PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có lẽ chưa bao giờ, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là
dạy học lịch sử ở trường THPT lại được đặt ra gay gắt và chiếm được sự
quan tâm đặc biệt của xã hội như hiện nay. Như một lụgic tất yếu, chất lượng
dạy học của bộ môn lịch sử không thể nâng cao nếu như cả người dạy và
người học đều không hứng thú với môn học, mọi phương pháp, mọi đổi mới,
mọi sự vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học đều bị hạn
chế tác dụng nếu người học vẫn thờ ơ với môn học.
Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học, tìm
thấy ở đó niềm say mê khám phá những tri thức của lịch sử xã hội loài người,
điều đú luụn là những câu hỏi lớn đối với đội ngũ những người làm công tác
nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, không chỉ
trong nhận thức lý luận mà còn bằng hoạt động thực tiễn trong dạy học.
Trong tính tổng thể các phương pháp, biện pháp sư phạm nhằm kích
thích niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn và theo đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, thì vấn đề sử dụng ngôn ngữ dạy học có
một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là một trong những nguồn cung cấp
kiến thức chủ yếu cho học sinh.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là vỏ của quá trình nhận thức, là
chiếc cầu nối của quá trình dạy học, nói như TS Kiều Thế Hưng: Người giáo
viên như người lái đũ trờn dòng sông thời gian, mà con đũ chớnh là ngôn
ngữ. Cùng với con đò giàu biểu cảm và sáng tạo ấy, người thầy sẽ đưa các
thế hệ học trò của mình đến bến bờ lịch sử xa xôi, nhưng đầy hấp dẫn và thú
vị để hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội
mới, những hành trang không thể thiếu trên con đường đi tới tương lai.
Không thể có một bài học lịch sử có chất lượng nếu như việc sử dụng
ngôn ngữ thiếu chất lượng, khô cứng, sáo mòn, thiếu khả năng kích thích
hứng thú và niềm say mê, sáng tạo của học sinh. Chúng ta có thể có nội dung
1
dạy học tốt, có phương pháp dạy học phù hợp, có hệ thống phương tiện dạy
học hiện đại, nhưng tất cả điều đó đều kém hiệu quả rất nhiều nếu nó không
được chuyển tải và vận hành qua hệ thống ngôn ngữ giàu biểu cảm.
Vai trò của ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trong dạy học lịch sử nói
riêng rất quan trọng, nhưng lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm
đúng mức. Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, tập trung
nào đề cập đến vấn đề quan trọng này, xuất phát từ thực tế trên đây và kinh
nghiệm dạy học ở trường THPT, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề ngôn
ngữ trong dạy học lịch sử.
Tuy nhiên, do ngôn ngữ trong dạy học là một vấn đề lớn, bao gồm
nhiều nội dung và được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, trong phạm vi
của luận văn, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một trong những nội dung được
coi là nhân tố máu thịt của nó- đó là tính biểu cảm của ngôn ngữ.
Tính biểu cảm của ngôn ngữ là gỡ? Nú cú vai trò quan trọng như thế
nào trong dạy học lịch sử? Cần phải sử dụng các biện pháp sư phạm như thế
nào để ngôn ngữ trong dạy học lịch sử thể hiện được sức sống của nó trong
việc góp phần vào tích cực vào việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từ đó
nâng cao chất lượng dạyhọc lịch sử ở trường THPT. Đó là những lý do cơ
bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng
cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT
(vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn). Sự thành công
của đề tài khẳng định ý nghĩa của biện pháp sư phạm, thao tác sư phạm về
việc sử dụng ngôn ngữ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay, trong những công trình nghiên cứu về lý luận dạy học,
phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng của
các Nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử đã đề cập đến vấn đề quan trong này
ở các góc độ và mức độ khác nhau. Có thể tóm lược ở mấy loại sau đây:
2
* Loại thứ nhất: Là các tài liệu của Hồ Chí Minh và các bài viết về
cách sử dụng ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất coi trọng ngôn ngữ và trong dạy
học, trong cuốn “Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2”: Qua những bài giảng cho
lớp tập huấn chính trị Quảng châu 1925-1927, chúng ta có thể học được
PPDH của Người và đặc biệt là học tập được cách sử dụng ngôn ngữ giảng
dạy của của chủ tịch Hồ Chí Minh qua các bài “Cuộc cách mạng tư sản
Phỏp”, “Cuộc cách mạng tư sản Mỹ”, “Cuộc cách mạng Nga” [12]
Khi nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu
đã tập trung đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ, trong số đó phải kể đến cuốn
“Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” do GS. Đặng Xuân Kỳ (chủ
biên) [18], tác giả đã đề cao phong cách diễn đạt của chủ tịch Hồ Chí Minh
đó là: Có sự kết hợp hài hoà cái dân gian và cái bác học, cái cổ diển và cái
hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây để tạo ra
sức cuốn hút mạnh mẽ với người nghe.
Khi nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không
nhắc tới tác phẩm “Hồ Chí Minh tác gia tác phẩm nghệ thuật ngôn từ” của
nhà xuất bản giáo dục. Thông qua những bài viết, các tác giả đã phân tích
để thấy sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ của chủ tịch Hồ Chí Minh
cả trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, tác giả Nguyễn Kim Thản đã đánh
giá đó là: di sản về ngôn ngữ. Giá trị ngôn ngữ mà chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng tạo ra dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống dân tộc và mối giao lưu
quốc tế và nhấn mạnh: “Một người không tạo ra được ngôn ngữ. Nhưng có
người thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là thông qua sự sáng tạo của
mình về sử dụng từ ngữ, về cách diễn đạt, v v có thể đóng góp cho sự
phát triển của ngôn ngữ, thậm chí có thể ảnh hưởng lớn đến chiều hướng
phát triển của ngôn ngữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người như
thế” [13, 72]
3
* Loại thứ hai: Là các tài liệu giáo dục học, tâm lý học:
Nhà giáo dục học A.T.Ilina đã nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố
ngôn ngữ, trong cuốn: “Giỏo dục học” Tác giả đã viết: Rất nhiều những kích
thích bằng lời, một mặt đẩy chúng ta vào thực tế, vì thế chúng ta phải ghi
nhớ điều đó để không làm sai lệch quan điểm của chúng ta đối với thực tế.
Mặt khác, chính ngôn ngữ làm cho chúng ta trở thành người [17.185].
Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề”, tác giả I.Lecne đánh giá cao hình
thức “Trỡnh bày nêu vấn đề”, coi đó là hình thức để khai thác tiềm lực sáng
tạo của học sinh, tạo ra hứng thú trong việc tìm tòi, sáng tạo của các em và
đặt ra yêu cầu nêu vấn đề của giáo viên qua cách trình bày miệng.
Khi nói về các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học, Nhà giáo dục học
N.V.Savin trong cuốn “Giáo dục học”, Tập 1, đã nhấn mạnh công cụ quan
trọng và phổ biến của dạy học là lời nói: “Việc dạy học là một nghệ thuật,
không nên nghĩ rằng chỉ có một số người có thể nắm được nú…Lời núi của
giáo viên là công cụ dạy học dễ hiểu nhất và phổ biến nhất” [28.171].
Còn tác giả I.F.Kharlamốp trong cuốn “Phỏt huy tính tích cực học tập
của học sinh như thế nào?” đã đánh giá cao kích thích bên trong của học
sinh và nhấn mạnh đến nghệ thuật dạy học để tạo cho học sinh hứng thú học
tập và khẳng định: “Chớnh đó là nghệ thuật của sự giảng dạy” [19]
Đối với quá trình nhận thức: PGS.TSKH Thái Duy Tuyên trong cuốn
“Giỏo dục học hiện đại” Để thực hiện điều có hiệu quả kế hoạch bài giảng,
giáo viên phải dự kiến cả ngôn ngữ, ngôn từ, tốc độ hành động, phong cách
thích hợp để tạo hứng thú cho học sinh khi nghe giảng.
Cuốn 2 “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sỏch giỏo
khoa” tác giả Trần Bá Hoành [9] đã nêu ra đã nêu lên những lý luận cơ bản
định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, qua đó các tác giả chú
trọng tới tâm lý lứa tuổi, phương pháp dạy học trong đó nhấn mạnh tới
phương pháp trình bày miệng, các hoạt động kích thích hứng thú học tập
lịch sử của học sinh, những yêu cầu cần thiết để trở thành giáo viên giỏi,
4
theo tác giả: cần có vốn kiến thức sâu rộng về điều mình dạy, có kỹ năng
truyền đạt tốt.
Cuốn “Lý luận giáo dục” của Phan Thanh Long (Chủ biên) – Trần
Quang Ấn - Nguyễn Văn Diện [26], khi đưa ra việc phân loại các phương
pháp giáo dục, các tác giả đã đánh giá cao về ý nghĩa của những phương
pháp dùng lời trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh
Cuốn giáo trình “Tâm lý học đại cương” của tác giả Nguyễn Xuân
Thức (Chủ biên) [32] đã nêu lên các dạng hoạt động ngôn ngữ, tác giả chỉ rõ
những yêu cầu đối với việc trình bày miệng của giáo viên. Trong đó có nhấn
mạnh yêu cầu phải có tính truyền cảm và khẳng định vai trò của ngôn ngữ
với việc tưởng tượng của học sinh
Cuốn “Dạy học hiện đại, lý luận và biện pháp kỹ thuật” của tác giả
Đặng Thành Hưng [16], đã nêu lên những phương pháp dạy học cụ thể trong
quá trình dạy học, trong đó có nhấn mạnh tới những phương pháp và kỹ năng
của ngôn ngữ như cấu trúc ngữ pháp ra sao, phát ngôn diễn cảm như thế
nào? Tác giả đi sâu vào mô hình và kỹ năng thảo luận, nhất là thảo luận
nhóm- một hình thức dạy học khá phổ biến hiện nay, cách đặt vấn đề của
giáo viên phải khuyến khích học sinh bộc lộ được hiểu biết cá nhân của
mình, vì vậy giáo viên phải biết lựa chọn những ngôn ngữ và cách trình bày
dễ hiểu.
* Loại thứ ba: Các công trình về: Phương pháp dạy học lịch sử và
Ngôn ngữ học
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào ?” của N.G.Đairi,
tác giả đã chỉ rõ yếu tố “Nhịp độ trình bày của thầy giáo phải đúng mực…
nhịp độ của lời giảng còn ảnh hưởng đến thái độ của học sinh” [7], điều này
có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp trình bày miệng của giáo viên,
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học
sinh.
5
Trong cuốn: Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử” của GS.TS
Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (đồng Chủ biên) đã nhấn mạnh vai trò quan
trọng của ngôn ngữ giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh trở về với quá khứ lịch sử,
tạo được biểu tượng rõ ràng, cụ thể về một sự vật, biến cố lịch sử… giúp học
sinh biết suy nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận, hình thành khái niệm nhằm tìm
hiểu bản chất của sự vật, quy luật của quá trình phát triển, tác giả viết “Lời
nói nhiệt tâm, chân thành làm tăng tác dụng giáo dục” [ 23, 126] và luôn đề
cập, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của phương pháp trình bày miệng.
Cuốn “Cỏc con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thụng” của PGS.TS Nguyễn Thị Côi [4] Trong đó trình bày cụ
thể các vấn đề lý luận và có những bài minh hoạ về biện pháp sư phạm để
nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, và nêu rõ yêu cầu khi trình bày nội dung
phải: Ngắn gọn, xỳc tớch, cụ thể, dễ hiểu, không rườm rà, nhiều tên riờng,
tờn nước ngoài, đõy cũng là nguyên tắc trong việc sử dụng ngôn ngữ trong
giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
Cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”- Tập 1, 2 của GS.TS
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - PGS.TS Trịnh Đỡnh Tựng - PGS.TS Nguyễn
Thị Côi. Trên cơ sở phân tích đối tượng chức năng, nhiệm vụ của phương
pháp dạy học lịch sử, đặc trưng của bộ môn để xác định hệ thống phương
pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, trong đó nhấn mạnh: Việc sử dụng lời
nói sinh động góp phần quan trọng vào việc giải quyết các nhiệm vụ của dạy
học lịch sử ở trường phổ thông, đõy là những cơ sở lý luận và và những kỹ
năng nghiệp vụ cơ bản để thực hiện đề tài.
Trong cuốn“Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử lịch sử” (một số
chuyên đề) là một gợi ý quan trọng về phương hướng đổi mới PPDH lịch sử,
các chuyên đề đều đưa ra các biện pháp sư phạm và nhấn mạnh hiệu quả bài
học không những cần đáp ứng tính khoa học của nội dung bài học vừa phải
đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
6
Trong “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học
cơ sở” của PGS. TS Trịnh Đỡnh Tựng (chủ biên) - Trần Viết Thụ- Đặng Văn
Hồ đã nêu ra biện pháp sư phạm cụ thể cho việc sử dụng lời nói trong đoạn
tường thuật, miêu tả, giải thớch…
Những nội dung cơ bản viết trong chuyên khảo “Rốn luyện kỹ năng,
nghiệp vụ sư phạm” PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên)- Trịnh Tùng- Lại
Đức Thụ-Trần Đức Minh, tuy không phải là sách hướng dẫn cụ thể về nghiệp
vụ sư phạm, song tạo cơ sở cho giáo viên lịch sử ở trường phổ thông có kỹ
năng và hướng sáng tạo trong dạy học lịch sử. Cuốn sách đã đề cập sâu sắc
đến vai trò và ý nghĩa của diễn đạt núi, nờu yêu cầu cơ bản của kỹ năng diễn
đạt nói, cách diễn đạt trong một số trường hợp trình bày cho học sinh, biện
pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói.
Trong các cuốn sách hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa do
PGS TS Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), cuốn hệ thống các câu hỏi tự luận và
trắc nghiệm do PGS TS Trịnh Đỡnh Tựng (chủ biên) đó giỳp cho giáo viên
và học sinh có những thuận lợi trong phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi
trong giờ hoc lịch sử.
Trung tâm từ điển học điển học và Hội sử học Việt Nam- khoa Lịch sử
trường ĐHSP Hà Nội đã xuất bản cuốn “ Từ điển Tiếng Việt” và “Từ điển
Thuật ngữ lịch sử” [11] giúp tác giả luận văn giải thích các khái niệm, thuật
ngữ chính xác và mang tính hình ảnh
Cuốn “Đổi mới việc dạy, học lịch sử lấy học sinh làm trung tõm” của
Hội giáo dục lịch sử, khoa sử trường ĐHSP Hà Nội là một gợi ý về mặt lý
luận việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, tác giả Trần Đức Minh đã
nêu rõ vai trò của việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh và đặc biệt học tập
phong cách, ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát triển năng lực tư
duy của học sinh trong DHLS.
Cuốn giáo trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Bùi Tất Tươm
(chủ biên) đã đưa ra những cơ sở lý luận về ngôn ngữ, tính biểu cảm của
7
ngôn ngữ, đõy là những kiến thức cơ sở về ngôn ngữ học, đặc biệt cuốn sách
còn khái quát toàn bộ những biện pháp tu từ trong tiếng Việt và những
phong cách chính trong sử dụng ngôn ngữ.
Cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” của tác giả Đinh
Trọng Lạc, đã giới thiệu và phân biệt rõ 5 “phương tiện” và 5 “biện pháp tu
từ” trong tiếng Việt.
Cuốn “Phong cách học tiếng Việt” cũng tác giả: Đinh Trọng Lạc ngoài
việc giới thiệu về phong cách tiếng Việt nói chung, tác giả đã nhấn mạnh đến
chức năng của hoạt động lời nói mang phong cách khoa học. Tác giả chú ý
tới ba đặc trưng của phong cách này là: tính trừu tượng- khái quát cao; tớnh
lụ gớch nghiêm ngặt; tính chính xác khách quan
Trong cuốn “Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương”, tập 1 (mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy), tác giả Nguyễn Lai đã nêu ra mối quan
hệcủa các chức năng của ngôn ngữ.
Tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) cuốn “Văn miêu tả trong nhà
trường” đã nêu lên những biện pháp chủ yếu và những yêu cầu của văn miêu
tả, tác giả nhấn mạng đến mối liên hệ của miêu tả và tưởng tượng
Cố GS Vũ Dung và các tác giả Vũ Thuỵ Anh, Vũ Quang Hào với cuốn
“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, đã tập hợp được những thành
ngữ, tục ngữ, những câu ca dao, dân ca giúp cho việc sử dụng trong lĩnh vực
này một cách có hiệu quả nhằm nâng cao tính biểu cảm cảu ngôn ngữ DHLS
Công trình của tác giả Hoàng Anh: “Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ
bỏo chớ” tác giả viết: “Tớnh biểu cảm của ngôn ngữ gắn với sử dụng từ ngữ,
lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó hấp dẫn hay ít
nhất cũng gây ấn tượng với độc giả [1.23].
Trong cuốn “ Hệ thống thao tác trong dạy học lịch sử ở trường trung
học phổ thụng” của tác giả Kiều Thế Hưng đã khẳng định “Ngụn ngữ là
nhân tố tất yếu trong dạy học, bởi vì lời nói là nguồn cung cấp kiến thức chủ
yếu và sử dụng lời nói là một phương tiện rất quan trọng để truyền thụ kiến
8
thức… Ngôn ngữ trong dạy học lịch sử phải chính xác, để trình bày sự kiện
đúng như nó tồn tại, nhưng điều quan trọng là nó phải hàm chứa được trong
đó hơi thở của thời đại và sức sống của hiện thực” [14- 57]. Từ đó tác giả đề
ra những nội dung chủ yếu của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử: “Âm lượng
trong ngôn ngữ tuy có phụ thuộc lớn vào yếu tố bẩm sinh, nhưng chủ yếu do
quá trình rèn luyện của người sử dụng nú” [14- 60]; Âm sắc và ngữ điệu
trong ngôn ngữ dạy học lịch sử được tác giả đánh giá “Âm sắc và ngữ điệu
trong ngôn ngữ dạy học phải nhằm hỗ trợ trong việc dạy học được truyền
cảm hơn, sinh động hơn và thực hiện những yêu cầu dạy học xác định”. Tuy
nhiên, trong dạy học ngôn ngữ, các động tác sư phạm, tư duy tri thức lịch sử
có quan hệ chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất “Tri thức nào thì ngôn
ngữ ấy và động tác ấy”
Ngoài ra còn có nhiều chuyên khảo đề cập tới nghiệp vụ sư phạm và
các bài đăng trờn cỏc Tạp chí Giáo dục, khoá luận tốt nghiệp của đồng
nghiệp, một số cuốn Tài liệu bồi dưỡng chu kỳ cho giáo viên 1997-2000; Bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT [2], việc thực hiện chương
trình SGK lớp 10, năm 2006 nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử.
Để tiến hành phần thực nghiệm sư phạm chúng tôi cần nhiều các tài
liệu giáo trình “Lịch sử thế giới cận đại”[27], SGK [3], Tư liệu lịch sử 10
[31], Sử dụng kờnh hỡnh lịch sử trung học cơ sở (Phần lịch sử thế giới) của
PGS TS Trịnh Đỡnh Tùng (chủ biên), cuốn “Tỡnh bạn vĩ đại và cảm động”
của L. Vớtgốp và I.A. Xukhụtin là những tư liệu để chúng tôi tham khảo và
giảng dạy trực tiếp các bài dạy thực nghiệm.
Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến ngôn ngữ và ngôn
ngữ dạy học lịch sử, có thể thấy vấn đề ngôn ngữ không phải là vấn đề còn
mới mẻ trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng, tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và tập trung vào vấn
đề này, Đặc biệt chưa có công trình nào đi sâu vào tính biểu cảm của ngôn
9
ngữ trong dạy học lịch sử. Vì thế có thể coi đề tài: Một số biện pháp sư phạm
nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thông (Vận dụng qua chương trình lịch sử lớp 10- chương
trình chuẩn) là một đề tài mới mẻ.
Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, chuyên biệt về
vấn đề này, nhưng vấn đề ngôn ngữ trong dạy học nói chung và dạy học lịch
sử nói riêng được thể hiện trong các công trình nói trên là những cơ sở quan
trọng giúp chúng tôi trong việc tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài này.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở xác định và nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của ngôn
ngữ trong dạy học lịch sử và một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính
biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Đề tài này có mục đích cơ bản là: Tìm hiểu cơ sở khoa học, xác định nội
dung, bản chất và biện pháp sư phạm để nâng cao tính biểu cảm của ngôn
ngữ trong dạy học lịch sử, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số biện pháp sư phạm nhằm
nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT. Đối
tượng này gồm các vấn đề cụ thể do nội dung của đề tài đặt ra đó là: Sự cần
thiết, cơ sở khoa học, những khái niệm cơ bản, nội dung và các biện pháp sư
phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường
THPT.
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu, đề tài nàycú những nhiệm
vụ cơ bản sau đây:
5.1. Từ lý luận giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử,
xác định sự cần thiết tất yếu cũng như vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của
10
ngôn ngữ nói chung, tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử nói riêng
trong dạyhọc lịch sử hiện nay ở các trường THPT
5.2. Trên cơ sở lý luận và điều tra thực tế xác định rõ những khái niệm,
những nội dung, những yêu cầu cơ bản của tính biểu cảm trong ngôn ngữ
dạy học lịch sử ở trường THPT
5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu
cảm của ngôn ngữ DHLS ở trường THPT
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính đúng đắn khoa
học và khả năng thực hiện các biện pháp sư phạm đề ra.
5.5. Rút ra những khái quát lý luận, những quan điểm khoa học về tính
biểu cảm và các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn
ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT.
6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp luận:
Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về khoa học giáo dục và khoa học lịch
sử để thực hiện nghiên cứu đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.1.1. Từ lí luận giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử,
xác định sự cần thiết, vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng
ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông hiện nay.
6.1.2. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống, khái quát
những tài liệu có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.
+ Phương pháp quan sát: Quá trình dạy học của một số trường THPT
trên đại bàn thực nghiệm
+ Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi đóng
và mở để khảo sát thực trạng việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm
11
nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội.
+ Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm trong thực tế những
biện pháp sư phạm đề xuất
+ Phương pháp trao đổi, phỏng vấn để tìm hiểu quan niệm và thực trạng
việc sử dụng ngôn ngữ ở trường THPT
+ Phương pháp thống kê toán học: Thống kê số liệu điều tra, kết quả học
tập làm căn cứ khẳng định tính khả thi, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm rút bài học và đề xuất
những kiến nghị.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ trong dạy học là vấn đề lớn và là một trong những nội dung
quan trọng của hoạt động dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
Tuy nhiên đề tài này chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một trong những
nội dung quan trọng của ngôn ngữ trong dạy học- Đó là tính biểu cảm của
ngôn ngữ trong dạy học lịch sử, đõy là một trong những yếu tố quyết định để
nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ trong dạy học
lịch sử ở trường THPT. Trong đó các vấn đề về khái niệm, những yêu cầu cơ
bản, nội dung và biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn
ngữ trong dạy học lịch sử là những nội dung được nghiên cứu trực tiếp và
chuyờn sõu trong đề tài này.
8. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Ngôn ngữ nói chung, tính biểu cảm của ngôn ngữ nói riờng, cú một vị
trí đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ dạy học lịch sử. Với việc hiểu đúng
đắn về vị trí, nội dung và tính biểu cảm của ngôn ngữ, đặc biệt là việc xây
dựng các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ
trong dạy học lịch sử sẽ giúp người giáo viên có được một công cụ hữu hiệu,
tạo cơ sở khoa học cho việc triển khai một bài học lịch sử hấp dẫn sinh động,
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường
THPT hiện nay.
12
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
hai chương với các nội dung chủ yếu sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp sư phạm
nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương 2. Những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm
của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
13
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH BIỂU
CẢM TRONG NGÔN NG÷ TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ
1.1.1. VỀ TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ
Trong cuộc sống con người có nhiều hệ thống phương tiện để giao tiếp,
song ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp quan trọng nhất, “Ngụn ngữ là vỏ vật
chất của tư duy”. Một trong những tác dụng quan trọng nhất của ngôn ngữ là
cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, không có thông tin, không có tri thức,
không thể có quá trình nhận thức. Nhà ngôn ngữ học F. de. Saussra nhấn
mạnh: Ngôn ngữ là tổng thể hai mặt không thể tách rời, đó là cái biểu đạt
như ý niệm, khái niệm về sự vật- hiện tượng, là nội dung cần biểu đạt và cái
biểu đạt như thái độ đánh giá, tình cảm, âm thanh- hay đó là hình thức biểu
đạt nội dung.
Ngôn ngữ luôn gắn chặt với hoạt động thực tiễn và nhận thức tạo nên
ba mặt khép kín, do đó, để sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả chúng ta luôn phải
trả lời được các câu hỏi đó là: Biểu đạt cái gì? Cho ai? Dưới hình thức nào?
Nhờ có ngôn ngữ mà nội dung cần thiết được trao đổi có thể được cảm nhận,
được hình dung trực tiếp bằng tư duy với nhiều cung bậc và sắc thái khác
nhau, một trong những sắc thái đem lại hiệu quả cao của ngôn ngữ đó là sắc
thái biểu cảm của ngôn ngữ.
Theo từ điển Tiếng Việt “biểu cảm” là biểu hiện tình cảm, cảm xúc
[35- 63], như vậy: Tính biểu cảm thể hiện cả ở hai dạng của lời nói đó là
dạng nói và dạng viết. Tuy nhiên nếu so sánh sự khác nhau, các nhà ngôn
ngữ đã rút ra có 3 điểm khác nhau đó là:
14
Thứ nhất: dạng núi dựng âm thanh, ngữ điệu còn dạng viết dùng chữ
cái, dấu thanh, dấu câu.
Thứ 2: Dạng nói thường hướng vào tri giác, phản ứng nhanh của
người nhận nên thường kèm theo các phương tiện của ngôn ngữ là cử chỉ,
nét mặt, dáng điệu còn dạng viết không có những chức năng sử dụng các
phương tiện này.
Thứ 3: Dạng nói dễ biểu hiện thái độ đánh giá, cảm xúc, tình cảm còn
dạng viết có hình thức gọn nhẹ, hoàn chỉnh.
Kết quả nghiên cứu trên của các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra: Trong ngôn
ngữ thì dấu hiệu hình thức của tín hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng mang sắc thái
tâm lý, nờn chỳng rất cơ động để thích nghi với chức năng tạo nghĩa của
mình. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta lựa chọn cách thức sử dụng chức
năng ngôn ngữ nói. So với dạng viết, dạng ngôn ngữ nói dễ dàng thực hiện
các chức năng của phương tiện ngôn ngữ như: Thể hiện thái độ đánh giá,
tình cảm, cảm xỳc…nhằm thực hiện mục tiêu giao tiếp đạt hiệu quả. Các nhà
ngôn ngữ học đã nhấn mạnh đến các biện pháp tu từ, nhằm tạo ra phần nội
dung bổ sung của phương tiện ngôn ngữ, đú chớnh là sắc thái tu từ. “Sắc
thái tu từ chỉ rõ thái độ đánh giá, tình cảm của người sử dụng là sắc thái
biểu cảm” [34- 101]
Như vậy Tính biểu cảm của ngôn ngữ là hình thức biểu đạt nội dung
thông tin thông qua sắc thái tình cảm nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao trong
giao tiếp
1.1.2. VỀ TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC
Từ định nghĩa trên và dựa vào đặc trưng của quá trình dạy học, chúng
tôi mở rộng nội hàm của khái niệm về tính biểu cảm trong quá trình dạy
học, một cách chung nhất, có thể hiểu tính biểu cảm trong quá trình dạy học
là: Cách biểu đạt để làm nổi bật những nét tinh tế nhằm phân biệt sự vật về
cơ bản giống nhau về thái độ đánh giá, tình cảm, cảm xúc về sự vật- hiện
15
tượng của giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển của học sinh
Trong quá trình dạy học, ngôn ngữ là một trong những nhân tố tất yếu
giúp học sinh nhận thức cái mới, khác với nhận thức của nhà nghiên cứu,
quá trình nhận thức cái mới của học sinh là một quá trình nhận thức đặc biệt.
“Học sinh nhận thức cái mới chủ quan, nghĩa là chỉ mới với họ mà thụi”,
chớnh vì vậy không thể thiếu được vai trò ngôn ngữ dạy học của người thầy.
Theo nhà giáo dục học A. I .Ilina: “Giỏo viờn sắp xếp tài liệu sách giáo khoa
bằng một cách đặc biệt, nếu cần thì bổ sung, đính chính hoặc rút ngắn để
trình bày nó bằng một ngôn ngữ giản dị và dễ hiểu hơn” [18- 12].
Rõ ràng, nếu học sinh không có những xúc cảm, không cảm nhận được
những tư tưởng tình cảm thì không thể hiểu rõ bản chất của sự vật- hiện
tượng, không thể phân tích, đánh giá sự vật- hiện tượng. Theo các nhà phong
cách học: “Chớnh thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện
bổ sung lời nói, giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội
dung cơ bản và nhất là mục đích và ý nghĩa của lời núi” [22- 114].
Như vậy, ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ mang tính biểu cảm là cầu nối
giữa hoạt động dạy học và hoạt động nhận thức, nó định hướng cho hoạt
động nhận thức làm cho hoạt động nhận thức có tính kế thừa. Song, không
phải vì thế mà hoạt động nhận thức mất đi tính sáng tạo, các nhà tõm lớ học
Xô Viết cũng đã phân tích: các hoạt động lĩnh hội tri thức đòi hỏi có một
bước tiến tương ứng của tư duy, tạo ra điều kiện bên trong mới cho việc lĩnh
hội tri thức tiếp theo.
Ngôn ngữ có chức năng xã hội đặc biệt, vì vậy hoạt động ngôn ngữ
mang tính biểu cảm luôn xảy ra trong những bối cảnh cụ thể, do tính chất
đặc biệt của nghề dạy học, tính biểu cảm là yếu tố quan trọng để nâng cao
hiệu quả của hoạt động nhận thức. Khác với nhận thức của nhà nghiên cứu,
nhận thức cái mới của học sinh không phải là trực tiếp, mà dưới sự chỉ đạo
16
của giáo viên, thông qua cách diễn đạt của giáo viên, đõy là con đường nhận
thức ngắn nhất giỳp cỏc em nắm vững tri thức khoa học.
Diễn đạt là thao tác của hành vi làm cho sự vật, ý nghĩ, tình cảm…
được sáng tỏ ra để có thể nhận thức được một nội dung hay đối tượng nào
đó. Theo từ điển tu từ- phong cách thi pháp học thì: “Diễn đạt bằng lời là
cách thức sử dụng lời nói (từ ngữ, ngữ pháp, ý nghĩa, tín hiệu) sao cho đúng
với quy tắc để người nghe tiếp nhận được đồng thời đáp ứng đầy đủ ý định
của người muốn diễn đạt. Diễn đạt bằng lời thực sự là một nghệ thuật bao
hàm cả sự lựa chọn các phương tiện, cách tổ chức và thực hiện phù hợp với
các phương tiện đú” [21- 59,60].
Lí luận dạy học đã phân tích cơ chế của quá trình dạy học, tính chất
hoạt động của quá trình dạy học từ đó tìm ra biện pháp khác nhau để làm tích
cực hoá tình cảm học sinh, tuy nhiên các biện pháp “tuỳ thuộc ở trình độ học
sinh, sự sáng tạo kể cả nghệ thuật của giỏo viờn”. Một trong những nghệ
thuật quan trọng của giáo viên là nghệ thuật sử dụng lời nói, một lời nói
thuyết phục, có tình cảm và được biểu hiện bằng một phong cách phù hợp sẽ
gây cho học sinh sự hứng thú, sự hào hứng, sự chú ý. Đó là nhân tố quan
trọng để học sinh tiếp thu kiến thức và sáng tạo “Trong quá trình dạy học cần
đạt tới sự xúc cảm là điều kiện cơ bản để đạt niềm tin cỏ nhõn”- Đõy chớnh
là gốc để biểu đạt nội dung bài học bằng một ngôn ngữ mang màu sắc biểu
cảm. Từ những phân tích trờn thỡ: Tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học là
giá trị nội dung, là cái được biểu đạt và hình thức biểu đạt để thể hiện
những nét tinh tế làm phân biệt sự vật cơ bản giống nhau về thái độ đánh
giá, về tình cảm, về cảm xúc của giáo viên và học sinh.
Vấn đề này có vẻ phù hợp với bộ môn văn học, môn ngoại ngữ nhiều
hơn. Song trên thực tế ở các môn học khác đặc biệt là bộ môn lịch sử, tính
biểu cảm của ngôn ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ thực
hiện mục tiêu giáo dục. Do vậy chúng ta cần có những biện pháp sư phạm
17
nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học ở trường THPT nói
chung và ngôn ngữ dạy học lịch sử nói riêng
1.1.3. VỀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ngôn ngữ trong dạy học nói chung và sâu hơn là tính biểu cảm trong
ngôn ngữ dạy học lịch sử nói riêng. Cỏi riờng của tính biểu cảm trong ngôn
ngữ dạy học lịch sử xuất phát từ đặc trưng của bộ môn lịch sử.
Một là: Lịch sử là môn học nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra trong
quá khứ- những sự kiện không còn tồn tại nguyên vẹn trong thực tiễn, ngoài
những dấu vết, những “mảnh vỡ” chứng minh một quá khứ có thật đã tồn tại.
Do đó nhận thức lịch sử không phải nhận thức bằng con đường trực tiếp như
những môn học khác, mà bằng con đường gián tiếp. Trong nhận thức lịch sử
phải dựa vào nhiều yếu tố trong đó ngôn ngữ được coi là chất liệu cơ bản,
chính ngôn ngữ với những sắc thái biểu cảm phong phú, đa dạng sẽ tái tạo lại
bức tranh hiện thực như nú đó từng tồn tại. lịch sử sẽ không còn là những sự
kiện khô cứng, lạnh lùng cũ kỹ đầy rêu phong và bụi bặm, lịch sử không chỉ
là hững đống gạch vỡ mà sẽ phải là những cung điện nguy nga. TS Kiều Thế
Hưng đã nhấn mạnh: “Ngụn ngữ trong dạy học lịch sử phải chính xác để
trình bày sự kiện đúng như nó tồn tại, nhưng điều quan trọng là nó phải hàm
chứa được trong đó hơi thở của thời đại và sức sống của hiện thực” [15- 57].
Không giống các bộ môn khoa học tự nhiên, học sinh không thể quan sát
trực tiếp các hiện tượng trong phòng thí nghiệm. Cũng không giống với môn
văn học, học sinh có thể tìm thấy các biểu tượng gần gũi với cuộc sống, hoặc
được gặp gỡ, đối thoại với các tác giả để nghe họ kể về những cảm xúc, tình
cảm thể hiện trong tác phẩm.
Lịch sử không như vậy, cho dù có thể tìm thấy trong các lễ hội những
nét văn hoá đặc sắc của dân tộc nhưng đó cũng chỉ là những thiết kế dựa trên
những di vật, những truyền thuyết, những câu chuyện về một biến cố hoặc
hiện tượng lịch sử. Học sinh có thể gặp gỡ những nhân chứng, nhưng chỉ là
18
nghe kể về trận đánh, về chiến công, về tư tưởng, tình cảm của một số nhân
vật tham gia trong các sự việc- hiện tượng đó chứ các em không thể chứng
kiến các sự kiện- hiện tượng lịch sử đã xảy ra.
Từ những đặc trưng này của bộ môn lịch sử đòi hỏi chúng ta phải giúp
học sinh tưởng tượng về những “hỡnh ảnh về sự kiện, nhân vật lịch sử, điều
kiện địa lớ… được phản ánh trong óc học sinh những nét chung nhất, điển
hình nhất” [24-189], đó là phải tái tạo biểu tượng cho biểu tượng của sự
kiện. Theo tiến sĩ Kiều Thế Hưng, “Nhận thức trực tiếp một sự kiện đó khú,
nhận thức một sự kiện trong biểu tượng (tái tạo và sáng tạo) cũn khú hơn
nhiều”. [14- 21] Do đó người thầy phải có ngôn ngữ giàu hình ảnh và thổi
vào đó những tình cảm, cảm xúc mang “hơi thở của thời đại”. Nhờ có phong
cách của thầy trên bục giảng, giúp học sinh tái tạo những hình ảnh đã được
tái tạo trên cơ sở những hiện thực lịch sử. Học sinh cũng cần có những thao
tác để nắm vững tri thức lịch sử. Đây là đặc trưng cơ bản ảnh hưởng sâu sắc
đến thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử như tư duy tri thức lịch sử, động
tác sư phạm và đặc biệt là phải có ngôn ngữ mang sắc thái đặc trưng riêng
của bộ môn, điều đó làm nên sự khác biệt trong sử dụng phương tiện ngôn
ngữ giữa dạy học lịch sử với các bộ môn khoa học khác.
Thứ 2: Bản chất của nhận thức lịch sử không phải là nhận thức ở mặt
hình thức mà là nhận thức về mặt bản chất của sự kiện lịch sử để rút ra quy
luật vận động và sự phát triển của xã hội. Sự kiện lịch sử là cơ sở để khôi
phục hình ảnh của quá khứ, là cơ sở để tạo nên cảm xúc mạnh mẽ của học
sinh đối với lịch sử, kích thích hoạt động tư duy của các em. Các em nắm
vững diễn biến lịch sử, hiểu rõ được bản chất của sự kiện để tiến hành việc
khái quát lí luận. Vì vậy nhận thức lịch sử thường phải trải qua quá trình tạo
biểu tượng và hình thành khái niệm.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, nhiều
biến cố và sự kiện lịch sử được tái tạo lại với những nét điển hình và sinh
động ví dụ những cảnh xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại, các cuộc
19
chiến tranh thống nhất Trung Quốc thời phong kiến v…v… Nhưng đó cũng
chỉ là diễn lại, mô phỏng lại, tái tạo lại sự kiện đó mà thôi, còn sự kiện lịch
sử đú thỡ mói nằm lại trong quá khứ, chúng ta không thể đồng nhất tái tạo lại
quá khứ và hiện thực quá khứ.
Những biến cố và hiện tượng trên chỉ là hiện tượng bên ngoài mà giác
quan của con người cảm nhận được, còn bản chất của sự kiện- hiện tượng
lịch sử thì chưa thể hiện được, chúng ta chưa biết tại sao các Pharaon phải
xây dựng các kim tự tháp? Những con người thời đó làm thế nào mà xẻ được
những phiến đá vài ngàn tấn và kĩ thuật xây dựng đạt ở mức như thế nào?
Các em học sinh không thể hiểu được vì sao ở Trung Quốc thời phong kiến
lại diễn ra những cuộc chiến tranh liên miên? v…v…
Tuy nhiên, học tập lịch sử vẫn tuân theo quá trình nhận thức chung của
quá trình nhận thức là từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Trực
quan sinh động trong học tập lịch sử được ghi nhận bởi các giác quan như:
thị giác tạo nên hình ảnh trực quan, thính giác được tạo nên hình ảnh thông
qua lời giảng của giáo viên về sự kiện- hiện tượng lịch sử. Xác định được
điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn hình thức biểu đạt hiệu
quả trong dạy học lịch sử, bởi vì ngôn ngữ có thể làm thay đổi ngưỡng cảm
giác. Nhờ ngôn ngữ mà quá trình diễn ra tri giác được dễ dàng, nhanh chóng
sự kiện được tái hiện lại một cách khách quan, đầy đủ, rõ ràng hơn.
Ngôn ngữ là phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những kết
quả cần ghi nhớ. Nhờ đó học sinh hình thành được các biểu tượng lịch sử.
Ngôn ngữ biểu cảm có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, tình cảm của con
người được ghi lại, giữ gìn và nhớ sâu sắc, đầy đủ hơn. Do đặc thù của dạy
học lịch sử ở trường THPT, ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm kích thích tư
duy nhận thức có vấn đề, hình thành và biểu đạt các hình ảnh mới thành các
khái niệm lịch sử. Sự nhận thức sâu sắc quá trình lịch sử của học sinh THPT
còn làm phong phú nội dung của biểu tượng và khái niệm lịch sử, học sinh
biết vận dụng những khái niệm đã học vào hoạt động thực tiễn.
20
Thứ 3: Cũng như các kiến thức khoa học khác, kiến thức cuả bộ môn
lịch sử là yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục thế giới
quan, nhân sinh quân cho học sinh. Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết
về quá khứ vào thực tiễn cuộc sống, nhà sử học Hy lạp cổ đại đã nói: “Lịch
sử là cô giáo của cuộc đời”.
Tuy vậy không phải ai cũng cừ nhận thức và biết vận dụng khai thác tối
ưu giá trị này của bộ môn lịch sử, vì trên thực tế có nhiều bộ môn khoa học
khỏc luụn tỏ rõ ưu thế hơn và có tác dụng trực tiếp với cuộc sống, tình cảm
xã hội như cỏc mụn: Toỏn, vật lý, sinh học, hoá học, văn học. Trong khi đó
giá trị của kiến thức lịch sử lại có tính chất trừu tượng và chỉ ảnh hưởng gián
tiếp đến cuộc sống hiện thực, do đó việc nghiên cứu các biện pháp sư phạm
làm cho các kiến thức lịch sử trở thành công cụ “ Để chuyển hóa những giá
trị có tính trừu tượng, giá trị gián tiếp của tri thức lịch sử trở thành sức mạnh
cụ thể và hiện hữu trong cuộc sống để khai thác triệt để ưu thế của tri thức
lịch sử trong nhiệm vụ dạy học của bộ mụn”. Không phải ngẫu nhiên trong
phần mở đầu cuốn “Đường Cách Mệnh” lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết:
“Sỏch này chỉ ước sao cho đồng bào xem rồi nghĩ lại, nghĩ rồi tỉnh dậy, tỉnh
rồi đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh” [12- 262], trong cuốn sách
này, tác giả đã sử dụng khá nhiều phương tiện và biện pháp tu từ để trình bày
làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
Như vậy, lịch sử là một tấm gương soi cho các thế hệ sau: “Nú làm cho
mỗi người suy nghĩ, cảm thụ, tự hào về quá khứ, tin tưởng mơ ước và tích
cực đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Lịch sử là cuộc
sống quá khứ xã hội, vì vậy mỗi ngày, mỗi địa điểm luụn cú những sự kiện
đang diễn ra, không có sự kiện nào lặp lại tuyệt đối vả lại mỗi sự kiện cũng
được đánh giá khác nhau. Trong DHLS cũng vậy mỗi tiết, mỗi bài, mỗi
chương lại có nhiều sự kiện khác nhau vì vậy giáo viên lịch sử phải biết lựa
chọn những kiến thức cơ bản để khắc sâu cho học sinh bức tranh quá khứ
chân thực nhất. Xác định được điều này rất quan trọng, đây là gốc để tìm ra
21
các biện pháp sư phạm nhằm giáo dục niềm tin, lòng yêu lao động, yêu nhân
dân, rèn luyện ý thức, năng khiếu thẩm mỹ cho học sinh.
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ DHLS là bản chất vốn có của ngôn ngữ
dạy học, để nâng cao tính biểu cảm, đòi hỏi giáo viên phải có những biện
pháp sư phạm phù hợp. Một trong những biện pháp đó là sử dụng các
phương tiện và pháp tu từ, trong DHLS việc sử dụng các phương tiện và
biện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, những phương tiện và biện
pháp tu từ giúp cho việc tái tạo lại lịch sử quá khứ, hình thành biểu tượng
lịch sử cho học sinh có nhiều thuận lợi hơn.
Trong cuốn “Rốn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm”, PGS. TS Nguyễn
Thị Cụi đó nêu rõ: “Muốn diễn đạt tốt cần có vốn từ phong phú. Do đó giáo
viên cần lập sổ tu từ. Không phải tự nhiên mà giáo viên có vốn từ phong phú
để diễn đạt, có được điều này là do quá trình tích luỹ, rèn luyện.” và tác giả
cũng đưa ra các biện pháp sử dụng như “ Sổ tu từ có thể phân ra nhiều phần:
lịch sử Việt Nam cổ đại, cận đại, hiện đại…” [5- 39] Theo các nhà ngôn ngữ
học: “phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ, mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý
nghĩa sự vật- lụgic) ra, chỳng cũn có ý nghĩa bổ sung” còn “Biện pháp tu từ
là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ
không kể là trung hoà hay tu từ trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả
tu từ” [21- 5]
Ở trường THPT, môn lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm, óc thẩm mỹ cho học sinh, xin đơn cử một ví dụ: Khi giảng
cho học sinh về những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sỹ đấu
tranh cho độc lập tự do, những tấm gương sáng tạo trong lao động, những
thành tựu văn minh của nhân loại, người giáo viên truyền vào đó những xúc
cảm lịch sử và sử dụng ngôn ngữ biểu cảm cùng với phong cách biểu đạt gợi
cảm gây sự xúc động và sự đồng cảm cho học sinh làn cho các em có ấn
tượng sâu sắc về sự kiện, từ đó hình thành biểu tượng lịch sử, các em hiểu và
nhớ lâu sự kiện đó. Khác với văn học, hình tượng về các nhân vật lịch sử
22
được miêu tả với một vẻ đẹp chân thực, không hư cấu, điều đó nó không chỉ
giáo dục trí tuệ, tư tưởng tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ mà nú cũn giỳp học
sinh xác định thái độ đối với cuộc sống hiện tại. Đúng như nhà sử học N. A.
Erụphộep đó khẳng định: “Bắt nguồn từ một sự thực là khoa học lịch sử, rõ
ràng có những yếu tố nghệ thuõt”[7- 189].
Như vậy: Tính biểu cảm trong ngôn ngữ dạy học lịch sử được hiểu là
hình thức biểu đạt giá trị nội dung của bài học lịch sử, thông qua hệ thống
các ngôn ngữ dạy học giúp cho học sinh nhận thức quá trình lịch sử trong
trạng thái tình cảm và xúc cảm, tích cực, chủ động, tự giác và hứng thú, kích
thích niềm say mê sáng tạo góp phần hình thành ở họ những phẩm chất của
con người mới.
1.2. VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM
CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.2.1. VỊ TRÍ CỦA VIỆC NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN
NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.2.1.1. Tính biểu cảm của ngôn ngữ là nhân tố không thể thiếu trong
dạy học lịch sử ở trường THPT
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nối riêng, ngôn ngữ là nhân
tố tất yếu quyết định quá trình dạy học. Lời nói không những giữ vai trò chủ
đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, mà lời nói
cũn cú mối quan hệ với tư duy nhận thức, vì vậy để học sinh nhận thức được
kiến thức khoa học không thể thiếu hoạt động ngôn ngữ.
Từ những đặc trưng của DHLS, lời nói của giáo viên là phương tiện để
thực hiện phương pháp dạy học nhằm khôi phục những hình ảnh quá khứ,
giúp học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết
về kiến thức bộ môn. PGS. TS Trịnh Đỡnh Tựng đó khẳng định: “Với ngôn
ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, lời nói của giáo viên sẽ dẫn dắt học
sinh trở về với quá khứ lịch sử tạo được hình ảnh rõ ràng cụ thể về một nhân
vật, một biến cố, về một hiện tượng lịch sử…Nú cũn giỳp học sinh biết suy
23
nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận, hình thành khái niệm nhằm tìm hiểu bản chất sự
vật- quy luật của quá trình phát triển lịch sử”[25- 39]
Như vậy, lời nói của giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng để học
sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng bộ môn, từ đặc trưng của bộ môn lịch sử,
đòi hỏi phải có sự thống nhất cao giữa mục tiêu và nội dung dạy học, điều
này không phải là mới mẻ đối với giáo viên, song không phải ai làm cũng có
hiệu quả. Nhiều giáo viên nắm vững kiện thức cơ bản, có phương pháp tích
cực, nhưng lời nói thiếu sự truyền cảm, thiếu sự thuyết phục, sự biểu đạt về
tư tưởng, tình cảm không hiệu quả, học sinh nhận thức được nội dung kiến
thức, nhưng hiệu quả và tác dụng của giáo dục không cao.
Khi dạy bài 37 trong chương trình lịch sử lớp 10 (ban cơ bản) “Mỏc-
Ănghen: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học”, có một chi tiết rất quan
trọng: đó là Mác mất, Ănghen thay Mỏc lónh đạo phong trào công nhân quốc
tế. Nội dung tri thức không có gì phức tạp, khối lượng kiến thức và thông tin
không nhiều, nhưng làm thế nào để thể hiện nỗi đau quá lớn, tổn thất quá lớn
của giai cấp vô sản toàn thế giới đến sự kiện này thì là một việc không đơn
giản. Ở đõy hiệu quả bài học không chỉ phụ thuộc vào nội dung kiến thức,
mà phụ thuộc vào kết cấu đơn vị ngôn ngữ phản ánh những thông tin, hình
ảnh phản ánh thông tin và tính biểu cảm trong ngôn ngữ của thầy trên bục
giảng. Sau đõy là cách thể hiện thông tin này qua bài giảng: Ngày 14/ 1/
1883. Bạn của Ăngghen không còn nữa. Mác nhà tư tưởng thiên tài, đã từ
trần trên chiếc ghế dựa vào bàn làm việc. Những bức điện tín và thư báo tin
buồn đã được gửi đi. Báo chí đã đăng tin. Nhưng con tim và khối óc vẫn
chưa chịu tin và cũng không muốn công nhận điều ấy. Còn đối với phong
trào cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế thì đó là một tổn thất to lớn
không gì bù đắp nổi. Trong một bức thư gửi Ănghen khi báo tin buồn này,
Gioúc giơ đã viết: “Nhõn loại đã thấp xuống hẳn một cái đầu, mà lại là cái
đầu đáng kể nhất trong tất cả cái đầu hiện có ở vào thời đại chúng ta.
Phong trào của giai cấp vô sản vẫn tiến theo đường đi của mình nhưng đã
24
không còn điểm trung tâm nữa, nơi mà lẽ dĩ nhiên, những người Anh, người
Nga, người Pháp, người Đức…đều hướng tới vào những giờ phút quyết định
và lần nào họ cũng nhận được những lời khuyên sáng tỏ không gì có thể bác
bỏ được, những lời khuyên mà chỉ có những thiên tài với những kiến thức
vạn năng mới có thể có được mà thụi”
Toàn bộ gánh nặng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được
đặt lên vai của Ănghen- một trong những nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô
sản và cũng là người bạn chiến đấu trung thành của Mác. Bằng những thiên
tài và sự hoạt động không mệt mỏi của mình, Ănghen đã đúng góp tích cực
cho phong trào công nhân quốc tế cho giai đoạn này: Kiên quyết chống chủ
nghĩa cơ hội, đoàn kết công nhân các nước, đẩy mạnh phong trào của giai
cấp vô sản. Tiếp tục sự nghiệp của Mác, cuối năm 1884 tại Béc- lanh, Luân-
đôn, Giơ-ne-vơ và Pa-ri, cỏc nhúm xã hội đã đọc cuốn sách mới của Ănghen
nhan đề là “Nguồn gốc gia đình, quyền tư hữu và nhà nước”. Trong lời nói
đầu, tác giả viết: “Tỏc phẩm của tôi chỉ có thể thay thế phần nào công trình
mà người bạn quá cố của tôi đã không thực hiện được”
Cái khó và cái thành công trong đoạn thông báo trên, không phải là nội
dung tri thức, mà chính là tính biểu cảm của ngôn ngữ. Người thầy không chỉ
phản ánh được thông tin về sự kiện Mác mất, mà qua đú còn đỏnh giá vai trò
và đống góp của Mác đối với sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.
Qua lời giảng giàu biểu cảm của người thầy, hiệu quả của mục tiêu giáo dục
tư tưởng về tình cảm vĩ đại của Mác và Ănghen, niềm tin vào lý tưởng Cộng
sản chủ nghĩa, ý thức vươn lên trong học tập của học sinh được nâng lên.
Rõ ràng ở đây, giá trị hiện thực của tính biểu cảm không chỉ phụ thuộc
vào nội dung bài học lịch sử mà còn phụ thuộc vào nghệ thuật dạy học của
thầy. Trước hết người thầy phải có những xúc cảm trước một sự kiên, một
hiện tượng lịch sử và phải biểu đạt nó qua âm thanh, ngữ điệu, các động tác
sư phạm phù hợp với nội dung sự kiện đó, khi đó hiệu quả của lời nói mới
đạt giá trị tối ưu.
25