Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.15 KB, 117 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân (1910-1987)
xứng đáng với tầm cỡ mét nhà văn lớn. Ông được xem là một hiện tượng văn
học hiếm hoi, đáng lưu ý. Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một
sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Đến với tác phẩm
Nguyễn Tuân, chúng ta không chỉ đến với một khối lượng tác phẩm đồ sộ
với nhiều thể loại, kết quả của một cuộc đời lao động cống hiến cho nghệ
thuật mà còn đến với một thế giới tâm hồn phong phú, nhiều cung bậc, nhiều
thanh điệu. Độc giả tâm đắc với NguyÔn Tuân sẽ không đến với tác phẩm
của ông bằng cái tâm hời hợt mà bằng cả tấm lòng. Đến với tác phẩm
Nguyễn Tuân, người đọc dường nh phải đánh vật với con chữ để đi sâu vào
thế giới nghệ thuật của ông mới có thể tìm được những thông điệp hàm Èn
bên trong.
Sở dĩ Nguyễn Tuân trở thành một hiện tượng văn học độc đáo trong
văn học Việt Nam hiện đại là bởi vì ông hòa mình vào thế giới nghệ thuật mà
không trộn lẫn, mang cái khinh bạc, lãng tử phiêu lưu khắp mọi thời dưới
nhiều hình thức khác nhau. Nguyễn Tuân đã thể hiện tương đối trọn vẹn, độc
đáo hình tượng cái tôi của mình trong tác phẩm. Đó là một cái tôi vận đéng,
trưởng thành cùng với sự vận động của lịch sử Việt Nam từ trước đến sau
Cách mạng Tháng Tám.
1.2. Là một nghệ sĩ có chủ trương để lại dấu Ên độc đáo của cá nhân
trong văn chương, Nguyễn Tuân đã đÓ lại dấu Ên không thể trộn lẫn của
riêng mình trong rất nhiều thể loại nhưng tùy bút là nơi thể hiện rõ nhất
Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân bởi thể văn này cho phép người viết tự do
bày tỏ tâm hồn mình, không bị bó buộc như các thể văn khác. Tùy bút là một
thể văn đã trở nên quen thuộc với nhiều nhà văn. Nói đến tùy bút không thể
không kể đến tùy bút của Thạch Lam, Băng Sơn, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ
1
Ngọc Tường, Tùy bút của mỗi nhà văn có một khí hậu riêng in dấu con
người, cốt cách và cá tính của họ. Nhưng với những gì mà thực tế trải


nghiệm, chóng ta có thÓ khẳng định, Nguyễn Tuân là nhà tùy bút số một
của văn học Việt Nam, trước- nay chưa ai có thể thay thế ông ở thể loại này.
Tùy bút đã trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong văn nghiệp của
Nguyễn Tuân, làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân và chính Nguyễn Tuân - người
nghệ sĩ tài hoa đã truyền vào đấy toàn bộ nội lực của mình, ông đã thổi hồn
vào nó và đem lại cho thể văn này một sắc diện mới, một sức sống và linh
hồn mới. Dường nh Nguyễn Tuân chỉ có thể gắn bó với thể văn nào thật sự
tự do và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Một người đọc
bình thường cũng dễ dàng nhận thấy những tùy bút của Nguyễn Tuân có một
khí hậu riêng, ở đó có một giọng điệu bao trùm, khiến nhiều bài viết nếu dấu
tên tác giả đi, người ta vẫn biết chắc trừ Nguyễn Tuân, không ai viết nổi.
Nguyễn Tuân là một trong sè Ýt những nhà văn có quá trình sáng tác
đều tay và đạt được những thành tựu xuất sắc ở cả hai thời kỳ trước và sau
Cách mạng Tháng Tám. Ở cả hai thời kỳ, ông đều gặt hái được những thành
tựu xuất sắc ở thể văn tùy bút- thể văn sở trường đối với một nghệ sĩ tài năng
như Nguyễn Tuân nhưng sẽ là “tử địa” đối với những cây bút chưa thực sự
có “độ chín” về tài năng. Trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật không mệt
mỏi của mình, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên những thiên tùy bút làm say
lòng bạn đọc nhiều thế hệ như: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư
đồng mắt cua, Tóc chị Hoài và nhiều tập tùy bút đặc sắc như Tùy bót I, Tùy
bút II, Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi
Dường nh Nguyễn Tuân chỉ có thể gắn bó với thể văn nào thật sự tự
do và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Trong tay ông, thể
tùy bút đã đạt đến đỉnh cao và khả năng ghi nhận đời sống. Không chỉ được
độc giả quan tâm và say mê đón nhận, tùy bút Nguyễn Tuân còn trở thành đề
tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trước kia, đặc biệt
là những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tùy bút của
2
Nguyễn Tuân nhưng với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Lựa chọn đề tài
“Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút” chúng tôi muốn kế

thừa, phát triển kết quả nghiên cứu của những người đi trước đồng thời đi
sâu nghiên cứu hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện trên cả hai phương
diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó, góp thêm tiếng nói của mình để có một
cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về những thông điệp hàm Èn bên trong tùy
bút Nguyễn Tuân, để hiểu đầy đủ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của
nhà văn này.
1.3. Đối với công tác giảng dạy, Nguyễn Tuân là một trong những tác
giả tiêu biểu được chọn giảng ở nhiều cấp học trong nhà trường hiện nay,
đặc biệt đối với các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, tìm hiểu Hình tượng
cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút là một cách, mét con đường để
hiểu sâu sắc hơn tài năng và những cống hiến của nhà văn này cho văn học,
cho cuộc đời, góp phần làm cho công tác giảng dạy và học tập văn chương
Nguyễn Tuân trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hơn một nửa thế kỷ qua, từ khi Nguyễn Tuân xuất bản tác phẩm đầu
tay Một chuyến đi cho đến hôm nay, văn chương và con người của ông luôn
trở thành đề tài gây sự chú ý cho người đọc nói chung và cho các nhà nghiên
cứu nói riêng. Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, con
người và các sáng tác của nhà văn trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách
mạng Tháng Tám.
Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân tập trung theo một số
dạng chủ yếu sau:
- Những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm nói chung. Ở
nhóm này, tập trung các bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu như Giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh với Con đường Nguyễn Tuân đi đến với bút ký
chống Mỹ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn với bài Nhà văn Nguyễn
3
Tuân, Nguyễn Tuân - huyền thoại một thời. Nguyễn Trung Thành với
Nguyễn Tuân, người săn tìm cái đẹp. Nguyễn Thị Thanh Minh với Nguyễn
Tuân và cái đẹp

- Những bài viết về phong cách Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm cụ
thể. Ở nhóm này, có một số bài viết cụ thể sau: Đọc lại Vang bóng một thời
của nhà văn Thạch Lam, Tác phẩm Chùa Đàn của Giáo sư Hoàng Như Mai,
Cái thật và cái tài hoa trong Chữ người tử tù của Nguyễn Ngọc Hóa, Đọc
Sông Đà của Nguyễn Tuân của Trương Chính, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của
Hoài Anh
- Những bài viết ghi lại những hồi ức kỷ niệm về Nguyễn Tuân. Ở
nhóm này có thể kể đến 56 bài viết của vợ nhà văn, của bạn bè viết về người
chồng, người chú, người bạn và người thầy của mình. Đây là những bài viết
bộc lộ những cảm xúc rất thật, rất chân thành về nhân cách và tài năng của
Nguyễn Tuân. Hồi ức của họ là mét trong những tư liệu quý giá nhất về nhà
văn.
- Những bài nghiên cứu về tùy bút Nguyễn Tuân:
+ Trước hết phải kể đến bài viết của Giáo sư Phong Lê trong bài
Nguyễn Tuân trong tùy bút (In trong Tác gia văn xuôi hiện đại sau 1945,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977). Trong bài viết này, trên cơ sở so sánh
cái “tôi” Nguyễn Tuân trước Cách mạng, Giáo sư nhận xét những biến
chuyển của cái “tôi” nhà văn sau Cách mạng Tháng Tám và khẳng định: “tùy
bót Sông Đà đã đánh dấu một sự chuyển biến rõ rệt, đó là một Nguyễn Tuân
“say sưa với thiên nhiên và con người Tây Bắc, một Nguyễn Tuân xuề xòa,
giản dị không ai ngỡ trí thức mà cứ nhầm là một anh nhân viên trong các tổ
khảo sát địa chất” [17,69]. Giáo sư còn nhấn mạnh: “Nguyễn Tuân, qua
Sông Đà, từ Sông Đà đang có một đà say mê cuộc sống mới” [17,70]. Theo
Giáo sư Phong Lê, cái “tôi” Nguyễn Tuân đến với cuộc kháng chiến chống Mĩ
lại có những chuyển biến mới: cái tôi Êy lại đánh giặc, chĩa ngòi bút vào giặc
4
lái Mĩ, đánh chúng ở “tầm gần” và ở cả “tầm xa”. Ở đây người viết khẳng định:
“kí Nguyễn Tuân cho ta một hình ảnh khá rõ về bản thân nhà văn trên bước
đường phát triÓn Cách mạng” [17,76]. Bài viết còn chỉ ra những biến đổi
trong tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân: cái “tôi” nhà văn trước Cách mạng

không phải không có tinh thần dân tộc nhưng còn Ýt ái: “ông chỉ biết yêu
chỉ một chàng Nguyễn với quan điểm duy mỹ của ông. Sau cách mạng dần
dần thấy một Nguyễn Tuân mới, ý thức dân tộc được phát huy, không thấy
“Thiếu quê hương”, cái tôi cũ chuyển thành cái tôi mới- Cái tôi công dân
nghệ sĩ”[17,76].
+ Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có bài Thể tài tùy bút của Nguyễn
Tuân (Trích trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, NXB
Văn học, Hà Nội, 1981). ĐÓ làm rõ mối quan hệ giữa thể văn tùy bút với sự
nghiệp sáng tạo nghệ thuật và dấu Ên độc đáo cũng như sở trường của nhà
văn Nguyễn Tuân, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định “cá tính và
phong cách của Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tài tùy bút như là một tất yếu.
Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất”. Theo tác
giả bài viết, nhiều người đã viết dăm ba bài tùy bút, bót ký chắc không Ýt,
nhưng trở thành một nhà tùy bút, chỉ chuyên viết tùy bút, tạo ra cho mình
một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút ký, tùy bút có lẽ chỉ có ở Nguyễn
Tuân. Giáo sư còn đưa ra những nhận xét về đặc điểm nổi bật của tùy bút
Nguyễn Tuân như: “Tùy bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện”,“ Tùy bút
Nguyễn Tuân mang đậm chất ký”, “ Tùy bút Nguyễn Tuân đúng là tùy bút,
hết sức tự do”, “Tùy bút Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình”. Nghĩa là tác giả
được phép trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình và thông qua cái “tôi” chủ quan
để phản ánh hiện thực.
+ Tác giả Hà Văn Đức trong bài Tùy bút của Nguyễn Tuân sau Cách
mạng Tháng Tám (Một số đặc điểm thể loại) in trong tập Năm mươi năm
văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội 1996) đã đưa ra nhiều đánh giá và nhận định sâu sắc về những đặc điểm
5
của tùy bút Nguyễn Tuân xét về mặt thÓ loại. Bài viết đã khẳng định:“Đọc
tùy bút Nguyễn Tuân, ta nhận thấy cái “tôi” bản ngã được thể hiện một cách
rõ nét. Các nhân vật trong tùy bút của ông dù “tên gọi khác nhau” nhưng
thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”. Hà Văn Đức cũng

đã chỉ rõ: “Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những
trang viết chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác”.
Đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân theo tác giả chính là “giàu chất hiện thực,
mang tính thời sự cao”, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc
sảo với những liên tưởng phong phú, táo bạo, bất ngờ , lối hành văn, cách
dẫn dắt chuyện hết sức tự nhiên ,giàu hình tượng, giàu nhạc điệu và đầy
chất thơ ,sử dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau: âm
nhạc, hội họa, điện ảnh để làm tăng thêm khả năng biểu hiện của văn
chương Kết thúc bài viết, tác giả đã khẳng định: “Với thể loại tùy bút,
Nguyễn Tuân đã đạt được những thành công rực rỡ, cả ở giai đoạn trước và
sau Cách mạng Tháng Tám”.
+ Nhà phê bình Vương Trí Nhàn, trong bài Nguyễn Tuân: Tên tuổi
còn mãi với thể tùy bút (Tạp chí văn học, sè 6,1997), cũng đã khẳng định:
“Sự chín đẹp của văn tài Nguyễn Tuân là những cống hiến của ông trên
phương diện thể loại. Trước sau Nguyễn Tuân sống chết với tùy bút. Một
người đọc bình thường cũng dễ dàng cảm thấy rằng những tùy bút của ông
có mét khí hậu riêng, ở đó có mét giọng điệu bao trùm, khiến nhiều bài viết,
bịt tên tác giả đi, người ta vẫn biết chắc trừ phi ông Nguyễn ra, không ai viết
nổi”. Bài viết còn nhấn mạnh, tùy bút là thể văn có mầm móng từ xưa nhưng
công đầu vẫn thuộc về Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là người “khai sơn phá
thạch” cho thể tài này và Nguyễn Tuân cũng rất gắn bó với tùy bút, ông hóa
thân vào tùy bút, viết gì cũng ra tùy bút, tùy bút là một phần trong cuộc đời
của nhà văn.
Nhìn chung, những bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân đã cung cấp cho
chúng tôi nhiều thông tin toàn diện và sâu sắc về nhà văn này. Các bài viết
6
đều đã tiếp cận và đánh giá về nhân cách cũng như những đóng góp to lớn của
Nguyễn Tuân đối với nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, các công trình nghiên
cứu về thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân đã tiếp cận và đánh giá tùy bút
Nguyễn Tuân theo những chiều hướng khác nhau. Tuy vậy, chúng tôi vẫn có

thể rót ra một vài nhận xét chung nh sau:
- Các ý kiến đều khẳng định: Nguyễn Tuân trước sau gắn bó thủy
chung với thể tài tùy bút, ông có sở trường về tùy bút và chỉ ở thể văn này
ông mới bộc lộ rõ nhất cái tôi của chính mình. Đó là một cái tôi khinh bạc,
lãng tử, tài hoa, say thú xê dịch Cái tôi Êy vận động, trưởng thành qua
hai giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám, gắn với những bước
ngoặt to lớn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong đó, đáng chó ý nhất là
bài viết của ba tác giả Phong Lê, Hà Văn Đức và Vương Trí Nhàn.
- Các bài viết đã chỉ ra những đặc điểm của tùy bút Nguyễn Tuân trên
nhiều góc độ theo cách nhìn nhận, đánh giá riêng. Tuy nhiên, phần lớn đều
khẳng định: tùy bút Nguyễn Tuân có yếu tố truyện, đậm chất kí, hết sức tự
do và giàu tính trữ tình, rất chân thực và lượng thông tin vô cùng phong phó.
Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết của hai tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và
Hà Văn Đức.
Hôm nay, tiếp thu truyền thống nghiên cứu của những nhà nghiên cứu
phê bình đi trước chúng tôi xin góp một chót sức nhá của mình vào kho tư
liệu nghiên cứu về tác gia Nguyễn Tuân với đề tài: Hình tượng cái tôi
Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút. Đề tài của chúng tôi chủ yếu phác họa
hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua việc tìm hiểu và phân tích một số tác
phẩm tùy bút tiêu biểu của ông như: Một chuyến đi, Thiếu quê hương,
Chiếc va ly mới, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc Chị Hoài, Lột xác và tập tùy
bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi còng nh tập trung khảo sát thế giới
nghệ thuật của Nguyễn Tuân thông qua các tác phẩm Êy.
3. NHIỆM VÔ NGHIÊN CøU
7
Nghiên cứu toàn diện và sâu sắc, có hệ thống thể văn tùy bút của
Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Từ đó, thấy được vị trí
của tùy bút trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc biệt hình tượng
cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn này. Đồng thời, thông qua một số tác phẩm
cụ thể để thấy hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân vận động, trưởng thành qua

hai giai đoạn sáng tác cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc
cũng như tài năng của một người nghệ sĩ suốt đời cống hiến cho nghệ thuật.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài nh đã chọn, chúng tôi chỉ nhằm đi sâu vào khía cạnh làm rõ
Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân trong thể văn tùy bút. Với phạm vi nghiên
cứu như vậy, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát
các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt là các tùy bút của Nguyễn Tuân
trước và sau Cách mạng Tháng Tám được in trong bé Nguyễn Tuân toàn tập
do giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm và biên soạn; bé Tuyển tập Nguyễn
Tuân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn.
Để làm rõ hơn Hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân qua thể văn tùy bút,
chúng tôi còn tham khảo thêm một số tác phẩm thuộc thể tùy bút của một số
nhà văn khác như: Băng Sơn, Chế Lan Viên từ đó so sánh để làm rõ hơn đặc
điểm của tùy bút Nguyễn Tuân đặc biệt là cách thể hiện hình tượng cái tôi tác
giả thông qua thể văn này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp những
phương pháp sau:
5.1. Phương pháp lịch sử
Mọi loại hình nghệ thuật đều bắt nguồn từ một hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Văn học nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật Êy. Nghĩa là, sáng
tác của mỗi nhà văn không thể tách rời mà gắn bó mật thiết với sự vận động
và phát triển của một nền văn học. Nghiên cứu Hình tượng cái tôi Nguyễn
8
Tuân qua thể văn tùy bút, chúng tôi cũng đặt nó trong sự vận động chung
của văn học Việt Nam hiện đại, có liên quan chặt chẽ với những biến đổi của
hoàn cảnh xã hội.
Bằng phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi muốn khắc họa một
cách rõ nét sự vận động, biến đổi theo hướng ngày càng gắn bó với đất nước,
con người của hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân trong hai thời kỳ trước và

sau Cách mạng Tháng Tám. Mặt khác, phương pháp lịch sử còn giúp chúng
tôi nhận thức được những nhân tố chủ quan và khách quan có tác động và
chi phối sâu sắc, mạnh mẽ đến quá trình vận động và phát triển của hình
tượng cái tôi Nguyễn Tuân.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp chính được chúng tôi sử dụng khi triển khai đề tài
này. Để thấy được hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân vận động qua hai giai
đoạn lịch sử, chúng tôi tiến hành phân tích các bài tùy bút của Nguyễn Tuân
qua hai thời kỳ như: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Tóc Chị Hoài,
Chiếc lư đồng mắt cua, Lột xác, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi trên cả
hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Từ đó, có một cách nhìn toàn diện,
sâu sắc và thấu đáo hơn con người Nguyễn Tuân, hình tượng cái tôi
Nguyễn Tuân qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, sự trưởng thành,
gắn bó của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
5.3. Phương pháp hệ thống
Chúng tôi tiếp cận sự nghiệp sáng tác, đặc biệt là tùy bút của Nguyễn
Tuân theo một hệ thống gồm nhiều tác phẩm trải dài từ trước trước đến sau
Cách mạng Tháng Tám. Chóng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học là một
chỉnh thể nghệ thuật bao gồm một hệ thống nội dung và hình thức. Vì vậy,
nghiên cứu hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân, chúng tôi đặt trong mối quan
hệ tương tác giữa hệ thống các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm,
9
để từ đó phát hiện cái tôi nhà văn sau những câu chuyện, những cảnh đời
ông đã sáng tạo trong tác phẩm và cách thức thể hiện hình tượng cái tôi đó.
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong quá
trình thực hiện luận văn. Để thấy rõ hơn Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ có chủ
trương để lại dấu Ên độc đáo của cá nhân trong văn chương, dấu Ên này
được ông thể hiện rõ nét nhất qua thể văn tùy bút, chúng tôi tiến hành so
sánh cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện qua tùy bút và qua một số truyện ngắn.

Chúng tôi cũng so sánh hình tượng cái tôi Nguyễn Tuân thể hiện trong tác
phẩm qua hai chặng đường sáng tác để từ đó thấy được nét đặc sắc, nổi bật
và sự vận động, chuyển biến, phát triển trong tư tưởng của nhà văn gắn với
sự đổi thay và phát triển của lịch sử dân tộc.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu thì luận văn của
chúng tôi được triển khai theo ba chương chính nh sau:
Chương 1: Tùy bót trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
Chương 2: Một cái tôi ngày càng gắn bó với đất nước, nhân dân, say
mê trước những vẻ đẹp lạ thường
Chương 3: Một cái tôi uyên bác, tài hoa trong phương thức thể hiện
10
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
TÙY BÓT TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1. Khái niệm tùy bót
Tùy bút là một trong những thể loại kí văn học. So với các thể loại văn
học khác trong lịch sử văn học Việt Nam thì loại hình văn học này xuÊt hiện
chưa lâu. Kể từ khi Vò trung tùy bút của tác giả Phạm Đình Hổ ra đời
(khoảng thế kỷ XVIII) cho đến nay, trải qua mấy trăm năm nhưng các sáng
tác thuộc thể văn này vẫn chiếm một số lượng khiêm tốn trong nền văn học
nước nhà. Tuy nhiên, các sáng tác thuộc thể văn này vẫn đóng một vai trò
quan trọng, góp phần làm phong phó kho tàng nền văn học nước nhà. Vì thế,
luôn được độc giả và giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm đón nhận.
Về khái niệm tùy bút, từ trước đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, chúng
tôi xin trích dẫn một số ý kiến sau đây:
Trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 1999) các soạn giả đã cho rằng “Tùy bút là một thể loại thuộc loại hình
kí rất gần với bút ký, ký sự. Nét nổi bật ở tùy bút là qua việc ghi chép những
con người và sự kiện cụ thể, có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc

lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc
sống hiện tại”.
Từ điển văn học nhấn mạnh: “Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí.
Có lối viết tương đối phóng khoáng, nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi; có
thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để
bộc lộ những cảm xúc, những tình cảm, những phát biểu, những nhận xét về
người, về cảnh. Cái bản ngã nhà văn được thể hiện gần nh trong thơ trữ
tình. Tùy bút là thể văn giàu chất trữ tình nhất trong các thể loại kí ”
11
Tương đồng cùng ý kiến trên, trong cuốn LÝ luận văn học [62, 362],
các nhà nghiên cứu đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về thể văn tùy
bút:
“Tùy bút là thể văn xuôi phóng khoáng. Nhà văn theo ngọn bút mà suy
tưởng, trần thuật, nhưng thực chất là thả mình theo dòng liên tưởng, cảm xúc
mà tả người, kể việc. Cái hay của tùy bút là qua sự bộc lộ những cảm xúc,
nhận xét, suy tưởng của tác giả, làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể giàu
có về tâm tình, sắc sảo về trí tuệ. Các sự vật, hiện tượng, con người được
nhắc đến là để làm cơ sở, nguyên cớ, khêu gợi một cái tôi suy nghĩ và trữ
tình”.
Những ý kiến trên cùng giống nhau ở một điểm: tùy bút là một thể của
loại hình kí, có lối viết phóng khoáng. Ở thể văn này, người viết có thể tùy
theo cảm xúc của mình mà tả người, kể việc đồng thời tự do bộc lộ cảm xúc,
suy ngẫm về cuộc sống. Đây là mảnh đất chỉ dung nạp những tài năng có trí
tuệ và tâm hồn.
Nhà nghiên cứu Trương Chính trong lời giới thiệu của Vò trung tùy
bút có định nghĩa nh sau: “Tùy bút là viết theo ngọn bút, gặp đâu nói đó,
không có hệ thống, rất linh động và cũng rất linh tinh”.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài tựa của bộ Tuyển tập Nguyễn
Tuân cho rằng: “ Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan và tự do nhất”,
đồng thời Giáo sư cũng nhấn mạnh: “Người viết tùy bút thường mượn cớ

thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân
đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận triết luận, ném
ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng” [ 24, 107].
Ý kiến của nhà nghiên cứu Trương Chính và Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh nhấn mạnh đặc điểm tự do của thể văn tùy bút. Chỉ ở thể văn tùy bút,
người viết mới có thể tự do bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình một cách
thỏa mái nhất, tự do nhất.
12
Băng Sơn - một nhà văn đã sáng tác khá nhiều thể loại, trước khi viết và
thành công ở thể loại tùy bút đã từng là nhà thơ, khi đựơc hỏi về tùy bút, ông nói:
“Tùy bót rất gần gũi với thơ nó biểu đạt cảm xúc về đời sống là
chính. Viết tùy bút cũng giống nh làm thơ từ cách tìm đề tài, lập tứ, ngôn
ngữ, hình ảnh chỉ khác làm thơ là diễn tả nó bằng hình ảnh mà thôi”.
Mét ý kiến khác cũng tương đồng với ý kiến của Băng Sơn về tùy
bút: “Tùy bót cũng “trữ tình như thơ” nó là thứ “thơ văn xuôi” hoặc văn
xuôi trữ tình”.
Hai ý kiến vừa nêu trên lại thiên về biểu hiện của chất thơ trong thể
văn tùy bút. Bằng cách so sánh, hai nhà thơ đồng thời cũng là hai nhà tùy bút
đã đi đến khẳng định: tùy bút cũng biểu đạt những cảm xúc về đời sống nh
thơ nhưng nó khác ở cách thức biểu đạt.
Vương Trí Nhàn dẫn ra từ một cuốn từ điển khác:
“Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên bình diện
thứ nhất, những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những
người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người
thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất
hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn những người đó
mới đi vào tùy bút ” [31,151].
Ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhấn mạnh đặc điểm
riêng biệt, độc đáo của tùy bút: tùy bút là mảnh đất chỉ dung nạp những
người viết có cốt cách riêng, độc đáo, cá tính và thực sự có tài năng.

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã từng trình bày quan niệm về
thể văn tùy bút rất giản dị, dễ hiểu đặc biệt rất gần với những gì ông thể hiện
trong tùy bút của mình:
“Tùy bút là viết theo bót, theo cảm hứng”. Và trong một tác phẩm
khác của mình, Nguyễn Tuân còn cho rằng: “Tùy bút là lối chơi độc tấu”
(Đôi tri kỷ gượng).
13
Nh nhà nghiên cứu Trương Chính và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, ý
kiến của nhà văn Nguyễn Tuân cũng nhấn mạnh ở tính chất tự do của thể văn
tùy bút. Mặt khác, Nguyễn Tuân nhấn mạnh đến đặc điểm riêng, độc đáo của
tùy bút: chỉ ở tùy bút cái tôi bản ngã của nhà văn mới được bộc lộ rõ nét
nhất, trực tiếp nhất. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng bộc lé: “lòng kiêu căng
của ta đã xui ta chỉ chơi có một lối chơi độc tấu” [35, 352] .
Trên đây là một số ý kiến về tùy bút mà chúng tôi tập hợp trong luận
văn này. Việc tập hợp trên không ngoài mục đích tìm hiểu thể văn tùy bút để
từ đó có một cách đánh giá tổng quát nhất về thể văn này. Qua các ý kiến
trên, chúng tôi rót ra kết luận như sau về thể văn tùy bút:
Mặc dầu các nhà nghiên cứu phê bình văn học kể cả những tác giả đã
từng viết tùy bút có những những nhận xét khác nhau về thể văn tùy bút
nhưng nhìn chung đều thống nhất ở một điểm: ngoài tính chất tự do, kết cấu
phóng túng, linh hoạt tùy bút còn mang đậm tính chất chủ quan, trữ tình, ở đó
cái tôi của nhà văn bộc lộ sâu sắc nhất, rõ nét nhất hơn so với các thể loại
khác. Ở tùy bút, cái tôi nhà văn giữ vị trí trung tâm trực tiếp cất lên tiếng nói
của mình về thế giới xung quanh. Cái tôi nhà văn “độc tấu” trở thành linh hồn
và hạt nhân cốt lõi của tùy bút. Chính cái tôi giữ vai trò độc tấu này sẽ chi phối
toàn bộ thế giới nghệ thuật của tùy bút nh hình tượng, ngôn ngữ giọng điệu, kết
cấu.
Căn cứ vào một số ý kiến về thể văn tùy bút đã được trích dẫn trên
đây, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai, tìm hiểu hình tượng cái tôi Nguyễn
Tuân qua một số tác phẩm tùy bút tiêu biểu của ông trước và sau Cách mạng

Tháng Tám để từ đó hiểu thấu đáo hơn cái tôi bản ngã Nguyễn Tuân qua hai
giai đoạn sáng tác.
1.2. Hình tượng cái tôi tác giả trong thể văn tùy bót
Tác giả là người làm ra tác phẩm. Thông thường, ta nói đến hai dạng
tác giả: khi nói “tác giả dân gian”, “tác giả cổ tích”, thực chất là nói tập thể tác
14
giả trong dân gian đã kế tiếp nhau sáng tác và lưu truyền các tác phẩm dân
gian mà ta không thể quy về cho riêng ai. Nói đến tác giả văn học viết là nói
đến tên họ, quê quán, hành trạng. Ví như nói đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến là nói đến nền văn học trung đại, nói đến Nguyễn Ái Quốc-
Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu là nói đÕn giai đoạn văn học hiện đại.
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn. Thông qua tác
phẩm, nhà văn gửi gắm suy nghĩ về cuộc sống, xã hội, con người, Nói đến
tác phẩm văn học hiển nhiên phải nói đến hình tượng nhân vật được nhà văn
sáng tạo trong tác phẩm. Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được
sáng tạo trong tác phẩm như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên
tắc khác. Nếu hình tượng nhân vật được xây dùng theo nguyên tắc hư cấu,
được miêu tả theo mét quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách
nhân vật thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự
cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh. Trong giao tiếp,
người ta có nhu cầu tự biểu hiện mình với người đối thoại như là người uyên
bác, hào phóng, hiếu khách, giàu lòng đồng cảm.v.v Cũng vậy, trong văn
học các nhà văn thường biểu hiện mình như người phát hiện, người khám
phá cái mới, người có nhãn quan tiếp cận, có cá tính nghệ sĩ.v.v Điều đó đã
trở thành yêu cầu quy ước đối với người đọc. L.Tônxtôi từng nói: nếu trước
mắt ta là một tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có nói
điều gì mới đối với người đọc? L.Tônxôi còn nói: khi đọc tác phẩm văn học,
hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Nếu một
nhà văn không có gì mới, không có gì riêng thì có thể nói anh ta không phải
là một tác giả đáng để chú ý.

Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách
đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nhận xét: mỗi nhà văn, bất kể muốn hay
không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình mét cách đặc biệt.
Có nghĩa là cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế
giới, cách suy nghĩ và ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó trở
15
thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại của tác
phẩm về mặt phong cách học.
Sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác là một vấn đề đang
được nghiên cứu. Có người xem hình tượng tác giả biểu hiện ở phương diện
ngôn ngữ, có người xem hình tượng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố và
cấp độ của tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì
trong lập trường đời sống, đến giọng điệu lời văn. Có người tập trung biểu
hiện tác giả vào mấy điểm: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát
không gian- thời gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Theo
Giáo sư Trần Đình Sử thì trong một tác phẩm, “hình tượng tác giả biểu hiện
chủ yếu ở cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán và có ý nghĩa tư tưởng, đạo
đức, thẩm mỹ; giọng điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật;
và ở sự miêu tả, có sự hình dung của tác giả đối với chính mình”.[51, 139].
Như vậy, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, để hiểu hình tượng cái
tôi tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học cần phải xem xét trên nhiều
phương diện: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu và sự thể hiện là ba yếu tố cơ
bản tạo thành hình tượng tác giả trong thế giới nghệ thuật của họ mà người
đọc luôn luôn bắt gặp trong quá trình giao tiếp, thưởng thức.
Xét trên phương diện thể loại, hình tượng cái tôi tác giả được thể hiện
khác nhau đối với từng thể loại văn học. Trong thơ, hình tượng cái tôi giữ vị
trí với tư cách là người sáng tạo. Cái tôi trong thơ là cái tôi tự biểu hiện, nhà
thơ phải là người hiện diện.
Khi Thế Lữ viết:
Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng

Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
Hoặc khi Xuân Diệu viết:
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi
16
Hay:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Thì hình tượng nhà thơ hiện ra trong tác phẩm.
Trong tiểu thuyết và truyện ngắn, hình tượng cái tôi tác giả có khi
được thể hiện trực tiếp thông qua nhân vật nhưng đôi khi cái tôi chỉ là điểm
tựa để tác giả nói về cuộc đời chung. Những nhà tiểu thuyết lớn xưa nay đều
bộc lộ tài năng của mình rõ rệt nhất trong lĩnh vực sáng tạo nhân vật. Nhân
vật tiểu thuyết là sự hóa thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả
như trong tiểu thuyết lãng mạn, cũng có thể xây dựng từ những nguyên mẫu
của đời sống kết hợp với năng lực hư cấu sáng tạo riêng của nhà văn như
trong tiểu thuyết hiện thực. Từ cuộc đời bước vào tác phẩm, nhân vật tiểu
thuyết đã được bồi đắp thêm những phẩm chất mới, những nguồn sinh lực
mới. Những phẩm chất và những nguồn sinh lực mới đó giúp nhà văn gửi
gắm những suy nghĩ của mình về cuộc đời. Trong tiểu thuyết, người kể
chuyện là nhân vật trung gian, khi trực tiếp, khi gián tiếp, có mặt ở khắp nơi,
miêu tả được những cảnh ngộ đặc biệt.
Các thể kí văn học lại theo một nguyên tắc khác. Người viết kí chỉ kể
lại, ghi lại những gì mà bản thân người viết hoặc nhân vật có thật trong tác
phẩm tham dự, chứng kiến. Vì vậy, hình tượng cái tôi trong tác phẩm kí
không mang tính chÊt ghi chép và phản ánh một cách thụ động, máy móc mà
ngược lại phải rất năng động, chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống.
Hình tượng cái tôi trong kí vừa phải góp phần đảm bảo tính xác thực của đối

tượng miêu tả, vừa lại phải bồi đắp cho hình tượng nghệ thuật thêm phong phú
và sinh động. Không giống tiểu thuyết, kí thường không có dụng ý mượn cái
riêng, lấy cái riêng làm cớ, làm phương thức biểu hiện để nói về cái chung.
17
Riêng đối với tùy bót, do đặc trưng thể loại, tùy bút khác với các thể
văn khác ở tính chất tự do, nhà văn tự dẫn dắt ngòi bút theo xúc cảm và trí
tưởng của mình. Do vậy, trong thể văn này cái tôi tác giả lộ diện rõ rệt nhất.
Nhà văn thường kết hợp xen kẽ việc miêu tả đối tượng khách quan với việc
bộc lộ cảm xúc chủ quan. Đối tượng khách quan trong tùy bút cũng yêu cầu
được tái hiện xác thực nếu đó là những sự kiện và con người có địa chỉ chính
xác và cụ thể. Sự kiện khách quan trong tùy bút thường không được trình
bày liên tục do sự phát biểu xen kẽ của những cảm xúc chủ quan của người
viết, hoặc vì những sự kiện đó được khai thác từ nhiều địa điểm và thời gian
khác nhau để phục vụ cho dòng suy tưởng của tác giả.
Tùy bút là một thể loại khó, đòi hỏi người viết phải có bản lĩnh riêng
với cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc đời. Mỗi tác giả tùy bút thường
phải đem lại một điều gì mới mẻ với mọi người trong cách phát hiện. Bởi
vậy, vấn đề tìm hiểu Hình tượng cái tôi tác giả trong thể văn tùy bút là
hoàn toàn có lí, có căn cứ. Có thể nói, hình tượng cái tôi tác giả bộc lộ rõ
nét nhất và tài năng của tác giả cũng được khẳng định qua thể văn này, một
thể văn có thể nói đã trở thành “tử địa” đối với những cây bút chưa đạt độ
chín về tài năng.
Hình tượng cái tôi tác giả thể hiện trong tùy bút không giống nhau.
Nhưng có thể khẳng định: với thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân là nhà văn thể
hiện cái tôi rõ rệt nhất. Đó là một cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc không
giống ai, không ngần ngại phô diễn mình qua những trang văn dưới mọi
hình thức. Hình tượng cái tôi này được thể hiện trong những sáng tác của
Nguyễn Tuân trước và cả sau Cách mạng Tháng Tám. Chính nhà văn
Nguyễn Tuân, bằng các sáng tác văn xuôi cũng đã tự cho mình là người lỗi
lạc, sống không giống ai và cũng không ai có thể bắt chước được “chết là

mang theo cái bản chính của mình đi chứ không để lại một bản sao nguyên
nào cả”. Trong ý thức về mình, Nguyễn Tuân đã tìm đến chủ nghĩa cá nhân
Phương Tây và đặc biệt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân cực đoan của
18
Nietzsche, Gide. Ông chịu ảnh hưởng con người siêu nhân của Nietzsche,
không lấy đạo đức nghĩa vụ làm mục tiêu hành động. Con người siêu nhân
phải vượt qua mọi thiện, ác ở đời, phải vượt qua được chính mình, qua mọi
khuôn khổ của đạo đức, của đời sống tầm thường, phải sống đúng nghĩa với
con người tuyệt đích lí tưởng.
Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân mạnh mẽ, với mong muốn luôn hướng
tới những cái mới lạ, độc đáo, bất ngờ cùng với sự bất hòa với xã hội,
Nguyễn Tuân đã tiếp nhận tư tưởng Nietzsche, Gide, nhưng tiếp nhận mà
không rập khuôn máy móc “ Nguyễn vẫn là Nguyễn”. Bằng tài hoa cùng khát
khao cống hiến, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời một hình tượng “cái tôi”
xuất chúng, tài hoa, uyên bác. Một “cái tôi” luôn khao khát những cảm giác
mới lạ, luôn khao khát cái đẹp tuyệt đích, vô biên: “Sinh thú của người là
hưởng cho nhiều cái bất thình lình và mọi cái không chờ đợi. Tôi muốn mỗi
ngày cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say sưa của rượu tối tân hôn. Mỗi
một ngày tới lại đem cho ta một ngạc nhiên, bắt trí tò mò làm việc. Khi nào
mà người ta không biết sửng sốt nữa thì chỉ còn có cách trở lại nguyên bản
của mình là bụi bặm” [57, 34].
1.3. Vị trí của tùy bút trong sù nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
1.3.1. Tùy bút giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Tuân
Tên tuổi Nguyễn Tuân gắn với thể tùy bút bởi lẽ, thể văn này trở
thành người bạn đường vĩnh viễn trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, chiếm
một số lượng lớn trong sáng tác của Nguyễn Tuân ở cả hai giai đoạn sáng tác
trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Thống kê một cách cụ thể các sáng tác
của Nguyễn Tuân trong bé Nguyễn Tuân toàn tập (5 tập) do Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên và giới thiệu (Nhà xuất bản văn học, Hà nội,

2000), chúng tôi thấy như sau:
* Trước Cách mạng Tháng Tám:
19
THỂ LOẠI SỐ LƯỢNG SÁNG TÁC SÈ TRANG
Thơ 02 bài 05 trang
Phóng sù 02 Phóng sự 92 trang
Truyện ngắn 38 Truyện ngắn 660 trang
Truyện vừa 01 Truyện vừa 35 trang
Tiểu thuyết 01 Tiểu thuyết 374 trang
Tùy bót 44 thiên tùy bút Gần 800 trang
* Sau Cách mạng Tháng Tám:
THỂ LOẠI
SỐ LƯỢNG SÁNG
TÁC
SÈ TRANG
Kịch và truyện thiếu nhi 03 tác phẩm 77trang
Phóng sù 02 Phóng sự 92 trang
Truyện ngắn 01 Truyện ngắn 23 trang
Truyện vừa 02 Truyện vừa 143 trang
Phát biểu ngắn 14 bài 33 trang
Phê bình văn học 43 bài 638 trang
Tùy bót 90 thiên tùy bút 1332 trang
Nếu làm phép so sánh các thể loại sáng tác của Nguyễn Tuân trong cả
hai giai đoạn sáng tác, chóng ta dễ dàng nhận thấy: ở cả hai giai đoạn, tuy
sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau như: thơ, kịch, truyện ngắn, truyện
vừa, tiểu thuyết, phóng sự, phê bình văn học nhưng tùy bút vẫn có số lượng
lớn, chiếm ưu thế trong toàn bộ sáng tác của ông. Nguyễn Tuân chỉ thích viết
tùy bút, suốt một đời văn, nhà văn đi, đọc, viết cốt chỉ để sáng tác ra những
thiên tùy bút nổi tiếng có một không hai: Một chuyến đi, Thiếu quê hương,
Chiếc lư đồng mắt cua, Tùy bót I, Tùy bót II, Tóc chị Hoài, Đường vui,

Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến và hòa bình, Sông Đà, Hà Nội ta
đánh Mỹ giỏi Tùy bút đã thành một phần không thể thiếu trong văn nghiệp
20
sáng tác của Nguyễn Tuân – người bạn đường vĩnh viễn trong sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Tuân.
1.3.2. Nguyễn Tuân với tùy bút
Không phải đơn thuần chỉ căn cứ vào số lượng chiếm ưu thế của thể
văn tùy bút để chóng ta khẳng định tùy bút trở thành người bạn đường vĩnh
viễn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân mà chúng ta còn phải căn cứ
vào chất lượng những tác phẩm thuộc thể loại này của ông. Tìm hiểu sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, có thể thÊy tên tuổi Nguyễn Tuân gắn bó
với tùy bút không chỉ vì ông viết nhiều và viết rất hay về thể loại này. Không
chỉ vì tùy bút là “lối chơi độc tấu” của ông mà còn bởi lẽ, tùy bút đã trở
thành máu thịt, thành một phần tất yếu của cuộc đời ông, khiến ông dù viết
gì và viết thể loại nào cũng phảng phất hơi hướng, dư vị của tùy bút. Nhà
nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn viết: “Tại sao tùy bút lại gần
như trùng khít với tên tuổi Nguyễn Tuân đến thế? Thuở Nguyễn Tuân bước
vào văn đàn, trong xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện những con người mới.
Họ không phải là những con người trung cổ đã quen thấy mấy thế kỷ trước,
mà cũng không phải con người dở Tây dở ta xuất hiện trong giai đoạn giao
thời. Họ là những nhân cách hiện đại, với đúng nghĩa sang trọng của mấy
chữ này. Ở họ người ta chứng kiến sự hội tụ sự ảnh hưởng tốt lành lấy từ cả
hai nền văn hóa Đông Tây. Trình độ sống, trình độ làm người của họ được
nâng đến một tầm vóc mới, mà biểu hiện tập trung là một quan niệm khác đi
về tự do. Đó không phải là thứ tự do nông nổi, gặp đâu hay đấy, buông thả,
càn rỡ, gắn liền với một sự tầm thường về văn hóa mà là một thứ tự do chân
chính, muốn vượt ra ngoài lối mòn của thói tục nhưng vẫn giữ được truyền
thống xa xưa, muốn sống hết mọi vui buồn của con người bình thường trên
mặt đất, nhưng vẫn không thôi bám vào quê hương xứ sở. Tùy bút của
Nguyễn Tuân có khá nhiều những bài viết từ năm xưa vẫn thấy từng câu

từng chữ của cụ Nguyễn vẫn còn tươi roi rói”(Tạp chí Văn học, sè 6, 1997).
21
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến tùy bút. Mặc dầu trước
khi dừng lại và tỏa sáng ở thể tùy bút Nguyễn Tuân có một khoảng thời gian
rất dài thử bút ở một số truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự. Con người mang
khát vong tù do, xem bốn bể là nhà, không chịu ràng buộc bởi bất cứ điều gì
đã tìm đến thể tài tùy bút nh một tất yếu. Ông nói: “Lòng kiêu căng của ta đã
xui ta chỉ chơi có một lối chơi độc tấu.” [35, 352]. Cả trước và sau Cách
mạng, Nguyễn Tuân đều thủy chung với lối chơi Êy.
Nguyễn Tuân đã tỏa sáng ở thể tùy bút. Vì sao vậy?
Từ xa xưa người ta đã biết đến nguyên tắc “Văn nh con người” (Văn
nh kỳ nhân) từ đời Tùy, Đường, Tống (từ thế kỷ thứ XII ở Trung Quốc), đọc
văn mà ngẫm ra người. Trường hợp này rất đúng với Nguyễn Tuân trong thể
văn tùy bút.
Thể văn tùy bút đã in dấu con người Nguyễn Tuân. Đến với thể văn
xuôi trữ tình đầy phóng túng này, Nguyễn Tuân mặc sức thể hiện cá tính độc
đáo, khí phách ngang tàng, phóng khoáng và cũng rất mực tài hoa của mình.
Nguyễn Tuân cũng đã thỏa sức giãi bày tâm trạng, thỏa sức bộc lộ dòng cảm
xúc tuôn trào, những dòng liên tưởng cuồn cuộn trong trí tưởng tưởng vốn
rất phong phú, độc đáo của ông ở mảnh đất màu mỡ này. Tùy bút cũng đã
cho phép Nguyễn Tuân mặc sức khoe ra cả mảng kiến thức ngồn ngộn lấy từ
kho văn hóa Đông Tây, kim cổ cũng như vốn kiến thức phong phú mà ông
quan sát, góp nhặt, tích lũy ngay trong cuộc đời vốn không mấy bình yên của
mình. Tùy bút đã cho phép và dung nạp tất cả những yếu tố đó của Nguyễn
Tuân. Có thể nói, giữa Nguyễn Tuân và tùy bút có mối quan hệ tác động qua
lại hết sức chặt chẽ. Nguyễn Tuân đã hóa thân hoàn toàn vào thể tùy bút, đã
thổi hồn vào thể tùy bút, tạo cho tùy bút một sự biến đổi về chất, làm cho thể
văn này mang một sức sống mới, linh hồn mới. Ngược lại, cũng chính thể tài
tùy bút đã làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân, góp phần dựng nên một hình
22

tượng cái tôi Nguyễn Tuân ngông nghênh, kiêu bạc, vừa tài hoa, vừa độc
đáo với một phong cách rất riêng biệt không thể trộn lẫn với bất kì ai.
Như đã nói, tùy bút đã trở thành máu thịt, thành một phần tất yếu của
cuộc đời Nguyễn Tuân. Đọc bất kỳ thể loại nào dù là truyện, là tiểu thuyết, là
phóng sự của Nguyễn Tuân đều phảng phất hơi hướng tùy bút. Ví như ở tập
truyện ngắn Vang bóng một thời, có rất nhiều trang văn ghi chép tản mạn về
những thú chơi tao nhã, cầu kì: uống đẹp (Những chiếc Êm đất, Chén trà
trong sương sớm); nhắm đẹp (Hương cuội); chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ);
ứng xử đẹp (Ngôi mã cũ); hoa tay đẹp, thiên nhiên đẹp (Trên đỉnh non
Tản); tài nghệ đẹp (Những người bất đắc chí); nhân cách đẹp (Chữ người
tủ tù) được tác giả diễn tả qua nhiều trang văn đầy ắp cảm xúc và sự cảm
nhận tinh tế của một người nghệ sĩ yêu thích cái đẹp cổ truyền của dân tộc.
Tất cả những trang văn đó đều phảng phất hơi hướng tùy bút. Trong Những
chiếc Êm đất Nguyễn Tuân để cho nhân vật Người khách lạ say sưa kể cho
cụ Sáu nghe về một người ăn mày sành và am hiểu nghi lễ uống trà Tàu.
Người ăn mày Êy:
“Lựa chọn từng nhà cửa rồi mới vào xin. Hắn toàn vào xin những nhà
đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì
mới xin. Có một lần hắn gõ gậy vào đến lớp giữa một nhà phú hộ kia, giữa
lúc chủ nhà cùng một vài vị khách đang ngồi dùng bữa trà sớm” Hắn đánh
hơi mũi và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản
bay trong phòng Hắn gãi tai tiến lại, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho
hắn uống trà tàu với!. Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không
nỡ đuổi hắn ra và còn gọi hắn lại phía bàn cho hắn nhận lấy chén trà nóng.
Hắn rụt rè xin lỗi và muốn được uống nguyên một Êm trà mới kia. Hắn nói
xong dở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái Êm đất độc Èm.
Thấy còng vui vui và là lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và
phát than tàu cho hắn đủ quạt một Êm nước sôi, thử xem hắn định đùa, định
xược với bọn họ đến lúc nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi
23

vắt chân chữ ngũ, tráng Êm chén, chuyển trà từ chén tống sang chén quân
trông xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày mặc dầu quần
áo hắn rách như tổ đỉa.”[35, 51]
Ngay cả tiểu thuyết Thiếu quê hương còng mang đậm chất tùy bút.
Trong tiểu thuyết này, tác giả chủ yếu bộc lộ tâm tình, diễn tả cảm xúc chủ
quan của mình còn cốt truyện thì lỏng lẻo, tính cách nhân vật thì xem ra cũng
là cái tôi phóng túng của tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bài viết
của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám có ký tên Bạch. Đó là
tên nhân vật trung tâm của Thiếu quê hương. Tất cả cuốn tiểu thuyết là tâm
sự của Bạch, là những quan sát, phát ngôn của anh ta nhưng cũng là của
Nguyễn Tuân về chủ nghĩa xê dịch và ông gọi đó là “bệnh không gian”. Các
tình tiết truyện chung quy đều xoay quanh cái bệnh này: vì sao phát bệnh,
bệnh trầm trọng ra sao, cách chạy chữa như thế nào Từ những tình tiết Êy,
Nguyễn Tuân tha hồ ném ra những cảm tưởng, những suy nghĩ, những tri
thức đủ loại của mình với những liên tưởng tạt ngang, những tưởng tượng
phóng túng, bất ngờ, độc đáo. Ở tiểu thuyết này, Bạch nghĩ về ai? đối tượng
nào? đều khiến chàng tự soi vào mình, nghĩ về mình, thấy mình cô đơn, thèm
được đi để dưỡng bệnh không gian. Vốn là người thèm được đổi chỗ trong
không gian nên Bạch tìm chiếc nhẫn đeo ở ngón tay giữa và bực mình vì nó
gợi cho chàng nhớ kỷ niệm cò, sù việc cò. Bạch là người thèm cuộc sống
không có dấu vết sót lại, không bị trách nhiệm vướng víu, không bị bổn phận
kéo lùi mình về những chốn vừa rời bỏ, được rời bỏ. Đối với Bạch, Bạch
nhận thấy đời là một cái chốn mà người ta miễn cưỡng phải ở. Chàng nhất
định lãng phí hết tất cả thời giờ hiện tại của mình để đi tìm một cái gì đó làm
định mức cho một cuộc sèng khác.
Ở tiểu thuyết này, ta còn bắt gặp lối hành văn của tùy bút phóng túng,
tản mạn, lắm liên tưởng tạt ngang. Chẳng hạn, có khi Bạch dông dài đến một
phương (15 trang) bàn về chiếc va ly Hartman. Chiếc va ly gợi cho chàng
đến những chuyến đi, những cuộc ăn chơi phóng túng: thưởng bạc, mua hoa,
24

uống rượu, thăm tình Rồi từ chuyện va ly nhận ra hôn nhân là một chuyện
sai lầm. Nhìn chiếc va ly vợ mang ra lau chùi sạch sẽ, Bạch cho đó là hành
động nhục mạ khiến chàng dở khóc, dở cười. Khi bán chiếc va ly chàng nhớ
tiếc nó và làm thơ để khóc than nã
Nh vậy, không có những ý nghĩ, những cảm tưởng linh tinh triết lý Êy
của Bạch, cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang Êy làm sao có thể lôi cuốn được
người đọc. Tóm lại, sự hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết là sự hấp dẫn của cái tôi
Bạch, một hóa thân của cái tôi Nguyễn Tuân. Vì vậy, xếp Thiếu quê hương
của Nguyễn Tuân là tiểu thuyết – tùy bút không phải là không có căn cứ.
Tác phÈm của Nguyễn Tuân còn có một nhân vật khác tên là Nguyễn.
Tác giả không giấu tên thực của mình khi viết một loạt tác phẩm bao gồm cả
nhiều truyện ngắn. Ở những truyện ngắn này, thực ra rất khó phân biệt ranh
giới giữa truyện và tùy bút. Chẳng hạn trong truyện ngắn Có một người
không muốn ốm nữa (1940), Nguyễn phô ra phong cách sống độc đáo đến
lập dị của mình. Nguyễn cho ốm nh một thú, ốm là một nghệ thuật để tiêu
phí thời gian:
“Làm hao phí thời giờ, người ta bảo lại còn là một nghệ thuật nữa kia
đấy. Tưởng phải đấu tranh hoặc kiến thiết gì bằng những tư tưởng tích cực
thì Nguyễn hàng, chứ cái lối tiêu cực nh thế này thì Nguyễn giỏi lắm. Cái
nghệ thuật tiêu phí thời khắc của mình, thật không ai truyền cho mà chàng
đã tỏ ra là một người có nghề chắc chắn là tinh vi lắm”[19, 217].
Trong truyện Đôi tri kỷ gượng, Nguyễn tự phô bày mình là người say
mê tôn thờ, sống vì nghệ thuật: “Nguyễn là người sinh ra để mà thờ nghệ thuật.
Nghệ thuật với hai chữ viết hoa. Nguyễn thấy quý nghệ thuật hơn cả bản thân
mình. Bảy tám năm nay ở Hà Nội, Nguyễn mưu sinh bằng nghệ thuật và sống
cho nghệ thuật”[19, 396].
Vốn không chấp nhận “nỗi lèm nhèm, lẹt đẹt, lờ mờ, luộm thuộm” của
xung quanh, chàng sẵn sàng đối lập với nó để tỏ rõ cá tính độc đáo của mình:
25

×