Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

tiến sỹ nghiên cứu thành phần loài bọ phấn aleyrodidae (homoptera) và đặc điểm sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng trừ bọ phấn thuốc lá bemisia tabaci (gennadius) hại cây họ cà ở vùng hà nôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 174 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LÊ THỊ TUYẾT NHUNG



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI HỌ BỌ PHẤN
ALEYRODIDAE (HOMOPTERA) VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,

SINH THÁI HỌC, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ PHẤN
THUỐC LÁ BEMISIA TABACI (GENNADIUS) HẠI CÂY HỌ
CÀ Ở VÙNG HÀ NỘI



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP










Hà Nội, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


LÊ THỊ TUYẾT NHUNG


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI HỌ BỌ PHẤN
ALEYRODIDAE (HOMOPTERA) VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI HỌC, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ PHẤN
THUỐC LÁ BEMISIA TABACI (GENNADIUS) HẠI CÂY HỌ
CÀ Ở VÙNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.01.12


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. Phạm Văn Lầm
TS. Quách Thị Ngọ





Hà Nội, 2014
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự
giúp đỡ đã được cám ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án


Lê Thị Tuyết Nhung
ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới tập thể thày hướng dẫn: GS.TS. Phạm Văn Lầm, TS. Quách Thị Ngọ,
thày và cô đã luôn sát cánh bên tôi, động viên, thúc đẩy, dìu dắt tôi những
bước đầu tiên trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô và các cán bộ của Ban Đào tạo
Sau đại học thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Ban Giám đốc Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận án
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật, lãnh đạo và

cán bộ của Bộ môn Chẩn đoán Giám định Dịch hại và thiên địch (của Viện
Bảo vệ thực vật), nhóm nghiên cứu của tôi đã ủng hộ, tạo điều kiện về mọi
mặt trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn TS. Jon H. Martin và TS. Willian Watson đã
cung cấp tư liệu quý báu về phân loại, thẩm định các mẫu vật bọ phấn cũng
như cho tôi các lời khuyên quý giá.
Lời cám ơn cuối cùng tôi xin gởi tới người thân trong gia đình, bạn bè
thân thích luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án



Lê Thị Tuyết Nhung
iii

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt trong luận án vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình trong luận án xi
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích 2

2.2. Yêu cầu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của đề tài 4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 6
1.2.1. Thành phần loài bọ phấn, phân bố và tác hại của bọ phấn 6
iv

1.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của BPTL 11
1.2.3. Các biện pháp phòng trừ bọ phấn 14
1.3. Những nghiên cứu trong nước 22
1.3.1. Thành phần loài bọ phấn, phân bố và tác hại của bọ phấn 22
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn 24
1.3.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ phấn 27
1.4. Nhận xét chung và những vấn đề quan tâm 29
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
30
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 30
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 30
2.2. Vật liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 30

2.2.1. Vật liệu 30
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu và xác định thành phần loài và ý
nghĩa kinh tế của bọ phấn họ Aleyrodoidae
31
2.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
BPTL
34
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu tình hình phát sinh, diễn biến mật độ và
các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của BPTL trên cây họ cà ở vùng ngoại
thành Hà Nội
38
2.4.4. Phương pháp tìm hiểu một số biện pháp phòng chống theo hướng 39
v

tổng hợp đối với BPTL hại cây trồng họ cà ở ngoại thành Hà Nội theo
hướng thân thiện với môi trường
2.4.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 45
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
46
3.1. Thành phần loài và ý nghĩa kinh tế của bọ phấn họ Aleyrodidae trên
cây trồng ở vùng Hà Nội và phụ cận
46
3.1.1. Thành phần loài bọ phấn họ Aleyrodidae 46
3.1.2. Đặc điểm nhận dạng các loài bọ phấn lần đầu phát hiện ở Việt Nam 53
3.1.3. Thành phần loài bọ phấn gây hại đã phát hiện theo cây trồng 60
3.1.4. Tác hại của bọ phấn thuốc lá 65

3.1.5. Nhận xét chung 66
3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của BPTL Bemisia tabaci 67
3.2.1. Đặc điểm sinh vật học 67
3.2.2. Đặc điểm sinh thái học 83
3.2.3. Nhận xét chung 90
3.3. Tình hình phát sinh, diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số
lượng BPTL trên cây cà chua ở ngoại thành Hà Nội
91
3.3.1. Sự phân bố của BPTL trên cây cà chua ở đồng ruộng 91
3.3.2. Diễn biến mật độ BPTL trên cây cà chua trong năm 2010-2011 94
3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ BPTL trên cây cà chua 99
3.3.4. Nhận xét chung 104
3.4. Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp đối với
BPTL hại cây trồng họ cà ở ngoại thành Hà Nội
104
3.4.1. Biện pháp canh tác 104
vi

3.4.2. Biện pháp thủ công 105
3.4.3. Biện pháp sinh học 110
3.4.4. Biện pháp hóa học 115
3.4.5. Nhận xét chung 121
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
122
Kết luận 122
Đề nghị 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
125
PHỤ LỤC







vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt Diễn giải
ÂT Ấu trùng

BPTL Bọ phấn thuốc lá
BVTV Bảo vệ thực vật
CAQCM cây ăn quả có múi
CABI Trung tâm sinh học và nông nghiệp quốc tế
Cs
DoAF
Cộng sự
Department of Agriculture and Food
CPTTT Các pha trước trưởng thành
MĐXH Mức độ xuất hiện
EPPO European Plant Protection Organization
NSP Ngày sau phun
Trước TT trước trưởng thành
TB Trung bình
TLBKS Tỷ lệ bị ký sinh
TT Trưởng thành
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT bảng

Tên bảng Trang
3.1. Thành phần loài bọ phấn (Aleyrodidae) đã phát hiện trên một số
cây trồng ở Hà Nội và vùng phụ cận năm 2007-2012
48
3.2.

Mật độ BPTL và sự xuất hiện của nấm muội đen
Cladosporium sp. trêncây cà chua tại Mê Linh-Hà Nội 2010-
2013

66
3.3. Thời gian phát dục các tuổi ấu trùng của BPTL nuôi trên cây cà
chua (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010-2011)
69
3.4. Thời gian phát dục các pha của BPTL nuôi trên cây cà chua (tại
Viện Bảo vệ thực vật, 2010-2011)
69
3.5. Tỷ lệ giới tính theo dõi trong phòng của bọ phấn thuốc lá sống
trên cây họ Cà (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2011-2013)
71
3.6. Tỷ lệ giới tính ở ngoài đồng ruộng của BPTL trên cây họ Cà tại
Mê Linh, Hà Nội (2011-2013)
72
3.7. Số thế hệ BPTL trên cây cà chua trong nhà lưới (tại Viện Bảo
vệ thực vật, 2010-2011)
78
3.8. Những loài thực vật đã ghi nhận là ký chủ của BPTL ở vùng Hà

Nội (2010-2012)
79
3.9. Tỷ lệ chết của BPTL trên cây cà chua ở các mức nhiệt độ khác
nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010-2011)
84
3.10. Tỷ lệ chết của BPTL trên cây su hào ở các mức nhiệt độ khác
nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010-2011)
85
3.11. Kích thước các pha phát dục của bọ phấn thuốc lá trên các cây
ký chủ khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2011)
87
3.12. Thời gian phát dục các pha của bọ phấn Bemisia tabaci Genn. 88
ix

trên cây cà chua và su hào (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010-
2011)
3.13. Tỷ lệ chết của BPTL nuôi trên cây thức ăn khác nhau (tại Viện
Bảo vệ thực vật, 2010-2011)
89
3.14. Sự phân bố của ấu trùng bọ phấn thuốc lá trên các lá chét trong
cùng một cành cà chua (Mê Linh, Hà Nội, 2012)
94
3.15. Ảnh hưởng của lượng mưa đến sự sống sót của trưởng thành
BPTL trên cây họ cà (Hà Nội, 2012)
100
3.16. Mật độ ấu trùng, nhộng giả và trưởng thành BPTL trên các
giống cà chua ở Mê Linh, Hà Nội (2010-2012)
102
3.17. Sự hiện diện của thiên địch của BPTL trên cây cà chua (ngoại
thành Hà Nội, 2010-2012)

103
3.18. Số lượng trưởng thành BPTL vào bẫy dính màu vàng và mật độ
BPTL trên cà pháo (Mê Linh, Hà Nội, tháng 2012)
106
3.19. Số lượng trưởng thành BPTL vào bẫy dính màu vàng và mật
độ BPTL trên cây cà chua vụ thu đông năm 2012 tại Mê Linh
(Hà Nội)
107
3.20. Thành phần thiên địch của BPTL trên cây cà chua
tại Mê Linh (Hà Nội) năm 2011-2012
111
3.21. Sức ăn ấu trùng bọ phấn thuốc lá của trưởng thành cái bọ xít
mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis (tại Viện Bảo vệ thực vật,
2012)
113
3.22. Mối liên hệ giữa mật độ BPTL với tác hại của bọ xít mù thuốc
lá N. tenuis trên cây cà chua trong nhà lưới (tại Viện Bảo vệ
thực vật, 2012)
114
3.23. Một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng phòng trừ BPTL trên
cây họ Cà (Hà Nội, 2010-2012)
116
x

3.24. Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với ấu trùng tuổi 1, tuổi 2
bọ phấn thuốc lá trên cây cà chua trong nhà lưới (tại Viện Bảo
vệ thực vật, 2012)
118
3.25. Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với ấu trùng tuổi 1, tuổi 2
bọ phấn thuốc lá trên cây cà chua trong nhà lưới (tại Viện Bảo

vệ thực vật, 2012)
119
3.26. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với ấu trùng bọ phấn
thuốc lá trên cây cà chua (Mê Linh, Hà Nội, 2011)
120
3.27. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với trưởng thành
BPTL trên cây cà pháo (Mê Linh, Hà Nội, 2012)
121

xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT hình Tên hình Trang

2.1 Đặc điểm phân loại nhộng giả bọ phấn 33
3.2. Loài Aleurocanthus citriperdus 57
3.3. Loài Aleurolobus subrotundus 57
3.4. Loài Crenidorsum caerulescens 58
3.5. Loài Crenidorsum micheliae 58
3.6. Loài Dialeurodes sens stricto sp. 59
3.7. Loài Dialeuropora sp. 59
3.8. Loài Pealius ? machili 59
3.9. Loài Singhius sp. 59
3.10. Loài Tretraleurodes acaciae 60
3.11. Một số loài bọ phấn phổ biến trên các cây trồng nông nghiệp 64
3.12. Nhộng giả BPTL trên các cây ký chủ khác nhau 86
3.13. Diễn biến mật độ BPTL tổng số trên các cành lá khác nhau
của cây cà chua vụ thu đông
91
3.14. Diễn biến mật độ BPTL tổng số trên các cành lá khác nhau

của cây cà chua vụ xuân hè
92
3.15. Diễn biến mật độ BPTL trên cà chua xuân hè tại Mê Linh
(Hà Nội, 2010-2011)
95
3.16. Diễn biến mật độ BPTL trên cà chua thu đông tại Mê Linh
(Hà Nội, 2010-2011)
97
3.17. Diễn biến mật độ BPTL trong năm (Mê Linh, Hà Nội, 2010-
2011)
98
xii

3.18 Diễn biến mật độ ấu trùng BPTL trên đồng và trưởng thành
BPTL vào bẫy dính màu vàng trong vụ cà chua thu đông năm
2012 (Mê Linh, Hà Nội, 2012)
109
3.19. Diễn biến mật độ trưởng thành BPTL trên đồng và trưởng
thành BPTL vào bẫy dính màu vàng trong vụ cà chua thu
đông năm 2012 (Mê Linh, Hà Nội, 2012)
109
3.20. Bọ xít non và trưởng thành bọ xít mù thuốc lá N. tenuis 112
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Điểm nổi bật của họ bọ phấn (Aleyrodidae) là cơ thể nhỏ bé, rất khó phát hiện
bằng mắt thường. Tất cả các giai đoạn phát dục, dinh dưỡng của bọ phấn đều diễn ra ở
mặt dưới lá cây nên bọ phấn chỉ bị phát hiện khi cây trồng đã bị hại nặng, với các triệu

chứng như cây bị vàng lá, còi cọc, chậm lớn hoặc có những biểu hiện của các bệnh siêu
vi trùng như lá xoăn, nhăn nhúm, biến vàng, bạc hoặc khảm lá,… (Alegbejo, 2001;
Brown, 2007; Chu et al., 2010; Jones, 2003; Mansoor et al., 1999; Mound, 1983;
Varma et al., 1992) [25, 39, 46, 79, 92, 102, 136]. Các loài trong họ bọ phấn đã và
đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chú ý trong giao thương buôn bán, xuất nhập
khẩu nông sản phẩm cũng như các vật liệu giống cây nông nghiệp, cây cảnh… Sự mắn
đẻ, thích ứng tốt với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, phổ ký chủ rộng cùng với sự
vận chuyển giao thương, thương mại của con người ngày càng lớn là những yếu tố
quan trọng giúp cho các loài bọ phấn dễ dàng trở thành dịch hại ngoại lai và bùng phát
số lượng thành dịch (Šimala et al., 2009; Srinivasan, 2000) [124, 129].
Cùng với quá trình hình thành các vùng canh tác tập trung, thâm canh cao, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho bọ phấn gia tăng mật độ cũng như mức độ gây hại. Để
chống lại sự bùng phát số lượng của những dịch hại này, biện pháp chủ yếu được sử
dụng là thuốc hóa học. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nhiều và liên tục đã làm cho
bọ phấn dần hình thành tính kháng thuốc hay các biotype sinh học khác nhau để thích
ứng và tồn tại (Chu et al., 2010; Luo et al., 2010; Roditakis et al., 2005) [46, 88, 120].
Thí dụ, một số nghiên cứu về bọ phấn thuốc lá Bemisia tabaci đã chỉ ra rằng biotype B
và biotype Q của loài bọ phấn này là các biotype truyền virus hiệu quả nhất và khó
phòng trừ bằng các nhóm thuốc hóa học (Fujiie et al., 2009; Hodges, 2009; Luo et al.,
2010) [57, 73, 88].
Ở Việt Nam, tại nhiều nơi hiện nay có những loài bọ phấn đã và đang gia
tăng mức độ gây hại (bọ phấn trên lúa, trên cây vải, cây rau màu,…). Trong khi đó,
những hiểu biết về thành phần loài họ bọ phấn ở nước ta còn ít. Các kết quả điều tra về
2

bọ phấn thường được lồng ghép chung với điều tra côn trùng hại cây trồng. Gần đây,
có một vài kết quả nghiên cứu về thành phần họ bọ phấn trên cây trồng trong phạm vi
hẹp được công bố (Đàm Ngọc Hân, 2012; Lê Quang Khải và cs., 2008; Lê Lân, 2013)
[6, 9, 10].
Bọ phấn thuốc lá Bemisia tabaci (BPTL) là một loài sâu hại quan trọng trên

nhiều loại cây trồng. Trên cây cà chua, ngoài tác hại trực tiếp, BPTL còn là môi giới
truyền virus gây ra hiện tượng xoăn vàng ngọn lá cà chua. Cây cà chua có thể bị
giảm 20-90% năng suất mà nguyên nhân gây ra chính do BPTL (Ngô Thị Xuyên và
Nguyễn Văn Đĩnh 2003; Nguyễn Thơ, 1984) [15, 16]. Những hiểu biết về đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của các loài bọ phấn hại trên cây trồng nói chung và BPTL
nói riêng ở nước ta còn rất hạn chế. Gần đây, đã có một số nghiên cứu về BPTL trên
cây cà chua và cây đậu tương được công bố (Đàm Ngọc Hân, 2012; Hà Quang Hùng
và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2007; Lê Thị Liễu và Trần Đình Chiến, 2004; Trần Đình
Phả và cs., 2008) [6, 7, 12, 14]. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đã có chưa đáp
ứng được yêu cầu phòng chống loài côn trùng hại này trên cây cà chua và các cây
trồng khác.
Để góp thêm tài liệu làm cơ sở xây dựng chiến lược phòng chống hiệu quả các
loài bọ phấn hại cây trồng nói chung và BPTL hại cây cà chua nói riêng và đáp ứng
yêu cầu cấp bách trong sản xuất nông sản an toàn, chúng tôi thực hiện đề tài luận án
“Nghiên cứu thành phần loài họ bọ phấn Aleyrodidae (Homoptera) và đặc điểm
sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng trừ bọ phấn thuốc lá Bemisia tabaci
(Gennadius) hại cây họ cà ở vùng Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần loài họ bọ phấn ở Hà Nội và vùng phụ cận chỉ
ra những loài bọ phấn có mật độ cao, có nguy cơ trở thành dịch hại chính trên các cây
trồng.
Đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ phấn thuốc lá trên
cây cà chua nhằm góp tài liệu làm cơ sở khoa học để đề xuất và áp dụng các biện pháp
3

phòng chống loài côn trùng hại này, đạt hiệu quả kinh tế cao đáp ứng yêu cầu sản xuất
cà chua an toàn ở Hà Nội và vùng phụ cận.
2.2.Yêu cầu
- Xác định được thành phần loài bọ phấn họ Aleyrodidae hại cây trồng, chỉ ra

những loài bọ phấn có nguy cơ trở thành dịch hại chính trên các cây trồng được nghiên
cứu ở Hà Nội và phụ cận.
- Nghiên cứu được các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn thuốc lá
Bemisia tabaci (BPTL) trên cây họ Cà (Solanaceae).
- Nghiên cứu đề xuất được các biện pháp khả thi phòng chống bọ phấn thuốc lá
trên cây cà chua theo hướng thân thiện với môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của luận án cung cấp, bổ sung các dẫn liệu khoa học mới về thành phần
loài thuộc họ bọ phấn trên cây trồng ở vùng Hà Nội và phụ cận.
Kết quả của luận án đã đồng thời cung cấp và bổ sung những dẫn liệu mới về
đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài bọ phấn thuốc lá trên cây cà chua, cũng
như hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ bọ phấn thuốc lá trên cây cà chua ở vùng
Hà Nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài họ bọ phấn đã chỉ ra những loài bọ phấn
đang gia tăng quần thể và ý nghĩa kinh tế trên những cây trồng được nghiên cứu. Kết
quả này làm căn cứ xây dựng kế hoạch nghiên cứu để chủ động đối phó khi chúng
bùng phát số lượng. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
BPTL và hiệu quả của các biện pháp BVTV đối với BPTL được trình bày trong luận
án góp thêm tài liệu làm cơ sở để đề xuất biện pháp phòng chống hiệu quả BPTL trên
cây cà chua.
Kết quả của luận án bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học,
giảng dạy về côn trùng nông nghiệp trong các trường đại học/cao đẳng nông nghiệp và
tập huấn cho nông dân trong phòng chống BPTL.
4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Họ bọ phấn Aleyrodidae trên các cây trồng

- Loài bọ phấn thuốc lá Bemisia tabaci
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu thành phần loài họ bọ phấn Aleyrodidae trên các
cây lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp… ở vùng Hà Nội và phụ cận.
Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn thuốc
lá. Tìm hiểu biến động mật độ và các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể bọ phấn thuốc lá
trên cây họ Cà. Đồng thời nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp BVTV trong hạn chế
quần thể của bọ phấn thuốc lá trên cây cà chua.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã thu thập, xác định được 33 loài bọ phấn hại cây trồng ở vùng Hà Nội và
phụ cận, trong đó bổ sung 6 loài bọ phấn cho khu hệ bọ phấn ở Việt Nam. Đó là các
loài Aleurocanthus citriperdus, Aleurolobus subrotundus, Crenidorsum micheliae,
Crenidorsum caerulescens, Pealius machili, Tretraleurodes acaciae.
- Cung cấp và bổ sung dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học của bọ phấn thuốc lá trên cây cà chua, đặc biệt các dẫn liệu mới về khởi điểm phát
dục và số thế hệ trong năm của BPTL, bổ sung 23 loài cây ký chủ của bọ phấn thuốc lá
và sự thay đổi đặc điểm hình thái nhộng giả do ảnh hưởng của cây thức ăn đối với bọ
phấn thuốc lá.
5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Họ bọ phấn (Homoptera: Aleyrodidae) là một họ nhỏ so với các họ khác
trong bộ cánh đều, nhưng những tác hại mà chúng gây ra đối với sản xuất nông
nghiệp trên thế giới lại không hề nhỏ. Họ bọ phấn đã được khá nhiều tác giả trên thế
giới quan tâm nghiên cứu (Charles, 1979; Evans, 2008; Hodges and Evans, 2005;
Lee et al., 2005; Martin, 1987, 1999, 2005; Martin et al., 2000; Watson, 2007 [42,
54, 72, 82, 93, 94, 95, 96, 141].
Thành phần loài bọ phấn tương đối đa dạng, ở các vùng địa lý khác nhau có

số lượng loài và số loài gây hại quan trọng không giống nhau. Trong đó, loài bọ
phấn mang tính thời sự hơn cả là bọ phấn thuốc lá (BPTL). Loài này đã “phủ sóng”
khắp toàn cầu và trở thành một trong 100 loài dịch hại ngoại lai nguy hiểm và là đối
tượng kiểm dịch thực vật của một số quốc gia (EPPO/CABI, 2004; Lowe et al.,
2004; Stansly and McKenzie, 2008) [56, 87, 125].
Việt Nam nằm trong vùng địa động vật Phương Đông, một khu vực có sự đa
dạng bậc nhất về thành phần loài bọ phấn (Evans, 2008) [54]. Tại nhiều nơi ở nước
ta hiện nay có một số loài bọ phấn đã và đang gia tăng mức độ gây hại. Trong khi
đó, những hiểu biết về thành phần loài bọ phấn trên các cây trồng ở Việt Nam đến
nay còn rất hạn chế. Muốn hạn chế được tổn thất mùa màng do bọ phấn gây ra cần
phải nắm biết được từng loại cây trồng, ở từng nơi, trong từng thời gian có những
loài bọ phấn nào gây hại.
Bọ phấn thuốc lá Bemisia tabaci là sâu hại quan trọng trên cây cà chua. Nó
vừa gây hại trực tiếp vừa là môi giới truyền bệnh virus xoăn vàng ngọn lá cà chua.
Bệnh virus này thường có tỷ lệ nhiễm cao vào cuối vụ, có khi đạt tới 99,05% và có
thể làm giảm 20-90% năng suất cà chua (Ngô Bích Hảo, Hà Viết Cường, 2010; Ngô
Thị Xuyên, Nguyễn Văn Đĩnh, 2006; Nguyễn Thơ, 1984) [5, 15, 16].
Quần thể BPTL trên cây cà chua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường
và sự tác động mạnh mẽ từ các hoạt động canh tác của con người. Sự tác động của
6

các yếu tố này lên quần thể BPTL rất đa dạng và phức tạp, không giống nhau trên cây
cà chua trồng ở các hệ sinh thái khác nhau và ngay tại cùng một nơi nhưng ở các thời
điểm khác nhau trong năm. Những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
của BPTL, hiệu quả hạn chế BPTL của các biện pháp bảo vệ thực vật trên cây cà
chua rất cần thiết và là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng chống BPTL trên
cây cà chua một cách hiệu quả theo hướng sản xuất nông sản an toàn.
Những nghiên cứu bổ sung một cách đầy đủ hơn nữa về thành phần loài họ bọ
phấn hại cây trồng và nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sự phát
sinh, diễn biến số lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của BPTLtrên cây cà

chua sẽ vừa có ý nghĩa khoa học vừa làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng
chống hiệu quả loài sâu hại này phục vụ sản xuất cà chua an toàn ở vùng Hà Nội.
1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1. Thành phần loài bọ phấn, phân bố và tác hại của bọ phấn
1.2.1.1. Thành phần loài bọ phấn và phân bố của chúng ở trên thế giới
Số lượng loài bọ phấn đã phát hiện được trên thế giới
Theo Mound và Halsey (1978), trên thế giới có khoảng 1.156 loài bọ phấn
thuộc 126 giống đã được định danh (dẫn theo Evans, 2008) [54]. Từ năm 1978 đến
nay, có nhiều loài mới, giống mới được phát hiện mô tả đặt tên cũng như có nhiều
loài đã được giám định và tu chỉnh lại. Theo số liệu thống kê gần đây nhất, tổng số
loài bọ phấn đã được đặt tên là 1.556 loài. Chúng thuộc 161 giống của 3 phân họ
Aleurodicinae, Aleyrodinae, Udamoselinae (Evans, 2008) [54].
Sự phân bố của bọ phấn trên thế giới
Sự đa dạng về giống, loài của mỗi phân họ của họ bọ phấn rất khác nhau
giữa các vùng địa lý. Phân họ Aleyrodinae chiếm số lượng loài lớn với tổng số
1.435 loài thuộc 148 giống trên toàn thế giới. Phân họ này ở vùng địa động vật
Đông Phương có số lượng loài phong phú nhất với 542 loài thuộc 73 giống. Phân
họ này ở vùng Châu Phi có số loài bằng một nửa số loài ở vùng địa động vật Đông
Phương (chỉ với 285 loài). Đối với vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ, phân họ
Aleyrodinae có số lượng giống, loài chỉ gần bằng một nửa số lượng giống, loài của
7

vùng địa động vật Đông Phương, chỉ với 211 loài thuộc42 giống (Evans, 2008;
Watson, 2007) [54, 141].
Giống Aleuroclava của phân họ Aleyrodinae có số lượng loài nhiều hơn cả, với
118 loài. Tại vùng địa động vật Đông Phương giống này chiếm vị trí đứng đầu về sự đa
dạng loài (với 86 loài) và vùng Đông Âu chỉ có 33 loài. Ở các vùng Trung Mỹ, Nam
Mỹ và Tây Âu có nhiều loài là dịch hại ngoại lai thuộc giống Aleuroclava như
Aleuroclava similis, Aleuroclava jasmini. Hai giống Aleuroplatus và Trialeurodes
của phân họ này có số loài gây hại ở trong nhà kính nhiều nhất. Loài Trialeurodes

vaporariorum có mặt trong nhà kính ở tất cả các vùng địa lý trên thế giới, các loài
khác còn lại của hai giống này có phân bố ở 1-3 vùng địa lý (Evans, 2008) [54].
Phân họ Aleurodicinae gồm 118 loài thuộc 18 giống, phân bố rộng khắp ở tất
cả các vùng trên thế giới. Vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ có sự đa dạng về loài của phân
họ này vượt xa rất nhiều so với các vùng còn lại, với 102 loài thuộc 15 giống
(chiếm tới 85% tổng số loài của phân họ Aleurodicinae trên toàn thế giới). Ở vùng
địa động vật Đông Phương, phân họ Aleurodicinae có số lượng giống, loài rất ít (chỉ
với 18 loài thuộc 5 giống). Giống Aleurodicus của phân họ này ở vùng Trung Mỹ,
Nam Mỹ có số lượng loài nhiều nhất (với 35 loài), tiếp theo là giống Paraleyrodes
(với 17 loài). Vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ không có giống Palaealeurodicus, giống
này lại được phát hiện có nhiều loài nhất ở vùng địa động vật Đông Phương với 6
loài trong tổng số 18 loài (Evans, 2008) [54].
Số loài bọ phấn ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Ở phía Đông Nam Hoa Kỳ có 76 loài bọ phấn gây hại trên cây trồng. Trong
số chúng, có 33 loài là dịch hại quan trọng vừa gây hại trực tiếp cho cây trồng vừa
là vectơ truyền nhiều bệnh virus nguy hiểm. Điển hình là các loài Trialeurodes
vaporariorum, Bemisia tabaci,… (Hodges and Evans, 2005) [72].
Khu hệ bọ phấn ở châu Âu không phong phú như ở vùng nhiệt đới, chỉ có
khoảng 56 loài thuộc 25 giống bản địa đã được ghi nhận. Nhiều loài trong số chúng là
những sâu hại rất quan trọng trên các cây trồng nông nghiệp. Những loài bọ phấn phổ
8

biến ở châu Âu gồm bọ phấn nhà kính Trialeurodes vaporariorum, bọ phấn cải bắp
Aleyrodes proletella… (Malumphy and Mifdud, 2012; Martin et al., 2000) [90, 96].
Ấn Độ có thành phần bọ phấn khá phong phú với 290 loài thuộc 57 giống
của 2 phân họ Aleyrodinae và Aleyrodicinae. Phân họ Aleyrodinae có 286 loài
(chiếm tới gần 99% số loài), 16 loài trong số chúng gây hại có ý nghĩa kinh tế. Một
số loài đó là Aeurocanthus arecae, Acaudaleyrodes rachipora, Aleurocanthus
rugosa, Shinghiella pallida, Aleurolobus barodensis (Sundararaj, 1992) [128].
Trung Quốc đã phát hiện được 200 loài bọ phấn, nhưng không có nhiều loài

bọ phấn gây hại trên cây trồng nông nghiệp, cây cảnh. Các loài bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus, Bemisia tabaci, Dialeurodes citri, Trialeurodes
vaporariorum được ghi nhận là khá phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế trên cây
ăn quả có múi (CAQCM) và một số cây trồng khác (Ko, 1999) [81]. Đài Loan đã
nghiên cứu thành phần loài họ bọ phấn từ những năm 1930-1940 và đã ghi nhận
được khoảng 100 loài bọ phấn, nhưng gần đây đã ghi nhận được 125 loài (Charles,
1979) [42]. Những nghiên cứu về thành phần loài họ bọ phấn ở Hàn Quốc không
liên tục. Đến năm 1994, tại Hàn Quốc mới chỉ ghi nhận được 7 loài bọ phấn. Gần
đây, đã bổ sung thêm được 15 loài, nâng tổng số các loài bọ phấn ở nước này lên 22
loài. Trong đó, loài bọ phấn nhà kính Trialeurodes vaporariorum và BPTL Bemisia
tabaci là những đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây rau màu ở Hàn Quốc
(Lee et al., 2005; Suh and Hodges., 2005, 2008) [82, 126, 127]. Ở Australia số loài
bọ phấn cũng khá phong phú, đến năm 1999 đã xác định được 101 loài thuộc 40
giống. Trong các loài bọ phấn đã xác định được thì bọ phấn nhà kính Trialeurodes
vaporariorum được ghi nhận là loài gây hại phổ biến, có ý nghĩa kinh tế trên nhiều
loại cây rau màu. Ngoài ra, bọ phấn Orchamoplatus citri cũng là loài gây hại kinh tế
trên các cây ăn quả có múi (Martin, 1999) [94].
Số lượng loài bọ phấn đã phát hiện được theo cây trồng
Trên cây lúa chỉ có 1 loài bọ phấn gây hại, đó là loài Vasdavidius indicus.
Trên cây sắn có 12 loài bọ phấn gây hại và tùy theo từng vùng địa lý mà sự gây hại
của những loài bọ phấn này ở các mức độ khác nhau. Tại vùng Trung và Nam Mỹ
9

có tới 11 loài bọ phấn sử dụng cây sắn làm thức ăn. Các loài bọ phấn
Aleurotrachelus socialis, Trialeurodes variabilis, Aleurothrixus aepim, Bemisia
tuberculata và Bemisia tabaci được xem là các loài dịch hại có ý nghĩa kinh tế trên
cây sắn ở Bắc và Nam Mỹ (Bellotti, 2008) [34]. Trên CAQCM đã ghi nhận được 22
loài bọ phấn gây hại (Watson, 2007) [141]. Tại bang Florida (Hoa Kỳ) đã có 16 loài
bọ phấn dinh dưỡng trên CAQCM. Trong đó, các loài Dialeurodes citri,
Dialeurodes (Singhiella) citrifolii, Aleurothrixus floccosus là những dịch hại thường

xuyên, gây hại có ý nghĩa kinh tế (Hodges and Evans, 2005) [72].
Có 3 loài bọ phấn được ghi nhận ở các vùng trồng bông của Australia. Đó là
bọ phấn nhà kính Trialeurodes vaporariorum, BPTL biotype B và BPTL bản địa.
Chỉ có BPTL biotype B thường xuyên có mật độ cao trên đồng ruộng và có thể gia
tăng quần thể nhanh chóng, 2 loài bọ phấn còn lại sự hiện diện và gây hại của chúng
thấp hơn nhiều so với BPTL biotype B (Martin, 1999) [94].
Sự lan truyền của các loài bọ phấn
Quá trình toàn cầu hoá, giao thương buôn bán và du lịch quốc tế ngày một
gia tăng đã làm gia tăng sự xâm nhập và lây lan của những loài sinh vật tới các vùng
cách rất xa so với nơi bản xứ của chúng (Fishpool and Burban, 1994; Martin, 1999;
Muniappan, 2009; Šimala, 2009) [59, 94, 106, 124]. Ví dụ, bọ phấn Aleurodicus
dispersus Russell có nguồn gốc ở vùng Caribbean. Sau đó, Aleurodicus disperses
lần lượt được ghi nhận ở bang Florida (1957), Hawaii (1978), Guan (1981). Tại
châu Á, loài bọ phấn này được phát hiện ở Philippine (1981), Indonesia (1991), Ấn
Độ năm (1993), Bangladesh năm (1997) và ở Trung Quốc (2006) (Aiswariaya et al.,
2007; Mani, 2010; Muniappan, 2009; Srinivasa, 2000) [24, 91, 105, 129].
1.2.1.2. Tác hại của bọ phấn đối với cây trồng ở trên thế giới
Tùy từng cây trồng, mùa vụ và điệu kiện thời tiết mà thiệt hại do bọ phấn gây
ra có thể đạt 20-100%. Ở vùng ôn đới, khi mật độ bọ phấn nhà kính T.
vaporariorum đạt cao, thiệt hại năng suất có thể tới 20-25% (Gregory et al., 2007)
[69]. Đối với vùng nhiệt đới, bọ phấn Aeurotrachelus socialis gây tổn thất sản
lượng sắn từ 5,42% đến 79%. Loài Trialeurodes variabilis gây thiệt hại tới 58% sản
10

lượng sắn ở vùng Andean phía Bắc của Nam Mỹ (Bellotti, 2008; Morales and
Anderson, 2001; Qudri et al., 2010; Watson, 2007) [34, 104, 118, 141].
Ngoài sự gây tác hại trực tiếp, BPTL còn là môi giới truyền hơn 110 loài
virus gây bệnh cho thực vật. Tùy từng vùng địa lý mà BPTL có thể truyền những
loài virus khác nhau cho cây trồng (D’ Almeida et al., 1998; Gold et al., 1991) [49,
65]. Các bệnh virus do BPTL lan truyền có thể gây thiệt hại 20-100% sản lượng cây

trồng tùy thuộc vào loại cây trồng, mùa vụ và vùng địa lý. BPTL truyền virus gây
bệnh khảm lá và sọc đen trên cây sắn ở châu Phi, Ấn Độ. Các bệnh này có thể gây
ra thiệt hại tới 90-95% năng suất. BPTL truyền bệnh khảm lá sắn làm sản lượng sắn
năm 2003 ở Châu Phi giảm tới 30-40%, tương đương 1,9-2,7 triệu USD. Năm
1981-1982 ở California (Hoa Kỳ), một số diện tích dưa bị nhiễm BPTL đã gần như
không cho thu hoạch. Năng suất cà chua ở Florida năm 1990-1991 đã giảm tới 20%
do BPTL đã truyền virus đốm lá cà chua. (Alegbejo, 2001; Bedford et al., 1994;
Brown and Bird, 1992; Brown, 2007; Chu et al., 2008; Chu et al., 2010; Cohen and
Nizany, 1960; Harison et al., 1997; Johnson et al., 1982; Jones, 2003; Legg et al.,
1999; Legg and Fauguet, 2004; Varma et al., 1992; Watson, 2007) [25, 33, 38, 39,
45, 46, 47, 70, 78, 79, 84, 85, 136, 141].
1.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của BPTL
Đặc điểm sinh vật học của BPTL
Thời gian phát dục các pha và thời gian vòng đời của BPTL được nhiều tác giả
ở trên thế giới nghiên cứu (Drost et al.,1998; Fekrat and Shishehbor, 2007; Gerling et
al., 1986; Gerling and Mayer1995; Horowitz anGerling, 1992; Saraf et al., 1985;
Watson, 2007) [51, 58, 60, 61, 76, 123, 141]. Thời gian phát dục các pha của BPTL
được nghiên cứu với cây thức ăn là cây bông, cà chua, cà pháo, dưa chuột, bí ngô và
đậu ở nhiệt độ nằm trong khoảng 7,8 - 30
o
C. Trong đó, mức nhiệt độ được nghiên cứu
nhiều hơn cả là 25
o
C, khoảng nhiệt độ thích hợp cho bọ phấn phát triển là 25-30
o
C
(Bosco and Caciagli, 1998; Drost et al., 1998; Yang and Chi, 2006) [36, 51, 144].
Tập tính hoạt động sống: Trưởng thành BPTL thường vũ hoá vào buổi sáng,
trưởng thành đực mất một đến vài giờ ve vãn và kết đôi với trưởng thành cái.
11


Trưởng thành cái thường đẻ trứng trên những lá non và bị hấp dẫn bởi màu vàng,
chúng không phản ứng với những hợp chất nặng mùi. Trưởng thành bay với khoảng
cách ngắn tức là bay từ những lá già phía thấp nơi bọ phấn vũ hóa lên những lá non
trên cao, từ lá này sang lá khác, từ cây này sang cây khác trong ruộng tìm nơi thích
hợp để chích hút dịch cây và đẻ trứng. Trưởng thành thường xuyên bay như vậy
theo đường vòng xoắn với khoảng cách dưới 4 m vào thời gian từ sáng tới giữa trưa.
Trưởng thành bay với khoảng cách dài khi chúng bay lên cao khỏi mặt tán cây trồng
và bị gió cuốn đi, gió có thể cuốn chúng lên cao hàng chục mét và đi xa vài km.
Hướng bay của bọ phấn được quyết định bởi gió và sau khi chúng đậu ngẫu nhiên
trên các cây trồng và đi tìm những cây ký chủ phù hợp để gây hại. Ấu trùng tuổi 1
có thể bò một khoảng cách rất ngắn đi tìm vị trí thích hợp để định vị vị trí gây hại.
Ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3 hầu như không di chuyển, chúng dính sát vào mặt sau của
lá cây nhờ tuyến sáp xung quanh cơ thể (Berlinger, 1986; Watson, 2007) [35, 141].
Thời gian phát dục các pha và vòng đời: Thời gian phát dục của trứng 6 - 7
ngày. Ấu trùng có 3 tuổi, tuổi mỗi tuổi kéo dài 2-3 ngày. Pha nhộng giả kéo dài 6 - 7
ngày ở điều kiện nhiệt độ 25
o
C. Ở nhiệt độ 36
o
C trứng không thể nở được. Nhiệt độ
tối đa cho BPTL phát triển là 52
o
C, nhiệt độ tối thích cho sự phát triển là 25-28
o
C
(Berlinger, 1986; Gerling and Mayer1995; Sharaf et al., 1985; Wagner, 1995) [35,
61, 123, 137]. Các tác giả Fekrat và Shishehbor (2007), Sharaf et al. (1985) [58, 123]
đã nghiên cứu thời gian phát dục của BPTL trên cây cà chua ở nhiệt độ 22-23
o

C và
30
o
C. Với 2 mức nhiệt độ nghiên cứu này đã cho thấy thời gian phát dục các pha của
BPTL khác nhau. Ở nhiệt độ 22-23
o
C thời gian phát dục của trứng BPTL là 7,5 ngày,
khi nhiệt độ tăng lên 7
o
C (tức là ở 30
o
C) thời gian phát dục của trứng (7,17 ngày).
Giai đoạn phát dục của 3 tuổi ấu trùng ở nhiệt độ 22-23
o
C là 9,1 ngày lại ngắn hơn so
với ở mức 30
o
C (11,42 ngày). Giai đoạn nhộng giả có thời gian phát dục là 5 ngày ở
nhiệt độ 22-23
o
C, nhưng rút ngắn chỉ còn 2,48 ngày ở nhiệt độ 30
o
C.
Sinh sản của BPTL: nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy những trứng
được đẻ trong giai đoạn đầu, khi trưởng thành cái BPTL mới vũ hóa sẽ phát triển

×