Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

báo cáo thực tập ngành du lịch chuyến đi thực tế miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 118 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Đất nước Việt Nam với biết bao danh lam thắng cảnh kì vĩ phân bố
dọc theo chiều dài đất nước là điều kì thú mà biết bao người muốn khám
phá.Trong số những vùng đất đó chúng ta không thể không nhắc đến dải
đất miền Trung gắn liền với con đường di sản: Quảng Bình – Huế - Quảng
Nam.
Chuyến đi thực tế miền Trung của sinh viên K50 Du lịch – Trường
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là một chuyến đi rất bổ ích. Qua đó, sinh
viên đã học hỏi, tiếp thu và bồi dưỡng được nhiều kiến thức chuyên môn
thực tế đồng thời đã có một chuyến du lịch vui vẻ cùng tập thể lớp và các
thầy cô. Những kiến thức ấy được nhóm chúng em đề cập đến trong bài
báo cáo này kết hợp với những tài liệu tự nghiên cứu.
Qua chuyến đi thực tế vừa rồi chúng em xin được chân thành cám ơn
Ban chủ nhiệm Khoa Du lịch học – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô giáo chủ
nhiệm lớp K50 du lịch và các thầy cô đi cùng đã dẫn dắt, chỉ bảo cho chúng
em trong suốt hành trình vừa qua.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Lịch trình và giá tour
1.1 Khái quát lộ trình chuyến đi
Thêu Ren
Hà Nội Làng nghề Đường 1 Đồng Văn
Mây đan
Phủ Lý Ninh Bình Bỉm Sơn TP Thanh Hoá

Nhà thờ Đá
- Bánh cuốn – Kim sơn - xi măng - Đền Bà Triệu (Nga Sơn)
chả nướng (ăn sáng) Cầu ngói Nhật Bản
- Ngũ động Thi Sơn - Tam cốc bích động - Đền Sòng - Bãi biển Sầm Sơn


- Chùa Bà Đanh - Cúc Phương (Thờ Mẫu Liễu) - Nem chua
- Đèo Tam Điệp

Diễn Châu TP Vinh Bãi biển Xuân Thành
- Ngã ba quán hành “ Phượng hoàng trung đô” - Nhà tưởng niệm
quán bánh khắc trên núi đá Nguyễn Du
- Quảng trường ( Quang Trung phong cho TP Vinh)
Hồ Chí Minh
Thị trấn Hồng Lĩnh Thị xã Hà Tĩnh Đèo Ngang Bãi đá Nhảy
- Đền ông Hoàng Mười - đặc sản chim bồ câu - Quảng Bình quan (đá lô nhô chân
- Ngã ba Đồng Lộc đèo Lý Hoàng )
TP Đồng Hới Phong Nha Nghĩa trang Đông Hà
liệt sỹ Trường Sơn Quảng Trị
- Nhà máy bia Hà Nội - Sông son - Cầu treo bến tắt - Thành cổ
- Thượng nguồn sông Bến Hải - Nhà thờ
- Ông Đồng Sỹ Nguyên Lang Bang
- Binh đòan 559

Huế Đèo Hải Vân TP Đà Nẵng Quảng Nam
- Phá Tam Giang - Hầm đèo 6km - Ngũ Hành Sơn - Thánh địa Mỹ Sơn
- Đại nội - Biển Lăng Cô - Bảo tàng Chăm ( cách ĐN 70km)
- Chùa Thiên Mụ – Làng đúc đồng – Kinh đô Trà Kiệu
- Lăng Tự Đức, Khải Định - Phố cổ Hội An
- Sân bay Phú Bài
2
Pháp Vân, Cầu Giẽ
Cầu Hàm Rồng
Ngã ba Voi Cầu Bên Thuỷ lối rẽ tay trái
Đường Hồ Chí Minh Đường 9
Website: Email : Tel : 0918.775.368

1.2 Lịch trình cụ thể của đoàn.
Ngày Giờ Nội dung chương trình Địa điểm ăn, ở
Ngày1: Hà
Nội – Vinh
– Đồng Hới
5h35 Xuất phát tại cổng trường
ĐHKHXH&NV( 336 Nguyễn
Trãi – Hà Nội)
6h40 Nghỉ ăn sáng tại Phủ Lý (Hà
Nam)
7h00 Lên xe đi tiếp đến Vinh
12h25 Đến Vinh
12h30 Ăn trưa tại Vinh Nhà hàng Minh
Hồng (3 Phan Bội
Châu/118 Trường
Chinh, TP Vinh)
13h20 Lên xe đi tiếp tới Đồng Hới
16h10 Đến Đèo Ngang, dừng chân tại
đỉnh Đèo Ngang
16h30 Lên xe đi tiếp đến Đồng Hới
17h30 Dừng chân tại Bãi Đá Nhảy
17h45 Lên xe đi tiếp đến Đồng Hới
18h20 Đến Đồng Hới, nhận phòng
khách sạn
Khách sạn Hữu
Nghị (22 Quách
Xuân Kỳ, Đồng
19h00 Ăn tối tại khách sạn
Ngày2:
Đồng Hới –

Phong Nha-
Kẻ Bàng –
Nghĩa trang
liệt sĩ
Trường Sơn
– Huế
6h15 Trả phòng
6h30 Ăn sáng tại khách sạn Khách sạn Hữu
Nghị (22 Quách
Xuân Kỳ, Đồng
Hới, Quảng Bình)
7h00 Lên xe đến Phong Nha – Kẻ
Bàng
8h10 Đến Phong Nha
8h30 Xếp đò và đi vào hang
9h15 Đến cửa hang Phong Nha – Kẻ
Bàng
11h00 Ra cửa hang
12h00 Ăn trưa Nhà hàng Phong
Nha Quán (Sơn
Trạch, Bố trạch,
Quảng Bình)
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
13h00 Lên xe đi tiếp đến Nghĩa trang
liệt sĩ Trường Sơn
15h00 Đến Nghĩa trang LSTS
16h00 Lên xê đi tiếp đến Huế
18h45 Đến Huế, nhận phòng khách
sạn

Khách sạn Công
Đoàn Sông
Hương ( 70
19h30 Ăn tối tại khách sạn
Ngày3:
Cố đô Huế
6h30 Ăn sáng tự túc
7h45 Đi thăm Đại Nội
10h45 Lên xe đến chùa Thiên Mụ
11h00 Thăm chùa Thiên Mụ
12h00 Ăn trưa tự túc
13h40 Lên xe đến Lăng Tự Đức, khảo
sát thực tế tại lăng Tự Đức
15h40 Lên xe đi tiếp đến lăng Khải
Định
16h00 Khảo sát thực tế tại lăng Khỉa
Định
16h35 Lên xe về khách sạn Khách sạn Công
Đoàn Sông
Hương ( 70
Nguyễn Sinh
Cung, TP Huế)
17h5 Về đến khách sạn
17h45 Ăn tối tại khách sạn
19h00 Lên thuyền đi nghe ca Huế trên
sông Hương
20h30 Về khách sạn
Ngày4:
Huế - Hội
An – Ngũ

Hánh Sơn –
Đà Nẵng
6h30 Trả phòng,ăn sáng tự túc
6h40 Lên xe đi tới Hội An
8h45 Dừng chân tại đèo Hải Vân
9h10 Lên xê đi tiếp tới Hội An
10h5 Đến và đi khảo sát thực tế Hội
An
12h20 Ăn trưa tự túc
14h00 Lên xe đi tới Ngũ Hành Sơn
14h50 Thăm Ngũ Hành Sơn
17h00 Lên xe về Đà Nẵng
17h40 Đến Đà Nẵng, nhận phòng
khách sạn
Khách sạn Thanh
Long (130 Điện
Biên Phủ, Thanh
18h30 Ăn tối tại khách sạn
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngày5:
Đà Nẵng –
Mỹ Sơn –
Huế
6h30 Trả phòng và ăn sáng tại khách
sạn
Khách sạn Thanh
Long (130 Điện
Biên Phủ, Thanh
Khê, Đà Nẵng)

7h15 Lên xe đi tới Mỹ Sơn
8h30 Khảo sát thực tế Mỹ Sơn
11h30 Nghỉ và ăn trưa tự túc
12h35 Lên xe đi tới Bảo tàng Chăm
13h00 Đến và thăm bảo tàng Chăm
14h30 Lên xe về Huế
15h40 Dừng chân nghỉ tại bãi biển
Lăng Cô
16h35 Lên xe đi tiếp về Huế
18h10 Đến Huế, nhận phòng khách
sạn
Khách sạn Kinh
Đô (01 Nguyễn
Thái Học, TP
19h00 Ăn tối tại khách sạn
Ngày6:
TP Huế
- Tham quan, vui chơi tự do và
ăn tự túc cả ngày.
- Chương trình nghỉ tắm
khoáng được tổ chức cho sinh
viên( không bắt buộc) như sau:
7h30 Lên xe đi tới suối khoáng
Thanh Tân (Huế)
8h30 Đến Thanh tân, tắm khoáng
11h00 Lên xe về khách sạn Khách sạn Kinh
Đô (01 Nguyễn
12h00 Về đến khách sạn
Ngày7:
Huế -

Quảng Trị -
Cửa Lò
6h30 Ăn sáng tự túc và trả phòng
khách sạn
7h10 Lên xe đi tới Thành cổ Quảng
Trị
8h30 Đến thăm Thành cổ Quảng Trị
9h45 Lên xe về Đồng Hới
10h35 Dừng chân thăm quan 5ong
Bến Hải – Cầu Hiền Lương
10h45 Lên xe đi tiếp tới Đồng Hới
12h05 Đến Đồng Hới, ăn trưa tại
khách sạn Hữu Nghị
Khách sạn Hữu
Nghị(22 Quách
Xuân Kỳ, Đồng
Hới, Quảng Bình)
13h00 Lên xe về Cửa Lò
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
17h55 Đến Cửa Lò, nhận phòng khách
sạn
Khách sạn Hòn
Ngư (84 Bình
Minh, TP Vinh,
Nghệ An)
18h45 Ăn tối tại khách sạn
20h00 Giao lưu văn nghệ giữa hai lớp
K50 và K49 TC tại khách sạn
Ngày8:

Cửa Lò –
Sáng Tham quan tự do
11h00 Trả phòng và ăn trưa tại khách
sạn
Khách sạn Hòn
Ngư (84 Bình
Minh, TP Vinh,
Nghệ An)
12h10 Lên xe về Hà Nội
15h30 Dừng chân tại Thanh Hóa mua
nem chua
15h50 Lên xe đi tiếp về Hà Nội
20h00 Về đến cổng trường
ĐHKHXH&NV. Kết thúc
chuyến đi thực tế.
1.3 Bảng kiểm kê cây số
Stt Từ Đến Khoảng cách( km)
1 Hà Nội Hà Nam( Phủ Lý) 60
2 Hà Nam Ninh Bình 35
3 Ninh Bình Thanh Hoá 60
4. Thanh Hóa Nghệ An 100
Vinh Cửa Lò 16
5 Nghệ An Quảng Bình 200
Hồng Lĩnh Quảng Bình 150
Đồng Hới Phong Nha – Kẻ Bàng 50
Đồng Hới Bãi biển Nhật Lệ 2
6 Quảng Bình Quảng Trị 110
Đông Hà
(Quảng Trị)
Nghĩa trang liệt sĩ Trướng Sơn 25

Đông Hà Địa đạo Vịnh Mốc 20
Đông Hà Thành cổ Quảng Trị
7 Quảng Trị Thừa Thiên Huế 65
Huế Chùa Thiên Mụ 7
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Huế Lăng Tự Đức 8
Huế Lăng Khải Định 10
8 Thừa Thiên
Huế
Đà Nẵng 95
Trung tâm Tp
Đà Nẵng
Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc
Chăm
0,5
Đà Nẵng Ngũ Hành Sơn 8
9 Đà Nẵng Quảng Nam 30
Đà Nẵng Phố cổ Hội An 30
Đà Nẵng
Trà Kiệu
Phố cổ Hội An
Thánh Địa Mỹ Sơn
Thánh Địa Mỹ Sơn
Thánh Địa Mỹ Sơn
70
20
40
1.4 Giá tour của đoàn( 90 sinh viên)


1.4.1 Chi phí cụ thể
• Giá vé thắng cảnh:
- Động ướt Phong Nha – Kẻ Bàng: 30.000đ/người
- Đại Nội: 35.000đ/người
- Lăng Tự Đức: 30.000đ/người
- Lăng Khải Định: 30.000đ/người
- Phố cổ Hội An: 30.000đ/người
- Non nước Ngũ Hành Sơn: 5.000đ/người
- Thánh địa Mỹ Sơn: 30.000đ/ người
- Bảo tàng Chăm: 5.000đ/người
• Phương tiện tham quan:
- Tàu ra động ướt Phong Nha – Kẻ Bàng:
150.000đ/14người/1tàu (thuê 7 tàu)
- Thuyền nghe ca Huế trên sông Hương:
600.000đ/1người/1tàu (thuê 5 tàu)
• Xe ôtô: 23.200.000đ/1xe (thuê 2 xe)
• Chi phí ăn: 315.000đ/người (gồm giá của tất cả các bữa ăn tập
trung từ: 09/03/2008 đến 16/03/2008)
• Chi phí lưu trú: 272.500đ/người (gồm toàn bộ giá lưu trú tại
các khách sạn từ 09/03/2008 đến 16/03/2008)
• Bảo hiểm: 2.000đ/1người/1ngày (đi 8 ngày)
• Các chi phí khác: - Y tế: 300.000đ
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Nước uống: 1000.000đ
- Quà: 2.500.000đ
- Bồi dưỡng lái xe: 1.000.000đ/2 lái chính;
600.000đ/2 phụ xe
- Hương nhang, công đức: 500.000đ
1.4.2 Bảng tính giá tour cho đoàn K50 du lịch (gồm 90 sinh viên)

STT Chi phí F V
1 Vận chuyển 46.400.000
2 Lưu trú 272.000
3 Ăn uống 315.000
4 Vé tham quan 195.000
5 Phương tiện tham
quan
4.050.000
6 Bảo hiểm 16.000
7 Chi phí khác 65.500
8 Tổng 50.450.000 863.500
9 Z 77.715.000 1.424.100
Trong đó: - F: Chi phí cố định
- V: Chi phí biến đổi
- Q: số lượng thành viên lớp K50 du lịch
- Z: Giá thành của chương trình
Z
1 người
=V + F/Q = 1.424.100đ
Z
đoàn
=V.Q = F = 77.715.000đ
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Nội dung thuyết minh
2.1 Giới thiệu về Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc
Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía tây
giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là
thành phố Vinh nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt:
xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu
ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
Nghệ An được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như: Thành
phố Vinh, khu nghỉ mát bãi tắm Cửa Lò, khu di tích Hồ Chí Minh, khu di
tích đền Cuông, điểm du lịch Kim Liên-Nam Đàn, khu lưu niệm Đại thi
hào Nguyễn Du, Cầu Bến Thủy,
Thành phố Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An và là thành phố trung
tâm kinh tế- xã hội- văn hóa- giáo dục- an ninh- quốc phòng vùng Bắc
Trung Bộ của Việt Nam .
Vinh, tên ban đầu là Kẻ Ván. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh,
Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành
phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây
giờ.
Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị tỉnh
Nghệ An. Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Vinh trở thành thành phố trực
thuộc tỉnh, là đô thị loại 3.
Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Vinh là một trong những
thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất. Sau
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chiến tranh, thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông
Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư.
Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh.
Và từ năm 1991, trở lại tỉnh lị tỉnh Nghệ An và năm 1993 được công
nhận là đô thị loại 2.
Ngày 30-9-2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP phê
duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc
Trung bộ.

Hiện nay, thành phố phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2010
hướng tới đô thị trung tâm vùng Bắc Trung bộ.
Ở thành phố Vinh có rất nhiều những danh lam thắng cảnh, địa danh
lịch sử văn hóa có tiềm năng như Thành cổ Nghệ An, Cồn Mô, ngã ba Bến
Thủy, Đình Trung, đền thờ Trần Trùng Quang, tượng đài Hồ Chí Minh….
Thị xã Cửa Lò, thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích đất 28,68 km2.
Toàn bộ chiều dài bờ biển 12km, trong đó 8,2km là bãi biển cát trắng, mịn,
đẹp và liên tục. Ngoài khơi có 2 hòn đảo. Đảo Ngư cách đất liền 4km, là
nơi sinh sống của các hệ động thực vật rất phong phú, gồm có các loài khỉ
và các loài dê hoang dã, chim v.v Hiện nay, Cửa Lò đang xây dựng khu
du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lý, cũng
như Đảo Ngư nó là một hòn đảo có ý nghĩa về mặt quân sự. Tuy nhiên, du
khách có thể đến thăm đảo Mắt khi cơ quan quân sự địa phương cấp giấy
phép.
Cửa Lò trước đây gồm 4 xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An. Năm 1994, Cửa Lò được tách ra và nâng thành cấp thị xã với 2
xã và 5 phường.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khu nghỉ mát Cửa Lò
Bãi biển Cửa Lò là một trong các bãi tắm đẹp ở Việt Nam. Khu nghỉ
mát Cữa Lò nằm ở vĩ độ 14,9 và kinh độ 105,43 cách thành phố Vinh, thủ
phủ của tỉnh Nghệ An 16km về phía
Đông Bắc. Cửa Lò cách thủ đô Hà
Nội hơn 300km và cách TP Hồ Chí
Minh 1400km. Thị xã Cửa Lò cũng
được nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi
đường Quốc lộ 8 và cách Viên Chăn
thủ đô của Lào 468km. Thị xã Cửa Lò
nằm ở giữa 2 con sông, sông Cấm ở

phía Bắc và sông Lam ở phía Nam. Dân số Cửa Lò hiện nay trên 45 ngàn
người. Theo dự đoán, dân số Cửa Lò sẽ tăng lên vào những năm tới. Lực
lượng lao động xấp xỉ 23 ngàn người.
Vào những ngày cuối tuần, Cửa Lò (Nghệ An) vẫn tấp nập du khách các
tỉnh phía Bắc về nghỉ dưỡng. Ấn tượng tốt của du khách đầu tiên về Cửa
Lò là sự đông vui, náo nhiệt, song sau đó là sự thất vọng vì nghèo nàn điểm
vui chơi.
Không có những doi biển trắng mịn như Nha Trang, Phan Thiết
nhưng bãi biển từ Cửa Lò đến Cửa Hội trên 10 km luôn có nhiều nhà nghỉ,
quán xá bình dân.
Nhiều người đã ví Cửa Lò như một Phuket của Việt Nam bởi không
khí du lịch sầm uất vào ngày cuối tuần trong mùa hè, chỉ khác là thiếu chỗ
chơi. Dịch vụ cho khách vui chơi ở đây còn thưa vắng và mang tính bình
dân.
Ban đêm, Cửa Lò huyên náo bởi hàng trăm chiếc loa thùng karaoke
từ dãy quán xá chen chúc chật chội trên bãi biển. Những quán lá và rổ hàng
rong rao bán, chèo kéo hải sản là hình ảnh phổ biến ở đây. Hải sản được
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngư dân vừa đi thuyền thúng câu lên như cá, mực nhảy, tôm, cua ghẹ Một
chuyến lên thuyền thúng ra khơi câu mực với ngư dân cũng chỉ tốn 30 ngàn
đồng. Nếu la cà những dãy hàng quán xọp xẹp huyên náo ven biển về đêm,
du khách tha hồ "chén" hải sản.
Đi về hướng Cửa Hội có thể gặp những bãi biển hoang sơ, và thấp
thoáng trong vành đai thùy dương, có những khu resort nhỏ còn vắng
khách. Chị Mai Chi, người quản lý mua hàng của công ty du lịch Fiditour
sau khi khảo sát phòng ốc tại đây, cho biết, tất cả những khách sạn được
coi là sang tại đây đều đã đầy phòng trong mùa hè. Tuy nhiên, chất lượng
phòng rất kém so với Nha Trang, Vũng Tàu hay Phan Thiết.
Hiện nay, resort và khách sạn có gắn sao tại Cửa Lò chỉ đếm trên đầu ngón

tay. Một số vừa được xây mới: khách sạn Xanh (3 sao), Sài Gòn - Kim
Liên resort (4 sao), Hoàng Mai với những dịch vụ mới, cao cấp đang dần
đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho khách cao cấp đến Cửa Lò.
Đêm cuối tuần trong mùa cao điểm, khách đông như hội nhưng thị
xã du lịch lại ngủ sớm vì thiếu dịch vụ vui chơi. Ngoài đi ghe câu mực,
khách chỉ có thể hát karaoke trong các “nhà hàng chòi” ven biển và thuê xe
đạp đôi đi dạo thị xã. Sau chuyến tham quan, nhiều người nói họ “ghiền”
Cửa Lò chỉ vì được tắm biển và ăn hải sản no say mà không lo chặt
chém.Dịch vụ kiểu bình dân, tự phát và đại trà đang đặt ra cho Cửa Lò một
thách thức trước sự phát triển du lịch bền vững và có đẳng cấp trong tương
lai.
2.2 Giới thiệu về Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt
Nam.
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85%
Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng,
vùng cát ven biển.
Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang
đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như
toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là
đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp.
Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven
biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.
Phong Nha-Kẻ Bàng
Quảng Bình là một vùng đất giàu tiềm năng với tài nguyên thiên
phong phú, từ tài nguyên đất, biển đến thảm động thực vật,…Đặc biệt

Quảng Bình còn có một tiềm năng phát triển du
lịch vô cùng phong phú với những thắng cảnh
đẹp nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển
Nhật Lệ. Đặc sắc nhất trong số những cảnh quan
nơi đây phải kể đến Phong Nha-Kẻ Bàng.
Các nhà nghiên cứu hang động xác định nguồn gốc của động Phong
Nha từ con sông Son chảy lộ thiên ở phía bên kia dãy núi. Do không thể xé
núi mà vượt qua được, dòng sông bé nhỏ đã xâm thực hóa học, hòa tan đá
vôi ở chân núi để tự đào lấy một dòng sông ngầm chảy xuyên qua núi sang
sườn núi bên này. Thủy văn học gọi chỗ sông Son chui vào lòng núi là cửa
biển và từ chỗ lòng núi chảy ra là cửa hiện. Phong Nha chính là cửa hiện
của con sông nhỏ sau kỳ công khoét núi vĩ đại mà thành.
Hệ thống Phong Nha - Kẻ Bàng đã được phát hiện có đến 31 hang
(Hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện 27 hang và mới phát hiện thêm
3 hang nữa vào tháng 3-1997). Động Phong Nha được hình thành do
những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đây hàng trăm triệu năm.Có thể nói hang động Phong Nha có tuổi địa chất
cổ nhất khu vực Châu Á. Dấu tích những văn tự khắc trên vách đá bằng
ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy Động Phong Nha được người Chăm phát
hiện từ thời xa xưa.
Hệ thống hang Phong Nha bắt nguồn từ giới hạn phía nam của khối
núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống này là hang Khe Ri và hang
Én nằm ở độ cao trên mực nước biển gần 300m. Các cửa hang đều rộng
(nhất 170m) và cao (nhất 100m). Các cửa hang phía này đều là nơi có các
dòng sông, suối bắt nguồn từ khu vực địa hình cao (nhất 1.500m) phát
triển trên đá vôi đổ vào. Hệ thống hang Vòm cũng là hang sông trên độ
cao khoảng 360m.
Động Phong Nha dài 7.729m. Cửa động rộng 20-25m, cao khoảng

10m. Vào sâu trong động Phong Nha hơn 600m là hang Bi Ký với những
thạch nhũ tuyệt đẹp màu cẩm thạch, vòm hang rộng, không gian trong
hang huyền ảo. Vô vàn những nhũ đá mang dáng vẻ của Đức mẹ Maria,
các thiên thần bay lượn, hình những cây thánh giá, những bầy sư tử, cá
sấu, và đặc biệt có 2 cột nhũ đá rũ dài từ trên trần hang xuống tận đáy
nước. Hang Bi Ký dài khoảng 130m và rộng như một hội trường lớn, phía
dưới là một lớp cát mịn làm nền, có lẽ vì vậy mà hang Bi Ký còn có tên là
hang Hội Trường.
Rời hang Bi Ký, du khách sẽ sang hang Tiên và hang Cung Đình
cùng những cột nhũ đá cao trên 20m được thiên nhiên tạo nên. Đây cũng
là hai hang tiêu biểu của động Phong Nha có hệ thống nhũ đá huyền ảo và
kỳ vĩ cùng hàng ngàn những kiệt tác được hình thành bởi tạo hoá, với vô
số những hình ảnh kỳ lạ và hấp dẫn. Trong hang Tiên, thiên nhiên đã tạo
trên vách đá hình dáng những nàng tiên với mái tóc dài, màu vàng óng ả.
Hang Cung Đình có nhũ đá giống ngai vàng, được thiên nhiên "chạm trổ"
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cực kỳ tinh xảo Nếu gõ nhẹ vào chuỗi thạch nhũ giống hình phím đàn
thì người ta tưởng như đang thưởng thức âm điệu của tiếng đàn tơ-rưng
trầm bổng âm vang, nó thật xứng đáng là “Nam Thiên đệ nhất động”
Từ lâu, Phong Nha là tuyến điểm du lịch hấp dẫn của vùng Bắc
Trung Bộ mà du khách trên đường xuyên Việt không thể bỏ qua. Chiều
2-7-2003, tại Paris, Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là
“Di sản thiên nhiên và văn hóa lịch sử thế giới”. Một địa danh vừa quen
vừa lạ, vừa xa vừa gần Quần thể hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được
đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới với các đặc trưng
có sông ngầm dài nhất, các hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát
trong hang dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất. Đây cũng có thể coi là thiên
đường cho bộ môn hang động học và du lịch hang động.
Tháng 4/1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng

Phong Nha-Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Tổ chức BCRA
chính thức công nhận Động Phong Nha là một trong 3 hang nước tiêu
biểu trên thế giới và là hang động duy nhất ở Việt Nam đạt 7 tiêu chuẩn:
1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Hệ thống thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Hang có sông ngầm dài nhất (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Khó có thể mô tả vẽ đẹp hùng vĩ của động Phong Nha, những hành
lang đá vôi phủ đầy thạch nhủ long lanh dưới ánh đuốc của dòng sông
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngầm. Du khách vừa xúc động vừa ít nhiều hồi hộp lo sợ khi thấy mình như
đang nằm trong miệng một con quái vật khổng lồ: nó đen cái màu đen của
vực sâu nhưng nó lại đẹp cái đẹp những hình thù kỳ dị nguyên sơ mà trí
tưởng tượng của con người tha hồ gán cho chúng biết bao huyền thoại, sự
tích. Sau hàng chục cuộc thám sát khoa học của người Việt, người Pháp,
người Anh động Phong Nha vẫn còn đó với những điều bí ẩn. Hàng trăm
năm nữa nó còn thu hút bao nhiêu du khách và các nhà hang động học. Nếu
ngành văn hoá - du lịch Việt Nam khéo tổ chức khai thác thì kỳ quan
Phong Nha sẽ là một trong những đỉnh cao của du lịch thế giới, một con gà
đẻ trứng vàng giàu có nhất của du lịch Việt Nam.
2.3 Giới thiệu về Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, số
dân là 616,600 nghìn người, mật độ dân số 130 người/km2. Phía bắc giáp
tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm
hành chính của tỉnh là thị xã Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ

đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh . Nơi đây có
sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc
Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975).
Trong những năm Chiến tranh , Quảng Trị là một trong những nơi bị
thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích
lịch sử. Trong đó phải kể đến Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến
đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến
Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã
Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thị xã Đông
Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về
phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện
lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích
140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh
giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi
Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa
trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị. Nơi đây đã an táng 10.263 liệt sĩ đã anh
dũng vị quốc vong thân với 68 ngôi mộ liệt sĩ vô danh. Nghĩa trang được
quy hoạch thành các khu như sau:
Khu Khánh Tiết nằm ở bên phải cổng vào, trên một quả đồi cao 30
mét, gồm nhà và sân khánh tiết, nhà đón tiếp khách, nhà làm việc của Ban
quản lý.
Khu Tưởng niệm (Khu 1): Nằm ở trung tâm nghĩa trang trên một
ngọn đồi cao 32,4 mét. Từ dưới chân đồi đi lên đến đỉnh có 6 bức phù điêu
bằng đá chạm khắc hình ảnh những binh chủng của bộ đội Trường Sơn.
Giữa sân hành lễ là tượng đài chính, phía sau tượng đài có một cây bồ đề

thiêng tự mọc. Phía bên trái của tượng đài là mộ của các liệt sĩ là người Hà
Nội, Bình Trị Thiên và các tỉnh phía Nam.
Khu mộ: bao gồm các khu 2, 3, 4, 5. Đây là nơi an giấc nghìn thu
của các liệt sĩ thuộc các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
Hòa Bình (Khu 2), Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc
Giang (Khu 3), Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa (Khu 4), Hà Giang, Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu (Khu
5).
Khu quần thể tượng: nằm giữa khu 4 và khu 5, bao gồm các tượng
bằng đồng chạm khắc rất đẹp, phản ánh cuộc chiến đấu hào hùng của
quân dân ta trong công cuộc "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng
phơi phới dậy tương lai" (thơ Tố Hữu). Đó là tượng Hợp đồng binh
chủng, tượng Cô gái chữa đường ống xăng dầu, tượng Tuổi trẻ hành quần
vào giải phóng miền Nam, tượng Bà mẹ và em bé Lào với anh bộ đội
Việt Nam, tượng Cô gái Vân Kiều tải đạn ra chiến trường, tượng Cô gái
giao liên đi làm nhiệm vụ, tượng Bà mẹ tiễn con đi chiến đấu, tượng Anh
lái đò tải đạn qua sông, tượng Cô giao liên nằm nghỉ trên võng … Ngoài
ra, ở đây còn có một bia Công tích được xây ba mặt:
+ Mặt 1: Chạm khắc phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và Quân đội ta.
+ Mặt 2: Chạm khắc những đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích
được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng.
+ Mặt 3: Chạm khắc những hoạt động và chiến công hiển hách của
bộ đội Trường Sơn trong những năm thánh đánh Mỹ trên đường Hồ Chí
Minh.
Mộ bắt đầu được quy tập từ đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được
xây từ cuối năm 1974 đến năm 1977 thì hoàn thành, đây là nghĩa trang có

quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa
phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Nơi đây có tới 210 ngôi mộ tập
thể, trong đó có ngôi mộ chứa 105 người lính của tiểu đoàn 1, trung đoàn
48 hy sinh đêm 30 Tết Mậu Thân ở Cam Lộ.
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia
thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh,
Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa,
Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên
nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ
được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn
chu đáo. Đến đây vào những ngày này, dưới cái nắng chói chang của miền
Trung, nhiều người sẽ có cảm giác rợn ngợp trước hàng ngàn ngôi mộ
trắng san sát nối nhau. Hàng năm, có rất nhiều đoàn người về thăm viếng,
thắp hương cho mộ các liệt sĩ.
2.4 Giới thiệu về Huế
Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở
phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, có diện tích 67,7 km2, có cả
vùng gò đồi, vùng đồng bằng, diện tích mặt nước. Huế cách biển Thuận An
12 km, cách sân bay Phú Bài 18 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50
km. Mật độ dân số gần 4200 người/km2.
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và
kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc
truyền thống và kiến trúc hiện đại Những công trình kiến trúc công phu,đồ
sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay quần thể di tích Huế.Đó là
những di tích lịch sử -văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong
khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20.Trên địa bàn kinh
đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận
thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế, Việt Nam.

Kinh thành Huế
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832), do
vua Gia Long bắt đầu và được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành. Tại
đây các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung
điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành
hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn
nhỏ. Kinh thành Huế là một dãy thành lũy dài cao 6,60m, dày 21m, với
chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có tới 24 pháo đài.Bên ngoài,
dọc theo bờ thành có hào sâu bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua
8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Ðông, Chính Tây, Chính Nam, Chính Bắc,
Tây Bắc, Tây Nam, Ðông Bắc, Ðông Nam. Ngoài ra hai bên Kỳ Ðài còn
có hai cửa Thể Nhơn và Quảng Ðức. Ngoài ra còn có hai cửa bằng đường
thủy ở hai đầu sông Ngự Hà là Ðông Thành Thủy Quan và Tây Thành
Thủy Quan. Phía Hoàng Thành ở góc đông bắc có một thành nhỏ, thời Gia
Long gọi là Thái Bình, đến thời Minh Mạng đổi thành Trấn Bình Ðài có
chu vi gần 1km, bên ngoài có hào rộng ăn thông với hào của Hoàng Thành.
Theo nguyên tắc địa lý phong thủy của Ðông Phương và thuyết
âm dương-ngũ hành của Dịch học. Kinh thành quay mặt về hướng
Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng 2 hòn đảo nhỏ trên sông
Hương (Cồn Hến - Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh
Long - Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ đế đô. Dòng Sông Hương chảy
ngang trước mặt dùng làm Minh Ðường. Bốn mặt kinh thành đều
được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành.
Nằm trong lòng Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được gọi
chung là Ðại Nội. Hoàng Thành dùng để bảo vệ khu vực các cơ quan lễ
nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình và các điện thờ. Tử Cấm
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368

thành bảo vệ nơi làm việc, ăn ở và sinh họat hàng ngày của nhà vua và gia
đình
Ðược xây dựng từ 1804-1833, Ðại Nội có mặt bằng xây dựng theo
hình gần vuông, mặt trước và mặt sau dài 622m, mặt trái và phải 604m.
Thành xung quanh xây bằng gạch (cao 4,16m, dày 1,04m), bên ngoài có hệ
thống hộ thành hào, gọi là Kim Thủy Hồ, để bảo vệ thành. Mỗi mặt trổ một
cửa để ra vào: Ngọ Môn (trước), Hòa Bình (sau), Hiển Nhơn (trái),
Chương Ðức (phải). Cửa chính của Ngọ Môn chỉ dành cho vua đi. Hệ
thống kiến trúc ở Ðại Nội đã được hoạch định theo những nguyên tắc chặt
chẽ, đăng đối: chia ra các vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ, chiêu mục tất cả
đều nhất quán. Nó thể hiện những khái niệm về triết lý chính trị Nho giáo
phương đông. Phần lớn các công trình kiến trúc ở đây đều làm bằng gỗ quý ,
nhưng cũng không chịu đựng nổi với thiên tai, khí hậu khắc nghiệt hàng thế
kỷ qua và các cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Cho nên một số công trình đã
bị hư hỏng, các di tích quý này hiện nay đang được Nhà nước quan tâm đầu
tư kinh phí để phục hồi, tôn tạo
Hoàng Thành
Hoàng Thành (Ðại Nội): Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt
các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã
quá cố. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây
bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào,
riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi.
• Kỳ Đài
Kỳ Đài, tục gọi Cột cờ là di tích kiến trúc thời Nguyễn. Kỳ Đài được
xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt nam của
Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh.
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Đài cờ là một cái đài đồ sộ gồm 3
tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5m,

tầng giữa cao gần 6m, tầng trên cùng cao hơn 6m. Tổng cộng của ba tầng
đài cao khoảng 17,5m.
Chung quanh mỗi tầng đều có xây lan can, mặt nền của các tầng đài
đều lát gạch Bát Tràng. Lối đi từ tầng dưới lên tầng trên cùng trổ ở mặt
bắc. ở tầng trên cùng, xưa có hai điếm canh và pháo xưởng để bố trí các
khẩu đại bác. Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm 2 tầng, cao gần 30m.
Năm Thiệu Trị 6 (1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài suốt
hơn 32m. Đến năm Thành Thái 16 (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn
thổi gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp
tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ
bằng bê-tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m hiện thấy mới được xây dựng.
Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho
đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan
sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng
kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển.
Cùng với những bước thăng trầm của Huế, Kỳ Đài là nơi chứng kiến
nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lần đầu tiên lá cờ của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tung bay phất phới trên đỉnh Kỳ Đài,
báo hiệu sự chấm dứt của chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là vị trí trung
tâm của Thành phố Huế mà còn là một biểu tượng của mảnh đất này.
• Ngọ Môn
Là di tích kiến trúc thời Nguyễn, cổng
chính phía nam của Hoàng thành. Ngọ môn
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy
hoạch, sắp xếp lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng Thành và Tử Cấm
Thành. Nguyên tại vị trí này là Nam Khuyết Đài, xây dựng vào đầu thời
Gia Long. Trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan
Môn và Hữu Đoan Môn.

Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Theo quan
niệm của địa lý phong thủy Phương Đông, đây là hướng Nam (theo một
trục rộng từ đông nam đến tây nam). Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn
bộ kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn – tốn (tây bắc – đông Nam)
nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ, hướng Nam, hướng mà dịch học dành
cho các vị vua chúa. Ngọ Môn là một chiếc cửa đặc biệt, bởi nó không đơn
thuần là một chiếc cửa thành mà còn là một lễ đài quan trọng bậc nhất của
triều Nguyễn. Cấu trúc của Ngọ Môn, vì vậy cũng rất đặc biệt.
Trên nền Nam Khuyết Đài xưa, triều Nguyễn đã cho xây dựng một
chiếc cửa thành mới là Ngọ Môn với bình diện thoáng nhìn ngỡ như tương
tự. Nhưng trên thực tế, cấu trúc của Ngọ Môn khác xa Nam Khuyết Đài!
Hiện nay ba mặt Đông-Tây-Bắc của Hoàng thành Huế vẫn còn các khuyết
đài. Đó là những cấu trúc được đặt lồi hẳn ra bên ngoài tường thành và
không có cửa trổ xuyên qua. Có lẽ Nam Khuyết Đài cũng có bình diện
tương tự các khuyết đài này nhưng lại có trổ 2 cửa ở hai bên, mang tên là
Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Ngọ Môn, trái lại, cấu trúc cũng được
đặt lồi ra phía ngoài tường thành nhưng lại tạo nên một hình chữ U với
phần bụng-lõm đặt hướng ra phía ngoài. Cấu trúc này khiến nhiều người
liên tưởng đó là một vòng tay rộng mở để đón khách muôn phương
Nhưng điểm khác nhau quan trọng nhất giữa Đoan Môn và Ngọ Môn là cấu
tạo và ý nghĩa của hai công trình này. Theo quy chế thành trì Trung Hoa
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được quy định trong Khảo Công Ký, Đoan Môn với 2 lối đi trổ hai bên chỉ
là chiếc cửa dành cho Chư hầu, còn Ngọ Môn với 5 lối đi thực sự là chiếc
cửa của bậc hoàng đế. Trước đây nhiều quan điểm cho rằng việc xây cửa
như vậy là do ảnh hưởng của kiến trúc nước ngoài nhưng thực sự không
phải.
Về kiến trúc, Ngọ môn gồm hai phần chính: Đài – cổng và lầu Ngũ
Phụng

Phần đài – cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57.77m,
xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài
cao 5m, trên diện tích hơn 1560m2. Vật liệu xây dựng đài chủ yếu là gạch
vồ, đá Thanh và vữa tam hợp cùng những thanh đồng thau dung làm xà
chịu lực ở trên 3 cửa giữa. Bộ mái chính giữa lợp ngói Hoàng lưu ly, tám
bộ còn lại lợp ngói Thanh lưu ly
Thân đài có 5 lối đi: lối chính giữa là Ngọ Môn, nơi chỉ giành cho
vua đi; hai bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn võ
theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng Tả Dịch Môn và
Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu. Lối kiến trúc 5
cổng kiểu “ba cửa thắng, hai cửa quanh” rất giống “minh tam ám ngũ”
(nhìn rõ 3 nhưng thực ra trong long là 5) của Ngọ Môn ở Cố cung Bắc
Kinh. Điểm đặc biệt của 2 chiếc cửa có lối đi hình chữ L này là mỗi cửa
đều được bố trí thêm một cửa sổ hình tròn trang trí hình chữ thọ cách điệu
trên bức tường ngoài thân đài. Mỗi cửa sổ này có đường kính 87cm, được
đặt chéo một góc 300, tương ứng với đoạn bẻ vuông góc của lối đi, nhằm
tăng cường thêm ánh sáng cho đường hầm.Phía trên của 5 lối đi này đều
xây kiểu vòm cuốn, phần lớn ốp bằng đá thanh, riêng ở hai đầu ba lối đi
giữa thì có những hệ thống xà đồng hình khối chữ nhật đặt ngang dọc. Đây
là hệ thống xà nhằm gia cường khả năng chịu lực của thân đài, bởi bên trên
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nó còn có cả hệ thống kiến trúc đồ sộ của lầu Ngũ Phụng. Bên ngoài các
thanh xà đồng này có bọc một lớp đồng dát mỏng và được mài bóng qua
thời gian. Phía trước cửa chính giữa, ở phía trên có một ô hộc hình chữ
nhật, trong gắn hai chữ Hán lớn “Ngọ Môn”.
Hệ thống bậc cấp từ mặt đất lên nền đài được bố trí ở hai bên thân
đài và nằm hẳn về phía sau, lùi vào trong so với bức tường trước của
Hoàng thành. Mỗi hệ thống bậc cấp gồm 21 bậc, làm hoàn toàn bằng đá
thanh, mỗi bậc cao 22cm. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (lan

can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men màu.
Kiến trúc của Ngọ Môn có dáng dấp tương tự Thiên An môn ở Cố
cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc. Ngọ
Môn của Huế trông nhẹ nhàng, duyên dáng và xưa nay vẫn được xem là
một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Ngọ Môn cũng là nơi
chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường
diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch
mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa) Ngày 30 tháng 8 năm
1945, Ngọ Môn là nơi chứng giám lễ thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, vị vua
cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.
• Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành: Có mặt bằng cũng gần vuông, cao 3,7m, mặt trước
và sau dài 324m; mặt trái và phải dài 290m. Quanh thành trổ 10 cửa. Ðại
Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua ra vào, hiện nay đã hư
hại hòan toàn. Bức bình phong to rộng dăng ngang sau lưng đIện Cần
Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày) là dấu hiệu cho biết thế giới sau đó
chỉ dành riêng cho vua và gia đình. Trong đó có hàng trăm cung nữ và
hàng chục thái giám thường trú để phục vụ hoàng gia. Trong khu vực này
có gần 50 công trình kiến trúc vàng son lộng lẫy bao gồm: điện Càn Thành
25

×