Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.53 KB, 38 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ do chọn đÒ tài
Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) ngay từ
khi ra đời đã trở thành "điểm sáng, vùng tranh cãi" (Hoàng Ngọc
Hiến). Những luồng dư luận trái chiều liên tục được tung ra. Và
cho đến nay, cuốn tiểu thuyết này vẫn trở thành "mắt bão" trong
nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Trước một hiện tượng văn học
mang tính bứt phá, người viết hứng thú đào sâu tìm cái mới, cái
cách tân trong ngòi bút Bảo Ninh.
Nỗi buồn chiến tranh có thể được tiếp cận từ nhiều góc
độ. Trong đó, nghiên cứu từ biểu tượng là một hướng đi thú vị.
Biểu tượng là cơ sở giải mã hình tượng, lí giải tính hàm súc của
ngôn ngữ nghệ thuật. Biểu tượng có sức chứa đựng và nảy sinh các
quan niệm, dồn nén các tầng nghĩa. Khám phá tác phẩm từ góc độ
biểu tượng, trên cơ sở kết hợp những kiến thức liên ngành: ngôn
ngữ học, văn hoá học và văn học, người viết có cơ hội nhận diện
vấn đề một cách toàn diện và tổng hợp. Theo đó, vừa giải mã cái
hay, cái mới của Nỗi buồn chiến tranh, võa khẳng định một h-
ướng nghiên cứu có nhiều triển vọng.
2. Lịch sử vấn đề
Nỗi buồn chiến tranh giành giải Nhất Hội nhà văn năm
1991 cùng với "Mảnh đất lắm ngời nhiều ma" của Nguyễn Khắc
Trường và "Bến không chồng" của Dương Hướng. Nhà văn
Nguyên Ngọc, với sự tinh nhạy của nhãn quan phê bình văn học,
sớm nhận ra những cựa quậy chuyển mình của nền văn xuôi dân
tộc, đã phát biểu: "Trước đây, tác phẩm hay là để được công nhận
ngay, khẳng định ngay. Ở đây không có vấn đề con ngời khó nhọc
đi kiếm tìm chân lí sống, ở đây con người hành động quả quyết vì
một chân lí đã biết rõ. Ngày nay, tác phẩm hay là để tranh cãi, tác
giả kiếm tìm, đề nghị người đọc cũng vật vã kiếm tìm" ( Tạp chí
Văn học, số 4/ 1990). Báo Văn nghệ năm 1991 liên tục đăng tải


các ý kiến đánh giá Nỗi buồn chiến tranh. GS.Trần Đình Sử cho
rằng cuốn tiểu thuyết là "một đóng góp đáng kể nhiều mặt cho tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại" (văn nghệ số 37). Trần Thị Mai Nhi
đánh giá "cuốn truyện như một dòng ý thức, như một trò chơi lỏng
của ngôn từ chảy dài không ngừng Dòng trôi của tiểu thuyết là
dòng trôi của những kỉ niệm". Bên cạnh đó, có những ý kiến phủ
nhận Nỗi buồn chiến tranh một cách gay gắt, tiêu biểu là ý kiến
của Đỗ Văn Khang trên báo Văn nghệ số 43/1991. Tác giả này cho
rằng những cảnh tàn khốc của hiện thực chiến tranh gợi lại trong kí
ức Kiên mang đặc điểm Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học. Tác giả
nhấn mạnh thêm: xu hướng chính của cuốn tiểu thuyết là xu hướng
lố bịch hoá… Nhưng nhìn chung, các ý kiến đề cao tác phẩm của
Bảo Ninh vẫ chiếm ưu thế hơn và được số đông bạn đọc đón nhận.
GS Đỗ Đức Hiểu trong chuyên luận "Thân phận tình yêu
của Bảo Ninh" đã đề cập đến vấn đề biểu tượng. Tác giả cho rằng,
những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh, những
hình tượng gây sốc la liệt trong tác phẩm tạo ra một vũ trụ mới của
cuộc chiến tranh - vũ trụ chìm trong ma, ma và đêm là biểu tượng
khủng khiếp của chiến tranh. Tác giả Đỗ Đức Hiểu có đề cập đến
tính biểu tượng của ngôn ngữ tác phẩm. Tiếp nối ý kiến của GS Đỗ
Đức Hiểu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp trong khi tìm hiểu kĩ thuật
dòng ý thức của "Nỗi buồn chiến tranh" đã chỉ ra tính biểu tượng
của ngôn ngữ tiểu thuyết: "Văn của Bảo Ninh thường đa nghĩa,
mang tính biểu tượng chồng lên nhau trùng điệp, vì thế nó có khả
năng đánh thức nhiều chiều văn hoá khác nhau về cái Đẹp". Tác
giả khẳng định dòng sông là một biểu tượng kép, vừa là dòng đời,
dòng số phận, vừa là dòng suy nghĩ của nhân vật Kiên.
Gần đây nhất, trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/ 2007,
với bài viết "Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái
quát", PGS.TS Nguyễn Thị Bình đưa ý kiến: "Thân phận tình yêu

của Bảo Ninh ra đời năm 1990, làm xôn xao dư luận, phân lập ng-
ười đọc rất mạnh bởi những đột phá cả về nội dung và hình thức
tiểu thuyết. Hiện thực chiến tranh qua hồi ức của một ngời lính bị
"chấn thương" là một góc nhìn cá biệt. Nỗi buồn chiến tranh cũng
là nỗi buồn sáng tạo. Tác phẩm là dòng chảy "rối bời, bấn loạn"
của nhân vật chính về thân phận, chức phận và danh phận của một
nhà văn hiện đại". Tác giả bài viết phân tích thêm không gian, thời
gian trong truyện và nhận định: "nhịp điệu vừa gấp gáp vừa lê thê
luẩn quẩn, vừa day xé vừa dịu dàng".
Trong khoá luận tốt nghiệp "Tính biểu trưng của ngôn ngữ
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh", Phạm Thị Vân Anh khảo sát và
nhận xét về hệ thống biểu tượng trong cuốn tiểu thuyết. Theo tác
giả, Bảo Ninh đã tạo ra một hệ biểu tượng khắc hoạ vẻ đẹp dữ dội,
khủng khiếp của chiến tranh. Hệ thống biểu tượng này là sự
chuyển dịch biểu tượng văn hoá vào ngữ cảnh cụ thể và có hệ
thống. Nguyễn Nga Mi trong Báo cáo khoa học "Giá trị biểu trưng
của biểu tượng nước, trăng trong tiểu thuyết Thân phận tình yêu
của Bảo Ninh" đã phân tích khá chặt chẽ và khoa học ý nghĩa biểu
trưng của các biểu tượng được chọn khảo sát và qua đó, nhận diện
phong cách tự sự của nhà văn Bảo Ninh.
Người viết nhận thấy rằng, chưa có công trình nào nghiên
cứu biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh một cách hệ
thống và chỉ ra các lớp nghĩa phong phú của nó. Tiếp bút những
người đi trước, người viết tiến hành tìm hiểu Biểu tượng “bóng
đêm” trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh.
3. Mục đích nghiên cứu
Người viết tiến hành nghiên cứu Biểu tượng “bóng đêm” trong
tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” nhằm mục đích sau:
- Vận dụng lí thuyết về biểu tượng để khám phá tác phẩm văn
học, khẳng định một hướng nghiên cứu.

- Tìm hiểu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh về phương diện
nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật, điểm nhấn là những cách tân về
ngôn ngữ; từ đó khám phá phong cách tự sự của tác giả Bảo Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đề cập đến những biểu tượng trong phạm vi tác phẩm
văn học.
- Đối tượng khảo sát trực tiếp là biểu tượng bóng đêm.
- Tư liệu văn học khảo sát là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
của nhà văn Bảo Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
5.3. Phương pháp hệ thống
5.4. Phương pháp so sánh
6. Cấu trúc chuyên đề:
I.Biểu tượng
II. Biểu tượng bóng đêm
III. Nhận diện biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh
1. Khảo sát, phân loại
2. Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng bóng đêm
2.1 Bóng đêm mờ tối của hiện thực chiến tranh tàn khốc
2.2 Bóng đêm với sự trỗi dậy của Èn ức và sự ám ảnh
những giấc mơ
2.3 Bóng đêm và “nghi lễ” của sáng tạo
3. Phong cách tự sự của Bảo Ninh qua việc xử lí biểu tượng
bóng đêm
PHẦN NỘI DUNG
I. Biểu tượng
Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng (tiếng Anh: symbol, tiếng

Pháp: sybole) là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức
cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng
của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng)
mang tớnh cú lớ do, tính tất yếu. Mối quan hệ giữa hai mặt của biểu
tượng, nói như Tz. Todozov (7; VXVII, Đỗ Hữu Châu, Những vấn đề về
Tiếng Việt và làm văn; T1; T5; ĐH Sư phạm Hà Nội, 1990) là “sự ứ tràn
của nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nú”. Sự chuyển hóa giữa các
tầng nghĩa biểu trưng và sự xếp chồng của các lớp biểu trưng là hiện
tượng tất yếu trong quá trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng. Lưu
chuyển vào phạm vi đời sống văn hóa, nghệ thuật, biểu tượng tăng thêm
và lược bỏ những ý nghĩa của nó. Xét trong lĩnh vực văn học, biểu tượng
được mã hóa thông qua tín hiệu ngôn từ: “Cỏc biểu tượng nghệ thuật
được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Trong phạm
vi ngôn ngữ văn học, các biểu tượng tâm lý, biểu tượng văn hóa đều
được chuyển hoá thành các từ - biểu tượng (word - symbols)” (Nguyễn
Thị Ngân Hoa).
Khởi nguyên, biểu tượng chỉ được xột trờn bình diện văn hóa và
bản thân biểu tượng là một kí hiệu đa nghĩa, vượt lên chính nó.
J.Chevalier cho rằng ý nghĩa của biểu tượng không phải là một cấu trúc
khép kín mà là một khả năng gợi ra các chiều liên tưởng trong thực tại
tinh thần của con người, những chiều hướng này, có thể rất khác nhau.
Dưới tác động của tác nhân tâm lý, văn hóa, văn học, biểu tượng có quá
trình sản sinh và biến đổi cỏc nét ý nghĩa. Cú thể nói, quá trình chuyển
thành biểu tượng nghệ thuật là sự vận động từ mẫu gốc (gắn với “vụ
thức tập thể”, có thể tìm thấy trong các thần thoại, nghi lễ, truyền
thuyết…), qua mỗi loại hình nghệ thuật sẽ cú cỏc biến thể loại hình, đến
loại hình nghệ thuật ngôn từ (văn học), biểu tượng chuyển hoá thành các
hình tượng trong tác phẩm và hình tượng này được biểu hiện thông qua
những hình ảnh, tín hiệu thẫm mỹ. Con đường hình thành biểu tượng
nghệ thuật, có thể do sự lặp lại đầy ý nghĩa của các hình tượng, do sự

sáng tạo một thế giới đậm chất huyền thoại hoặc tạo nên sự trùng phức
trong một hình ảnh, gia tăng tính đa nghĩa và kích thích sự liên tưởng vô
cùng. Giải mã biểu tượng ngôn từ nghệ thuật, xuất phát từ các thủ pháp
nghệ thuật, xuất phát từ chính cấu trúc ngôn từ của văn bản để tìm ra
những ý nghĩa ẩn chìm đằng sau những biểu tượng. Theo đó, hiển nhiên,
là quá trình giải mã những sáng tạo của cá nhân nhà văn trong quá trình
qua hệ với văn hóa, ý thức và vô thức của cộng đồng.
Thêm nữa, quá trình chuyển hóa từ phạm vi tâm lý xã hội sang
phạm vi tâm lý cá nhân, từ cái vô thức sang ý thức sáng tạo, từ bình diện
văn hóa mang tính cộng đồng sang bình diện chủ thể, từ chất liệu vật thể
đến chất liệu phi vật thể đựơc hiện thực hóa thông qua chính thao tác
ngôn từ: lựa chọn các biến thể trong vốn từ - biểu tượng trong phạm vi
ngôn ngữ văn hóa và tạo ra các biến thể mới bằng các kết hợp trong ngữ
đoạn. Theo đó, dấu ấn phong cách của tác giả được xác định. Bằng năng
lực nghệ thuật và nhãn quan hiện thực, nhân sinh, tác giả nhào nặn lại
các biểu tượng, phù hợp với mục đích phản ánh và biểu hiện. Cách thức
sáng tạo lại của người nghệ sĩ mã hóa sắc thái riêng biệt về nội dung
cũng như hình thức. Nói cách khác, thông qua từ - biểu tượng trong văn
bản nghệ thuật ngôn từ, ta có thể tìm thấy đóng gớp mới mẻ của tác giả,
cả về phương diện nội dung và thi pháp. Bởi vì, gắn với những kí hiệu
biểu tượng luôn là những ý nghĩa mà nó gợi mở, xét trong những kết
hợp ngôn ngữ.
Xét trong phạm vi văn học, biểu tượng lại được “phõn luồng” ở
lĩnh vực thơ ca và văn xuôi, tuy rằng, tính chất “phõn luồng” chỉ là
tương đối. Từ góc độ bản chất, thơ ca yêu cầu biểu hiện thế giới nội tâm,
thế giới tinh thần theo xu hướng nội cảm hóa, chủ quan húa. “Tớnh song
điệu (đa nghĩa) của biểu tượng trong thơ ca luôn tù thỏa mãn với một
tiếng nói và một hệ thống điệu thức. Tính đa nghĩa của biểu tượng thơ ca
đòi hỏi phải có một tiếng nói thống nhất và đồng nhất với bản thõn
mình, và tiếng nói ấy đơn độc hoàn toàn trong lời nói của mình. Chỉ cần

để cho tiếng nói của người khác, một quan điểm nào khác xâm nhập vào
trong hoạt động của biểu tượng, tức thì bình diện thơ ca bị phá vỡ và
biểu tượng bị thuyên chuyển sang bình diện văn xuụi” (M.Bahktin). Với
văn xuôi tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết, vấn đề lại khác. Ngôn từ song
điệu của tiểu thuyết được “đối thoại hóa từ bên trong với tất cả các kiểu
và dạng thức phong phú của nú”. Trong tác phẩm tự sự, đặc điểm ngôn
ngữ của tất cả các phong cách chức năng thuộc phạm vi lời nói phi nghệ
thuật đều có thể được mô phỏng và tổ chức lại dể thực hiện chức năng
thẩm mỹ. Sự mô phỏng ngôn từ của các phong cách lời nói phi nghệ
thuật đã xóa đi cái khoảng cách tương đối mang tính sử thi và tạo nên sự
tổng hũa cỏc đặc trưng phong cách ngôn từ của lời nói tự nhiên trong sự
tương tác và biến đổi chức năng của chúng. Do đó, cấu trúc từ - biểu
tượng trong văn xuôi biểu hiện phức tạp hơn trong thơ ca. Biểu tượng
trong văn xuôi gắn với yếu tố không gian, thời gian mang tính biểu
tượng, hình tượng nhân vật có tính biểu tượng tạo ra những giá trị biểu
nghĩa phong phú, mới mẻ. Vì thế, chức năng thẩm mỹ của tác phẩm
được nâng lên rõ rệt. Cũng do khả năng dung hợp và phá vỡ cơ cấu chức
năng của các yếu tố ngôn từ thuộc phạm vi phong cách chức năng của
lời nói phi nghệ thuật để tăng cường giá trị và hiệu quả tu từ theo những
hướng nhất định, các biểu tượng văn xuôi có khả năng tạo nên tính trữ
tình, chất thơ và khả năng biểu cảm vô tận cho tác phẩm văn xuôi nghệ
thuật.
II. Biểu tượng bóng đêm
Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới đưa ra các ý nghĩa của biểu
tượng bóng đêm như sau:
Đối với người Hy Lạp, đêm (nyx) là con gái của Hỗn mang và
là mẹ của Trời (Ouranos) và Đất (Gaia). Đêm còn sinh ra giấc ngủ và
sự chết, những giấc mơ và những mối lo âu, tình âu yếm và sự lừa dối.
Đêm hay bị kéo dài thêm theo ý các thần, họ bắt mặt trời và mặt trăng
dừng lại để thực hiện tốt hơn các kì tích của mình. Đêm đi khắp trời, đ-

ợc che phủ một tấm màn tối trên một cỗ xe đóng 4 ngựa đen, với đoàn
thiếu nữ hộ tống, đó là các nữ thần Thịnh nộ (Furies), các nữ thần Số
mệnh (Parque). Người Hy Lạp tế thần âm ti này một con cừu cái lông
đen.
Ở người Maya, cùng một hình khắc chìm có nghĩa là đêm, lòng
đất và cái chết.
Đêm, theo quan niệm của người Celtes về thời gian, là khởi đầu
của ngày, cũng như mùa đông là lúc bắt đầu của năm. Thời gian theo
luật định của một đêm và một ngày tương ứng ở Ailen với hai mơi bèn
giờ biểu trưng vĩnh hằng
Đêm tượng trưng cho thời gian của sự thai nghén, nẩy mầm,
của những mưu đồ bí mật sẽ lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật thành
những biểu hiện của sự sống. Đêm chứa đầy tất cả các khả năng tiềm
tàng của cuộc đời. Nhưng đi sâu vào đêm tức là trở về với cái chưa xác
định trong đó đầy rẫy những ác mộng và quái vật, những ý nghĩ đen tối.
Đêm là hình ảnh của cái vô thức, trong giấc ngủ đêm, vô thức giải
phóng. Cũng như bất kì biểu tượng nào, đêm biểu thị tính hai mặt, mặt
tối tăm, nơi đương lên men mọi chuyển biến, và mặt trù bị cho ban
ngày, ở đó sẽ loé ra ánh sáng của sự sống.
Trong thần học bí nhiệm, đêm tượng trưng cho trạng thái mọi
tri thức riêng biệt, phân tích, có thể biểu đạt đều biến mất, hơn nữa, mọi
điều hiển nhiên, và mọi chỗ dựa tâm lí đều mất đi. Cùng với một số từ
ngữ khác như bóng tối, đêm thích hợp với việc thanh tẩy trí tuệ, trong
khi Êy thì trống rỗng và cùng quẫn liên quan đến việc làm thanh tẩy trí
nhớ khô cằn và hạn há, đến việc làm thanh tẩy các mong ước và các xúc
động cảm tính, ngay các khát vọng cao quý nhất
Như vậy, về cơ bản, trong tâm thức nhân loại, bóng đêm bao
gồm các nét nghĩa:
- Tượng trưng cho thời gian
- Đêm sinh ra giấc ngủ và sự chết, gắn với những lo âu, sự lừa

dối
- Đêm có ý nghĩa thanh tẩy trí tuệ
Với người phương Đông, trong lối tư duy tổng hợp, trong khát
vọng hài hoà và tương thông con người với vũ trụ, đêm là vòng quay của
thời gian, đồng thời là một biểu hiện của dòng sống vô thuỷ vô chung.
Không gian đêm khuya thích hợp để nhà thơ tỏ lòng tỏ chí, thích hợp để
người nghệ sĩ nhìn sâu vào bản ngã của mình. Chẳng thế mà thi tiên và
thi thánh Lí Bạch và Đỗ Phủ thường xuyên đưa hình ảnh bóng đêm vào
thơ, gắn với chén rượu, với bóng trăng để khắc tạc nỗi u uất, buồn đau
và cô đơn. Theo đó, bóng đêm góp phần thể hiện tâm thé trữ tình của
người nghệ sĩ.
Trong văn hoá Việt Nam, tiếp nối ý thức bóng đêm của nền văn
hoá phương Đông, đêm là không gian và thời gian của cô đơn và nỗi
buồn rầu. Ca dao từng thao thiết những dòng thương dòng nhớ: "Khăn
thương nhí ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhí ai/ Khăn vắt lên
vai/ Đèn thương nhí ai/ Mà đèn không tắt/ Mắt thương nhí ai/ Mắt ngủ
không yên/ Đêm qua em những lo phiền/ Lo vì một nỗi không yên mọi
bề"; "Đêm nằm lưng chẳng tới giường/ Trông cho mau sáng ra đường
gặp em" Bóng đêm thức dậy những cô đơn và ý thức bản thân. Nàng
Kiều xót xa nghĩ đến tình cảnh "bớm chán ong chường" của mình trong
đêm, Hồ Xuân Hương đối diện với nỗi trống trải "Đêm khuya văng vẳng
trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non".
Văn học hiện đại sử dụng bóng đêm để tăng chiều sâu vô thức,
khám phá cõi nội tâm thầm kín của con người. Điều này xuất phát từ
tính dân chủ của nền văn học và khuynh hướng thể hiện mới của các cây
bút say mê cách tân, dưới sự ảnh hưởng của nền tiểu thuyết phương Tây.
Di chuyển bóng đêm từ bình diện văn hoá sang bình diện chủ thể, nhà
văn đã gia công và tái tạo lại một số nét nghĩa, phục vụ cho ý đồ nghệ
thuật và việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Đến với Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, bóng đêm trở thành một tín hiệu thẩm mĩ chứa

đựng nhiều thông điệp quý giá.
III. Nhận diện biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh
1. Khảo sát, phân loại
Khảo sát cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,
biểu tượng bóng đêm xuất hiện 299 lần dưới các tên gọi và các biến thể
khác nhau:
- Tên gọi định danh trực tiếp (đêm) xuất hiện lần, chiếm %.
- Tên gọi theo biến thể:
+ Biến thể từ vựng: xuát hiện lần, chiếm %:
*Biến thể dựa trên nét nghĩa biểu vật chỉ hiện tượng: tối đen,
tối, bóng tối, bóng đêm, tối khuya, canh khuya.
*Biến thể dựa trên nét nghĩa biểu niệm chỉ thời gian: đêm đêm,
suốt đêm, từng đêm, hằng đêm.
+ Biến thể kết hợp có sắc thái miêu tả: đêm tối đen, đêm tối
nặng nề, đêm mưa, đêm tàn, đêm tăm tối, đêm tối như cái hố mêng
mông đen ngòm, đêm tối như bưng, đêm dài mộng du, bóng đêm lay
động, đêm xuân giá rét, đêm lạnh giá, đêm kinh khủng, đêm mùa xuân,
đêm hè mát rượi, đêm đồng nội, đêm đen của hồi tưởng, bóng tối đêm
mưa, đêm đen thành phố, bóng tối đẫm hơi mưa.
Nhận xét:
Biến thể kết hợp xuất hiện nhiều nhất, gắn với những định ngữ
nhằm bổ sung sắc thái ý nghĩa cho hình ảnh. Đồng thời, sự kéo dài thành
phần miêu tả tạo nhịp cho câu văn, làm nên cái gọi là “chất thơ” cho tác
phẩm.
Biểu tượng bóng đêm thường xuất hiện kèm theo biểu tượng
mưa và giấc mơ. Có thể nói, trong toàn trang văn của Bảo Ninh, mỗi
hình ảnh đều có chiều sâu và khả năng liên tưởng mạnh. Tính đa tầng
của hình ảnh là năng lượng diệu kì, là hấp lực của Nỗi buồn chiến
tranh.

Người viết sẽ trở lại ván đề này khi phân tích ý nghĩa của biểu
tượng bóng đêm.
2. Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng bóng đêm
2.1 Bóng đêm mờ tối của hiện thực chiến tranh tàn khốc.
“Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang
khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cừi khụng đàn ông, không đàn bà, là thế
giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con
người!” Chiến tranh biến cái nghịch lý trở thành hiển nhiên và cần thiết.
Thực tế, mọi hoạt động của con người phải chuyển về đờm, trỏnh sự
quan sát và công phá của địch. Con người phải làm quen với bóng tối và
sống trong bóng tối. Với cuộc đời của những trinh sát, bóng đêm là môi
trường sinh sống suốt những năm tháng dài mỏi mệt, tàn khốc trong lửa
đạn. Những đợt hành quân phá vỡ thám báo, những lần di chuyển trung
đội, đêm đen làm bạn với con người. Lũng âm u, hoang vắng. Không
gian đặc quánh bóng tối nặng nề. “Khi trời tối cây cối hòa giọng với giú
rờn những bản nhạc ma. Và không một ai có thể quen được vì chẳng góc
rừng nào giống góc rừng nào, chẳng tối nào như tối nào…”. “Đờm nay,
hồn ai gọi hồn ai. Tiếng có cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u
truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn, lạc
lâng…”. Hương hoa hồng ma hằng đêm thấm vào giấc ngủ. Không gian
chân thực thời chiến hiện lên đầy ám ảnh trong khung cảnh mờ nhoè và
chết chóc của bóng tối.
Bóng tối đông đặc, lại thêm mưa tầm tã. Bóng tối và mưa song
song xuất hiện 9 lần, có khi để khắc đậm không gian tơi tả, bê bết, nhập
nhụa bùn lầy của con đường trinh sát, có khi để nhấn mạnh cái hoang
vu, lạnh lẽo và cô độc. Những đêm mưa nhớ nhà, cả đội quân tụ tập
đánh bài, “vui vẻ, om sũm…tuồng như là một thời kỳ sung sướng, bình
yên, nhàn cư, vô tư lự lắm vậy”. Thế nhưng, sau những chút vui thoáng
qua, nỗi buồn ngập ngụa, tê dại. Can không thể bình tĩnh hơn trước hiện
thực cuộc chiến. Can bỏ đi. “Suối lũ rền rĩ. Mưa tầm tã trong bóng đêm.

Tối tăm, ẩm ướt, hoang rợn, đất trời như bị bưng kín, bị đè nghẹt”.
Thịnh “con” và các đồng đội theo tiếng gọi của ảo giác mơn man hằng
đêm đưa lại, theo mùi ngất ngây của hồng ma, đêm nào cũng lặng lẽ
“nhún bước ra khỏi lán, lẹ làng mất hút trên con đường mũn khụng dấu
vết chạy men theo một dòng suối nhánh dẫn sâu vào lòng núi tối tăm
đắm dưới mùa mưa như thác đổ” “Ướt át, lầy lội, khốn khổ”. Những
đêm mưa chiến tranh, nỗi cô đơn thôi thúc con người cháy dậy những
khát vọng. Bóng đêm chiến tranh vây bủa con người. Không chỉ là hiện
thực những mùa mưa, những không gian mịt mù dấn bước hành quân,
bóng tối chiến tranh dịch chuyển vào tâm thức con người, trở thành nỗi
đau giằng xé. Suốt trang văn của Bảo Ninh, ta không tìm thấy sự vỗ về,
không tìm thấy cảm giác bình yên trong đêm mưa. Toàn bộ là sự hủy
diệt rùng rợn. Chưa xét đến khía cạnh nhân bản, nhân tính trong những
ham muồn của những người lính, rõ ràng hành động của họ là sự cô đơn
tột độ, là hiện tượng thảm hại khốn cùng của sù thiếu hụt đời sống tinh
cảm. Chiến tranh như lưỡi dao cắt bổ con người thành từng mảnh, rời
rạc và khô khốc. Bản thân Kiên, trung đội trưởng gan dạ và chai lỳ, luôn
phải gặm nhấm nỗi buồn tủi của cuộc chiến: “Đờm tháng tám mưa to và
chốc chốc ánh chớp lại phá thinh không tăm tối và dữ dội dựng đứng
rừng lên trong khoảnh khắc. Bứt rứt trong lòng, gần sáng anh mặc áo tơi,
xách sóng đi kiểm tra một lượt các lán. Đất rừng lầy lội, phù thòng. Kiên
co người trong tấm áo tơi lá. Sung đeo thõng, bước dò dẫm”. Kiên cảm
thấy sự hủy diệt ghê gớm đang thấm tràn trong trung đội khi nghe thấy
những tiếng cười man dại. Sự tỉnh táo, vững vàng và sắc sảo khiến lòng
Kiên càng cô đơn và nặng nề. Những đêm mưa nơi lũng hoang, Kiên
đau đớn nhận thấy tâm hồn con người bị chiến tranh biến thành niềm
đam mê thác loạn, niềm khao khát giải toả những ẩn ức. Kiên ngơ ngác,
hụt hẫng chạy theo Can. Tức nghẹn và bật khóc, nước mắt cứ ứa ra mói
trờn gương mặt Kiên. Thông qua cái nhìn của người trong cuộc (nhân
vật Kiên), nhà văn Bảo Ninh dựng lên không gian hiện thực xám xịt, u

tối và cô đơn. Không một ai đọc Nỗi buồn chiến tranh mà không cảm
giác rờn rợn bởi sự chết chóc, mệt mỏi. Hiện thực chiến tranh không đơn
thuần là là sự tàn phá thiên nhiên, sự cày xéo và lật tung từng khoảng
đất. Hiện thực chiến tranh còn là những khoảng tối, những lo âu và sợ
hãi trong tâm hồn của những người trong cuộc. Đó là những vết thương
không bao giờ tẩy rửa được. Khắc họa song trùng hình ảnh bóng tối và
mưa, Bảo Ninh nhấn mạnh hơn sự hủy diệt, chết chóc. Và ở một phương
diện nào đó, trong ý nghĩa thanh tẩy của biểu tượng mưa, Bảo Ninh
muốn đặt vấn đÒ về thân phận con người với những khao khát tẩy rửa
khoảng tối đè nặng trong tâm hồn, tẩy rửa những ám ảnh cô đơn và sầu
đau.
Bóng đêm của chiến tranh còn dai dẳng trong tâm trí Kiên lúc
hoà bình lập lại. Hằng đêm, Kiên thu mình trong đêm khuya, lặng ngắm
Hà Nội những mùa lạnh lẽo và hoang vu. Kiên đẩy trí nghĩ trở về với
những đêm mưa tối ở truông Gọi Hồn. "Dưới đường, những ngọn đèn
khuya sáng rải thành một rẻo rời rạc nhoà mờ luồn trong lưới mưa đan,
chạy xa hót vÒ khoảng trống của hồ nước ở cuối phố. Bên kia lòng đ-
ường bóng đêm lay động theo những vòm cây tối đen làm hiện lên dập
dờn những mái nhà". Đứng bên cửa sổ nhìn mưa giăng mặt phố, "anh th-
ường bất giác mường tượng ra trước mặt cảnh rừng mưa âm vang mênh
mang buồn của những đại ngàn năm xưa vươn qua biển mái nhà nhấp
nhô, tràn lên tiếng rì rầm của phố xá canh khuya, dội tới triền miên như
sóng vỗ, như kí ức xô bờ". Và Kiên vẫn thấy "Đêm lạnh lùng. Đêm kinh
khủng. Khắp phi trường, từ ngoài đường băng vào đến trong nhà ga,
tiếng súng rầm rộ quay lồng tràn lên trên mọi tiếng ầm à khác Không
thể nào không rùng mình cảm thấy rằng ra đi cùng với ba chục năm tr-
ường chiến trận là cả một thời, là cả một thế giới với biết bao nhiêu là
cuộc đời và số phận, là sự sụp đổ của cả một góc trời cùng đất đai và
sông núi". Hiện thực chiến tranh, qua cái nhìn của Kiên, và cũng là cái
nhìn của Bảo Ninh, có sức tàn phá ghê rợn. Những khủng khiếp của

bóng tối còn rình rập trong tâm hồn Kiên mãi mãi.
Bóng đêm còn gắn với sự lầm lạc của Phương. Trên toa tàu,
trong bóng đêm, khung cảnh nhốn nháo, chật ních người, Phương bị ng-
ười ta làm nhục. Phương đau đớn và tê dại, tả tơi và ngơ ngác. Kiên dìu
Phương trong bóng tối. Bóng tối như ma quỷ giết chết sự trinh trắng
khiến Phương trở nên đờ đẫn và trống rỗng. Số phận những con người bị
đẩy đến bước đường cùng trong đêm tối của chiến tranh. Nỗi đau đặc
quánh, đóng váng trong đêm đen. Thân phận con người nhỏ bé và tàn lụi
như chính màn đêm tăm tối. Cũng từ hôm Êy, tại sân ga, Kiên và Ph-
ương trượt theo hai ngả. Bóng tối của lầm lạc, của loạn li đẩy con người
ra hai hướng. Khắc hoạ không gian đêm tối, Bảo Ninh chuyển đến người
đọc thông điệp về sự tàn phá của chiến tranh.
Tại sao Bảo Ninh lựa chọn bóng đêm làm nền chính cho câu
chuyện? Không gian truyện, nhờ sự nhoè mờ của đêm tối, tạo ra những
khoảng ảo giác của huyền thoại. Bóng đêm đậm đặc gắn với tiếng than
của người chết, tiéng rên rỉ kêu khóc của hồn ma. Đặc biệt, tại truông
Gọi Hồn, đêm đêm, hương hoa hồng ma đan quyện vào giấc ngủ của ng-
ười lính, mơn man và vẫy gọi. Bản thân bóng đêm là một không gian
huyền thoại.
Bảo Ninh gắn kết bóng đêm với những chi tiết có tính huyễn
hoặc, mơ hồ. Hiệu ứng của thủ pháp này, một mặt tạo độ nhoè mờ về
không gian, liên thông và ghép trùng hiện thực - phi hiện thực, tăng biên
độ ý nghĩa của lời văn. Thêm nữa, những huyền thoại trong tác phẩm
gắn nối hiện thực và vô thức. Trong khoảng im lặng của đêm đen luôn
vang lên tiếng rên rỉ. Tiếng gào khóc của hiện thực hay nỗi cô đơn kết
tủa thành ảo giác âm thanh? Kiên nghe thấy hằng đêm Kiên cảm
nhận Dòng ý thức, dòng suy nghĩ của nhân vật đẩy xa và tiến sâu hơn
nhờ bút pháp huyền thoại. Chỉ là điểm qua một vài chi tiết, chưa khảo
sát toàn diện riêng biệt không gian huyền thoại của "Nỗi buồn chiến
tranh", nhưng chóng ta đã thấy được công lực của ngòi bút Bảo Ninh.

Tất cả phục vụ cho diễn tiến dòng ý thức của nhân vật. Bóng đêm là biểu
tượng nghệ thuật độc đáo, song điệu, bao hàm cả nội dung hiện thực và
nghệ thuật xây dựng chi tiết của Bảo Ninh. Một hiện thực tàn khốc và
sầu thảm bao bọc trong tác phẩm.
2.2 Bóng đêm với sự trỗi dậy của Èn ức và sự ám ảnh những
giấc mơ
Lặp lại trong những dòng hồi ức của Kiên, bóng đêm gợi nhớ ảo
giác hồng ma, gợi nhớ thung lòng hoang của truông Gọi Hồn. Khói hồng
ma khiến "tan biến đi những nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc,
quên béng ngày mai". Bóng đêm hoà tan trong mưa giăng. Thung lũng
cất lên những tiếng gọi hồn thê thảm, não nề, ai oán. Và chính trong
bóng tối mịt mù, hằng đêm, nửa đêm, những bóng ma theo nhau rậm
rịch vào trong động của những người đàn bà. "Các gã trai trở về, thở hổn
hển, be bét bùn và run rẩy trong cái mát lạnh của trận mưa phùn ban
mai ". "Chính lúc đó, Kiên nghe thấy tiếng hú mà người ta bảo là của
loài ma nói. Nghe thật buồn, thê thảm, nhưng Kiên biết đấy là tiếng lòng
của những người nam người nữ gọi truyền theo vách núi để tạm biệt
nhau và để hẹn ước". Bóng đêm gắn với sự trỗi dậy của những ham
muốn cuồng nhiệt, rất đời, rất người. Chính Kiên đã từng muốn kỷ luật
hành dộng của phân đội, "song, trái tim của anh, trái tim của người lính
chiến không đời nào cho phép anh ra tay làm như vậy. Không những nó
năn nỉ anh mà trái tim nó buộc anh phải im lặng, buộc anh phải hết lòng
cảm thông. Chứ còn biết làm thế nào được, thực tế trước tiếng gọi man
sơ, hoang dã Êy của tuổi thanh xuân?". Những Èn ức thương yêu và thác
loạn trong tình cảm trỗi dậy trong trái tim người lính. Đêm tối như là nơi
Èn nấp của những linh hồn khát khao nhau. Ở khía cạnh này, biểu tượng
bóng đêm gắn với sự đau đớn và những đam mê. Bảo Ninh tăng thêm ý
nghĩa của biểu tượng bằng cách lắp ghép nó vào các mảng chi tiết chân
thực đến trần trụi, tê dại. Một lần nữa, hiện thực chiến tranh được phản
ánh một cách riết róng nhất. Chiến tranh huỷ hoại và tàn phá khát vọng

nhân bản của con người, khiến con người trở nên dị mọ và thú tính. Ở
một cực khác, ta thấy tiếng gọi nhau trong đêm là mầm sống của bản
năng, là khát vọng yêu thương. Phải chăng nhà văn Bảo Ninh đã đưa ra
một chuẩn mới để thấu hiểu con người hơn? Bảo Ninh đã nhìn người
lính từ góc độ nhân bản. Và đêm tối trở thành xung lực để nhà văn làm
nổi bật những Èn ức tâm hồn của con người. Bao giờ cũng vậy, sự huỷ
diệt nhân tính cũng là tội ác cuồng loạn và kinh tởm nhất. Hiện thực
chiến tranh và cách nhìn con người được nhận thức lại trong tác phẩm
của Bảo Ninh.
Đặc sắc nhất trong tác phẩm là vấn đề biểu tượng bóng đêm và
nỗi ám ảnh những giấc mơ
Biểu tượng bóng đêm gắn với giấc mơ xuất hiện 5 lần trong tác
phẩm. Dưới góc độ của Phân tâm học, S.Freud cho rằng đặc tính chung
của giấc mơ là chúng chỉ diễn ra khi chóng ta ngủ. "Dĩ nhiên, những
giấc mơ chỉ là một sự hoạt động của tinh thần trong khi ngủ, và nếu đời
sống tinh thần này có một vài điểm gì giống như đời sống trong trạng
thái thức tỉnh thì trái lại cũng có những điểm khác với đời sống này
Giữa giấc ngủ và giấc mơ có thể có những liên quan chặt chẽ. Nhiều khi
chóng ta bị giấc mơ đánh thức dậy, nhiều khi chóng ta đang mơ đột
nhiên tỉnh dậy, hay bị đánh thức dậy một cách đột ngột. Như vậy tức là
giấc mơ là một tình trạng trung gian giữa giấc ngủ và trạng thái thức
tỉnh Giấc mơ có thể chỉ là những phản ứng xuất hiện dưới hình thức
những sự co quắp, những hiện tượng tinh thần do sự kích động cơ thể
gây nên Giấc mơ có thể là những cái gì còn sót lại của đời sống tinh
thần lúc đang thức, những cái còn sót lại có thể làm cho giấc ngủ không
yên "
Bảo Ninh sử dụng giấc mơ như mét phương tiện làm nổi bật
dòng ý thức của nhân vật, nhấn mạnh những trạng thái tinh thần và
những cảm xúc Èn chìm, có thể là ngọt ngào, có thể là đắng nghét. Một
cách hợp lí, giấc mơ xuất hiện trong bóng đêm. Trong giấc mơ, nhân vật

thường xuyên bị ám ảnh bởi cái chết. Can tâm sự: "Dạo này đêm nào tôi
cũng mộng thấy mình chết và tôi bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà
rồng đi hút máu người". Kiên day dứt thú nhận: "Nhưng mà tâm hồn tôi
thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng Êy chứ không tài nào mà đổi
đời nổi như là bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn
nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn quất. Đêm đêm giữa chừng
giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi
vang lên trên hè phố lát đá đôi khi, chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi
lập tức kí ức tự nó xoay mình lùi về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi đời thực
hôm nay ra rìa cỏ. Biết bao kỉ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ
lâu lòng đã nhủ lòng phải cố gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị
lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một
cách không lường từ muôn vàn những chi tiết tầm thường rời rạc và vô
vị nhất có thể có trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ
và êm đềm đÕn phát ốm này". Kiên thường xuyên mơ về truông Gọi
Hồn, thường xuyên lần giở lại những ngày tháng kí ức như những thước
phim quay chậm. Trong giấc mơ, những trải nghiệm của nhân vật liên
tục va chạm với trạng thái tinh thần. Có niềm vui những ngày đánh bài
cùng nhau để quên đi sù mỏi mòn nơi chiÕn trường, có nỗi buồn những
lần chiến đấu và cả sự tê dại tâm hồn khi chôn chặt mình ở chốn chiến
tranh tàn nhẫn. Khói lửa chiến tranh bao trùm trong giấc mơ. Những ánh
lửa đọng lại trong tâm trí Kiên, in hằn thành những vết thương nhức
nhối. Sực tỉnh sau những mê man dài, Kiên thường xuyên trong trạng
thái "toàn thân tôi lạnh giá nhưng ướt đẫm mồ hôi, cổ họng đau rát vì mê
hoảng la hét, môi rớm máu, cúc áo ngủ đứt tung, ngực bị móng tay cào
xoạc da. Và trái tim tôi run rẩy nhói đau, hồi hộp đập dồn như treo trên
đầu sợi chỉ". Giấc mơ trở về trong tâm trí Kiên là những mảnh đoạn u
tối, điên cuồng của chiến tranh. Sợ hãi và cô độc, Kiên thường xuyên ám
ảnh bởi bom đạn và súng ống. Chiến tranh tôi luyện Kiên thành một tay
súng kỳ cựu, một anh hùng của đội trinh sát. Và chiến tranh khiến Kiên

trở nên nhập cuộc, dấn thân một cách kì lạ và quái gở. Nghe tiếng quạt
trần trong đêm, Kiên cảm giác là tiếng rú rít tợn gáy của trực thăng vũ
trang. "Kiên sẵn sàng trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, cảnh chém giết
cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung
tàn. Tâm lí thú rằng. Ý chí tối tăm và lòng dạ gỗ đá". Kiên nhìn thấy
trong đêm những hồn ma rách nát hiện hình, ôm theo những vết thương
đỏ lòm, toác hoác. Nỗi đau và những trải nghiệm dạn dày in hằn trong
tâm trí Kiên. Cả khi thức, cả khi ngủ, cả một phút chốc nào đó, kỉ niệm
đau thương có thể gọi dậy trong Kiên. Khủng khiếp và ghê rợn. Ám ảnh
chiến tranh và cái chết đeo đẳng suốt cuộc đời Kiên. Kiên luôn sống
trong tình trạng căng thẳng và dồn nén, bức bối và ngột ngạt.
Trong giấc mơ, Kiên thường xuyên gặp lại hình bóng những
đồng đội: "Đêm đêm, anh nghe thấy Can trở về thì thào ngay bên võng,
lặp đi lặp lại cuộc chuyện trò nhạt nhẽo ở bờ suối chiều hôm nào. Tiếng
thì thào chuyển thành tiếng nức nở, thành tiếng nấc nghẹn y như là tiếng
nước sặc lên trong họng kẻ sắp sửa chết chìm.". Luồn sinh khí chết đọng
lại trong tâm hồn Kiên, hoà vào tiềm thức, trở thành bóng tối của tâm
hồn anh. Kiên sầu đau, bi thảm trước cái chết của đồng đội. Và, "dằng
dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng
lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh". "Đêm,
thật lạ lùng, một đêm có lẽ là kì ảo nhất trong hằng hà bao nhiêu đêm tối
của đời anh. Gần như toàn bộ cuộc đời chiến đấu với cả một đạo quân
những người đã chết trong chiến trận đả trở về với anh qua những cánh
cửa vòm cuốn mờ tối của giấc mơ dài không dứt". Âm vang của những
ngày tháng đã qua như những chuỗi sấm nguồn xa tắp làm tâm hồn anh
tõng lúc một hoặc sục sôi, hoặc nhói đau, hoặc ngưng lặng đi. Lúc sực
tỉnh, Kiên rùng mình nghe thấy từ đáy giấc chiêm bao tiếng hú dài buồn
dau, ghê rợn, khoan xoáy qua anh, ngân vọng lên như tiếng vọng truyền
giữa hai bờ núi. Sau những giấc mơ, Kiên sợ hãi và cảm giác lạnh lẽo.
Nhưng Kiên hầu như chỉ nhìn thấy những cảnh tượng đã qua. Cứ nhìn

sâu vào đêm, hoặc cứ nghe âm thanh nào đó rít lên trong đêm, Kiên lại
nghi ngờ một trận phục kích. Chiến tranh sống trong Kiên như mét con
người thứ hai, khi phân tách, khi nhập vào chính Kiên. Bóng đêm trở
thành ám thị cái chết rùng rợn, nỗi buồn miên man và nơi trú Èn của
những cô hồn bơ vơ. Tất cả hiện lên trong dòng hồi ức của Kiên. Sự
phân mảnh của bóng đêm và những biến thể của nó trở đi trở lại trong
dòng suy nghĩ của Kiên. Bóng đêm không chỉ là một khách thể, bóng
đêm trở thành bóng tối của chiến tranh, trở thành bản chất của chiến
tranh và biểu tượng cho sự tăm tối trong tâm hồn Kiên, một tâm hồn bị
chiến tranh bào mòn, trở nên xơ cứng và điên loạn.
Nhưng, thoát ra khỏi giấc mơ, khỏi chiến tranh, Kiên vẫn không
ngừng lại những cô đơn trong tâm hồn. “Trong bầu không khí càng gần
về sáng càng huyên náo, anh càng cảm thấy sâu sắc cái lặng yên ghê
gớm của ban mai hòa bình đang ruổi tới ngược chiều với bóng đêm. Và
đột nhiên thấy tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi. Trơ trọi hơn bao
giờ hết”. Dường như Kiên chỉ thực sự sống trong chiến tranh. Trong hòa
bình, anh nhợt nhạt, dật dờ như một cái bóng. Lang thang và mỏi mệt.
Thế nhưng, cuộc đời trong chiến tranh là cuộc đời mà Kiờn luụn muốn
thoát ra. Nhân vật Kiên đầy những mâu thuẫn trong sự tối tăm của chiến
tranh. Kiên là nạn nhân, là con người cô đơn, và là một thân phận phức
tạp, “khụng trựng khớt với chớnh mỡnh”.

×