Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.61 KB, 42 trang )

A.LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Thép là một trong những ngành công nghiệp nặng , trọng tâm
của mỗi quốc gia. Công nghiệp Thép là ngành cung cấp nguyên liệu phục
vụ cho tất cả các ngành công nghiệp xây dựng, an ninh quốc phòng. Muốn
phát triển cơ sở hạ tầng phải cần có Thép. Ngành Thép trở thành một ngành
mũi nhọn và được ưu tiên phát triển trong hệ thống các ngành công nghiệp
nặng. Ngành công nghiệp Thép trên thế giới đa dạng và phong phú. Ở Việt
Nam công nghiệp Thép là một ngành công nghiệp trẻ, được Nhà Nước
quan tâm, đầu tư và chú trọng. Ngành Thép Việt Nam bước đầu đã gặt hái
được những thành công. Tuy nhiên nghành Thép vẫn không tránh khỏi sự
lệ thuộc vào nước ngoài.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng
hơn, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong
quá trình toàn cầu hóa các nước có sự phân công lao động quốc tế, nương
tựa vào nhau để phát triển. Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và quốc
tế hơn 10 năm: Năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gia AFTA,
năm 1998 là thành viên của APEC, năm 1992 Việt Nam nối lại quan hệ với
IMF, WB, ADB. Và đến 2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150
của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, mở ra 1 bước tiến mới trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Ngành Thép cũng nằm trong chiến lược phát triển
kinh tế của Việt Nam và nằm trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Vì
vậy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Thép Việt
Nam là vấn đề thiết yếu.
Chính vì vậy em chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế.

B.NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh


tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các
chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu trong
cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh
của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại
của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương
quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh
mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận và cách hiểu năng lực cạnh tranh
khác nhau. Dưới đây là khái niệm năng lực cạnh tranh đầy đủ nhất và phù
hợp với Việt Nam nhất:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng
cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu
thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích
kinh tế cao và bền vững.
Năng lực cạnh tranh là chỉ tiêu mang tính tổng hợp bao gồm nhiều
chỉ tiêu khác cấu thành và năng lực cạnh tranh có thể xác định được cho
từng ngành và từng doanh nghiệp.
2 Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1 Mô hình APP( Assets Process Performance) của Bekley
Theo mô hình APP năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp gắn với 3 nhóm yếu tố:
• Khả năng hành động
• Khả năng tạo đầu ra của tài sản
• Quy trình quản lý
Cũng theo mô hình này cả 3 nhóm yếu tố trên cần được phối hợp để
bảo đảm cạnh tranh bền vững cho quốc gia, cho ngành và cho từng doanh
nghiệp.
Dưới đây là các yếu tố chủ yếu của mô hình APP
CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH APP
2.2 Các yếu tố cấu thành và đo lường năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp.
2.2.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết
quả đầu ra của doanh nghiệp. Tiêu chí này bao gồm:
• Thị phần
• Tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp
Thị phần thể hiện vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp
trong cùng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh. Thị phần được đo bằng tỷ lệ
doanh thu hay sản lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong 1 giai
đoạn nhất định hay 1 chu kỳ kinh doanh so với tổng số doanh thu hay số
lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Tài sản cạnh
tranh
-Chi phí yếu tố
-Nguồn nhân
lực
-Hạ tầng kỹ
thuật
-Công nghệ
-Các điều kiện
cầu
-Thể chế
Quy trình
cạnh tranh
-Quản lý
chiến lược
-Kế hoạch
-Tác nghiệp
-Phát triển
nguồn nhân

lực
Thực hiện
cạnh tranh
-Năng suất
-Nguồn lực
-Chất lượng,
hiệu quả
-Chi phí
-Chỉ tiêu tài
chính
-Chỉ tiêu
quốc tế
Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của
mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển trong tương lai .
Thị phần càng lớn chứng tỏ khả năng đứng vững của doanh nghiệp và sản
phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng.
Tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp là khả năng, tốc độ bành
trướng phạm vi của doanh nghiệp.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này bao gồm 4 yếu tố:
• Chất lượng sản phẩm: là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các chỉ tiêu
của chất lượng sản phẩm bao gồm: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm chỉ tiêu
an toàn- vệ sinh, nhóm chỉ tiêu kỹ thuật và nhóm chỉ tiêu kinh tế.
• Giá cả sản phẩm: giá là khoản tiền bỏ ra để đổi lấy một món hang
hay một dịch vụ. Giá là yếu tố nhạy cảm bởi nó lien quan đến lợi ích cá
nhân có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán mức giá mà doanh
nghiệp ấn định cho sản phẩm phải đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ giữa
các yêu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
• Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: “ Khách hàng là

Thượng Đế”. Càng ngày nhu cầu của khách hàng càng cao và mức độ khó
tính của khách hàng cũng tăng lên. Khách hàng là lý do tồn tại của doanh
nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của khách
hàng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội kinh doanh.
• Các dịch vụ đi kèm: nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng để họ
không mất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc lựa chọn và mua sản
phẩm, nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.
2.2.3 Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
• Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt
được mục tiêu xác định. Mọi doanh nghiệp đều phải tìm cách nâng cao
hiệu quả kinh doanh của mình. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm:
• Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp : là tiêu chí thể hiện mức độ đạt
được mục tiêu kinh doanh , phản ánh mặt chất lượng của năng lực cạnh tranh
• Chi phí của đơn vị sản phẩm: phản ánh lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Chi phí sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp cao hơn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay mọi
doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm tối thiểu chi phí, nhằm giảm giá thành
và tăng lợi nhuận.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật: là chỉ số đo mức độ sử dụng, khai
thác các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.4 Năng suất các yếu tố đầu vào:
Là khả năng sử dụng, khai thác các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Chỉ tiêu này phản ánh lượng sản phẩm đầu ra
so với đơn vị yếu tố đầu vào, phản ánh năng lực đáp ứng nhu cầu khách
hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này bao gồm:
• Năng suất lao động: phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh
doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ của doanh
nghiệp. Năng lực lao động được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số

lao động trung bình trong 1 kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao
năng lực cạnh tranh càng cao.
• Hiệu quả sử dụng vốn
• Năng suất sử dụng tài sản
• Năng suất yếu tố tổng hợp như năng suất yếu tố khoa học, công
nghệ…
2.2.5 Các tiêu chí đánh giá khác
• Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp
• Khả năng thu hút nguồn lực
• Khả năng liên kết , hợp tác của doanh nghiệp
3. Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp ( nhân tố bên
trong)
3.1.1 Trình độ và năng lực quản lý của doanh nghiệp.
Yếu tố này quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thể
hiện bởi:
● Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là người lãnh đạo. Người
lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách, điều
khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lựa chọn người lãnh
đạo có năng lực là doanh nghiệp đã nắm chắc 50% thắng lợi.
●Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố
trí cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng , nhiệm vụ
các bộ phận theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả cao, năng động…
● Thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế
hoạch, điều hành tác nghiệp
3.1.2 Hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ của doanh nghiệp, sự sẵn
sàng của các nhân tố đầu vào
Hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị của doanh nghiệp phải đảm bảo
đáp ứng được sản xuất thường xuyên, liên tục, thực hiện đúng kế hoạch đã

đề ra. Các nhân tố đầu vào gồm nhân lực, nguyên liệu, phụ liệu, bán thành
phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin phải sẵn sang, dự trữ đủ để cung
cấp kịp thời.
3.1.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng đánh giá doanh nghiệp
mạnh hay yếu. Bao gồm các tiêu chí:
● Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
● Cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp
● Hiệu quả sử dụng vốn
3.1.4 Vấn đề nhân lực
Lao động là yếu tố có tính quyết định của lực lượng sản xuất. Trong
doanh nghiệp lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử
dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa.
3.2 Các yếu tố bên ngoài ( thuộc về môi trường vĩ mô)
3.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sản xuất ra là để bán. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu
quan trọng, quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Trong tình hình hiện
nay sản phẩm càng ngày càng phong phú và đa dạng, chất lượng ngày càng
cao, giá thành thấp. Vì vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề tiêu thụ
sản phẩm và lựa chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm cho mình. Doanh
nghiệp có thể nhắm vào toàn bộ thị trường hoặc tập trung vào một đoạn thị
trường, vào tất cả khách hàng hay lựa chọn khách hàng mục tiêu cho mình
nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của đoạn thị trường đã chọn, Với mục tiêu
cuối cùng là bán được sản phẩm.
3.2.2 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật, chính
sách của Nhà Nước và hệ thống điều lệ, thông lệ quốc tế.
Môi trường pháp lý lành mạnh, một mặt tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó mà điều chỉnh
hoạt động kinh doanh của mình để hài hòa lợi ích của mình. Và đảm bảo sự

cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau.
3.2.3 Sự phát triển của các ngành phụ trợ
Các ngành phụ trợ phát triển giúp tạo sự sẵn sàng của các yếu tố đầu
vào. Tạo sự chủ động cho doanh nghiệp và tránh sự phụ thuộc vào thị
trường nước ngoài. Các ngành phụ trợ phát triển cũng tạo điều kiện cho
doanh nghiệp thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng của sản
phẩm. Giúp doanh nghiệp tạo thành một thế cạnh tranh đối với thị trường
nước ngoài.
3.2.4 Trình độ nguồn nhân lực chung của xã hội
Ngành thép là ngành đòi hỏi lao động có tay nghề, chuyên môn cao.
Mục tiêu sắp tới về lao động của ngành Thép là phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Trình độ nguồn nhân lực chung của xã hội là cơ sơ, tiền đề để
doanh nghiệp lựa chọn đội ngũ cán bộ cho doanh nghiệp mình. Trình độ
nhân lực cao giúp doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn công nhân viên lành
nghê, đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn tốt
3.2.5 Hạ tầng cơ sở vật chất chung của xã hội
Hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất như hệ thống giao thông, hệ thống
cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống trường học, bệnh
viện…đều có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả kinh doanh, tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có kinh doanh ở khu có cơ sở
hạ tầng phát triển, trình độ dân trí cao…sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
3.2.6 Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là toàn bộ các doanh nghiệp cùng sản
xuất và kinh doanh loại hàng hóa và dịch vụ hoặc hàng hóa và dịch vụ có
thể thay thế được cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ba
nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cạnh kinh doanh trong từng ngành:
• Cơ cấu cạnh tranh

• Tình hình nhu cầu thị trường về mặt hàng kinh doanh
• Các rào cản ngăn chặn việc nhập ngành hoặc xuất ngành của
các doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp mà trong tương lai
có thể gia nhập ngành nghề mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh. Việc
gia nhập vào ngành của các doanh nghiệp mới phụ thuộc vào rào cản gia
nhập ngành. Những rào cản chính để ngăn chặn sự gia nhập của các đối thủ
cạnh tranh mới là: phí tổn gia nhập ngành cao, đầu tư cho trang thiết bị
lớn
Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường
buộc phải tính tới yếu tố đối thủ cạnh tranh. Vì đây là lực lượng trực tiếp
cạnh tranh và chia sẻ thị phần, lợi nhuận với doanh nghiệp.
3.2.7 Các yếu tố khác
• Chất lượng môi trường sinh thái
• Giá trị vô hình của doanh nghiệp
• Số sáng kiển, cải tiến hàng năm được ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất kinh doanh
• Tỷ lệ công nhân viên lành nghề
• v/v…
BẢNG 1: TÌNH HÌNH CUNG CẦU THÉP THẾ GIỚI
(Đơn vị: Triệu Tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008
Tiêu thụ thép thô
toàn cầu
1126 1217 1305 1385
EU 182 194 199 203
Hoa kỳ 113 114 115 116
Braxin 19 19 20 21
Nga 36 39 43 46
Trung Quốc 350 396 448 493

Nhật Bản 83 86 88 90
Hàn Quốc 49 49 51 53
Đài Loan 24 24 25 26
Ấn Độ 41 47 53 58
Sản lượng thép thô
toàn cầu
1140 1244 1336 1411
EU 196 206 214 217
Hoa Kỳ 95 98 95 96
Braxin 32 31 33 35
Nga 66 71 74 77
Trung Quốc 356 423 487 541
Nhật Bản 112 118 119 120
Hàn Quốc 48 48 51 51
Đài Loan 19 21 21 21
Ấn Độ 38 43 47 51
PHẦN 2: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP THÉP VIỆT
NAM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THÉP
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY
1.Thực trạng doanh nghiệp Thép Việt Nam hiện nay
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế
kỷ 20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc giúp) cho ra lò
mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều
mặt, 15 năm sau, Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm
thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức (trước đây)
giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả Khu liên hợp gang thép
Thái Nguyên lên đến 10 vạn tấn /1 năm (T/n).
Năm 1976, Công ty luyện kim đen miền Nam được thành lập trên cơ
sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán thép mini của chế độ cũ để lại ở thành

phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa, với tổng công suất khoảng 80000 tấn thép
cán/năm.
Từ 1976 đến 1989, ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất
nước lâm vào khủng hoảng. Mặt khác, nguồn thép nhập khẩu từ Liên Xô
(trước đây) và các nước XHCNvẫn còn dồi dào, vì vậy ngành thép không
phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng 40000 – 85000 Tấn/ năm.
Từ năm 1989 đến 1995, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của
Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép
trong nước đã vượt ngưỡng 100000 Tấn/năm
Tháng 4 năm 1995, Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập theo
mô hình Tổng công ty Nhà nước trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép
Việt Nam và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ thương mại.
Thời kỳ 1996-2000, ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá
cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu; đã xây dựng và đưa vào
hoạt động 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép
và gia công chế biến sau cán. Sản lượng thép cán cả nước năm 2000 đã đạt
1,57 triệu tấn, gấp hơn 3 lần năm 1995 và gấp gần 14 lần năm 1990. Đây là
thời kỳ có tốc độ tăng sản lượng mạnh nhất. Tổng công ty thép Việt Nam
đã có công suất luyện thép 470000 T/n và cán thép 760000 T/n, đang giữ
vai trò quan trọng trong ngành thép Việt Nam.
Trong thời gian từ 1990 đến 1999 riêng Tổng công ty thép đã đầu tư
chiều sâu trên 650 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đổi mới thiết bị các cơ sở
hiện có và góp vốn pháp định trị giá 30 triệu USD để đầu tư liên doanh với
nước ngoài 14 dự án (trong đó có 12 nhà máy cán thép gia công sau cán với
tổng vốn đầu tư 233 triệu USD
Từ năm 2000-2007 cùng với sự tăng trưởng cao và ổn định của nền
kinh tế, ngành thép cũng tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2000, sản lượng
phôi thép là 305.000 tấn và sản lượng thép cán là 524.000 tấn, thì tới năm
2007 sản lượng phôi có thể đạt 1.800.000 tấn và sản lượng thép thành phẩm
có thể đạt 4.300.000 triệu tấn.

Trước năm 2000, cả nước chỉ có 1 Tổng công ty thép Việt Nam là
Tổng công ty Nhà nước, các Công ty trực thuộc là Công ty Gang thép Thái
Nguyên, Công ty thép Miền Nam và 2 Nhà máy nhỏ ở Đà Nẵng với 5 Công
ty Liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam và nước ngoài, thì tới nay
đã có trên 50 Công ty tham gia sản xuất thép gồm đủ các thành phần kinh
tế: Nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn
đầu tư của nước ngoài. Tổng công suất sản xuất phôi cả nước đã đạt trên
1,8 triệu tấn/năm và công suất cán đạt trên 6 triệu tấn/năm.
Trước tình hình phát triển cao của ngành sản xuất thép trong nước,
ngày 6/8/2001, Bộ Nội vụ đã ra quyết định cho phép thành lập Hiệp hội thép
Việt Nam.Vào thời điểm hiện tại, tổng số Doanh nghiệp thành viên Hiệp
hội thép Việt Nam là 62, tập trung vào 3 chuyên ngành chính như: thép xây
dựng (26), ống thép (16), thép tấm lá cán nguội, mạ kim loại, sơn phủ mầu
(11) và 11 Doanh nghiệp, văn phòng đại diện kinh doanh thép.
Hiện nay, các thành viên Hiệp hội thép Việt Nam đã có năng lực sản
xuất trên 80% sản phẩm dài, trên 50% sản phẩm ống, trên 70% sản phẩm
dẹt của cả nước. Các thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Từ cuối năm 2008 đến nay ngành công Thép phải đối mặt với giá
nguyên liệu, năng lượng và chi phí vận chuyển tăng cao chưa từng có. Đây là
hệ quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nó ảnh hưởng tới tất cả nền kinh tế
thế giới và từng nước, tới tất cả các ngành công nghiệp, trong đó có công
nghiệp Thép. Giá Thép trong nước, giá nguyên liệu biến động mạnh làm ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Thép.
1.2 Hiện trạng ngành Thép Việt Nam
BẢNG 2: BIỂU ĐỒ TIÊU THỤ THÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
BẢNG 3: BIỂU ĐỒ TIÊU THỤ THÉP TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.2.1Trình độ công nghệ, trang thiết bị.
Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất thực tế khoảng
2,6 triệu tấn thép cán/năm (thép xây dựng); 0,5 - 0,6 triệu tấn phôi thép
bằng lò điện (phôi thép vuông và cả thỏi đúc cỡ nhỏ). Về trình độ công

nghệ, trang thiết bị có thể chia ra 4 mức sau:
Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của 2
Công ty liên doanh VINA KYOEI, VPS và một số dây chuyền cán thép
mới sẽ xây dựng sau năm 2000.
Loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền cán bán liên tục như
Vinausteel, NatSteelvina, Tây Đô, Nhà Bè, Biên Hòa, Thủ Đức (SSC) Gia
Sàng, Lưu Xá (TISCO) và các công ty cổ phần, công ty tư nhân
(Vinatafong, Nam Đô, Hải Phòng v.v ).
Loại lạc hậu: Bao gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các
nhà máy Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép miền Trung
và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty thép Việt Nam.
Loại rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ
(<20000T/n) và các máy cán của các hộ gia đình, làng nghề.
1.2.2Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm thép cán xây dựng của Tổng công ty thép Việt
Nam và khối liên doanh nhìn chung không thua kém sản phẩm nhập khẩu.
Sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ (<20000 T/n), đặc biệt là các cơ sở có
khâu luyện thép thủ công chất lượng kém, không đạt yêu cầu.
Cơ cấu sản phẩm của ngành thép hiện nay:Theo thông tin của Hiệp
Hội Thép Việt Nam,hiện nay có các chủng loại sản phẩm:
- Thép tấm, lá cuộn cán nóng
- Thép tấm, lá cuộn cán nguội
- Thép xây dựng
- Sắt , thép phế liệu
- Phôi thép
- Thép hình
- Thép inox
- Thép đặc chủng
- Thép mạ
- Kim loại khác

Hiện nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép
tròn trơn, tròn vằn đường kính 10 - 40mm, thép dây cuộn phi 6 – phi 10 và
thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây
dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ từ sản
phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn
được cán từ phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi thép trong
nước còn nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn lại 72% nhu cầu phôi
thép cho các nhà máy cần phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Trong nước chưa có nhà máy cán các sản phẩm dẹt (tấm, lá cán
nóng, cán nguội). Chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất thép đặc biệt
phục vụ chế tạo cơ khí. Hiện nay chỉ mới sản xuất một số chủng loại thép
đặc biệt với qui mô nhỏ ở một số nhà máy cơ khí và nhà máy thép của
Tổng công ty thép Việt Nam.
Nhìn chung trong 10 năm qua, do hạn chế về vốn đầu tư và do thị
trường tiêu thụ thép trong nước còn nhỏ bé, ngành thép Việt Nam mới chỉ
tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu
cấp bách trong nước. Đây là các sản phẩm có thuận lợi về thị trường, cần
vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương đối
cao, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài bỏ vốn liên doanh. Đối với các
sản phẩm thép dẹt do nhu cầu thị trường còn thấp, trong khi để đảm bảo
hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn,
hiệu quả đầu tư chưa cao, ít hấp dẫn các đối tác nước ngoài vào liên doanh,
bản thân ngành thép chưa đủ sức tự đầu tư và phải chờ thị trường phát
triển. Do vậy cơ cấu sản xuất của ngành thép hiện nay thiếu đồng bộ, mất
cân đối giữa sản xuất phôi với cán thép, giữa cơ cấu mặt hàng và cơ cấu
chất lượng sản phẩm.
Tóm lại: Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể
và có bước phát triển tương đối khá mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt
được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với
năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn còn trong tình

trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới, thể hiện ở
các mặt:
● Trang thiết bị có qui mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu,
trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn
hạn chế (nhất là khu vực tư nhân), chỉ có 2 dây chuyền cán liên tục tương
đối hiện đại thuộc khối liên doanh.
● Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu (mới cán được các sản
phẩm dài, cỡ nhỏ và vừa với mác thép phổ biến là các bon thấp).
● Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán
thép còn phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán
dẹt trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu.
● Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao
động quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc phôi thép nhập khẩu)
nên tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất
hạn chế.
1.2.3 Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài và
thép nhập khẩu
Ngành Thép Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp nước ngoài. Hiện nay có hai dòng thép, một là từ ASEAN nhập vào,
theo quy định AFTA đã ký với các nước ASEAN, và phôi thép ở bờ biển
Đen.
Thép nhập khẩu được bán với giá thấp hơn thép trong nước sản xuất
khoảng 400 đến 500 nghìn đông / 1 tấn, thậm chí dưới giá thành. Phôi thép
nhập từ Nga, Trung Quốc, các nước Đông Âu cũng thấp hơn trong nước.
Điều này làm các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lao đao
Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng
sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm
nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động
hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu,
mới có thể bảo đảm tính cạnh tranh trong thời gian tới.

1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường Thép Việt Nam
1.3.1Nhân tố chính trị
- Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh,
chính trị. Việt Nam được đánh giá là có nền chính trị ổn định và an toàn
nhất trong khu vực và trên thế giới. Tù đó tạo tâm lý an toàn cho các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Các nước thường có chính sách bảo hộ cho ngành Thép trong nước
mặc dù đã tham gia WTO. Thời gian tới khi chính sách bảo hộ được chính
phủ Việt Nam được xem xét và đưa vào áp dụng, doanh nghiệp ngành Thép
Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Tuy nhiên, lợi thế
cạnh tranh mạnh hay yếu lại tùy thuộc vào cách thức xây dựng chính sách
bảo hộ của chính phủ Việt Nam. Hiện nay khi ngành Thép đang phải đối
mặt với tình trạng liên tục hạ giá bán( thời điểm từ cuối năm 2008 đến
nay), hiện giá chỉ bằng 50-60% so với đầu năm 2008 trong khi lượng Thép
tồn kho là rất lớn( khoảng 2-3 triệu tấn) Nhà Nước và chính phủ đã có
những chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngành Thép. Trong đó
công cụ về thuế là hiệu quả nhất.
- Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong
môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển
chung của các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép nói
riêng;
- Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường
bức xúc. Hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm
cao với môi trường sống, các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu được
áp dụng. Khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ngành thép khi muốn
nhập phế liệu thép về tái chế trong nước để tiết kiệm chi phí và tăng cường
tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
1.3.2Nhân tố kinh tế
- Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm

tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt
Nam.
- Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính
phủ Việt Nam thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm
ngăn chặn đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng
được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn, nhu cầu tiêu thụ thép bị đình trệ.
- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi
là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới.
Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi
ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn
theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dùng vốn FDI đổ
vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa
và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở hơn các doanh nghiệp ngành
Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình.
- Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát
và chính sách thắt chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn
lớn để tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài
chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận.
- Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ
nước ngoài. Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công
cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá
hối đoái đi theo chiều hướng xấu.
1.3.Nhân tố xã hội
- Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây
dựng nhà ở lớn; nhu cầu về thép xây dựng và thép các loại nhờ đó mà cũng
tăng nhanh.
- Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự
án đầu tư do vậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng. Trong
điều kiện khủng hoảng hiện nay Nhà Nước thực hiện các gói kích cầu, với

gói kích cầu số 2 tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm cho nhu cầu về
thép và sử dụng thép tăng.
1.3.4Nhân tố công nghệ
- Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói,
truyền hình giúp các doanh nghiệp ngành Thép có thêm nhiều kênh để
quảng bá hình ảnh của mình.
- Tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất ngày càng được các doanh
nghiệp ngành Thép quan tâm. Với tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm
làm ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí
nhân công thừa.
- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, kết hợp với lượng vốn FDI
đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam lớn là cơ hội, tiền đề và điều kiện giúp các doanh nghiệp
Việt Nam áp dụng tiến bộ khoa học và quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3.5Đối thủ tiềm ẩn
- Dự án ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ rất
lớn; không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực về tài chính. Điều này
làm khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới là hạn chế hơn các ngành
khác.
- Chính phủ xem xét dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia
luyện phôi. Khả năng khan hiếm phôi trong nước dần được tháo bỏ. Tuy
nhiên hiện nay vấn đề nhập khẩu phôi thép gây nhiều khó khăn cho ngành
thép khi chủ yếu lượng phôi thép phải nhập từ nước ngoài làm cho các
doanh nghiệp bị động. Năm 2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt
động, Việt Nam có thể chủ động một phần trong vấn đề sản xuất phôi thép.
- Doanh nghiệp mới dễ dàng tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác
nước ngoài.
-Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền
kinh tế. Khi kinh tế đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra. Trong khi khả
năng dự đoán nhu cầu thép của thị trường và xu hướng của thị trường tiêu

thụ thép thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém.
- Hiện tại ngành Thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư
nước ngoài với công suất hiện đại, vốn lớn. Tình trạng dư thừa thép cao.
1.3.6 Nhà cung cấp
- Có rất nhiều nhà cung cấp phôi thép, các nhà cung cấp nước ngoài
khó có kết hợp để nâng giá bán phôi thép cho doanh nghiệp Việt Nam.Hiện
nay các nhà cung cấp phôi thép cho Việt Nam chủ yếu là nước ngoài. Vì
vậy mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp Việt Nam là cao. Tuy nhiên
doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn tránh để phụ thuộc vào doanh
nghiệp nước ngoài.
- Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác như than đá, xăng
dầu đang trong tình trạng khan hiếm và giá cả tăng nhanh. Điều này đã đẩy
giá của sản phẩm thép biến động. Đặc biệt trong thời gian qua giá nguyên
liệu đầu vào, giá năng lượng: điện, nước liên tục tăng . Các chi phí đầu vào
cho quá trình sản xuất thép ở Việt Nam đều cao hơn so với thế giới.
1.3.7Khách hàng
- Mức độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối
dễ làm giá trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép.
- Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp.
- Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển
ngành khác, khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng.
1.3.8 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các
doanh nghiệp trong ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các doanh
nghiệp khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động
trong khi hiệu quả sản xuất yếu kém.
- Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận;
-Khả năng cạnh tranh của ngành Thép là rất yếu, trên cả hai phương
diện là cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh sản phẩm

1.3.9 Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong
cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng.
- Sản phẩm thay thế cho sắt thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu
khác như nhựa, gỗ.
- Khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa , gỗ không cao do
thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưu chuộng.
- Do vậy khi có nhu cầu về thép, khách hàng chắc chắn phải mua.
1.4 Phân tích SWOT đối với ngành Thép Việt Nam
ĐIỂM MẠNH: S ĐIỂM YẾU W
- Có nguồn quặng phong phú
- Chi phí nhân công giá rẻ
- Có tốc độ phát triển cao, đạt tỉ lệ
11%/năm, cao hơn so với tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm của Việt
Nam
- Vốn đầu tư cho sản xuất thép lớn,
trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam
hạn chế về vốn dẫn đến khó khăn
thực hiện mở rộng sản xuất kinh
doanh.
- Phụ thuộc nhiều vào phôi thép thế
giới.
- Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán,
thiếu bền vững.
- Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn
điệu.
- Chưa có điều kiện đầu tư về mặt
công nghệ làm giảm khả năng sản

xuất và chất lượng sản phẩm.
- Năng suất lao động thấp.
- Doanh nghiệp ngành thép Việt
Nam chưa thể phân tích dự đoán
được nhu cầu tiêu thép để có thể chủ
động hoạt động sản xuất kinh doanh
và tránh rủi ro
CƠ HỘI O THÁCH THỨC T
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền
kinh tế Việt Nam đang nhận được
nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu
tư nước ngoài. Biểu hiện là d.ng vốn
FDI vào Việt Nam ngày càng cao,
đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về
tiêu thụ sản phẩm thép trong thời
gian tới.
- Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam
đang dần được chú trọng, nhu cầu về
thép chất lượng cao tăng như thép
phục vụ ngành cơ khí…
- Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào
ngành Thép, các doanh nghiệp sẽ có
cơ hội trao đổi học hỏi tr.nh độ khoa
học kỹ thuật từ phía đối tác nước
ngoài, giúp doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả hơn.
- Nguy cơ khủng hoảng thừa ngành
thép.
- Sự đi xuống của nền kinh tế thế
giới và Việt Nam làm giảm nhu cầu

về thép do xây dựng và các ngành
khác thu hẹp sản xuất hoặc loại bỏ
các dự án đầu tư không mang tính
khả thi cao.
- Ngành Thép Việt Nam chưa có đủ
khả năng xây dựng hàng rào kỹ
thuật, nguy cơ hàng lậu với giá
thành thấp tràn vào thị trường lớn.
- Môi trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn, doanh nghiệp nước
ngoài như tại Trung Quốc và Ấn Độ
có lợi thế về nguồn vốn, tay nghề
lao động, công nghệ hiện đại sẽ có
lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng
sản phẩm. Gây khó khăn nhiều cho
doanh nghiệp thép trong nước, nguy
cơ mất thị phần cao.
- Chính sách đối với ngành Thép
không nhất quán, các doanh nghiệp
hoạt động ngành Thép có thể gặp
nguy cơ về thiếu hụt phôi thép để
sản xuất, do áp dụng thuế nhập khẩu
phôi thép cao, ảnh hưởng đến tính
hoạt động liên tục của các công ty
ngành Thép.
2. Sự tác động của hội nhập kinh tế đối với ngành Thép Việt Nam
2.1 Tác động từ việc ngành Thép phải tuân theo các nguyên tắc của hội
nhập quốc tế
Những nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế như: Nguyên tắc thị
trường, nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc khuyến khích cạnh

tranh công bằng Việc tuân thủ các nguyên tắc chung trong hội nhập kinh
tế quốc tế làm cho ngành Thép được tham gia tự do hơn vào thị trường thế
giới, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều doanh nghiệp nước ngoài cạnh
tranh ngay trên thị trường của nước ta. Các chính sách bảo hộ đối với
ngành Thép theo lộ trình sẽ dần được dỡ bỏ. Thay vào đó là các chính sách
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành Thép. Việc tuân
thủ các nguyên tắc của hội nhập làm cho ngành Thép cần thiết phải đưa ra
một loạt điều chỉnh liên quan đến quản lý nhân lực như: quan hệ lao động,
tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc, điều kiện nghỉ ngơi, tổ chức các
hiệp hội tự do Các điều chỉnh này chắc chắn làm thay đổi mạnh mẽ về cơ
chế chính sách dành cho nhân lực hiện nay.
2.2 Tác động từ việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với các
nước và các tổ chức khu vực và quốc tế
Những cam kết cụ thể của Việt Nam với các nước khác như: cam
kết về mở cửa thị trường, mức độ và lộ trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ bảo
hộ của Nhà nước, trong đó phải kể đến những cam kết về biểu thuế đối với
hàng hoá của Việt Nam trong WTO:
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện
hành gồm 10.600 dòng thuế.
- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với
mức thuế bình quân hiện hành. Thời gian thực hiện sau 5-7 năm.
- Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân
vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6%.
Cụ thể đối với nhóm hàng kim loại, thuế suất cam kết tại thời điểm gia
nhập WTO là 14,8% và thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO
là 11,4%. Đối với sắt thép nhập khẩu, thuế suất khi gia nhập WTO là
17,7% và thuế suất cuối cùng là 13% với thời gian thực hiện là từ 5-7
năm (Nguồn: Bộ Tài chính).
Những cam kết này ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Thép. Nhiều sản
phẩm thép giá rẻ của các nước sẽ cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm

thép trong nước. Trong khi ngành Thép Việt Nam chủ yếu còn tình trạng
nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ ở mức trung bình và thấp, thiếu nguồn nhân
lực trình độ cao Điều này tạo ra những áp lực mới cho sự phát triển của
Ngành, qua đó tác động dây chuyền đến nguồn nhân lực.
Các vấn đề liên quan đến xử lý quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao
động, điều kiện lao động còn mới mẻ với các doanh nghiệp ngành Thép.
2.3 Tác động của các ngành kinh tế khác đối với ngành Thép
Tác động gián tiếp và theo dây chuyền từ các lĩnh vực, các ngành
kinh tế khác đến ngành Thép và nguồn nhân lực của ngành Thép.
Ví dụ, như sự biến động của thị trường các yếu tố đầu vào: sự tăng
giá của các yếu tố đầu vào: xăng dầu, điện, than , sự biến động về tỷ giá
ngoại tệ, sự phụ thuộc vào phôi thép từ bên ngoài. Mức độ tăng trưởng của
các ngành tiêu thụ thép như: xây dựng, ô tô- xe máy, đóng tàu sẽ ảnh
hưởng dây chuyền đến Ngành.
Những tác động này, dù nhìn dưới góc nào cũng đều tạo ra các thời
cơ và thách thức cho ngành Thép và nguồn nhân lực của ngành Thép Việt
Nam. Cần nhìn nhận thời cơ và thách thức đến với ngành Thép trong một
trạng thái động. Tại thời điểm này, có thể đó là thời cơ, nhưng tại thời điểm

×