Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán thanh toán tiền lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.37 KB, 31 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế cùng song
song tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng phát triển và đều chịu sự quản lý của nhà
nước dưới tầm vĩ mô.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền
kinh tế Quốc dân: “Là một công cụ có sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết
và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, góp
phần quan trọng khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện một số
chính sách xã hội.”
Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương
pháp quản lý đặc biệt là các biện pháp kinh tế.
Một trong những biện pháp kinh tế là vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Tất
cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Tiền
lương là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Từ việc gắn
tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn
định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó
sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người, đẩy sự tăng trưởng về
kinh tế làm cơ sở để từng bước nâng cao đời sống người lao động và cao hơn
nữa là hoàn thiện xã hội loài người.
Trong mục đích phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần hiện nay việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao
động là một động lực cơ bản trực tiếp khuyến khích mọi người đem hết khả
năng nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Vì vậy tác dụng của tiền lương
càng đặc biệt quan trọng.
Tiền lương chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi các hình thức tiền
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lương áp dụng thích hợp nhất, sát thực với tình hình thực tế của các đơn vị sản
xuất kinh doanh, đúng nguyên tắc quy định của nhà nước và khả năng cống hiến


của mỗi người có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế được thành lập để tạo nguồn tài
trợ cho công nhân viên. Việc quản lý, việc trích lập và sử dụng các quỹ BHXH
và BHYT có ý nghĩa quan trọng không những đối với việc tính chi phí sản xuất
kinh doanh mà cả đối với việc đảm bảo quyền lợi của công nhân viên trong toàn
Công ty nhằm góp phần giúp Công ty hoàn thiện công tác hạch toán thanh toán
tiền lương và Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thúc đẩy quản lý Công ty có hiệu
quả.
Phần I : lý luận chung
I. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước:
Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của
chính sách xã hội có liên quan trực tiếp đến đời sống người lao động.
Ngày 18/91985 bằng Nghị định 235/HĐBT lần đầu tiên sau 25 năm Nhà
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nước đã tiến hành cải cách chế độ tiền lương thay thế cho những bao cấp chắp
vá bằng hệ thống thang bảng lương mới phần nào cải thiện một bước đời sống
cho những người làm công ăn lương. Song tất cả những thay đổi này không
mang lại kết quả mong đợi, chỉ sau hai tháng thực hiện lạm phát đã làm cho tiền
lương thực tế của người lao động bị giảm sút một cách nhanh chóng do ngân
sách thu không đủ chi.
Để khắc phục tình trạng đó từ cuối năm 1986 Nhà nước bắt đầu quá trình
đổi mới kinh tế mà nội dung chủ yếu của nó chỉ trên cơ chế kinh tế chỉ huy hình
thành cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Một trong những thay đổi đó là sự thay đổi trong cơ chế quản lý sản xuất
thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Nhà nước thu hẹp những khoản trợ cấp, bù lỗ cho các xí nghiệp quốc
doanh do sự thay đổi giá. Hệ thống cung cấp và sử dụng không phải hoàn trả các
nguồn sản xuất được thay thế bằng hệ thống mua bán tự do theo giá cả thị
trường. Các xí nghiệp có nhu cầu về vốn sản xuất phải tự tạo ra hoặc vay vốn
Ngân hàng.

Vì vậy nhà nước giản đáng kể chi ngân sách. Các Xí nghiệp trở thành các
chủ kinh doanh thực sự, có quyền giải quyết các vấn đề kinh tế của mình và chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ hai: Các Xí nghiệ đã tham gia vào quan hệ thị trường như người sản xuất
hàng hoá. Xuất phát từ tình hình thị trường, các Xí nghiệp xác định phương
hướng sản xuất, cân đối các điều kiện sản xuất. Các xí nghiệp có quy định giá,
tuyển và sử dụng lao động theo yêu cầu của mình.
Quỹ và định mức tiền lương của xí nghiệp được xác định không phải với
nhà nước mà bởi số lượng và chất lượng chính những người lao động.
Việc đổi mới chính sách tiền lương từ năm 1986 đến nay tuy chưa đạt
được kết quả mỹ mãn nhưng nó cũng đã thực hiện được một bước đáng kể trong
tiền tệ hoá tiền lương.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quá trình đổi mới đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường thì
chính sách tiền lương đã bộc lộ nhiều nhược điểm, mà tồn tại lớn nhất của chính
sách tiền lương là lương không đủ sống, không phản ánh đúng giá trị sức lao
động, tiền lương không phù hợp với sự biến động của giá cả, với khẳ năng bảo
đảm và gía trị của đồng tiền. Do đó, tiền lương của người lao động luôn bị giảm
sút.
Tiền lương mang tính chất bình quân được phân phối qua hệ thống thang
bảng lương thấp với số lượng mức lương nhiều. Đặc biệt đối với các thang
lương công nhân bởi số lương quá thấp nên các bậc lương chỉ chênh nhau 5% -
10% không kích thích người lao động học tập, nâng cao tay nghề, không kích
thích tài năng.
Tiền lương có liên quan chặt chẽ đến các chính sách như nhà ở, phân phối
điện nước sinh hoạt, y tế, giáo dục đào tạo sắp xếp lại tổ chức biên chế.
Giữa chính sách tiền lương và BHXH, ưu đãi và trợ cấp xã hội chưa có sự
phân định rõ ràng phạm vi và đối tượng áp dụng, gây mâu thuẫn trong quá trình
thực hiện. Biểu hiện nổi bật của tồn tại này là việc tổ chức tiền lương “theo
người” chứ chưa “theo việc” chưa có chính sách ưu đãi đối với người có công.

Chế độ này theo kiểu đến kỳ là lên không quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự
và kết quả lao động cá nhân.
Trong công cuộc đổi mới, chính người lao động đang đòi hỏi phải có một
chính sách tiền lương mới, chính sách phải phản ánh được những đòi hỏi khách
quan của tiền lương trong cơp chế thị trường.
Do vậy ngày 01/04/1993 thực hiện nghị định 26/CP ban hành tạm thời
chế độ tiền lương mới áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp trong cả
nước, thay thế chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 235/HĐBT ngày
19/09/1985. Ban hành kèm theo nghị định này là các hệ thống thang bảng lương
áp dụng trong các doanh nghiệp như: Bảng lương công nhân, lương nhân viên
trực tiếp sản xuất kinh doanh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, lương chức vụ quản
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lý doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có các quy định về các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp độc hại,.v v
Nghị định này bãi bỏ các chế độ bù tiền điện, tiền học,tiền nhà ở, hệ số
trượt giá, tiền tàu xe đi làm.
Đối với nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh, cơ sở để
xếp lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; đối với viên chức là tiêu chuẩn nghiệp
vụ chuyên môn; đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là tiêu chuẩn xếp hạng
doanh nghiệp theo độ phức tạp quản lý và hiêụ quả sản xuất kinh doanh, việc trả
lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh.
Tại nghị định này cũng quy định mức lương tối thiểu là 120.000 đồng
/tháng. Mức lương tối thiểu này làm căn cứ để tính mức lương khác của hệ
thống thang lương, mức phụ cấp tương đối với những người làm công việc đơn
giản nhất trong điều kiện bình thường. Nhưng các mức lương và phụ cấp lương
điều chỉnh từng bước phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước.
Tiền lương không khống chế tối đa mà tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh của
nghiệp.
Hệ thống thang bảng lương và phụ cấp là căn cứ để tính tiền lương và tính

lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp.
Việc tính toán và đăng ký tiền lương, các doanh nghiệp phải thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ lao động thương binh xã hội. Riêng sản phẩm trọng yếu,
sản phẩm đặc thù nhà nước định giá thì đơn giá tiền lương phải theo quy định
của nhà nước.
Người lao động phải có nghĩa vụ đóng BHXH và BHYT theo quy định
của nhà nước.
Ngày 26/01/1994 Nhà nước lại ban hành Nghị định 05/CP áp dụng cho
những người đã chuyển xếp lương mới theo nghị định 26/CP với mức lương tính
đủ là 120.000(đồng) ( Mức lương tối thiểu theo điều 56 Khoản 2 Điều 132 của
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bộ luật lao động - Là mức lương để cho người lao động làm công việc đơn giản
nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường bình thường.
Như vậy mức lương mới là : 120.000 đồng x Hệ số mức lương
Tuy nhiên trong cơ chế thị trường giá cả hàng hoá luôn biến động với
mức lương tối thiểu là 120.000 đồng thì vẫn chưa hợp lý vì nó vẫn chưa đảm
bảo mức sống ổn định cho người làm công ăn lương.Chính vì vậy đến
21/011997 Nhà nước lại ban hành Nghị định 06/CP tính lại lương với mức
lương tối thiểu là 144.000 đồng/tháng
Mức lương mới là: 144.000 đồng x Hệ số mức lương
II. Các hình thức trả lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ :
Tiền lương giữ vai trò to lớn trong vấn đề kích thích sản xuất, song chỉ là
khả năng. Muốn khả năng đó có trở thành hiện thực thì cần phải áp dụng một
cách linh hoạt các hình thức trả lương. Mỗi hình thức tiền lương cụ thể đều có
ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy việc áp dụng tổng hợp các hình thức tiền lương
là một tất yếu khách quan của quản lý kinh tế.
Đặc điểm của quá trình lao động, yêu cầu của quá trình sản xuất kinh
doanh và tính chất của sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh là những căn cứ
để lựa chọn hình thức trả lương. Hình thức trả lương được áp dụng phải đảm bảo
việc tuân theo pháp luật phân phối theo lao động một cách nghiêm ngặt và kích

thích người lao động tích cực hăng say lao động sản xuất. Trong công tác quản
lý kinh tế người ta áp dụng hai hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và
trả lương theo sản phẩm.
1.Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao
động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế :
+ Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
động.
+ Tiền lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ
sở: (lương tháng x 12 tháng)/ 52 tuần .
+ Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định trên cơ
sở: tiền lương tháng /26 ngày
+ Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc được xác định trên cơ
sở : tiền lương ngày/ số giờ tiêu chuẩn quy định tại điều 68 của Bộ luật lao động.
Trong hình thức trả lương theo thời gian thì các chỉ tiêu như: Năng suất
lao động, chi phí nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến tiền lương. Cho nên
việc trả lương theo thời gian chỉ nên áp dụng cho những người lao động mà
công việc của họ không thể định mức và thanh toán chặt chẽ được hoặc áp dụng
đối với người lao động mà công việc của họ không đòi hỏi tăng năng suất lao
động mà phải đảm bảo chất lượng hay nói cách khác là chỉ nên áp dụng hình
thức trả lương theo thời gian cho những người lao động mà việc tăng năng suất
ít phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân họ mà nó do các yếu tố khách quan
quyết định.
2.Trả lương theo sản phẩm cho người lao động:
Là hình thức trả lương cho người lao động mà số lượng của nó nhiều hay
ít là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm mà được họ sản
xuất ra hoặc số công việc họ đã hoàn thành.
Hình thức trả lương này nó căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất
của mỗi người, nếu làm được nhiều sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm tốt thì

sẽ được trả lương cao và ngược lại. Vì vậy nó có tác dụng kích thích người lao
động quan tâm đến kết quả lao động sản xuất của mình, tích cực và cố gắng hơn
trong quá trình sản xuất, tận dụng thời gian làm việc nâng cao năng suất và chất
lượng lao động.
Hơn nữa thực hiện trả lương theo sản phẩm còn có tác dụng khuyến khích
người lao động học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật, tích cực sáng tạo và áp dụng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
những thành tựu khoa học kỹ thuất vào quá trình sản xuất - Điều này tạo điều
kiện cho người lao động tiến hành lao động sản xuất với tốc độ nhanh hơn, sản
xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên hình thức trả lương này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nhất định
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được cân đối hợo lý.
* Nói tóm lại có thể hiểu : Thù lao động trong kỳ là số tiền mà doanh
nghiệp phải trả cho người lao động như: Tiền lương( Bao gồm: lương chính và
lương phụ), Tiền phụ cấp( Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại), tiền thưởng,
trợ cấp, BHXH(ốm đau, thai sản, tai nạn, ăn ca )
- Chứng từ để hạch toán gồm có: Bảng chấm công(áp dụng cho lao động gián
tiếp); Phiếu nghiệm thu thành phẩm, khối lượng công việc hoàn thành( đối với
lao động trực tiếp); Định mức trả lương của doanh nghiệp và các chứng từ khác(
quyết định thưởng, giấy ốm, giấy nghỉ phép)
Hàng tháng kế toán căn cứ vào chứng từ để tính lương và các khoản phải
trả công nhân viên, tính trích các khoản phải nộp theo lương sau đó lập bảng
phân bổ tiền lương phải trích và ghi sổ.
- Cách tính lương:
+ Với lao động theo thời gian:
Số lương phải trả Lương cơ Hệ số Số ngày Phụ cấp
Cho công nhân = bản x lương x làm việc + khác
viên hàng tháng tối thiểu thực tế
+ Với lao động trực tiếp :
Số lương phải trả công Số lượng thành phẩm, dịch vụ, Đơn giá

nhân sản xuất trực tiếp = khối lượng công việc hoàn thành + tiền lương
1.Qũy bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn :
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh doanh của doanh nghiệp khoản chí phí BHXH theo quy định của nhà nước.
- Quỹ BHXH được thiết lập nhằm tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên
trong trường hợp: ốm đau, thai sản,tai nạn lao động, nghỉ hưu
- BHYT được hình thành từ hai nguồn: một phần do doanh nghiệp chịu tính
trích vào chi phí SXKD, một phần do người lao động gánh chịu được trừ vào
lương công nhân viên. BHYT được nộp nên cơ quan chuyên môn chuyên
trách để phục vụ và bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như
khám bệnh, chữa bệnh
- Kinh phí công đoàn cũng được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí
SXKD. Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được cũng được phân cấp
quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định: một phần nộp nên cơ quan quản lý
công đoàn cấp trên và một phần để lại tại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt
động của công đoàn tại doanh nghiệp.
- Tính trích các khoản theo lương của công nhân viên theo quy định hiện
hành:
+ Kinh phí công đoàn = 2% x lương thực tế của công nhân viên trong kỳ
+ Bảo hiểm xã hội = 20% x lương cơ bản của công nhân viên.Trong đó: 5%
trừ vào lương công nhân viên, 15% đưa vào chi phí sản xuất.
+ Bảo hiểm y tế = 3% x lương cơ bản của công nhân viên. Trong đó: 1% trừ
vào lương, 2% tính vào chi phí sản xuất.
*Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản phải trả phải
nộp khác:
+ TK 334: “Phải trả công nhân viên” gồm hai TK cấp hai:
TK 334.1: “phải trả công nhân viên có tính chất lương- khoản trả lấy từ
chi phí ”
Tk334.2 “phải trả công nhân viên không có tính chất lương- khoản trả có

nguồn bù đắp riêng”.
+ TK 338.2: Kinh phí công đoàn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ TK 338.3: Bảo hiểm xã hội
+ TK 338.3: Bảo hiểm y tế

 Nội dung kết cấu:
Nợ TK 334 “Phải trả CNV” Có
Bên Nợ: - Các khoản tiền lương,
tiền thưởng, BHXH và các khoản
đã ứng cho công nhân viên.
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền
thưởng, BHXH và các khoản phải
trả công nhân viên.

Dư Có: Các khoản tiền lương, tiền
thưởng,BHXH và các khoản khác
phải trả công nhân viên.

Nợ TK 338 “Phải trả phải nộp khác” Có
Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản
thừa vào các TK liên quan
- Các khoản khác đã trả
Bên Có: - Giá trị tài sản thừa chờ
giải quyết
- Trích BHXH, KPCĐ, BHYT
vào chi phí sản xuất
- Trích BHXH, KPCĐ, BHYT
trừ vào lương công nhân.
- Các khoản phải trả khác

- Số BHXH, KPCĐchi vượt cấp
trên bù.
Số dư: Có trong trường hợp chi Số dư Có: - Giá trị tài sản thừa chờ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
KPCĐ cơ sở, chi BHXH tại doanh
nghiệp thực tế lớn hơn ssố để lại
nhưng chưa được công đoàn cấp
trên cấp bù hoặc do nộp thêm.
giải quyết và BHXH, BHYTđã
trích nhưng chưa nộp hoặc phần để
lại doanh nghiệp nhưng chưa chi
hết.
- Các khoản phải trả khác.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II
THỰC TẾ TẠI CÔNG TY THĂNG LONG- BỘ QUỐC PHÒNG
I. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Thăng Long- Bộ quốc phòng:
1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh:
Công ty Thăng Long- BQP là một doanhnghiệp nhà nước thuộc Quân khu
thủ đô. Công ty được thành lập theo QĐ- 378/QĐ- QP của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng cấp ngày 27/07/1993 căn cứ theo:
. Nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính Phủ
. Quy chế thành lập theo Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991
. Quyết định thành lập lại số 460 ngày 17/04/1996 của Bộ Quốc phòng
. Thông báo số 199/TB cấp ngày 13/07/1993 của văn phòng Chính Phủ về ý kiến
của thủ tướng Chính Phủ cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Công ty
sát nhập với trạm 99 thuộc Bộ Quốc Phòng thành một Công ty vẫn lấy tên là
Công ty Thăng Long- Bộ Quố Phòng.
Trụ sở chính của Công ty tại số 99- Đường Lê Duẩn- Hoàn Kiếm- Hà Nội

* Công ty có một số chức năng chủ yếu: Quản lý vật tư, hàng hoá, tiền
vốn; Tổ chức chỉ đạo thu mua, khai thác nguồn hàng phát huy vai trò chỉ đạo
của thương nghiệp Quốc doanh.
* Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:
- Sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu than.
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
- Sản xuất gia công thuốc chữa bệnh( Dược liệu)
- Xuất khẩu gỗ dán do đơn vị sản xuất, khai thác.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu hoá chất, hàng tiêu dùng.
Công ty tiến hành việc bán buôn và bán lẻ các mặt hàng kinh doanh của
mình trên thị trường nội điạ. Trong đó bán buôn chiếm tỷ trọng lớn, bán lẻ hàng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoá chỉ mang tính chất giới thiệu hàng hoá sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trương Công ty thực hiện hạch toán kinh tế độc lập:
Tự lo liệu vốn kinh doanh, tự trang trải các khoản chi phí và phải hoạt động kinh
doanh có lãi.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
Phòng kế toán tài chính được thành lập nhằm giúp đỡ Giám đốc trong
việc tổ chức, quản lý từ Công ty đến cơ sở trực thuộc, hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện đúng chế độ hạch toán kế toán trong Công ty.Quản lý và theo dõi
tình hình tài sản của Công ty, thực hiện việc ghi sổ sách kế toán, những phần
công việc phát sinh ở Công ty. Đồng thời tiến hành kiểm tra và tổng hợp số liệu
để lập báo cáo toànCông ty theo đúng pháp lệnh và chế độ kế toán của nhà nước
ban hành.
* Hệ thống tổ chức công tác kế toán trong Công ty:
Tại Công ty Thăng Long- hệ thống kế toán tiến hành hạch toán toàn diện lên cân
đối tài khoản chung toàn Công ty: tiến hành vào sổ cái, lên các báo cáo kế toán
và thuyết trình báo cáo kế toán, đồng thời phân tích các hoạt động kinh tế toàn
Công ty.

Phòng kế toán của Công ty được tổ chức thành các bộ phận:
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách công việc kế toán chung toàn Công
ty, lựa chọn hình thức tổ chức kế toán, cân đối và sử dụng vốn trong toàn Công
ty. Theo dõi kế hoạch tài chính, quản lý về nguồn vốn của Công ty, tổng hợp
tính toán các kết quả tài chính và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm soát các quyết toán của cơ sở, tổng hợp
bảng kê khai, nhật ký của đơn vị, tiến hành lập các bút toán, kết chuyển, tính
toán trên các Tài khoản cụ thể và lên các báo biểu kế toán hàng tháng nộp lên kế
toán trưởng.
+ Kế toán quỹ: Tiến hành viết các phiếu thu, chi và séc cho các đơn vị. Kiểm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tra, theo dõi và hạch toán các quỹ chi tiêu, phúc lợi, khen thưởng của Công ty.
+ Kế toán xây dựng cơ bản: Phụ trách theo dõi các khoản xây dựng cơ bản của
đơn vị, theo dõi và quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB của Công ty.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi, kiểm tra, thanh toán với khách hàng.
+ Kế toán ngân hàng: Phụ trách các nghiệp vụ về ngân hàng như: Mở tài khoản
vay tiền, thanh toán tiền, mua ngoại tệ
+ Kế toán tiền lương: Phụ trách tính tiền lương, thưởng, phụ cấp, quản lý sổ
lương của Công tyvà các xí nghiệp trực thuộc.
3. Cơ cấu cán bộ công nhân viên tại Công ty Thăng Long:
Toàn Công ty bao gồm tất cả là: 2.207 cán bộ công nhân viên được tổ
chức như sau:
a) Bộ phận hành chính bao gồm:
Tổng số là 529 người chiếm 23,96% tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn
Công ty. Trong đó:
+ Giám đốc Công ty : 1 người
+ Phó giám đốc Công ty: 4 người
+ Phòng kinh daonh : 3 người
+ Phòng tài chính : 6 người

+ Phòng tổng hợp : 5 người
+ Xí nghiệp X54(kinh doanh, sản xuất gốm sứ mỹ nghệ) gồm: 172 người
+ Xí nghiệp X56( Sản xuất kinh doanh thực phẩm cao cấp, gỗ Foóc.) gồm
có: 217 người.
+ Xí nghiệp X53( Sản xuất dược liệu) gồm có:71 người
+ Xí nghiệp X81 ( Cơ khí, sản xuất bao bì cactong, hang nhựa xuất khẩu)
gồm có: 50 người.
b) Bộ phận sản xuất trực tiếp:
Bao gồm : 1678 người chiếm 76,03% tổng số cán bộ công nhân viên.
+ Xí nghiệp X54 gồm có: 881 người
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Xí nghiệp X56 gồm có: 638 người
+ Xí nghiệp X53 gồm có: 76 người
+ Xí nghiệp X81 gồm có: 83 người
II. Phương pháp tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp
tại Công ty :
Để tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên một cách công bằng
hợp lý thì cần phải chú trọng đúng mức đến công tác tổ chức kế toán thanh toán
tiền lương. Vì: Tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động không chỉ
là vấn đề quan tâm riêng của công nhân viên mà còn là vấn đề doanh nghiệp đặc
biệt chú ý. Vì vậy kế toán tiền lương phải đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên.
Tính toán đúng, đầy đủ, kịp thời về tiền lương và các khoản liên quan cho công
nhân viên, quản lý chặt chẽ về các khoản sử dụng chi tiêu quỹ lương.
- Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH,
BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
- Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, sử dụng quỹ lương để cung
cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các cán bộ có liên quan.
1. Đối với hình thức trả lương theo thời gian:

Công ty Thăng Long áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với cách
thanh toán làm hai lần:
*Lần một: Tạm ứng( được căn cứ trên cơ sở ước tính số công mà người lao động
làm được trong tháng).
*Lần hai: Số tiền còn lại sau khi cán bộ tiền lương đã trừ các khoản phải khấu
trừ
- Lương thực tế được tính như sau:
Lương Hệ số Mức lương Số ngày công thực tế
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực = lương x tối thiểu x trong tháng
Tế Số ngày công trung bình trong tháng

- Ngoài ra phụ cấp trách nhiệm sẽ được tính như sau:
Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp
Nghỉ phép, nghỉ ngày lễ được hưởng 100% lương.
Ví dụ: Lương của Bà Lê thu Hường được tính như sau
 Lương = (2,55 x 141.000 x 24) / 26 = 338.954 đồng
Trong đó :
+ Hệ số tiền lương của Bà Lê thu Hường là: 2,55
+ Mức lương tối thiểu do Nhà nươc ban hành theo nghị định 06/CP ngày
21/01/1997 là : 144.000 đồng / tháng
+ Ngày công trung bình trong tháng là : 26
+ Ngày công thực tế của Bà Lê thu Hường là: 24
 Phụ cấp trách nhiệm = 144.000 x 0,15 = 21.600 đồng
Trong đó :
+ Hệ số phụ cấp trách nhiệm là : 0,15
+ Mức lương tối thiểu là : 144.000 đồng / tháng
 Tiền công một ngày lễ hưởng 100% lương = (2,68 x 144.000 x 1) / 26
= 14.843 đồng.
Trong đó :

+ Hệ số bản thân (theo quy định của Bộ quốc phòng ) là: 2,68
+ Ngày lễ nghỉ là : 1
+ Ngày công trung bình trong tháng là: 26
Như vậy ta có : Tổng thu nhập của Bà Lê thu Hường là:
338.954 + 21.600 + 14.843 = 375.397 đồng
Tuy nhiên với hình thức trả lương theo thời gian thì các chỉ tiêu như:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Năng suất lao động, chi phí nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến tiền lương.
Do đó nó không có tác dụng kích thích sản xuất phát triển vì vậy hình thức này
Công ty nên hạn chế áp dụng.
1. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm:
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp tự do cạnh tranh nên việc tăng
năng suất lao động, giảm giá thành nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản
phẩm là một yếu tố rất quan trọng vì điều này nó quyếtt định chỗ đứng của
doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế hình thức trả lương theo sản phẩm
được áp dụng một cách rộng rãi hầu hết ở các doanh nghiệp sản suất kinh doanh
hiện nay. Bởi vì hình thức trả lương này có ưu điểm rất lớn là nó có tác dụng
kích thích người lao động quan tâm đến kết lao động của mình, cố gắng tăng
năng suất lao động và có trách nhiệm đối với những sản phẩm mình làm ra( hay
nói cách khác nó có tác dụng kích thích người lao động phát huy tác dụng đòn
bẩy của tiền lương).
Tại Công ty Thăng Long hình thức trả lương theo sản phẩm cũng được
thanh toán làm hai kỳ:
+ Kỳ I: Tạm ứng( Được tính trên cơ sở ước tính số sản phẩm làm được trong
tháng).
+ Kỳ II: Tuỳ theo số lượng sản phẩm làm được thực tế, chi phí tiền lương cho
một đơn vị sản phẩm, kế toán sẽ tính lương cho mỗi công nhân như sau:
Lương = Số sản phẩm x Đơn giá sản phẩm
Trong đó:
+ Số sản phẩm là số sản phẩm làm được thực tế trong tháng

+ Đơn giá sản phẩm: Được tính trên cơ sở tính chi phí nguyên vật liệu.
2. Phương pháp tính thưởng thường xuyên trong Công ty Thăng Long:
Tại Công ty Thăng Long- BQP thưởng thường xuyên trong tháng được
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tính là lương kỳ III và được trả vào đầu tháng tiếp theo.
Tiền thưởng không phân theo từng người mà phân theo nguồn của quỹ
lương Công ty dưa xuống dựa theo số công nhân viên của từng phòng ban, từng
phân xưởng, từng xí nghiệp.
 Tiền thưởng được tính theo công thức sau:
Tiền thưởng Số tiền thưởng x Hệ số cấp bậc bản thân
Bản thân = Tổng hệ số cấp bậc
Ví dụ:
Tiền thưởng quy định cho phòng Kế hoạch- Tiêu thụ trong tháng 04/1998
là : 1.470.000 đồng.
Vậy tiền thưởng của Bà Lê thu Hường là:
( 1.470.000 x 2,68 ) / 26,53 = 148.496 đồng
Trong đó: + Hệ số cấp bậc bản thân của Bà Hường là: 2,68
+ Tổng hệ số cấp bậc của phòng Kế hoạch- Tiêu thụ là: 26,53
1. Phương pháp tính trả BHXH cho công nhân viên theo chế độ hiện hành
áp dụng tại Công ty Thăng Long:
Hàng tháng tiến hành tính trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên
trong doanh nghiệp trên cơ sở chứng từ hạch toán về lao động và chính sách, chế
độ về lao động tiền lương và BHXH.
Để phản ánh các khoản tiền lương trợ cấp BHXH phải trả cho từng công
nhân viên trong từng bộ phận doanh nghiệp, kế toán sử dụng
“ Bảng thanh toán BHXH’’ ( Theo mẫu 02 và 04- LĐTL)
Bảng thanh toán BHXH có thể hợp thành từng bộ phận hoặc chung cho toàn
doanh nghiệp là căn cứ để chi trả BHXH cho người được hưởng.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Đối với công nhân viên nghỉ ốm hay nghỉ theo các tính chất khác nhau thì

cách tính trả BHXH cũng khác nhau:
- Đối với trường hợp nghỉ ốm:
+ Phải đưa xuống khám tại phòng khám y tế của Công ty và được cấp
phiếu nghỉ BHXH( trường hợp nhẹ)
+ Nếu khám ở bệnh viện thì chuyển sang thanh toán BHYT
- Đối với trường hợp nghỉ đẻ:
+ Phải có giấy khai sinh( Bản sao) của con do uỷ ban nhân dân cấp kèm
theo phiếu nghỉ BHXH sau đó kế toán sẽ thanh toán cho từng công nhân viên.
 Phần thanh toán:
Kế toán BHXH thông qua phiếu nghỉ BHXH để tính ra số công hưởng
BHXH ( trừ ngày lễ và chủ nhật) sau đó làm phần thanh toán theo hệ số lương
để tính ra số tiền mà công nhân viên được hưởng.
 Số tiền hưởng BHXH được tính như sau:
* Xác định tiền lương đóng Hệ số Mức lương
BHXH của tháng trước khi nghỉ = lương x tối thiểu
* Xác định số Hệ số Mức Số % Số ngày
tiền BHXH tiền x lương x BHXH x được hưởng
mà công lương tối thiểu BHXH
nhân viên =
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
được hưởng Số ngày công trung bình trong tháng
Trong đó:
Mức trợ Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ
cấp một =
ngày 26 ngày x 75%
Một số ví dụ về việc thanh toán Bảo hiểm xã hội :
Ví dụ 1:
Trường hợp chị Phạm Ngọc Anh: 34 tuổi. Nghỉ đẻ
Tiền lương đóng BHXH trước khi đẻ:
2,02 x 144.000 = 290.880 đồng

Trong đó: + Hệ số tiền lương của chị Phạm ngọc Anh là : 2,02
+ Mức lương tối thiểu là :144.000 đồng/ tháng

Nghỉ từ ngày 11/01/1998 đến ngày 10/05/1988 được tính như sau:
Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con :
2,02 x 144.000 x 4 tháng = 1.163.520 đồng
Trợ cấp một lần khi sinh con:
Tiền bồi dưỡng là: 290.880 đồng
Tổng cộng là: 1.163.520 + 290.880 = 1.454.400 đồng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ví dụ 2 :
Trường hợp: Ông Nguyễn Thanh Sơn- Tuổi 55
Hệ số lương là: 2,67
Nghỉ 28 ngày = 24 công( không tính ngày chủ nhật)
Mức BHXH được hưởng là : 75%
Vậy số tiền BHXH mà Ông Nguyễn thanh Sơn được hưởng là:
( 2,67 x 144.000 x 24 x 75 % ) / 26 = 266.178 đồng

Đơn vị : Công ty Thăng Long- BQP Mẫu số: 03 - LĐTL
Bộ phận: Khâu cưa Ban hành theo QĐ số: 1141- TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01/11/1995/ Của Bộ Tài Chính
PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Số : 12
Họ và tên : Phạm Thị Thu Hường Tuổi đời: 34
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tên

Ngày Lý Số ngày cho nghỉ Y, Bác

Số

ngày
Xác nhận
quan
Y
Tế
tháng
năm
do Tổng
số
Từ
ngày
Đến hết
ngày
ký tên
đóng
dấu
thực
nghỉ
Của phụ
trách bộ
phận
A 1 B 2 3 4 C 5 D
Khoa
sản
Bệnh
viện
Bạch
Mai
7/5/98 Nghỉ
đẻ

con
thứ
hai
4
tháng
11/2/98 10/6/98
Ngày 07 tháng 05 năm 1998
Trưởng ban BHXH
( Ký, Họ tên )
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
*******************
PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI
( Nghỉ thai sản )
Họ và tên : Phạm Thị Thu Hường Tuổi: 34
Nghề nghiệp, chức vụ : Công nhân Xí nghiệp X54
Đơn vị công tác : Khâu cưa.
Họ và tên con : Trương Thanh Tùng Con thứ hai
Ngày tháng năm sinh : 20 / 02 / 1998
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ:
2,01 x 144.000 = 289.440 đồng
( Trong đó : + Hệ số bản thân là : 2,01
+ Mức lương tối thiểu là : 144.000 đồng/ tháng )
Thời gian nghỉ : 4 tháng
( Từ ngày 11/02/98 đến hết ngày 10/06/98 )
Trợ cấp :
Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi
2,01 x 144.000 x 4 tháng = 1.157.760 đồng
Trợ cấp một lần khi sinh con : Tiền bồi dưỡng là : 289.440 đồng

Trợ cấp nghỉ việc đi khám : ……………
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cộng : 1.447.200 đồng
( Băng chữ : Một triệu bốn trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm đồng )
Ghi chú : … ……………………………
Ngày 07 tháng 05 năm 1998
Người lĩnh tiền Trưởng ban BHXH Kế toán BHXH
( Ký, Họ tên) ( Ký, Họ tên) ( Ký, Họ tên)
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH TẠI CÔNG TY THĂNG LONG-
BQP
I. Đánh giá về công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty Thăng Long:
Công ty Thăng Long- BQP là một công ty kinh doanh tổng hợp.
Tính đến năm 1998 Công ty đã hoàn thành các kế hoạch đề ra kể từ khi thành
lập công ty. Với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua
được những khó khăn ban đầu, đồng thời đẩy mạnh kinh doanh qua việc tăng
doanh bán, tăng thu nhập cho đơn vị để qua đó đẩy mức tiền lương bình quân
lên cho các cán bộ công nhân viên, bảo toàn vốn, củng cố, xây dựng tạo lập nhà
xưởng, hệ thống cửa hàng, tăng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh.
Về công tác tiền lương, tiền thưởng Công ty xác định quỹ lương tính theo
tổng thu trừ tổng chi. Trong tổng chi thì mức chi phí tiền lương được tính cho
một đơn vị doanh thu của Công ty.
Chi phí tiền lương trên doanh thu phản ánh kết quả cuối cùng của sản xuất
kinh doanh bởi vì đó là mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm mà
dịch vụ đã thực hiện được giá trị của nó trên thị trường. Tức là khâu cuối cùng
trong sản xuất kinh doanh của Công ty đã được thực hiện.
Công ty muốn có mức tiền lương cao cần năng động tìm kiếm thị
trườngtiêu thụ, tìm kiếm nguồn hàng để nâng cao doanh thu, đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn.

Nhà nước quản lý quỹ lương của Công ty thông qua định mức chi phí tiền
lương, mặt khác nhà nước cũng kiểm soát các chi phí đầu vào và định giá sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Ở đây nhà nước kiểm soát nhiệm vụ mà Công
ty phải thực hiện, gắn tinh thần trách nhiệm của người lao động với hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với cách tính toán, xây dựng mức chi phí

×