Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 119 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






HOÀNG THỊ THU HỒI




TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997-2012













LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN













Thái Nguyên, năm 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





HOÀNG THỊ THU HỒI




TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1997-2012






Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã ngành: 60220313






LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ









Thái Nguyên, năm 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực, chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Thu Hồi


Xác nhận Xác nhận
của khoa chuyên môn Người hướng dẫn khoa học




GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN


Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đại học Thái
Nguyên. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học:
Giáo sư – Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Cơ đã chỉ bảo tận tình, ân cần, động viên khích lệ tác
giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của Huyện ủy, UBND huyện Phổ Yên cùng toàn thể các ban ngành, đoàn
thể trong huyện đã cung cấp các tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014

Ngƣời thực hiện



Hoàng Thị Thu Hồi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC.


Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt iv
Danh mục các bảng v
ơ
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Bố cục nội dung luận văn 6
Chƣơng 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN 7
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện địa lý tự nhiên 7
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 13
1.2.1. Về kinh tế 13
1.2.2 Về xã hội 16
1.3. Khái quát tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên
trước năm 1997 23
Chƣơng 2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 30
2.1. Một số vấn đề lý luận về đất nông nghiệp, tình hình sử dụng đất nông nghiệp
trên thế giới và Việt Nam 30
2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp 30
2.1.2. Vấn đề sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp 33
2.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 36
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn
1997-2012 44


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.2.1. Tình hình chung 44
2.2.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên. 53
2.2.3. Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Phổ Yên hiện nay. 62
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 1997-2012 72
3.1. Một số nhận xét về đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên 72
3.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên có sự khác nhau giữa các vùng 72
3.1.2. Cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất
hàng hoá 76
3.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên đã tạo tiềm năng cho
thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 80
3.2. Nhận xét về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn
1997-2012 81
3.2.1. Hiệu quả kinh tế 82
3.2.2. Hiệu quả xã hội 86
3.2.3. Hiệu quả môi trường 88
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
UBDP
Ủy ban điều phối
CHLB Đức
Nước Cộng hoà Liên bang Đức
QĐ-TTg
Quyết định-Thủ tướng
VAC
Mô hình kinh tế Vườn-Ao-Chuồng
KCN
Khu công nghiệp
TTg-KTN
Thủ Tướng-Kinh tế nhà nước
CTy-CP
Công ty cổ phần
UBND
Ủy ban nhân dân
NXB
Nhà xuất bản
NQ/TU
Nghị quyết/Trung ương
BC/HU
Ban chấp hành/Huyện ủy
GO
Gía trị sản xuất
IC
Chi phí trung gian
VA
Gía trị gia tăng


Công lao động
MI
Thu nhập hỗn hợp
GO/IC
Gía trị sản xuất/Chi phí trung gian
GO/LĐ
Gía trị sản xuất/Công lao động
VA/IC
Gía trị gia tăng/Chi phí trung gian
VA/LĐ
Gía trị gia tăng/Công lao động
MI/LĐ
Thu nhập hỗn hợp/ Công lao động
Cây NNNN
Cây nông nghiệp ngắn ngày


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Số lượng và cơ cấu dân số Phổ Yên năm 2008 17
Bảng 1.2: Diện tích, Dân số, Mật độ dân số năm 2012 phân theo xã 18
Bảng 1.3: Đặc điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 1997 26
Bảng 2.1: Tài nguyên đất Việt Nam và những biến động về dân số 39
Bảng 2.2: Biến động đất nông nghiệp của cả nước (Đơn vị: ha) 40
Bảng 2.3. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng

năm ở Việt Nam 42
Bảng 2.4.Biễn động quỹ đất chưa sử dụng ở Việt Nam 1994-2001 43
Bảng 2.5: Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối núi đá huyện Phổ Yên so sánh với các
huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 2.6: Diên tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên so với các huyện thị trong
tỉnh qua các năm. 47
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 1997-2005 51
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 2006-2012 52
Bảng 2.9: Tổng diện tích cây ăn quả qua các năm (Đơn vị: ha) 60
Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng chè huyện Phổ Yên qua các năm 61
Bảng 2.11: Diện tích đất ở của huyện Phổ Yên qua các năm 63
Bảng 2.12: Nhu cầu sử dụng gạch đất nung của huyện Phổ Yên qua các năm và trong
những năm tới 69
Bảng 2.13: Phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất nông nghiệp huyện Phổ Yên
qua số liệu thống kê từ năm 1997-2000. 70
Bảng 3.1: Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 73
Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 74
Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 74
Bảng 3.4: Diện tích các loại cây trồng ở huyện Phổ Yên qua các năm 77
Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt 78
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây màu 79
Bảng 3.7: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

ơ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đất đai đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, nó là cơ sở tự nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất
đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. Trong sản xuất nông
nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt,
không gì có thể thay thế được. Nhà kinh tế học thế kỉ XVII William Petty (1623-
1687) đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng về vai trò của đất như sau: “Lao động là cha,
đất là mẹ của của cải vật chất”. Sau này, C.Mác đã một lần nữa khẳng định điều này
ông nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”.[16;tr15]
Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản trong chính sánh “Liên minh công nông”
của Đảng của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Ngay
trong “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt” Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã
nêu rõ đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Vấn đề ruộng đất cho nhân
dân được Hồ Chí Minh rất coi trọng Người đặt nó song hành cùng nhiệm vụ dân tộc,
phải có ruộng đất thì nhân dân ta mới mở mang được nông nghiệp, công nghiệp tạo
cơ sở vật chất để đánh thắng kẻ thù giải phóng dân tộc.
Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam đất nông nghiệp giữ một vai trò
rất lớn, nó là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng nhất bảo đảm cho ngành nông nghiệp
phát triển ổn định, bền vững, và đảm bảo đời sống đầy đủ ấm no cho nhân dân. Dưới
thời phong kiến các triều đại đã liên tục đưa ra các chính sách khai hoang mở rộng đất
đai khắc phục tình trạng kiêm tinh chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ quan lại. Tuy vậy,
do tình trạng chiếm đoạt của địa, chủ quan lại đã vượt ra tầm kiểm soát của các nhà nước
phong kiến nên mới có cảnh nông dân nghèo phiêu tán khắp nơi, không có đất đai cày
cấy, đời sống nhân dân không được đảm bảo, ruộng đất hoang hoá khắp nơi…
Sang thời kì đấu tranh chống Pháp giải phóng dân tộc Đảng ta đã chỉ rõ một
trong những nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là “ruộng đất cho
dân cày”, có ruộng đất thì nhân dân mới có đất đai cày cấy đảm bảo đời sống và như
vậy cách mạng Việt Nam mới thực sự thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân
ta, dưới ánh sáng của đường lối “trường kì kháng chiến”, “dựa vào sức mình là
chính” đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, Đảng ta luôn chú trọng vấn đề phát triển
sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo lương thực để nuôi quân vừa tạo cơ sở nền tảng
cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Cũng nhờ đó nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã đánh bại hai tên đế quốc sừng sỏ của thế giới giải phóng dân tộc đưa đất
nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, kinh tế nông nghiệp vẫn
được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển, nông nghiệp được coi là nền
tảng vững chắc để phát triển kinh tế Việt Nam. Vì vậy Đảng ta đã nhanh chóng đưa ra
các chương trình đầu tư cho nông nghiệp điển hình là công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn. Do đó, vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp càng
được nâng lên một bậc.
Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông
nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất – văn minh tinh thần, các thành tựu
vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử
dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một
trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Ngay từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định:
Tấc đất tấc vàng
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Phổ Yên là vùng trung du miền núi nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên vì vậy
trong phát triển nông nghiệp đất đai càng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của nó
không chỉ trong phát triển kinh tế của huyện, tỉnh mà của cả vùng trung du và miền
núi phía Bắc. Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra hiện nay ở Phổ Yên nói riêng và
nhiều tỉnh thành khác ở nước ta là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp.
Hơn nữa, do vị trí địa kinh tế thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng của cả vùng trung du với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Hồng, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận lợi với các hệ thống đường liên tỉnh, liên
huyện đi qua và không ngừng được nâng cấp. Do đó, trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của đất nước, Phổ Yên là huyện có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, các khu công nghiệp, khu đô thị mới không ngừng được hình thành và mở rộng.
Điều đáng nói là các khu công nghiệp hầu hết được hình thành trên nền đất nông nghiệp,
trong khi đất được lấy bị bỏ hoang vì chưa thể lấp đầy thì cùng với đó có biết bao người
nông dân bị rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các
dự án phát triển đến đâu hộ nông dân mất đất đến đó, không còn đất làm ruộng phần
lớn hộ nông dân không có trình độ phải lên thành phố bỏ làng đi kiếm sống điều này
làm gia tăng dân số và tệ nạn xã hội ở các đô thị và tràn về cả vùng nông thôn.
Trước tình trạng đó cần có sự nghiên cứu để thấy rõ thực trạng chuyển đổi đất
nông nghiệp sang các mục đích khác, sự chuyển đổi đó có ảnh hưởng và tác động như
thế nào đối với tình hình kinh tế, xã hội của huyện, đến việc đảm bảo nhu cầu lương thực
cho đời sống nhân dân…Không những vậy trên cơ sở nghiên cứu cụ thể có thể đưa ra
những nhận xét, đánh giá cụ thể và đặc biệt là đưa ra được những biện pháp để hạn chế
vấn đề thu hẹp đất nông nghiệp của huyện hiện nay và đưa ra những giải pháp để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đất nông nghiệp hiện có, đồng thời có những biện pháp khai
phá mở rộng them diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác, cần nghiên cứu về các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện Phổ Yên để có các biện pháp thâm
canh tăng vụ phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của địa phương.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin chọn vấn đề “Tình
hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Tháí Nguyên giai
đoạn (1997-2012)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam đất đai luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu, đặc biệt là quỹ đất phục vụ cho nông nghiệp. Do đó, vấn đề khai
thác, sử dụng đất nông nghiệp trong cả nước luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và
các nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh như hiện nay. Đặc biệt, với các huyện,
tỉnh nằm ở trung du và miền núi như huyện Phổ Yên vấn đề khai thác sử dụng hợp lý
quỹ đất nông nghiệp hiện có lại càng được chú ý đến. Hiện nay, đã có một số công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
trình nghiên cứu thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương hướng
giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện như:
Luận văn thạc sĩ của Lê Thanh Minh, Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên.
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái
Nguyên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Các tài liệu trên đã khái quát những nét chung nhất về tình hình nông nghiệp
và đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên, về những điều kiện thuận lợi, khó khăn của
huyện trong khai thác và sử dụng đất nông nghiệp. Các báo cáo tổng kết của các
phòng, ban thuộc huyện Phổ Yên đưa ra một số giải pháp, phương hướng để tối ưu
hoá vốn đất nông nghiệp của Huyện, tận dụng hết vốn đất hiện có cho phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng các loại rau màu vì đất nông nghiệp của huyện rất phù hợp
để phát triển cây ngắn ngày mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của huyện và
cung ứng cho các huyện khác trong tỉnh và đưa về miền suôi.
Cũng có công trình nghiên cứu đã mô tả được tình hình sử dụng đất nông nghiệp
của huyện trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay. Tuy nhiên, cho đến
thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ và đầy đủ về thực trạng sử
dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên, đặc biệt là quá trình chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghịêp đang diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện, một nguyên nhân khiến
quỹ đất nông nghiệp hiện có của huyện bị thu hẹp và các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp ở huyện Phổ Yên một cách hệ thống và khoa học. Cũng chưa có công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện để đưa ra những
giải pháp khai thác sử dụng quỹ đất này cho sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tác giả luận văn muốn được góp phần
cùng với các nhà nghiên cứu làm rõ hiện trạng khái thác và sử dụng đất nông nghiệp
của huyện Phổ Yên dưới góc nhìn của một người học sử. Trên cơ sở đó, đưa ra những
nhận xét sắc đáng, những kết luận khoa học có căn cứ thực tế tạo điều kiện cho các
nhà quy hoạch, hoạch định chính sách có thể đưa ra những giải pháp hợp lý không
ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện, đời sống của quần
chúng nhân dân khi triển khai các dự án cần sử dụng đất nông nghiệp làm mặt bằng
xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp hay nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện
Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: chủ yếu trên địa bàn huyện Phổ Yên từ khi tách tỉnh (1997)
đến năm 2012
Phạm vi thời gian: từ năm 1997 đến năm 2012. Đây là khoảng thời gian tình
hình kinh tế xã hội cũng như địa giới hành chính của huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh
Thái Nguyên nói chung có nhiều biến động. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới vấn
đề sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu về tình hình khai thác và sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên.
Phác họa rõ nét hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên. Trên cơ
sở đó giúp các nhà hoạch định đưa ra những giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, và làm rõ hơn tầm quan trọng của kinh tế
nông nghiệp và mối quan hệ giữa việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp và phát triển
kinh tế tổng thể ở huyện Phổ Yên trong xu thế công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn hiện nay.
Làm rõ thực trạng thu hẹp quỹ đất nông nghiệp của huyện và quá trình chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đánh giá đúng hệ
quả và đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho vấn đề này.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để nguồn tư liệu lịch
sử liên quan đến vấn đề đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên: Các văn kiện của Đảng
bộ huyện trong thời kì từ năm 1997-2012; các bảng thống kê về tình hình sử dụng đất
nông nghiệp của phòng thống kê, phòng nông nghiệp và phòng tài nguyên môi trường
huyện Phổ Yên và của tỉnh Thái Nguyên
Một số tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin và các lãnh tụ
của Nhà nước ta đề cập đến vấn đề ruộng đất, các văn kiện của Đảng làm cơ sở lý
luận nghiên cứu đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế xã hội tại huyện Phổ Yên
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài cũng sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ sự
thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huỵên qua các thời điểm cũng
như giữa địa bàn với các huyện khác trong tỉnh.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp điền dã và phương pháp hệ thống hóa tư liệu.

Do các nguồn tư liệu báo cáo, số liệu thống kê còn nhiều chỗ cần làm rõ. Vì vậy
tôi đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số nơi để sưu tầm, phát phiếu điều tra trong
nhân dân mà các báo cáo, số liệu thống kê không phản ánh đầy đủ.
5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề tài góp phần làm rõ những biến đổi về tình hình
sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên từ năm 1997-2012 trên các phương diện
hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, hiệu quả sử dụng, thực tế tình hình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông nghiệp đang diễn ra trên địa bàn huyện Phổ Yên…
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên, đề tài
đưa ra góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân huyện Phổ Yên một cách
hợp lý - khoa học - bền vững. Qua đó, mong muốn đóng góp thêm cơ sở khoa học
giúp các nhà hoạch định đề ra được những chính sách phù hợp thúc đẩy nông nghiệp
của huyện Phổ Yên phát triển phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện
6. Bố cục nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được xây dựng thành
3 chương:
Chƣơng 1. Khái quát về huyện Phổ Yên
Chƣơng 2.Tình hình khai thác và sử dụng đất nộng nghiệp huyện Phổ Yên từ
năm 1997 đến năm 2012
Chƣơng 3.Một số nhận xét về đặc điểm và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Chƣơng 1
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN


1.1. Vị trí địa lý, điều kiện địa lý tự nhiên
Phổ Yên là huyện nằm phía Nam tỉnh Thái Nguyên, dưới thời Trần huyện Phổ
Yên được gọi là huyện An Định (là 1 trong 11 huyện của trấn Thái Nguyên). Thời Lê
Sơ, Phổ An (Phổ Yên) là là một trong số bẩy huyện của phủ Phú Bình, thuộc thừa
tuyên Ninh Sóc, huyện được chia làm 6 tổng gồm 24 xã, 1 trang (trang Tân Yên
thuộc tổng Thống Thượng), 1 phường (phường Đại Hữu thuộc tổng Nhã Luật).
Dưới thời Pháp thuộc: Từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên
nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên - Đạo quan binh Phả Lại.
Từ tháng 10/1982, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp
phủ, Phổ Yên là một huyện thuộc Tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng với 24 làng. Năm
1918, Phổ Yên là một phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên)
gồm có 8 tổng với 36 làng.
Sau cách mạng tháng 8/1945 theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên.
Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, theo Sắc lệnh số 268/SL ngày
1/7/1956 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, huyện Phổ Yên tách khỏi
tỉnh Thái Nguyên, để trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 15/6/1957,
huyện Phổ Yên được nhập lại về tỉnh Thái Nguyên.
Sau nhiều lần chia tách và sáp nhập các xã trong huyện với các huyện giáp
gianh như Đồng Hỷ, Đại Từ, Thị xã Sông Công đến năm 2003 theo Theo quyết định
số 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ
yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã (Thuận Thành, Trung Thành, Đông Cao, Tân
Hương, Tiên Phong, Tân Phú, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Nam Tiến, Đắc Sơn, Vạn Phái,
Thành Công, Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân), 3 thị trấn ( Ba Hàng, Bắc Sơn, Bãi
Bông) với 309 xóm và 18 tổ dân phố [41].
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp
huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía bắc, tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía đông và đông bắc giáp
các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (Thái Nguyên). Trụ sở Huyện Phổ
Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách
Thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc [17]. Xưa nay Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía
Nam của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trung du miền núi phía Bắc nói chung, phên
dậu quan trọng trong bảo vệ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa kia, nhất là trong
những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Với vị trí địa lý như vậy, huyện Phổ Yên gần với trung tâm tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Giang, thủ đô Hà Nội và gần các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Sông Công
(Thái Nguyên), các khu công nghiệp của Hà Nội nên có điều kiện giao lưu hàng hóa dễ dàng
và có khả năng phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Phổ Yên càng
thể hiện rõ tầm quan trọng của vị trí “cửa ngõ” phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Hàng
loạt các dự án đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào huyện làm cho bộ mặt huyện
thay đổi nhanh chóng, kinh tế, xã hội phát triển mạnh, đời sống của người dân ngày
càng nâng cao. Tuy vậy, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh đã gây ra những
vấn đề bất cập trong quản lý sử dụng đất đai, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội
trên địa bàn huyện.
Với hai dải đất nằm dọc Sông Cầu, Sông Công nhiều làng ven sông trên bến dưới
thuyền, Phổ Yên được coi là một trong những nơi có thắng cảnh đẹp từ ngàn xưa của
xứ Thái Nguyên, là cái nôi của nền văn hóa lâu đời trên đất Việt: Khu di tích lich sử
xã Tiên Phong , đền Lục Giáp (xã Đắc Sơn), đến Gía xã Đông Cao… được xây dựng
với kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp thanh bình cho vùng quê lấy gieo
trồng lúa nước làm cơ sở sinh tồn và phát triển.
Từ ngày căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai ra đời, vùng quê này đã đi vào
lịch sử như những “địa chỉ đỏ”, nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che cho nhiều cán bộ
cấp cao của Đảng trong những năm cách mạng còn trong bóng tối đầy gian nan thách
thức, là nơi được Đảng và Chính phủ trọn để xây dựng ATK II trong giai đoạn 1941-

1945. Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nhiều tên đất, tên làng đã trở
thành di tích cách mạng, được nhà nước công nhận như điểm di tích tại nhà bà Lưu
Thị Phận, ông Ngô Hải Long, cụm di tích xã Tiên Phong…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 25187,27 ha trong đó đất nông
nghiệp là 10647,61 ha, đất lâm nghiệp 1283,02 ha, đất thổ cư 4429,9 ha, đất khác
5451,95 ha [18]. Địa hình Phổ Yên thấp dần về phía nam và đông nam, vùng tây và
tây bắc huyện là vùng đồi núi, xen kẽ với những dải ruộng hẹp, thích hợp việc trồng
cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi. Phía nam huyện là vùng đồng bằng được tạo
lập bởi sự bồi đắp lâu đời của hai con sông là sông Cầu và sông Công, ở đây thuận lợi
cho việc trồng lúa nước.
Trên địa bàn huyện Phổ yên có 10 loại đất chính cụ thể là:
Một, đất phù sa được bồi, có diện tích là 2.348ha, phân bố chủ yếu ven hai hệ
thống sông Cầu và sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Đắc Sơn, Thành Công, Nam
Tiến, Vạn Phái, Tiên Phong, Tân Phú, Thuận Thành, Trung Thành.
Hai, đất phù sa không được bồi, có diện tích 1.148ha, chủ yếu phân bố ở các
xã vùng thấp như Đông Cao, Tân Phú, Đồng Tiến, Thuận Thành, Trung Thành.
Ba, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, diện tích chiếm 273ha phân bố ở hai
xã Thuận Thành và Trung Thành.
Bốn, đất phù sa ngòi suối, có diện tích 360ha, tập trung chủ yếu ở hai xã Đắc
Sơn, Vạn Phái.
Năm, đất bạc màu, có diện tích tương đối lớn 2.539ha phân bố ở các xã Đắc
Sơn, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong.
Sáu, đất đỏ vàng trên đất sét chiếm diện tích lớn nhất là 11.251ha phân bố
nhiều ở các xã phía Tây và phía Bắc huyện như Phúc Tân, Bình Sơn, Phúc Thuận,
Thành Công, đất có độ dốc cao, tầng đất mỏng.
Bẩy, đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 3.619ha, phân bố ở phía Tây sông

Công, thuộc các xã Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái.
Tám, đất nâu vàng trên phù sa cổ, diện tích là 2.944ha, phân bố rải rác vùng
đồi bát úp thuộc các xã Phúc Thuận, Đắc Sơn, Nam Tiến. Loại đất này có độ dốc
<15
0
, tầng đất dày từ 50-70cm.
Chín, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, diện tích 384ha, đất có tầng dày trên
70cm, độ dốc <8
0
.
Mười, đất dốc tụ, có diện tích 3.330ha, phân bố rải rác ở hầu hết các xã trong
toàn huyện. Loại đất này có tầng dày >10cm, độ dốc <8
0
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến
đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày >100cm, rất thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp nhưng nó chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Mặt
khác trong những năm gần đây, loại đất này chuyển sang đất sản xuất cơ sở hạ tầng,
khu công nghiệp, khu đô thị…rất lớn làm giảm nhanh chóng diện tích đất nông
nghiệp của toàn huyện. Điều này, buộc ngành nông nghiệp Phổ Yên phải chuyển
hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao. Đất đỏ
vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ có
diện tích chiếm 61,6% diện tích đất toàn huyện, hầu hết có độ dốc trên 25
0
. Đây là
vốn đất mà trong quy hoạch cần lưu ý bố trí cây trồng và áp dụng các công nghệ sử

dụng đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dày và độ dốc của đất toàn
huyện có 120,045 km
2
đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km
2
đất thích
hợp cho sản xuất lâm nghiệp.Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên là
đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém.
Khí hậu Phổ Yên mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng,
lạnh rõ rệt. Độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng từ 2000mm đến 2500mm [41]. Nhìn chung khí hậu Phổ Yên tương
đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy
nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lớn, chế độ thuỷ văn không đều
nên thường gây ngập úng lũ lụt đặc biệt là các xã dọc hai con sông lớn chảy qua địa
bàn huyện là sông Công và sông cầu. Sông Cầu xuôi xuống phía Đông và Đông Nam
của huyện tạo gianh giới tự nhiên giữa huyện Phổ yên với huyện Hiệp Hoà (Bắc
Giang). Sông Công có dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tạo ra gianh giới như
2 phần thành 2 vùng rõ nét, tả ngạn gần như đồng bằng còn hữu ngạn có nhiều đồi
núi. Hai con sông này hợp lại tại ngã ba Vát (thôn Phù Lôi, Thuận Thành). Với lưu
lượng nước lớn vào mùa mưa mang nhiều phù sa đem lại nguồn lợi tự nhiên cho
huyện nhưng lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều lần 2 con sông này đã đưa lũ về gây thiệt
hại cho nhân dân trong vùng. Mới đây là đợt lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2013 đã
làm ngập úng toàn bộ lúa hè thu của các xã Thuận Thành, Trung Thành, Nam Tiến,
Tiên Phong…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Bên cạnh hai con sông lớn này hệ thống ao hồ trên địa bàn huyện cũng góp

phần quan trọng trong sinh hoạt và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp,
nguồn lợi để nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn ao hồ nằm rải rác trong các xóm xã có mật
độ dân số lớn thường có độ sâu từ 1-2m. Điển hình là trên địa bàn huyện có hồ Suối
Lạnh nằm trên địa bàn xã Thành Công, đây là hồ nhân tạo lớn nhất của huyện Phổ
Yên. Hồ Suối Lạnh cũng là nơi cung cấp một lượng nước tưới tiêu cho nông nghhiệp
tương đối lớn và hiện tại Hồ Suối Lạnh nằm trong dự án phát triển khu du lich Suối
Lạnh của Huyện, tương lai sẽ là nơi thu hút khách du lịch lớn.
Hai hệ thống sông Cầu và sông Công không chỉ thuận lợi cho tưới tiêu,
cung cấp thuỷ sản cho nhân dân trong huyện mà còn là hệ thống giao thông
đường thuỷ hết sức quan trọng. Trong đó, cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng
sông lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trong suốt chiều dài lịch sử sông
Cầu không chỉ là biên giới tự nhiên bảo vệ phía Bắc kinh thành Thăng Long mà
còn là tuyến đường huyết mạch giao lưu kinh tế nối đồng bằng Bắc Bộ với các
tỉnh miền núi phía Bắc. Hơn nữa dọc sông Cầu đoạn qua Phổ Yên còn có bến Đại
Phùng (nay là chợ Chã) là trung tâm giao lưu buôn bán trên bến dưới thuyền lớn
nhất trong khu vực, từ đây hàng hoá ngược lên Bến Thượng (Thái Nguyên) và
xuôi đến tận Hải Phòng.
Với vị trí cửa ngõ của tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh những tuyến đường liên
huyện, liên xã được xây dựng và phát triển trong quá trình xây dựng về kinh tế xã
hội, huyện Phổ Yên còn có các tuyến đường quốc gia đi qua. Đó là đường quốc lộ số
3 từ Hà Nội đi Cao Bằng. Song song với đường bộ này là đường sắt Hà Nội - Thái
Nguyên. Đặc biệt, là tuyến đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đã chính
thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2013. Các tuyến đường quốc gia này cùng hệ
thống đường liên huyện, liên xã đã trở thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho
phát triển kinh tế xã hội và việc đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế văn
hoá của Phổ Yên ngày càng phát triển mạnh.
Hiện nay, Phổ yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên và được Đảng Nhà nước hết sức quan tâm, hàng loạt các khu công nghiệp
được xây dựng. Ngoài các dự án công nghiệp như khu công nghiệp Nam Phổ yên,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
khu công nghiệp Tây Phổ yên…còn có nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển
đô thị: khu du lịch đồi Trinh Nữ, Khu du lịch Hồ Suối lạnh, khu đô thị mới Thái
Thịnh…và nhiều dự án khác. Điển hình là khu công nghiệp tổ hợp công nghệ cao của
Tập đoàn Samsung được khởi công xây dựng vào tháng 3/2012 tại khu công nghiệp
Yên Binh. Do đó một loạt các tuyến đường giao thông quốc gia được xây dựng mới
như Đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên (hay còn gọi là Quốc lộ 3 mới), đường Phổ
yên-Phú Bình.Tuyến đường Quốc lộ 3 cũ cũng đang được sửa chữa mở rộng tạo
thuận lợi cho giao lưu đi lại.
Nhìn chung, điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Phổ Yên rất thuận lợi
cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nó đã góp phần đưa huyện Phổ Yên trở thành
vựa thóc và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm (trâu, bò, lợn, rau quả…) rất
quan trọng cho thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp phía Nam của
tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm tháng dựng nước giữ nước nơi đây đã trở
thành vùng trung chuyển giữa miền xuôi với miền ngược là nơi thuận lợi cho
việc “tiến, thoái, thủ”, hơn nữa lại có hệ thống giao thông thuỷ bộ phát triển
càng thuận lợi cho cách mạng phát triển đi lên. Vì vậy, ta có thể khẳng định:
“mảnh đất và con người Phổ yên đã không tách khỏi những sự kiện lịch sử quan
trọng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, duy trì và bảo vệ nền độc lập
của đất nước. Qúa trình lịch sử đó cũng là quá trình tạo lập trong nhân dân Phổ
yên truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống thù trong giặc ngoài” và
cùng nhân dân cả nước làm nên nhiều thắng lợi lơn: kháng chiến chống quân
Nam Hán, Cách mạng tháng 8/1945, Kháng chiến chống Pháp, Mỹ
Còn trong thời bình, cả nước đi lên Chủ nghã xã hội, thực hiện Công nghiệp
hoá - Hiện đại hóa với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi Phổ yên ngày càng khẳng định
vai trò tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của tỉnh, của vùng núi phía Bắc
và trong sự phát triển chung của cả nước.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện như hiện nay lại đặt

ra nhiều vấn đề cần giải quyết, điển hình là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai,
do đó phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng phải lưu ý đặc thù này nhằm đáp
ứng yêu cầu sử dụng đất hiệu quả đảm bảo về cảnh quan và môi trường sinh thái.
Đồng thời phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.1. Về kinh tế
Phổ Yên là huyện có nền kinh tế nông-lâm nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp đều phát triển, trong đó sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, chủ yếu là sản xuất cây lương thực và
thực phẩm. Nhân dân Phổ Yên đã đi từ sản xuất thô sơ, canh tác phụ thuộc vào thời
tiết tiến lên nắm bắt thời vụ, phân ra đôi vụ chiêm mùa đúc rút kinh nghiệm về thâm
canh, chống lụt phòng hạn. Dọc theo sông Cầu, một hệ thống đê điều được xây dựng
vừa bảo vệ mùa màng, vừa bảo vệ thôn xóm rất hiệu quả.
Dưới thời Pháp thuộc, Phổ yên là vùng đất được thực dân Pháp rất coi trọng và
đầu tư bởi nơi đây có tiềm lực lớn để phát triển các đồn điền trồng lúa và thầu dầu:
đồn điền Chã, Thác Nhái, Sơn Cốt, Phúc Thuận…
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ nhân dân Phổ Yên đã vượt qua
mất mùa, thiên tai, gắng sức bám đất sản xuất phục vụ cho kháng chiến, đầu năm
1954 nhân dân Phổ Yên đã đóng góp cho Nhà nước 630 tấn thóc đưa ra chiến
trường nuôi bộ đội. Năm 1967 là năm cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
diễn ra trên địa bàn huyện Phổ Yên ác liệt nhất, nhưng quân và dân trong huyện
vẫn giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1986 thực hiện đường
lối đổi mới do Đại hội đại biểu biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng
12/1986) đề ra, Phổ Yên đã tập trung thực hiện “Đổi mới cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, cải tổ cơ cấu kinh tế nông thôn” do đó kinh tế nông nghiệp của huyện phát
triển mạnh cả về trồng trọt và chăn nuôi [41].

Đặc biệt, Phổ Yên là huyện có diện tích rau xanh lớn nhất trong các huyện,
thành, thị của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2006 huyện có diện tích trồng rau xanh đạt
1375 ha, sản lượng đạt 17140 tấn (chiếm tỷ lệ 20,11% sản lượng rau xanh toàn tỉnh).
Năm 2012 là 1627ha với sản lượng đạt 25264 tấn.
Cùng với trồng lúa, các loại rau xanh nhân dân Phổ yên đã và đang đẩy mạnh
phát triển kinh tế vườn, phát triển các loại cây công nghiệp: mía lạc, đậu tương, chè.
Năm 2006, toàn huyện trồng được 17ha mía, 733ha lạc, 689ha đậu tương, diện tích
chè cùng tăng nhanh năm 1995 là hơn 400ha đến năm 2005 là 1008ha và đến năm
2012 tăng lên 1462ha. Diện tích và sản lượng cây ăn quả cũng tăng nhanh qua các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
năm. Ví dụ năm 1998 là 636ha với 1034 tấn đến năm 2006 là 1839ha với 2131 tấn,
năm 2009 là 2.814ha với sản lượng đạt 3.559 tấn [6].
Điểm nổi bật là ngành chăn nuôi của huyện không ngừng phát triển được chú
trọng đầu tư và có những bước nhảy vọt về cả quy mô và chất lượng. Nếu như dưới
thời Pháp thuộc ngành này phụ thuộc hoàn toàn vào trồng trọt kết hợp với trồng trọt
trở thành một cơ cấu không thể tách rời. Sau ngày đất nước độc lập, ngành chăn nuôi
đã được chú trọng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện tiếp tục được giữ vững và
phát triển trong thời gian gần đây. Trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình trang trại
hộ gia đình chăn nuôi lợn ngoại, bò sữa, gà thịt…Đây là những tiền đề quan trọng để
chuyển dịch mạnh chăn nuôi của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị
trường. Năm 2009 đàn trâu bò trong toàn huyện có 25481 con (tăng 12729 con so với
năm 1985); đàn lợn 101432 con (tăng 58757 con so với năm 1985). Diện tích mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 toàn huyện có 828,48ha sản lượng thủy sản đạt
545 tấn (trong đó có 522 tấn cá). Kết thúc năm 2012, tổng đàn trâu của huyện có
13.520 con, đạt 92,5% kế hoạch, tăng 5,9% so với năm 2011; Tổng đàn bò là 10.071
con. đạt 121% kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2011; Tổng đàn lợn 109.963
con, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,2% so cùng kỳ; Tổng đàn gia cầm 994.000 con, đạt

95% kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ [8].
Đạt được những kết quả trên là do huyện Phổ Yên đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh
công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn hướng dẫn nhân dân thực hiện gieo trồng đúng
thời vụ, chăm sóc thâm canh theo quy trình kỹ thụât, chuẩn bị đủ vật tư, phân bón, giống
phục vụ cho sản xuất, chi ngân sách huyện hỗ trợ tu sửa các trạm bơm, nạo vét kênh
mương nội đồng, đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, hỗ trợ giá cả giống lúa lai, ngô lai
và đầu tư xây dựng mô hình điểm về phát triển sản xuất. Đặc biệt, hàng năm huyện tổ
chức thành công “Lễ hội mừng xuân xuống đồng vì nông thôn mới tươi đẹp” và tết trồng
cây mừng xuân để khuyến khích sản xuất trong nhân dân.
Với nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp lớn trong những năm gần đây huyện Phổ
Yên đã đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đưa tổng diện tích trồng rừng lên
7717ha (2012). Kinh tế nông thôn Phổ Yên có bước phát triển mới theo hướng đa
dạng hoá ngành nghề, các làng nghề truyền thống đang được khôi phục phát triển như
nghề mộc, mây tre đan…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Thực hiện luật hợp tác xã, toàn bộ huyện đã chuyển đổi và thành lập được
43 hợp tác xã dịch vụ, góp phần phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân.
Năm 2005 cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện: trồng trọt 63,49%, chăn nuôi
34,99% và dịch vụ là 1,52%. Đến năm 2008 cơ cấu trong ngành nông nghiệp Phổ
Yên đã có sự thay đổi mạnh: trồng trọt chiếm 56,4%, chăn nuôi chiếm 39,9% và
dịch vụ chiếm 3,6% [3].
Trên cơ sở các ngành thủ công truyền thống: mây tre đan, đóng gạch ngói, làm
chè, khai thác cát sỏi, làm đồ hàng mã…trong những năm qua ngành thủ công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp truyền thống của huyện có bước phát triển mới. Bên cạnh
những ngành thủ công củ đã xuất hiện một số ngành nghề mới du nhập và phát triển
trên địa bàn huyện: làm đồ thủ công mỹ nghệ, đóng đồ gỗ, gò hàn xì…Đặc biệt, các
nhà máy cơ khí như nhà máy cơ khí Phổ Yên đã cổ phần hoá, sản xuất đạt hiệu quả

cao hơn. Sản xuất gạch, ngói, cát, sỏi, đất nung, mây tre đan xuất khẩu không ngừng
phát triển và từng bước thu lại kết quả cao đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội
của toàn huyện. Đến năm 2005 toàn huyện đã quy hoạch 8 khu công nghịêp nhỏ, 3
khu đô thị mới và 2 khu du lịch sinh thái, thu hút 12 dự án đầu tư với tổng số vốn 600
tỷ đồng. Trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn Chế biến thực phẩm đồ uống
Vĩnh Phúc, Dụng cụ y tế Mani, Nhà máy gạch Tuynel, Nhà máy giấy Trường Xuân,
Công ty che Bắc Sơn đã hoàn thành đầu tư và đi vào sản xuất. Năm 2005, giá trị sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 300 tỷ đồng. Trong
đó, giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 115 tỷ đồng tăng gấp
21,7 lần so với năm 1986, tạo ra bước chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ.
Kết thúc năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp tăng 15% so
vơi cùng kỳ.một số sản phẩm chủ yếu đạt sản lượng khá như: Gạch Granit đạt 18,5 triệu
m
2
, gạch đất nung đạt 220 triệu viên, sản phẩm may mặc đạt 11,4 nghìn sản phẩm, sữa
các loại đạt 161 nghìn lít, dụng cụ y tế đạt 86,4 triệu sản phẩm. Trong năm 2012, huyện
Phổ Yên đã được UBND Tỉnh công nhận 3 làng nghề truyền thống, nâng tổng số làng
nghề truyền thống trên địa bàn huyện lên 18 làng nghề, hiện nay huyện đã hoàn tất hồ sơ
đề nghị tỉnh công nhận thêm 7 làng nghề truyền thống trong năm 2013 [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
Không chỉ công – nông nghiệp phát triển mà hệ thống thương nghiệp của
huyện Phổ Yên cũng khá phát triển. Nếu như trước kia người đi buôn lấy công làm
lãi, mua chỗ rẻ bán chỗ đắt. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống chợ làng họp theo
phiên, một tháng họp 3-4 lần. Các mặt hàng chính của chợ làng chủ yếu là nông sản
và sản phẩm thủ công nghiệp do chính người dân làm ra mang trao đổi. Thì trong
những năm gần đây nhờ sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, giao

thông đi lại thuận lợi hơn nên trao đổi buôn bán trên địa bàn huỵên được đẩy mạnh,
đa dạng về hàng hoá, mẫu mã sản phẩm, đặc biệt chợ Ba Hàng (chợ Phổ Yên) đã trở
thành chợ đầu mối lớn không chỉ của huyện Phổ Yên mà còn của tỉnh Thái Nguyên
về các mặt hàng nông sản, thực phẩm…
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Phổ Yên được chuyển dịch tích cực theo hướng
phát triển công nghiệp-dịch vụ. Tỷ trọng kinh tế các ngành nông lâm nghiệp từ
64,01% (năm 2000) giảm xuống còn 49,55% (năm 2005); công nghiệp từ 20,69%
(năm 2000) tăng lên 29,44% (năm 2005); dịch vụ tăng từ 15,3% (năm 2000) lên
21,02% (năm 2005). Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên đã có sự thay
đổi mạnh công nghiệp-xây dựng chiếm 66,7%, dịch vụ 22%, nông – lâm thuỷ sản
chiếm 11,3%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2012 toàn huyện đạt
20,3%, GDP bình quân đấu người đạt 55 triệu đồng/người/năm; đời sống nhân dân
được cải thiện, góp phần ổn định chính trị và an ninh xã hội trong vùng.
1.2.2. Về xã hội
Dân cư huyện Phổ Yên do nhiều bộ phận hợp thành. Bên cạnh một bộ phận
lớn là dân bản địa định cư từ lâu đời là một bộ phận dân cư do bọn điền chủ người
Pháp và người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền. Một bộ phận khác là
đồng bào ở các tỉnh vùng địch tạm chiếm lên tản cư kháng chiến, rồi ở lại định cư lâu
dài và một bộ phận là đồng bào các địa phương khác tự do di cư đến địa bàn huyện
sinh cơ, lập nghiệp. Cụ thể, ngoài người Kinh chiếm 92,42% còn có người Sán Dìu
chiếm 6,25%, người Tày chiếm 0,59%, người Dao và người Nùng đều chiếm 0,29%,
người Mường chiếm 0,06%, còn lại 0,1% là người các dân tộc khác [41].
Trong suốt quá trình phát triển dân số của huyện Phổ Yên không ngừng tăng
lên qua các năm và theo từng thời kì ví như năm 1932 toàn huyện có 14.183 người
đến năm 2006 tăng lên 139.961 người, với 34.990 hộ gia đình (bình quân 4,35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
người/hộ), dân số thành thị chiếm 9,35%, dân số nông thôn chiếm 90,47%. Mật độ

dân số toàn huyện là 540 người/km
2
. Tuy nhiên dân cư phân bố không đều trên địa
bàn huyện. Dân cư tập trung khá đông ở các thị trấn và ở những nơi thuận lợi giao
thông đi lại. Thị trấn Ba Hàng có mật độ dân số cao nhất huyện (3.681 người/km
2
),
tiếp theo là thị trấn Bắc Sơn (2.056 người/km
2
). Trong khi đó các xã vùng cao có mật
độ dân cư thấp hơn như Phúc Tân (92 người/km
2
), Phúc Thuận (237 người/km
2
) [19].
Tốc độ tăng dân số bình quân trong 3 năm 2004-2006 là 1,82% mỗi năm bình
quân tăng 1.350 người. Như vậy, vấn đề việc làm và đất ở cần được lưu ý trong phương
án quy hoạch của toàn huyện. Tính đến năm 2008, toàn huyện có 91.230 lao động trong
độ tuổi (chiếm 66% tổng dân số toàn huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế là 86.000 người, tập trung trong ngành nông lâm nghiệp là chủ yếu chiếm
86%. Đến năm 2012 dân số Phổ Yên đã tăng lên 140.492 người với mật độ dân số 543
người/km
2
, trong đó dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Ba Hàng với mật độ 3366
người/km
2
, xã Trung Thành (1192 người/km
2
), thị trấn Bãi Bông (1019 người/km
2

). Còn
nơi dân số tập trung ít nhất là xã Phúc Tân với diện tích là 33,85 km
2
nhưng dân số của
xã là 2873 người, vì vậy mật độ dân số thâp 85 người/km
2
.
Bảng 1.1: Số lƣợng và cơ cấu dân số Phổ Yên năm 2008
Chỉ tiêu
Năm 2008
Số lượng
Cơ cấu (%)
1. Tổng dân số trung bình
138.608
100
1.1.Tổng dân số chia theo giới


Tổng dân số nam
68.819
49,65
Tổng dân số nữ
69.789
50,35
1.2.Tổng dân số chia theo khu vực


Dân số thành thị
13.211
9,53

Dân số nông thôn
125.397
90,47
2. Dân số trong độ tuổi lao động
91.230
66
3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
86.000
100
3.1.Lao động trong ngành nông lâm thuỷ sản
74.000
86
3.2. Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng
8.320
9,7
3.3. Lao động trong ngành thương mại dịch vụ
3.680
4,3
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ yên)

×