Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.75 KB, 116 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ LOAN



CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ BÙI KIM ANH




Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN








THÁI NGUYÊN, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN THỊ LOAN



CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ BÙI KIM ANH



Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung







THÁI NGUYÊN, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 7
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp của luận văn 8
5. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN
ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ BÙI KIM ANH 9
1.1. Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại 9
1.1.1. Về đội ngũ 9
1.1.2. Nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam 12
1.2. Khái quát về quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh 14
CHƢƠNG 2 : NỘI DUNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH THƠ BÙI KIM ANH 24
2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ 24
2.2. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh 30
2.2.1. Cái tôi kín đáo, dịu dàng, sâu sắc, đầy nỗi niềm và lòng trắc ẩn 30
2.2.2. Cái tôi - mạnh mẽ, bản lĩnh đối mặt với nỗi buồn, nỗi bất hạnh trong
cuộc đời 48
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ

BÙI KIM ANH 57
3.1. Về thể thơ 58
3.1.1. Thơ Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát (Nguyễn Trọng Tạo) 58
3.1.2. Thơ Bùi Kim Anh - phù hợp với thể thơ tự do 68
3.2. Một số hình ảnh mang tính biểu tượng đặc trưng trong thơ Bùi Kim Anh 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2.1. Hình ảnh "chiều", "đêm", "mưa" - hình ảnh gợi nỗi buồn, sự cô đơn 75
3.2.2. Hình ảnh hoa và cỏ dại - hình ảnh mang tính biểu tượng về thân phận
người phụ nữ 87
3.3. Ngôn ngữ thơ 92
3.3.1. Thứ ngôn ngữ vừa giản dị, tự nhiên, đậm chất dân gian, vừa trí tuệ sâu
sắc 93
3.3.2. Một số cách tổ chức ngôn ngữ 95
3.4. Giọng điệu 99
3.4.1. Giọng điệu khắc khoải, lo âu nhưng cũng đầy mạnh mẽ 99
3.4.2. Giọng thơ xót xa, oán trách nhưng tế nhị, sâu sắc 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
- Bùi Kim Anh là một nhà thơ nữ khá nổi bật trong đội ngũ các nhà thơ
nữ Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước trở lại đây. Chị là một cây bút có
sức sáng tạo khá dồi dào – trong khoảng 15 năm (1995 – 2011) chị đã cho ra
đời 7 tập thơ (chưa kể tập thứ 8 sắp sửa in). Thơ chị có một giọng điệu riêng
biệt so với các nhà thơ nữ khác cùng thời - bởi sự kín đáo, thâm trầm, u ẩn và
đầy tâm trạng của một người phụ nữ trí thức - luôn có ý thức sâu sắc về mình

và về số phận của những người phụ nữ thời kỳ hiện đại với bao nỗi niềm trước
cuộc đời vốn rất phức tạp, đầy niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng đầy nỗi buồn,
khổ đau và bất hạnh. Hay nói một cách khác, cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi
Kim Anh đã đem đến cho người đọc một tình cảm thẩm mỹ đặc biệt trước vẻ
đẹp của một tâm hồn phụ nữ đầy dịu dàng mà mãnh liệt , đầy yêu thương,
nhân hậu nhưng cũng đầy sự xót xa, đắng đót, đôi khi khiến người đọc quặn
lòng! Chính vì vậy, cái Tôi trữ tình có màu sắc riêng biệt ấy đã góp phần làm
nên “bản sắc” và sự phong phú cho thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại.
- Nhà thơ Bùi Kim Anh là người con của quê hương Thái Bình – vì vậy,
nghiên cứ u, tìm hiểu để ghi nhận những đóng góp của nhà thơ – nhằ m giớ i thiệ u
vớ i đông đả o ngườ i đọ c, đặ c biệ t là nhữ ng ngườ i đọ c tỉ nh Thá i Bì nh – là động lực
để chúng tôi thực hiện luận văn này. Kế t quả nghiên cứ u cũ ng sẽ là mộ t tà i liệ u
tham khả o bổ í ch cho phầ n văn học đị a phương Thá i Bì nh củ a chú ng tôi.
- Do đó, nghiên cứu thơ Bùi Kim Anh cũng chính là nghiên cứu một
trong những nét “bản sắc riêng biệt” của thơ nữ Việt Nam, nghiên cứu một
cáiTôi trữ tình trong thơ nữ thời kỳ hiện đại mà chưa được nhiều người quan
tâm. Qua đó, góp phần vào việc làm rõ hơn những đặc điểm và giá trị của thơ
nữ Việt Nam trong đời sống văn học hiện nay.

2
2. Lịch sử vấn đề
Trước hết, có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện về thơ của Bùi Kim Anh. Người đọc có thể gặp đây
đó các bài giới thiệu, phê bình thơ Bùi Kim Anh rải rác trên các báo viết, báo
điện tử. Ngoài ra, ta còn gặp các cuộc phỏng vấn tác giả mà ở đó Bùi Kim
Anh đã ít nhiều “bật mí” cho người đọc những suy nghĩ và nỗi niềm của
chính mình trong quá trình sáng tác.
Trong khoảng hơn chục năm nay thơ Bùi Kim Anh được đông đảo bạn
đọc đón nhận và yêu mến, điều đó được minh chứng qua các bài viết, những
nhận xét, đánh giá, bình luận của độc giả được đăng trên các báo viết và báo

điện tử. Nhìn chung, bạn đọc đã chú ý nhận xét, đánh giá đến thơ của chị trên
cả hai phương diện: nội dung và hình thức.
Về phƣơng diện nội dung: Một số tác giả đã đề cập đến nội dung phản
ánh trong thơ của Bùi Kim Anh như: Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Thanh Cải,
Lâm Xuân Vi… Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhận xét “Bùi Kim Anh là một
người đàn bà cam chịu, vị tha”, và thơ của bà “là nỗi niềm của một người bị
nhiều điều phụ bạc mà không oán hận, chỉ tự trách mình. Đó chính là tâm hồn
thật là trong trẻo, thật là cao đẹp, bao dung”. Theo Phan Thị Thanh Nhàn thì ở
nhà thơ Bùi Kim Anh “có một tình yêu thiết tha” của “một người vợ tận tụy và
đầy lo toan”. Cũng có khi thơ bà có những phút “giận dỗi và nghi ngại” của
một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự tin". Còn tác giả Phạm Thanh Cải khi đọc bài thơ
Bia vẫn trắng của Bùi Kim Anh cũng đã đặt ra một câu hỏi như một lời khẳng
định: “phải chăng… bà là một nhà thơ mang đậm nữ tính và trái tim rất nhạy
cảm với nỗi đau của cuộc đời”…
Khi đọc bài thơ Trên đường Giảng Võ, tác giả Lâm Xuân Vi đã đánh giá
bài thơ như là “một bức thông điệp giàu ý tưởng” đến với người đọc - bằng
“ngòi bút nhân hậu” khi nhà thơ “nghiêng về chia sẻ, nâng đỡ, cảm thông, tôn

3
trọng với những thân phận thiệt thòi trong xã hội”. Và có lẽ - đối với một nhà
thơ thì đây là sự biểu đạt trách nhiệm công dân cao nhất của mình!
Trên Báo Thể thao văn hóa cuối tuần số 36 ngày 5- 11/9/2008, tác giả
Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Những câu thơ của chị (Bùi Kim Anh) thường
lắng sâu một nỗi niềm thân phận, thương cho phận mình, thương cho phận
người, ngay cả khi cuộc sống thanh bình và khi cuộc đời bỗng rẽ ngoặt một
biến cố, thơ chị có thêm cung bậc thế thái nhân tình để càng xoáy sâu hơn vào
thân phận con người vốn luôn là mong manh và trắc ẩn trong trái tim nhà thơ.
Thơ Bùi Kim Anh luôn là viết cho mình, viết từ mình. Chị biết đặt mình giữa
chợ người để thấu hiểu mình và đồng cảm với nhân sinh. Điệu lục bát vì thế
đến với chị như một tiếng thở dài, một lời tự than, một khúc ru mình”.

Tác giả Linh Quang cũng nhận thấy rằng: “qua các tập thơ từ tập thơ
Viết cho mình, đến tập Cỏ dại khờ, Lối mưa, Bán không cho gió, Lời
buồn trên đá và tập Lục bát cuối chiều đều thấm đẫm niềm khát khao tình
yêu hạnh phúc, sự dịu dàng, vị tha, vượt lên số phận mình của Bùi Kim
Anh”. Và mặc dù cuộc sống của chị có quá nhiều bất hạnh nhưng “chị vẫn
vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để sáng tác, để đạp qua mọi khó khăn,
thử thách trong đời thường”. Nhân vật “Tôi”- nhân vật trữ tình đi suốt 6
tập thơ của chị đã khiến bạn đọc thương cảm và mến phục.
Tác giả Lê Thiếu Nhơn trong mục Diễn đàn văn nghệ trên báo điện tử
đã đánh giá Bùi Kim Anh là “một người phụ nữ từng ngồi lặng trong đau
khổ để viết những câu thơ xót xa” và cũng thật may mắn cho người phụ nữ
này vì dù gì chị cũng còn có thơ! Biết đâu thơ sẽ vỗ về chị, sẽ nâng đỡ chị
bước qua năm tháng trắc trở không ngờ! Lê Thiếu Nhơn đã cho rằng: “thơ
đã dìu chị qua gập ghềnh khi không còn nước mắt để khóc”.
Khi đọc tập thơ Bắc lên ngọn gió mà cân của Bùi Kim Anh (gồm 54
bài thơ vần điệu hoặc thơ tự do) tác giả Chân Phương thấy "toát lên từ sáng

4
tác này tính cách nhân hậu của một phụ nữ Á Đông thời đại, không chỉ làm
tốt bổn phận người con, người mẹ, người bà, còn ôm ấp thêm những ưu tư xã
hội – văn hóa giữa thế sự đất nước ngổn ngang như một sân khấu lớn trên đó
Ông Thiện, Ông Ác là cặp đạo diễn của từng số phận Việt Nam…"
Tác giả Đào Nam Sơn khi đọc “Lục bát cuối chiều” của Bùi Kim Anh
đã viết: “đây là tập tinh tuyển những bài thơ lục bát đã trình làng trong các
tập thơ trước và thêm một đôi bài chị mới làm”. Tác giả đã đánh giá đây là
“một sự cố gắng không mệt mỏi” của nhà thơ. Và cho dù hầu hết thơ Bùi Kim
Anh là những bài buồn, những lời than thở, nhưng các bài thơ này vẫn không
hề bị rơi vào thể “đơn điệu”. Ý thơ, hoàn cảnh của mỗi bài thơ ít khi bị lặp lại.
Tác giả Song Nguyễn khi đọc “Lời buồn trên đá” cho rằng 59 bài
trong tập thơ là “59 nỗi buồn của một phần đời đã qua đi và bây giờ được

nhà thơ kể lại”. Song Nguyễn nhận xét: Những câu thơ biết dính nỗi buồn vô
tình “tạm trú” trong con người nhà thơ đã trở thành “thường trú” trong sự
tồn tại của tâm hồn. Bùi Kim Anh đã hoán vị sự tồn tại đó từ nơi cất giấu mơ
hồ không nhìn thấy đến rõ ràng cụ thể “trên đá”. Bà đã “tự làm mới những
câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn đạt thông thường” và đem đến cho người
đọc “một cái gì đó” đáng để suy ngẫm"…
Qua những ý kiến nhận xét và đánh giá trên, chúng tôi thấy hầu hết các
tác giả đều khẳng định: Bùi Kim Anh đã viết thơ theo nhu cầu tự thân để nói
về những niềm vui, nỗi buồn, những được, mất của chính mình một cách
chân thành, cảm động. Bên cạnh đó, người phụ nữ trí thức ấy còn rất quan
tâm viết về những vấn đề thế sự, viết về số phận của những con người bất
hạnh khác trong xã hội thời kỳ hiện đại - vốn rất phong phú và phức tạp hôm
nay. Qua đó, ta thấy rất rõ bức chân dung của một người phụ nữ trí thức: nhỏ
bé, dịu dàng, tình cảm, nhưng cũng rất sâu sắc, thâm trầm và nhân hậu!

5
Về phƣơng diện nghệ thuật: Trong các bài nghiên cứu, những lời
nhận xét về thơ Bùi Kim Anh của mình - hầu hết các tác giả cũng đã chú ý
đến việc chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ chị, cụ thể như: Về thể
thơ, các tác giả này đều chung một ý kiến đánh giá rằng: thơ Bùi Kim Anh
đắc địa với thể thơ lục bát. Nguyễn Trọng Tạo đã rất tinh tường khi nhận xét
rằng “Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát. Những câu thơ lục bát của chị đi
giữa lằn ranh của quê kiểng và thị thành, giữa dân gian và hàn lâm, giữa cổ
xưa và hiện đại. Chính cái lằn ranh ấy khiến thơ lục bát của chị không phá
cách quá, nhưng cũng không bị “cũ” nên dễ nhập vào đương thời”. Lục bát
là một thể thơ truyền thống mà hiện nay các nhà thơ hiện đại thường ít dùng,
nhất là các nhà thơ nữ, thế nhưng Bùi Kim Anh vẫn sử dụng và sử dụng một
cách nhuần nhụy đầy sáng tạo, có tính hiện đại, gây xúc động cho người đọc.
Chị hay viết thể thơ lục bát, trong đó có khá nhiều bài hay, để lại ấn
tượng cho người đọc. Lâm Xuân Vi khi đọc bài thơ Trên đường Giảng Võ của

Bùi Kim Anh đã nhận xét rằng: “Lục bát của Bùi Kim Anh có một sức sống
riêng biệt, chị thường dùng thủ pháp phá cách ở câu sáu “vạ vật tê cả bước
đi”, hay sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ được dồn nén trùng điệp về ý tứ,
hối hả về nhịp điệu mà vẫn nhuyễn, lấp lánh hấp dẫn người đọc. Đó là những
đóng góp đáng kể để lục bát vẫn mới, vẫn hiện đại mang hơi thở thời đại”.
Tác giả Phạm Thanh Cải cũng có những ấn tượng riêng về việc phá
cách thể thơ lục bát của Bùi Kim Anh - khi đọc bài thơ Bia vẫn trắng của
chị. Trong bài thơ lục bát Bia vẫn trắng được mở đầu và kết thúc bằng câu
lục: “Ai biết mộ anh ở đâu?”. "Câu này, tác giả đã sử dụng thủ pháp phá
cách, chữ thứ tư lẽ ra phải dùng thanh trắc, nhưng trong câu thơ này tác giả
sử dụng thanh bằng. Tác giả đã có ý tạo ra cho câu thơ có một tiếng nấc
nghẹn, một nhịp điệu khác với câu lục thông thường".

6
Ở thơ lục bát của Bùi Kim Anh - người đọc thấy ở “ câu lục” có những
câu không “êm xuôi” như thơ lục bát truyền thống. Còn ở “câu bát” là những
câu viết rất khéo bởi bà đã có sáng tạo trong cách dùng từ và lựa chọn hình
ảnh. Đào Nam Sơn viết “có thể nói Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ
riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ nữ cùng thời với chị”.
Quả thực như vậy, trong 7 tập thơ của mình, chị đã có riêng một tập thơ
viết bằng thể lục bát. Trong 6 tập còn lại của chị cũng có khá nhiều bài thơ
sáng tác theo thể lục bát.
Bên cạnh thể thơ lục bát chị thường viết theo thể thơ tự do. Thể thơ tự
do trong thơ của Bùi Kim Anh được thể hiện một cách rất linh hoạt - từ
những câu chỉ có 1, 2… đến 7, 8 và đến 40, 50 từ - giúp mở rộng biên độ
của thơ, qua đó chuyển tải các ý nghĩ phức tạp và những cảm xúc tràn đầy
làm cho bài thơ tuôn trào như một dòng chảy tâm trạng không ngưng nghỉ.
Cũng như thể thơ lục bát, thể thơ tự do của chị cũng mang một nét riêng
biệt, nó thể hiện rõ cái Tôi trữ tình trong thơ của chị.
Nhận xét về việc sử dụng thể thơ tự do trong sáng tác của Bùi Kim Anh

- tác giả Song Nguyễn viết: “bỗng thấy khả năng kỳ diệu của con chữ cũng
“co duỗi nhịp nhàng” theo tâm trạng của người tiếp nhận thơ. Những câu thơ
văn xuôi không cố định chữ, không có dấu câu và chỉ được “ngắt” bằng các
chữ viết hoa. Bùi Kim Anh không cần tạo vần cho những bài thơ văn xuôi và
tự do này nhưng lại đem vào trong câu chữ đó những “năng lượng” đặc biệt
để giai điệu ngân lên”.
Như vậy có thể khẳng định rằng: những câu chữ trong thể thơ tự do
của Bùi Kim Anh đã góp phần “tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ,
cách diễn đạt thông thường và đem đến cho người đọc “một cái gì đó”
đáng để suy ngẫm. Đây là hành trình đi tìm cái mới của một cây bút không
còn trẻ” Bùi Kim Anh. (Song Nguyễn)

7
Không chỉ có những sáng tạo trong việc sử dụng các thể thơ truyền
thống đến hiện đại, Bùi Kim Anh còn đặc biệt chú ý đến việc tìm tòi, chọn
lọc những từ ngữ có giá trị biểu cảm và mang tính hình tượng cao. Chính từ
những hình ảnh, những từ ngữ trong thơ - vừa chân thực lại sống động ấy đã
góp phần tạo nên được những rung động sâu sa trong lòng người đọc. Khi
đọc bài thơ Bia vẫn trắng của Bùi Kim Anh - tác giả Nguyễn Bá Phiếu đã
nhận xét rằng: “một bài thơ có sức ám ảnh, bút lực mạnh mẽ, nghe da diết,
sâu lắng, xúc động và đầy chất nhân văn”. Chính tác giả này cũng đã khẳng
định: Góp phần làm nên thành công cho bài thơ chính một phần là nhờ vào
việc sử dụng những hình ảnh và từ ngữ có tính chọn lọc của chính nhà
thơ…
Như vậy, qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng: thơ Bùi Kim
Anh cũng đã thu hút được sự chú ý của một số cây bút nghiên cứu, phê bình
và người đọc đương thời! Tuy nhiên, tất cả những ý kiến nhận xét đánh giá
trên mới chỉ dừng lại ở dạng là những nhận xét, đánh giá các tập thơ, hoặc
qua từng bài thơ chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện thơ
Bùi Kim Anh nói chung cũng như nghiên cứu về “Cái Tôi trữ tình trong

thơ Bùi Kim Anh” nói riêng. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để
tiếp cận thơ của nữ tác giả khá đặc biệt này.
3. Mục đch, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đch nghiên cứu
- Nghiên cứ u đặ c điể m cái Tôi trữ tình ở thơ Bùi Kim Anh nhằm mục
đí ch: chỉ ra những đặc điểm riêng , nhữ ng sá ng tạ o và nhữ ng đó ng gó p riêng
của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại.
3.2. Nhiệ m vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh ở cả
hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.

8
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bùi Kim Anh, bao gồm 7 tập thơ đã
in: Viết cho mình (1995), Cỏ dại khờ (1996), Lối mưa (1999), Bán không
cho gió (2005), Lời buồn trên đá (2007), Lục bát cuối chiều (2008), Bắc lên
ngọn gió mà cân (2010).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn
Tác giả luận văn cố gắng làm nổi bật đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong
thơ Bùi Kim Anh - trong cái nhìn toàn diện về cả nội dung và nghệ thuật.
Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu về một hiện
tượng văn học cụ thể trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại. Kết quả của
luận văn sẽ góp phần chỉ rõ hơn sự phong phú và nét đặc sắc của thơ nữ Việt
Nam thời kỳ hiện đại và là tài liệu tham khảo có ích cho việc giảng dạy văn

học địa phương của tỉnh Thái Bình.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại và quá trình
sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh
Chương 2: Nội dung cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh

9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ BÙI KIM ANH

1.1. Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại
Thơ Việt Nam thời kỳ hiện đại được tính từ khi có phong trào Thơ Mới
(1932 - 1945)
1.1.1. Vài nét về đặc điểm đội ngũ
1.1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945
Trước phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) trong lịch sử văn học dân tộc,
tiếng nói của người phụ nữ đã để lại một dấu ấn đáng tự hào. Từ thế kỷ thứ X
đến thế kỷ XV trong đời sống văn học nước nhà đã có các nhà thơ nữ như: Lý
Ngọc Kiều, Lê Ỷ Lan, Ngô Chi Lan Đặc biệt, từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ
XIX đã có khá nhiều nhà thơ nữ xuất hiện như: Trịnh Thị Ngọc Thuỳ, Đặng
Tiểu Thư, Trịnh Thị Ngọc Trúc, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân
Hương, bà Huyện Thanh Quan Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện
các nhà thơ nữ ở giai đoạn chuyển giao giữa thời kỳ Trung đại và Hiện đại
gồm các tên tuổi như: Mai Am, Cao Thị Ngọc Anh, Sương Nguyệt Anh, Trần
Ngọc Lầu, Trần Kim Phụng, Phan Thị Bạch Vân, Đạm Phương, Tương Phố,

Sầm Phố
Những năm 1930 - 1945 là khoảng thời gian nền văn học Việt Nam hoàn
tất quá trình hiện đại hóa. Ở giai đoạn này, hàng loạt các nhà thơ nữ của phong
trào Thơ Mới ra đời. Mở đầu là Nguyễn Thị Manh Manh, sau đó là: Vân Đài,
Anh Thơ, Hằng Phương, Mộng Tuyết, Ngân Giang, Thu Hồng, Cẩm Lai
Những đóng góp của các nhà thơ nữ trong những thời kỳ khác nhau của
lịch sử văn học dân tộc đã làm phong phú thêm gương mặt thơ ca nước nhà.

10
Thơ nữ Việt Nam thời kỳ trước 1945 góp phần quan trọng làm nên cuộc cách
mạng trong thơ ca dân tộc. Tuy về số lượng - so với các nhà thơ khác giới thì
số lượng các tác giả thơ nữ thời kỳ này còn ở một mức độ rất khiêm tốn, tiếng
nói của họ còn yếu ớt, các tên tuổi nổi tiếng còn đếm trên đầu ngón tay. Tuy
vậy, sự phong phú, sự đa dạng và sự thành công của đội ngũ các nhà thơ nữ
trong thời kỳ Thơ Mới Việt Nam đã góp phần làm nên một nền thơ ca mới
của dân tộc Việt Nam.
1.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ
nguyên độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc sống mới đó -
mọi người dân thực sự được làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình.
Nhu cầu về đời sống tinh thần cũng như vật chất, đặc biệt là quyền bình đẳng
của phụ nữ đã được xã hội quan tâm. Chị em phụ nữ đã được tham gia vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ
thuật. Đội ngũ các nhà thơ nữ ngày càng đông đảo hơn, họ đã dần khẳng định
được tài năng và vị thế của mình trong đời sống văn học nước nhà. Thơ của
các chị góp phần không nhỏ vào sự nghiệp văn học của dân tộc, vào công
cuộc đấu tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước.
Các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam nối tiếp nhau liên tục phát triển đã
khẳng định được tiếng nói của mình trên thi đàn dân tộc. Từ thế hệ các nhà
thơ nữ hiện đại đầu tiên như: Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm),

Mộng Tuyết, Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Cẩm Lai, Thu
Hồng…; đến các nhà thơ thế hệ sau như: Lý Phương Liên, Thúy Bắc, Phan
Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ ; rồi tiếp theo là:
Đoàn Thị Lan Luyến, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mai, Lê Thị Mây,
Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nông Thị Ngọc Hoà, Bùi Kim Anh, Trần Thị Vân
Trung ; và gần đây nhất là các nhà thơ nữ trẻ như: Vi Thuỳ Linh, Ly Hoàng

11
Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Dạ Phương Thảo, Đường Hải
Yến, Nguyễn Thuý Hằng Số lượng các nhà thơ nữ Việt Nam ngày càng đông
đảo. Hàng năm họ cho ra đời hàng trăm tập thơ và hàng ngàn bài thơ in đăng
trên các loại báo chí. Tiếng nói của họ trên thi đàn dân tộc ngày càng mạnh
mẽ hơn, có màu sắc riêng biệt và có sức hấp dẫn - hơn bởi "Thiên tính nữ"
luôn được thể hiện một cách rõ nét với đặc sắc riêng của mình.
Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà thơ nữ có tên
tuổi nổi bật như: "Theo cánh chim câu" (1964) "Hoa Dứa trắng" (1967), "Mùa
xuân màu xanh" (1974) của nữ sĩ Anh Thơ, "Dòng máu trẻ" (1947), "Tơ tằm"
(1963), "Màu xanh"(1972) của nữ sĩ Cẩm Lai; "Một mùa hoa" (1960) "Mùa
gặt" (1961), "Chim én bay xa" (1962), "Hương Đất Nước" (1974" của thi sĩ
Hằng Phương; "Mùa hái quả" của thi sĩ Vân đài
Tiếp đến là "Tiếng trầm" (1967) "Nỗi đau không lành" (1990) của Thuý
Bắc; "Hương thầm" (1973" "Chân dung người chiến thắng" (1977) của Phan
Thị Thanh Nhàn; "Hoa dọc chiến hào" (1974) "Tự hát" (1984), "Thơ xuân
Quỳnh" (1982 - 1994) của Xuân Quỳnh; Tặng riêng một người" (1990), "Thơ
Lê Thị Mây" (2003) của Lê Thị Mây; "Đề tặng một giấc mơ" (1999), "Hồn
đầy hoa cúc dại" (2007), "Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ" (2008) của Lâm Thị Mỹ
Dạ; "Sóng thời gian" (2000), "Quà tặng" (2004), "Hoa trên gai" (2007) của
Phi Tuyết Ba; "Em đi ngang chiều gió" (2001), "Người gánh vô hình" (2005),
"Đứt dải yếm" (2007) của Nguyễn Thị Ngọc Hà; "Một mình khâu những lặng
im" (2005), "Vệt trăng và cánh cửa" (2008) của Hoàng Việt Hằng; "Lối nhỏ"

(1988), "Du nữ ngâm" (2006) của Dư Thị Hoài; "Ngôi nhà sau cơn bão"
(1992), "Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát" (2003), "Gió thổi tràn qua mặt" (2006)
của Nguyễn Thị Hồng Ngát; "Cô gái và cầu vồng" (1995), "Nửa vòng bông
gạo" (2001) của Đoàn Thị Ký; "Khát" (1999), "Đồng tử" (2005) của Vi Thuỳ
Linh; "Chồng chị chồng em" (1991), "Thơ trữ tình" (2003), "Thơ với tuổi

12
thơ" (2005) của Đoàn Thị Lam Luyến; "Đẹp và buồn trong suốt như gương"
(2005), "Giấc mơ hái từ cơn giông" (2008) của Lê Khánh Mai; "Một khúc
sông trăng" (2001), "Tảo tần gót khuya" (2005) của Nguyễn Thị Mai; "Người
đàn bà ngồi đan" (1985), "Mưa tuyết" (1991), "Ý Nhi Thơ" (2000) của Ý Nhi;
"Khoảng cách cuối cùng" (1999), "Hoa bất tử" (2011) của Trần Thị Vân
Trung; "Giá mà em từ chối" (2002), "Mưa mùa đông" (2004) của Nguyễn
Thuý Quỳnh; "Lục bát cuối chiều" (2008), "Bắc lên ngọn gió mà cân" (2010)
của Bùi Kim Anh…
Tất cả hàng trăm tập thơ, hàng ngàn bài thơ của các nhà thơ nữ Việt
Nam thuộc các thế hệ khác nhau đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của
nền thơ ca dân tộc thời kỳ hiện đại.
1.1.2. Nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam
Có thể thấy, nét đặc sắc chung của các nhà thơ nữ Việt Nam là: giàu nữ
tính, tràn đầy yêu thương và lòng vị tha cùng đức hi sinh cao cả. Các nhà thơ
nữ luôn có ý thức gắn những nỗi niềm tâm sự của cá nhân (thân phận cá nhân)
với vận mệnh dân tộc bằng một giọng thơ dịu dàng, tình cảm, tràn đầy cảm
xúc, đầy chất nhân văn.
Nội dung chính của thơ nữ Việt Nam ở thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX
là: lên án xã hội phong kiến bất công, chà đạp số phận con người nói chung
và người phụ nữ nói riêng; thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc
gia đình. Đặc biệt, những vấn đề về cuộc sống cá nhân của phụ nữ đã được
chính những phụ nữ phản ánh, chính họ đã nói lên bằng những nỗi niềm và
cuộc đời mình, bằng tấm lòng mình và trái tim mình. Vì thế, đã làm nên

những tác phẩm văn học nổi tiếng rất đáng tự hào trong đời sống văn học
nước nhà.
Đa số các nhà thơ nữ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (thời kì hiện
đại hoá văn học) đã tham gia các hoạt động văn học nghệ thuật một cách khá sôi

13
nổi. Họ hăng hái làm thơ, viết văn, viết báo ; họ tích cực góp tiếng nói của
mình vào quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà. Nội dung thơ, văn của họ
đã thể hiện nỗi xót xa, đau đớn trước tình cảnh đất nước bị nô lệ, và gửi gắm
nỗi niềm tâm sự cá nhân về tình yêu đôi lứa, về khát vọng tự do trong tình yêu
và trong cuộc sống đời thường.
Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của nhà thơ nữ Việt Nam trong phong
trào Thơ Mới (1932 - 1945) là bước đầu đã thể hiện được "cái Tôi cá nhân" với
khát vọng được tự do, được bình đẳng và được khẳng định mình của người phụ
nữ; và bộc lộ tiếng nói sâu sắc của mình với quê hương, đất nước, con người -
với những tình cảm thiết tha, nồng nàn, đậm chất nhân văn, đầy nữ tính.
Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945, xã hội Việt Nam có nhiều biến
động lớn. Sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp đã làm nên những thay
đổi căn bản của xã hội Việt Nam thời bấy giờ: từ xã hội phong kiến chuyển
sang xã hội nửa thực dân phong kiến. Sự xuất hiện của "cái Tôi cá nhân" kết
hợp với một không khí khá dân chủ trong văn chương đã tạo nên một nền văn
học mới với sự đổi mới toàn diện về nội dung cũng như của nền văn học nước
nhà. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đội ngũ các nhà thơ nữ
Việt Nam trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thơ nữ trong phong trào Thơ
Mới đã được khẳng định với sự có mặt của 5 nhà thơ nữ được Hoài Thanh,
Hoài Chân tuyển chọn và giới thiệu vào trong cuốn sách nổi tiếng: "Thi nhân
Việt Nam" họ được xếp ngang hàng với các nam thi sĩ. Đó là một điều hết sức
vinh dự cho các nữ sĩ trong phong trào Thơ Mới nói riêng và cho các tác giả
thơ nữ Việt Nam nói chung thời hiện đại.
Từ sau 1945, thơ nữ Việt Nam thực sự có những bước phát triển mới,

mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn với những giọng điệu riêng, phong phú. Thơ của
các chị đều có chung một đặc điểm: "thể hiện những điều tâm tình nhiều khi
nhỏ nhặt nhưng góp phần nói lên đầy đủ cái phong phú đáng yêu của cuộc

14
sống mới này " (Lê Mai (1997), "Cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa với các
nhà thơ nữ" Tạp chí văn học (số 2), tr51-64).
Thơ nữ Việt Nam hiện đại cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI tiếp tục khai
thác hướng đề tài truyền thống, nói về thân phận người phụ nữ, về tình yêu,
lòng thuỷ chung son sắt, tình mẹ con, bầu bạn đồng thời, họ đi sâu khám
phá những đề tài mới trong cuộc sống đầy biến động, với những va đập những
thách thức mới, với niềm khát khao mãnh liệt hướng tới cái mới. Thơ nữ trẻ
thế hệ 8x, 9x cố gắng khẳng định cái "Tôi" trẻ trung, góc cạnh, cái "Tôi" đầy
tính cá thể trước mọi biến động của đời sống xã hội. Thơ họ nói lên tiếng nói
cá nhân và bộc lộ những tư tưởng, những ý niệm của mình về cuộc đời, về xã
hội, về thời đại.
Có thể thấy thơ nữ là sự phản ánh tâm hồn, thế giới nội tâm của người
phụ nữ, là cách nhìn đời thường qua lăng kính và trái tim của người phụ nữ.
Chính vì thế thiên tính nữ với những số phận cụ thể, những khát vọng về hạnh
phúc, tình yêu cũng như những vấn đề muôn thuở của nhân sinh và kiếp
người phụ nữ chính là những chiều sâu của các giá trị tiêu biểu của thơ nữ
Việt Nam qua các thời kì.
1.2. Khái quát về quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh
Bùi Kim Anh sinh năm 1948 (quê Thái Bình) nhưng sinh ra và lớn lên
tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Bà học trườ ng Đại học Sư phạm
ngành Ngữ văn và dạy văn từ năm 1968 tại Hà Nội. Bà là một nhà giáo (một
trí thức) yêu thơ và viết thơ, rồi dần trở thành một nhà thơ nữ có giọng điệu
riêng biệt. Hiện bà đang là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và đã từng công
tác trong Ban Nhà văn nữ của Hội nhà văn Việt Nam.
Bùi Kim Anh là người yêu văn chương từ nhỏ. Bà tập làm thơ khi mới

học lớp 5. Thơ của bà được in trên báo từ năm 1980 và xuất bản cuốn thơ đầu
tiên "Viết cho mình" (1995) tiếp theo là tập "Cỏ dại khờ" (1996), "Lối mưa"

15
(1999), "Bán không cho gió" (2005), "Lời buồn trên đá" (2007), "Lục bát
cuối chiều" (2008), "Bắc lên gió mà cân" (2010) và sắp xuất bản tập thơ thứ
8. Với tập thơ đầu tay "Viết cho mình" ra đời, Bùi Kim Anh đã được nhận
giải thưởng của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Bà cũng đã được
nhận giải của cuộc thi thơ lục bát của Báo Giáo dục và thời đại, ngoài ra bà
còn được một số giải của báo Văn nghệ, báo Hà Nội…
Bùi Kim Anh đã làm thơ như một nhu cầu tự thân nhằm giải tỏa mọi
ẩn ức và gửi gắm mọi nỗi niềm (đặc biệt là nỗi buồn), mọi nỗi suy tư cũng
như những mối quan ngại sâu sắc về cuộc đời, về thế sự, về con người, cuộc
sống… thời kỳ hiện đại. Qua thơ chị, người đọc thấy rõ một cái Tôi Cá Nhân,
cái tôi của một người phụ nữ trí thức luôn đau đáu yêu thương, luôn khát
vọng về một hạnh phúc (tưởng chừng như có thật), luôn đắng đót, xót xa
nhưng đầy sự cảm thương, chia sẻ đối với những con người - đặc biệt là
những con người có số phận bất hạnh, vất vả, khổ đau. Qua thơ chị, người
đọc thấy rõ chân dung một người phụ nữ trí thức thời kỳ hiện đại: dịu dàng,
nhân ái, luôn có ý thức sâu sắc về cái Tôi Cá Nhân của mình với tất cả niềm
vui, nỗi đau, hy vọng và tuyệt vọng… trước cuộc đời đầy sống gió. Tuy vậy
"cái Tôi" đó không bao giờ tách rời và đơn độc mà luôn muốn có một sự
đồng cảm, sự sẻ chia chân thành, tha thiết với mọi người xung quanh, với
cuộc sống vốn rất phong phú, phức tạp thời kì hiện đại này.
Như đã nói ở trên, Bùi Kim Anh hay viết thơ lục bát, nhưng có những
điểm khác với thơ lục bát truyền thống. Thơ lục bát của chị là một thứ thơ lục
bát nhuần nhụy, nhưng không cũ, mang hơi thở cuộc sống, chứa đầy ưu tư và
cảm xúc của con người thời kỳ hiện đại. Bên cạnh đó, chị cũng thường sáng
tác theo thể thơ tự do một thể thơ rất phù hợp trong việc thể hiện sự tuôn trào
của cảm xúc và những suy tư, trăn trở, đớn đau… không giới hạn trước số

phận cá nhân, cũng như trước cuộc đời.

16
Có thể thấy, Bùi Kim Anh trong quá trình sáng tác của mình đã tạo nên
được một giọng điệu thơ khá độc đáo, có màu sắc riêng biệt, thể hiện một
cách rõ nét, sinh động cái Tôi trữ tình trong đời sống thơ ca nữ Việt Nam
thời kì hiện đại.
Tác giả Hiền Nguyễn cho rằng: Bùi Kim Anh làm thơ để tìm giá trị hạnh
phúc, và chính nhà thơ Bùi Kim Anh cũng khẳng định: Tôi làm thơ cho chính
mình. Cảm xúc của tôi được lấy từ chính cuộc sống thường ngày của mình và
"chỉ khi nào có cảm hứng thì tôi mới viết. Có những ngày tôi làm một mạch
được vài bài " (Báo Điện tử Tổ quốc - Chuyên mục ý kiến - đối thoại
1/6/2009).
Trong khoảng thời gian từ 1995 đến năm 2010, nhà thơ Bùi Kim Anh có
khoảng hơn 400 bài thơ với 7 tập thơ: "Viết cho mình" (1995); "Cỏ dại khờ"
(1996); "Lối mưa" (1999); "Bán không cho gió" (2005); "Lời buồn trên đá"
(2007); "Lục bát cuối chiều" (2008); "Bắc lên ngọn gió mà cân" (2010). Và
chị vẫn tiếp tục sáng tác và sắp cho ra đời tập thơ với cái tên dự định "Nhốt
thời gian".
Có thể chia các tác phẩm thơ của Bùi Kim Anh làm hai giai đoạn: Giai
đoạn đầu: đầy sự trong trẻo, tin yêu, băn khoăn, day dứt, bao dung, hồn hậu
của một người phụ nữ - một cô giáo yêu người, yêu thơ và làm thơ; Giai đoạn
sau: đau đớn, xót xa, quằn quại, hoài nghi, chua chát, cay đắng, đôi khi là
tuyệt vọng nhưng vẫn toát lên chất vàng mười của lòng nhân hậu, sự hi sinh
của lòng tự trọng, của bản lĩnh người mẹ, người vợ Việt Nam trong những lúc
khó khăn nhất, bất hạnh nhất của cuộc đời. Người đọc đã bắt gặp một thứ tình
cảm trong trẻo đầy sự tin yêu, bao dung và hồn hậu của một người phụ nữ
trong thơ qua hàng loạt bài: Ngập ngừng, Buồn dang dở, Tím lỡ làng, Xa, Cho
em gặp anh, Ngày không anh, Lạc khoảng trời, Nhặt trăng, Chơi vơi Cũng
như bắt gặp những nỗi đau đớn, xót xa, hoài nghi đôi khi là tuyệt vọng trong


17
các bài: Đi tìm, Một lần khác mọi lần, Mỗi ngày, Em và anh, Nợ người, Cơn
đau, Ta hỏi ta, Thăng bằng, Long đong một mình, Nợ thời gian, Đêm cuối
năm, Tương lai không định nghĩa, Cạn đáy giọt đời
* *
*
Nhà thơ Bùi Kim Anh có thơ lẻ in trên báo từ những năm 70, 80 của thế
kỷ trước, nhưng đến năm 1995 chợ mới cho ra đời tập thơ đầu tiên với nhan đề
"Viết cho mình". Đây là tập thơ tình mang dấu ấn rõ nét. Tập thơ bộc lộ những
nỗi niềm, suy ngẫm, day dứt, chứa đầy sự hoài nghi và niềm tin vào tình yêu
của chính mình. Đứng giữa cuộc đời đầy phức tạp, đầy thử thách và sóng gió,
người phụ nữ có biết bao điều lo toan, bao điều phải chống chọi để có một tình
yêu, một gia đình hạnh phúc, một sự nghiệp đầy ý nghĩa đối với bao lớp học trò
yêu quý? Chị đã phải trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, bao hi vọng và tuyệt
vọng, may mắn và bất hạnh để dựng xây, để níu kéo hạnh phúc, tình yêu của
chính mình. Tập thơ "Viết cho mình" toát lên một vẻ đẹp kín đáo, trong trẻo
của một tấm lòng đôn hậu, một trái tim đa cảm, của một tâm hồn giàu tình yêu
thương, vị tha - của một người phụ nữ trí thức yêu nghề, yêu trẻ!
Năm 1996, Bùi Kim Anh cho ra đời tập "Cỏ dại khờ". Chị vẫn đi tiếp cái
mạch thơ mà chị đã đi: "đằm thắm, nhẹ nhàng, ân tình, đôi khi bứt phá nhưng
rồi lại trở về với chân nữ tính của riêng mình" (Đào Nam Sơn). Vẫn theo
nhận xét của Đào Nam Sơn thì: "Cỏ dại khờ" là cách nói khiêm nhường của
thi sĩ, còn với những ai tri kỷ, tri âm thì nó là thảo dược quý. Với 40 bài trong
tập thơ này (ít bài dài), ý tưởng trong bài thơ gợi lên thật rõ ràng, bởi nhà thơ
quan niệm viết cho chính mình và mong chia sẻ với cuộc đời bằng suy nghĩ
của mình:
Giá có thể quay về cổ tích
Ước một lần không phải là mình


18
xếp cuộc đời theo từng bước đặt
Sương - khổ, rủi - may
Chẳng tại số trời
Ước ba lần
Trong "Cỏ dại khờ" - ta thấy Bùi Kim Anh muốn thể nghiệm những gì chị
đã cảm nhận được trong cuộc đời này. Trong nhiều bài thơ, chị luôn hướng tới
đời, hướng tới con người của hôm nay. Tấm lòng của một người mẹ trong bài
"Thay cho lời ru" của tập thơ này là một ví dụ tiêu biểu:
Hãy ngủ đi non nớt của mẹ ơi
Nụ hôn tình yêu sẽ gắn lành nỗi đau nức nở
Có một chàng trai đến tìm con hẹn mai còn đến nữa
Mẹ đi lau chiếc gương nơi sáng nắng nhà mình
Chị đã hiểu đã sẻ chia, đã an ủi và vực con dậy để tin vào cuộc đời, vào
tình yêu cho dù - chính tình yêu đã gây tổn thương, đau đớn cho con.
Và thật khiêm tốn khi chị viết về mình:
Người ta đi đông đi tây
Còn tôi quanh lại ở ngay xó nhà
Những chỉ lo việc đàn bà
Tứ thơ eo hẹp trong ba chuyện đời.
Nhưng "ba chuyện đời" đó đi vào thơ chị thì đâu có phải là nhỏ, là ít
nữa! Sự khiêm tốn đôi khi chính là niềm kiêu hãnh, tự hào của người phụ nữ.
Tập thơ "Lối mưa" in năm 1999 (sau "Cỏ dại khờ" 3 năm). "Lối mưa"
vẫn khuynh hướng viết cho mình, mình giãi bày cùng bạn đọc, nhưng đã chín
hơn nhiều trong những bài thơ viết cho cuộc đời, cho cõi nhân gian:
Cụ già như bà lão trong cổ tích
Dúm dó góc hồ lần lữa đôi tay cắt gọt
Mụn vải tả tơi gió lật

19

những con búp bê nhem nhuốc
Như những đứa trẻ bị bỏ rơi
Những con búp bê như tuổi già lay lắt
Có một cô bé nay trở thành người lớn
Ngàn tuổi thơ vẫn bày con búp bê bù rối
Xếp thành câu chuyện cổ ngày nay.
Phần viết cho mình, chị luôn bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của mình
bằng những câu thơ đầy chất hiện thực, giản dị và trong trẻo:.
Đời còn gì để nối anh với em
Giữa hai đứa đâu là mơ là thực
Một con đò sang ngang chở đầy trách nhiệm
Các con là cầu nối chặt đôi ta.
Đến năm 2005, tác giả cho ra đời tập thơ "Bán không cho gió". Ta bắt
gặp trong tập thơ sự day dứt về những nỗi buồn của một người vốn có nhiều
ao ước, mộng mơ nhưng chẳng có cơ hội thực hiện. "Việc đàn bà" và "ba
chuyện đời" của chị cũng là cái chuyện muôn đời của một người phụ nữ, một
người yêu, người vợ, một người mẹ, một công dân, một thi sĩ trong những
ngày đất nước nhiều thay đổi (Vũ Nho). Trong thơ Bùi Kim Anh - người đọc
thấy luôn luôn thường trực trong đời sống tình cảm của tác giả là cái trạng
thái tâm lý đối lập: yêu và hoài nghi, chịu đựng và phản ứng, tha thứ và lên
án, thoả mãn và khao khát Tất cả các mặt đối lập đó đều được giãi bày thành
thực như một nhu cầu để tự giải thoát. Vì thế mà - thơ Bùi Kim Anh hiếm
những câu vui, hiếm những khoảnh khắc bình yên, thanh than. Tập thơ "Bán
không cho gió" chị đã sáng tác khi mà tai ương bỗng ập đến với gia đình chị.
Vậy mà con người làm thơ vẫn cứng cỏi vượt lên số phận để làm thơ, bởi chị
đã lựa chọn và quyết "vịn vào thơ", để sống: "Em và anh gắn với nhau bởi
những bất hạnh/Tai ương kéo đến suốt cuộc đời/Giá ta bỏ nhau lúc trẻ để vạn

20
kiếp chia đôi/ Nhưng số mệnh bắt cùng gánh chịu/ Phải trời hay người cứ đoạ

đầy/ Cho một chút đổ đầy oan nghiệt…"
Thơ viết cho mình, cho con lúc này là nguồn sống cho tác giả vượt lên
tai ương, bất hạnh: "Con trai ơi hãy yên lòng ra đi/ Mỗi sớm/ Mẹ ở bên cha/
Ta còn mãi mái nhà".
Chỉ sau một năm khi "Bán không cho gió" được xuất bản thì năm 2007,
nhà thơ cho in "Lời buồn trên đá". Khi chồng mắc vào vòng lao lý, con mắc
bệnh nan y, chị càng viết thơ nhiều hơn, giọng thơ cứng rắn hơn, khiến người
đọc xúc động:
Những câu thơ không vớt được ý thơ
Những câu thơ không giải thoát được người làm thơ
Những điều tồn tại không có mặt trong thơ
Những điều không tồn tại lại kết thành câu chữ
Tập thơ "Bán không cho gió" được Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà
Nội trao giải hàng năm. Trong tập thơ này chị đã có những bài, những câu
làm nao lòng người:
- Câu thơ em viết cho em
Cởi ra xa xót vò thêm nát nhàu
Ta làm thơ để tặng mình
- Tôi là một kẻ quăng chài
Buông câu để kéo một vài ý thơ
Thơ luôn là chứng liệu lịch sử chính xác nhất cho số phận mỗi nhà thơ.
Người đọc nhận ra được từ thơ chị những đắng cay, chua chát mà chị đã hứng
chịu và những bất hạnh, thử thách mà chị phải trải qua. Đến 2 tập thơ "Bán
không cho gió" và "Lời buồn trên đá" thì không còn một Bùi Kim Anh "lãng
đãng và mê đắm" như ở mấy tập thơ trước nữa mà là một Bùi Kim Anh:
"chông chênh cơn tuyệt vọng và dằn vặt nỗi hệ luỵ" (Lê Thiếu Nhơn). Trong

21
những đêm đau đớn, bất hạnh dồn dập đổ ập vào chị, chị chỉ còn vũ khí cuối
cùng là thơ để tự vệ, để vịn vào, đứng lên:

Ta băm nát đời mình vào những câu thơ
Trang điểm tâm hồn bằng lời bằng chữ
Cho ta vịn vào khi thiên hạ lùi xa
Và đúng là thơ đã "dìu" chị đi qua những chông gai, gập ghềnh khi
không còn nước mắt để khóc. Nhờ thơ, chị đã kiên cường chấp nhận thử thách
để đối mặt với nó:
Bất hạnh không hề mang nhãn mác
Ta không thể lựa chọn
Sự khốn cùng chẳng chung đúc một khuôn
Ta không thể nhấc lên nặng nhẹ chịu đựng mỗi con người
Hai tập thơ "Bán không cho gió" và "Lời buồn trên đá" như những trang
nhật ký đầy sự bàng hoàng. Hành trình thơ tuần tự theo hành trình nguy nan.
Đó là giây phút "ngỡ là" hụt hẫng chia biệt, đó là "ngày giỗ mẹ" ngậm ngùi,
đó là lúc thăm nuôi người ở "Phía ấy" và đó là niềm khát khao mong mỏi:
Sẽ một ngày bình thường
Không chờ mưa chờ nắng
Có thời gian chững lại
Có không gian hai người
Năm 2008, tác giả cho in "Lục bát cuối chiều". Trong tập thơ này tác giả
tuyển chọn 68 bài. Đây là tập tinh tuyển những bài lục bát đã trình làng trong
các tập trước và thêm vào một số bài mới. Hầu hết trong thơ Bùi Kim Anh là
những bài buồn, những lời than thở. Nhưng ở những bài này mỗi bài có một
hoàn cảnh riêng, có một thứ cảm hứng riêng. Cùng là lục bát nhưng có thể nói
Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các
nhà thơ cùng thời với chị. Thể lục bát vốn là thể thơ truyền thống, người viết

×