Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại để giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động làm quen với tác phẩm truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.24 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI
ĐỂ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM TRUYỆN
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
Thỏi Nguyên - Năm 2012
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI
ĐỂ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM TRUYỆN
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
Chuyên ngành: Phương pháp

Người hướng dẫn: Th.s Dương Thị Thúy Vinh
Học viên: Lê Thị Việt Hà
Lớp ĐHTCMNK9D- THÁI NGUYÊN
2
Thái Nguyên - Năm 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ( Trang 4)
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề:( trang 5 )
3. Mục đích nghiên cứu. ( trang 7)
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.( trang 7)
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ( trang 7)
6. Phạm vi nghiên cứu. ( trang 8


7. Phương pháp nghiên cứu. ( Trang 8)
8. Bố cục đề tài ( Trang 8-9)
9. Chương 1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. ( Trang 10)
1.1. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn( Trang 10-12))
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo lớn. ( Trang 13-14)
10. Chương 2. Thực trạng sử dụng và trả lời hệ thống câu hỏi đàm thoại trong
trường mầm non Tân Lợi.
2.1 Vài nét về trường Mầm non Tân Lợi. ( Trang 15-17)
2.2 Điều tra thực trạng. ( Trang 17-18)
2.3 Phân tích kết quả điều tra. ( trang 18-30)
11. Chương 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại dạy trẻ mẫu giáo lớn
ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện. (
Trang 31)
3.1. Các căn cứ để xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho
trẻ làm quen với tác phẩm truyện. ( Trang31)
3.2 Một số yêu cầu khi xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại với trẻ mẫu giáo
lớn. ( Trang 31-32)
3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại để dạy trẻ mẫu giáo lớn ngôn ngữ
nghệ thuật trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện. ( Trang 32-34)
3.4. Một số giáo án mẫu( Trang 34-41)
12. Kết luận kiến nghị. ( Trang 42-43)
13. Tài liệu tham khảo. ( Trang 44)
14 Phụ lục phiếu diều tra ANKET. ( Trang 45-47)
15. Danh sách lớp. ( Trang 48)
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Marx đã từng viết “con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng”,
giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người, ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất”. Không có ngôn ngữ, con người không giao tiếp được, thậm

chí không thể tồn tại được, nhất là đối với trẻ em, mét sinh thể yếu ớt cần đến sự
chăm sóc, bảo vệ của người lớn.
Đối với trẻ em, ngôn ngữ cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước tiên ngôn
ngữ là một công cụ để giao tiếp, là một phương tiện giúp trẻ thơ trở thành con
người xã hội, giúp trẻ bầy tỏ yêu cầu, nguyện vọng của mình để người lớn thông
qua đó chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy nhận thức, phát triển toàn
diện và hình thành nhân cách cho trẻ. Như vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, khả năng phát âm được hoàn thiện dần,
vốn từ đa dạng và phong phú, khả năng nói những câu đúng ngữ pháp tăng lên.
Như vậy, việc phát triÓn ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn cần đảm bảo phát triển
cho trẻ đầy đủ các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đặc biệt là dạy trẻ nói được
câu đơn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ tương đối tốt. Trong đó, giáo viên
cần dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt vì đó là tiền đề để trẻ sử dụng ngôn ngữ
một cách mạch lạc.
Thực tế dạy học ở trường Mầm non Tân Lợi, nơi tôi công tác, các giáo viên
đã quan tâm đến việc dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ, nhưng công việc này chưa
được tiến hành thường xuyên, có hệ thống và khai thác chưa triệt để các phương
pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ nên hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, phần lớn trẻ
đều là con em của các gia đình mà bố mẹ thường xuyên bận rộn với công việc nên
4
trẻ chưa thực sự được gia đình quan tâm hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
Những điều này đã làm ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ.
Là người giáo viên mầm non, chúng tôi ý thức được rằng, khi chăm sóc -
giáo dục trẻ, nếu thực hiện tốt việc phát triển ngôn ngữ thì người giáo viên sẽ giúp
trẻ phát triển toàn diện được các mặt như là đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động và
thể chất. Chính vì thế, việc nghiên cứu và tìm ra những phương pháp, biện pháp
mới để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả luôn được chúng tôi quan
tâm, trong đó có biện pháp đàm thoại. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại có
vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Thông qua hệ thống câu hỏi đàm

thoại, giáo viên có thể giúp trẻ mẫu giáo lớn nâng cao và hoàn thiện khả năng diễn
đạt mạch lạc. Hệ thống câu hỏi đàm thoại có thể được sử dụng trong nhiều hoạt
động nhưng một trong những hoạt động có ưu thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện. Khi đó, trẻ được rèn kỹ năng hiểu
nội dung truyện, rèn luyện khả năng phát âm, phát triển vốn từ, rèn luyện khả năng
sử dụng câu đúng ngữ pháp và nắm bắt được nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nghệ
thuật.
Từ các lý do trên, là giáo viên mầm non, để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng hệ thống câu hỏi
đàm thoại để giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt
động làm quen với tác phẩm truyện”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, tác giả Đinh Hồng
Thái cho rằng: Chương trình giáo dục ở trường mầm non đặt nhiệm vụ giáo dục ở
trẻ mẫu giáo lớn là dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu, các hình thức nghệ thuật
của thơ, ca dao, đồng dao; Dạy trẻ cách đánh giá các nhân vật trong truyện; Dạy trẻ
kể lại truyện theo từng đoạn, theo tranh; Dạy trẻ tập đóng kịch. Vì trẻ mẫu giáo lớn
có khả năng suy nghĩ lâu hơn về nội dung các tác phẩm văn học và hiểu một số đặc
5
trưng của hình thức thể hiẹn nội dung, có ý nghĩa là chúng có thể phân biệt được
các thể loại văn học và đặc trưng của từng loại. Chúng dễ dàng phân biệt văn xuôi
với thơ, chỉ ra rằng thơ có sự nhịp nhàng, có thể phân biệt dựa vào tính nhịp điệu
và cấu tạo vần, sự nhịp nhàng, có thể phân biệt dựa vào tính nhịp điệu và cấu tạo
vần, sự ngân vang của các câu thơ. Cần phải hướng sự chú ý của trẻ vào các đặc
trưng thể loại, khi đú chỳng sẽ nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của các tác
phẩm văn học.
Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6
tuổi, các tác giả đã hướng dẫn một số vấn đề như sau:
Giáo viên nên chọn:
Các thể loại truyện khác nhau: Truyện thần thoại, tuyện lịch sử, truyện về các

con vật, cõy cối cú nội dung mở rộng tầm nhìn của trẻ.
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Học thuộc nội dung câu truyện, tập kể diễn cảm trước khi kể cho trẻ nghe.
- Các đồ dùng minh hoạ sử dụng khi kể chuyện.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát có nội dung gần gũi với nội dung tuyện
kể.
* Khơi gợi hứng thú của trẻ đến với truyện.
- Trước khi kể, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh, đọc thơ, nghe kể chuyện,
hỏt cỏc bài hát có nội dung gần gũi với truyện sắp kể hoạc một đoạn trong
truyện
- Giáo viên có thể kể diễn cảm, khi kể nên thay đổi giong phù hợp với các
nhân vật trong truyện phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật đó.
- Cho trẻ xem tranh minh hoạ, xem rối diễn kịch trong quá trình nghe kê
chuyện.
* Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện.
6
- Nhằm giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được tình tự các sự kiện của
câu chuyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong mỗi tác
phẩm văn học, giáo viên đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Loại câu hỏi về nội dung.
+ Loại câu hỏi về nội dung có tính chất suy luận.
+ Loại câu hỏi yêu cầu trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả.
+ Loại câu hỏi về giọng điệu của các nhân vật.
+ Loại câu hỏi về thái độ của trẻ đối với các nhân vật
+ Loại câu hỏi về liên hệ bài học thực tế.
- Cho trẻ mô phỏng hành động hoặc lời nói của các nhân vật truyện.
Như vậy, các tác giả đã có nghiên cứu về việc giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật
cho trẻ mẫu giáo lớn nhưng còn rất sơ lược, Ýt ví dụ và chưa chỉ ra các phương
pháp cụ thể để giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn.
Tóm lại, theo chúng tôi được biết thì chưa có đề tài nào nghiên cứu tìm hiểu

về việc giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm Non Tân
Văn- Bình Gia - Lạng Sơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng sử dụng hệ thống câu hỏi
đàm thoại của giáo viên trong hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với tác
phẩm truyện, tôi bước đầu xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại về các câu chuyện
dành cho trẻ ở độ tuổi này và đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất
lượng việc dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại để dạy trẻ
mẫu giáo lớn ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm
truyện.
7
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu
giáo lớn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau:
-Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến việc dạy trẻ mẫu giáo
lớn ngôn ngữ nghệ thuật.
- Thứ 2: Điều tra thực trạng về việc sử dụng và trả lời hệ thống câu hỏi đàm
thoại trong hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với tác phẩm truyện ở trường
Mầm non Tân Lợi.
-Thứ 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi để dạy trẻ mẫu giáo lớn ngôn ngữ nghệ
thuật trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện.
6. Phạm vi nghiên cứu
Vì điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, trong đề tài này, tôi chỉ tập trung
xây dựng hệ thống câu hỏi về các tác phẩm truyện thuộc chủ đề Bản thân nhánh cơ
thể tôi . cho trẻ mẫu giáo lớn và thiết kế các giáo án mẫu cho trẻ làm quen với tác
phẩm truyện để dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ thông qua việc sử dụng hệ thống câu
hỏi đàm thoại.

7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau :
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu và hệ thống hoá
một số tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp quan sát.
7.2.2. Phương pháp điều tra.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại.
8
Và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số thủ pháp
như: hệ thống, phân loại, phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát, tổng hợp.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của đề
tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng sử dụng và trả lời hệ thống câu hỏi đàm thoại trong
hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với tác phẩm truyện ở trường Mầm non
Tân Lợi.
Chương 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại để dạy trẻ mẫu giáo lớn
ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hoàn chỉnh hóa về hình thái cũng như

chức năng của hệ thần kinh. Đồng thời phát triển với nó là phát triển của hệ cơ nên
hoạt động đi lại của trẻ đã làm thay đổi một số hoạt động sinh lý.
Đặc điểm ở lứa tuổi này là tốc độ tăng chiều cao và cân nặng giảm, chiều cao
tăng mỗi năm từ 5-8cm, cân nặng tăng 2kg/năm.
Tỷ lệ giữa đầu và chiều dài cơ thể đã giảm còn 1/6, lứa tuổi này có đặc điểm
là xương hóa chưa hoàn toàn, các cơ bàn tay phát triển mạnh. Tuy nhiên sự phát
triển của các cơ để thực hiện các chức năng vận động phát triển mạnh hơn. Chính
vì vậy trẻ rất hiếu động chương lực cơ gập lớn hơn cơ duỗi. Cho nên trẻ không thể
ngồi lâu ở một tư thế được, kích thước tim to, mạch máu phát triển mạnh, thành
mạch máu cũng dày hơn vì vậy huyết áp cũng tăng dần lên theo độ tuổi, phổi phát
triển mạnh làm cho nhịp thở sâu hơn, tần số hô hấp giảm, dung tích sống tăng cụ
thể ở trẻ 5 tuổi là :1100cm3 ở cuối độ tuổi này bắt đầu có sự thay thế răng sữa bằng
răng trưởng thành.
1.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn
1.1.2.1. Đặc điểm phát triển tư duy
Ở tuổi MG lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đã giúp trẻ giải
quyết một số bài toán thực tiễn. Nhưng trong thực tÕ những thuộc tính bản chất
10
của sự vật và hiện tượng mà trẻ cần tìm hiểu lại bị che dấu không thể hình dung
được bằng hình ảnh. Kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức
đang phát triển mạnh ở trẻ mẫu giáo lớn, cho nên bên cạnh việc phát triển tư duy
trực quan -hình tượng vẫn mạnh mẽ như trước đây, còn cần phát triển thêm một
kiểu tư duy trực quan -hình tượng mới để đáp ứng với khả năng và nhu cầu phát
triển ở trẻ ở cuối độ tuổi mẫu giáo .Đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ. Kiểu tư
duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách
quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa
trẻ. Sự phản ánh những mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để lĩnh hội
những tri thức vượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu từng sự vật riêng lẻ với
những thuộc tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát .Tư duy trực
quan - sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên

khác trước: Hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn lại những
yếu tố giúp trẻ phản ánh một cách khái quát về những sự vật chứ không phải là
từng sự vật riêng lẻ .Trẻ em ở cuối độ tuổi MG nhỡ và MG lớn có khả năng hiểu
một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả
những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật. Chẳng hạn trẻ có thể nhìn vào sơ đồ để tìm ra
một địa chỉ nào đó mà không lấy gì làm khó khăn.
Kỹ năng lập và sử dụng các hình tượng được sơ đồ hoá là một thành tựu lớn
trong sự phát triển tư duy của trẻ em, nã cho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ
phức tạp của sự vật và mở ra khả năng mặt bản chất của sự vật hiện tượng mà tư
duy trực quan hình tượng không cho phép nhìn thấy được
1.1.2.2. Đặc điểm phát triển hoạt động nhận cảm
Đến đầu tuổi mẫu giáo các bộ máy thu nhận kích thích bên ngoài đã được hình
thành đầy đủ làm cho cảm giác tiếp tục hoàn thiện và phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển của cảm giác nhìn: Độ nhạy cảm ở cảm giác nhìn của trẻ mẫu giáo
đã phát triển lên so với lứa tuổi trước. Biểu hiện: các cháu có khả năng phân biệt
được các sắc thái màu sắc. Trẻ mẫu giáo có thể phát hiện đối tượng ở độ xa nhất
11
định,độ tinh của trẻ ở lứa tuổi càng cao thì độ tinh nhạy của mắt càng lớn. Trẻ có
thể phân biệt được bảy màu trong quang phổ. Tuy nhiên, với những màu sắc gần
giống nhau trẻ còn khó phân biệt.
Sự phát triển cảm giác vận động và cảm giác da: ở tuổi mẫu giáo, cảm giác vận
động phát triển rất mạnh nhưng chưa đạt đến mức độ hoàn chỉnh cụ thể : Các vận
động lớn như đi chạy nhảy trẻ thực hiện tương đối tốt, còn các hoạt động như viết,
khâu vá,vẽ trẻ thực hiện tương đối khó khăn. Cảm giác da ở lứa tuổi này cũng
phát triển. Độ nhạy cảm với sự va chạm nhẹ cũng được nâng cao. Vì thể các cháu
có thể xác định được vật liệu này làm bằng gì? Nhẵn, xù xì, hình dạng ra sao?
Sự phát triển tri giác: Cùng với cảm giác thì tri giác cũng phát triển mạnh.ở lứa
tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết lựa chọn những đối tượng quan sát. Biết phân tích các
thuộc tính của sự vật hiện tượng và phản ánh sự vật hiện tượng một cách chính xác
hơn so với tuổi nhà trẻ. Đặc biệt tri giác nhìn rất phát triển thể hiện tính chính xác

trong việc phân biệt hình dáng và độ lớn của sự vật,tri giác sờ mò và tri giác nghe
rất phát triển. Tri giác không gian và tri giác thời gian cũng được tăng cường ở
mức độ thấp, chưa hoàn thiện
1.1.2.3. Đặc điểm phát triển trí nhớ
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn thì chú ý có chủ định đã phát triển nhanh và biểu hiện
như sau: trẻ mẫu giáo đã hình thành trí nhớ lô gíc từ ngữ. Tức là trong quá trình ghi
nhớ trẻ nhớ lại đã tái hiện sự suy nghĩ về các tài liệu trong khi đó quá trình ghi nhớ
của mẫu giáo nhỡ thì các cháu mẫu giáo lớn chú ý đến nhóm biểu tượng chung của
một nhóm các biểu tượng chung.
1.1.2.4. Đặc điểm phát triển tưởng tượng
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo phong phú hơn sáng tạo hơn so với lứa tuổi
trước. ở cuối độ tuổi, tưởng tượng mở rộng ở phạm vi và phong phú về nội dung và
có nét sáng tạo cụ thể trong khi vui chơi trẻ nghĩ ra nhiều trò chơi, cách chơi và
chủ đề chơi đồng thời sự nhập vai còng phong phú hơn. Điều đó chứng tỏ tưởng
tượng tái tạo rất phát triển và tưởng tượng sáng tạo ngày càng thêm phong phú.
12
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo Ýt phụ thuộc và Ýt bị chi phối bởi các đối tượng
đang tri giác. Quá trình phát triển tưởng tượng của trẻ cũng trải qua các giai đoạn:
Trẻ 3- 4 tuổi tưởng tượng phụ thuộc vào đối tượng đang tri giác. Còn trẻ 5-6
tuổi tưởng tượng mang tính chất sáng tạo hơn. Đây là thời kỳ sức tưởng tượng phát
triển phong phú với nhịp độ khác thường đặc biệt đối với trí tưởng tượng hoang
đường rất thích hợp với tư duy của trẻ.
1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo lớn
1.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng suy nghĩ lâu hơn về nội dung cỏc tỏc phẩm
văn học và hiểu một số đặc trưng của hình thức thể hiẹn nội dung, có ý nghĩa là
chúng có thể phân biệt được các thể loại văn học và đặc trưng của từng loại. Chúng
dễ dàng phân biệt văn xuôi với thơ, chỉ ra rằng thơ có sự nhịp nhàng, có thể phân
biệt dựa vào tính nhịp điệu và cấu tạo vần, sự nhịp nhàng, có thể phân biệt dựa vào
tính nhịp điệu và cấu tạo vần, sự ngân vang của các câu thơ. Cần phải hướng sự

chú ý của trẻ vào các đặc trưng thể loại, khi đú chỳng sẽ nhận thức sâu sắc hơn
những giá trị của các tác phẩm văn học.
1.2.2. Nhiệm vụ dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn
Sau khi đọc truyện cổ tích cần phân tích cho trẻ hiểu và rung cảm được cả
nội dung tư tưởng, cả những giá trị nghệ thuật, cả đặc trưng của thể loại cổ tích để
những hình tượng kì diệu của cổ tích lưu giữ dài lâu trong tình yêu mến của trẻ.
Trong khi cho trẻ làm quen với thể loại của chuyện, cần phân tích tác phẩm
mở ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng được miêu tả, mối quan hệ qua lại giữa các
nhân vật, hướng chú ý của trẻ vào các từ ngữ nêu bật tính cách của từng nhân vật.
Những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội dung, cả kĩ năng
đánh giá hành động, hành vi của các nhân vật. Chẳng hạn, sau khi đọc truyện ‘ Hai
anh em’ cô có thể hỏi ; + Người anh là người như thế nào ?
13
+ Người em có chăm chỉ như vậy không ?
+ Ai đã cứu người em khỏi chết đói ?
+ Người anh chăm chỉ như thế nào ?
+ Vì sao cháu biết người em lười biếng?
Cần đặc biệt chú ý những câu hỏi về các phương tiện biểu cảm trong các câu
chuyện về thiên nhiên.
Cần đặc biệt chú ý cho trẻ tri giác tác phẩm trong sự thống nhất của nội dung
và hình thức khi đọc thơ và dạy trẻ đọc thơ thuộc lòng.
1.2.3. Các phương pháp dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn
Các phương pháp chung là: đọc, kể diễn cảm các tác phẩm; đàm thoại với trẻ
về cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện,
giúp trẻ ghi nhớ tác phẩm và sau đó có thể đọc, kể lại một cách diễn cảm. Ngoài ra, có
thể sử dụng các phương pháp thuộc nhóm trực quan, thực hành, trải nghiệm.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TRẢ LỜI HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM TRUYỆN

Ở TRƯỜNG MẦM NON TÂN LỢI
2.1 Vài nét về trường Mầm non Tân Lợi
2.1.1 Môi trường xã hội
Trường Mầm non Tân Lợi là một ngôi trường được thành lập năm 2002 tách
từ trường Trung học cơ sở Tân Lợi và trường Tiểu học Tân Lợi. Trường xây dựng
ở trung tâm xã. Trường có 3 điểm trường và 1 khu trung tâm. Nhận thức của các
bậc phụ huynh trong xã về tầm quan trọng của giáo dục mầm non rất tốt vì vậy số
trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường mầm non xã Tân Lợi 98 % trong đó 100%
số trẻ từ 3-5 tuổi đến lớp. Bên cạnh đó, số trẻ của các xã lân cận cũng đến trường
học rất đông. Trường phấn đấu đến 2013 đạt chuẩn quốc gia mức độ I
2.1.2 Đặc điểm của trường Mầm non Tân Lợi (số liệu đầu năm học 2011-
2012)
*Tổng số giáo viên: 23
Hiệu trưởng : 1
Phó hiệu trưởng : 1
NÊu ăn : 4
15
KÕ toán : 1
Y tế : 1
Bảo vệ : 1
Văn thư : 1
Giáo viên đứng lớp: 13
Giáo viên lâu năm nhất là 33 năm.ít năm nhất là 1 năm, tuổi bình quân là 33 -
45.
*Số trẻ:
Trường có : 330 trẻ
Trong đó lớp nhà trẻ: 40 cháu
MÉu giáo lớn : 102 cháu
MÉu giáo nhỡ : 100 cháu
MÉu giáo bé : 80 cháu

*Công tác chuyên môn
- Chăm sóc nuôi dưỡng: Trường thu mức ăn của học sinh là 12.000/1 cháu/1
ngày. Trong đó ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Thay đổi thực đơn theo mùa. Nhiều
năm qua nhà trường luôn thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Y tế nhà
trường cùng giáo viên đứng lớp kết hợp và 100% số trẻ được cân, đo theo dõi bằng
biểu đồ tăng trưởng, luôn giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm so với đầu năm là
2,5-3%.
*VÒ giáo dục
Thực hiện sự chỉ đạo của phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Thái Nguyên,
năm 2010 nhà trường đã thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới ở mỗi
lứa tuổi một nhóm lớp. Và đến nay chương trình giáo dục mầm non mới đã được
thực hiện ở tất cả các nhóm lớp , các lứa tuổi ở trường.
Nhà trường luôn thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động sư
phạm theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đúng thời gian biểu. 100%giáo viên
có đủ hồ sơ sổ sách, soạn bài và có ký duyệt vào thứ 2 hàng tuần. Ban giám hiệu và
16
tổ trưởng chuyên môn thường xuyên thăm lớp, dự giờ, thanh tra, kiểm tra giáo viên
trung bình mỗi tháng một lần.
Qua các kỳ thi giáo viên dậy giỏi của trường đạt 80%, giáo viên dạy giỏi cấp
thành phố đạt 25%.
*Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của nhà trường . Hiện nay có 3 điểm trường và 1 khu trung
tâm có 6 phòng học đủ tiêu chuẩn, diện tích đủ để trẻ hoạt động. Trường có khuôn
viên đẹp, thoáng mát, có đồ chơi ngoài trời sinh động. Các phương tiện chế biến
thực phẩm đầy đủ đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
* Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trường
luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Hiện nay giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn 75 %. Bên cạnh đó
nhà trường còn tạo điều kiện để các giáo viên phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các

cấp. Bản thân giáo viên thì thực sự tâm huyết, yêu nghề mến trẻ.
*Công tác xã hội hoá giáo dục
Trường đã tham mưu với lãnh đạo địa phương và sự ủng hộ của phụ huynh
cùng sự giúp đỡ của các cơ quan lónh đạo để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị, vận động xã hội đóng góp và ủng hộ nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục.
2.1.2 Vài nét về khách thể điều tra
Tôi chọn lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non Tân Lợi.
Lớp mẫu giáo lớn A2 trường mầm non Tân Lợi gồm 26 cháu (19 nam, 8 nữ)
trong đó 22 cháu là con gia đình nông thôn, 1 cháu là con gia đình giáo viên, 3
cháu là con gia đình buôn bán. Nhìn chung các cháu đều có điều kiện phát triển tốt
về thể chất và tinh thần.
Tình trạng sức khoẻ các cháu tốt. Phần lớn các cháu đã theo học nhóm trẻ
nên đã có thói quen nề nếp.
17
2.2. Điều tra thực trạng
2.2.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu việc sử dụng và trả lời hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động
cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với tác phẩm truyện ở trường Mầm non Tân Lợi
2.2.2. Nội dung điều tra
- Thực trạng sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại của giáo viên.
- Thực trạng trả lời câu hỏi đàm thoại của trẻ.
2.2.3. Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra dựa trên những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát giáo viên và trẻ trong hoạt động
cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu ankét để lấy ý kiến của các giáo viên
trực tiếp giảng dạy ở lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non Tân Lợi.
2.2.4. Cách thức điều tra
Để có được kết quả sát với thực tế, chúng tôi tiến hành điều tra như sau:

- Trao đổi với giáo viên về nội dung điều tra trong phiếu ankét. Sau đó lấy ý
kiến của họ thông qua phiếu.
- Quan sát và ghi chép tiến trình một tiết học của giáo viên và trẻ.
2.3. Phân tích kết quả điều tra
2.3.1. Nhận thức của giáo viên
2.3.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy ngôn ngữ
nghệ thuật cho trẻ
Để giúp cho đề tài có kết luận khách quan, tôi đã tìm hiểu 7 giáo viên của
khối mẫu giáo lớn trường Mầm non Tân Lợi (bằng phiếu ankét) về 6 vấn đề
có liên quan đến việc nghiên cứu và chúng tôi đã nhận được sự hồi đáp từ
phía người được điều tra như sau:
* Vấn đề 1: Dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ có quan trọng không?
- Ý kiến a có 6 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 85,7 %.
18
- Ý kiến b có 1 giáo viên lựa chọn,tương ứng với 14,3 %: vì trẻ chưa hiểu như
thế nào là khái niệm câu mà chỉ diễn đạt ngôn ngữ nói tự do để giao tiếp.
- Ý kiến c = 0%
* Vấn đề 2: Dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ có vai trò gì đối với sự phát triển
của trẻ?
a.Giỳp trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu, các hình thức nghệ thuật của thơ,
ca dao, đồng dao.
b. Giúp trẻ kể lại truyện theo từng đoạn, theo tranh, tập đóng kịch.
c. Giúp trẻ phát triển tư duy
d.Giỳp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc
e. Tất cả các phương ỏn trờn
100% giáo viên đồng ý với đáp án e.
* Vấn đề 3 : Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện, chị sử dụng
phương pháp nào để dạy trẻ ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn?
-Ý kiến a có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 14,2 % : Vì đối thoại sẽ liên
tiếp xảy ra sù trao đổi ngôn ngữ.

- Ý kiến b có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 14,2 % : Vì khi đó lời nói
mẫu của cô sẽ chuẩn xác nhất.
- Ý kiến c có 2 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 28,5 %: Vì trẻ sẽ tự thể
hiện khả năng ngôn ngữ của mình.
- Ý kiến e có 3 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 42,8 %: Vì các phương án
trên đều hỗ trợ lẫn nhau.
* Vấn đề 4 : Việc đặt câu hỏi đàm thoại có nhiÒu ưu thế để dạy trẻ ngôn ngữ
nghệ thuật không? Vì sao?
- 4 giáo viên chọn phương án là Có, tương ứng với 57,1 % : Vì từ đó trẻ sẽ
sử dụng được nhiều loại câu để trả lời và giao tiếp khi đối thoại với cô giáo và
chính cô giáo cũng là người dùng nhiều loại câu ngôn ngữ nghệ thuật để hỏi trẻ và
trẻ trả lời ứng với câu hỏi của cô.
19
- 3 giáo viên chọn phương án là Không, tương ứng với 42,8 % : vì trẻ hay
trả lời lộn xộn nhiều khi không đúng nội dung câu hỏi nên từ đó trẻ không hiểu ý
cô hỏi dẫn đến trẻ không biết trả lời như thế nào là đúng .
* NHẬN XÉT: Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy
ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ và việc xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại để dạy
trẻ ngôn ngữ nghệ thuật trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện.
Điều đó giúp giáo viên có thêm động lực để tìm hiểu các biện pháp dạy trẻ đặt câu
và sử dụng câu một cách hiệu quả.
2.3.1.2. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại
của bản thân và việc trả lời câu hỏi của trẻ
Chúng tôi đã làm khảo sát nhận thức của 7 giáo viên của khối mẫu giáo lớn
trường Mầm non Tân Lợi về 6 vấn đề sau:
* Vấn đề 1: Xin chị vui lòng cho biết, hiện nay trẻ mẫu giáo trả lời câu hỏi về nội
dung câu chuyện như thế nào?
- ý kiến a có 0 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 0%: trẻ chủ yếu đã biết trả
lời về nội dung câu truyện theo yêu cầu của câu hỏi.
- ý kiến b có 2 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 50% Ýt trẻ trả lời được, chỉ

những trẻ sống trong gia đình nhiều thế hệ và trẻ đó mạnh dạn giao tiếp thì mới trả
lời được.
- ý kiến c có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 25%
- ý kiến d 1 có giáo viên lựa chọn.tương ứng với 25%
* Vấn đề 2: khi cho trẻ làm quen tác phẩm truyện, chị xây dựng hệ thống câu
hỏi để trẻ trả lời nội dung có tính chất suy luận như thế nào?
-ý kiến a có 2 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 50%: Cô hỏi trẻ trả lời theo
ý hiểu của trẻ .
- ý kiến b có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 25% Cô hỏi trẻ trả lời
chính xác theo nội dung câu chuyện.
20
- ý kiến c có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 25% Hỏi như vậy trẻ
thường khó diễn đạt câu khi trả lời.
* Vấn đề 3: Khi đặt câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời có sử dụng ngôn ngữ miêu tả
trẻ có trả lời được không ?
- ý kiến a có 1 giáo viên lựa chọn,tương ứng với 25% : Trẻ có trả lời được
nhưng thường nói trống không .
- ý kiến b có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 25%
- ý kiến c có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 25%
- ý kiến d có 1 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 25 %
* Vấn đề 4: Theo chị khi hỏi câu hỏi về giọng điệu của các nhân vật cho phù
hợp thái độ tính cách của các nhân vật chị hỏi như thế nào?
- ý kiến a có 2 giáo viên lựa chọn,tương ứng với = 40% : Vì trẻ rất thích
được thể hiện giọng của các nhân vật.
- ý kiến b không có giáo viên lựa chọn.
- ý kiến c có 0 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 0%:
- ý kiến e có 2 giáo viên lựa chọn, tương ứng với 50%:
* Vấn đề 5: Khi hỏi về thái độ của trẻ đối với các nhân vật chị hỏi như thế
nào?
- ý kiến a có 3 giáo viên lựa chọn ứng với 75 %

- ý kiến b có 1giáo viên lựa chọn ứng với 25%
- ý kiến c và d không giáo viên nào lựa chọn.
* Vấn đề 6: Chị hỏi câu hỏi liên hệ thực tế đối với trẻ 5 tuổi như thế nào?
- ý kiến a có 3 giáo viên lưa chọn ứng với 75 %
- ý kiến b có 1 giáo viên lựa chọn với 25%
- ý kiến c không giáo viên nào lựa chọn.
* Nhận xét: Qua điều tra 6 vấn đề trên tôi nhận thấy rõ rằng:
Giáo viên rất quan tâm đến việc dạy ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ, xong do
thời gian đầu tư cho nghiên cứu giáo án của các loại cõu chưa sâu nên mỗi khi
21
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên mới chú ý đến việc làm như thế
nào để kể tác phẩm hay, diễn cảm.và học sinh nhớ nội dung tác phẩm là được.
Vì thế tôi hy vọng qua đề tài tôi nghiên cứu này sẽ phần nào giúp giáo viên
quan tõm hơn trong việc dậy trẻ ngôn ngữ nghệ thuật mỗi khi cho trẻ làm quen tác
phẩm văn học .
2.3.2 Tình hình sử dụng câu hỏi đàm thoại của giáo viên và trả lời câu hỏi
đàm thoại của trẻ mẫu giáo lớn.
Tiết học 1
Đề tài: Làm với tác phẩm truyện: GIẤC MƠ KỲ LẠ
Chủ đề: Bản thân
Loại tiết: 1
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Thời gian dạy: 22 tháng 1 năm 2012
Người dậy : Nguyễn Thị Kim Thoa
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Nừu không ăn uống đủ chất và lười tập thể dục
thì các bộ phận trên cơ thể đều mệt mỏi.
- Trẻ biết thể hiện ngữ điệu, một số cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong
truyện.

- Trẻ nhớ một số lời thoại trong truyện.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.
- Rèn sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ: Biết giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất và chăm tập thể dục.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: Tranh minh hoạ câu chuyện, que chỉ, rối tay.
22
2. Đồ dùng của trẻ: Bút màu.
3. Trẻ ngồi hình chữ U
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
A. Hoạt động 1: Trò chuyện vào bài.
- Cho trẻ hát vận động bài : Chân nào khỏe hơn
nhạc và lời Bùi Anh Tôn.
+ Các con vừa hát bài hát gì ? Bài hát hát đến
bộ phận nào ? Chân có ở đâu ?
+ Trên cơ thể con còn có bộ phận nào nữa ?
- Cô : ” Mặc dù mắt tôi khỏe khoắn được”
Đây là câu nói của ai ? Trong câu chuyện gì ?
B. Hoạt động 2: Cô kể cho trẻ nghe.
- Cô kể lần 1 : Thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt
+ Cô vừa kể câu chuyện gì ? câu chuyện nói về
cái gì ?
- Cô kể lần 2: Cô kết hợp sử dụng tranh minh
hoạ.
- Sau mỗi lần kể cô hỏi trẻ tên truyện và tên
nhân vật.
* Trích dẫn giảng giải, đàm thoại: Cô chủ Mi

Mi đã mơ thấy ai, nói chuyện với nhau trước
tiên ?
- Anh tay đã nói gì với anh chân ?
- Theo các con ngữ điệu giọng của anh tay như
thế nào ?
- Anh chõn đó trả lời ra sao ?
-Trẻ hát
- Chân nào khỏe hơn, bài hát
hát về đôi chân, chân có trên cơ
thể con
- Tay, mắt, miệng,…
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Anh tay nói chuyện với anh
chân
- Nói không to yếu ớt thều thào
- Giọng mệt mỏi
23
- Giọng anh chân thế nào ?
- Tại sao
- Anh tay và chân đi đến gặp ai tiếp theo.
- Bác tai đã trả lời như thế nào ?
- giong bác tai thế nào.
- 3 bỏc chỏu đi đến hỏi ai ?
- Đến nơi, 3 bỏc chỏu cũn gặp ai nữa? Bạn
miệng đã hỏi cô mắt điều gì ?
- Cô mắt có trả lời được tại sao các bộ phận của
cơ thể đều mệt mỏi không ?

- Cô mắt đã trả lời như thế nào ?
- Cô trích dẫn đoạn : Đúng lúc đó mới được.
- Theo các con, khi cô chủ ăn uống đủ chất và
chịu khó tập thể dục thỡ cỏc bộ phận sẽ như thế
nào ?
- Hàng ngày con phải làm gì để cơ thể luôn
khỏe mạnh.
C.Hoạt động 3: Kết thúc
* Trò chơi : Thi ai nhanh.
- Cô và trẻ cựng hỏt theo lời bài hát và làm
động tác. Ví dụ : Mắt mồm tai, mát tai mồm
tai,
- Cho trẻ chơi 3 đến 4 lần
* Trò chơi : Vẽ bộ phận còn thiếu trên cơ thể.
- Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 1 bức tranh về cơ
- Vì anh chân cũng bị mệt, bị
đúi, ớt vận động.
- Gặp bác tai.
- Tôi không thể nói cho các anh
rõ được vì rạo này … cô mắt
hỏi nhé.
- Trầm hơn vỡ bỏc lớn tuổi.
- Hỏi cô mắt.
- Do bạn miệng không được ăn,
không được uống…
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vừa hát vừa chỉ mắt mồm
tai.
- 2 đội thi đua trong một bản
24

thể người còn thiếu một số bộ phận, trẻ vẽ cho
đủ các bộ phận.
- Cô nhận xét kết quả 2 đội, khen trẻ và kết
thúc bài học.
nhạc.
Tiết học 2
Đề tài: Làm quen với tác phẩm truyện: Mỗi người một việc
Chủ đề: Bản thân
Loại tiết: 1
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian dạy: 10 tháng 10 năm 2012
Người dậy : Liễu Thị Hương
I. Mục đích- Yờu cầu:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên truyện, tờn các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Qua nội dung truyện trẻ biết tất cả các bộ phận
trên cơ thể và tác dụng của chúng.
2. Kỹ năng.
- Trẻ biết trả lời đủ cõu, rừ lời mạch lạc.
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ, quan sát.
3. Giáo dục: Cần bảo vệ các cơ quan trên cơ thể bằng vệ sinh.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô.
- Tranh câu truyện.
- Bộ rối tay: Tay phải tay trái.
2. Đội hình.
- Trẻ ngồi hình chữ U.
III. Cách tiến hành:
25

×