Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Xây dựng giải pháp tối ưu hóa mạng ngoại vi VNPT TP.HCM đề xuất mô hình cho mạng ngoại vi của VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 61 trang )

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
VNPT TP. HỒ CHÍ MINH
  



BÁO CÁO ĐỀ TÀI



  
Mã số: 012-2013-TĐ-TDP-VT-02



Người thực hiện: Nguyễn Giang Đô
Bùi Duy Giao



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
1/ 60
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 5
CHƢƠNG I: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG MẠNG NGOẠI VI
TẠI VNPT TPHCM 6
1. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN 6


1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 6
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 9
2. HIỆN TRẠNG MẠNG NGOẠI VI TẠI VTTP HCM 10
2.1 Hiện trạng mạng nội đài MDF, ODF 10
2.2 Hiện trạng mạng hầm cống 11
2.3 Hiện trạng mạng cáp 13
CHƢƠNG II CÁC GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA MẠNG 16
1. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA ODF 16
1.1 Phƣơng pháp may đo 16
1.2 Phƣơng pháp tự làm đầu dây nhảy quang 16
1.3 Phƣơng pháp tạo mối nối trên máng cáp 17
2. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA GIẢM TRỤ TREO CÁP TRÊN TRỤ ĐIỆN LỰC
19
Bảng 2: Phân tích chi phí thuê trụ điện lực 20
3. GIẢI PHÁP THẢ CÁP LỚN THAY CHO CÁP NHỎ VÀ HOÁN CHUYỂN
CÁP PHỐI 20
4. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA ĐẤU CỨNG 24
4.1 Nguyên tắc thực hiện 24
4.2 Các bước thực hiện 24
4.3 Tính toán trên tuyến điển hình 24
2/ 60
5. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA DÙNG THIẾT BỊ INDOOR, FTTC THU HẸP
BÁN KÍNH PHỤC VỤ CỦA ĐÀI TRẠM 26
5.1 Phạm vi áp dụng 26
5.2 Phương pháp thực hiện 26
5.3 Áp dụng thực tế cho trạm Kỳ Hòa (KHO) 27
6. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA TRÊN NỀN HẠ TẦNG CÓ SẴN 28
CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢI PHÁP 33
1. HIỆU QUẢ VỀ MẶT CHẤT LƢỢNG MẠNG 33
1.1 Đối với các giải pháp tối ƣu hóa ODF 33

1.2 Đối với giải pháp giảm trụ treo cáp trên trụ điện lực 33
1.3 Đối với giải pháp thả cáp lớn thay cho cáp nhỏ và hoán chuyển cáp phối
34
1.4 Đối với giải pháp đấu cứng 34
1.5 Đối với giải pháp dùng thiết bị indoor, FTTC giảm bán kính phục vụ cho
đài/trạm 35
1.6 Đối với giải pháp tối ƣu hóa trên nền hạ tầng có sẵn 35
2. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KHAI THÁC QUẢN LÝ 35
2.1 Về mặt quản lý 35
2.2 Về mặt khai thác 35
3. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ 36
4. KẾT LUẬN 36
PHỤ LỤC 1 39
CÁC BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA MẠNG 39
PHỤ LỤC 2 40
TỐI ƢU HOÁ MẠNG NGOẠI VI 40
TUYẾN SƢ VẠN HẠNH, TRẠM KỲ HOÀ 40
PHỤ LỤC 3 57
SO SÁNH GIẢI PHÁP ĐẤU CỨNG VÀ ĐẤU MỀM ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC NGẦM HÓA MẠNG VIỄN THÔNG 57

3/ 60

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1
AON
Mạng cáp quang chủ động
Active Optical Network
2

BTBD
Bảo trì bảo dƣỡng
3
BTS
Trạm thu phát sóng
(Base Tranceiver Station)
4
EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(Vietnam Electricity)
5
FPT
Công ty Viễn thông FPT - Tập đoàn FPT
6
FTTH
Fiber to the Home
7
ITU
Liên minh Viễn thông Quốc tế
(International Telecommunication Union)
8
MAN-E
Metro Access Network - Ethernet
9
MDF
Khung phân phối chính
(Main Distribution Frame)
10
ODF
Khung phân phối quang

(Optical Distribution Frame)
11
ODN
Mạng phân phối quang
(Optical Distribution Network)
12
OLT
Thiết bị quang trung tâm
(Optical Line Termination)
13
ONT
Thiết bị đầu cuối mạng quang
(Optical Network Terminal)
14
PON
Mạng cáp quang thụ động
Passive Optical Network
15
PVC

16
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
17
SPT
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn
(Saigon Postel Corp)
18
SW L2
Switch Layer 2

19
TCN
Tiêu chuẩn Ngành
20
TTĐHVT
Trung trâm điều hành Viễn thông
21
Sở TTTT
Sở Thông tin Truyền thông
22
UBND
Ủy ban nhân dân
23
Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
24
VMS
Công ty thông tin di động Việt Nam
(Vietnam Mobile Telecom Services Company)
25
VNP
Công ty dịch vụ Viễn thông VinaPhone
26
VNPT
Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
(Viet Nam Post and Telecommunication Group)
27
VT
Viễn thông
4/ 60


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu đầu tƣ hạ tầng viễn thông các nƣớc theo thống kê của ITU (Trang 8)
Bảng 2: Phân tích chi phí thuê trụ điện lực (Trang 21)
Bảng 3: Bố trí bộ chia và mật độ tập điểm (Trang 27)
Biểu đồ 1: So sánh số lƣợng báo hƣ trạm KHO (Trang 29)
5/ 60

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Dây nhảy quang dƣ thừa tại dàn ODF (Trang 11)
Hình 2.2: Dây nhảy quang dƣ thừa làm khó thao tác thi công lắp đặt sửa chữa (Trang
12)
Hình 2.3: So sánh phƣơng pháp thả cáp trong pi giữa subduct truyền thống và
maxcell (Trang 13)
Hình 2.4: Một số tuyến cáp treo tại TP Hồ Chí Minh (Trang 14)
Hình 2.5: Cấu trúc mạng ODN 1 cấp trên nền công nghệ GPON (Trang 15)
Hình 2.6: Cấu trúc mạng ODN 2 cấp trên nền công nghệ GPON (Trang 15)
Hình 2.7: Trạm Trần Hƣng Đạo 1 sau khi thi công chuyển mạng và làm gọn (Trang
19)
Hình 2.8: Sơ đồ cáp trạm TDJ trƣớc khi chuyển mạng (Trang 23)
Hình 2.9: Sơ đồ cáp trạm TDJ sau khi chuyển mạng (Trang 24)

6/ 60

CHƢƠNG I:
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VÀ
HIỆN TRẠNG MẠNG NGOẠI VI TẠI VNPT TPHCM


1. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1 Tình hình trong nước
Sau thời kỳ đổi mới của Đất nƣớc, cách mạng về công nghệ số hóa, đặc biệt
về chuyển mạng từ tổng đài cơ sang kỹ thuật số đã tạo tiền đề phát triển mạnh về
công nghệ thông tin, ta có thể chia quá trình làm hai thời kỳ phát triển:
a. Thời kỳ độc quyền trên lĩnh vực Viễn thông - Công nghệ thông tin
- Mạng lƣới khá ổn định, số sợi phát triển rất nhanh. Những năm đầu thập
niên 90, việc phát triển điện thoại theo nhu cầu của từng khu vực, Đây là giai đoạn
phát triển rất mạnh mẽ, chỉ trong vòng 3 năm, hơn 30 đài trạm trong nội thành đƣợc
đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh.
- Số lƣợng cáp trên trụ vừa phải, nhƣng dây lẻ kéo xa, và rất nhiều, có những
khách hàng cách tập điểm kết cuối khoàng vài km. Thực chất trong giai đoạn này, chỉ
có 1 dịch vụ trên đôi cáp đồng truyền thống, chất lƣợng mạng không đòi hỏi nghiêm
ngặt, chủ yếu phục vụ khách hàng dùng dịch vụ thoại.
- Đại Hội Đảng lần thứ VI với phƣơng châm đổi mới, đã tạo tiền đề quan
trọng, ngành Bƣu Chính Viễn thông với việc dũng cảm đổi mới từ bao cấp sang cơ
chế: “Tự vay - Tự trả - Tự chịu trách nhiệm”, đã nhanh chóng tiếp cận công nghệ tiên
tiến trên thế giới và chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong nền kinh tế
đổi mới.
b. Thời kỳ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: đƣợc định hƣớng bằng 3
giai đoạn
7/ 60
- Giai đoạn 1991 – 2000: Với phƣơng châm “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại”,
Ngành Viễn thông đã số hóa 100% tổng đài, mạng ngoại vi. Giai đoạn này cũng có
những bƣớc đột phá đáng kể, đáp ứng quy hoạch, chuyển mạng, phân vùng ranh giới
giữa các đài trạm và tốc độ phát triển vƣợt bậc về nhu cầu sử dụng. Việc phát triển và
mở rộng mạng lƣới đến các vùng sâu, vùng xa, đã thúc đẩy kinh doanh ngày càng
hiệu quả.
- Giai đoạn 2001 – 2010: Với phƣơng châm: “Phát huy tối đa nội lực, tạo môi

trƣờng cạnh tranh sâu, rộng và hội nhập quốc tế”. Giai đoạn này có nhiều nhà mạng
cùng đƣợc phép kinh doanh dịch vụ viễn thông nhƣ SPT, Viettel, FPT,… Mạng lƣới
phát triển theo hình thức cung đáp ứng cầu, các cấu trúc mạng luôn thay đổi với mục
tiêu “Không nói không với khách hàng”, Mạng ngoại vi chạy theo thị trƣờng với
những khó khăn trong việc cạnh tranh. Mạng lƣới trở nên chồng chéo và phức tạp. Từ
năm 2006 với việc đƣa các tủ MSAN vào nhằm rút ngắn khoảng cách phục vụ và
năng động trong việc tạo năng lực mạng lƣới, cấu trúc mạng ngoại vi có những thay
đổi, phân chia nhỏ hơn nữa các vùng địa lý phục vụ nâng chất lƣợng đƣờng truyền.
Những năm cuối của giai đoạn này, với những định hƣớng rõ ràng hơn về mặt chi
phí, mạng lƣới trở nên ổn định. Mặt khác hiện tƣợng thuê bao rời các nhà mạng chạy
theo khuyến mãi đã tạo nên xu thế gỡ bỏ sau các đợt khuyến mãi. Mạng cáp quang
hình thành với các cấu trúc ODN theo hai công nghệ AON và GPON.
- Giai đoạn 2011 – 2020: với chiến lƣợc “Cất cánh” và những định hƣớng và
quan điểm của Bộ TTTT, trong đó “Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều
sâu, từ số lƣợng sang chất lƣợng, tăng cƣờng hiệu quả và năng suất” nhƣ là kim chỉ
nam cho việc phát triển, Mạng ngoại vi cũng phát triển theo định hƣớng trên, để đảm
bảo hiệu quả và chất lƣợng, việc cấu trúc mạng trở nên mối quan tâm sâu sắc và đòi
hỏi nhƣng cấu trúc, phƣơng pháp xây dựng mạng theo xu hƣớng tối ƣu.
1.1.2 Tình hình ngoài nước
- Cuộc cách mạng về công nghệ phần mềm tích hợp, đặc biệt trong việc đƣa các
ứng dụng, tiện ích trong sinh hoạt hàng ngày nhƣ quản lý hệ thống điều khiển điện
8/ 60
trong gia đình, hệ thống an ninh, hệ thống thông tin… đã đòi hỏi các đƣờng truyền
chất lƣợng cao, băng thông đủ lớn đề truyền tải lƣợng thông tin đa dạng và liên tục.
- Mạng cáp đồng vẫn đƣợc duy trì, nhƣng cải tạo nhằm thu hẹp bán kính phục vụ
từ các node mạng đến khách hàng, nhằm đảm bảo chất lƣợng. Bên cạnh đó, mạng cáp
quang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt tại các nƣớc phát triển hoặc các đô thị trọng
điểm về kinh tế chính trị.
- Tại các nƣớc có mật độ điện thoại cao và một mạng lƣới ổn định, đầu tƣ vào
mạng thuê bao chiếm tỉ lệ cao hơn so với các nƣớc kém phát triển. Mặc dù tỷ lệ đầu

tƣ khác nhau ở mỗi nƣớc, tuy nhiên theo thống kê của ITU, cơ cấu đầu tƣ ở các nƣớc
nhƣ sau

Cống
Cáp
Truyền dẫn
Chuyển mạch
Tổng
Mạng
truy nhập
40%
94%
60%
96%




33%
Tổng đài
nội hạt






100%
80%
43%

Truyền dẫn
đường dài
70%
4%
15%
2%
15%
18%


14%
Tổng đài
đường dài






100%
20%
4%
Truyền dẫn
quốc tế
60%
2%
20%
2%
20%
82%



6%
Bảng 1: Cơ cấu đầu tư hạ tầng viễn thông các nước theo thống kê của ITU
- Quá trình quy hoạch đƣợc các nƣớc tính toán phát triển theo chiến lƣợc 10 năm
với cáp gốc và 25 năm đối với các tuyến hầm cống.
- Cuối năm 2010 đến nay, việc suy thoái kinh tế toàn cầu, đã làm giảm mức độ
đầu tƣ nói chung cho tất cả các ngành kinh tế, trong đó Ngành Viễn thông Công nghệ
thông tin cũng bị cắt giảm chi phí đầu tƣ, qua đó xuất hiện các nƣớc cung cấp thiết bị,
công nghệ mới, với giá rẻ và phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của trình độ kỹ thuật,
nền kinh tế của nhiều nƣớc. Việc xuất hiện này nhƣ một đối trọng với các nƣớc có
9/ 60
truyền thống đi đầu trong lĩnh vực công nghệ nhƣ Mỹ, Pháp, Đức… Giúp việc cạnh
tranh, giảm giá thành và có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn, định hƣớng mạng,
thiết bị, công nghệ.
- Mạng thông tin di động cũng bùng phát, xuất phát từ sự tiện ích, đa dạng chủng
loại thiết bị cầm tay thông minh (Smart phone) và các đƣờng truyền 2G, 3G cũng
phần nào đáp ứng các nhu cầu của ngƣời sử dụng, đã làm mạng cố định suy thoái
dần.
- Tình hình kinh tế Thế giới từ đầu năm 2010 rơi vào suy thoái, các nƣớc G7 đã
thu hẹp đầu tƣ tại các nƣớc đang phát triển, các doanh nghiệp phá sản ngày càng
nhiều và dự báo chung của nền kinh tế thế giới chỉ hồi phục sau năm 2015.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trƣớc tình hình nhiều doanh nghiệp khai thác trên
mạng, dẫn đến sự chồng chéo, đan xen của mạng lƣới. Bên cạnh các nhà mạng có đầu
tƣ về chiều sâu cho cấu trúc, quy hoạch mạng, vẫn có những nhà mạng chạy theo
phát triển nóng, số lƣợng sợi cáp treo lên đến trên 30 sợi ở rất nhiều tuyến đƣờng.
Với mạng lƣới không đảm bảo an toàn cho ngƣời dân và gây mất mỹ quan đô thị,
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch chỉnh trang hệ thống cáp treo, với
mục đích đảm bảo an toàn cho khách bộ hành, các phƣơng tiên tham gia giao thông,

hạn chế tối đa sự cố kỹ thuật trong truyền tải điện và thông tin liên lạc trong Thành
phố.
- UBND Thành phố cũng lên kế hoạch cho giai đoạn 2012 – 2015, trong đó giao
cho Tổng Công ty Điện lực TP giữ vai trò kiểm tra, rà soát và xử lý cáp treo không
đúng qui định, áp dụng QCVN 33- 2011, trên một tuyến không quá 4 sợi, đồng thời
áp dụng triển khai thí điểm trên 21 tuyến đƣờng trong Thành phố ngay trong năm
2012;
- Tập đoàn EVN kiến nghị Chính phủ ban hành thu phí cho thuê treo cáp viễn
thông trên trụ, với giá rất cao. Chính sách thu tiền thuê trụ điện treo cáp cũng chính là
gánh nặng về chi phí đối với VNPT TPHCM, hàng năm phải trả cho Tổng Công ty
Điện lực TP HCM số tiền rất lớn. Năm 2011, số tiền phải trả thuê mƣớn trụ lên đến
10/ 60
gần 100 tỷ đồng, đồng thời quá trình triển khai đều phải xin phép cấp lệnh thi công
rất tốn thời gian;
- Về tình hình kinh tế, với nền kinh tế hội nhập, sự suy thoái của kinh tế thế giới
từ năm 2010, đã ảnh hƣởng đến Việt nam là điều tất yếu, Nhà nƣớc với chính sách
siết chặt chính sách tiền tệ, giảm đầu tƣ công nhằm chống lạm phát và suy thoái kinh
tế. Tập đoàn VNPT cũng đặt vấn đề tiết giảm chi phí, tập trung đầu tƣ các công trình
có chỉ số thu hồi vốn cao, không đầu tƣ dàn trải. Các chính sách không cho phép mua
sắm cáp đồng mới, tận dụng điều chuyển nguồn cáp từ các VNPT Tỉnh Thành… đã
cho thấy rõ việc vận dụng và khai thác mạng với các giải pháp tối ƣu đã trở nên bức
bách và cần thiết.
2. HIỆN TRẠNG MẠNG NGOẠI VI TẠI VTTP HCM
2.1 Hiện trạng mạng nội đài MDF, ODF
- Trên các dàn MDF đƣợc thiết kế với dung lƣợng dƣ trù phát triển trong 5 đến
10 năm; Tuy nhiên, với tốc độ phát triển rất nhanh, các không gian của một số nhà
trạm không đáp ứng về mặt dung lƣợng, một số giải pháp tạm thời nhƣ dựng các dàn
MDF một mặt, hay MDF nằm ngoài các phòng truyền dẫn.
- Đối với ODF, việc phát triển dịch vụ FiberVNN, FTTx từ những năm 2008 và
2009, trong khi chƣa có một mạng ODN chính quy đã tạo nên sự quá độ, tạm thời ở

các đài trạm, dây nhảy quang với các chiều dài theo chuẩn mực của nhà sản xuất, làm
những phần dây thừa, đi theo các thang cáp hiện hữu của các phòng đài, gây mất mỹ
quan và không đảm bảo an toàn, chất lƣợng khi cung cấp dịch vụ.
11/ 60

Hình 2.1: Dây nhảy quang dư thừa tại dàn ODF
- Các ODF đƣa vào sử dụng theo nhiều giai đoạn đầu tƣ, thiếu tính đồng bộ về
chủng loại, các ODF thƣờng dùng là loại treo tƣờng và loại gắn trên rack 19. Các
Adaptor đa dạng vể chủng loại nhƣ FC, SC/UPC, SC/APC, LC…
- Vị trí lắp đặt ODF chƣa phù hợp và tối ƣu đối với khu vực lắp đặt thiết bị nhƣ
(OLT, SW L2…)
- Với kế hoạch BTBD làm sạch gọn ODF, chuyển mạng vào các ODF tập
trung… đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan, nhƣng chi phí rất lớn, mà rất mất nhiều
công lao động, với tiến độ thực hiện chậm.
2.2 Hiện trạng mạng hầm cống
Sự phát triển hạ tầng hầm cống viễn thông gắn liền với lịch sử phát triển của
Thành phố, mạng hầm cống hiện có 3 cấu trúc cùng tồn tại là:
12/ 60

Hình 2.2: Dây nhảy quang dư thừa làm khó thao tác thi công lắp đặt sửa chữa
- Hầm cống Pháp: Các tuyến hầm Pháp có cấu trúc chắc chắn, tuy nhiên, hành
lang tuyến hiện nay bị xâm phạm nghiêm trọng, có những tuyến hiện đang nằm trong
lòng nhà dân (tuyến Thuận Kiều), một số tuyến khác nằm sát với vách nhà. Những
năm gần đây, một số hầm đang có dấu hiệu xuống cấp phải lấp tạm nhằm đảm bảo an
toàn. Các tuyến pi cũng bị hƣ hại, xâm phạm hành lang…
- Hầm cống Mỹ: Phát triển trong chiến tranh, các chất liệu của Pi cáp làm bằng
giấy ép, với thời gian và thời tiết khắc nghiệt, nên các pi bắt đầu mục rữa, gây khó
khăn trong việc thả cáp phát triển, hoặc thu hồi tái cấu trúc mạng.
- Hầm tiêu chuẩn (Hầm TeleNZ): Cấu trúc chắc chắn, đƣợc xây dựng và phát
triển trong thời kỳ đổi mới, các pi bằng nhựa PVC chắc chắn và bền với thời gian, tuy

nhiên cũng nhƣ các dàn phối tuyến, việc dự báo trong thiết kế ngắn hạn đã không đáp
ứng nhu cầu phát triển dịch vụ.
13/ 60
Giải pháp Maxcell ra đời một phần nhằm giải quyết bài toán về hiệu suất sử dụng
của pi cáp, với cách dùng subduct thông thƣờng, một pi 110, chỉ thả đƣợc 3 sợi cáp
quang, tuy nhiên khi dùng Maxcell, ta có thể khai thác lên đến 12 sợi.

Hình 2.3: So sánh phương pháp thả cáp trong pi
giữa subduct truyền thống (trái) và maxcell
Tuy nhiên, đối với các khu vực dân cƣ phát triển đột biến, lƣợng cáp đồng cần thả
với dung lƣợng lớn, thì việc treo cáp trên trụ là không thể tránh khỏi.
2.3 Hiện trạng mạng cáp
2.3.1 Mạng cáp đồng
- Việc treo cáp chồng chéo giữa các tủ cáp, tăng cƣờng phối với cáp dung lƣợng
nhỏ, thả cáp liên tủ… nhằm đảm bảo năng lực mạng phục vụ sản xuất kinh doanh đã
tạo nên một mạng lƣới dày đặc cáp treo, sự chồng lấn mạng đã làm hiệu suất khai
thác kém.
- Các công trình mạng chính quy kéo dài thời gian từ thiết kế đến thi công, gây
khó khăn về tính khả thi của dự án, đồng thời thiếu hụt về mặt dung lƣợng trong quá
trình chuyển mạng quay đầu cáp phối về đúng ranh giới phục vụ của các tủ cáp đồng.
- Một số tuyến, mạng hầm cống chƣa có hoặc đã sử dụng hết, nên chủ yếu cáp
gốc và phối đều treo trên trụ, có những tuyến cáp treo lên đến hơn 30 sợi.
14/ 60


Hình 2.4: Một số tuyến cáp treo tại TP Hồ Chí Minh
2.3.2 Mạng cáp quang
- Hình thành từ năm 2008, với dự án phục vụ BTS VNP, VMS với dung lƣợng
96FO tạo ring vật lý. Giai đoạn đầu nhằm đáp ứng ngay nhu cầu của thị trƣờng, mạng
FTTx thƣờng phải xuất phát từ các mối nối, hoặc từ các vỏ tập điểm cáp đồng đƣợc

gắn các khay hàn bên trong, với cấu trúc quá độ, nhằm chờ mạng chính quy, đƣợc
chuẩn hóa về thiết bị, phê duyệt về cấu trúc nhằm tạo một mạng lƣới mang tính bền
vững và chất lƣợng;
- Năm 2009, dự án mạng cáp quang quá độ hình thành, với các tuyến cáp 96FO,
thả từ đài trạm, bố trí các tập điểm 12FO nhằm tăng cƣờng năng lực mạng lƣới đảm
15/ 60
bảo tính cạnh tranh với các nhà mạng khai thác đƣờng truyền trên nền sợi quang.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn VNPT ban hành cấu trúc mạng ODN với hai công nghệ
AON và PON.

Hình 2.5: Cấu trúc mạng ODN 1 cấp trên nền công nghệ GPON


Hình 2.6: Cấu trúc mạng ODN 2 cấp trên nền công nghệ GPON

- Năm 2010 chƣơng trình phát triển mạng FTTx của VTTP đƣợc triển khai trên
toàn mạng lƣới, theo hƣớng dẫn của Tập đoàn, dự báo nhu cầu dựa trên khách hàng
MegaVNN với gói cƣớc 2 Mbps, hoặc khách hàng có doanh thu trên 1 triệu đồng/
tháng không có khả năng đáp ứng đƣợc chuyển từ mạng quá độ vào mạng chính quy.
Từ hiện trạng phân tích nhƣ trên, việc triển khai tối ƣu hóa trở nên bức bách, đòi
hỏi sự thống nhất về phƣơng pháp, giải pháp thực hiện và có những thay đổi phù hợp
nhằm đáp ứng nhanh về tiến độ, đảm bảo cấu trúc mạng lƣới đúng theo quy định của
Nhà nƣớc và tạo năng lực cạnh tranh hiệu quả trong khai thác.
16/ 60
CHƢƠNG II
CÁC GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA MẠNG

1. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA ODF
Từ thực trạng đang tồn tại mạng lƣới quá độ và chính quy song song, việc chuyển
mạng từ các module 96 rack 19” vào khung rack tập trung rất tốn chi phí, trong khi

mạng ODN chƣa chuyển mạng và cải tạo thành cấu trúc chính quy, mặt khác tình
hình vốn đầu tƣ hoặc chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, hiệu quả sử
dụng của từng đồng vốn phải đƣợc tính toán rất kỹ lƣỡng. Do đó việc tận dụng các
ODF rack 19” để cải tạo lại thành tủ rack trong thời gian sắp tới là cần thiết.
Đối với dây nhảy quang, đƣợc xem là nguyên nhân chính làm mất mỹ quan và
thiếu an toàn, nguy cơ tăng suy hao giảm chất lƣợng đƣờng truyền tại ODF, có 3
phƣơng pháp để khắc phục vấn đề này:
1.1 Phƣơng pháp may đo
Các nhà sản xuất dây nhảy hiện nay, trong và ngoài nƣớc hiện nay sản xuất dây
nhảy với chiều dài theo bội số của 5 (5m, 10m, 15m, 20m…). Do đó, phần dây thừa
cuốn trên các trục hay cuộn tròn để trên máng làm rối và dƣ thừa. Phƣơng pháp may
đo, có thể lựa chọn các nhà sản xuất trong nƣớc, đơn vị quản lý và khai thác đo trƣớc
chiều dài từ tủ rack chứa switch hoặc thiết bị đến các ODF, đặt hàng theo từng đợt
nhu cầu (tính theo tuần) tránh để tồn dƣ trong kho của đơn vị (đã thử nghiệm tại trạm
LQD), chiều dài dây nhảy phù hợp đã giúp ngƣời khai thác đi dây vừa đủ trên máng.
Ưu điểm: Chiều dài dây vừa đủ, làm giảm nguy cơ suy hao do các vòng quấn dây,
sạch gọn mạng nội đài, dễ dàng khai thác và quản lý.
Khuyết điểm: Cần khảo sát và đƣa ra nhiều kích thƣớc dây nhảy quang khác
nhau; phụ thuộc vào nhà cung cấp.
1.2 Phƣơng pháp tự làm đầu dây nhảy quang
Đối với dây nhảy hiện hữu, nếu đầu tƣ mới cho các quá trình chuyển mạng,
BTBD sẽ tốn kém một số lƣợng lớn, tuy nhiên để tận dụng lại các dây nhảy hiện hữu,
17/ 60
trang bị các thiết bị làm đầu dây nhảy. Với máy hàn có sẵn tại đơn vị, trang bị thêm
các bộ kẹp Fiber Holder để làm các đầu connector phù hợp, hoặc chọn lựa giải pháp
Fastconnect. Việc thực hiện đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Dùng sợi dây nhảy có chiều dài không phù hợp (dài hơn so với thực
tế), đo chính xác khoảng cách cần dùng;
- Bƣớc 2: Chọn lựa đầu connector phù hợp (FC, LC, SC-APC/ UPC), dùng
fastconnect để làm đầu dây còn lại;

- Bƣớc 3: Thay thế dây đang dùng bằng dây mới, tiếp tục dùng dây thu hồi
quay lại bƣớc 1.
Ưu điểm: Dây nhảy quang đƣợc đi gọn đẹp tại dàn ODF, tận dụng đƣợc các sợi
dây nhảy dài, chỉ fastconnect tại 1 đầu dây nhảy.
Khuyết điểm: Sẽ tốn chi phí cho mỗi đầu fastconnector, độ suy hao còn phụ thuộc
vào tay nghề công nhân.
1.3 Phƣơng pháp tạo mối nối trên máng cáp
Phƣơng pháp này sử dụng lại từ những dây nhảy cũ có kích thƣớc không còn phù
hợp, sử dụng ống nhựa co nhiệt để cố định và bảo vệ mối nối, các bƣớc thực hiện nhƣ
sau:
- Bƣớc 1: Sử dụng lại dây nhảy quang cũ có chiều dài không phù hợp, sau đó
đo lại khoảng cách cần dùng, vị trí mối nối nằm trên đoạn máng cáp thẳng
- Bƣớc 2: Luồn ống nhựa co nhiệt bảo vệ vào một bên dây nhảy quang, thi
công hàn nối sợi quang nhƣ thông thƣờng
- Bƣớc 3: Dùng tay nối sợi chịu lực của dây nhảy quang sao cho vừa ngắn
hơn khoảng 01 cm so với chiều dài sợi quang tại mối nối. Cách này giúp
cho sợi quang tại vị trí mối hàn không bị tác động bởi lực kéo khi thi công.
- Bƣớc 4: Luồn lại ống nhựa bảo vệ vào vị trí hàn của sợi quang sao cho ống
nhựa phủ đƣợc lên 2 đầu của dây nhảy quang một đoạn ít nhất 01 cm, sau
đó tiến hành co nhiệt ống nhựa.
18/ 60
Nhƣ vậy với phƣơng pháp này, mối nối sẽ đƣợc bảo vệ bởi hai lớp: lớp co nhiệt
bảo vệ mối nối, sợi chịu lực của dây nhảy quang giúp bảo đảm lực căng; ống nhựa
mềm vừa bảo vệ sợi quang vừa hỗ trợ lực căng.
Phƣơng pháp này đã đáp ứng yêu cầu triển khai thi công (đã thử nghiệm, với kết
quả suy hao tăng không quá 0.1 dB cho mỗi sợi dây nhảy quang). Công ty đã có các
văn bản xin ý kiến chính thức TTĐHVT và Phòng VT trƣớc khi triển khai thử
nghiệm.

Hình 2.7: Trạm Trần Hưng Đạo 1 sau khi thi công chuyển mạng và làm gọn

Ưu điểm: Phƣơng pháp này tiết kiệm rất lớn, chỉ bằng 1/15 giá trị dây mới và
1/12 giá trị làm đầu connector; mang lại sự chủ động thực hiện, giảm chi phí hiệu quả
mà vẫn đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.
Khuyết điểm: Để có đƣợc sợi nhảy quang có mối nối chịu lực tốt cần phải thi
công cẩn thận nên sẽ phụ thuộc vào tay nghề công nhân khi thi công.
19/ 60

2. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA GIẢM TRỤ TREO CÁP TRÊN TRỤ ĐIỆN LỰC
Việc thuê trụ điện hàng năm VTTP HCM phải trả một số tiền rất lớn, gần 100 tỷ
đồng cho Tổng Công ty Điện lực TP;
Các tuyến cáp phục vụ phát triển mạng trong quá trình thực hiện chỉ tiêu sản
lƣợng đã gây ra những tuyến kém hiệu quả về mặt kinh tế, nhằm thực hiện chỉ đạo
của Giám đốc về việc kinh doanh hiệu quả, bài toán chi phí đƣợc đặt ra trong quá
trình tối ƣu hóa mạng;
Phạm vi áp dụng: Tính toán chủ yếu cho khu vực ngoại thành, đặc biệt các tuyến
đi vào khu vực kinh tế mới, khu vực tiếp giáp với các Tỉnh Bình Dƣơng, Long An,
Tây Ninh…
Phƣơng pháp thực hiện: Xác định các tuyến đơn lẻ, không có cáp quang cho liên
đài trạm, FTTC, FTTB hoặc FTTH, mà doanh thu kém xa so với chi phí. Mặt khác,
hệ số phát triển kém, thuê bao có chiều hƣớng giảm, vận động khách hàng sử dụng
Gphone, và modem USB 3G nhằm giảm các chi phí thuê trụ, chi phí BTBD, tận dụng
đƣợc các nguồn cáp sau khi thu hồi…
Đối với các trạm BTS của VNP và VMS, các tuyến thu hồi hiện phải đi theo
hƣớng khác rất xa, một số tuyến tại vùng giáp các tỉnh khác, hiện đang phát sinh
thêm việc thuê trụ để đi cáp backup, đề xuất hƣớng dự phòng sử dụng dây dropfiber
(dây lẻ quang hiện không tính tiền treo trên trụ điện).
Tuyến tính toán điển hình:
Phân tích tuyến cáp phối từ tủ CCHT01/ 1-100, 101-150 và 151-200 theo tuyến
Tỉnh lộ 8 – kênh 9 xã Tân An Hội:
- Dung lƣợng cáp 200x2;

- Số khách hàng sử dụng: 48 thuê bao (16 thuê bao MegaVNN);
- Tổng chiều dài tuyến: 3,3 km
- Tổng số trụ (từ 10.5m đến 12.5m): 92 trụ
20/ 60
Ta có bảng phân tích chi phí nhƣ sau:

Doanh thu
Hệ số
k
Chi phí

thuê bao
sử dụng
cả tuyến
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Bình quân
2.826.047
2.630.551
3.312.767
2.923.121

-

92 * 48.869
= 4.495.948
(chƣa VAT)

Bảng 2: Phân tích chi phí thuê trụ điện lực

3. GIẢI PHÁP THẢ CÁP LỚN THAY CHO CÁP NHỎ VÀ HOÁN CHUYỂN
CÁP PHỐI
- Phạm vi áp dụng: Đối với các tuyến tƣơng đối đơn giản, số lƣợng cáp chủ yếu
là cáp phối, phát triển qua nhiều giai đoạn, nhiều sợi dung lƣợng nhỏ hơn 100x2;
hoặc các tuyến phối chồng chéo, không đủ khả năng chuyển mạng.
- Phương pháp:
Bƣớc 1: Xác định ranh giới phục vụ của tủ cáp,
Bƣớc 2: Thu thập số liệu khách hàng với ba thông tin chính:
 Địa chỉ nhà;
 Màu cáp đang sử dụng;
 Dịch vụ đang đƣợc cung cấp.
Bƣớc 3: Tính toán dung lƣợng cáp phù hợp, khả năng hoán chuyển và đấu
nối chuyển mạng
Bƣớc 4: Thả cáp dung lƣợng lớn thay cho cáp nhỏ, ra tập điểm theo vùng
phục vụ và nhu cầu thực trong khu vực. Chuyển mạng quay đầu cáp phối và
thu hồi cáp lấn ranh.
- Tuyến tính toán điển hình:
21/ 60
 Chọn tuyến Trần Đình Xu (đoạn từ Trần Hƣng Đạo đến Bến Chƣơng
Dƣơng);
 Hiện trạng trên tuyến bao gồm hai tủ cáp: TDJ0722 và TDJ1445;
 Toàn tuyến bao gồm 9 sợi cáp dung lƣợng từ 10 đến 400x2;
 Xác định ranh giới tủ, thả cáp lớn thay cho cáp dung lƣợng nhỏ hơn,
chuyển mạng hoán chuyển cáp, thu hồi các đoạn cáp không còn sử dụng;
 Sau quá trình triển khai, các tuyến trên chỉ còn lại 3 sợi, sợi còn lại dành
cho tuyến cáp quang phục vụ FTTH và BTS VNP, VMS;
 Chi phí thực hiện đƣợc tính toán chi tiết trong phụ lục 1.
- Phạm vi áp dụng: Đối với các tuyến tƣơng đối đơn giản, số lƣợng cáp chủ yếu
là cáp phối, phát triển qua nhiều giai đoạn, nhiều sợi dung lƣợng nhỏ hơn
100x2; hoặc các tuyến phối chồng chéo, không đủ khả năng chuyển mạng.

- Phương pháp: Xác định ranh giới phục vụ của tủ cáp, thả cáp dung lƣợng lớn
thay cho cáp nhỏ, ra tập điểm theo vùng phục vụ và nhu cầu thực trong khu
vực. Chuyển mạng quay đầu cáp phối và thu hồi cáp lấn ranh.
- Tuyến tính toán điển hình:
 Chọn tuyến Trần Đình Xu (đoạn từ Trần Hƣng Đạo đến Bến Chƣơng
Dƣơng);
 Hiện trạng trên tuyến bào gồm hai tủ cáp: TDJ0722 và TDJ1445
 Toàn tuyến bao gồm 9 sợi cáp dung lƣợng từ 10 đến 400x2;
 Xác định ranh giới tủ, thả cáp lớn thay cho cáp dung lƣợng nhỏ hơn,
chuyển mạng hoán chuyển cáp, thu hồi các đoạn cáp không còn sử dụng.
22/ 60

Hình 2.8: Sơ đồ cáp trạm TDJ trước khi chuyển mạng
23/ 60

Hình 2.9: Sơ đồ cáp trạm TDJ sau khi chuyển mạng
24/ 60

4. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA ĐẤU CỨNG
Thực trạng tại các khu vực trung tâm Thành phố, nhu cầu sử dụng thoại và ADSL
đa số đã bão hòa. Ngoài việc rút ngắn khoảng cách truyền dẫn, nâng cao chất lƣợng
đƣờng truyền, giảm các điểm đấu nối và phần tử mạng cần quản lý, nâng cao chất
lƣợng mạng lƣới. Đồng thời giảm nguồn lực bảo trì bảo dƣỡng tủ cáp, giải pháp đấu
cứng mạng cáp đồng giúp giải quyết các yêu cầu trên.
4.1 Nguyên tắc thực hiện
- Phƣơng án cải tạo phải đáp ứng nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi do Tập
đoàn VNPT và VTTP HCM ban hành;
- Kết hợp trong công tác cải tạo và tối ƣu hóa mạng, với cấu trúc mạng cứng
không qua cấp tủ cáp (không đấu cross-connect), với tỉ lệ gốc phối là 1:1;
- Áp dụng giải pháp thích hợp cho các tuyến cải tạo mạng, các khu dân cƣ đƣợc

quy hoạch hiện đại và ổn định, khu trung tâm Thành phố, khu vực ngầm hóa, khu
vực Cao ốc văn phòng mà VNPT hợp tác đầu tƣ. Đặc biệt áp dụng đấu cứng mạng
FTTx trên các tuyến ngầm hóa theo chủ trƣơng của UBND TP.
4.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Khảo sát dự báo nhu cầu, hiện trạng mạng lƣới (Hiện trạng dịch vụ
khu vực, hiện trạng cáp gốc, cáp phối);
- Bước 2: Khoanh vùng phục vụ của tâp điểm trên sơ đồ hiện trạng;
- Bước 3: Thực hiện tính toán cáp thẳng từ đài trạm đến các tập điểm, dựa trên
dự báo nhu cầu, tính toán hệ số k dự phòng phù hợp nhằm đáp ứng cho các biến
động nhỏ (2% < k < 5%).
4.3 Tính toán trên tuyến điển hình
Chọn tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo từ Huỳnh Mẫn Đạt đến Trần Bình Trọng, có
chiều dài khoảng 543 mét.
- Bước 1: Khảo sát nhu cầu và hiện trạng mạng: Theo mẫu khảo sát 1

×