Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

cái tôi trữ tình trong tập thơ những bông hoa không chết của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.89 KB, 51 trang )

Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Lưu Quang Vũ đã ra đi trọn hai mươi năm (1988 – 2008). Hai mươi năm
chưa đủ để đi hết nửa đời người, nhưng đã là một quãng thời gian dài cho người
sau nhìn lại và đánh giá một sự nghiệp văn chương một cách chín chắn hơn, trọn
vẹn hơn.
Lưu Quang Vũ nổi tiếng nhờ kịch, có thể nói, anh là một trong những nhà
viết kịch lớn nhất của nghệ thuật kịch Việt Nam. Từ khi Lưu Quang Vũ bước
vào làng kịch Việt Nam đến ngày anh ra đi, hơn năm mươi vở kịch đã được viết,
đã trở thành tài sản vô giá của nền sân khấu dân tộc, trong đó, hàng chục vở đã
đạt Huy chương vàng hội diễn sân khấu toàn quốc. Anh đã từng được mệnh
danh là “Moliere ở Việt Nam”. Thế nhưng, không hẹn mà gặp, nhiều nhà nghiên
cứu cùng đồng tình với Anh Ngọc ở điểm này: “Có người khẳng định vinh
quang của anh là ở kịch, nhưng riêng tôi, tôi vẫn cho rằng Vũ là một nhà thơ
nhiều hơn và anh sẽ tồn tại với mai sau như một nhà thơ”. Kỉ niệm hai mươi
năm ngày mất của vợ chồng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh, người ta nhớ câu
nói ngậm ngùi của nhà văn Nguyễn Khắc Phục: "Đi hết đường thơ, Lưu Quang
Vũ sẽ trở thành nhà thơ vĩ đại nhất của thời đại mình". Những gì mà Lưu Quang
Vũ để lại cho nền thi ca Việt Nam hiện đại đã cho thấy sự tài hoa, những phẩm
chất độc đáo tuyệt vời của một tâm hồn thơ giàu xúc cảm. Thế nhưng, do cái
bóng của chính anh quá lớn, bị phần kịch che khuất, phần thơ của Lưu Quang
Vũ còn là một bí ẩn chưa được nhìn nhận đầy đủ trong nghiên cứu phê bình.
Sự nghiệp thơ Lưu Quang Vũ quả thực là đồ sộ. Tập thơ đầu tay của Lưu
Quang Vũ in chung với Bằng Việt - Hương cây – bếp lửa - ra đời đã là một hiện
tượng đẹp của văn học nước nhà. Năm đó Lưu Quang Vũ mới chỉ tròn hai mươi
tuổi. Sau đó, dẫu sáng tác rất nhiều, mãi đến khi anh qua đời, các tập Mây trắng
của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được gia đình và bạn
hữu tiến hành xuất bản. Sau đó là tập Lưu Quang Vũ – Thơ và đời (1997). Tuy
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà


Nội
1
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
nhiên, đó chưa phải là toàn bộ sáng tác thơ của Lưu Quang Vũ. Nhân dịp kỉ
niệm 60 năm sinh và 20 năm mất của Lưu Quang Vũ, gia đình anh đã cho công
bố một phần di cảo thơ và nhật kí mà anh để lại với tập Lưu Quang Vũ – Di cảo,
gồm có: nhật kí: Mùa hoa phượng và nhật kí lên đường và thơ: Những bông hoa
không chết. Có thể nói, đây là một phần di nghiệp rất quý báu của Lưu Quang
Vũ, cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn về sự nghiệp sáng tác thi
ca cũng như những tâm tư tình cảm của nhà thơ lớn này.
Yêu mến và thực sự xúc động trước sự nghiệp văn chương của nhà thơ – nhà
viết kịch Lưu Quang Vũ để lại, chúng tôi lựa chọn đề tài: Cái tôi trữ tình trong
tập thơ Những bông hoa không chết của Lưu Quang Vũ để đi sâu tìm hiểu cái tôi
trữ tình trong tập thơ này, từ đó góp phần làm sáng rõ thêm chân dung một Lưu
Quang Vũ – nhà thơ bên cạnh Lưu Quang Vũ – nhà soạn kịch.
II. Lịch sử vấn đề
Về cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ, từ trước đến nay, có một số nhà
nghiên cứu đã có sự quan tâm chú ý. Trong đó phải kể đến bài viết của các nhà
nghiên cứu sau:
1. Vũ Quần Phương với bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ. Trong bài viết này, ông
đã quan tâm đến một số đặc điểm của thơ trữ tình của Lưu Quang Vũ, gọi tên nó
lên với những tên gọi có tính chất cảm nhận trong từng chặng đường sáng tác, ví
như, thơ Lưu Quang Vũ “diễn đạt tinh vi được một tâm trạng mà tâm trạng
đang cảm xúc cao độ những gì mà nó đang sống”, “cách nhìn đời hồn hậu, lạc
quan, phía nào cũng thấy sự hài hòa ưu ái”, “những cảm xúc tươi trong”, “một
giọng thơ đắm đuối”… Trong đó có những nhận định đã chạm được đến một vài
nét của cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ. Đặc biệt, tác giả này đã nhìn
thấy khá rõ những chuyển biến của thơ Lưu Quang Vũ qua những giai đoạn
sáng tác khác nhau, ví như trong khoảng 2 năm từ 1971-1972: thơ Lưu Quang

Vũ “già đi” trước cuộc đời, “mang rất nhiều dằn vặt, nhiều nghĩ ngợi chiêm
nghiệm, có phấn đấu và cũng có thất vọng”. Đặc biệt, Vũ Quần Phương đã nhận
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
ra, trong những năm đó, Lưu Quang Vũ “nhận thức xã hội sâu lên nhiều, nhất là
anh nhận thức ra chính anh, khám phá ra chính anh”.
Sau Vũ Quần Phương có thể kể đến nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân
Nguyên với bài viết Lưu Quang Vũ - tâm hồn trở gió. Trong bài viết này, nhà
nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đã có những cảm nhận rất sâu sắc về thơ Lưu
Quang Vũ, nhận ra một số điểm cơ bản trong thơ Lưu Quang Vũ, đặc biệt là
những cảm nhận tinh tế và khá chính xác trong việc nhận chân cái tôi trữ tình Lưu
Quang Vũ trong thơ: “Như con tàu luôn bồn chồn ra đi. Thơ anh tất bật, hối hả
như đời anh, suốt đời vội đi, suốt đời nóng ruột… Cảm hứng mạnh nhất trong thơ
anh là cảm hứng khai phá, tìm kiếm, dẫu sau vô biên sẽ chỉ có vô biên.”
Công trình nghiên cứu về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ, từ trước đến
nay, chỉ có khóa luận của Hà Thị Hạnh - Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang
Vũ giai đoạn 1971-1973 - là đi nghiên cứu công phu và tỉ mỉ về cái tôi trữ tình
Lưu Quang Vũ. Trong công trình này, tác giả đã đi khảo sát tác phẩm đã công
bố của Lưu Quang Vũ trong các tập Hương cây, Mây trắng của đời tôi, Bầy ong
trong đêm sâu, Lưu Quang Vũ – thơ và đời. Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu
của công trình này chỉ là đi sâu tìm hiểu khảo sát cái tôi trữ tình trong thơ Lưu
Quang Vũ ở một giai đoạn có tính chất bước ngoặt trong đời thơ của anh: năm
1971-1973.
Những thành tựu của các bài viết, công trình nghiên cứu này có ý nghĩa lớn
lao cho chúng tôi định hướng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu về
cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ.
Năm 2008, nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày mất của vợ chồng Xuân Quỳnh –

Lưu Quang Vũ, gia đình anh đã cho công bố phần di cảo còn lại của anh trong
tập Lưu Quang Vũ – di cảo gồm có Nhật kí: Mùa hoa phượng và nhật kí lên
đường và thơ: Những bông hoa không chết. Chúng tôi nhận thấy rằng, vừa gồm
cả nhật kí, vừa gồm thơ, tập di cảo có giá trị sâu sắc cho chúng ta trong việc
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
khám phá những suy tư, những cảm nhận của Lưu Quang Vũ về cuộc đời và
nghệ thuật.
Như vậy, hành trình đi tìm cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ lại đặt ra
thêm một nhiệm vụ quan trọng.
Trong bài tập niên luận này, chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ đó: đi sâu
tìm hiểu, khám phá cái tôi trữ tình trong tập Những bông hoa không chết của
Lưu Quang Vũ để góp thêm một góc nhìn, một cách khám phá về chân dung thơ
Lưu Quang Vũ, ngõ hầu dựng lại được một gương mặt thơ còn bị che khuất và
chưa được quan tâm đúng mức.
III. Giới hạn đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tập niên luận này sẽ nghiên cứu trong giới hạn văn bản tập Lưu Quang
Vũ - Di cảo (NXB Lao động – H.2008) với phần thơ Những bông hoa không
chết, bên cạnh đó sẽ có sự so sánh với tập Lưu Quang Vũ – thơ và đời (NXB
Văn hóa thông tin)– một tuyển tập tập hợp khá đầy đủ tác phẩm thơ của Lưu
Quang Vũ – và tham khảo ý kiến, đánh giá của những nhà nghiên cứu có tìm
hiểu và phê bình, phân tích thơ Lưu Quang Vũ.
Trong bài tập này, chúng tôi sẽ tiến hành các công việc sau: Tìm hiểu sơ bộ
về cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ nói chung. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ
đi sâu vào phần thơ Những bông hoa không chết trong tập Di cảo này, tìm hiểu,
nghiên cứu, đưa ra những nhận định và ý kiến về cái tôi trữ tình trong tập thơ này.
IV. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tập này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp phân tích
2. Phương pháp so sánh
3. Phương pháp khảo sát thống kê
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LƯU QUANG VŨ – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
I. Cuộc đời
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 – 4 – 1948 tại huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ,
cũng là nơi Lưu Quang Vũ sẽ sống những năm tháng đầu tiên của tuổi thơ cho
đến ngày hòa bình lập lại chuyển về Hà Nội.
Về Hà Nội, gia đình Lưu Quang Vũ sống nhờ một người bà con trong một
tòa nhà ở phố Trần Quang Khải, về sau chuyển về căn phòng 96A Phố Huế. Đây
là căn phòng Lưu Quang Vũ đã lớn lên, “sống suốt thời thơ ấu, trải qua thời
thanh niên lận đận, đã trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, đã sống những
ngày cuối của đời mình” (Hồi ức của bà Vũ Thị Khánh – mẹ Lưu Quang Vũ).
Theo gia đình anh kể lại, Vũ sớm có tư chất nghệ thuật. Năm 1961, mới
13 tuổi, Lưu Quang Vũ đã có truyện ngắn Đám trẻ con làng Á được in, giành
giải thưởng của thành phố. Có một người cha rất say mê văn chương truyền cho
tình yêu với nghệ thuật từ thưở bé, tài năng Lưu Quang Vũ ngày càng phát lộ
trên nhiều lĩnh vực.
Năm 1965 – mới 17 tuổi – Lưu Quang Vũ nhập ngũ.
Lưu Quang Vũ có hai đời vợ. Lần thứ nhất, anh lấy vợ là diễn viên điện
ảnh Tố Uyên – cô diễn viên tài hoa nổi tiếng với vai diễn trong phim Con chim
vành khuyên. Hai người có một người con là Lưu Minh Vũ. Sau đó, rời quân

ngũ, chưa có việc làm, hạnh phúc riêng lỡ dở, Lưu Quang Vũ chia tay với Tố
Uyên. Đây là những năm tháng vô cùng khó khăn của cuộc đời anh.
Năm 1973, Lưu Quang Vũ lấy nữ sĩ Xuân Quỳnh – “người bạn đường” sẽ
cùng anh chia ngọt sẻ bùi, là người nâng đỡ anh trên những chặng đường sáng
tạo suốt mười lăm năm còn lại của đời anh, cũng là người đi theo anh đến tận
hơi thở cuối cùng của cuộc đời. Mười lăm năm sống cùng Xuân Quỳnh là giai
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
đoạn Vũ bước vào làng kịch, cống hiến cho kịch, tiếp tục viết thơ, truyện ngắn,
để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác quý giá, đồ sộ.
Ngày 29 – 8 – 1988, trên một chuyến xe từ Hải Phòng về Hà Nội, ba
người trong gia đình anh (Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh – Lưu Quỳnh Thơ) đã
cùng tử nạn. Lưu Quang Vũ ra đi khi sự nghiệp và tài năng đang độ chín, để lại
tiếc thương vô hạn cho bạn bè, đồng nghiệp, tất cả những ai quý mến và kính
trọng tài năng của anh.
II. Sự nghiệp sáng tác
Sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh, Lưu Quang Vũ có một cuộc
đời không bình yên. Sự không bình yên đó không chỉ đến từ hoàn cảnh đất
nước. Cuộc đời Lưu Quang Vũ cũng gặp phải những trắc trở khổ đau, nhất là
trong tình yêu. Hơn thế, bản ngã nghệ thuật của một người nghệ sĩ lớn cũng
không lúc nào cho anh nguôi yên trong khát vọng sáng tạo không ngừng.
Vượt qua mọi nỗi đau, mọi khó khăn của cuộc đời, Lưu Quang Vũ đã
theo đuổi nghệ thuật một cách bền bỉ, dai dẳng, đầy trách nhiệm và tin tưởng. Sự
nghiệp nghệ thuật mà anh để lại là bằng chứng hùng hồn cho những nỗ lực lớn
lao và bản ngã thiên tài của một nhà thơ – một nhà soạn kịch tài hoa.
Sinh thời, Lưu Quang Vũ sáng tác trên rất nhiều lĩnh vực: viết truyện
ngắn, thơ, viết kịch, chân dung diễn viên, phê bình sân khấu…

Sự nghiệp anh tuy trên nhiều lĩnh vực nhưng cô đọng nhất có lẽ là ở kịch và thơ.
Năm 1980, Lưu Quang Vũ bước vào làng kịch. Cho đến năm 1988, khi
Lưu Quang Vũ qua đời, sự nghiệp viết kịch của anh đã rất dày dặn với hơn 50
vở, trong đó, hàng chục vở đã đạt Huy chương vàng hội diễn sân khấu toàn
quốc, đã được dàn dựng hàng trăm lần. Lưu Quang Vũ từng được mệnh danh là
“Moliere ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, bên cạnh một Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch tài năng đã được
hiển nhiên công nhận còn là một Lưu Quang Vũ – gương mặt thơ độc đáo.
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Tập thơ đầu tiên của Lưu Quang Vũ – Hương cây – in chung với Bằng Việt
trong Hương cây bếp lửa – đã trở thành một hiện tượng đáng quan tâm của văn học
nước nhà. Các nhà nghiên cứu phê bình đã nhận xét: “chỉ riêng hai mươi bài trong
tập này thôi, Lưu Quang Vũ đã là một trong những đỉnh cao của thơ ca chống Mĩ
và vẫn là một hồn thơ được nhiều ưu ái nhất” (Vũ Quần Phương).
Sau đó, Lưu Quang Vũ vẫn sáng tác rất nhiều. Anh viết thơ như một cách
viết nhật kí, viết để kí thác nỗi niềm tâm sự, viết mặc dầu bị từ chối in trong điều
kiện khách quan thời đó, viết chỉ để thỏa mãn duy nhất một nhu cầu là được
sáng tạo – theo ý nghĩa chân chính nhất của từ “sáng tạo nghệ thuật”. Thơ Lưu
Quang Vũ viết những ngày đó chỉ “sống im lặng trong sổ tay và trí nhớ bạn bè”
nhưng đã được tất cả những người phê bình sành sỏi và tinh đời nhất công nhận,
ví như Hoài Thanh từng nhận xét: “đúng nó là vàng thật, đúng nó là thơ” khi
đọc những bài thơ của anh. Nhà thơ Vũ Quần Phương thì cho rằng, dù ở lĩnh
vực sáng tác nào, cốt cách của anh vẫn là “cốt cách thi sĩ”, và “về lâu dài, sự
đóng góp của Lưu Quang Vũ về thơ còn lớn hơn về kịch”.
Sau này, khi Lưu Quang Vũ đã ra đi, những tập thơ tiếp theo mới được
biên soạn và công bố: Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu

(1993), sau đó là tập Lưu Quang Vũ – Thơ và đời (1997).
Năm 2008, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của vợ chồng Lưu Quang Vũ
và Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ, gia đình anh đã cho công bố
thêm một phần di cảo còn lại của sự nghiệp sáng tác Lưu Quang Vũ: tập Lưu
Quang Vũ – di cảo trong đó có một phần nhật kí của anh những năm còn ngồi
trên ghế nhà trường: Mùa hoa phượng và nhật kí lên đường và thơ viết từ năm
1971 - 1975: Những bông hoa không chết.
Tập di cảo dày dặn, cho bạn đọc thêm những cứ liệu để từ đó nhìn nhận
và đánh giá sự nghiệp thi ca cũng như những quan niệm về nghệ thuật và cuộc
đời của Lưu Quang Vũ một cách rõ nét hơn, đầy đủ hơn. Riêng phần thơ, đây là
phần Lưu Quang Vũ sáng tác trong những năm cận kề ngày hòa bình lập lại
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
(1971 – 1975), cho chúng ta thấy những nét độc đáo trong sáng tác của Lưu
Quang Vũ những năm trong chiến tranh giữa bối cảnh chung của văn học chống
Mỹ. Có thể nói, tuy đây chưa phải là những bài thơ hay nhất nhưng chỉ riêng với
phần thơ trong tập di cảo này, chúng ta đã có một cái nhìn khá đầy đủ về thơ
Lưu Quang Vũ – về những cảm hứng chủ đạo, giá trị độc đáo và đặc biệt là cái
tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ ở một giai đoạn.
III. Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ – trước khi là một nhà soạn kịch, một nhà văn, một nhà thơ
thì đã là một nhà nghệ sĩ từ trong cốt cách, trong bản ngã. Đọc những trang nhật
kí ngày anh mới 15, 16 tuổi trong tập di cảo, chúng ta đã nhận rõ điều ấy. Cũng
với một bản ngã nghệ sĩ độc đáo và đặc trưng ấy, bước vào thi ca, cái tôi trữ tình
trong thơ Lưu Quang Vũ cũng đặc biệt và nổi bật trong nền thơ ca chống Mỹ.
Cái tôi trữ tình – bản thân nó là một cách nhìn, một thái độ, là cảm xúc
của chủ quan người nghệ sĩ trước cuộc đời được kí thác bằng những phương tiện

nghệ thuật riêng biệt mang dấu ấn đậm nét của nhà sáng tạo. Với Lưu Quang Vũ
– một con người luôn không hòa lẫn giữa mọi người, một bản năng nghệ thuật
luôn tách biệt khỏi những khuynh hướng chung, phủ nhận mọi sự lí tưởng hóa
để tìm về một chân lí bất diệt phía trước của nhân loại – cái tôi trữ tình trong thơ
anh lại càng hiện lên sắc sảo, sống động. Có thể nói, bắt rễ từ cái tôi nhà thơ đầy
cá tính, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ mang những giá trị riêng giữa
giá trị chung của nền thơ trẻ chống Mĩ lúc bấy giờ.
Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ từ năm anh còn rất ít tuổi và sự
nghiệp sáng tác đó còn kéo dài đến cuối cuộc đời anh. Trong suốt con đường dài
và nhiều trăn trở ấy, có thể thấy, thơ Lưu Quang Vũ luôn có sự vận động, đổi
thay. Tiếp nhận quan điểm của tác giả Hà Thị Hạnh trong công trình nghiên cứu
Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1971-1973, chúng tôi chia
hành trình thơ Lưu Quang Vũ ra làm ba giai đoạn:
1. Từ năm 1963-1970
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
2. Từ năm 1971-1973
3. Từ năm 1974-1988
Ba chặng đường thơ, đánh những dấu mốc trưởng thành trong thơ Lưu
Quang Vũ không chỉ về nội dung mà còn về phương thức biểu hiện. Cái tôi trữ
tình trong ba chặng đường đó cũng có những thay đổi lớn lao. Sự thay đổi vận
động đó có thể được khái quát thành những điểm lớn như sau: 1. Từ năm 1963
đến năm 1970, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ là cái tôi giàu cảm xúc
tin yêu, mơ mộng với cuộc đời, giọng thơ “nồng nàn đắm đuối”. 2. Từ 1971-
1973, giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành của cái tôi trữ tình Lưu Quang
Vũ, trong đó, những cảm xúc mộng mơ và tin yêu đã dần khuất lấp, nhường chỗ
cho những hoài nghi, trăn trở trước cuộc đời và nghệ thuật. Cái tôi trữ tình trong

thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này đã không còn là một cái tôi nhiều tin tưởng
đắm say mà đã chín chắn hơn, dữ dội hơn, một cái tôi sẵn sàng dấn thân và trải
nghiệm. Giai đoạn thơ này thể hiện một cái tôi tỉnh thức, cái tôi cảm nhận sâu
sắc về thân phận mình. 3. Từ 1974-1988, cái Tôi trữ tình Lưu Quang Vũ lại có
một bước chuyển mới, từ chỗ hoài nghi, nhiều cay đắng hoang mang sang một
cái Tôi đã tìm thấy lối thoát cho mình, một cái tôi trở lại với đời thường nhiều
say mê và tin tưởng. Nó không phải là cái say mê và tin tưởng của những năm
tháng đầu tiên mộng mơ đắm đuối. Nó là cái say mê và tin tưởng bởi đã nhận
thức ra những lối sáng cho mình và cho đời. Đó là một cái tôi hồi sinh trong một
cảm hứng mới, cái tôi nhận thức, triết lí, khám phá đời sống từ những góc nhìn
độc đáo của riêng mình. Đây cũng là chặng đường mà cái tôi đó thật khó có thể
“chỉ mặt đặt tên”, “một khái niệm là không đủ”. Cái tôi thế sự - đời tư đã chen
lẫn với cái tôi sử thi, thế nhưng cái tôi sử thi đó lại cũng không giống với những
cái tôi sử thi khác. Hình ảnh đất nước và nhân dân đi vào cảm thức của cái tôi
trữ tình không phải là đất nước – nhân dân nhìn từ góc độ sử thi hào hùng trong
chiến trận mà là từ góc độ lịch sử-văn hóa, đi tìm gốc nguồn dân tộc trong
những chiều sâu của trầm tích bao đời.
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Ba giai đoạn thơ, cũng là những nấc thang phát triển của cái tôi trữ tình
Lưu Quang Vũ. Mỗi giai đoạn có một đặc trưng riêng, thế nhưng, dẫu ở giai
đoạn nào, cái tôi đó vẫn tìm thấy cho mình một giọng – một cách biểu hiện tài
hoa, một âm sắc đặc biệt. Và thống nhất trong suốt ba chặng đường thơ vẫn là
một cái tôi Lưu Quang Vũ: nồng nàn trong cảm xúc, phóng túng mãnh liệt trong
liên tưởng, giàu có về hình ảnh màu sắc, luôn nỗ lực vượt thoát hướng tới chân
trời của tình yêu, của những giá trị nhân bản và cao đẹp của cuộc đời.
Nằm trong dòng chảy ấy, tập di cảo Những bông hoa không chết là phần

thơ Lưu Quang Vũ viết trong khoảng những năm từ 1971 – 1976, tuy nhiên, qua
khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong tập này chỉ có một bài sáng tác năm 1971:
Những bông hoa không chết, còn lại đều được sáng tác trong khoảng những năm
1974-1976. Đây là một thời điểm đặc biệt: nằm ở giai đoạn sáng tác thứ ba của
anh nhưng lại nằm ở khoảng đầu, nghĩa là giai đoạn bắt đầu có những bước
chuyển tiếp, những đổi thay, những biểu hiện độc đáo của một hồn thơ đang dần
chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Cái tôi trữ tình thể hiện trong tập thơ
này vì thế mà có những nét riêng, những vẻ đẹp riêng trong sự nghiệp thi ca Lưu
Quang Vũ nói chung.
Trong bài tập niên luận này, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, tìm hiểu, phân tích
cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tập thơ này, dựa trên những ý kiến nhận
định có tính chất định hướng của người đi trước.
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
CHƯƠNG II
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ NHỮNG BÔNG HOA
KHÔNG CHẾT CỦA LƯU QUANG VŨ
Tập thơ Những bông hoa không chết được viết ra trong một thời điểm đặc
biệt của hành trình thơ Lưu Quang Vũ, cũng là một thời điểm đặc biệt của lịch
sử dân tộc. Đó là thời điểm đất nước đang đứng trước cửa ngõ và rồi bước vào
thời kì hòa bình lập lại, thống nhất Nam Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây
dựng lại cuộc sống sau những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Những năm
tháng đó là những thời khắc kì diệu mà lịch sử mãi mãi ghi nhận như một dấu
son trong quá khứ dân tộc. Thế nhưng, đứng trong hiện thực bề bộn và phong
phú để nhìn nhận, hòa bình không chỉ được nhìn từ góc độ ngợi ca, hân hoan,
khẳng định. Vẫn còn những góc nhìn khác, không hẳn trái chiều nhưng sâu hơn,
mờ khuất hơn. Ví như cái nhìn về tâm thức con người thời mới trở về trạng thái

hòa bình.
Chiến tranh đã kéo dài trên đất nước ta hàng thế kỉ. Bao thế hệ người dân đã
sống trong một nghịch lí: xem cái bất thường của chiến tranh là cái bình thường
để sống chung với nó, chấp nhận nó, rồi thậm chí là quen thuộc với nó. Để rồi,
khi cái bình thường đã và đang thật sự trở lại, người ta lại buộc phải làm quen
với nó. Điều đó tưởng như là nghịch lí nhưng chính là hiện thực trong thời đại
bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà cố nhạc sĩ Văn Cao đã viết bài hát cho mùa
xuân năm 1976 - Mùa xuân đầu tiên - với những ca từ “Mùa bình thường, mùa
vui nay đã về”. Mùa bình thường trở lại, con người vốn quen sống trong những
mùa bất thường lại có những phút chao đảo, chênh vênh. Tâm trạng Lưu Quang
Vũ trong Những bông hoa không chết có trọn vẹn cả những cung bậc đó: tâm
trạng của con người trong mùa bất thường, tâm trạng con người khi mùa bình
thường trở lại, và tâm trạng con người sống trong những ngày đầu tiên của mùa
bình thường.
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Tất cả những tâm trạng đó cộng với những vận động tự thân trong bản
ngã sáng tạo của nhà thơ tạo nên những đối cực cùng tồn tại trong thơ Lưu
Quang Vũ giai đoạn này: hoài nghi và tin tưởng, cay đắng và hi vọng, chán nản
và mê say,… Hòa hợp và mâu thuẫn giữa những đối cực cảm xúc, đó chính là
cái tôi trữ tình trong Những bông hoa không chết.
Tập thơ này nằm trong giai đoạn 3 của hành trình thơ Lưu Quang Vũ.
Như đã nói ở chương I, ở giai đoạn này, trong thơ Lưu Quang Vũ, từ chỗ cái tôi
trữ tình thiên về thế sự - đời tư, còn có một cái tôi khác, đó là cái tôi sử thi. Tuy
nhiên, cũng phải nói ngay rằng, cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ so với những cái
tôi khác cùng thời dù ở thái cực nào thì cũng có những đặc trưng, thậm chí là
độc đáo khác biệt, tách ra thành một dòng riêng. Bởi thế, trong quá trình đi tìm

hiểu khảo sát về cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong tập thơ này, chúng tôi sẽ
luôn có sự đối chứng và phân biệt với cảm thức chung của văn học chống Mĩ
cùng thời. Ở đây, chúng tôi tạm xét cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ trong hai bình
diện: cái tôi thế sự và cái tôi sử thi dù rằng sự phân chia này trong thơ Lưu
Quang Vũ chỉ mang tính tương đối, trong đó, chúng tôi sẽ cố gắng nhìn nhận
những cảm thức của cái tôi đó theo đúng mạch vận động và dạng tồn tại của nó
ở trong tập thơ và trong hành trình thơ Lưu Quang Vũ.
I. Cái tôi sử thi
Cái tôi sử thi là cái tôi được hình thành từ tư cách công dân và cảm hứng
lãng mạn. Trong thời kì chiến tranh, đứng trước sự mất còn của dân tộc, đối diện
với những vấn đề quốc gia trọng đại, con người chủ yếu sống cho lí tưởng,
hướng về những sự kiện lớn của lịch sử. Bởi thế, cái tôi sử thi lấn át cái tôi thế
sự đời tư là điều dễ hiểu.
Cái tôi sử thi của văn học chống Mĩ (hay gọi tên chính xác hơn là văn học
thời chống Mĩ vì thuật ngữ này chỉ nhấn mạnh vào thời gian chứ không chủ ý
chỉ đến nội dung) chủ yếu đi về cảm nhận và bày tỏ thái độ ngợi ca với cuộc
kháng chiến anh hùng bất khuất của nhân dân, ngợi ca dân tộc vững vàng trong
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
khói lửa với cảm hứng sử thi làm nên âm hưởng chủ đạo cho dàn đồng ca “Tổ
quốc bao giờ đẹp thế này chăng” (Chế Lan Viên), “Tổ quốc tôi như một thiên
đường” (Tố Hữu), cái tôi đó tự hào tin tưởng ngay cả những ngày gian khổ: “tôi
xẻ mình ra ngang dọc chiến hào/ cho liền sông núi vạn đời sau/ Việt Nam chín
vạn ngày lửa đạn/ cho ngàn năm nhân loại ngẩng cao đầu” (Chế Lan Viên).
Hiện thực hào hùng của thời chống Mỹ được cái tôi sử thi cảm nhận trên chiều
kích của cảm hứng lãng mạn và con người đứng trên tư cách công dân để phát
ngôn cho thời đại.

Cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ biểu hiện ở cái tôi sử thi không nằm trong
dòng chung này. Là cái tôi từ chối lí tưởng hóa, luôn có một cách cảm nhận và
phản ánh đời sống và hiện thực theo cách riêng, cái tôi sử thi trong thơ Lưu
Quang Vũ đã tìm thấy những ngả rẽ cho riêng mình. Trong tập thơ Những bông
hoa không chết, cái tôi sử thi trong thơ Lưu Quang Vũ là một cái tôi nhận thức
về dân tộc và quốc gia theo chiều dài lịch sử - văn hóa, một cái tôi uyên bác,
khám phá lịch sử và đất nước từ một góc nhìn rất sâu và bởi thế mà, rất rộng.
1. Cái tôi suy tưởng về lịch sử dân tộc
Ba mươi tư bài thơ, trong đó đã có một chùm bốn bài về Sông Hồng, ngoài
ra còn có Năm 1954, Người báo hiệu, Khâm Thiên, … là những bài thơ đi về phía
dân tộc, cảm nhận về đất nước trong chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa.
Dòng sông Hồng trong cái nhìn của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ là dòng
sông của thời gian, của lịch sử:
Một con sông chảy qua thời gian
Chảy qua lịch sử
Chảy qua triệu triệu cuộc đời
Chảy qua trái tim mỗi người
Khi êm đềm khi hung dữ
Dòng sông đó, trong cảm thức của cái tôi trữ tình, chính là nguồn cội của
sự sống, của dân tộc, của tiếng mẹ đẻ, của những trang thơ, của mỗi cuộc đời:
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Một con sông rì rầm sóng vỗ
Trong muôn vàn trang thơ
Làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà
Tạo sắc áo, màu cây và tiếng Việt
Một giống nòi sinh tự một dòng sông

Là người có kiến thức dày dặn về lịch sử và văn hóa, Lưu Quang Vũ đã
có những cảm nhận thật sâu sắc về dân tộc trong chiều sâu của văn hóa, chiều
dài của lịch sử. Cái tôi ấy nhìn một dòng sông không đơn thuần là dòng sông,
cũng không phải là địa danh anh hùng trong kháng chiến mà được hiểu như một
“hiện vật” gắn bó thiết thân với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, là
con sông lắng đọng phù sa của đất nước qua bao năm tháng. Nhìn dòng sông,
cái tôi đó nhìn ra những lớp trầm tích lịch sử với bao nhiêu tầng sâu và giá trị
mà không thể đo đếm chỉ bằng một lát cắt dọc của một thời đại riêng biệt. Đâu
phải ngẫu nhiên mà nòi giống của một dân tộc bao giờ cũng gắn với “thủy tổ”,
trên hành tinh này, có bao nhiêu nền văn minh không sinh ra ở một dòng sông?
Sông Hồng – nơi đã sinh ra nền văn minh Bắc hà, con sông chảy qua thủ đô –
trái tim của cả nước, cũng là con sông mà trong cái nhìn của cái tôi trữ tình Lưu
Quang Vũ chính là cội nguồn của dân tộc, của tiếng nói và giống nòi. Sông
Hồng trong cảm thức của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ đã là biểu tượng của sự
sống, của niềm vui, của hạnh phúc mới đang mở ra cho dân tộc hồi sinh, lớn
mạnh:
Máu ta mang sắc đỏ sông Hồng
nỗi khổ và niềm vui bất tận
luôn luôn mới đến, luôn luôn ra đi
luôn già nhất và luôn trẻ nhất
sông để lại trước khi về với biển
không phải máu đen độc ác của quân thù
không phải gươm đao ngàn năm chiến trận
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
không phải nghẹn ngào tiếng nấc
sau sụp đổ hưng vong thù hận sóng trào

là bãi mới của sông xanh ngát
là đất đai lấn dần ra biển
là tâm hồn đằm thắm phù sa
dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ.
Về điểm này, có lẽ cái tôi sử thi Lưu Quang Vũ đã gặp Nguyễn Khoa
Điềm trong cảm thức “đất nước này là đất nước của nhân dân/ đất nước của ca
dao huyền thoại”. Thế nhưng, ở hai nhà thơ này, cái tôi trữ tình suy tưởng về đất
nước trong chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa cũng vẫn có những điểm khác
biệt. Nếu Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận dân tộc ở khía cạnh ấy và cũng chỉ vậy
mà thôi thì Lưu Quang Vũ – với một cái tôi trữ tình mà bản chất sâu thẳm nhất
vẫn là yêu thương và nồng nàn đắm đuối yêu thương – cái tôi trữ tình của anh
nhìn thấy ở tận sâu hơn cả văn hóa, hơn cả lịch sử, đất nước này vẫn là đất nước
của thương yêu. Bởi thế, dòng sông ngàn năm trải qua bao đau thương vẫn
“đằm thắm phù sa/ dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ”.
Cái tôi trữ tình suy tưởng về dân tộc đã lội ngược dòng về quá khứ đau
thương để nhìn lại những gương mặt danh nhân, những trang sử hào hùng, cả
những mâu thuẫn trong liệt căn tính (tính xấu) của dân tộc. Cái tôi ấy “bóc mẽ”
cả những niềm tự hào tưởng như đã thành căn cốt của người Việt:
Chúng ta nhớ gì ngày ấy? nước Nam
…Những ông quan võng lọng vẹo xiêu
Ham chọi gà và giỏi làm câu đố
Những đồng bãi bốn mùa nghèo đói
Những chiếu chỉ chữ Nôm
(do hai chữ Tàu ghép lại)
Và tỏ niềm ngưỡng mộ với những bậc anh hùng lỡ vận của một thời đại
nhiễu nhương:
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc

Ánh
Ngọn đèn con leo lắt đêm đông
soi gương mặt một người thức trắng
Nguyễn Trường Tộ cô đơn đôi mắt sáng
viết tờ trần dâng vua
muốn trị thủy Hồng Hà
không thể dùng đê quai tạm bợ
phải đào hồ to khai thông đường sá
đến lúc cần trọng toán lí hơn văn…
Cái tôi Lưu Quang Vũ nhập thân mình vào những con người vô danh của
những ngày tăm tối ấy để cất lên tiếng nói về lịch sử, về những sự kiện bi
thương của dân tộc một thời:
Tôi là người lính già tóc bạc
Đi theo vua Hàm Nghi
Trong ngàn sân Quảng Trị xanh rì
Nhìn nhà vua trẻ măng
Tôi ôm đầu im lặng
Tôi quặn lòng nghẹn khóc
Nước mất rồi chúng ta đi đâu?
Đối diện với những sự kiện lớn của quá khứ để bàn về vấn đề sống còn
của mỗi cá nhân, mỗi thân phận người trong cơn bão táp lịch sử, cái tôi Lưu
Quang Vũ là cái tôi sử thi – nhân văn, hướng tới con người và vì con người.
Cảm hứng ấy khiến cho cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ chỉ nhìn về một điểm
độc sáng:
Năm 72! Có thể thế được chăng
Hãy mở mắt ra trông
Vụ thảm sát chưa nay chưa từng có
Năm trái đất phóng bao tàu vũ trụ
Không nơi nào nói đến tình thương
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà

Nội
16
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
(Khâm Thiên)
Tình thương – thứ duy nhất cần, thứ duy nhất thiếu, cũng là thứ duy nhất
cái tôi ấy đòi hỏi ở cuộc đời trong một năm tàn khốc 1972 – vụ rải bom B52
kinh hoàng mà mỗi người dân Hà Nội vẫn còn rùng mình khi nhắc lại.
Suy tưởng về đất nước và số phận con người toàn nhân loại, cái tôi trữ
tình trong tập thơ Những bông hoa không chết có những ước vọng thật cao cả:
Nếu trái đất này là một tổ quốc mênh mông
Mỗi nước là một cái làng
Trong làng nhỏ Việt Nam
Tôi đã sinh ra và đã yêu tất cả
…đến bao giờ mọi người thành ruột thịt
Những thành phố như con tàu trên biển
Đến bao giờ cặp bến yên vui
Trái đất xanh – tổ quốc của tôi ơi?
Ước mong tất cả đều là ruột thịt, mỗi dân tộc là một ngôi làng trong tổ
quốc trái đất xanh, cái tôi sử thi đã vươn tới tầm nhân loại để nghĩ về hòa bình,
về tình yêu thương, về sự sống.
Tập thơ được viết chủ yếu vào thời điểm năm 1975, bởi thế, cảm thức của
cái tôi trữ tình về sự hồi sinh của dân tộc là một yếu tố không thể bỏ quên trong
cái tôi sử thi Lưu Quang Vũ tập thơ này. Cái tôi ngập tràn hi vọng trước buổi
bình minh của dân tộc - những ngày đất nước trở lại hòa bình - xuất hiện
dày đặc và đậm nét trong suốt ba mươi tư bài thơ. Trước tiên, đấy là cảm thức
phủ nhận những gì đen tối của quá khứ, chối bỏ nỗi buồn đau, chờ đón và hi
vọng ở niềm vui, hòa bình, hạnh phúc:
Cho ta về lợp lại mái nhà xưa
Có nước lành có lửa ấm và hoa

Sẽ mọc lên chiếc liềm hái khổng lồ
Sẽ lớn dậy những thiên tài mới mẻ
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Những ban mai không tả tơi đạn xé
Không ai phải chôn giấu điều mình nghĩ
Không còn ai đạp lên những mối tình
Không còn hàng rào, biên giới, nhà giam
(Những đám mây ban sớm)
Nhịp điệu của ngày mới mở ra cho đất nước âm vang:
Những vua Hùng tóc râu bạc phới
Những em bé la khóc chào đời
ống điếu dài nghi ngút khói bay
chân người dậm dập dồn trên mặt trống
điệu múa lớn của một ngày đang mọc
ngọn lửa lớn của muôn đời náo động
tâm hồn ta như sóng tới chân trời
Cái tôi suy tưởng về dân tộc, cái tôi hào khởi tươi vui trong những ngày
độc lập đầu tiên của dân tộc, đó là những khía cạnh lớn của cái tôi sử thi Lưu
Quang Vũ trong tập Những bông hoa không chết.
2. Cái tôi thế hệ
Cái tôi thế hệ là một gương mặt khác của cái tôi sử thi. Cái tôi sử thi của
văn học giai đoạn này là tiếng nói tự ý thức, tự biểu hiện của thế hệ trẻ về sứ
mệnh của thế hệ mình: “cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai”, quan niệm
về nghệ thuật đơn giản mạnh mẽ: “không có sách chúng tôi làm ra sách/ chúng
tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời”. Trong tập thơ Những bông hoa không chết, cái tôi
này góp mặt với những cảm thức rất sâu sắc về sứ mệnh của thế hệ mình:

Chúng tôi đi
Cơn bão dữ thổi hai đầu đất nước
Tuổi trẻ, ước mong, những gì quý nhất
Đều trôi qua trong bụi xám chiến hào
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Thế nhưng, dẫu cùng chung cảm thức về thế hệ, cái tôi trữ tình Lưu
Quang Vũ cũng có những điểm phân biệt: đó không phải là cái tôi nhập cuộc,
dấn thân mà là cái tôi suy ngẫm, triết lí với những chua xót, cay đắng cho tuổi
trẻ của mình, với những mộng ước không thành, những niềm đau che khuất mất
tuổi thanh xuân, những mất mát không gì bù lấp nổi:
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu
Vừa hết trẻ con đã là người lính
Đừng nói với ta những điều hào nhoáng về chiến
tranh
Tuổi trẻ ta đã qua bạn bè ta đã chết
Ta đã vượt qua bao đèo cao chót vót
Bao điều nhà trường chẳng dạy cho ta
(Những bông hoa không chết)
Lưu Quang Vũ – dù ở khía cạnh nào, ở bình diện nào, cũng vẫn là một cái
tôi với cảm hứng nhân văn – nhân bản xuyên suốt. Trong cái nhìn của cái tôi đó,
mọi sự lí tưởng hóa đều bị chối từ, mọi lời lẽ lập ngôn lập thuyết đều là sáo
rỗng. Anh nói tiếng nói của riêng mình, cảm nhận hiện thực theo cách của riêng
mình, bởi thế, cảm thức của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ luôn đi một dòng
riêng. Chúng tôi cho rằng, cái tôi trữ tình trong những bài thơ của tập thơ
Những bông hoa không chết đã khái quát được những chân dung sống động của

thời đại – của thế hệ một cách chính xác và thấm thía. Phải có một cái nhìn sâu
và rộng thì mới có thể cảm thấy được rằng, thế hệ mình là “Một thế hệ cứng đi
như thỏi sắt/ Nhưng xoáy ngầm vẫn cuộn ở lòng sông”. Chiến tranh đã khiến
con người thành những thứ quả “chín ép”, họ phải tự gồng mình lên, lao vào
chiến tranh ngay khi “vừa hết trẻ con” để, ở đó, học lấy cho mình những bài học
cay đắng của cuộc đời có khi phải trả giá bằng cái chết. Và chiến tranh, bản thân
nó không thể che đậy bằng bất cứ một mĩ từ “hào nhoáng” nào, tội ác của nó
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
hiện lên trong từng số phận con người: “tuổi trẻ ta đã qua/ bạn bè ta đã chết”.
Từ tư cách chứng nhân lịch sử, Lưu Quang Vũ đã đối mặt và viết về chiến tranh,
về thời đại và thế hệ mình với những chi tiết tàn khốc nhất và chân thực nhất.
Tóm lại, cái tôi thế hệ là một khía cạnh hết sức độc đáo của cái tôi sử thi
Lưu Quang Vũ trong tập Những bông hoa không chết. Đó là cái tôi có những
cảm xúc chân thành và sâu sắc nhất trong tâm thức của một con người sống
trong chiến tranh, tuy nhiên lại không đi theo dòng chung ngợi ca mà rẽ sang lối
riêng, suy ngẫm và triết lí về thế hệ mình, về số phận con người trong cuộc
chiến tàn khốc, ác liệt, máu nhiều hơn hoa, chết chóc nhiều hơn chiến công.
Cái tôi sử thi là một yếu tố mới và đặc sắc trong thơ Lưu Quang Vũ thể
hiện rõ nét trong Những bông hoa không chết. Cái tôi sử thi với những góc cạnh
độc đáo của nó làm cho gương mặt thơ Lưu Quang Vũ càng trở nên độc đáo
hơn, đa diện hơn. Nhưng có lẽ, cái tôi sử thi vẫn chỉ là một phần mới mẻ, còn
cái ẩn sâu đằng sau tâm hồn Lưu Quang Vũ, cái tôi chìm khuất nhưng đã là bản
chất thơ Lưu Quang Vũ vẫn là một cái tôi thế sự đời tư. Tập thơ Những bông
hoa không chết cũng không ngoại lệ.
II. Cái tôi thế sự đời tư
Cái tôi thế sự vốn là một cái tôi không nổi trội trong dòng văn học chống

Mĩ Cảm thức chủ đạo của văn học thời chống Mĩ vẫn là cảm thức sử thi, với căm
– yêu – chiến – lạc, với tinh thần chung là hướng tới cuộc chiến tranh vĩ đại của
dân tộc để phục vụ, hỗ trợ cho một mục đích chung. Cái tôi thế sự đời tư phần nào
lạc lõng. Thế nhưng, cũng phải nhìn nhận một cách toàn vẹn rằng, cái tôi này vẫn
xuất hiện đó đây, ví như trong thơ của Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa,
… Thơ Lưu Quang Vũ thời chống Mĩ chủ yếu đi về với cái tôi này, cái tôi thế sự
đời tư.
Bản chất của cái tôi thế sự đời tư là kết quả của sự tỉnh thức của con
người về ý thức và về nhu cầu cá nhân. Ý kiến của nhà nghiên cứu Lưu Khánh
Thơ ở phần giới thiệu: “Đây là thời kì gian khó, cô đơn đến cùng cực của Lưu
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Quang Vũ mà ít người biết đến. Lưu Quang Vũ thất vọng, cô đơn và có cả
những lúc bế tắc nữa. Nhưng trong vài năm ấy, anh đã nhận thức sâu sắc được
nhiều điều rộng lớn và nhất là khám phá ra chính bản thân mình” là một gợi ý
có ý nghĩa với chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về cái tôi trữ tình – đời tư của
Lưu Quang Vũ trong tập thơ Những bông hoa không chết. Nếu ở giai đoạn 2,
thơ Lưu Quang Vũ chuyển từ say mê, mơ mộng sang hoài nghi, đổ vỡ, rồi tỉnh
thức về ý thức và nhu cầu cá nhân thì ở giai đoạn 3 này, cái tôi trữ tình Lưu
Quang Vũ chuyển từ ý thức sang nhận thức, từ trăn trở khao khát tìm ý nghĩa
đời sống sang triết lí, luận bàn, từ một cái tôi băn khoăn day dứt sang một cái tôi
đã nhận thức được những điều lớn lao, sâu sắc và thấm thía về bản thân, về cuộc
đời. Cái tôi thế sự đời tư Lưu Quang Vũ trong tập Những bông hoa không chết
là một cái tôi như thế.
1. Cái tôi day dứt về số phận con người và ám ảnh tâm thức hậu hiện đại
Quan niệm về thời đại của Lưu Quang Vũ không nằm trong dòng cảm
hứng ngợi ca, khẳng định đất nước anh hùng thời đại hào hùng của văn học sử

thi lúc bấy giờ. Luôn là tiếng thơ từ chối lí tưởng hóa, chỉ đi theo một cách nhìn
– cách nhận thức – cách cảm thụ đời sống như riêng mình muốn, cái tôi trữ tình
Lưu Quang Vũ trong tập thơ Những bông hoa không chết nhận thức về chiến
tranh ở những mất mát, đau thương, chiến tranh ở góc độ tàn khốc và vô nhân
tính của nó. Cảm hứng về thời đại của cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ chỉ hướng
về nỗi đau khổ và chết chóc, mất mát trong chiến tranh, sự đảo lộn của những
giá trị người, sự tha hóa của những giá trị nhân bản. Đó là cái nhìn về chiến
tranh, về thời đại từ góc nhìn thế sự - đời tư.
Bởi thế, cái tôi đó luôn có một cái nhìn khác về chiến tranh, cái nhìn trực
diện và sắc sảo vào những mặt tối, nhìn chiến tranh chỉ ở khía cạnh bất thường,
phi lí và vô nghĩa của nó:
Tôi yêu trái đất này sao được
Người ta ném bom xuống làng xóm chúng tôi
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Những máy bay nhanh hơn tiếng động
Những người trai của một thành phố khác
Cày nát đất tôi rồi
Bao đứa trẻ con đã chết
Dưới mặt trời ô nhục
Trái đất mình đẹp lắm phải không em?
(Hoa cẩm chướng trong mưa)
Hình ảnh những đứa trẻ con bị chết trở đi trở lại trong những bài thơ này
như biểu hiện đau xót nhất của những mất mát trong chiến tranh. Đất đai bị tàn
phá, người chết thảm thương, cái đẹp cái tốt bị hủy diệt, chiến tranh phơi bày bộ
mặt phi nhân tính của nó đến tận cùng trong thơ Lưu Quang Vũ.
Không chỉ nhìn thấy khía cạnh bi kịch ở sự giết chóc, tàn sát con người,

cái tôi ấy quan tâm hơn nữa đến khía cạnh tinh thần. Đó là sự tha hóa của
con người khi chiến tranh ập xuống, đảo lộn nhân tính:
Đêm nay những đứa trẻ đi đâu
Tóc chúng dài như các cụ già
Mắt chúng gườm gườm hằn học
…Bọn cướp trẻ măng đốt phá các bảo tàng
Chúng không tin các nhà duy tâm
Chúng không theo các nhà duy vật
Đã tới cái giờ kinh khủng nhất
Cái giờ quyết định
Những bước chân chạy ầm ầm
Biển sôi như vạc dầu nóng bỏng
(Hoa cẩm chướng trong mưa)
Là “đứa con thành thị” mang trong mình những dự cảm đầy ám ảnh về
thời đại, về con người, cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ không chỉ có
cảm nhận về hiện thực đang diễn ra mà còn ngập tràn những dự cảm thời hậu
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
chiến. Cái hoang mang, hốt hoảng của chủ thể trữ tình trong những câu thơ trên
đồng thời như một sự tiên tri. Dự cảm về sự tha hóa của loài người, sự xuống
cấp của nền văn minh, sự hao mòn mất mát về nhân tính. Những hình ảnh thơ
vừa thoáng rùng rợn, vừa đầy xót xa: “những đứa trẻ…mắt gườm gườm hằn
học/ bọn cướp trẻ măng đốt phá các bảo tàng/ biển sôi như vạc dầu nóng bỏng”.
Nhân gian được cảm nhận như cõi âm ti, nơi chỉ có ma quỷ, vạc dầu và những
lời kêu khóc ai oán rợn người. Và chiến tranh, với sự tha hóa của cõi người, đã
đến “tận cùng hoan lạc/ tận cùng tội ác”. Và văn minh không đưa con người
phát triển lên mà ngược lại còn lùi sâu vào vũng tối: “Nhà bác học kêu lên

hoảng hốt: Con người ngồi trên những máy điều khiển học/Tiếp tục nhổ vào mặt
nhau”. Cùng một cảm thức này, mãi đến những năm 80, các nhà văn mang tâm
thức thời hậu chiến mới bắt đầu nói đến như một trọng tâm của văn học, ví như
Nguyễn Huy Thiệp trong “Thương nhớ đồng quê”, Bảo Ninh với “Nỗi buồn
chiến tranh”, … Lưu Quang Vũ đã là người đi sớm, với một cái tôi trữ tình
mang những cảm thức bén nhạy và sâu xa về thời đại.
Nhà văn Tàn Tuyết, một trong những tác giả lớn nhất của văn học Trung
Quốc hiện đại đã nói: “Trong mắt tôi, những tác phẩm vĩ đại là những tác phẩm
có tính vĩnh cửu. Tức là các tác phẩm của những nhà văn, mà dù trải qua bao
nhiêu thế kỷ, cũng vẫn khơi gợi những điều mới mẻ cho người đọc ở các thế hệ
sau. Những nhà văn như vậy thường có “linh tính”, gần giống với sự tiên tri”.
Đối sánh cái nhìn ấy với thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi cho rằng, anh đã tiếp cận
với sự vĩ đại ở phương diện đó, khi mà những tác phẩm của anh không chỉ là
văn học của một thời. Những bài thơ ngập tràn dự cảm về thời hậu chiến – một
thời kì vẫn còn chưa kết thúc và có lẽ còn rất lâu nữa mới kết thúc trên đất nước
Việt Nam – mỗi lần đọc lại, vẫn là một lần ám ảnh. Những vần thơ ấy không
bao giờ cũ, bởi cứ khi nào con người có tâm trạng hoang mang, dao động, khủng
hoảng trước những biến động bất thường đầy đe dọa của đời sống, cái tâm thức
đó lại hiện lên như một niềm ám ảnh khó phai mờ.
Nhận thức về cuộc đời, cái tôi đó đặt ra những vấn đề đầy ý nghĩa nhân sinh:
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Anh có nhớ Macxen Macsô
Cái ông hề tóc bạc
Có gương mặt buồn rất cô đơn
Anh có nhớ con người đùa bỡn
Với cái mặt nạ cười

Rồi không sao cởi được
Đau đớn mệt nhoài kiệt sức
Tuyệt vọng ôm vai, cái mặt vẫn cười?
Nước mắt sau những gương mặt hề, có lẽ mãi đến Mạc Can sau này mới
xây dựng được một hình tượng nghệ thuật trọn vẹn. Nhưng trong cảm thức của
cái tôi trữ tình Lưu Quang Vũ đã hiện lên sinh động bi kịch của một con người –
một loại người. Những câu thơ có sức lay động lòng người tha thiết bởi một cái
nhìn nhân hậu và sâu sắc trước con người và những bi kịch nhân sinh.
Con người với chiến tranh, Lưu Quang Vũ có một cái nhìn tưởng như đơn
giản nhưng thực ra đã phát hiện được cả cái phần bản chất:
Trái đất mình rộng quá
Ở đâu cũng có con người
Sao chưa tìm được cách nào
Sống với nhau cho ổn thỏa?
Câu hỏi đó tưởng chừng giản dị mà quan trọng biết dường nào. Đến khi
nào con người “tìm được cách” sống với nhau cho ổn thỏa, sẽ không còn chiến
tranh, cũng chẳng còn máu đổ. Dẫu vẫn chỉ là cái nhìn có phần ảo tưởng của
một nhà thơ nhưng tính chất nhân đạo, nhân văn của cái tôi trữ tình Lưu Quang
Vũ đã thể hiện qua đó thật rõ nét. Đặt ra những câu hỏi có vấn đề về đời sống,
Lưu Quang Vũ qua đó đã bộc lộ một quan điểm, một cách nhận thức hết sức
thấm thía.
Từ chối văn minh, đau đáu vì sự mất mát của nhân tính là một nỗi
niềm khắc khoải suốt rất nhiều bài thơ trong tập Những bông hoa không chết.
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
24
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Cái tôi đó nhìn thấy những điều sâu xa hơn là cái vỏ bề ngoài của văn minh,
hiểu được mặt trái của thứ khoa học đã lãng quên con người:

Luthơkinh, Agienđê, Panmơ…
Những người cự tuyệt dùng súng
Đều đã chết vì súng
Nền văn minh lầm lạc
Tôn sùng đồ vật và bạo lực
Thế giới xấu xa thế giới đê hèn
Nền văn minh và thế giới tôn sùng bạo lực chỉ biết có lũ chúng ta và lũ
chúng nó, trong khi cuộc đời thực lại còn có những người khác, và số đó mới là
số nhiều. Con người tự bịa đặt ra những thần linh, rồi bị chính cái mình bịa đặt
ra ràng buộc, hủy diệt sự sống của chính mình. Những niềm tin ngây thơ, những
ảo tưởng vĩ đại, tất cả đã khiến con người biến thành điên loạn, mất nhân tính.
Con người nhìn đâu cũng thấy kẻ thù nên máu đổ đầu rơi mà không tự biết. Cái
tôi ấy là kẻ đi trước để nhìn ra bi kịch của nhân loại:
Người ta vác đá tạc tượng thần
Dâng cho tượng những đồ ăn quý nhất
Dâng cả máu trẻ con tinh sạch
Sau một đêm mưa thần vỡ tan tành
Ngơ ngác nhìn lại tay mình
Anh không giết kẻ thù, nó sẽ giết anh
Nhưng máu đổ ra vẫn là máu người đặc quánh
Đó là những nhận thức đi trước của một nhà thơ – một người nghệ sĩ có
linh cảm rất sâu xa về tồn tại. Phải đến bao nhiêu năm sau, chúng ta mới nghe
nói đến tâm thức hậu hiện đại, với việc khám phá ra những đại tự sự và thuyết
giải thiêng. Phải đến bao lâu sau ở Việt Nam mới biết đến một học thuyết, một
chủ nghĩa có tên là Hậu hiện đại (postmodernism). Trong đó, những người được
xem là cha đẻ của học thuyết đó như Jean Francois Lyotard đã chỉ ra rằng, tất cả
những tự sự lớn mà con người tôn thờ như lịch sử, tôn giáo,… đều là những điều
Líp: CLC - K55 Ngữ văn Trường ĐHSP Hà
Nội
25

×