Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

tín ngưỡng mẫu của người việt vùng châu thổ sông hồng - một số khía cạnh nhân sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.94 KB, 61 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do những đặc điểm riêng về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hoá… Việt
Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Bên cạnh các
hình thức tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo…
hay tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Hoà Hảo thì hiện nay ở Việt Nam vẫn tồn
tại những hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số hay tín ngưỡng dân gian ở người Kinh như tín ngưỡng thờ thần, thờ
tiên, thờ thành hoàng, thờ Mẫu… trong đó thờ Mẫu là một trong những loại
hình tín ngưỡng đặc trưng của người Việt, đặc biệt là người Việt vùng châu
thổ sông Hồng.
Mặc dù tín ngưỡng thờ Mẫu (nói rộng ra là tín ngưỡng thờ Nữ thần) chỉ
có ở cộng đồng người Việt nhưng thông qua việc tôn thờ người phụ nữ, người
mẹ, coi người mẹ là là đấng bảo trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của con
người, tự nhiên. Tín ngưỡng Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hoá
dân gian, thấm đượm đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người
trồng cây", tăng cường ý thức liên kết cộng đồng cũng như việc đề cao vai trò
người phụ nữ.
Bên cạnh việc duy trì giá trị văn hoá thì hình thức tín ngưỡng này cũng
đang bị biến dạng theo hướng "thương mại hoá" do sự tác động của nền kinh
tế thị trường. Các chính sách của Đảng đối với hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng, nhất là việc khôi phục các sinh hoạt lễ hội truyền thống cũng là cơ
hội cho nhiều cá nhân, tổ chức lợi dung trở thành hoạt động tuyên truyền mê
tín dị đoan gây lãng phí tốn kém tiền của của nhân dân; cản trở sự nghiệp xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà
Đảng và nhân dân ta đang tiến hành.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Vì vậy, nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu đặc biệt là
khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt là vấn đề mang ý
nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần làm lành mạnh hoá các hoạt động
tín ngưỡng, hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, góp phần
thực hiện thắng lợi cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá" do Đảng và Nhà nước ta phát động.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trên, tôi đã chọn vấn đề "Tín
ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng - Một số khía cạnh
nhân sinh" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng Mẫu đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả. Các học giả như Ngô Đức Thịnh, Đặng Văn Lung, Nguyễn
Đăng Duy, Đỗ Thị Hảo, Mai Ngọc Chúc, Nguyễn Đình San… đã công bố các
công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu gắn với đời sống văn hoá, lịch sử
tôn giáo… Có thể kể đến các công trình như: "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam"
(quyển thượng) của Toan Ánh (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997), "Việt
Nam phong tục" của Phan Kế Bính (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997),
"Các hình thái tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam" của Nguyễn Đăng Duy (Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện
nay" do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996),
"Nữ thần và thánh Mẫu Việt Nam" do Vũ Ngọc Khánh chủ biên (Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2002), "Văn hoá Thánh Mẫu" của Đặng Văn Lung (Nxb Văn
hoá Thông tin, HN, 2004)… Đặc biệt hơn cả là cuốn "Đạo Mẫu ở Việt Nam"
do Ngô Đức Thịnh chủ biên (Nxb Văn oá Thông tin, Hà Nội, 1996) được coi
là một tác phẩm lớn nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối toàn diện về tín
ngưỡng Mẫu.
Về báo, tạp chí có thể kể đến bài viết của một số tác giả như: Nguyễn
Quốc Phẩm với bài: "Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan"
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


(Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 11, tr.11 - 13, năm 1998), Nguyễn Hữu Toàn
với bài "Một số sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng ở vùng Dâu" (Tạp chí Di sản
văn hoá, số 17, 2004), Đinh Gia Khánh với bài "Tục thờ Mẫu và những
truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam" (Tạp chí văn học, số 5, tr 7-13,
1992) Đặng Văn Lung với bài "Thử tìm hiểu cách xây dựng hình tượng Mẫu
Liễu" (Tạp chí Văn học, số 5, tr 24-28, 1992)… Ngoài ra còn nhiều cuộc hội
thảo về tín ngưỡng Mẫu thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước tham gia, tiêu biểu là cuộc Hội thảo quốc tế: "Tín ngưỡng Mẫu và lễ hội
Phủ Dầy" tổ chức năm 2001 tại Hà Nội. Kết thúc hội thảo đã ra kỷ yếu và
xuất bản cuốn "Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt
Nam và Châu Á" (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004) do Ngô Đức Thịnh
chủ biên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã tiếp
cận tín ngưỡng Mãu từ các góc độ khác nhau: văn hoá, lịch sử, tôn giáo, nghệ
thuật… Tuy nhiên nghiên cứu tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu của người Việt là
vấn đề khó khăn, phức tạp, cần tiếp tục được nghiên cứu. Mặt khác, dưới góc
độ triết học, chưa có tác giả nào bàn sâu khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng
Mẫu của người Việt. Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu khai thác vấn đề này trong
khoá luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: bước đầu trình bày một cách tương đối có hệ thống những
biểu hiện về mặt nhân sinh của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ
sông Hồng.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu, những cơ sở hình
thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông
Hồng.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


+ Khái quát và nêu ra những quan niệm về con người và cuộc sống con
người biểu hiện trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông
Hồng.
+ Chỉ ra một số khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu của người
Việt vùng châu thổ sông Hồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khía cạnh nhân sinh trong tín ngưỡng Mẫu
của người Việt vùng châu thổ sông Hồng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ
sông Hồng trong lịch sử và hiện tại.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Khoá luận được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng.
- Phương pháp nghiên cứu: khoá luận sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử là chính, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp
khác như: phương pháp xem xét tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tôn
giáo, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch,
quy nạp.
6. Đóng góp của khoá luận
Bước đầu góp phần vào việc nghiên cứu tín ngưỡng Mẫu của người
Việt vùng châu thổ sông Hồng dưới khía cạnh nhân sinh .
7. Ý nghĩa của khoá luận
- Khoá luận đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn
hoá truyền thống Việt Nam.
- Khoá luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những

môn học có liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam.
8. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm 2 chương, 5 tiết
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG 1. TÍN NGƯỠNG MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT
VÙNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
1.1. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng Mẫu
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực
tinh thần của đời sống xã hội. Có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm tín ngưỡng
tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên,
có thể thấy rằng khi nghiên cứu tín ngưỡng, đa phần các tác giả thường gắn
nó với một khái niệm khác, đó là tôn giáo. Có ý kiến cho rằng tôn giáo và tín
ngưỡng là một, đó chỉ là hai cách dùng từ khác nhau. Ý kiến khác lại cho rằng
tín ngưỡng là một cấp độ phát triển thấp của tôn giáo, là giai đoạn tiền tôn
giáo. Trên thực tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin về tôn giáo thì
tôn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất mà là hai
khái niệm khác biệt mặc dù chúng đều là những hình thái ý thức xã hội nhưng
chúng vẫn có sự khác biệt cơ bản.
Theo từ điển tiếng Việt thì tín ngưỡng là "niềm tin theo một tôn giáo
nào đó". Mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó đều có niềm tin riêng của mình.
Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều có quyền bình đẳng trước
pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ. Không ai

được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng để làm
trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.
Với cách hiểu như vậy thì tín ngưỡng là một bộ phận cơ bản cấu thành
nên tôn giáo. nếu không có tín ngưỡng (niềm tin tôn giáo) thì không thể có
tôn giáo. G.s Đặng Nghiêm Vạn cũng đồng ý quan điểm này khi cho rằng tín
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn giáo với
cộng đồng.
Nguyễn Văn Kiệm trong cuốn Tín ngưỡng - mê tín đã cho rằng tín
ngưỡng xét về mặt ngữ nghĩa chỉ có một niềm tin tôn giáo đơn thuần, gốc của
tín ngưỡng được dịch từ chữ "crayance" trong tiếng Pháp. Theo tác giả khái
niệm tín ngưỡng không bao hàm "các dạng thức sinh hoạt tâm linh mà chúng
ta thường quen gọi là tín ngưỡng, tức là các dạng thức tôn giáo chưa đạt tới
cấp độ của một tôn giáo hiểu theo nghĩa cấu thành nó".
Trần Đăng Sinh trong cuốn Những khía cạnh triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ hiện nay lại đi
sâu phân tích khái niệm tín ngưỡng trên cơ sở năm đặc trưng:
1. Xem xét tín ngưỡng gắn với đời sống tinh thần nói chung.
2. Xem xét tín ngưỡng như là kết quả của sự hình thành và phát triển
các quan hệ xã hội, có tác động trở lại các quan hệ của đó.
3. Xem xét tín ngưỡng như là phương thức biểu hiện niềm tin của con
người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự bất lực của họ trước sức mạnh thống
trị của lực lượng siêu nhiên và xã hội.
4. Xem xét tín ngưỡng như là một hiện tượng lịch sử - văn hóa có quy
luật hình thành và vận động, biến đổi riêng.
5. Xem xét tín ngưỡng như là một bộ phận của ý thức xã hội trong quan
hệ với tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoa học. Sự
tổng hợp, đan xen của năm đặc trưng trên tạo thành lát cắt bởi điểm giao nhau

nói lên đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng".
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam lại cho rằng tín ngưỡng gắn bó với tôn giáo nhưng không
theo nghĩa là hình thức thấp của tôn giáo mà là cứu cánh cho tôn giáo, là điều
kiện để tôn giáo phát triển. Tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh đó còn có những
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

nét độc lập tương đối với nhau, bởi mỗi một hình thức lại đáp ứng những nhu
cầu khác nhau, mục đích khác nhau của con người. Tôn giáo thường hướng
người ta tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia, cuộc sống sau khi chết mới là
vĩnh hằng; còn tín ngưỡng thường hướng con người tới cuộc sống hiện đại,
thể hiện khát vọng được thần linh phù hộ, che chở cho nhiều tài lộc, sức khoẻ
cũng như đem đến cuộc sống yên bình, hạnh phúc ngay trong thế giới hiện
thực chứ không cần chờ đến lúc chết mới có được.
Ngô Hữu Thảo trong bài Góp phần tìn hiểu các khái niệm tôn giáo và
tín ngưỡng thì giải thích khái niệm tín ngưỡng theo hai cách: cách thứ nhất,
tín ngưỡng là một động từ hoặc một động ngữ (khái niệm tôn giáo không hiểu
theo nghĩa này mà hiểu theo nghĩa danh từ). Với nghĩa này, tín ngưỡng là tin
theo một tôn giáo nào đó; cách thứ hai: tín ngưỡng là một danh từ, cách hiểu
này rất ít được bàn đến nên phải dựa vào thực tiễn để tìm hiểu về nó. Muốn
vậy, cần dùng phương pháp phân loại các hiện tượng trong đời sống tâm linh
để xem xét hiện tượng nào là tôn giáo, không phải là mê tín dị đoan (tương
đối)… thì có thể xem đó là hiện tượng tín ngưỡng.
Từ phương pháp đó, tác giả chỉ ra một số đặc trưng của hiện tượng tín
ngưỡng là:
1. Niềm tin và việc thờ cúng không có sự đối lập tuyệt đối giữa cõi trần
và siêu trần thế, vừa là sự tôn thờ, vừa là thái độ biết ơn đối với chế độ và thế
hệ trước.
2. Thể hiện đạo lý, sắc thái dân tộc, đóng góp vào việc bảo lưu truyền

thống văn hoá cộng đồng, dân tộc.
3. Có sự dung hoà, đan xen, hoà quyện với các tín ngưỡng tôn giáo
khác, thậm chí với cả những hiện tượng tâm linh phản văn hoá.
Vì vậy, theo tác giả, "tín ngưỡng là niềm tin mang tính tôn giáo của con
người với những hành vi đảm bảo niềm tin đó. Nó thể hiện tính chất phong
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

phú, sâu sắc của nét đơn nhất và đặc thù trong sinh hoạt vô hình truyền thống
của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân khác nhau.
Tuy nhiên, do tác giả xem xét tôn giáo dưới góc độ văn hoá, tâm linh là
chủ yếu nên tác giả đã không chỉ ra cơ sở xã hội, cơ sở nhận thức trong nội
hàm của khái niệm tín ngưỡng nói trên.
Các nhà nghiên cứu như Toan Ánh, Phan Kế Bính cũng từ góc độ văn
hoá dân gian, xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cũng
thể hiện qua những lễ hội, phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
Bên cạnh đó cũng có những tác giả đã đồng nhất tín ngưỡng và tôn
giáo, khi nói tới tín ngưỡng bao hàm cả tôn giáo và ngược lại, nói tôn giáo là
bao hàm cả tín ngưỡng. Hai thuật ngữ này luôn đi đôi với nhau. Nguyễn Quốc
Phẩm trong bài: Về mối quan hệ giữa văn hoá dân tộc và tôn giáo ngoại sinh,
tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số11/1998 đã cho rằng: "riêng chúng tôi, thuật
ngữ được dùng trong trường hợp phân tích của mình lại là tin tưởng mang
tính tôn giáo mà không là tín ngưỡng. Thuật ngữ tín ngưỡng được chúng tôi
coi là xác đáng hơn khi nói về tôn giáo" . Hoặc như Trần Ngọc Thêm khẳng
định: "Thuật ngữ tôn giáo trên thực tiễn lâu nay được dùng theo hai nghĩa,
nghĩa rộng dùng để chỉ gộp tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, còn theo nghĩa
hẹp dùng để chỉ những khái niệm bộ phận theo những đặc trưng nhất định"
Không đồng ý với quan điểm trên, một số tác giả khác lại cho rằng: tín
ngưỡng hiểu theo hai nghĩa: một là niềm tin tôn giáo, hai là hình thức sinh

hoạt tâm linh thấp hơn tôn giáo. Nguyễn Duy Hinh trong Tín ngưỡng Thành
hoàng Việt Nam đã chỉ rõ: "Dùng thuật ngữ tín ngưỡng ở đây nhằm chỉ một
tình cảm tôn giáo chưa được thể chế hoá cao độ, và có thể hiểu là một hình
thái thấp hơn tôn giáo hiểu theo nghĩa tôn giáo đã thể chế hoá, như các tôn
giáo lớn hay các tôn giáo nhân tạo như Ăngghen nói".
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Một số quan điểm khác về tín ngưỡng, tôn giáo có thể kể đến như
X.A.Tocarev - nhà dân tộc học, tôn giáo học nổi tiếng của Liên Xô cũ, ông
cho rằng không có tín ngưỡng mà chỉ có tôn giáo gồm có tôn giáo sơ kỳ và
tôn giáo hiện đại. Tuy nhiên việc phân chia này bị một số học giả cho là ông
đã tôn giáo hoá tín ngưỡng.
Các học giả nước ngoài không có nhiều công trình riêng biệt để nghiên
cứu về tín ngưỡng mà chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề tôn giáo. Chẳng
hạn nghiên cứu tín ngưỡng dưới góc độ xã hội học như E.Durkheim,
M.Weber đã làm bật lên được vai trò, chức năng và ảnh hưởng của nó đến đời
sống xã hội, dưới góc độ văn hóa học như các học giả Jablokov, Troibi,
Malinopxki đã làm nổi bật tính đa dạng, phong phú và phức tạp của tín
ngưỡng. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng việc nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo
dưới góc độ xã hội học đã phần nào tách rời tín ngưỡng, tôn giáo khỏi đời
sống tinh thần phong phú của con người, không thấy được ranh giới của các
hiện tượng tôn giáo và hiện tượng phi tôn giáo. còn dưới góc độ văn hóa học
thì đã hòa đồng tín ngưỡng vào văn hóa mà không thấy được cáI đặc thù riêng
có của hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo
Theo quan điểm Mác xít, tín ngưỡng, về bản chất là sản phẩm của con
người sống trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá cụ thể
nào đó. Tín ngưỡng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã
hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Chính con người đã thần thánh hoá
khi khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên, tạo thành cái bản chất

khác của mình và trở thành chỗ dựa cho chính mình.
Trong quá trình hoạt động của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra
sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng
mang tính chất lịch sử xã hội, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo. Thời đại Mác -
Ăngghen sống, trong xã hội phương Tây, tín ngưỡng thường được hiểu là tín
ngưỡng tôn giáo, và cụ thể là tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, trong quá
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

trình nghiên cứu, C. Mác - Ph. Ăngghen đã đề cập tới vấn đề tín ngưỡng tôn
giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác
nhau, với các khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng Cơ đốc
giáo. Các ông cho rằng về cơ bản, tín ngưỡng không khác gì thần linh, hai cái
đều là tôn giáo đang ngự trị con người ở đây, tín ngưỡng với hàm nghĩa tín
ngưỡng tôn giáo.
Song, C.Mác và Ph. Ăngghen không dừng lại xem xét tín ngưỡng với
hàm nghĩa tín ngưỡng tôn giáo, các ông còn sử dụng khái niệm "tín ngưỡng
triết học" và "tín ngưỡng chính trị".
Như vậy, với quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ
ra những khía cạnh, những góc độ cơ bản khi xem xét khái niệm tôn giáo.
Qua đó cho thấy tín ngưỡng không phải là cái gì siêu nhiên, thần bí mà chỉ là
một hiện tượng xã hội, một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội,
là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Về điều này, tín ngưỡng và
tôn giáo có sự đồng nhất về phương diện ý thức, niềm tin, song ở mức độ nhất
định chúng vẫn có sự khác biệt. Vì vậy, không thể đồng nhất tín ngưỡng với
tôn giáo. Trong tôn giáo, niềm tin tôn giáo gắn với những giáo lý, tín điều,với
hệ tư tưởng tôn giáo cũng như thần học của nó. Còn trong tín ngưỡng, niềm
tin thường chưa có và chưa bị chi phối bởi giáo lý, càng chưa có thần học.
Niềm tin của tín ngưỡng bị chi phối bởi truyền thống, phong tục tập quán. Nói

như vậy có nghĩa là tôn giáo có sự phát triển hơn so với tín ngưỡng hay nói
cách khác, tín ngưỡng là hình thái của tôn giáo sơ khai. Hiều theo nghĩa nào
đi nữa thì tín ngưỡng vẫn là niềm tin mang tính tôn giáo, nhưng chính từ niềm
tin đó mới có tôn giáo, hình thành nên các tôn giáo ngày nay.
Với những đặc trưng cơ bản trên của tín ngưỡng, có thể có nhiều quan
niệm khác nhau về tín ngưỡng, song về cơ bản, kháI niệm tín ngưỡng của TS.
Trần Đăng Sinh trong cuốn “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

cúng tổ tiên của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”(Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002) xem xét dưới khía cạnh triết học là hợp lý hơn cả.
Theo đó, tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố
thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội được hình
thành trong quá trình lịch sử - văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng
tâm lý xã hội vào cái thiêng thông qua hệ thống nghi lễ thờ cúng của con
người và cộng đồng trong xã hội. phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định
của tồn tại xã hội. Hiểu được khái niệm tín ngưỡng cũng như quan điểm Mác
xít về tôn giáo, tín ngưỡng sẽ cho chúng ta cơ sở khoa học cần thiết để nghiên
cứu về tôn giáo, tín ngưỡng một cách thực sự toàn diện.
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng Mẫu
Khái niệm "Mẫu" có thể tiếp cận ở góc độ rộng, hẹp khác nhau. Tuy
nhiên có thể tiếp cận khái niệm Mẫu theo ba nghĩa:
- Mẫu là một danh từ gốc Hán Việt được hiểu là mẹ, mụ, mạ, mế dùng
để chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô của
người con đối với người mẹ đã sinh thành ra mình.
- Mẫu cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh, tôn xưng
một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có thật) như Mẫu Âu Cơ, Mẫu
Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ.
- Mẫu cũng được dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng

của vạn vật như những danh xưng: Mẹ cây, Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ núi rừng,
Mẹ lúa, mẹ chim, mẹ cá, mẹ xứ sở Mặc dù đồng nhất Mẹ - Mẫu với tự
nhiên (bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp), với bản thể vũ trụ (bà Kim, bà
Mộc, bà Thủy, bà Hỏa, bà Thổ) nhưng Mẫu ở đây không phải là người mang
tính sáng thế mà chỉ mang tính đùm bọc che chở.
Người Việt trên cơ sở những cảm nhận trực quan về sự sinh nở của
người mẹ, trong lao động sản xuất và trong đời sống cộng đồng đã xuất hiện ý
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thức về sự sinh sôi nảy nở và phát triển của vạn vật xung quanh mình. Họ
nhận thấy người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai, sinh nở,
nuôi dưỡng và che chở cho con cái của mình nói riêng và cho cả cộng đồng
nói chung. Vì vậy người Việt đã sớm hình thành niềm tin thiêng liêng vào
người mẹ mang nặng đẻ đau, che chở và đùm bọc đàn con. Niềm tin ấy đã sản
sinh ra cái mà ta gọi là tín ngưỡng Mẫu.
Tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng có lịch sử
hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Tín ngưỡng Mẫu lấy việc tôn thờ người
Mẹ, người phụ nữ làm đấng sáng tạo, bảo trì cho sự tồn tại, sinh thành của vũ
trụ, đất nước và con người. Tín ngưỡng Mẫu chỉ có thể ra đời khi con người
có ý thức về giá trị của sự sinh sôi nảy nở, mà tư duy của cư dân nông nghiệp
thường từ những cái cụ thể cho nên giá trị cụ thể về sự sinh sôi nảy nở không
có gì khác ngoài người mẹ cụ thể mang nặng đẻ đau, sinh sôi nguồn nhân lực.
Mẫu và quyền năng của Mẫu không chỉ gắn với hiện tượng tự nhiên
(Bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp); với bản thể vũ trụ (bà Kim, bà Mộc, bà
Sấm, bà Chớp) mà còn gắn với những bà mẹ có công sinh thành ra dân tộc,
hình thành cộng đồng người Việt ngày nay, đó là mẹ Âu Cơ hay mẹ Pô - Inư -
Nưga là mẹ xứ sở của dân tộc Chăm. Đó còn là những Mẹ có công trong đánh
giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước: Hai Bà Trưng, bà Triệu, bà
Chúa Kho, Ỷ Lan… Các Mẫu Mẹ đó mang trong mình những truyền thuyết,

huyền thoại khác nhau, song đều phản ánh được vai trò và vị trí hết sức to lớn
của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Như vậy Mẫu là Nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu.
Chỉ những Nữ thần nào là chủ thể của sự sinh sôi nảy nở, gắn với chức năng
sinh đẻ, giáo dục con cái mới được tôn vinh là Mẫu. Việc thờ Nữ thần nói
chung và thờ Mẫu nói riêng không phải là một hiện tượng đơn lẻ mà nó có
mặt ở nhièu loại hình tín ngưỡng khác nhau như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
tín ngưỡng thờ Thành hoàng… Mặt khác, trong các tôn giáo tín ngưỡng Việt
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Nam lại có sự thờ cúng Mẹ, Mẫu, Nữ thần như trong Phật giáo thờ Quan Âm
Bồ Tát, Công giáo thờ Đức Mẹ Maria. Ngoài ra, đối với những phụ nữ chết
trẻ hay những phụ nữ không chồng con thì trong tín ngưỡng dân gian lại quay
về việc thờ Bà Cô.
Các loại hình tín ngưỡng nêu trên đều có chung một đối tượng thờ cũng
Mẹ - Mẫu - Nữ thần - Người phụ nữ. Vậy có gì khác biệt giữa tín ngưỡng
Mẫu với các hình thức thờ cúng nêu trên?
Theo người nghiên cứu, điểm khác biệt trước nhất là: tín ngưỡng Mẫu
thờ những người phụ nữ đã sinh con đẻ cái, là chủ thể của sự sinh sôi nảy nở,
biểu tượng cho giống cái, cho sự sống luôn đổi mới.
Thứ hai, tín ngưỡng Mẫu là một tín ngưỡng bản địa, được hình thành
qua các huyền thoại, truyền thuyết, thông qua cảm quan của người Việt về
một hình tượng tối cao - hình tượng Mẹ. Đến với tín ngưỡng Mẫu, thông qua
nghiên cứu về nó hay một cách tự nhiên thuần phác ta biết đến nó, dù theo
cách nào đi nữa thì Mẫu vẫn đem đến cho con người sự gần gũi. Do vây, việc
khu biệt tín ngưỡng Mẫu với việc thờ Nữ thần trong các tôn giáo ở Việt Nam
cho thấy sự đề cao vai trò, công lao của các Mẫu nói riêng và người phụ nữ
Việt Nam nói chung, đồng thời cho ta thấy được những giá trị và truyền thống
văn hoá kết tinh trong tín ngưỡng đó.

Thứ ba: Việt Nam có tín ngưỡng Mẫu thì các dân tộc trên thế giới cũng
có tín ngưỡng Mẫu, có thể kể đến như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc… Nhưng
sự khác biệt giữa tín ngưỡng Mẫu Việt Nam với tín ngưỡng Mẫu nước ngoài
là ở chỗ nào? tài liệu nói về việc thờ Nữ thần ở Trung Quốc, Hàn Quốc cho
thấy các vị Nữ thần ở trên thượng giới, cách xa cuộc sống của con người, do
vậy khoảng cách giữa con người với các vị thần là rất lớn. Còn ở Việt Nam,
biểu hiện rõ nhất trong tín ngưỡng Mẫu đó là: các Mẫu rất gần gũi, thân thiết,
giữa Mẫu và con người dường như không có sự cách biệt lớn bởi Mẫu luôn
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

hiện diện trong cuộc sống đời thường, Mẫu hoá thân vào con người và có
cuộc sống như con người.
Nếu như thờ Mẫu thần được phát triển trên nền tảng thờ nữ thần thì tín
ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ có thể được coi là sự phát triển hoàn thiện của tín
ngưỡng Mẫu.
Trong quan niệm dân gian của người Việt, phủ được hiểu theo hai
nghĩa: thứ nhất, đó là một lâu đài, cung điện, nơi ở của Chúa (có vị thế dưới
Vua); thứ hai, đó là một vùng, miền, một không gian địa lý. Người Việt cho
rằng tự nhiên có thể được chia thành bốn vùng (Tứ phủ) - phủ Thượng Thiên
(vùng trời), phủ Thượng Ngàn (vùng rừng), phủ Thủy (vùng nước) và phủ
Địa (vùng đất). Đứng đầu và có quyền năng cai quản bốn vùng là bốn vị
Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy, Mẫu Địa.
Tuy nhiên, trong điện thờ chỉ có Tam tòa gồm ba vị Thánh Mẫu: Thượng
Thiên, Thượng Ngàn, Thủy là thường xuất hiện; Mẫu Địa rất ít gặp trong điện
Mẫu nên trong một số tài liệu Mẫu Địa không được đề cập đến khi nói về
Tam phủ - Tứ phủ. Cũng có cách giảI thích khác về Tam phủ, Tứ phủ. Theo
đó sẽ có ba phủ thuộc về ba không gian địa lý: phủ trời( đứng đầu là Mẫu
Thượng Thiên), phủ rừng (đứng đầu là Mẫu Thượng Ngàn), phủ nước (đứng
đầu là Mẫu Thủy) và một phủ thuộc về con người - Nhân Phủ (Mẫu Liễu

Hạnh). Trong một số trường hợp, Mẫu Liễu Hạnh hóa thân vào Mẫu Thượng
Thiên nên trong điện chỉ có Tam tòa nhưng thực chất lại có sự hiện diện của
Tứ phủ. Vì vậy gọi là Tam phủ - Tứ phủ.
Ở Việt Nam, xuất hiện ba Nữ thần được thờ chung dưới dạng tín
ngưỡng Tam phủ: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Về
sau, dân gian còn thờ thêm Mẫu Liễu Hạnh, tạo nên tín ngưỡng Tứ phủ gắn
bó và trở nên quen thuộc, phổ biến trong đời sống cư dân nông nghiệp Việt
Nam.
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Liễu Hạnh là nhân vạt xuất hiện muộn nhất trong số các vị thần của
điện Mẫu, bà được người Việt sáng tạo, bổ sung vào điện Mẫu. Sự bổ sung
này đã góp phần vào việc hoàn thiện Đạo Mẫu.
Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu là đệ nhị tiên chủ Quỳnh nương trên
thiên đình, trong một lần dâng rượu cho vua cha do lỡ làm vỡ chén ngọc nên
bị đày xuống hạ giới, đầu thai vào gia đình Lê Thái Công ở thôn An Thái, xã
Vân Cát, huyện Thiên Bản dưới cái tên Giáng Tiên. Nàng kết hôn với Đào
Lang con nuôi Trần Công sinh được một trai, một gái. Đột nhiên không bệnh
mà mất lúc 21 tuổi. Thực ra nàng hết hạn đi đày phải về trời. Nhớ chồng,
thương con, nàng xin giáng trần và được phong làm Liễu Hạnh công chúa.
Sau khi cha mẹ qua đời, chồng mất, con cái trưởng thành, nàng đi chu du
khắp nơi. Vào làng Sóc - Nghệ An, nàng kết hôn với người chồng trước đã
thác sinh và sinh được một con trai. Nàng giúp chồng thi đỗ làm quan. Sau đó
nàng lại phải về trời vì hết hạn. Do nặng lòng với cuộc sống dương gian,
Ngọc Hoàng lại cho nàng giáng sinh lần thứ ba xuống vùng Phố Cát - Thanh
Hoá. Lần này nàng mang theo hai người hầu là Quế và Thị. Nàng hiển linh ở
đâu, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ… Câu chuyện về Mẫu Liễu Hạnh
cho chúng ta cảm nhận hư hư thực thực, vô hình chung là sự hoài nghi về
Mẫu, nói khác đi là hình tượng Mẫu Liễu mờ mờ ảo ảo, vừa đáng kính vừa

đáng sợ. Chuyện của Mẫu Liễu không có sự đặc sắc như Hai Bà Trưng, Bà
Triệu… song lại có sự hoà hợp với cuộc sống, được người đời chấp nhận, tôn
vinh bà Mẹ. Mẹ thực sự là con người trần gian được nâng lên thành nữ thần vì
Mẹ là biểu tượng cho sức sống giải phóng, cho tự do, cho lòng nhân đạo. Mẹ
đã sống cuộc sống thực sự của con người, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho
người đời noi theo. Mẹ yêu quê hương làng mạc, làm tròn trách nhiệm với gia
đình, giữ tình thuỷ chung không chỉ ở kiếp này mà cả kiếp sau. Mẹ có tâm
hồn nghệ sỹ, có kiến thức uyên bác Mẹ đã trở thành Mẹ Việt Nam như thế và
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

trong tâm thức, trong cảm quan huyền thoại của người Việt Mẹ là "Mẫu nghi
thiên hạ" và là một trong "Tứ bất tử".
Có thể khẳng định rằng tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ hay Mẫu Tam
Phủ - Tứ phủ chính là sự phát triển cao về nhiều mặt từ thờ Mẫu thần.
Thứ nhất: Về tính hệ thống, nếu ở thờ Mẫu thần còn mang tính tản
mạn, rời rạc thì ở thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ đã có sự nhất quán tương đối hệ
thống cả về điện thờ và các phủ (Thiên phủ, Thuỷ phủ, Nhạc phủ, Địa phủ).
Thứ hai: Về quy mô thờ phụng, nếu tục thờ Mẫu thời kỳ đầu là tín
ngưỡng đa nữ thần, ngày nay ta còn thấy dấu vết của hiện tượng này như việc
thờ Mẹ Nước, Mẹ Cây, Mẹ Đất… dần dần theo hướng khái quát hoá hay
"chưng cất", người Việt đã "quy tụ" các Nữ thần như: Mẫu Cửu Thiên Huyền
Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa. Bốn vị Mẫu này đại diện cho
bốn miền của vũ trụ: Trời, Rừng núi, Sông nước, Đất. Sự phân chia như vậy
toát lên những biểu tượng mang ý nghĩa thế giới quan, vũ trụ quan. Vũ trụ ấy
tuy còn sơ khai song đã chứa đựng những hạt nhân cốt lõi nhất về một vũ trụ
tổng thể có Trời - Đất - Con người - Cỏ cây - Sông nước, trong đó Trời - Đất
(dương - âm, đực - cái) là cặp trụ cột của hệ thống tứ phủ, còn quyền năng cao
nhất thuộc về Mẫu - Mẹ.
Thứ ba: Về nghi lễ tổ chức, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ bước đầu đã

hình thành hệ thống tổ chức và nghi lễ thờ cúng tương đối thống nhất, trong
đó tập trung và điển hình nhất là nghi lễ Hầu đồng. Ngoài ra còn có lễ Tôn
nhang, lễ hầu bản mệnh, lễ trả nợ tào quan… Ngoài ra, tuỳ thuộc vào điện
thờ, đặc điểm từng loại lễ cũng như đặc điểm từng vùng, từng địa phương mà
việc tiến hành lễ có thể mang những sắc thái khác nhau.
Thứ tư, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là biểu hiện cho lòng
kính trọng, biết ơn người phụ nữ - người Mẹ của cư dân Việt. Đức hy sinh, ơn
nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ của người mẹ luôn in đậm trong tâm thức mỗi
người dân Việt Nam. Vì thế, việc tôn thờ Mẫu là thể hiện truyền thống, đạo lý
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

"uống nước nhớ nguồn", nhớ ơn người Mẹ mang nặng đẻ đau sinh thành và
dưỡng dục cho con thành người.
Hiện nay, nhắc đến tín ngưỡng Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, người ta không
thể không nhắc đến một loại phủ rất đặc trưng đó là Phủ Trần triều - một phủ
thuần tuý mang tính chất Nhân thần, là nơi thờ Đức Thánh Trần cùng với
thuộc hạ của ông. Đức Thánh Trần chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn, người có công lớn trong việc đánh thắng sự xâm lược của giặc Nguyên
Mông, bảo vệ bờ cõi đất nước, đưa đến cuộc sống yên bình ổn định cho nhân
dân. Khi mất ông hiển linh thành Thánh, chuyên trừ đuổi ma tà, chữa bệnh,
cứu người nên được người Việt kính cẩn, mở phủ tôn thờ. Về hàng bậc, có lúc
ông được đồng nhất với Vua cha trong đối sánh với Thần Mẹ, ngày giỗ và lễ
hội kèm theo của ông cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha "Tháng Tám giỗ Cha"
cùng với Bát Hải Đại Vương. Nơi thờ ông ở Kiếp Bạc, có ngọn núi xoè rộng
ra ôm lấy thung lũng. Trước mặt ngôi đền là Núi Nam Tào và Bắc Đẩu. Như
vậy, trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên ông được coi như Ngọc Hoàng,
một loại Vua Cha cao hơn bên trên cả Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần vào
điện thờ của tín ngưỡng Mẫu chính là sự giao thoa giữa tín ngưỡng Mẫu với
tín ngưỡng thờ người có công của người Việt.

Như vậy, tín ngưỡng Mẫu có thể được hiểu là "một loại hình tín
ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu
và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu -
đấng sáng tạo bảo trợ cho sự tồn tại sinh thành của vũ trụ, đất nước và con
người".
1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người
Việt vùng châu thổ sông Hồng
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng
Mẫu của người Việt vùng châu thổ sông Hồng
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh rằng tôn giáo chỉ ra đời cùng sự
ra đời của con người. Đã có những giai đoạn lịch sử nhất định loài người tồn
tại mà không cần sự hiện diện của tôn giáo. Theo quan niệm của chủ nghĩa
Mác về tôn giáo thì tôn giáo chỉ ra đời khi trình độ nhận thức của con người
đạt đến một trình độ nhất định – trình độ tư duy lý tính, tư duy trừu tượng. Ý
thức tôn giáo đầu tiên ra đời chỉ là sự mơ hồ về một thế giới vô hình đang tồn
tại và chi phối họ, đó là thế giới thần linh. Niềm tin tín ngưỡng tôn giáo đầu
tiên ra đời là do sự tác động của nhiều yếu tố mà chủ yếu là sự bất lực của con
người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên. Ph.Ăngghen viết: "Trong thời đại tối
nguyên thuỷ, tôn giáo sinh ra từ những biểu tượng hết sức ngu muội, tối tăm
và nguyên thuỷ của con người, về bản thân của chính họ và về tự nhiên bên
ngoài bao quanh họ".
Như vậy, chính sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự
nhiên là một trong những nguồn gốc xã hội hình thành nên tôn giáo, tín
ngưỡng trong đó có tín ngưỡng Mẫu. Nó được sinh ra bởi sử hạn chế của con
người trong mối quan hệ với tự nhiên, sự hạn chế đó lại bắt nguồn từ trình độ
thấp của lực lượng sản xuất. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người sống gần
như lệ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. Tự nhiên là môi trường duy

trì sự sống, sự tồn tại của con người, song cũng ẩn chứa bao điều bí ẩn, hiểm
nguy có thể gây hại đến đời sống con người. Những hiện tượng tự nhiên như
mưa, gió, sấm, chớp, lũ lụt, hạn hán… làm con người sợ hãi. Con người
không giải thích được cũng như không nắm bắt được quy luật vận động của tự
nhiên, từ đó họ cảm thấy yếu đuối, bất lực trước giới tự nhiên. Khi con người
càng bất lực, yếu đuối trước giới tự nhiên bao nhiêu thì những lực lượng tự
nhiên càng thống trị mạnh con người bấy nhiêu. Sự bất lực đó làm con người
lầm tưởng rằng luôn có một sức mạnh huyền bí hay những lực lượng siêu
nhiên thần bí chế ngự họ, chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Từ đó xuất
hiện biểu tượng về thần linh, thần thánh và thờ cúng những vị thần có khả
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

năng tác động đến đời sống con người, chẳng hạn như việc thờ các vị thần tự
nhiên (mây - mưa - sấm – chip) của người Việt với mong muốn mùa màng
tươi tốt, bội thu và một cuộc sống no ấm, bình yên cho con người.
Bên cạnh mối quan hệ con người với tự nhiên, con người trong quá
trình tồn tại và phát triển còn có quan hệ với nhau. Khi xã hội diễn ra sự phân
chia giai cấp, giai cấp bị trị luôn chịu sự đè nén, áp bức, bóc lột cùng cực và
bị đẩy xuống đáy cùng xã hội. Họ cảm thấy bất lực và không tìm thấy lối
thoát trong cuộc sống hiện tại.
Họ nhận ra rằng cần phải tìm đến một thế giới mới - thế giới ấy có thể
giúp an ủi và xoa dịu nỗi đau cho con người ở cuộc sống thực tại. Thế giới ấy
chính là thần linh, thần thánh và thực sự, khi đến với thế giới ấy con người
cảm thấy được an ủi và chia sẻ.
Khi nghiên cứu về điều này, Lênin chỉ rõ: "Sự bất lực của giai cấp của
giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng
tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất
lực của những người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra
lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu". (36, 46). Sự ra đời

của tín ngưỡng Mẫu chính là sự phản ứng và phản kháng lại chính xã hội
phong kiến thế kỷ 15 -16 với đầy rẫy áp bức, bóc lột. Xã hội loạn lạc, chiến
tranh xảy ra liên miên, con người lương thiện bị tước đi quyền làm người, làm
chủ cuộc sống của mình. Bởi vậy, họ phải tìm đến tín ngưỡng Mẫu với hy
vọng được cảm thông và chia sẻ. Phần đông trong số người đến với tín
ngưỡng Mẫu là phụ nữ. Trong gia đình, ngoài xã hội, vai trò của người phụ
nữ luôn bị coi nhẹ, họ không có quyền quyết định việc gì, ngay cả tự do cá
nhân cũng bị kiểm soát gắt gao. Bị trói buộc, kìm kẹp trong những luật lệ hà
khắc khiến người phụ nữ muốn vùng dậy đấu tranh, đòi công bằng, bình đẳng,
đòi quyền làm người của mình, được thực hiện theo đúng trách nhiệm và
nghĩa vụ của người phụ nữ phải làm. Chính điều đó đã sản sinh ra tín ngưỡng
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Mẫu, lòng tin về Mẫu đầy quyền năng luôn che chở, đứng về phía con người,
đặc biệt là sự thông cảm với thân phận người phụ nữ.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến sự ra đời tín
ngưỡng Mẫu, đó chính là tàn dư của chế độ Mẫu hệ. Chế độ Mẫu hệ là sự đề
cao vai trò của người phụ nữ, người đàn bà trong cộng đồng cũng như trong
gia đình, vai trò thuộc về người mẹ, con cái cũng được xác định theo người
Mẹ.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, tàn dư của chế độ Mẫu hệ vẫn chi
phối nhiều quan hệ trong gia đình; người vợ, người mẹ, người phụ nữ luôn
giữ vị trí và vai trò quan trọng. Họ chăm lo gánh vác mọi công việc từ việc
quản lý đến tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng giáo dục con cái, nhất là về
phương diện kinh tế, người phụ nữ đóng vai trò đáng kể trong việc đảm bảo
nguồn cung nuôi sống gia đình. Trong gia đình, họ là "tay hòm chìa khoá" là
"nội tướng" chuyên lo việc quản lý, chi tiêu. Trong việc nuôi dưỡng, giáo dục
con cái, người vợ - người mẹ cũng chịu trách nhiệm chính: "Con hư tại mẹ,
cháu hư tại bà".

Sự tôn vinh, đề cao hình tượng người Mẹ, người phụ nữ không chỉ chịu
ảnh hưởng tàn dư chế độ Mẫu hệ mà còn xuất phát từ đặc điểm kinh tế nông
nghiệp lúa nước của người Việt vùng châu thổ sông Hồng.
Do điều kiện địa hình, khí hậu phức tạp nên việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp rất khó thực hiện, thường nó chỉ thực hiện
được trong phạm vi nhỏ, hẹp. Thêm vào đó, tính tiểu nông phụ quyền trong
gia đình người Việt là điểm nổi bật đã tạo nên sự manh mún, nhỏ lẻ trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các đại phương vùng châu thổ sông Hồng.
Hơn nữa, đặc trưng lớn nhất của các nước phương Đông nói chung và Việt
Nam nói riêng (rong đó điển hình là vùng châu thổ sông Hồng) là sự tồn tại
lâu dài và phổ biến của hình thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, cùng với sự
thấp kém trong năng suất của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã quy định
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

nên tính chất đa thành phần của nền kinh tế truyền thống ở đồng bằng châu
thổ sông Hồng. Vì vậy, bên cạnhvai trò chủ đạo của hoạt động sản xuất nông
nghiệp, các hoạt động kinh tế khác như: tiểu thủ công gia đình, chăn nuôi,
kinh tế vườn, chạy chợ cũng đóng vai trò quan trọng. Các sản phẩm của nền
kinh tế này phần nào đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình, ngoài ra nó
cũng giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình thông qua việc buôn bán, trao đổi
sản phẩm giữa các hộ gia đình người Việt
Với một nền kinh tế tiểu nông, đa thành phần như vậy đã đưa lại cho
người phụ nữ một vị thế đáng kể trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mặc
dù về hình thức xã hội và gia đình người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng là
chế độ phụ quyền
Như vậy, có thể thấy rằng từ cái nền chung của chế độ Mẫu hệ, khi xã
hội chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với vai trò và địa vị người đàn
ông ngày càng tăng thì không giống như ở nhiều chế độ phụ hệ khác (người
phụ nữ bị đẩy xuống địa vị thấp kém), ở xã hội Việt Nam, nguyên lý Mẹ vẫn

được đề cao và thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, nó đã ăn sâu vào
tư tưởng, tính cách, truyền thống, thói quen của người Việt và trở thành đạo
lý, lẽ sống của mỗi người, không chỉ người Việt vùng châu thổ sông Hồng mà
của cả người Việt Nam hôm nay.

Tóm lại, những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, cơ cấu xã hội cùng với các
quan hệ xã hội là cơ sở cho sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của
người Việt trong lịch sử cũng như hiện tại. Bên cạnh đó, các tín ngưỡng nội
sinh và các tôn giáo ngoại nhập đã có ảnh hưởng không nhỏ và có tác động
sâu sắc tới quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt.
1.2.2. Ảnh hưởng của các tín ngưỡng nội sinh và các tôn giáo ngoại nhập
tới sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu của người Việt
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Tín ngưỡng, tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, là sự
phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Nhưng nó cũng có
tính độc lập tương đối, nó có thể tác động trở lại tồn tại xã hội và tác động lẫn
nhau giữa các hình thái ý thức xã hội. Vì vậy khi xem xét cơ sở hình thành và
tồn tại tín ngưỡng Mẫu của người Việt, bên cạnh việc đề cập đến điều kiện
địa lý, tự nhiên, cơ sở kinh tế - xã hội thì không thể không nói đến những đặc
điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Các tín ngưỡng nội sinh
(thờ Thành hoàng, thờ thần tự nhiên, thờ tổ tiên…) và các tôn giáo ngoại nhập
(Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo…) dù cùng tồn tại trong một hình thái
ý thức, song chúng luôn có xu hướng "chung sống hoà bình" với nhau, thâm
nhập và lồng ghép vào nhau. Mỗi tôn giáo lại có giáo lý riêng, ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống tâm linh người Việt; vì thế người Việt luôn
trân trọng, giữ gìn những giá trị bản chất của từng giáo lý tôn giáo để vừa
không làm mòn giá trị vốn có của nó, lại vừa thích ứng với điều kiện, hoàn

cảnh lịch sử cụ thể ở từng thời kỳ. Người Việt theo nhiều đạo nhưng không
hướng về các giáo lý cao xa mà chủ yếu là khai thác các mặt đạo lý, giá trị
đạo đức, cách ứng xử giữa con người với con người trong đó tín ngưỡng Mẫu
là một điển hình.
Sự ra đời của tín ngưỡng Mẫu chịu ảnh hưởng trực tiếp của tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
* Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, người Việt đã dựng
nên hệ thống những biểu tượng, những huyền thoại, truyền thuyết, những hoạt
động dựa trên đặc trưng của một nền nông nghiệp sản xuất lúa nước. Nền
nông nghiệp đó đòi hỏi sự ưu đãi rất lớn từ tự nhiên. Bởi vậy ngay khi hình
thành, người Việt cổ đã sớm có ý thức sùng bái tự nhiên, tôn thờ thần tự
nhiên, coi tự nhiên là yếu tố cơ bản, quan trọng trong việc đưa lại mùa màng
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

bội thu. Mặt khác, do trình độ tư duy, nhận thức của người Việt ở thời kỳ đầu
còn hạn chế, hơn nữa cuộc sống của họ lại chưa hoàn toàn tách khỏi tự nhiên
nên hệ thống sản xuất của người Việt phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Họ quan
niệm rằng: Muốn mùa màng tươi tốt, năng suất hiệu quả cao thì nhân tố tác
động và quyết định trực tiếp là các vị thần, mỗi vị thần đảm nhiệm một khâu,
một yếu tố trong nghề nông nghiệp của họ. Các vị thần đó là thần Đất, thần
Nước, thần Lúa. Người Việt muốn mùa màng bội thu hơn nữa thì theo họ cây
lúa phải được sinh sôi, nảy nở nhiều và điều đó kéo theo sự sinh sôi của
những yếu tố xung quanh đất và nước. Việc sinh sôi đó tất nhiên do giống cái
đảm nhiệm, do đó giống cái được đề cao trân trọng. Từ đây, các thần Đất,
thần Nước, thần Lúa trở thành các nữ thần nông nghiệp và được tôn vinh là
Mẹ - Mẫu: Mẹ Đất (Mẫu Địa), Mẹ Nước (Mẫu Thoải), Mẹ Lúa.
Không chỉ thờ các vị thần nông nghiệp, người Việt còn thờ rất nhiều
các yếu tố của tự nhiên, như mưa, gió, sấm,… thậm chí còn thờ động vật,

thực vật sống tại núi rừng, sông suối như Rắn, Rồng, Chim… hay cây Đa, cây
Đề, mô đất, hòn đá, hốc cây… Sau này người Việt có thêm đối tượng thờ mới
là Rồng, Tiên. Truyền thuyết về Âu Cơ (giống Tiên) sống trên núi và Lạc
Long Quân (giống Rồng) sống dưới biển lấy nhau, đẻ ra bọc trứng trăm con là
minh chứng điển hình cho việc tôn sùng những đối tượng trên.
* Tín ngưỡng phồn thực
Do tính chất và mục đích của nền văn hóa nông nghiệp là hướng tới sự
phồn thịnh, sinh sôi, nảy nở nên tín ngưỡng phồn thực của người Việt đã ra
đời từ rất sớm. Hình thức của tín ngưỡng này được các nhà khoa học cho là
"thuộc cơ tầng văn hoá nguyên thuỷ" bởi vì ngay từ đầu việc duy trì và phát
triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. ở loại hình văn
hóa nông nghiệp, loại hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản
sinh ra con người để duy trì nòi giống có bản chất giống nhau, đó là sự kết
hợp của hai yếu tố khác loại: Đất và Trời, Mẹ và Cha.
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực được đồng hoá vào việc thờ cơ
quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối nhằm cầu mong mùa
màng tươi tốt, vạn vật nảy nở sinh sôi, nhà nhà con đàn cháu đống. Hiểu rộng
ra, tín ngưỡng này là khát vọng về một cuộc sống ấm no, sung túc, con người
được hạnh phúc, may mắn. Trong tâm thức dân gian người Việt, đặc biệt với
người nông dân, tín ngưỡng này đã ăn sâu và trở thành sinh hoạt tinh thần
không thể thiếu, nhất là trong các lễ hội.
Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh =
đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái giản đơn của tín ngưỡng
phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hoá nông nghiệp trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Trên khắp chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, từ miền núi
xuống đồng bằng ta đều có thể bắt gặp nhiều kiểu sinh thực khí như các loại
cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạo ra, như cột đá ở chùa Giạm - Bắc

Ninh có hình sinh thực khí nam khắc nổi), các loại hốc (hốc cây, hốc đá và
các hang động tượng trưng cho sinh thực khí nam luôn có hình khối trụ, tròn
dài và mang tính động, những vật tượng trưng cho sinh thực khí nữ thì hoặc
có dáng bẹt (như mo nang hoặc đan bằng tre nứa), hình vuông hay ở dạng lỗ
(khe, hốc, rãnh) và mang tính tĩnh. Điều này hoàn toàn với nguyên lý Á Đông
và triết học cổ phương Đông.
Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, người Việt còn thờ bản thân hành vi
giao phối - hành vi được xem như "một hành động có tính ma thuật có tác
dụng làm mẫu và kích động", nhắc nhỏ trời đất ban phúc lành, cầu mong vạn
vật tươi tốt, nảy nở sinh sôi. Bằng chứng rõ nét là trên nhiều sản phẩm của
văn hoá Đông Sơn, hành vi giao phối đã được người Việt nghệ thuật hoá và
mang tính hồn nhiên. Đó là tượng nam nữ giao phối được gắn trên nắp thạp
đồng Đào Thịnh; đó là những cặp chim ngồi lên lưng nhau trong tư thế đạp
mái hay tượng cóc rồng giao phối. Điều này thể hiện rõ nét việc tôn thờ hành
vi giao phối trong tín ngưỡng phồn thực, thể hiện ở trạng thái tĩnh là hình
25

×