Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.99 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vài thập kỷ cuối thể kỷ XX, tiểu thuyết Việt Namnh có phần
chững lại, Ýt gặt hái được những thành công rực rỡ. Người ta
thường nhắc đến những thành công ở thể loại truyện ngắn của những
cây bút có thương hiệu như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn
Huy thiệp, Nguyễn Thị Ngọc Tư, Còn ở thể loại tiểu thuyết, trong
vài thập kỷ này, nhường như vắng bóng những tên tuổi nổi trội.
Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời
hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly(2000) và tiếp đó là Mẫu
Thượng Ngàn (2006) đã làm xôn xao văn đàn Việt Nam.
Cả hai cuốn tiểu thuyết đều giành những giải thưởng lớn, được
giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và được độc giả đón nhận
nồng nhiệt. Đây thực sự là một kết quả đáng trân trọng của nền tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
Hai cuốn tiểu thuyết đã thành công trên nhiều bình diện, có
nhiều giá trị, nhưng Ên tượng nổi bật là thế giới nhân vật của chúng.
Thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh rất phong phó, đa dạng, sinh động và hấp dẫn.
Hiện đã có không Ýt những ý kiến, bài nghiên cứu phê bình về
hai cuốn tiểu thuyết, trong đó có bàn luận về nhân vật ở hai tác phẩm.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào viết
chuyên về thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết một cách hệ
thống, sâu sắc.
Vì thế, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàncủa Nguyễn Xuân Khánhlàm
đốitượng nghiên cứu, góp phần tìm hiểu khám phá những nét độc
đáo của nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê gốc ở làng Cổ Nhuế -


Hà Nội. Ông viết chậm và Sáng tác không nhiều. Những tác phẩm
của ông có thể kể trên đầu ngón tay: truyện ngắn Một đêm (1958); tập

truyện Rừng sâu (1963); tiểu thuyết Trư cuồng (1973); tiểu
thuyết Miền Hoang tưởng (1990); tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000) và
tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (2006). Trong đó Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn là hai cuốn tiểu thuyết bề thế, sâu sắc. Hai cuốn tiểu
thuyết đã đạt những giải thưởng cao: Hồ Quý Ly - giải thưởng của
Hội Nhà văn Trung ương (2000); Mẫu Thượng Ngàn - giải nhất -
giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2006); Đây là hai tác phẩm "
thuộc loại để đời của Nguyễn Xuân Khánh" (Châu Diên).
Hai cuốn tiểu thuyết viết về hai giai đoạn đầy biến động của lịch
sử xã hội Việt Nam: giai đoạn mục ruỗng của triều Trần và sự lên ngôi
của triềuHồ (thể kỷ XIV - XV); giai đoạn đất nước bị thực dân Pháp
xâm lượcvà quá trình tiếp biến văn hoá (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX).
Hai cuốn tiểu thuyết thực sự hấp dẫn người đọc còng nh giới
nghiên cứu, lý luận phê bình văn học. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều có
thế giới nhân vật phong phó, được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng
công phu. Các nhân vật đầy sức sống, có cá tính, hàm chứa sức nặng
tư tưởng và rất Ên tượng.
Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu về đặc điểm tiểu thuyết và
nhân vật trong hai tác phẩm:
- Về cuốn Hồ Quý Ly:
Trong cuộc Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày 21/ 9/
2000 do Nhà xuất bản Phụ nữ kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ
chức, đã có rất nhiều ý kiến đánh giá: Ý kiến của nhà văn Vũ Bão ,
Trần Thị Trường, Châu Diên, Phạm Xuân Nguyên, Trịnh Đình Khôi,
nhà nghiên cứu Hán Nôm - tiến sỹ Đinh Công Vỹ Nhìn chung,
các ý kiến đều đi đến khẳng định những thành công của cuốn tiểu

thuyết là vô cùng to lớn, nhất là cách xây dựng nhân vật của Nguyễn
Xuân Khánh thật độc đáo: nhân vật có nhiều phẩm chất, có cá tính,
được miêu tả từ nhiều góc độ, quan hệ đời sống, rất đa dạng, sinh
động. Nhưng các ý kiến mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái
quát hoặc bước đầu đánh giá thành công hay hạn chế ở một khía
cạnh nào đó của tác phẩm mà thôi. Những ý kiến đó là xác đáng
nhưng chưa hệ thống và chưa minh chứng rạch ròi.

Còng đã có mét số luận văn Thạc sỹ Khoa học Ngữ văn đi
chuyên sâu vào một vài khía cạnh cuốn tiểu thuyết như: luận
vănTiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, 2004, của Lê Thị Chung - Khẳng
định thành công của cuốn tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại tiểu
thuyết lịch sử; luận văn Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sù vận động
của tiểu thuyết lịch sử nước ta nửa sau thế kỷ XX của Đỗ Hải Ninh
(2003) đã đề cập và chỉ ra mét sè nét đặc sắc của nghệ thuật xây
dựng nhân vật cuốn tiểu thuyết: nhân vật đầy sức sống, nhân vật tư
tưởng
- Về cuốn Mẫu Thượng Ngàn:
Mẫu Thượng Ngàn còn dày dặn, bề thế, phong phó hơn cả
cuốn Hồ Quý Ly. Khi nói về nhân vật trong tác phẩm, các nhà văn đã
đưa ra những nhận xét: Nhà văn Nguyên Ngọc khen ngợi - nhân vật
trongMẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh " rất đông đúc", "
rất đẹp", " tất cả đều tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực". Nhà văn
Đỗ Ngọc Yên thì nhận ra tài năng của Nguyễn Xuân Khánh là " đã
tạo ra một mẫu hình nhân vật trung tâm đa thanh và nhiều cung
sắc", " nhân vật có tầm khái quát lớn, vừa thánh thiện, lại vừa gần
gũi: thân quen".
Nhà văn Châu Diên, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Sỹ Đại
còng có những nhận xét sâu sắc về những thành công của Nguyễn
XuânKhánh trong việc xây dựng nhân vật: những nhân vật " phì

nhiêu, sum suờ", những nhân vật " đối chất nhau"
Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Trang
trong Khoá luận tốt nghiệp: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh - 5, 2007 , đã phát hiện ra và
bước đầu khái quát được mét sè đặc điểm của thế giới nhân vật
trong cuốn tiểu thuyết.
Tuy nhiên, với khuôn khổ của một Khóa luận tốt nghiệp, tác
giả luận văn cũng chưa triển khai vấn đề một cách đầy đủ, sâu sắc.
Bên cạnh đó, cả hai tác phẩm cũng còn chưa tránh khỏi mét sè"
tì vết". Song, hạn chế là rất Ýt. Hai tác phẩm vẫn là những viên ngọc
long lanh trên nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3. Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi sẽ tìm hiểu, hệ thống, phân tích,
đánh giá và khái quát lên những đặc điểm chung của thế giới nhân
vật trong hai cuốn tiểu thuyết. Từ đó, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật
về con người của nhà văn, quan niệm về cái đẹp, về cuộc sống.
Đồng thời, luận văn cố gắng đào sâu những kiến thức lý luận về đặc
điểm nhân vật, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của thể loại
tiểu thuyết.
4. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần phát hiện những đặc sắc của Nguyễn Xuân
Khánh trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật tiểu thuyết, sự
đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn trong nền tiểu thuyết
đương đại. Trên cơ sở đó, luận văn tiến tới khẳng định quan niệm
nghệ thuật về con người của nhà văn và tư tưởng nghệ thuật của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu trên cả hai bình diện đồng

đại và lịch đại.
- Sù kết hợp các phương pháp.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đôi nét khái quát lý thuyết về nhân vật văn học,
nhân vật trong thể loại tiểu thuyết và việc xây dựng thế giới nhân
vật.
Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý
Ly vàMẫu Thượng Ngàn .
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐễI NẫT KHÁI QUÁT Lí THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC,
NHÂN VẬT TRONG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾTVÀ VIỆC XÂY
DỰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT

1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm:" Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể
hiện trong văn học bằng phương diện văn học". Nhân vật văn học là
hình tượng nghệ thuật về con người, có ý nghĩa con người. Nhân vật
là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn nhằm
thể hiện một tư tưởng cụ thể.
Nhân vật văn học có thể là những con người giống như thật
hoặc có nguyên mẫu ở ngoài đời; có khi là những nhân vật do nhà
văn hư cấu tưởng tượng ra; hoặc có thể là các sự vật, hiện tượng
trong đời sống nhưng đều mang dáng dấp, tâm hồn những con
người được miêu tả cụ thể hoặc khái quát và rất sinh động.

Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là hình thức
nghệ thuật mang tính tư tưởng. Nhân vật là hình thức nghệ thuật ước
lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Vì thế, ta
không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật ngoài đời.
1.1.2. Ý nghĩa, chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật là hình thức hạt nhân của tác phẩm nghệ thuật. Nó là
yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Nhân vật là căn cứ
rõ nhất để ta nắm bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn còng nhđiều
người nghệ sỹ muốn gửi gắm tới độc giả. Nhân vật còn là sự thể
hiện những quan niệm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn
về con người, cuộc đời. Nhân vật là yếu tố quan trọng làm nên sự
thành công của tác phẩm văn học. Về đại thể, nhiều nhà văn, nhà lý
luận đều khẳng định không có nhân vật sẽ không có tác phẩm văn
chương.
1.1.3. Loại hình nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Dựa trên
những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại nhân vật văn học thành
các loại hình nhân vật khác nhau.
1.1.3.1. Xét về mặt kết cấu ta có:nhân vật chính,nhân vật phô,nhân
vật trung tâm,
1.1.3.2. XÐt về phương diện hệ tư tưởng: ta có thể chia ra thành
nhân vật chính diện, phản diện, tích cực, tiêu cực, cách phân loại
nhân vật này gắn với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội

1.1.3.3. Xét về cấu trúc hình tượng: Ta có nhân vật chức năng,
nhân vật tính cách, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng Những
cách phân chia này chỉ là một cách tư duy phân loại cho dễ hiểu,
nhiều khi cứng nhắc không thật sự khái quát được bản chất con
người xét về tổng thể. Mỗi nhân vật – con người trong đời sống
cũng như trong nghệ thuật thường rất đa dạng mang nhiều tư tưởng,

hành động, tính cách phức tạp: vừa tốt vừa xấu, tích cực lẫn tiêu
cực và được nhìn nhận trong sù tiếp xthụ của tác giả cũng như bạn
đọc từ nhiều quan niệm, góc độ khác nhau. Vì vậy rất cần mềm dẻo
trong nhìn nhận, phân loại nhân vật.
1.1.3.4. Xét về đặc điểm thể loại: ta có nhân vật kịch, tù sự, trữ tình,

1.1.4. Các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân
vật
sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một
nội dung đời sống xã hội và mét quan niệm về cuộc đời, con người
của nhà văn.
Với mỗi tác phẩm, mỗi nhà văn, mỗi nhân vật sẽ có cách thể
hiện khác nhau, tương ứng với việc sử dụng các phương thức,
phương tiệnkhác nhau để miêu tả nhân vật, nhằm tạo nên những
nhân vật sinh động, đa dạng, hấp dẫn.
Một số biện pháp miêu tả nhân vật trong văn học truyền thống:
- Miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật.
- Miêu tả hành động, ứng xử.
- Miêu tả nhân vật thông qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện.
- Miêu tả qua lời nói, đối thoại, giọng điệu.
- Miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp qua sù cảm nhận của mọi
người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường mà nhân
vật sống.
- Miêu tả qua cảm nhận riêng của nhà văn.
- Dùng chi tiết để miêu tả nhân vật
- Miêu tả nhân vật bằng các phương tiện, kết cấu, ngôn ngữ.

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn tìm cho
mình những cách thức xây dựng nhân vật mới mẻ, hữu hiệu để làm
phong phó thêm và làm tăng sức hấp dẫn cho nhân vật.

1.2. Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết
1.2.1. Khái niệm
Nhân vật tiểu thuyết là những con người được khắc hoạ đầy
đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng. Nhân vật tiểu
thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang tính cá
nhân của nhà văn. Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn
toàn, có thể bắt nguồn tõ mét nguyên mẫu trong cuộc đời nhưng nó
đều là những " nhân vật sống". Nã không chỉ có các yếu tố ngoại
hình, ngôn ngữ, hành động mà còn có đời sống nội tâm phong phó
và bản thân nhân vật luôn có sự phát triển nội tại. Nhân vật tiểu
thuyết bao gồm rất nhiều kiểu, loại nhân vật khác nhau. Nhân vật
tiểu thuyết có thể chứa đựng nhân vật kịch, nhân vật trữ tình ở
những phần nhất định. Thế giới nhân vật tiểu thuyết thường rất đồ
sộ. Các nhân vật trong tiểu thuyết tạo nên một xã hội vô cùng phong
phó, phức tạp với nhiều quan hệ,hành động, ý nghĩ, tư tưởng, giọng
điệu Nã phong phó như chính cuộc sống.
1.2.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết
Thứ nhất, khác với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật
truyện Trung cổ, (là những con người hành động), nhân vật tiểu
thuyết là những con người nếm trải, tư duy. Nhân vật tiểu thuyết
được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả nh một con
người đang trưởng thành, biến đổi, đặc biệt không chỉ tích hợp về
lượng mà còn thay đổi về chất và nú phải khác biệt.
Thứ hai, nhân vật tiểu thuyết là những con người có ý thức về
sự sống của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể thụ động,
trì trệ.
Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là những con người cá nhân. Đó là
những con người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động Nhân
vật gần gũi với tác giả, với người đọc, không có khoảng cách sử thi.
Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết luôn được đặt trong hoàn cảnh cụ thể

và có sự phát triển tính cách - sù phát triển tự thân như trong cuộc đời
thật.

Trư Cuồng (1973) là cuốn tiểu thuyết viết về chứng điên của một
người khi đã quá gần gũi với lợn. Đó là nhân vật Hoàng - mét anh nhà
báo bị kỷ luật phải về nuôi lợn và những người dân xóm nghèo của
anh
Miền Hoang Tưởng (1990) là cuốn tiểu thuyết viết về những
con người khi phải đối mặt với những vấn đề của cuộc sống hàng
ngày - cụ thể là của mét sè trí thức thất thế, nghèo đói trong giai đoạn
Cách mạng tư tưởng - văn hoá của đất nước những năm 1970 - 1980,
thế kỷ XX. Đó là mét anh nhạc sỹ bị đuổi ra khái biên chế, mét anh
giáo viên nghèo, mét anh hoạ sỹ thất nghiệp Họ là những nhân vật
biểu lộ một phần đời sống vật chất, tinh thần có thực của giới trí thức
Hà Nội những năm tháng đánh Mỹ.
Thế giới nhân vật trong hai tác phẩm là những con người cụ
thể, đời thường trước những trăn trở hàng ngày mà nhà văn từng bắt
gặp ngoài cuộc đời. Số lượng nhân vật Ýt (trên chục nhân vật), được
xây dựng trong mét không gian hẹp, bộc lộ quan điểm, tư tưởng của
nhà văn về đời sống xã hội đương thời. Các nhân vật chưa được xây
dựng thành những tính cách rõ nét, chưa được đặt trong nhiều mối
quan hệđa dạng, phức tạp của đời sống. Vì thế, nhân vật Ýt sinh
động, thậm chí tẻ nhạt, đơn điệu.
2.2. Những đặc điểm chung của thế giới nhân vật trong Hồ Quý
Ly và Mẫu Thượng Ngàn
Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của nhà văn ở hai cuốn
tiểu thuyết có những nét chung mang tính thống nhất, như là một
nguyên tắc tổ chức nghệ thuật xuyên suốt cả hai tác phẩm, vì thế,
chúng tôi quyết định có thể đưa cả hai tác phẩm vào một vấn đề "
Thế giới nhân vật", để nghiên cứu. Đó là: Ở cả hai tác phẩm,

Nguyễn Xuân Khánh đều xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mang
tính truyền thống: nhà văn đi sâu vào tái hiện hiện thực đời sống lịch
sử, phong tục, đời thường của dân tộc, như nó vốn có, trong rất
nhiều mối quan hệ
nhà tư tưởng; có nhà tu hành ; có các quan hệ kinh tế, chính
trị, tình yêu, hôn nhân, văn hoá, phong tục ; có trai, gái, nam, nữ,
già, trẻ tất cả như đời sống thật.
Các nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ soi chiếu lẫn
nhau. Nhân vật không hề đơn giản, một chiều mà phức tạp, đa diện,
có ý nghĩa khái quát lớn.
Các nhân vật có cá tính sắc nét, sinh động, cuốn hút người đọc.
2.3. Sức hấp dẫn của thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn
2.3.1. Những nhân vật nam
2. 3. 1. 1. Những con người sống có lý tưởng cao đẹp, mang phong
thái của người anh hùng
Những nhân vật đó là: Hồ Quý ly, Trần Khát Chân, Trần Duệ
Tông, Phạm Sư Ôn, trong Hồ Quý Ly; Trịnh Huyền, Lý Cỏn,
Tuấn, Huy, Cò Xuân trong Mẫu Thượng Ngàn. Họ đều là những
con người sống có lý tưởng, hoài bão lớn lao, cao đẹp - vì lợi Ých
của nhân dân, đất nước:
Hồ Quý Ly mong muốn làm thay đổi tình thế lâm nguy của dân
tộc, đưa đất nước tiến lên phát triển cường thịnh; Trần Khát Chân với
khát vọng đánh giặc ngoại xâm, giữ vững triều Trần; Trần Duệ Tông
có khát vọng đè bẹp giặc Chiêm Thành; Trịnh Huyền là con người yêu
nước sâu sắc; Lý Cán có quyết tâm làm giàu " bằng con đường danh
giá"; Huy, Tuấn với khát vọng cứu nước, đấu tranh giải phóng dân
tộc
2.3.1.2. Những con người mạnh mẽ, quyết đoán, luôn hành động
- Hồ Quý Ly quyết tâm đi theo con đường đã vạch ra: cách tân

đất nước. Ông đã bằng mọi cách thực hiện, dự bị phản đối, dù có tàn
bạo, nhẫn tâm, ông cũng quyết làm đến cùng.
2.3.3.3. Julien còng là mét con người mạnh mẽ, quyết liệt. từ khi
thay anh làm ông chủ đồn điền, hắn luôn hành động như
mét"conquistador"- nhà chinh phục. Hắn như mét con thú hoang:
lồng lộn, săn lùng Trong chuyện tình ái, cũng giống như người
anh trai của mình, hắn luôn khao khát, luôn kiếm tìm và luôn hành
động để có được người đàn bà hắn muốn. Hắn muốn chứng tỏ sức
mạnh của một kẻ đi chinh phục.
2.3.4. Nhân vật tôn giáo
Loại nhân vật này cũng nổi lên khá đa dạng và thể hiện được
những nét bản chất của từng loại tôn giáo, bao gồm Thiên Chúa
giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian
khác
2.3.4.1. Nhân vật Mẫu: Đây là một hình tượng trung tâm xuyên suốt
cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn về mặt ý nghĩa, là nhân vật kỳ
ảo, khó nắm bắt nhưng đã được Nguyễn Xuân Khánh thể hiện rất
sinh động thông qua các nhân vật nữ trong tác phẩm.
Những nhân vật bà Tổ Cô, bà Mùi, bà Ba Váy, cô Nhụ, cô
Hoa là những nhân vật mang trong mình cái căn cốt của đạo Mẫu:
là hiện thân của lòng bao dung, nhân hậu, che chở cho con người;
hiện thân cho sức sống vĩnh cửu. " Họ đông đúc nhất, đẹp nhất, hay
nhất, đậm nhất tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa, phồn thực".
2.3.4.2. Thiên Chúa giáo: Đây là đạo đi cùng với sự xuất hiện của
bọn thực dân phương Tây. Về lý tưởng, Thiên Chúa giáo cũng
hướng đến nhu cầu đời sống tâm linh con người, hướng con người
đến cái Thiện, hoàn thiện nhân cách, hướng con người đến niềm tin
tốt lành ở Chúa. Đạo này được thể hiện qua tư tưởng của rất nhiều
nhân vật trong tác phẩm như đức giám mục Puginie, Cha xứ
Côlombert, trưởng Cam, người dân xóm Đạo

2.3.4.3. Phật giáo:Nhân vật Phật giáo được hiện lên trong cuốn Hồ
Quý Ly, tập trung ở tư tưởng các nhân vật: Vua Thuận Tông, công
chúa Huy Ninh; mét phần trong suy nghĩ của Hồ Quý Ly; Đạo sỹ
Thanh Hư,
bà Ba Lý Cán đã phục hồi sự sống cho chồng trong cơn bạo
bệnh; bằng cặp vú căng mẩy, Êm áp của thiếu nữ đương thì, Nhụ đã
đưa chồng từ cõi chết trở về
Nghệ thuật hư cấu làm cho các nhân vật vô cùng sinh động,
gần gũi, thân thiết.
3.4. Nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm nhân vật
Nguyễn Xuân Khánh đã đi sâu vào bên trong tâm hồn nhân vật,
miêu tả, tạo nên những nhân vật sinh động, có cá tính sắc nét.
Hồ Quý Ly là nhân vật được nhà văn xây dựng có đời sống nội
tâm phong phó. Ở Hồ Quý Ly, có cả những giằng xé của con người
thời đại và con người cá nhân. Diễn biến tâm lý, tình cảm trong con
người Hồ Quý Ly rất phức tạp. Ông luôn phải đứng trước sự lựa
chọn của những quan hệ đầy mâu thuẫn và đối địch nhau ở mức đỉnh
điểm. Đó là quan hệ quân - thần; phô - tử, quyền lực - đạo đức,
đặc biệt trong quan hệ tình cảm, ông đã bị những giằng xé dày vò
Hồ Nguyên Trừng cũng là nhân vật có đời sống nội tâm phong
phó, phức tạp: có chí lớn, thông minh nhưng trái tim lại đa sầu, đa
cảm.
Rồi các nhân vật khác như công chúa Huy Ninh, bà Tổ Cô, bà
Ba Váy đều hiện lên là những con người có nội tâm sâu sắc.
Biết bao tâm trạng, bao nỗi niềm đã được nhà văn thể hiện
chân thực qua các nhân vật, dựng nên một thế giới nhân vật vô cùng
sống động, đa dạng hấp dẫn.
3.5. Nghệ thuật tạo dựng tình huống để bộc lộ tính cách nhân vật
Tình huống là diễn biến của hoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh
ra những mâu thuẫn, như một cái sốc, cái bất ngờ đối với nhân vật

đòi hỏi phải có cách xử lý. Tình huống là cách thức góp phần làm rõ
phẩm chất, tính cách nhân vật, là một phương tiện nghệ thuật để
miêu tả conngười. Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được những
tình huống độc đáo, qua đó nhân vật bộc lộ nét tính cách.
Tình huống " có vấn đề" bất ngờ, phức tạp giữa nhân vật Chế
Bồng Nga và Ba lậu Kê với Thanh Mai dẫn đến chiến thắng vang
dội của nước Đại Việt trong cuộc chiến với giặc Chiêm Thành là
tình huống đầy ý nghĩa.
Tình huống vua Thuận Tông gặp duyên với đạo Phật.
Tình huống Nghệ Tông đón tiếp ông thày già Chu Văn An.
Tình huống khó xử giữa Thanh Mai - Khát Chân - Hồ Nguyên
Trừng.
Tình huống bất ngờ giữa Nhô - Điều - Julien.
Tình huống cò Xuân biết được lai lịch của mình
Các tình huống đều gây được sự bất ngờ, độc đáo, thể hiện rõ
chân dung nhân vật, tạo nên những nhân vật sống động, hấp dẫn và
có sức nặng tư tưởng.
PHẦN KẾT LUẬN

1. Thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn, của Nguyễn Xuân Khánh vô cùng đa dạng, phong phó,
sinh động và có tính khái quát cao. Nhân vật đã nói lên được tính phức
tạp của cuộc đời. Thế giới nhân vật ở đây đó làm hiện lên trước độc giả
một cuộc sống như thật với sự phức tạp, đa diện của nó ở hai thời điểm
lịch sử đầy ý nghĩa của dân tộc: thời điểm cách tân đất nước (thế kỷ XIV
- XV); và thời điểm tiếp biến văn hoá - dân tộc ta dưới ách thống trị của
thực dân xâm lược Pháp (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX).
Có rất nhiều nhân vật, nhiều tính cách, nhiều cá tính và nhiều mối
quan hệ nhân vật khác nhau được nhà văn miêu tả. Nhưng nhìn chung
chủyếu là để nói lên vẻ đẹp nhiều mặt của con người trên đất nước

ViệtNam và trong cả nhân loại. Họ là những con người tạo nên cuộc
sống theo những hướng phát triển khác nhau có tốt xấu, có cách tân, có
bảo thủ… là sự biểu hiện muôn mặt đời sống: có những con người ở nơi
tôn quý như Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tôn; có những bậc anh hùng
như thượng
những người phụ nữ xinh đẹp, nết na như bà Ba Váy, bà Tổ Cô, bà
Đồng Mùi… có cả những người dân quê lam lũ nh mẹ con chị mõ
Pháo…Tất cả các nhân vật hiện lên trong những trang sách của Nguyễn
Xuân Khánh rất sinh động, khiến ta có cảm giác như ta đang trò chuyện
cùng họ. Những nhân vật đều là những con người hiện lên với đầy đủ
nét ngoại hình, hành động và đời sống tâm hồn phong phó.
Qua hệ thống các nhân vật Êy, giúp ta hiểu rõ thêm về mọi mặt
của đời sống ở những giai đoạn lịch sử cụ thể của dân tộc; khơi dậy
tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc. ỞHồ Quý Ly hay Mẫu
Thượng Ngàn, chúng ta đều nhận ra cái thông điệp tình yêu mà ông
gửi gắm: hãy yêu đất nước mình, yêu dân tộc mình, gắn bó sâu sắc
hơn với nền văn hoá Việt thuần khiết, và có trách nhiệm giữ gìn nét
văn hoá bản sắc dân tộc Êy trong cuộc hội nhập ngày nay.
2. Thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã chứng
tỏ tài năng, bút lực, tâm huyết, vốn hiểu biết đời sống, văn hoá sâu
rộng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Các nhân vật được nhà văn tổ
chức trong những mối quan hệ phức tạp, bình đẳng nhưng vẫn gắn kết
chặt chẽ với nhau. Nhân vật luôn được soi chiếu từ nhiều góc độ, thể
hiện rõ nét tính cách nhân vật. Nhà văn đã xây dựng được những tính
cách tiêu biểu, điển hình thể hiện chiều sâu tư tưởng tác phẩm, có khả
năng khái quát hiện thực đời sống như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng,
Trần Khát Chân, Phạm Sư Ôn, Phạm Sinh trong cuốn tiểu thuyếtHồ
Quý Ly; Trịnh Huyền, Philippe, Julien, bà Tổ Cô, bà đồng Mùi
trong Mẫu Thượng Ngàn. Các nhân vật được đặt trong những hoàn
cảnh điển hình làm bộclộ tính cách và nói được nhiều nhất ý nghĩa tác

phẩm cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Đó là những nhân vật vô
cùng sinh động, hấp dẫn; là những nhân vật đặc sắc trong văn học.
Trong nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật của Nguyễn Xuân
Khánh, tuy vẫn có những tuyến nhân vật được phân chia rõ ràng trong cả
hai tác phẩm: nhân vật cách tân, bảo thủ, trung gian (Hồ Quý Ly); nhân
vật nam -
dựng nhân vật của nhà văn - xây dựng nhân vật hướng tới sự sáng
tạo trong suy nghĩ của độc giả, khơi dậy những cảm xúc và đánh giá
khác nhau của người đọc khi tiếp nhận tác phẩm.
Nguyễn Xuân Khánh đã vận dụng một cách tài tình, sáng tạo các
biện pháp thể hiện nhân vật trong văn học truyền thống như nghệ thuật
xây dựng nhân vật theo hướng đối thoại, thủ pháp huyền ảo, nghệ thuật
tạo dựng tình huống… Nhà văn luôn tỏ ra rất vững vàng, tinh tế, sắc sảo
trong ngòi bút. Vì vậy Nguyễn Xuân Khánh đã để lại dấu Ên độc đáo
trong những biện pháp tưởng nh quen thuộc đó, khẳng định được mình -
là một trong số những nhà tiểu thuyết hàng đầu của nền tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng
Ngàn còng đã hiện rõ đặc điểm phong cách nghệ thuật và quan niệm
nghệ thuật về con người của nhà văn. Đó là mét phong cách tiểu
thuyết cổ điển mà hiện đại, tài hoa, tinh tế mà thấm đẫm chất phồn
thực - có sức sống mạnh mẽ. Trong quan niệm nghệ thuật về con
người, Nguyễn Xuân Khánh khẳng định: con người bao giờ cũng có
hai mặt “trong mỗi con người bao giờ cũng có phần âm - dương; sáng
- tối”. Tức là cái phần lương tri và cái phần quỷ dữ trong mỗi con
người. Nếu khi con người biết kiềm chế cái phần bản năng, cái phần
quỷ dữ bên trong - thì con người sẽtrở nên tốt đẹp, và ngược lại. Đây
là quan niệm nghệ thuật về con người theo ý nghĩa trọn vẹncủa
Nguyễn Xuân Khánh.
4. Việc tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý

Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã mở ra nhiều hướng tiếp cận, nghiên cứu
mới về tác phẩm, về nhà văn: nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh, nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh … Đó là những đề tài khoa học hấp dẫn với các nhà nghiên cứu.
Tóm lại:Cùng với nhiều thành công khác, thế giới nhân vật đặc
sắc trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã đem
đến cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam sù khởi sắc với những cách
tân
trong tác phẩm đã thực sự có sức sống trong lòng bạn đọc - là
những nhân vật gần gũi, thân thiết như những con người đang hiện hữu
quanh ta. Thế giới nhân vật ở hai tác phẩm đã góp phần khẳng định tài
năng nghệ thuật tiểu thuyết độc đáo của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh.Ởông, không chỉ có vốn sống, sự hiểu biết sâu rộng mà còn có
một năng lực khái quát, một trí tưởng tượng sắc bén, một bút lực mãnh
liệt để tái hiện cuộc sống, để hư cấu, sáng tạo nên những hình tượng sinh
động, đầy sức sống.


×