Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.24 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm của Trọng tài thương mại
1.3. Vai trò của việc giải quyết tranh chấp thông qua
trọng tài thương mại
1.4. Các hình thức trọng tài thương mại
2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại
2.1. Các nguyên tắc của tố tụng trọng tài
2.2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
2.3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
3. Thực tiễn áp dụng phương thức trọng tài
4. Phương hướng hoàn thiện phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1
1
1
1
1
2
3
3
4
5
6
8


9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tranh chấp thương mại là hoạt động kinh tế - xã hội tất yếu xuất hiện trong điều
kiện kinh tế thị trường. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, các bên
có thể lựa chọn cho mình phương thức giải quyết tranh chấp một cách phù hợp. Giải
quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài được nhìn nhận như một hình thức phổ biến
giải quyết các tranh chấp thương mại ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tại
Việt Nam, tuy mới được hình thành nhưng trọng tài thương mại cũng được khuyến
khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, Bộ luật Hàng hải, Bài viết dưới đây xin đi sâu nghiên cứu về phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài và thực tiễn áp dụng.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1. Khái niệm
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng
do pháp luật quy định.
1.2. Đặc điểm của Trọng tài thương mại
Thứ nhất, là nhân danh ý chí các bên, không nhân danh quyền lực của Nhà nước.
Thứ hai, trọng tài thương mại chỉ xét xử một lần, phán quyết của trọng tài thương
mại có giá trị chung thẩm và có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp về
thương mại.
Thứ ba là thủ tục tố tụng trọng tài thương mại đơn giản, mềm dẻo, linh hoạt và
giải quyết không công khai.
1.3. Vai trò của việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài
thương mại
2
Trọng tài thương mại là phương án xử lý tranh chấp hợp lý và hiệu quả nhất với
các lý do:
Thứ nhất, Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí. Một trong những

yếu tố khiến vụ tranh chấp được xử lý nhanh là tính chung thẩm của quyết định trọng tài,
không có kháng cáo và các bên ngay lập tức phải thi hành quyết định của trọng tài.
Nguyên tắc chung thẩm hay xét xử một lần được ghi nhận rộng rãi trong hệ thống pháp
luật trọng tài quốc tế. Với nguyên tắc chung thẩm sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian giải
quyết vụ tranh chấp.
Thứ hai, việc lựa chọn trọng tài để xử lý sẽ bảo đảm được tính bí mật của các điều
khoản hợp đồng hoặc những vấn đề tranh chấp. Điều này rất thuận lợi cho Doanh nghiệp.
Thứ ba, tính trung lập, vô tư khách quan và tính chuyên nghiệp của trọng tài viên.
Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, thẩm quyền được hình thành dựa trên
thoả thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô tư, khách quan và trình
độ của các trọng tài viên.
Thứ tư, phán quyết trọng tài được thừa nhận ở tầm quốc tế. Điều này đồng nghĩa
với việc các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì hiệu lực của quyết định trọng tài sẽ rộng hơn.
1.4. Các hình thức trọng tài thương mại
1.4.1. Trọng tài vụ việc (Trọng tài AD- HOC)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất được sử dụng rộng rãi
ở các nước trên thế giới. Đó là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận
lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể giữa họ và trọng tài này sẽ chấm dứt sự tồn tại
khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Do đó trọng tài vụ việc không có trụ sở riêng, không
có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên và không có quy tắc tố tụng
trọng riêng.
1.4.2. Trọng tài thường trực
Là hình thức trọng tài có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động thường xuyên để giải
quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình khi được các bên tranh chấp yêu cầu.
3
Thông thường trọng tài thường trực có điều lệ hoạt động, trụ sở, bộ máy giúp việc, danh
sách trọng tài viên và quy tắc tố tụng riêng.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
2.1. Các nguyên tắc của tố tụng trọng tài
Những nguyên tắc này là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo được quy định bởi pháp

luật, có giá trị bắt buộc phải tuân theo trong quá trình giải quyết tranh chấp. Về cơ bản
có bốn nguyên tắc cơ bản như sau:
Một là nguyên tắc thoả thuận trọng tài. Nguyên tắc này đòi hỏi một vụ tranh chấp
chỉ có thể được giải quyết theo phương thức trọng tài khi giữa các bên có thoả thuận
trọng tài.
Hai là nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan. Đây là một nguyên tắc
cơ bản của các cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp nói chung. Các bên tranh chấp có
quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên và trọng tài viên có nghĩa vụ từ chối giải quyết
tranh chấp trong các trường hợp: Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc là
người đại diện của bên đó; trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp; có căn cứ rõ
ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Trường
hợp sau khi trọng tài đã có phán quyết các bên mới nhận thấy dấu hiệu không vô tư,
khách quan của trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu huỷ quyết định trọng tài theo
quy định của pháp luật.
Ba là nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt và tôn trọng sự thoả thuận của các
bên tranh chấp. Những vấn đề quan trọng thuộc quyền tự định đoạt và thoả thuận của các
bên trong tố tụng trọng tài, về cơ bản phải kể đến: chọn trọng tài viên; thoả thuận về thời
gian, địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp; thoả thuận về phương án loại trừ tranh
chấp… Với bản chất của cơ chế “tài phán tư”, trọng tài có điều kiện thuận lợi để đảm
bảo quyền tự địn đoạt của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bốn là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nguyên tắc trọng tài thương mại không giải
4
quyết công khai, theo đó, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất chỉ thực hiện
hành vi tố tụng trước những người đại diện cho các bên tranh chấp hoặc có liên quan đến
vụ tranh chấp. Những người khác chỉ được dự phiên họp giải quyết tranh châp nếu được
sự đồng ý của các bên tranh chấp.
Năm là phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm. Nguyên tắc trọng tài thương
mại chỉ giải quyết một lần, nghĩa là quyết định trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể
từ ngày công bố. Sở dĩ như vậy là vì trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, các

trung tâm trọng tài thường trực hay các hội đồng trọng tài vụ việc đều độc lập với nhau
về tổ chức, ngang bằng nhau về thẩm quyền nên không có tổ chức trọng tài nào có thẩm
quyền xem xét lại phán quyết của trọng tài khác. Nguyên tắc này là một trong những nét
đặc trưng thể hiện sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố tụng toà án.
Mỗi nguyên tắc thể hiện những ưu điểm của trọng tài so với các phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại khác. Vì vậy khi giải quyết các tranh chấp, các trọng tài
viên luôn chú trọng thực hiện đầy đủ và đúng các nguyên tắc để phát huy ưu điểm của
phương thức trọng tài, đồng thời bảo đảm lợi ích cho các bên khi lựa chọn phương thức
này để giải quyết tranh chấp.
2.2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
Khoản 1 Điều 3 Luật TTTM 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương
thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận…”. Theo đó, Trọng tài thương mại là
hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ
tranh chấp. Thẩm quyền của Trọng tài cũng không được phân định theo lãnh thổ vì thế
các bên trong quan hệ tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kỳ tổ chức trọng tài
nào để giải quyết tranh chấp, không phụ thuộc vào nơi ở, trụ sở của nguyên đơn hay bị
đơn, không phân biệt cấp xét xử và cũng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên
đơn hay bị đơn, vì khi trao thẩm quyền cho trọng tài là các bên đã có thỏa thuận thống
nhất với nhau.
5
Vì là hình thức tài phán tư, pháp luật tôn trọng quyền tự do định đoạt của
các bên trong quan hệ tranh chấp, tuy nhiên không phải mọi tranh chấp có thỏa thuận
trọng tài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại, mà theo Luật
TTTM 2010, việc xác định thẩm quyền của Trọng tài thương mại còn phải dựa theo các
điều kiện sau:
Tranh chấp xảy ra thuộc các trường hợp do pháp luật quy định.
Điều 2 Luật TTTM 2010 quy định ba nhóm vụ việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của trọng tài thương mại, cụ thể:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động

thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
Trọng tài”.
Có sự thỏa thuận của các bên trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp bằng một
thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.
Thẩm quyền của Trọng tài không phải đương nhiên mà dựa trên sự thỏa
thuận của các bên. Nói cách khác, nhờ các bên thỏa thuận thống nhất trao quyền, trọng
tài sẽ thay mặt họ xem xét, giải quyết nội dung tranh chấp, đưa ra các phán quyết có giá
trị bắt buộc thi hành. Thỏa thuận trọng tài không bắt buộc phải lập trước khi xảy ra tranh
chấp mà có thể được lập sau khi tranh chấp thương mại xảy ra (theo khoản 1 Điều 5
Luật TTTM 2010); thỏa thuận này cũng có thể được ký kết như một điều khoản trong
hợp đồng hoặc được ký thành một điều khoản riêng, nhưng phải đáp ứng đủ các điều
kiện về nội dung và hình thức để tránh việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
2.3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
Với điều kiện tranh chấp có thể giải quyết được bằng trọng tài, các bước tố tụng
trọng tài sẽ được thực hiện theo sơ đồ sau
1
:
1
Pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, Khoá luận tốt nghiệp, Vũ Thị Minh Lan,
Hà Nội, 2011.
6
3. Thực tiễn áp dụng phương thức trọng tài
Về phía các trung tâm trọng tài: Theo kết quả nghiên cứu về sự cần thiết và việc
sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại Việt Nam do Bộ Tư pháp tiến
hành mới đây cho thấy có đến 75% ý kiến cho rằng cần thiết thành lập trung tâm trọng
tài. Tuy nhiên, hiện này trên cả nước mới có 6 trung tâm trọng tài (3 trung tâm tại Hà
Nội, 2 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại Cần Thơ). Bên cạnh đó, theo Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC) mỗi năm chỉ xử lý được 20-25 vụ, các trung tâm trọng tài khác khoảng 5-7 vụ,

thậm chí có trung tâm trọng tài không có vụ nào.
Có thể thấy, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
WTO thì thách thức đặt ra đối với các trung tâm trọng tài không hề nhỏ. Khi mà hầu hết
Bị đơn gửi bản tự
bảo vệ/ đơn kiện lại
Bị đơn chọn trọng tài
viên
Hội đồng trọng tài
được thành lập
Hội đồng trọng tài
giải quyết vụ việc
Phiên họp giải
quyết tranh chấp
Thi hành/ yêu cầu huỷ
phán quyết trọng tài
Nguyên đơn nộp
đơn khởi kiện đến
trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài
gửi bị đơn đơn kiện
và tài liệu
Nguyên đơn gửi
đơn kiện đến bị
đơn
7
các tổ chức trọng tài hiện nay thực sự yếu cả về tổ chức, chất lượng cũng như năng lực
trọng tài viên.
Về phía các doanh nghiệp: Trọng tài tuy không phải là một chế định quá mới mẻ,
nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen sử dụng dịch vụ trọng tài như
là một trong những phương thức cơ bản để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá

trình hoạt động. Theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, trong khoảng
2 năm trở lại đây, trong các vụ tranh chấp thương mại, có đến gần 60% vụ việc xảy ra
giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Và doanh nghiệp Việt
Nam thương thua thiệt do thiếu kinh nghiệm thương trường và kém hiểu biết về trọng
tài thương mại.
Ví dụ: VIAC đã từng phải từ chối giải quyết tranh chấp mua bán hàng hoá giữa
một công ty Đài Loan và chi nhánh công ty A có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu với lí do
điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ghi rất chung chung là
“nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”. Do mất nhiều thời gian để
nhờ trọng tài phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời hạn khởi kiện.
Về phía các trọng tài viên: các trọng tài viên hiện nay đều là những người kiêm
nhiệm trong các lĩnh vực thương mại. Vì vậy, một số trọng tài viên còn chưa chuyên
nghiệp. Cùng với đó các tranh chấp ngày càng phức tạp, nhất là những tranh chấp có
yếu tố nước ngoài, đòi hỏi trọng tài viên phải có kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm
luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là thành viên.
Về phía hệ thống pháp luật: Một số nội dung trong Luật TTTM còn chưa quy
định hoặc quy định chưa rõ, cần được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như việc công nhận và
cho thi hành bản án, quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Luật
TTTM không quy định về vấn đề này, điều này sẽ gây khó khăn cho các công dân nước
8
ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tìm hiểu về pháp luật trọng tài
của Việt Nam.
Sở dĩ có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Nhiều doanh nghiệp, cá nhân không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố
tụng thông qua con đường trọng tài thương mại. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, ở
nước ta có trọng tài kinh tế nhà nước - cơ quan này quản lý hợp đồng kinh tế giữa các
chủ thể kinh tế nhà nước nhưng việc đó đã bãi bỏ từ lâu. Từ đó, các doanh nghiệp và
nhân dân chỉ quen tranh chấp bằng con đường tố tụng tại toà kinh tế. Nghiên cứu cho
thấy, hầu hết các hợp đồng kinh tế chỉ có quy định hai biện pháp tranh chấp là tự

thương lượng giải quyết, nếu không giải quyết được thì đưa ra giải quyết tại toà án có
thẩm quyền. Trong một ngàn hợp đồng, chỉ có một vài hợp đồng chế định việc tranh
chấp tại trọng tài kinh tế. Như vậy, phương pháp tự xử và xử lý tranh chấp tại toà đã ăn
sâu vào tiềm thức của các doanh nghiệp.
- Tồn tại trong bản thân của các trung tâm trọng tài: mạng lưới trọng tài quá thưa
thớt, cơ sở vật chất chưa được đầu tư thích đáng, kĩ năng giải quyết tranh chấp còn chưa
thực sự chuyên nghiệp. Hoạt động của các trung tâm trọng tài chỉ dựa vào nguồn vốn tự
có của các nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh chấp. Nhưng các vụ tranh chấp quá ít
ỏi, nguồn thu quá hạn hẹp, hạn chế khả năng phát triển công nghệ, mạng lưới, tuyên
truyền, đào tạo…
- Thay vì một số Toà án nhận thức trọng tài là một phương thức hỗ trợ đắc lực
giúp giảm tải việc giải quyết các tranh chấp thương mại, ngược lại trên thực tế, có Toà
án lại giành cả việc xét xử của trọng tài, cơ quan thi hành án chưa giải quyết tốt vấn đề
thi hành quyết định trọng tài trên thực tế.
- Luật TTTM 2010 mới ra đời nên chưa có văn bản hướng dẫn thi hành và vẫn
còn một số hạn chế khi áp dụng trong thực tế.
9
4. Phương hướng hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài
Các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về trọng tài
thương mại. Khi kí kết hợp đồng cần lưu ý phải ghi rõ trung tâm trọng tài nào sẽ xử lí
khi tranh chấp xảy ra. Các thoả thuận càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như: Luật áp dụng
cho thủ tục tố tụng là luật nào? Ngôn ngữ xử lí? nhưng cũng cần lưu ý trọng tài viên
không phải luật sư của mình mà sẽ là người công tâm đứng ra giải quyết vụ việc và chỉ
tuân theo pháp luật.
Để cơ chế trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong hoạt động
thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung và VIAC nói riêng cần
khẳng định năng lực xét xử của mình. Các trung tâm trọng tài cần tiến tới không chỉ là
chỗ dựa tin cậy cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn có thể là sự lựa chọn của các doanh
nghiệp nước ngoài trong các giao dịch quốc tế.

Cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của các trọng tài viên, tăng cường tập
huấn, đào tạo thêm kĩ năng nghiệp vụ về tố tụng trọng tài. Đồng thời, tranh thủ và tận
dụng sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, trụ sở…
Việc ban hành văn bản hướng dẫn là cần thiết, trong đó cần quy định cụ thể về
“các trường hợp đặc biệt” trong phần tiêu chuẩn trọng tài viên, về các trình tự, thủ tục
thực hiện các công việc liên quan đến Toà án, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm trọng
tài nước ngoài tại Việt Nam…
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trọng tài là một phương thức có nhiều ưu điểm những cũng có những hạn chế
nhất định làm cho việc thực hiện chúng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Cần phải
tạo một khung pháp lý hoàn thiện và đúng đắn hơn để phương thức này phát huy được
10
những hiệu quả của mình, góp phần giải quyết các tranh chấp trong thương mại một cách
nhanh chóng và thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại, tập 2, NXB Công an nhân dân, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, 2009.
2. Luật trọng tài thương mại 2010.
3. Pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại, Khoá luận tốt nghiệp, Vũ Thị Minh Lan, Hà Nội, 2011.
4. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, Khoá luận tốt nghiệp, Đỗ
Thị Phương Mai, Hà Nội, 2011.
5. Tài liệu mạng:
/> />trng-ti-thng.html
/>11

×