Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.16 KB, 21 trang )

Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình
sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
I. Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1 Nhóm chỉ tiêu chi phí:
1.1 Lao động:
a. Khái niệm:
Số lượng lao động là những người lao động đã được ghi tên vào
danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử
dụng và trả lương.
b. Phân loại:
Theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh,
ta có thể phân lao động làm hai bộ phận: lao động trực tiếp sản xuất và
lao động làm công khác.
Lao động trực tiếp sản xuất: là những người lao động mà hoạt động
lao động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm công nhân lái xe và nhân viên
ban vé
- Lao động làm công khác: bao gồm tất cả những lao động làm
công ăn lương còn lại ngoài lao động trực tiếp.
Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm các nhân viên trong bộ phận
quản lý hành chính, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ…
Tác dụng: cách phân loại này giúp chúng ta tìm ra cơ cấu hợp lý
giữa các loại lao động, tạo điều kiện tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm
lao động.
Quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các yêu
cầu như: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động...
Muốn vậy doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng hợp lý, có sự
quan tâm đúng mức đến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu
không khí làm việc thoả mái góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2 Vốn sản xuất kinh doanh


Về bản chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu
sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là điều
kiện đầu tiên, điều kiện tiên quyết, quyết định cho sự ra đời, tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Yêu cầu của yếu tố vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp là
không ngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn được sử dụng trong quá trình
sản xuất, tức là làm thế nào để đồng vốn luân chuyển nhanh tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh được hình thành từ hai loại vốn cơ bản là vốn cố
định và vốn lưu động.
+Vốn cố định: "Là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu
kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian
sử dụng."
Như vậy đặc điểm cơ bản nhất của vốn cố định là sự hao mòn hữu
hình và vô hình. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức sử dụng vốn cố
định và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến độ bền lâu dài như chất
lượng chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, khi đó hao mòn vô hình chủ
yếu do tiến bộ của khoa học công nghệ và năng suất lao động xã hội
tăng lên quyết định.
Vốn cố định có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp phù hợp để
quản lý nguồn vốn này.
+ Vốn lưu động: "Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài
sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên và liên tục."
Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động
được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Vốn lưu động của doanh
nghiệp sản xuất bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vốn tiền tệ...
Tài sản lưu động khác với tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và

mức độ chuyển dịch giá trị sản phẩm của chúng vào sản phẩm. TSLĐ
không tham gia nhiều lần như TSCĐ mà chỉ tham gia một lần vào quá
trình sản xuất, do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần
vào giá trị sản phẩm. Một đặc điểm khác là TSLĐ phải trải qua nhiều
khâu, nhiều giai đoạn ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau nên việc đảm
bảo đầy đủ và cân đối bộ phận rất có ý nghĩa đối với yêu cầu thường
xuyên, liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Nhóm chỉ tiêu kết quả:
2.1 Giá trị sản xuất (GO)
a. Khái niệm
Giá trị sản xuất của hoạt động giao thông vận tải là toàn bộ giá trị
các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp
làm ra trong một thời kỳ nhất định.
b. Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu
- Ý nghĩa: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vận tải của
doanh nghiệp.
Là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng(VA), giá trị gia tăng
thuần(NVA) và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
- Nội dung: GO của doanh nghiệp vận tải bao gồm:
Doanh thu vận chuyển, bốc xếp hàng hóa
Doanh thu vận chuyển hành khách hành lý
Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển, bến bãi,
kho chứa và phương tiện bảo quản hàng hóa
Doanh thu về quản lý cảng vụ, bến bãi
Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu,
dẫn dắt tàu thuyền, hướng dẫn đường bay
Doanh thu, tạp thu khác liên quan đến các hoạt động vận tải
Doanh thu phụ không bóc tách đưa vệ nghành phù hợp
c. Cách tính GO của doanh nghiệp
GO của doanh nghiệp là doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành

khách
2.2 Giá trị gia tăng(VA)
a. Khái niệm
Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của hoạt động kinh doanh
vận tải được lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời gian nhất
định.
b. Ý nghĩa
Là cơ sở để tính GDP, GNP và thuế VAT
Là cơ sở để phân chia lợi ích giữa người lao động(V) với doanh
nghiệp (M) và Nhà nước(VAT)
c. Phương pháp tính
Chỉ tiêu VA được tính theo 2 phương pháp:
- Phương pháp sản xuất:
Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
(VA) (GO) (IC)
- Phương pháp phân phối:
Giá trị Thu nhập Thu nhập Thu nhập
Khấu
gia tăng lần đầu lần đầu lần đầu
hao tài
của doanh = của người + của doanh + của chính +
sản cố
nghiệp lao động nghiệp phủ
định
(VA) (V) (M1) (G) (C1)
Trong đó:
V: Thu nhập lần đầu của người lao động bao gồm:
- Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động(có
thể nhận bằng tiền mặt hoặc hiện vật)
- Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày

công của người lao động
- Các khoản doanh nghiệp nộp hộ người lao động như: bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế…
- Các phụ cấp: phụ cấp độc hại, phụ cấp công tác…
M: Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp bao gồm:
-Lãi trả tiền vay ngân hàng hoặc các khoản vay mà doanh
nghiệp phải trả lãi
-Tiền lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
G: thu nhập lần đầu của chính phủ bao gồm:
- Các khoản thuế và các khoản phí phải nộp cho nhà nước
C1: khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
2.3 Doanh thu:
a. Khái niệm:
Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động dịch vụ
vận tải của doanh nghiệp trong kỳ tính toán
Thực chất ở xí nghiệp thì đó là số tiền bán vé thu được từ hoạt
động vận chuyển hành khách
b. Công thức tính:
DT = giá vé x số lượng hành khách
3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W)
W=
T
Q
Trong đó:
- Q là kết quả sản xuất kinh doanh: có thể tính bằng sản phẩm hiện
vật hoặc tính bằng tiền tệ (GO,VA,NVA,DT,LN)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao
nhiêu đơn vị tiền tệ trong kỳ kinh doanh .

Chỉ tiêu năng suất lao động gồm:
+ Năng suất lao động sống : Là năng suất lao động tính theo GO
W =
T
GO
+ Năng suất lao động xã hội : Là năng suất lao động tính theo GDP
(VA)
W =
T
VAGDP )(
+ Năng suất lao động vật hoá : Phản ánh tiết kiệm chi phí trung gian
(IC), biểu hiện việc so sánh tỷ trọng IC/GO kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
* Nếu chênh lệch dương, phản ánh sự lãng phí chi phí trong sản
xuất kinh doanh.
* Nếu chênh lệch âm, phản ánh sự tiết kiệm chi phí trung gian trong
quá trình sản xuất.
W=
IC
GO
hoặc W=
GO
IC
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đơn vị chi phí tiền lương
H=
F
Q
Trong đó :
Q : Kết quả sản xuất kinh doanh
F : Tổng quỹ lương
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền chi phí tiền lương

chi ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền kết quả .
3.2 Hiệu quả sử dụng vốn
a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
-Hiệu năng sử dụng tổng vốn
H
TV
=
TV
Q
Trong đó:
Q :Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: sản phẩm hiện vật(q),
tiền tệ: GO, VA, NVA, DT,DTT
TV :Tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả
- Tỉ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn:
R
TV
=
_
TV
M
(Đơn vị: triệu đồng/ triệu đồng)
R
TV
=
_
TV
M
.100 (Đơn vị %)

Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận
Hoặc cho biết: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn trong kỳ đạt bao
nhiêu %
- Vòng quay tổng vốn:

×