PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có những cây bút sau một vài sáng tác đầu tay đã bắt đầu cảm
thấy lúng túng và ngòi bút dường như chững trước những phạm vi hiện thực
mới. Có người làm thơ chuyển sang viết văn xuôi và ngược lại. Riêng Thanh
Thảo là một hiện tượng đặc biệt. Trường ca đầu tay: “Những người đi tới
biển” (1977), đã khẳng định và đưa Thanh Thảo trở thành một gương mặt
tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Và cũng từ đó cho
tới nay, Thanh Thảo vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vẫn kiên tâm trên
con đường mình đã chọn: sáng tác trường ca. Thanh Thảo viết nhiều trường
ca và đó là thể loại chính ghi nhận những thành công, đóng góp quý báu của
thơ anh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn
cho rằng: Thanh Thảo là “ông hoàng của trường ca”. Thanh Thảo quả là có
một năng lực trường ca kỳ diệu và hiếm có. Sau trường ca “Những người đi
tới biển” (1977), anh cho xuất bản liên tiếp các trường ca: “Những nghĩa sĩ
Cần Giuộc” (1982), “Bùng nổ của mùa xuân) (1982), “Trẻ con ở Sơn Mỹ”
(1982), “Đêm trên cát” (1985), “Trò chuyện với nhân vật của mình” (2002),
“Cỏ vẫn mọc” (2002) và gần đây nhất có “Trường ca Metro” Trường ca
cũng là nơi thể hiện đậm nét dấu Ên cá tính sáng tạo của ngòi bút Thanh
Thảo: ý tứ sâu xa, giọng thơ trầm, giàu suy tư với những liên tưởng độc đáo,
bất ngờ mang chiều sâu khái quát.
1.2. Thanh Thảo là một nhà thơ áo lính– mét nhà thơ tiêu biểu cho
phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Sau những trường ca đầu tay viết về cuộc đấu
tranh giành tự do của dân tộc, Thanh Thảo tiếp tục sáng tác khá sung sức với
ý thức cách tân không ngừng. Thanh Thảo tạo ra trong sáng tác của mình một
giọng điệu riêng, giàu những suy tư, trăn trở, có chiều sâu “thơ Thanh Thảo
có dáng dấp riêng. Đọc anh, chỉ một lần cũng cảm thấy ngay dáng Êy. Nó đủ
sức gây chú ý và gợi suy nghĩ”– Thiếu Mai. Thanh Thảo còn là tác giả khá
1
gần gũi và quen thuộc với văn học nhà trường. Vì thế, người viết mong muốn
thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về Thanh Thảo sẽ tích luỹ, mở rộng
được vốn kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thể trường ca nói chung và
trường ca Thanh Thảo nói riêng, từ lâu đã được độc giả mến mộ, đặc biệt
được giới nghiên cứu phê bình hết sức quan tâm bởi những vấn đề mà nó đặt
ra, phạm vi hiện thực mà nó phản ánh. Có nhiều công trình, bài viết nghiên
cứu tìm hiểu về trường ca Thanh Thảo ngay sau năm 1975 và cả những
trường ca sau này của anh. Tuy nhiên đề cập đến chất triết luận trong trường
ca Thanh Thảo chỉ có một số bài viết riêng lẻ có khi chỉ đề cập đến một ý
nhỏ, một khía cạnh mang tính khái quát; có một báo cáo về chất triết luận
trong trường ca Thanh Thảo, có thể do dung lượng còn hạn chế nên mới chỉ
dừng ở dạng sơ lược, gợi mở. Và, theo thời gian, sức sống lâu bền của tác
phẩm bao giờ cũng tiềm Èn những giá trị đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục công
cuộc khám phá. Đây còn là khoảng đất trống khiến tác giả luận văn mong
muốn được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu.
1.4. Có ai đó nói rằng, trong suốt ba mươi năm qua, con người thơ của
Thanh Thảo vẫn là con người sáng tạo của những trường ca lớn, vì có thể hơi
thở máu thịt chính của đời anh là hơi thở của trường ca, anh đã đưa hơi thở đời
sống và thời đại vào trường ca của mình. Bởi “trường ca là thể loại nghệ thuật
tổng hợp, có nhiều ưu thế trong việc chiếm lĩnh và phản ánh cả một khoảng
không gian, thời gian rộng lớn” Với ưu thế của thể loại, trường ca có khả
năng giãi bày cảm xúc suy tư, những trăn trở của người viết trên bình diện
không gian rộng lớn. Với giọng thơ sắc sảo thông minh, đôi khi khách quan
đến lạnh lùng, đây chính là mảnh đất màu mỡ để Thanh Thảo bộc lộ tài năng.
1.5. Mấy năm gần đây, yếu tố triết luận, chất triết luận ngày càng
được nhiều người quan tâm, có nhiều luận văn đã nghiên cứu về chất triết
luận của nhiều tác giả khác nhau. Thanh Thảo cũng không là ngoại lệ.
Nhưng, nh chúng tôi đã nói ở trên, cái làm nên tầm vóc, phong cách nhà thơ
2
là ở tầm tư tưởng, thái độ, những suy ngẫm của nhà thơ đó trước con người
và cuộc đời. Và cơ sở của tầm tư tưởng, thái độ đó là yếu tố triết học. Xuất
phát từ những cơ sở đó, người viết chọn đề tài cho luận văn này là: “Chất
triết luận trong trường ca Thanh Thảo”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến chung về Thanh Thảo và thơ Thanh Thảo
Xuất hiện vào cuối phong trào thơ chống Mỹ, Thanh Thảo đã trở
thành gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chống Mỹ. Chùm thơ
đầu tay của Thanh Thảo “Dấu chân qua trảng cỏ” gồm 13 bài từ chiến trường
Miền Nam gửi ra, được đăng trên tạp chí “Tác phẩm mới” số 36, tháng 4 -
1974, được giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1979, gây nhiều chú ý
trong giới nghiên cứu phê bình. Nhà thơ Chế Lan Viên, khi giới thiệu những
sáng tác này của Thanh Thảo đã viết: “Giữa những tháng ngày ác liệt nhất
của năm 1972 rền tiếng bom giặc Mỹ một anh bạn trẻ chuyển đến tôi một bài
thơ của bạn anh ở chiến trường. Bài thơ hay nhưng mà đau xót quá Nhưng
lần này không phải một bài mà là một tập. Và cái riêng anh đã rắn rỏi lên
trong cuộc chiến đấu chung. Có thể nói đây là một tập thơ làm cho cả tổ thơ
đều phấn khởi”. Với con mắt tinh tường của một nhà thơ lớn, Chế Lan Viên
đã phát hiện tài năng, khẳng định sự hứa hẹn những thành công sau này của
hồn thơ Thanh Thảo.
Có khá nhiều bài phê bình, nghiên cứu về thơ Thanh Thảo. Năm
1980, trong tập tiểu luận phê bình “Những vẻ đẹp thơ” (Nhà xuất bản Nghĩa
Bình), tác giả Nguyễn Đức Quyền có vài nét phác hoạ chân dung nghệ thuật
của Thanh Thảo: “Thơ chống Mỹ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu. Cái
xô bồ của chiến tranh, cái tàn bạo của giặc Mỹ, cái gian khổ của người lính
được Thanh Thảo nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường”.
Tác giả Thiếu Mai trong bài “Thanh Thảo: thơ và trường ca” (Tạp chí
văn học số 2– 1980) chủ yếu đánh giá về phong cách: “Thơ Thanh Thảo có
chiều sâu, có lẽ ai đọc thơ anh cũng đều dễ chấp nhận ý kiến đó Thơ Thanh
3
Thảo có dáng riêng. Đọc anh dù chỉ một lần cũng cảm thấy ngay dáng Êy. Nó
đủ sức gây chú ý và gợi suy nghĩ Thơ Thanh Thảo có khả năng gợi dậy
những suy nghĩ của người đọc, bởi vì thơ Êy là thơ của một tâm hồn giàu suy
tưởng, giàu trí tuệ. Trước một sự việc, sự vật nhỏ bé cũng như trước những
vấn đề của cuộc sống, của con người, Thanh Thảo bao giờ cũng khát khao
muốn hiểu biết một cách thấu đáo, và anh muốn thơ mình góp phần lý giải
mọi vấn đề đó Thơ Thanh Thảo có chiều sâu. Có nhiều nguyên nhân nhưng
phải chăng một nguyên nhân khá quan trọng là ở chỗ bao giê anh cũng muốn
vượt qua những hiện tượng bên ngoài để tìm đến bản chất đích thực, cái lõi
của sự vật ”.
Tác giả Lại Nguyên Ân với: “Dấu chân những người lính trẻ và thơ
Thanh Thảo” (Văn học và phê bình – Nhà xuất bản Tác phẩm mới – 1982),
nhấn mạnh chân dung và sự tự khẳng định mạnh mẽ của người lính trong thơ
Thanh Thảo: “Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để
tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ” và những
nét vô danh bình thường này “như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác
nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ tuyên ngôn”.
Năm 1983, các tác giả Sử Hồng và Trần Đăng Suyền đã đi sâu vào
phân tích một chủ đề tư tưởng nổi bật của thơ Thanh Thảo trong bài “Suy nghĩ
về nhân dân trong “Những ngọn sóng mặt trời” của Thanh Thảo” (Báo Văn
nghệ tháng 6 – 1983): “Những tập thơ của Thanh Thảo đã góp phần làm sâu
sắc thêm quan niệm về nhân dân trong văn học” Thơ Thanh Thảo được xem
xét và đánh giá một cách khái quát trong bài “Thanh Thảo - một gương mặt
tiêu biểu trong thơ từ sau 1975” của Bích Thu đăng trên Tạp chí văn học sè 5 +
6 năm 1985: “Thanh Thảo đã đem đến cho người đọc “một thực đơn tinh thần”
mới mẻ và độc đáo góp phần làm phong phú thêm tiếng nói của thơ hôm nay”.
Tác giả Nguyễn Thuỵ Kha với “Lời quê góp nhặt” (Nhà xuất bản
Hội nhà văn 1999), đề cập đến người lính trong thơ Thanh Thảo, nhưng tác
giả lại đề cập đến chất dân tộc, chất “Việt” rất độc đáo từ các anh chiến sĩ:
4
“Sức tự ý thức đến ngột ngạt trong thơ Thanh Thảo như đã khắc hoạ rõ sự
riêng biệt của thơ chống Mỹ” “Theo tôi cái chất Việt đã ngấm vào từng
con người khiến cho anh khi viết ra những câu thơ của mình, ở đó đã có bản
sắc dân tộc rồi”.
Một số tác giả khi đánh giá chung về thơ và thơ trẻ chống Mỹ cũng đề
cập đến Thanh Thảo: tác giả Mai Hương trong: “Nghĩ về đóng góp của đội
ngũ trẻ trong thơ chống Mỹ” (Tạp chí văn học số 1 - 1981) khi nhận xét
chung về sự đóng góp của các nhà thơ trẻ trong việc tăng cường chất khái
quát, chính luận đã coi Thanh Thảo cùng với một số cây bút khác là những
người tiêu biểu và tiên phong cho khuynh hướng này. Vũ Quần Phương với
“Thơ hôm nay” (Văn nghệ quân đội, số 6 – 1982) nói về các nhà thơ trẻ
chống Mỹ cũng đề cập đến Thanh Thảo: “Họ biết nhìn thẳng vào mình, vào
thế hệ mình mà cất lên tiếng hát. Khi Thanh Thảo viết “Bài ca ống cóng”
cũng là lúc thơ của lớp trẻ phát hiện ra mình”.
Các bài viết về thơ Thanh Thảo tuy mức độ dài ngắn khác nhau song
đều nói được cái hay, cái riêng, cái mới và “lạ”, một bản lĩnh thơ luôn táo
bạo, gai góc, khẳng định thơ Thanh Thảo có chiều sâu, một giọng thơ luôn
trăn trở, day dứt trước hiện thực.
2.2. Những bài viết về trường ca Thanh Thảo
Với tập trường ca đầu tay “Những người đi tới biển” (1977), Thanh
Thảo thực sự đã gây được sự chú ý lớn đối với độc giả còng nh các cây bút
phê bình.
Năm 1979, trên báo văn nghệ số 24, bài viết: “Từ “Những người đi
tới biển” tới “Đường tới thành phố” của Tế Hanh đã so sánh để thấy được sự
tương đồng và khác biệt giữa hai tập trường ca này: “Họ giống nhau ở chất
nghệ thuật: nghệ thuật của sự sống của cuộc đời chiến đấu, “Thanh Thảo viết
phóng khoáng nhưng có khi lỏng lẻo; Hữu Thỉnh thì chắc chắn nhưng đôi
khi hơi khô ”.
5
Lại Nguyên Ân với “Bàn góp về trường ca (Văn nghệ quân đội số 1
- 1981) đánh giá về cấu trúc trường ca Thanh Thảo: “Nhan đề của nó có
chất thơ ở nghĩa bóng, thống nhất với các chương của nó”. Theo tác giả đó
là dạng “cấu trúc trữ tình triết lý”. Nhan đề thống nhất với ý tứ sâu xa của
trường ca “Những người đi tới biển” mang bình diện triết lý ngay ở cách
xâu chuỗi các chương”.
Trong tác phẩm “Văn học và phê bình” (Nhà xuất bản Tác phẩm mới
1984), tác giả Lại Nguyên Ân đưa ra một vài suy nghĩ về cấu trúc trường ca,
về tính nhân dân của trường ca (đặc biệt là trường ca “Những ngọn sóng
mặt trời”) để từ đó, tác giả tìm ra sự mới mẻ và sự kế thừa truyền thống
trong những trường ca của Thanh Thảo và một số nhà thơ khác
Sử Hồng - Trần Đăng Suyền trong: “Hình tượng nhân dân trong
“Những ngọn sóng mặt trời”” (Báo Văn nghệ tháng 6 - 1983), đã giúp độc
giả khám phá ra những suy nghĩ mới mẻ của Thanh Thảo về đất nước và
nhân dân: “tư tưởng nhân dân được khơi sâu và phong phú hơn, nó đánh dấu
một bước tiến mới trong tư tưởng thẩm mỹ của anh”
BÝch Thu với bài viết: “Thanh Thảo – một gương mặt tiêu biểu trong
thơ từ sau 1975” (Tạp chí văn học số 5 + 6 năm 1985) cho rằng: “Trường ca
của Thanh Thảo mang đậm dấu vết cá nhân, không lặp lại bất cứ ai. Các sáng
tác của anh thường mang vẻ đẹp trong một chỉnh thể, có một hơi trường ca
không dễ lẫn. Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở ý tứ sâu xa” Bên cạnh đó, tác
giả cũng đã đề cập đến những yếu tố khác trong trường ca Thanh Thảo nh câu
thơ, thể thơ, các hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ: “Thanh Thảo sử dụng linh
hoạt các thể thơ. Đối với câu thơ tự do, anh tá ra phóng khoáng trong phong
cách diễn đạt. Dường nh trong trường ca đòi hỏi thơ phải nói bằng giọng thật
gần với nội dung hiện thực. Thanh Thảo đã viết những câu thơ không câu nệ
vào vần luật mà người đọc vẫn cảm nhận được chất thơ của đời sống”.
Năm 1988 trong tạp chí văn học sè 5/6, tác giả Mã Giang Lân với bài
viết: “Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài” để tìm hiểu hình
6
thức trường ca cho rằng: “Những người đi tới biển” từng mảng, từng khối
chất liệu, cảm xúc, suy nghĩ đồng hiện. Đường dây liên tưởng giữ vị trí quan
trọng góp phần tạo nên cấu trúc tác phẩm. Trữ tình là phương thức biểu hiện
chủ yếu nhưng vẫn xuất hiện nhiều mảng, nhiều đoạn tự sự mô tả để khắc
hoạ cuộc sống bề bộn nhiều màu sắc”.
Nguyễn Trọng Tạo trong “Văn chương cảm và luận” (Nhà xuất bản
Văn hoá thông tin - 1998) nhận xét riêng về trường ca Thanh Thảo: “trường
ca của Thanh Thảo có nhiều đoạn thơ, câu thơ đẹp. Nếu như buổi đầu thơ
chống Mỹ chỉ chú ý đến cái hay của toàn bài mà Ýt chó ý đến cái hay của
từng câu, từng đoạn thì thơ Thanh Thảo, thơ trẻ cuối chống Mỹ đã phấn đấu
khắc phục những nhược điểm trước đây”.
Năm 1999, tác giả Vũ Văn Sỹ trong tác phẩm “Về một đặc trưng thi
pháp thơ Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội) cho rằng, trường ca của
Thanh Thảo “thiên về hình thức kết cấu lấy tư tưởng cảm xúc làm chỗ dựa”.
Trong “Văn học 1975 - 1985, tác phẩm và dư luận” (Nhiều tác giả,
Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 1997), tác giả Phong Lan cho rằng: “Nếu
cần nhận diện chân dung thơ Thanh Thảo thì đó là một tiếng thơ chân thành,
thủ thỉ, day dứt đáng quý. Người viết cốt diễn tả cái tâm trạng thực của
mình Anh Ýt chó ý đến hình thức, vần điệu bên ngoài bài thơ, mà chỉ cốt
diễn tả thật hiệu quả cái mạch ngầm cảm xúc suy nghĩ bên trong. Cho nên
Thanh Thảo hay dùng lối viết gọn lời, gọn chữ và dồn nén dưới nhiều hình
ảnh liên tưởng, móc xích chồng chất lên nhau, hay dùng thể thơ tự do không
vần và ngay ở những bài làm theo từng thể nhất định, tác giả cũng không
tuân theo quy tắc vần luật một cách câu nệ hình thức, vậy mà đọc lên vẫn
thấy êm xuôi lôi cuốn”.
Nhìn một cách tổng quát, những nhận xét, đánh giá của giới nghiên
cứu phê bình đều có đặc điểm chung là khẳng định những đóng góp lớn về
trường ca của Thanh Thảo cho nền văn học nước nhà. Ở mỗi bài, mỗi tác giả
đều đã đề cập đến một khía cạnh hay một số đặc điểm về nội dung và nghệ
7
thuật, một số bài khẳng định yếu tố triết luận trong trường ca Thanh Thảo ở
những phương diện khác nhau như: cấu trúc, câu thơ, giọng điệu, thể thơ, hình
tượng nhân dân, hình tượng đất nước Nh tác giả Bích Thu nhận xét: trong
trường ca Thanh Thảo “người đọc nhận thấy lúc nào anh cũng muốn nói lên
được những suy nghĩ tận cùng nhất của mình bằng một giọng lắng lại, trầm
tư”.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, những bài viết có đề cập đến
chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo song chỉ là những nhận xét mang
tính phát hiện, hoặc khẳng định về một khía cạnh, khuynh hướng, đặc điểm
nào đó liên quan đến chất triết luận, chưa có tính chất chuyên sâu, toàn diện,
hệ thống.
Những ý kiến trên đây của các nhà nghiên cứu thực sự là những phát
hiện mới mẻ về chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo. Điều đó có ý nghĩa
khai phá, định hướng cho chúng tôi khi tìm hiểu đề tài. Trên cơ sở tiếp nhận, kế
thừa ý kiến những người đi trước và phát triển hướng thẩm định đánh giá giá trị
trường ca cũng như phong cách nghệ thuật Thanh Thảo, người viết đã đi vào
tìm hiểu một cách hệ thống chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chất triết luận trong
trường ca Thanh Thảo, từ đó đi sâu vào khai thác những nội dung triết luận
chủ yếu và những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận Qua đó,
thấy được sự phong phú và đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, người viết xác định phạm vi nghiên
cứu bao gồm một số trường ca của Thanh Thảo: “Những người đi tới biển”,
“Những nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Bùng nổ của mùa xuân”, “Trẻ con ở Sơn Mỹ”,
“Đêm trên cát”, “Trò chuyện với nhân vật của mình”, “Cỏ vẫn mọc”.
3.3. Mục đích nghiên cứu
8
Tìm hiểu chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo trên cơ sở những
biểu hiện của nó để nhận diện, đánh giá diện mạo, vai trò của chất triết luận
trong thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo nói chung, trong chỉnh thể phong
cách nghệ thuật trường ca Thanh Thảo nói riêng. Đồng thời thấy được chiều
sâu, tầm khái quát của tư duy và đặc sắc trong trường ca Thanh Thảo đối với
trường ca hiện đại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu trường ca Thanh Thảo với mục đích và hướng nghiên cứu
trên, luận văn sử dụng một số phương pháp cơ bản:
- Phương pháp thống kê phân loại: Dùng để tập hợp, thống kê phân
loại các dữ liệu, trên cơ sở đó khảo sát theo các chủ đề. Sau đó, khái quát
tổng hợp thành các chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tác phẩm văn học nói riêng và thế
giới nghệ thuật của nhà văn nói chung bao giờ cũng tồn tại nh một hệ thống,
một chỉnh thể. Phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm giúp tái lập đối tượng
trong chỉnh thể hệ thống nghệ thuật trường ca Thanh Thảo.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để xác định bản chất của đối
tượng cũng nh quy luật chi phối chúng, bao giờ cũng phải qua những phân
tích cụ thể. Người viết dùng phương pháp này để phân tích các thành tố tạo
nên diện mạo triết luận trong trường ca Thanh Thảo, từ đó có thể tổng hợp
định dạng cho diện mạo Êy.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ nét
đặc sắc, độc đáo, riêng biệt của chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo
trong tiến trình Thơ Việt Nam hiện đại.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu chất triết luận trong trường ca
Thanh Thảo từ quan niệm đến biểu hiện và giá trị nghệ thuật của nó trong thế
giới nghệ thuật của nhà thơ.
9
Chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo được tiếp cận một cách hệ
thống từ quan niệm, ý thức triết luận, chủ đề triết luận đến hình thức triết
luận nổi bật.
Luận văn đề cập đến chất triết luận để thấy được những đóng góp độc
đáo về tư tưởng, làm nổi bật tài năng và cá tính sáng tạo của Thanh Thảo.
Tìm hiểu chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo không chỉ là cơ
sở để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo mà còn giúp thấy
được phần nào diện mạo và quá trình phát triển của thơ Việt Nam trước và
sau 1975. Mặt khác, luận văn cũng cho thấy những đóng góp của Thanh Thảo
cho kho tàng lý luận và kinh nghiệm sáng tác của văn học Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
3 chương:
- Chương I: Triết luận và những yếu tố, tiền đề của chất triết luận
trong trường ca Thanh Thảo
- Chương II: Những chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo
- Chương III: Những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận
trong trường ca Thanh Thảo
10
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
TRIẾT LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TÈ, TIỀN ĐỀ CỦA CHẤT
TRIẾT LUẬN TRONG TRƯỜNG CA THANH THẢO
1. Khái niệm về chất triết luận
1.1. Yếu tố triết học
Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về
vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, được coi là hạt nhân của thế
giới quan diễn tả thế giới bằng lý luận, nghiên cứu xem xét thế giới như là
một chỉnh thể và tìm cách đưa ra hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó.
Với chức năng thế giới quan của mình, triết học ngày càng bắt rễ sâu
vào đời sống. Trong lĩnh vực văn học, từ thuở xa xưa, người ta đã nói đến
hiện tượng “văn - sử - triết” bÊt phân và càng về sau, văn học và triết học
hiện đại đã tách rời nhau chuyên biệt để phát huy đặc thù của mỗi lĩnh vực.
Văn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Mà, về căn bản nghệ thuật là làm theo qui
luật của tình cảm. Tư duy nghệ thuật thiên về cảm xúc– hình tượng. Còn triết
học lại nghiêng về khoa học, nó tuân theo những qui luật của lý trí.Tư duy
triết học nghiêng về kiểu tư duy lớ trớ - trừu tượng. Song, giữa chúng vẫn có
sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau - hiện tượng này thực chất là mang tính qui
luật. Yếu tố triết luận trong nghệ thuật chính là kết quả của trỡnh đú.
11
1.2. Yếu tố triết luận
“Triết” có nghĩa là “có trí tuệ”, bao hàm sự hiểu biết sâu rộng, đạo lý
[II.74]. Nghĩa hẹp của “triết” và “luận”chớnh là những luận bàn, luận giải
mang tính triết học.
Trên bình diện nhận thức, cả văn học và triết học đều phản ánh
những vấn đề phổ quát của con người, tìm kiếm con đường giải phóng con
người, cắt nghĩa thế giới nhà triết học đi tìm ý nghĩa của cuộc sống khi
hướng tới việc khám phá những qui luật từ nhiều hiện tượng của đời sống.
Còn người nghệ sỹ lại dựa vào sự đúc kết kinh nghệm từ những số phận và
những mối quan hệ cá biệt Những triết luận mà người nghệ sỹ rút ra từ
những trải nghiệm của mình mang bản sắc cá nhân và gắn bó mật thiết với
thế giới hình tượng.
Trong sáng tạo nghệ thuật, triết luận nảy sinh khi chủ thể có nhu cầu
nhận thức đời sống trên tinh thần triết học Yếu tố này đậm nét sẽ làm nên
diện mạo, phong cách và cả cá tính sáng tạo của nghệ sỹ. Bằng tác phẩm
nghệ thuật của mình, người nghệ sỹ sẽ chuyển tải, thể hiện ý tưởng nghệ
thuật mang chiều sâu triết học có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng tư tưởng của người nghệ sỹ
nhưng không phải bất cứ sáng tạo nghệ thuật nào cũng có chất triết luận.
Trong mỗi thời đại, khi yêu cầu của lịch sử có những vấn đề bức xúc đặt ra
với con người ở những thời điểm cụ thÓ thì trong nghệ thuật có cả một
khuynh hướng văn chương mang tính triết luận nảy sinh để giải quyết những
vấn đề của đời sống, của tư tưởng con người. Triết luận trở thành một trong
những khuynh hướng tư tưởng của văn học, thấm nhuần trong toàn bộ tác
phẩm văn học. Triết luận ấy được rút từ hiện thực nhân sinh xã hội. Hiệu quả
nghệ thuật của nó là nhà văn vẫn nói chuyện chÝnh trị, thế sự nhưng từ đó
mà khái quát được những điều sâu xa có ý nghĩa phổ quát về đời sèng xã hội
trong mọi sự biến thiên của thời cuộc.
12
Như vậy: yếu tố triết luận là khái niệm nhằm chỉ khía cạnh triết học
tiềm ẩn trong một sáng tạo nghệ thuật nào đó. Nó gồm hai thành tố căn bản là
chủ đề triết luận và hình thức triết luận.
Đi tìm chất triết luận trong văn học là thông qua những yếu tố nghệ
thuật được chi phối bởi những yêu cầu của nội dung để từ đó rút ra những tư
tưởng, triết lý về đời sống xã hội mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Trong
“Đại từ điển tiếng Việt” cho rằng: “Triết lý là quan niệm chung và sâu sắc
nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội” [II.74].
Còng theo “Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng” thì “triết lý là
quan niệm về cuộc sống và cách giải quyết những vấn đề mà nó nêu lên” [II.24].
Ở đây, có thể hiểu triết lý là những ý tưởng có tính triết học, được diễn
đạt thành mệnh đề và có thÓ đứng tỏch riờng độc lập; triết luận bao gồm cả ý
tưởng triết học và hình thức triển khai ý tưởng đó trong một chỉnh thể nghệ
thuật nhất định. Vì thế, triết luận có phạm vi lớn hơn và bao chứa cả triết lý.
Triết luận và tư tưởng chủ đề là hai khái niệm gần gũi nhau, thậm chÝ
có thÓ trùng nhau nhưng không đồng nhất. Tư tưởng chủ đề của tác phÈm là
tâm sự ý tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Tác phẩm nào cũng có chủ đÒ
nhưng chỉ khi nào chủ đề đó mang tầm triết học, được triển khai trong một
mạch vận động, được luận giải bằng thao tác tư duy triết học thì mới được xem
là có tính triết luận.
2. Những yếu tố, tiền đề của chất triết luận trong trường ca
Thanh Thảo
2.1. Thời đại chống Mỹ cứu nước
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1964– 1975) nằm trong chiến
lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ chống chủ nghĩa xã hội và
phong trào giải phúng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ
quốc là một thử thách vô cùng ác liệt nhưng cũng rất vĩ đại.
13
Đây là cuộc chiến tranh có tương quan lực lượng chênh lệch nhất về
tiềm lực kinh tế giữa ta và địch trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.Ở
miền Nam đÕ quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào chiến trường, không ngừng tăng
thêm lực lượng cho đội quân viễn chinh; liên tiếp tung ra hai cuộc phản công
chiến lược và hàng ngàn cuộc hành quõn tìm diệt của quân Mỹ và chư hầu,
nhanh chóng áp dụng những âm mưu thâm độc và xảo quyệt như dồn dân lập
ấp, Việt Nam hoá chiến tranh Những âm mưu và hành động điên cuồng của
đế quốc Mỹ đÒu thất bại. Thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ mở rộng chiến
tranh, leo thang bắn phá miền Bắc. Ngày 05.08.1964, Mỹ cho máy bay bắn
phá một số địa điểm ở miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương
lớn cho tiền tuyến lớn.
Với quyết tâm phi thường, cả dân tộc ta cùng ra trận “Ba mươi mốt
triệu dân - Tất cả hành quân - Tất cả là chiến sĩ”(Tố Hữu). Việt Nam được
coi là lương tâm của thời đại, là “vàng của lòng người hôm nay” (Tố Hữu).
Hơn lúc nào hết, truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy cao độ
với tinh thần “khụng cú gỡ quớ hơn độc lập tự do”, hễ còn một tên xâm lược
trên đất nước ta thì ta tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi (Hồ Chí Minh). Cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị. Đánh địch ở rừng
núi, đô thị, miền Bắc và miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta
đã đồng tâm hiệp lực, vững vàng từng bước đi lớn với mục đÝch cao cả “Tất
cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả hai miền kéo dài hơn mười năm
(1964 - 1975) với nhiều giai đoạn và diễn biến phức tạp: chiến thắng mùa
khô (1965 - 1966) đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, chiến
thắng đường Chín - Nam Lào, chiến thắng cuộc tập kích chiến lược bằng
không quân của Mỹ cuối năm 1972, lập nên một “Điện Biên Phủ trên
không”, cuối cùng là chiến dịch Hồ ChÝ Minh toàn thắng– cái mốc vinh
quang nhất giải phãng miền Nam, thống nhất đất nước.
14
Từ sau cuộc tiến công Mậu Thân, cuộc kháng chiến tiếp tục trải qua
những chặng đường phức tạp, với nhiều khó khăn thử thách mới đi tới thắng
lợi cuối cùng. Cái không khí háo hức, sôi nổi, giàu tÝnh lãng mạn ở hồi đầu
dần lắng lại, nhưng ý chí quyết thắng và khát vọng độc lập, thống nhất của cả
dân tộc vẫn không hề lay chuyển. Chiến tranh không thể không tránh khỏi
những tổn thất hy sinh vô cùng to lớn của dân tộc ở cả hai miền Nam - Bắc.
Nhưng cuộc chiến tranh cũng là một hoàn cảnh đặc biệt làm bộc lộ và phát
huy đến tận độ mọi sức mạnh, tiềm năng của cả dân tộc, trong hiện tại và quá
khứ, cùng với sức mạnh của thời đại, của chủ nghĩa xã hội.
Không khí thời đại đã tác động trực tiếp tới đội ngũ người cầm bút.
Là người phát ngôn của thời đại, đội ngũ văn nghệ ba lô lên đường đi vào
cuộc chiến đấu, bình thường và giản dị, sống lại những ngày toàn quốc kháng
chiến trước kia. Không còn băn khoăn trong buổi “nhận đường”, mà trái lại,
tâm hồn họ háo hức, nhanh chóng nhập cuộc để viết về hiện thực vĩ đại
những năm đánh Mỹ. Họ sẵn sàng có mặt ở những nơi thử thách quyết liệt
của cuộc chiến tranh chống xâm lược, thể hiện không khí thời đại, nhạy bén
trước các vấn đề thời sự và dấy lên ngọn lửa yêu nước trong mỗi con người.
Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó không chỉ là đòi
hái của thời đại mà còn là sự thôi thúc tù bên trong của các nhà thơ. Nhanh
nhạy và kịp thời, nền thơ nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến
đấu của chúng ta đã “nhập cuộc”, tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ
đại của toàn dân tộc. Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà
thơ đã tiếp bước nhau dàn quân trên nhiều mặt trận với cảm hứng chủ đạo là
thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con
người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ.
Trường ca là một trong những đóng góp quý báu của thơ ca chống
Mỹ. Chính cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc đã tạo ra một tiền đề quan trọng
cho thể loại này phát triển. Theo sự vận động và phát triển của trường ca thời
15
kỳ chống Mỹ, ta có thể thấy trường ca được chia làm hai chặng: Những
trường ca viết trong chiến tranh chống Mỹ và những trường ca viết sau chiến
tranh chống Mỹ.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, trường ca ra đời và phát
triển rầm rộ nhưng những tác phẩm đặc sắc còn hiếm. Từ 1950 - 1960, số
lượng tác giả viết trường ca rất Ýt: Khương Hữu Dụng, Xuân Hoàng, Thu
Bồn đến những năm 1965 - 1975, các tác giả viết trường ca xuất hiện nhiều
hơn mà chủ yếu là những cây bút trẻ: Lê Anh Xuân, Trần Đăng Khoa,
Nguyễn Khoa Điềm Có khá nhiều nhà thơ trẻ bắt đầu viết trường ca từ
những năm này song cũng có nhiều bản trường ca phải đợi sau khi chiến
tranh kết thúc mới hoàn thành.
Những trường ca ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống Mỹ còn giới hạn ở một số đối tượng hay nhân vật cụ thể. Về sau khi
cuộc chiến tranh được mở rộng mang tính toàn dân, toàn diện ở cả hai miền
đất nước, các tác giả thật sự được chứng kiến và được sống trong những cuộc
chiến đấu sôi động, ác liệt, thì hiện thực trong trường ca càng được mở rộng.
Những trường ca viết sau chiến tranh chống Mỹ có những bước tiến
rõ rệt. Cùng với trường ca của các nhà thơ trẻ khác: Trần Mạnh Hảo, Nguyễn
Trọng Tạo, Anh Ngọc trường ca Thanh Thảo xuất hiện ở chặng thứ hai
này.
2.2. Tiểu sử và con người nhà thơ
Vào cuối những năm 1970, các nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu cuộc
kháng chiến chống Mỹ đã dần tự ổn định phong cách của mình và đang có
những hướng thể nghiệm mới trong thơ, sau những thành tựu ban đầu. Khi
tên tuổi của Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần
Phương đó định hình trong tâm trí bạn đọc thì Thanh Thảo với trường ca
“Những người đi tới biển” (1977), và tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ”
(1979), mới bắt đầu xuất hiện. Sự hiện diện của Thanh Thảo trong thời điểm
16
này như một sự tiếp sức trong đội ngũ những người làm thơ trên chặng
đường sáng tạo.
Với thi phẩm “Hoa Niờn”, Tế Hanh đã từng nhận giải thưởng Tự lực
văn đoàn 1939, trước khi Thanh Thảo ra đêi 7 năm. Là một người có vị trí
vững chắc trong nền thi ca lúc sinh thời nhà thơ Tế Hanh đã từng nói về
những nhà thơ của quê hương ông như sau: “ Tôi chỉ là cái gạch nối giữa
Bớch Khờ và Thanh Thảo ”. Với một lời nhận xét như thế, chúng ta trân
trọng sự khiêm tốn của Tế Hanh và thấy ông đánh giá cao về Thanh Thảo.
Theo thời gian, chúng ta càng nhận thấy những đánh giá của Tế Hanh về
Thanh Thảo càng chính xác.
Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại xã Đức
Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại
học tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam
trong chiến tranh chống Mỹ. Ở chiến trường miền Nam, Thanh Thảo làm
phúng viờn, công tác tại đài phát thanh Giải Phóng. Trong giai đoạn này
Thanh Thảo đã đóng góp những bài thơ “nhập cuộc”, mang hơi thở nóng
báng của thời đại. Anh đại diện cho kiểu nhà thơ - chiến sĩ, vừa cầm súng
vừa cầm bút. Sau ngày đất nước thống nhất, Thanh Thảo chuyên hoạt động
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí.
Thanh Thảo xuất hiện trên bầu trời thi ca vào những năm cuối cùng
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những trang thơ của Thanh Thảo
viết từ miền Nam máu lửa, ác liệt, nóng bỏng, dữ dội, trần trụi đã tạo được
nột riờng:
Một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
Xoay trần đào công sự
Xoay trần trong ý nghĩ
Thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước
Sính bết từ chân bết đến đầu
(Một người lính nói về thế hệ mình)
17
Những bài thơ với nội dung quá gai góc và một tư duy thơ lạ lẫm, táo
bạo lúc bấy giờ của Thanh Thảo đã khiến ông nổi tiếng từ đó và rồi gặp ngay
“tai nạn văn chương” cũng từ đó. Cũng chớnh cỏi “án treo văn chương” lơ
lửng này mà sau ngày miền Nam giải phóng, từ chiến khu trở về, Thanh Thảo
trở thành một nhà thơ không có nơi công tác, chỉ có vui một niềm vui lớn
cùng đất nước hoà bình. Lang thang ở phố xá Sài Gòn chưa định hướng là sẽ
về đâu, may sao nhà văn Nguyễn Chí Trung xuất hiện. Biết Thanh Thảo là
người em đồng hương “khu eo” đã từng nổi tiếng từ án treo văn chương thời
chiến, ông đưa Thanh Thảo trở về trại sáng tác quân khu V (Đà Nẵng) và từ
trại viết này hàng loạt bài thơ, đặc biệt là trường ca “Những người đi tới
biển” đã chào đời. Rồi những năm của xã hội thời bao cÊp ở Qui Nhơn chính
lại là những tháng năm Thanh Thảo phát tiết tinh anh bao tháng năm dồn nén.
Anh dồn dập viết trường ca như một sự giải thoát những ứ đọng cảm xúc của
chính mình. Và 7 trường ca nữa ra đời (không tớnh một trường ca còn dang
dở) trong vòng chưa đầy mười năm (1976 – 1984). Ba trường ca “Trẻ con ở
Sơn Mỹ”, “Những nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Bùng nổ của mùa xuân” in ra để rồi
sau đó nhận giải thưởng thơ Hội nhà văn Việt Nam (1996). Còn lại bốn
trường ca hơi gai góc lại phải chờ thời cơ xuất hiện. May sao lóc Êy Nguyễn
Khoa Điềm được tín nhiệm làm Tổng biên tập tạp chí sông Hương. Bằng uy
tÝn của mình ông đã in “Đêm trên cát”– Thanh Thảo để rồi sau đó vài năm
(1985) Nhà xuất bản Tác phẩm mới in chung vào tập trường ca “Khối vuông
Ru bích”, còn lại hai trường ca “Trò chuyện với nhân vật của mình” và “Cỏ
vẫn mọc” phải đến năm 2002, Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân mới cho ra
mắt cùng bạn đọc.
Thanh Thảo được xem là “ông vua trường ca”, và đó là thể loại chính
ghi nhận những thành công, đóng góp đáng quí của thơ anh. Là một trong
những nhà thơ viết nhiều về trường ca, Thanh Thảo đã có những quan niệm
riêng về thể loại này. Theo anh, trường ca không chỉ đơn thuần là kể, tả lại
những sự việc có thật mà còn thể hiện cái nhìn của cái tôi cá nhân đối với vấn
18
đề được phản ánh và nhận quyền phát ngôn trước lịch sử. Về hiện thực phản
ánh, trường ca không chỉ phản ánh những chiến công, chiến thắng vẻ vang
mà phải phản ánh đúng hiện thực, đào bới mổ xẻ sự thật dù cho đó là sự thật
nghiệt ngã nhất; chính vì thế bên cạnh tính chất hùng tráng, trường ca còn
mang tính chất bi tráng.
Người viết trường ca phải không ngừng đổi mới, tìm tòi, chiếm lĩnh
hiện thực cuộc sống dưới nhiều góc độ để phản ánh vào trường ca chứ không
phải tuân theo khuôn mẫu đúc sẵn.
Sau trường ca “Những người đi tới biển” (1977); năm 1982, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân Ên hành trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”
bao gồm ba trường ca: “Những nghĩa sỹ Cần Giuộc”, “Bùng nổ của mùa
xuân”, “Trẻ con ở Sơn Mỹ”, năm 2002 trường ca: “Trò chuyện với nhân vật
của mình” và “Cỏ vẫn mọc” ra đời. Víi những tập trường ca này, Thanh Thảo
trở về lý giải cội nguồn sâu xa làm nên chiến thắng của dân tộc.
Những năm gần đây, ngoài sáng tác thơ (“Khối vuông Ru bích” –
(1985), “Tàu sắp vào ga”, “Từ một đến một trăm”– (1986); “Bạch đàn gửi
bạch dương” – (1987); Thanh Thảo còn hướng sự chó ý đến sáng tác của bạn
bè, đồng nghiệp qua những tập tiểu luận phê bình. Độ lượng và trân trọng,
mỗi tiểu luận của Thanh Thảo như: “Ngón thứ sáu của bàn tay”– Nhà xuất
bản Đà Nẵng 1995, là một phát hiện tâm đắc về những nét đáng quý riêng
của bạn hữu đồng nghiệp và thêm một đóng góp của anh vào đời sống văn
học đương thời.
Mỗi tập trường ca của Thanh Thảo là một khám phá mới. Đối với thơ
nói riêng và trường ca Thanh Thảo nói chung, chóng ta càng đọc nhiều lần càng
thấy hay, thấm đẫm đầy chất thơ. Như những vì sao trong đêm, chóng ta càng
nhìn càng thấy sáng và rực sáng hơn. Khác với những tác giả cùng thời, trường
ca của Thanh Thảo là những bản giao hưởng hoành tráng với nhiều cung bậc,
ngữ nghĩa đa dạng, độc đáo và đầy thông minh Thanh Thảo đã đưa hơi thở thời
19
đại, hơi thơ Việt Nam vào trường ca của mình. Và anh đã thành công. Thanh
Thảo đã xác lập, khẳng định vị trí của mình trong nền thi ca Việt Nam.
Từ sau năm 1975, Thanh Thảo không ngừng sáng tác. Nhà thơ đã
hoà nhập với nhịp sống đương đại, dụng công nhiều cho việc đổi mới thơ
theo chiều hướng cách tân hiện đại, bắt đầu là từ tác phẩm “Khối vuông Ru
bích”, Thanh Thảo đã xuất bản được nhiều tập thơ, trường ca, có nhiều bài
tiểu luận phê bình, tản văn đăng trên các báo, tạp chí trong nước.
Năm 1979, Thanh Thảo nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
Năm 1995, nhận giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2001,
anh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Thơ của Thanh
Thảo đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong trường học.
Hiện nay, anh là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam và
chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.
3. Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ và sự hình thành
yếu tố triết luận trong trường ca Thanh Thảo
3.1. Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ
Trên cái nền của hiện thực chiến tranh, của đời sống chiến trường,
thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã cất lên tiếng thơ mang sắc thái trí tuệ, chính luận
riêng của thế hệ mình, tiếp nối khuynh hướng tăng cường chất trí tuệ, chính
luận trong thơ hiện đại Việt Nam.
Nói đến thơ chủ yếu là nói đến tính trữ tình. Tuy vậy trữ tình không
phải là phẩm chất duy nhất của thơ. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Song
những cảm xúc hời hợt không làm nên thơ. Cảm xúc chỉ đạt độ sâu và tầm
cao khi “kết hợp” với “lý trí” một cách nhuần nhuyễn và có “nghệ thuật”
(Sóng Hồng). Khi bàn về chất triết luận trong thơ, Hoàng Kim Ngọc trong
“Những đóng góp của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ” cho rằng: “Nói về chất trí
tuệ chính luận trong thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thì cần hiểu đó là thứ trí tuệ,
chính luận không tách rời cảm xúc, mét thứ triết luận không xa rời đặc trưng
nghệ thuật của thơ”. Trong thơ phải có trí tuệ, có triết học, song “triết học
20
vào thơ phải được thơ hoá”, “lý trÝ vào thơ phải mang độ sâu của tình cảm”.
Không có trí tuệ, chính luận, thơ nông, hời hợt. Song, trí tuệ, chính luận đơn
thuần sẽ khiến thơ khô khan. Khi Êy “bài thơ chỉ còn cái khung xương tư
tưởng”, và ngay cả cái “khung xương tư tưởng” Êy cũng “biến mất” khi bài
thơ không thể tồn tại.
Sự nở rộ của thể loại trường ca sau năm 1975 chính là sự tiếp nối của
trường ca những năm trước đó. Tuy nhiên trường ca sau năm 1975 cũng có
những đóng góp lớn không chỉ về số lượng tác phẩm mà còn là sự trưởng
thành thực sù trong cảm xúc làm nên tầm vóc nội dung. Sù ra đời của hàng
loạt các tác phẩm như: “Bazan khát” - Thu Bồn (1977), “Ngọn gió búp đa” –
Ngô Văn Phú (1977), “Những người đi tới biển” (1977) – “Những ngọn sóng
mặt trời” – Thanh Thảo (1982), “Ngày hội rạng đông” – Trần Vũ Mai (1979),
“Đường tới thành phố” – Hữu Thỉnh (1979), “Mặt trời trong lòng đất” và
“Đất nước hình tia chớp” – Trần Mạnh Hảo, “Trường ca sư đoàn” – Nguyễn
Đức Mậu (1980) đã gây được Ên tượng đậm nét trong lòng người đọc và
trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền văn học dân tộc.
Xét về đặc trưng, thơ trữ tình luôn tiềm Èn một bản chất triết luận,
bởi hình tượng thơ bao giờ cũng được diễn đạt trên một nền triết học phổ
biến đương thời, dưới một lăng kính của sự cắt nghĩa, tiếp cận thế giới. Triết
luận mang màu sắc thời đại, chịu ảnh hưởng tư duy còng nh những biến cố
của thời đại. Triết luận trong trường ca thời kỳ chống Mỹ không nằm ngoài
qui luật đó.
Trường ca dù viết về đề tài gì cũng phải mang chất triết lý– không
phải với ý nghĩa là đưa ra nhiều triết luận mà đây là những “chiêm nghiệm
sâu sắc nhất về thế giới” - đồng thời phải đề cập đến “những vấn đề đạo đức
cao sâu nhất của nhân loại hiện đại” [II. 37; 48].
Tăng cường chất triết lý là một đòi hỏi của thơ ca nói chung và của
trường ca nói riêng trong thời đại chống Mỹ. Trường ca ra đời trong mét thời
kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, những người lính– nhà thơ đã từng vào sinh
21
ra tử ở chiến trường có một nhu cầu hết sức tự nhiên là muốn tổng kết, nhận
diện lại lịch sử một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn. Trước nhu cầu lớn về mặt nội
dung như thế, một bài thơ trữ tình không thể chuyển tải hết nhu cầu phản ánh
và cảm xúc của nhà thơ. Trong thời đại mới này, “thơ không chỉ bằng lòng
đóng khung trong những bức tranh gọn hẹp, những cảm xúc ngắn gọn mà có
khát vọng vươn dài, nới rộng để khám phá và biểu hiện tầm vóc sử thi của
cuộc sống” [II.15]. Chính vì vậy, các nhà thơ đã tìm đến trường ca bởi
“Trường ca là một thể loại nghệ thuật tổng hợp, có nhiều ưu thế trong việc
chiếm lĩnh và phản ánh cả một khoảng không gian, thời gian rộng lớn, dựng
lên những chân dung và tÝnh cách hoàn chỉnh của người anh hùng, của nhân
dân, đÊt nước trong thời đại chống Mỹ” [II. 72; 223]. Có thời gian nhìn lại
những chặng đường đã qua, cùng với những trải nghiệm thực tế trong cuộc
chiến trường kỳ, các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã có một cái nhìn khá sâu
sắc trong việc tổng kết và nhận diện lịch sử. Đó là một thế hệ sẵn sàng dấn
thân, nhập cuộc. Vừa trực tiếp cầm súng chiến đÊu, vừa sáng tác văn học,
trong khi đi tìm những chân lý của thời đại, của dân tộc, họ đã nâng lên thành
những khái quát, triết luận mang tính nghệ thuật.
Đó là những suy nghĩ sâu xa về con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy. Từ hình tượng cây tre quen
thuộc, tác giả đã khái quát về sự tương đồng sâu sắc giữa cây tre và con
người Việt Nam và để khẳng định phẩm chất kiên cường, bất khuất của dân
tộc: “Thân gầy guộc lá mong manh. Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi ”. Có
khi, từ những chi tiết, hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đời thường, thơ
Nguyễn Duy đem đến cho chóng ta những suy nghĩ sâu sắc đến bất ngờ:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái Êm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
(Hơi Êm ổ rơm)
22
Trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, thông qua những vần thơ
kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm
muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, đất
nước của thế hệ trẻ trong những năm chống Mỹ. Đất nước không phải là cái
gì xa lạ mà ở ngay trong máu thịt của mỗi con người:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
Vì thế, trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước không phải là cái gì
khác mà cũng là trách nhiệm đối với chính bản thân mình:
Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
Tư tưởng đất nước của nhân dân có chiều sâu về địa lý, về danh lam
thắng cảnh trên mọi miền Tổ quốc qua cái nhìn giàu trí tuệ của Nguyễn Khoa
Điềm, cảnh vật thiên nhiên hiện lên như một phần máu thịt tâm hồn nhân
dân. Nhà thơ đã có một sự khái quát, suy ngẫm thật sâu sắc:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một một dáng hình một ao ước một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bèn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta
Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước mang đậm sắc thái riêng của cái
tôi– thế hệ. Đó là cái tôi tự bộc lé mình, đại diện cho thế hệ mình– thế hệ
những người trẻ tuổi được tôi luyện trong ngọn lửa của chiến tranh.
Thực sự nếm trải những gian lao thử thách, tự nguyện đem xương
máu của mình để bảo vệ quê hương, đất nước, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là
tiếng nói của cái tôi thế hệ võa trẻ trung, vừa già dặn, vừa hồn nhiên trong
cảm xúc vừa sâu lắng những suy tư. Không thiên về ca ngợi cổ vũ, tư thế trữ
tình chủ yếu của cái tôi thế hệ là suy ngẫm, tự bạch, tự phân tích, tự biểu
23
hiện, độc thoại, đối thoại với thế hệ mình, với những thế hệ khác qua những
kinh nghiệm và trải nghiệm của những người trong cuộc. Thông qua đó để
khám phá, phát hiện nhân dân, Tổ quốc, bằng kinh nghiệm của thế hệ mình.
Đó là thế hệ trẻ “làm thơ ghi lấy cuộc đời mình” (Hữu Thỉnh).
Các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ không chỉ nói về chiến tranh với
những chiến thắng vinh quang chói lọi mà còn là sự hy sinh, mất mát to lớn
phản ánh tính chất ác liệt của chiến tranh. Nguyễn Đức Mậu trong “Trường
ca sư đoàn” (1980) với khúc tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng như lời tâm sự với
những người còn sống và đã khuất, không nói trực tiếp, bằng một giọng điệu
thâm trầm mà vẫn thể hiện được sự mất mát to lớn trong chiến tranh:
Nếu tất cả trở về đông đủ
Sư đoàn tôi thành mấy sư đoàn
Là sù hy sinh, mất mát không gì có thể bù đắp để giữ lấy từng mảnh
đất quê hương:
Da thịt người vá lành da thịt đất
Trong khát khao của đất có con người
Số phận của con người trong những năm chiến tranh gắn liền với đau
thương, mất mát, hy sinh. Thanh Thảo đã khái quát cuộc đời người lính trẻ
trong mét so sánh bất ngờ: “Những năm/Chiếc áo dính chặt vào thân bạc
màu ngắn nhanh rồi rách/Những năm/Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một
cuộc đời” (Những người đi tới biển).
Hữu Thỉnh nhắc đến sự hy sinh của các anh qua cái nhìn đầy suy nghĩ:
Đứng lọt thỏm giữa bao nhiêu thương xót
Không thể nhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa thừa bát
(Đường tới thành phố)
Góp phần vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc là sự hy sinh âm thầm
lặng lẽ của những người mẹ, những người vợ, trân trọng và cảm phục biết
bao những con người như vậy:
24
Chị goá bụa trong hồ sơ tự khai
Chị cười cợt với thằng chỉ điểm
Chị tập làm cho thật lẳng lơ
Thắt vạt áo trước bao lời dị nghị
Mỗi năm một lần cúng kỵ
Khấn anh xong mang xôi trái xuống hầm
(Đường tới thành phố – Hữu Thỉnh)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ càng quyết liệt thì nhu cầu nhận thức
đúng đắn sâu sắc về nó càng gay gắt. Đó là nhu cầu nhận diện kẻ thù của dân
tộc, nhận diện cuộc chiến tranh, tìm ra quy luật của nó và trách nhiệm của tuổi
trẻ đối với Tổ quốc và nhân dân trong chiến tranh Những vấn đề lớn Êy mở
ra cả bầu trời rộng lớn cho cả một thế hệ ham thích nghĩ suy, say mê triết luận.
Trường ca là sự thống nhất của hai yếu tố tự sự và trữ tình. Yếu tố tự
sự làm cho trường ca có điều kiện phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến. Yếu
tè trữ tình giúp tác giả bộc lộ cảm xúc chân thành, tự nhiên thể hiện suy ngẫm
chiêm nghiệm. Tăng cường chất triết luận là khuynh hướng chung của cả nền
thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, chất triết luận trong trường ca thời kỳ
chống Mỹ vẫn có sắc thái riêng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của mình. Đó là chất
suy nghĩ, triết luận được nảy sinh từ hiện thực đời sống của đất nước trong
những năm tháng chiến tranh, đặc biêt là từ hiện thực gian khổ, ác liệt của
đời sống chiến trường thông qua sự trải nghiệm sâu sắc của cái tôi thế hệ của
các nhà thơ trẻ. Qua đó, chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ
chống Mỹ hiện lên như những con người giàu suy tư, đầy tinh thần trách
nhiệm đối với nhân dân, đất nước.
3.2. Sự hình thành yếu tố triết luận trong trường ca Thanh Thảo
Xuất hiện vào cuối phong trào thơ chống Mỹ, với trường ca “Những
người đi tới biển”, và tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” (từng được giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1979), thơ Thanh Thảo vừa có sự tiếp nối
25