”. Thế nhưng, nếu không có chiến lược giữ chân
nhân tài thì đường về quê nhà của DHS vẫn ở thì tương lai.
Năm 2005 chỉ có 38.000 du HS Việt Nam thì nay, theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT,
con số này đã lên 60.000 người. Chưa có thống kê chính thức, nhưng ước tính của các
chuyên gia, có khoảng 70% DHS Việt Nam tiếp tục ở nước
ngoài sau khi học xong để học lên cao hoặc làm việc.
Bảng số liệu của nạn
“ chảy chất xám” trên thế giới.
3.Tại ngân hàng nhà nước
Trong khi hầu hết các dự báo đều khẳng định lạm phát trong năm 2008 sẽ tiếp tục có nguy
cơ tăng cao, thì ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - cơ quan đóng vai trò chủ đạo
trong việc kiềm chế lạm phát, hàng trăm cán bộ, công chức có năng lực, trình độ và tâm
huyết lần lượt nộp đơn xin thôi việc. Trong số đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp
phòng.
Sáng 26/12/2007, vụ trưởng đầu tiên của NHNN nộp đơn xin thôi việc vì lý do riêng và để
tìm công việc phù hợp hơn. Đó là ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.Tuy nhiên, ông Dũng không phải là cán bộ lãnh đạo cấp vụ
cuối cùng rời khỏi NHNN vì lý do tương tự. Những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có kiến
thức về cả vĩ mô lẫn vi mô, nắm vững cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng, có nhiều kinh
nghiệm và nhiều mối quan hệ như ông Dũng chính là đối tượng mà các tổ chức tín dụng
""trải thảm đỏ" mời chào.
Khi rời bỏ NHNN, những cán bộ tầm cỡ như ông Dũng sẽ được hưởng mức lương ít nhất
gấp 5 đến 10 lần mức lương hiện tại ở NHNN. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, sức hút
của đồng tiền khiến chuyện ra đi của họ là điều hiển nhiên, không thể cưỡng lại. Một nhân
vật nữa có hàm vụ trưởng, ông Trương Văn Phước, Giám đốc Sở Giao dịch thuộc NHNN
mới đây cũng xin nghỉ việc để chuyển sang nơi khác. Ông Phước từng làm việc tại một ngân
hàng thương mại cổ phần lớn ở cương vị tổng giám đốc với mức lương cao "ngất ngưởng".
Sau đó, vì "niềm đam mê lớn nhất cuộc đời là tỉ giá", ông đã quyết định về NHNN. Nhưng
rồi, niềm đam mê ấy cũng không thể giữ chân một chuyên gia giàu cả về kiến thức nghiệp

vụ, kinh nghiệm công tác lẫn năng lực quản lý và đầy tâm huyết như ông.
Thực tế, hầu hết cán bộ, công chức rời bỏ NHNN đều ở độ tuổi "chín", giỏi ngoại ngữ, được
đào tạo cơ bản, rất tâm huyết và có tự trọng nghề nghiệp cao. Một lãnh đạo cấp vụ nói:
"Cùng lĩnh một khoản tiền lương như nhau nhưng có thể chia công chức thành hai đối
tượng. Một là những người tự cảm thấy xấu hổ với đồng lương đó, bởi chỉ lao động kiểu đối
phó. Hai là những người có cảm giác như bị "bố thí" vì đã đóng góp rất nhiều nhưng chỉ
nhận được những đồng lương còm cõi".
Trước "làn sóng" ra đi của cán bộ, công chức, dường như NHNN chưa có một động thái
hoặc cơ chế nào để "chiêu hiền đãi sĩ" hay ít ra là để giữ "quân". Chế độ lương, thưởng
không có gì thay đổi, lương vẫn được trả theo thang bậc, "đến hẹn lại lên" chứ không theo
khối lượng và hiệu quả công việc. Có chăng chỉ là việc đưa ra một quy trình giải quyết chế
độ thôi việc có vẻ chặt chẽ hơn mà thôi!
Trong năm 2008, hàng chục ngân hàng cổ phần trong nước và ngân hàng 100% vốn nước
ngoài sẽ ra đời. Nhu cầu nhân sự cấp cao vào các chức vụ quản lý, điều hành rất lớn. Nhiều
người lo ngại rằng, đến một ngày nào đó, ở NHNN, cơ quan có vai trò quyết định trong việc
kiềm chế lạm phát, sẽ chỉ còn những người lớn tuổi, những người năng lực hạn chế hoặc có
trình độ nhưng không còn tâm huyết.
Nếu không kịp thời có những giải pháp tích cực - chứ không phải biện pháp hành chính - để
giữ chân cán bộ, công chức có năng lực và tâm huyết thì "làn sóng" rời bỏ NHNN chắc chắn
sẽ chưa dừng lại. Và điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân.
IV.GIẢI PHÁP
Doanh nghiệp không muốn bỏ chi phí để đào tạo nhân tài, để rồi bị các công ty khác chỉ
cần trả lương cao hơn một chút là có thể “hưởng thụ” thành quả của họ. Các đối tác hoặc đối
thủ cạnh tranh thì tìm mọi cách “giật” các nhân viên xuất sắc. Đằng sau việc nhân viên
“nhảy việc” là việc doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi cùng ra đi với nhân viên là
các khách hàng, đối tác, cơ hội làm ăn … Làm thế nào để giữ được nhân viên giỏi khi họ có
tham vọng quá lớn? Sức lao động, trong đó có cả lao động chất xám, đã được lượng hóa một
cách tương đối sát với thực tế và được chi trả đúng theo năng lực, khả năng cống hiến của
mỗi người lao động và môi trường làm việc tốt. Thu nhập và môi trường làm việc là hai yếu

tố có ý nghĩa quyết định khi người ta lựa chọn công việc. Thu nhập có thể kém một chút so
với những chỗ khác, nhưng thỏa mãn về môi trường làmviệc thì họ vẫn lựa chọn. Làm việc
cho các doanh nghiệp nước ngoài, lương cao nhưng lại phải tuân thủ theo hệ thống báo cáo
và quản lý chặt chẽ của họ, phụ thuộc nhiều (vì đều là các chi nhánh và văn phòng đại diện);
còn các công ty cổ phần mới thành lập có môi trường làm việc rất năng động. Đây chính là
lý do quan trọng khiến nhân sự tại các tổ chức nước ngoài chảy ngược về các công ty trong
nước. Nhưng dù họ có đi đâu thì sức lao động, chất xám ấy vẫn được biến thành vật chất
hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất hẳn. Ngoài ra, để hiểu chính xác hơn,
chất xám đem lại giá trị thặng dư cao sẽ có lợi cho nhà đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp
nước ngoài sẽ thu lợi nhiều hơn khi họ thu hút được lượng chất xám cao phục vụ công việc
kinh doanh trên đất nước ta. Đó là hiện tượng “chảy máu chất xám ra ngoài biên giới”. Tuy
nhiên, để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, kinh phí cho việc đào tạo không phải là nhỏ.
Trong khi chưa có cơ chế về việc chuyển nhượng lao động, thì việc đào tạo nhân lực chất
lượng cao để “bán” là không thể thực hiện được. Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu xây
dựng và ban hành luật chuyển nhượng “lao động” để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp
cũng như hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” bất hợp lý. Vì vậy, việc chuyển nhượng
lao động cần sớm được “luật hóa”.
Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cần phải đối mặt với nhiều
thách thức, phải xử lý có hiệu quả vấn đề khẩn cấp của hành tinh đang đặt ra để có thể giữ
được độc lập , tựdo và phát triển bền vững. Trong bối cảnh tòan cầu hóa hiện nay,Việt Nam
chỉ có thể thực hiện được điều đó nếu không để những người con ưu tú ra đi và kêu gọi
những người đã ra đi trở về.Muốn làm được như vậy thì các donh nghiệp trong nước cũng
như Chính Phủ phải có một số giải pháp sau:
_(1) Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, giảm ngoại tệ chảy ra nước ngoài
_(2) Chính sách đãi ngộ và mặt bằng phát triển. Nếu trong nước mà điều kiện làm việc
tương đương với nước ngoài, sẽ có rất nhiều người muốn về nước làm việc, bởi vì tâm lý
chung của người châu Á là gắn bó với quê hương.
-(3): Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời. Vì vậy,
chiến lược giữ người giỏi phải tiến hành song song 4 yếu tố: Thu hút, tuyển dụng, hội nhập
và cộng tác

-(4): Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra nhân
viên giỏi cần giữ. Đó là việc luôn hoàn thành xuất sắc công việc, đảm trách những công việc
đòi hỏi kỹ năng, kiến thức hiếm trên thị trường lao động, tâm huyết với sự phát triển của
doanh nghiệp …
-(5): Doanh nghiệp phải tìm ra được những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi. Nếu
muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lại lâu dài với doanh nghiệp cần giảm yếu tố bất mãn bao
gồm lương bổng và chế độ làm việc, yếu tố tạo nguồn, bao gồm thu hút và tuyển dụng…
KẾT LUẬN
Nói tóm lại “ chảy chất xám “ vẫn đang là vấn nạn của xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở các
nước kém phát triển mà ngay cả các nước tiên tiến cũng có. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nước gốc lẫn nước có người di cư đến. Nước gốc thì bị mất nhân tài, mất nguồn lực
chính giúp đất nước đi lên. Nước nhận chất xám thì gặp khó khăn trong việc đào tạo, cải
cách văn hóa giúp những người di cư đến thích ứng môi trường mới. Đặc biệt là các cơ quan
nhà nước phải nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.Vì vậy mà cần phải có những giải pháp
thích đáng tăng cường chất xám trong nước, ngăn không cho chảy vào quốc gia khác,kêu gọi
những người đã ra đi trở về. Đồng thời thu hút thêm đầu tư từ nước ngòai làm tăng ngân
sách nhà nước, cải tạo cơ sở vật chất nhằm vì mục đích cuối cùng làm đất nước phát triển.

×