Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.64 KB, 52 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------



CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2010”


TÊN CÔNG TRÌNH:

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
TRONG THỰC TIỄN



THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
2

MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài..............................................................................................................4
Lời mở đầu.................................................................................................................6
1. Lý luận tổng quan ..................................................................................................7
1.1 Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo....................................................7
1.2 Các chính sách cổ tức trong thực tiễn ..............................................................7
1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động...................................................7


1.2.2 Chính sách tiền mặt ổn định ............................................................... 10
1.2.3 Các chính sách khác ...........................................................................11
1.3 Các phươngbthức chi trả cổ tức..................................................................... 12
1.3.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt......................................................................12
1.3.2 Cổ tức trả bằng cổ phiếu.....................................................................15
1.3.3 Cổ tức trả bằng tài sản và cổ phiếu thưởng .........................................16
1.4 Quá trình chi trả cổ tức.................................................................................. 18
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức trong thực tiễn của
doanh nghiệp .................................................................................................21
1.5.1 Chi phí giao dịch ................................................................................21
1.5.2 Chi phí phát hành ............................................................................... 22
1.5.3 Lạm phát............................................................................................ 25
1.5.4 Lãi suất............................................................................................... 27
1.5.5 Điều khoản hạn chế............................................................................ 28
1.5.6 Hạn chế pháp lý.................................................................................. 29
1.5.7 Ảnh hưởng của thuế ...........................................................................30
1.5.7.1 Đối với doanh nghiệp.................................................................30
1.5.7.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân......................................................... 30
1.5.8 Ưu tiên cổ đông.................................................................................. 31
1.5.9 Nhu cầu thanh khoản..........................................................................32
1.5.10 Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn........................................... 32
1.5.11 Các cơ hội tăng trưởng vốn............................................................... 32
3

1.5.12 Bảo vệ chống loãng giá..................................................................... 33
2. Thực trạng chính sách cổ tức của một số công ty trên thị trường Việt Nam...........33
2.1 Số liệu chi trả cổ tức qua các năm..................................................................33
2.2 Xây dựng mô hình hồi quy kiểm định những nhân tố nội sinh tác động đến
chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam .........................................36
2.2.1 Tính toán các biến ..............................................................................37

2.2.2 Phương pháp tiến hành.......................................................................38
2.2.3 Kết quả hồi quy.................................................................................. 39
2.2.4 Tóm tắt và nhận xét............................................................................44
3. Những bất cập trong chính sách cổ tức tại Việt Nam............................................ 46
3.1 Chính sách trả cổ tức theo nhu cầu của nhà đầu tư mà không quan tâm đến sự phát
triển bền vững của công ty.....................................................................................46
3.2 Sử dụng công cụ cổ tức để đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp..........................47
3.3 Chính sách cổ tức bị chi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổ đông nhỏ chưa
được bảo vệ ..................................................................................................48
Kết luận.................................................................................................................... 50
Tài liệu tham khảo....................................................................................................51
Phụ lục ..................................................................................................................... 53
4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện Viêt Nam hiện nay, cổ tức là chỉ tiêu nhạy cảm và có thể nói là
quan trọng đối với nhà đầu tư. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ảnh hưởng
lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng chính sách cổ tức lại chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố trực tiếp và gián tiếp khác, nó ảnh hưởng lớn đến lợi ích
của mỗi nhà đầu tư và của chính công ty. Vì vậy chúng em quyết định nghiên đề tài
chính sách cổ tức trong thực tiễn Việt Nam để có thể tìm ra hướng giải quyết mới cho
vấn đề chi trả cổ tức của các công ty niêm yết.

Mục tiêu nghiên cứu:
 Xem xét thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua.
 Đánh giá các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty
niêm yết.
 Phân tích những bất cập nổi lên trong việc lựa chọn chính sách cổ tức

của các công ty niêm yết thời gian qua.

Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng.
 Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính
sách cổ tức đang được áp dụng tại các công ty niêm yết.
 Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán
khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
 Phương pháp hồi quy nhằm phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố nội
sinh đến sự chi trả cổ tức của công ty.

Nội dung nghiên cứu : bài nghiên cứu chia làm phần
Một là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách chi trả cổ tức
trong thực tiễn Việt Nam như chi phí giao dịch, chi phí phát hành, lạm phát, lãi suất,
5

các điều khoản hạn chể trong hợp đồng, hạn chế pháp lý, thuế, ưu tiên của cổ đông và
bảo vệ chống loãng giá.
Hai là các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn Việt Nam hiện nay, quá trình
chi trả cổ tức.
Ba là các phương thức chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay
các công ty Việt Nam chủ yếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt, chi trả bằng cổ phiếu, bằng
tài sản và cổ phiếu thưởng.
Bốn là thực trạng chi trả cổ tức của một vài công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, xây dựng mô hình hồi quy kiểm định sự tác động của các yếu
tố nội sinh đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.
6

LỜI MỞ ĐẦU


Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã được
công nhận là nền kinh tế thị trường. Do đó, các loại hình công ty đã và đang xuất hiện
để hoàn thiện cho toàn nền kinh tế, trong đó các công ty cổ phần ở nước ta đóng góp
một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Mỗi công ty cổ phần đều có
những chính sách và đường lối phát triển riêng. Trong số đó, chính sách cổ tức là một
vấn đề quan trọng mà ban giám đốc mỗi công ty cần xem xét và cân nhắc. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chính sách cổ tức như: hạn chế pháp lý,
ảnh hưởng của thuế, nhu cầu thanh khoản, ổn định của lợi nhuận, bảo vệ chống loãng
giá. Chính sách chi trả cổ tức và phương thức trả cổ tức của mỗi công ty cũng khác
nhau. Đây là một vấn đề nhạy cảm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá
nhân và tập thể. Trong thực tế chính sách này diễn ra như thế nào và nó còn những bất
cập gì thì chúng ta cùng xem qua bài nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến
chính sách cổ tức trong thực tiễn” sau đây.
7

1. Lý luận tổng quan:
1.1 Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo:
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu
tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một
nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức
cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công
ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu
tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.

1.2 Các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn:
1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:
Chính sách này xác nhận rằng doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi có các cơ
hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà cổ đông
đòi hỏi thì nên giữ lại lợi nhuận hay nói cách khác thì doanh nghiệp không nên chi trả
cổ tức. Bởi lẽ, việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến hoặc là doanh nghiệp phải hi sinh các cơ

hội đầu tư hoặc phải chấp nhận huy động các nguồn tài trợ khác vốn không có sẵn và
có thể phải tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại.
Mức chi trả cổ tức sẽ thay đổi từ năm này sang năm khác tuỳ thuộc vào cơ hội
đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, cổ tức có thể được duy trì hàng năm theo hai cách:
 Thứ nhất là doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỉ lệ khá cao trong những
năm có nhu cầu vốn cao, và nếu công ty cứ tiếp tục tăng trưởng thì các giám
đốc tài chính có thể tiếp tục thực thi chính sách này mà không cần cắt giảm cổ
tức.
 Thứ hai là doanh nghiệp có thể vay vốn để thực hiện cơ hội đầu tư của mình
mà không cần cắt giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt
trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt
giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi
nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.
Ở Việt Nam hiện nay, một nghịch lí đang xảy ra ở chính sách này. Đó là phải thỏa
mãn nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn của một
doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp
8

hiện nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thường bằng cách vay ngân hàng, chính
điều này đã gây một áp lực trả nợ lớn cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết và chưa niêm yết, việc nâng vốn
chủ sở hữu có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong đó có cách phát hành cổ
phiếu mới. Tuy nhiên, cách này sẽ phát sinh chi phí, thông thường từ 5-10% tổng giá
trị đợt phát hành. Trong khi đó, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách giữ lại một phần
hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi phí. Vướng mắc duy nhất có lẽ là làm
sao đạt được sự đồng thuận của cổ đông. Cổ đông của một doanh nghiệp thường bao
gồm nhà đầu tư ngắn hạn và nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược luôn có xu
hướng nắm giữ lâu dài cổ phiếu và sẵn sàng hi sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành
vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp và hưởng những giá trị nâng cao trong tương lai.
Trong khi đó, nhà đầu tư ngắn hạn không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

nên muốn được chia cổ tức cao và có xu hướng bán cổ phiếu ra khi được giá. Không
thể đánh giá thấp nhà đầu tư nào, dù là ngắn hạn hạn hay dài hạn vì chính nhà đầu tư
ngắn hạn tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu và làm cho thị trường chứng khoán sôi
động. Tuy nhiên, xét từ góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tư dài hạn đóng vai trò quan
trọng trong chính sách cổ tức. Việc phân chia lợi nhuận như thế nào được quyết định
tại Đại hội cổ đông, nơi nhà đầu từ chiến lược có tiếng nói quan trọng. Vấn đề quan
trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển. Nếu
doanh nghiệp cần vốn đầu tư, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp mới, đang
phát triển, thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức ít. Khi doanh nghiệp đã phát
triển ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao, thậm chí rất cao.
Ở nước ngoài, ví dụ điển hình cho chính sách này là tập đoàn Microsoft.
Dividend/Split History
Date
Amount Per Share/Split
Ratio
Type
2010-03-11 $0.13000 Dividend
2008-12-11 $0.13000 Dividend
2008-09-11 $0.11000 Dividend
2008-02-19 $0.11000 Dividend
9

Nguồn: www.dividendinformation.com

Qua đó ta có thể rút ra nhận xét : Mặc dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt,
nhưng trong chính sách của công ty họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu tư.
Mấy năm trở lại đây Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều. Tuy
nhiên, công bằng mà nó thì các cổ đông của Microsoft đã kiếm những khoản lời cực
lớn từ lãi vốn, vì giá cổ phiếu của họ tăng nhanh trên thị trường chứng khoán.
$-

$0.10
$0.20
$0.30
$0.40
$0.50
$0.60
Q1-
05
Q2-
05
Q3-
05
Q4-
05
Q1-
06
Q2-
06
Q3-
06
Q4-
06
Q1-
07
Q2-
07
Q3-
07
Năm
EPS và DIV ($)

EPS
DIV

2007-11-13 $0.11000 Dividend
2007-08-14 $0.10000 Dividend
2007-05-15 $0.10000 Dividend
2007-02-13 $0.10000 Dividend
2006-11-14 $0.10000 Dividend
2006-08-15 $0.09000 Dividend
2006-05-15 $0.09000 Dividend
2006-02-15 $0.09000 Dividend
2005-11-15 $0.08000 Dividend
2005-08-15 $0.08000 Dividend
2005-05-16 $0.08000 Dividend
2005-02-15 $0.08000 Dividend
10

Nhìn vào biểu đồ trên, Microsoft có mức chi trả cổ tức tiền mặt khá ổn định (qua
các quí từ đầu năm 2005 đến nay) với mức cổ tức trung bình 0.08634$. Nhưng tỷ lệ
chi trả cổ tức vẫn còn rất thấp và không ổn định(cao nhất 34.78%-qu í I/2005 và thấp
nhất 19.6%-quí III/2007) do EPS của doanh nghiệp có tính chu kỳ, và cũng do kết quả
kinh doanh thuận lợi của sản phẩm mới – Window Vista làm EPS qu í III/2007 tăng
đột biến.

1.2.2 Chính sách tiền mặt ổn định:
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tiền mặt tương
đối ổn định. Mục tiêu của chính sách này là nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ nhất
định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi
nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức và một khi đã tăng cổ
tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi công ty thấy rõ

không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
Chính sách cổ tức ổn định phù hợp với những công ty đã đi vào giai đoạn ổn định.
Chính sách này mang lại cho công ty những ưu điểm sau:
 Với mức cổ tức nhận được ổn định thì giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường sẽ tăng lên và ngày càng nhận được sự tín nhiệm của nhà đầu tư.
Nếu có sự thay đổi trong mức chi trả cổ tức thì nhà đầu tư được xem có
nhiều rủi ro hơn, và chính điều này thì các công ty có cùng mức chi trả cổ
tức nhưng công ty nào có chính sách ổn định hơn thì nhà đầu tư sẽ quan
tâm và trả giá cao hơn.
 Với việc ổn định cổ tức giúp công ty định hướng được những cơ hội về đầu
tư, việc phân phối lợi nhuận, việc sản xuất kinh doanh…từ đó tạo được sự
phát triển bền vững cho công ty.
 Thực hiện ổn định cổ tức có thể giúp công ty ổn định về số cổ đông, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công ty. Ở nhiều nước trên thế
giới, thu nhập của các cổ đông phụ thuộc vào số cổ tức họ nhận được, nên
nếu chính sách cổ tức của công ty bất ổn có thể các cổ đông sẽ nhắm đến
những cổ phiếu có tính ổn định hơn.
11

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nêu trên chính sách này cũng có một vài
những nhược điểm sau:
 Tạo một áp lực rất lớn cho ban giám đốc công ty và có thể gây khó khăn
cho họ trong việc điều hành công ty.
 Nếu thực thi chính sách này thì ngay cả khi lợi nhuận của doanh nghiệp
đang giảm sút, doanh nghiệp vẫn phải vay nợ hoặc phát hành thêm cổ phiếu
mới để chi trả cổ tức. Và trong một vài năm tiếp theo, tình hình của doanh
nghiệp vẫn không ổn định, thu nhập ngày càng giảm sút thì chính sách này
không thể thực hiện tiếp được.
 Việc duy trì một chính sách cổ tức ổn định có thể sẽ đẩy công ty đến tình
thế phải từ bỏ các dự án đầu tư vì không tận dụng được tối đa lợi nhuận của

công ty mà phải thực hiện cho việc chi trả cổ tức.
Việc chi trả cổ tức này trong trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong
kinh doanh cũng có thể gây nên sự phản đối lớn từ các chủ nợ.

1.2.3 Các chính sách khác:
Ngoài hai chính sách chi trả cổ tức thông dụng, được nhiều công ty trong thực tế
sử dụng còn có một số chính sách chi trả cổ tức khác như:
 Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: doanh nghiệp chấp nhận một
chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi sẽ có thể gặp rủi ro nếu có sự
biến động trong lợi nhuận giữa các năm. Vì khi đó cổ tức sẽ dao động theo
mức biến động của lợi nhuận và gây ảnh hưởng tâm lý xấu đến cổ đông và
nhà đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá của chứng khoán.
 Chính sách trả cổ tức nhỏ từng đợt cộng với cổ tức thưởng thêm cuối năm;
chính sách này thích hợp cho doanh nghiệp có lợi nhuận biến động và nhu
cầu tiền mặt biến động. Khi có lợi nhuận thấp doanh nghiệp chi trả theo
mức cổ tức đều đặn và thấp. Khi có lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử
dụng tiền mặt cuối năm, doanh nghiệp sẽ trả thêm phần cổ tức thưởng.
Chính sách này tạo khả năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận mà vẫn thoả mãn
nhu cầu của nhà đầu tư.
12

Ở Việt Nam, hình thức này được rất nhiều công ty áp dụng, họ thường chia cổ tức
làm thành 2 đợt:
 Đợt 1 (thường là vào tháng 3,4): đây là thời điểm sau khi kết thúc năm tài
chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận,
cổ tức (sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua).
 Đợt 2 (thường là vào tháng 7,8): các công ty sau khi có kết quả nửa năm (2
quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế
hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm.


1.3 Các phương thức chi trả cổ tức:
1.3.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt:
Đây là phương thức cơ bản nhất trong các phương thức chi trả cổ tức, hầu hết các
công ty hiện nay đều chọn phương thức này. Bởi vì, khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu
của một công ty, họ đều nhắm đến đạt được khoảng bao nhiêu lợi nhuận trong tương
lai, trong đó cổ tức cũng là một phần họ kỳ vọng. Đồng thời, việc chi trả cổ tức
thường diễn ra vào cuối mỗi năm, giai đoạn này các cổ đông rất cần tiền mặt để chi
cho tiêu dùng cá nhân, nếu công ty trả cổ tức bằng tiền mặt thì sẽ giúp tài khoản của
họ có tính thanh khoản cao hơn.

 Ưu điểm của phương thức này:
Nếu chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn qua các năm thì sẽ đưa ra một dấu hiệu
khả quan cho thị trường. Muốn làm được điều này thì công ty phải thể hiện được qua
khả năng thanh toán tốt, đồng thời phải đảm bảo một khoản lợi nhuận nhất định để chi
trả cổ tức và giữ lại để đem đi tái đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp muốn gửi đến một
thông điệp cho nhà đầu tư là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tốt.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt cao có mặt tích cực là tạo một sức ép lớn cho ban
giám đốc có những chính sách điều hành công ty phù hợp để đưa doanh thu và lợi
nhuận của công ty tăng đều qua hằng năm, và qua đó có thể đào thải những người còn
hạn chế về năng lực.
13

Đáp ứng được tâm lý của đa số các nhà đầu tư, do sợ các rủi ro về lãi suất, lạm
phát, rủi ro hệ thống, nên các nhà đầu tư này thích nhận được cổ tức tiền mặt ngay lập
tức hơn là kỳ vọng vào phần lãi vốn không chắc chắn ở tương lai.

 Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, phương thức này cũng có vài
nhược điểm sau:
Ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của công ty. Việc chi trả cố tức là dòng tiền

đi ra, điều này sẽ làm giảm một lượng đáng kể của công ty.
Có thể sẽ làm tăng khoản nợ vay ngân hàng. Vì nếu trong quá trình chi trả cổ tức
mà phát sinh một dự án đầu tư thì công ty buộc phải tăng tỉ lệ nợ của công ty lên.
Làm hạn chế việc tích lũy nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu thanh
toán thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp lớn thường có
mức chi trả cổ tức cao và thường tăng lên qua các năm. Nếu doanh nghiệp có chính
sách thích hợp chuyển nguồn vốn này để tái đầu tư thì sẽ có ý nghĩa kinh tế hơn nhiều.
Tốc độ đầu tư của các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng. Như ta đã biết, các dự án
thường triển khai theo từng giai đoạn, có những lúc không cần tiền nhưng có những
lúc tiền là một vấn đề cấp bách. Còn việc chi trả cổ tức thì dựa vào bản báo cáo tài
chính mang tính thời điểm. Vì vậy nhiều lúc chi trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến việc giải
ngân của các dự án, từ đó gây ảnh hưởng chung cho toàn bộ dự án.
Ví dụ: Công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG) đã tiến hành chi trả cổ tức
bằng tiền mặt trong 3 năm gần đây. Đây là một hình thức phù hợp với công ty này. Vì
sản phẩm của công ty hầu hết đều là sản phẩm thiết yếu nên doanh thu và lợi nhuận
của công ty tăng đều qua hằng năm. Qua đó, công ty đã làm tăng độ tin cậy của mình
trên thị trường chứng khoán và sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng lên so với các mã chứng
khoán khác. Năm 2007 và 2008 trả cổ tức bằng tiền mặt như nhau (2000VND/CP).
Năm 2009 cổ tức bằng tiền mặt tăng lên 3000VND/CP
14


Biểu đồ giá năm 2007 – 2010 cho thấy giá chứng khoán DHG giảm trong năm
2009 tuy nhiên so với thị trường chứng khoán đây chỉ là sự giảm nhẹ, so với cú tuột
dốc của VN-Index.

15

1.3.2 Cổ tức trả bằng cổ phiếu:
Đây là hình thức kết hợp của việc phân chia lợi nhuận với việc huy động vốn của

công ty. Các cổ đông không nhận được tiền mặt mà nhận được cổ phiếu, từ đó có thể
sẽ nhận được phần lãi vốn trong tương lai.
Trong thời gian hoạt động đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, đa phần
các công ty chi trả bằng hình thức tiền mặt. Nhưng trong vòng khoảng 5 năm gần đây,
hình thức trả bằng cổ phiều đã được nhiều công ty áp dụng hơn.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) trong năm
2007 và 2008 đã trả cổ tức bằng hình thức cổ phiếu với tỉ lệ (20:3), ngoài ra số lẻ phần
cổ phiếu sẽ được trả bằng tiền mặt với tỉ lệ 1500 VND/cổ phiếu, công ty cổ phần xây
dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) trong năm 2007 và 2008 cũng đã trả cổ
tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ (100:12).

 Ưu điểm của phương thức này như sau:
Trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho trả cổ tức bằng tiền mặt trong trường hợp công
ty đang có nhiều cơ hội đầu tư thì sẽ làm tăng tỉ lệ lợi nhận của công ty, và từ đó làm
tăng tỉ lệ cổ tức và giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Giảm bớt chi phí so với việc phát hành cổ phiếu. Trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài
trợ cho tiền mặt sẽ có lợi nhiều hơn so với hình thức phát hành cổ phiếu mới vì không
phải mất chi phí phát hành.
Hạn chế được lượng tiền mặt ra khỏi công ty, đồng thời các cổ đông cũng nhận
cổ tức bằng cách chuyển hóa lợi nhuận giữ lại sang vốn cổ phần. Qua đó, gia tăng việc
tái đầu tư, khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất đem lại lợi tức thu được cao hơn qua các
năm.
Khắc phục giới hạn của công cụ vay nợ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi
công ty tăng trưởng thì công ty có thể đi vay để mở rộng sản xuất, đầu tư mới do thâm
hụt tiền mặt. Nhưng số nợ vay sẽ luôn bị giới hạn vì các chủ nợ không muốn nhận một
rủi ro cao. Vì thế, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vừa tăng tỉ lệ lợi nhuận giữ lại, giữ hình
ảnh tốt đẹp về sự tăng trưởng của công ty vừa không làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
do phải cắt giảm tiền mặt chi cho cổ tức.

16


 Nhược điểm của phương thức này:
Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên, do đó có thể làm
giảm giá của cổ phiếu do các chỉ số tài chính như EPS sẽ giảm trong ngắn hạn.
Việc chi trả cổ tức thưởng thường rất cao, thường là hơn 30%/vốn cổ phần và sau
đó tiếp tục với chính sách trả bằng tiền mặt cao. Và điều này cứ tiếp tục xảy ra thì sẽ
rất khó áp dụng thường xuyên chính sách trả cổ tức bằng cổ phần.
Gây nên một áp lực lớn trong việc trả cổ tức trong tương lai. Vì khi số cổ phần
tăng lên thì để duy trì một mức tỉ lệ cổ tức và tỉ lệ lợi nhuận trả cổ tức, công ty cần có
một mức lợi nhuận cao hơn.
Phương thức này khó duy trì thường xuyên vì sẽ làm loãng giá cổ phiếu.

1.3.3 Cổ tức trả bằng tài sản và cổ phiếu thưởng:
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản
hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra
trong thực tiễn.
Cổ phiếu thưởng là hình thức doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu cho người
được hưởng tương tự như việc chia phần lợi nhuận.
Về nguyên tắc, có nhiều nguồn vốn được sử dụng cho cổ phiếu thưởng như thặng
dư vốn, lợi nhuận tích lũy, quỹ đầu tư phát triển, các quỹ khác. Nhưng trong phần này ta
chỉ xem xét việc dùng lợi nhuận sau thuế để phát hành cổ phiếu thưởng như một
phương thức phân chia lợi nhuận thay thế việc chi trả cổ tức.
Thông thường, công ty phát hành thêm một lượng cổ phiếu mới và phân chia
cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu hiện họ đang nắm giữ. Như vậy, thay vì nhận cổ tức
bằng tiền, cổ đông nhận được thêm một số cổ phiếu mới không phải trả tiền. Đây
chính là quá trình vốn cổ đông hóa một phần lợi nhuận giữ lại của công ty.
Thời gian qua, có một số công ty sử dụng hình thức cổ phiếu thưởng cho các cổ
đông hiện hữu, như: FPT (30 triệu cổ phiếu), VNM (hơn 8 triệu), STB (gần 19 triệu),
REE (gần 5 triệu). Mặc dù, cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này
không được thanh toán bằng tiền mà chỉ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành,

nhưng do tâm lý không phải trả thêm tiền mà có thêm cổ phiếu nên hấp dẫn được
nhiều nhà đầu tư. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ tìm mua những cổ phiếu này trước khi chia
17

cổ phiếu thưởng (nhất là cổ phiếu của các công ty có tính thanh khoản cao), làm cho
cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc này cũng có nghĩa là doanh nghiệp giữ lại lợi
nhuận để tái đầu tư, dẫn đến gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này đã tạo tính hấp dẫn trong việc áp dụng
hình thức này đối với cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý của công ty.
Ngoài ra, cổ phiếu thưởng còn có thể áp dụng cho người làm việc trong doanh
nghiệp như là phần thưởng cho nhân viên khi đạt kết quả tốt (đây thường gọi là
chương trình ESOP) nhằm gắn kết người lao động với công ty, khuyến khích họ cống
hiến cho công ty, thu hút lao động trình độ cao. Cổ phiếu ESOP có 2 dạng cơ bản:
thưởng liền cổ phiếu cho nhân viên (các công ty Việt Nam thời gian qua sử dụng)
hoặc cho quyền mua với giá thị trường ở thời điểm tương lai (cách truyền thống được sử
dụng phổ biến tại các nước phát triển). Vừa qua, có một số công ty áp dụng phương
thức này như: Vinamilk, REE, Kinh Đô, Alphanam, Sacombank, FPT. Nhưng nếu
lạm dụng cách làm này bằng việc bán khối lượng cổ phiếu lớn với giá rẻ cho cổ đông
nội bộ sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư khác.
Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu thưởng nên có sự chọn lọc kỹ, không áp dụng đại
trà hay áp dụng cho có phong trào để thu hút nhà đầu tư. Cần phải cân nhắc cẩn thận
trước khi phát hành cổ phiếu thưởng vì có thể làm cho giá cổ phiếu bị "pha loãng",
quyền kiểm soát công ty bị ảnh hưởng, và những năm sau công ty còn cần phải trả
thêm cổ tức cho những cổ phiếu này.
Khi triển khai các chương trình ưu đãi cổ phần cho nhân viên, công ty nên chú
trọng đến các yếu tố như: Xác định mục tiêu trong từng giai đoạn của mình để trên cơ
sở đó xây dựng một chương trình cổ phần ưu đãi thích hợp. Do người lao động chưa
hiểu nhiều về ích lợi của các chương trình này, doanh nghiệp cần phải tuyên truyền để
mọi người có được sự nhận thức đúng đắn. Nếu không, chương trình sẽ không được
hưởng ứng mạnh mẽ. Công ty không nên chỉ áp dụng chương trình này cho một

nhóm ít người, như vậy sẽ không công bằng và tác dụng không cao. Khi thực hiện các
chương trình cổ phần ưu đãi công ty nên chú ý đến khía cạnh chi phí-hiệu quả. Ban đầu
có thể nâng cao tiêu chuẩn để giới hạn số người tham gia nhưng dần dần nên mở rộng
cho mọi nhân viên.

18


1.4 Quá trình chi trả cổ tức:
Các công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý. Còn ở Việt Nam thì các công ty
thường trả cổ tức 2 lần/năm.
Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản lý và sau đó được thông qua bởi
Đại hội đồng cổ đông. Có vài cột mốc thời gian chính sau:
Ngày công bố cổ tức (dividend declaration date): là ngày công ty công bố mức
chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà đầu tư
sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì; qua đó, các nhà
đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty phát ra. Vì vậy, nếu
công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phản ứng trên thị trường thường sẽ
xuất hiện rất rõ.
Ngày giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nếu các nhà đầu tư mua cổ
phiếu sẽ không được hưởng cổ tức. Do đó, giá tham chiếu của cổ phiếu ngày này
thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa
các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại.
Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền = giá đóng cửa ngày giao
dịch hưởng quyền cuối cùng - cổ tức
Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng (holder-of- record
date): là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng
cổ tức. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông
thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền hay sau 2 ngày
so với ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày mà các cổ đông sẽ
nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông).

Quy trình chi trả cổ tức







2-3 tuần 2 ngày 2- 4 tuần
Ngày
công bố
Ngày không
hưởng quyền
Ngày chốt
danh sách
Ngày thanh
toán
19

Ví dụ : Ngày 30/07/2009
Công ty cổ phần CƠ ĐIỆN LẠNH
Thông báo trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt
HĐQT CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH trân trọng thông báo đến quý cổ đông:
1.Chi trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt :
Tên cổ phiếu : Cổ phiếu CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH
Mã chứng khoán : REE
Mệnh giá : 10000VND/cổ phiếu

Loại cổ phiếu : cổ phiếu phổ thông
Mục đích : chi trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt
Nguồn chi trả : từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009
2. Tỉ lệ và ngày chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt :
Tỉ lệ thực hiện : 7% mệnh giá cổ phiếu
Ngày giao dịch không hưởng quyền : 12/08/2009
( trường hợp giao dịch thoả thuận từ 100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 12 và
13/08/2009 thì người bán không được hưởng quyền )
Ngày đăng kí cuối cùng : 14/08/2009
Ngày chi trả cổ tức : 14/09/2009
Trung tâm lưu kí CK-CN TP.HCM tạm ngừng nhận lưu kí chứng khoán REE vào
những ngày 13,14 và 17/08/2009








Ngày công bố 30/7/2008 là ngày Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua quyết
định chi trả cổ tức, cổ tức này sẽ được trả cho các cổ đông trong danh sách liệt kê vào
ngày ghi sổ - 14/08/2008. Vào ngày này, công ty lập danh sách từ các sổ chuyển giao
cổ phần của các cổ đông được nhận sổ cổ tức đã công bố.
Ngày công bố Ngày không
có cổ tức
Ngày ghi sổ Ngày chi trả

12/08 14/08 14/09 30/7
20


Các thị trường chứng khoán đòi hỏi vài ngày làm việc (trong trường hợp này là 2
ngày) trước ngày liệt kê danh sách để ghi nhận các thay đổi quyền sở hữu chứng
khoán. Ngày đầu tiên của thời gian này (12/08) gọi là ngày không cổ tức, các nhà đầu
tư mua cổ phần trước ngày này được hưởng cổ tức vào ngày 14/09, các nhà đầu tư
mua cổ phần sau ngày 12/08 không được hưởng cổ tức. Vào ngày 12/08 là ngày
không có cổ tức, giá cổ phần dự kiến sụt giảm một khoản bằng với số tiền cổ tức vì
giá trị này đã được rút ra khỏi doanh nghiệp. Chứng cứ thực nghiệm cho thấy rằng
bình quân giá cổ phần sụt ít hơn số tiền cổ tức vào ngày không có cổ tức. Trên đồ thị
ta thấy giá cổ phiếu REE vào ngày 12/08/09 đã sụt giảm còn 47000VND/CP, sau đó
tăng mạnh.
Ngày chi trả thường từ 2 đến 4 tuần sau ngày ghi sổ, trong trường hợp này là
ngày 14/09. Vào ngày này, REE gởi các chi trả cổ tức đến những người nằm trong
danh sách.


Nguồn: www.sbsc.com.vn

21

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức trong thực
tiễn của doanh nghiệp:
Trong thị trường hoàn hảo, MM không xét đến các yếu tố như chi phí giao dịch,
chi phí phát hành, thuế. Tuy nhiên, thực tế những yếu tố này tác động rất lớn đến
chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Mà chính sách cổ tức lại gửi tín hiệu đến các nhà
đầu tư, thông qua đó quyết định trực tiếp đến giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức, ảnh
hưởng đến tính thanh khoản cổ phiếu của công ty trên thị trường thứ cấp. Chính vì
vậy, nhóm nghiên cứu đã từng bước loại bỏ giả định của mô hình thị trường hoàn hảo,
nghiên cứu những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.


1.5.1 Chi phí giao dịch:
 Đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán:
Nhà đầu tư sẽ chịu chi phí giao dịch khi mua cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Khoản phí giao dịch do công ty chứng khóan thu và công ty chứng
khoán phải trích một phần chi phí giao dịch này cho sở chứng khoán. Công ty niêm yết
không nhận được khoản thu nhập nào, nên không tác động đến lợi nhuận của công ty,
nên không có tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết.
Nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của công ty cổ phần niêm yết sẽ chịu mức phí giao dịch
như sau:

BIỂU MỨC THU PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN
TÊN PHÍ MỨC THU
1.Phí sử dụng hệ thống thiết bị 20.000.000 đồng/1 thiết bị đầu cuối/năm
2.Phí giao dịch:
2.1.Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư 0,03%/trị giá giao dịch
2.2.Trái phiếu 0,0075%/trị giá giao dịch
3.Phí quản lý niêm yết hàng năm:
3.1.Niêm yết dưới 10 tỷ đồng 5.000.000 đồng
3.2.Niêm yết từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ
đồng
10.000.000 đồng
3.3.Niêm yết từ trên 50 tỷ đồng đến dưới
100 tỷ đồng
15.000.000 đồng
22

(Thông tư số 11/2006/TT-BTC ngày 21/02/2006 sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002,
và Quyết định số 1351/QĐ– BTC ngày 13/6/2008 của Bộ Tài chính)


 Đối với công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán:
Những công ty này sẽ trực tiếp thu phí giao dịch của nhà đầu tư. Khoản thu nhập
này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận tăng, công ty sẽ chi trả cổ tức nhiều
hơn. Vì vậy, chi phí giao dịch tác động không nhỏ đến các quyết định về chính sách cổ
tức.

1.5.2 Chi phí phát hành:
Hiện nay, chi phí khi phát hành cổ phần mới thường chiếm từ 5-10% tổng giá trị
đợt phát hành trong khi giữ lại 1 phần hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi
phí nên r
re
< r
ne
.
Nhiều loại phí trong hoạt động đầu tư chứng khoán đã tăng mạnh theo Thông tư
số 134/2009/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán.

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN
ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
MỨC THU
STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ
TT 110
2002
TT 134 2009
1.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty
chứng khoán

a) Môi giới 6 trđ 20 triệu đồng

b) Tự doanh 24 trđ 60 triệu đồng
3.4.Niêm yết từ 100 tỷ đồng trở lên 20.000.000 đồng
4.Phí lưu ký chứng khoán:
4.1.Lưu ký chứng khoán 2 đồng/lô chứng khoán/tháng
4.2.Chuyển khoản chứng khoán
5 đồng/lô chứng khoán
(tối đa không quá 500.000đ/1lần chuyển
khoản)
23

MỨC THU
STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ
TT 110
2002
TT 134 2009
c) Bảo lãnh phát hành 44 trđ 100triệu đồng
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán 6 trđ 20 triệu đồng
2.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty quản
lý quỹ
10 trđ 30 triệu đồng
3.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động của chi
nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư nước
ngoài
10 trđ 20 triệu đồng
4.
Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện
hoặc gia hạn giấy phép văn phòng đại diện
của tổ chức chứng khoán nước ngoài tại VN

1 trđ
1 triệu
đồng/giấy phép
5.
Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động
quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng
-
a) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 20 triệu đồng
b) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 35 triệu đồng
c) Từ 250 tỷ trở lên - 50 triệu đồng
6.
Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động
quỹ thành viên
-
a) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 10 triệu đồng
b) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 20 triệu đồng
c) Từ 250 tỷ trở lên 30 triệu đồng
7.
Lệ phí chấp thuận chào bán cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng

a) Dưới 50 tỷ - 10 triệu đồng
b) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 20 triệu đồng
c) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 35 triệu đồng
d) Từ 250 tỷ trở lên - 50 triệu đồng
8.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động công ty đầu
tư chứng khoán

a) Từ 50 tỷ đến dưới 150 tỷ - 20 triệu đồng

b) Từ 150 tỷ đến dưới 250 tỷ - 35 triệu đồng
c) Từ 250 tỷ trở lên - 50 triệu đồng
9.
Lệ phí cấp phép thành lập chi nhánh công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán trong nước

10 triệu
đồng/giấy phép
10. Lệ phí cấp phép cho cá nhân hành nghề kinh 1 triệu
24

MỨC THU
STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ
TT 110
2002
TT 134 2009
doanh dịch vụ chứng khoán và quản lý quỹ đồng/giấy phép
11.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động lưu ký
chứng khoán

6 triệu
đồng/giấy phép
12. Phí quản lý công ty đại chúng 10 triệu đồng/năm
13. Phí giám sát
a)
Đối với Sở Giao dịch và Trung tâm Giao
dịch chứng khoán


0,01% giá trị giao dịch
cổ phiếu, chứng chỉ
quỹ nhưng tối đa
không quá 20% doanh
thu phí giao dịch cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ
b) Đối với Trung tâm Lưu ký chứng khoán
10%/doanh thu từ hoạt
động thu phí lưu ký và
phí chuyển khoản

Trong chi phí phát hành có các chi phí như bảo lãnh phát hành, chi phí kiểm toán,
chi phí thuê đơn vị tư vấn, chi phí phát sinh khi nộp hồ sơ, chi phí in ấn, vận chuyển,
chi phí đăng báo, chi phí phát hành khác. Mức cao nhất lên tới 100 triệu đồng thuộc
về phí bảo lãnh phát hành chứng khoán. Các khoản chi phí phát sinh này làm chi phí
sử dụng vốn của các công ty niêm yết tăng lên, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.
Nếu một công ty thiếu vốn nhưng không muốn bỏ qua cơ hội đầu tư tốt, công ty có
thể huy động vốn bằng cách đi vay hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới, nhưng cả hai
cách này đều sẽ tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy, các doanh nghiệp thường thích giữ lại
một tỷ lệ lớn trong lợi nhuận đạt được để có đủ vốn cho các cơ hội đầu tư hơn là việc
phát hành cổ phần mới với chi phí sử dụng vốn cao. Do đó, chi trả cổ tức của doanh
nghiệp thường thấp hơn khi chi phí phát hành cao. Nhưng chính việc giữ lại lợi nhuận
này đôi khi sẽ phải đánh đổi bằng sự từ bỏ sở hữu của một số các cổ đông mà mối
quan tâm hàng đầu của họ là được hưởng cổ tức cao, ổn định.



25

1.5.3 Lạm phát:


Theo lý thuyết, khi nền kinh tế có lạm phát, doanh nghiệp buộc phải giữ lại lợi
nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động của mình.
Năm 2008, tình hình lạm phát đã kéo thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại
với những con số thực của nó. Liên tục những phiên giảm giá của thị trường trong
những tháng đầu năm 2008. Hy vọng tái lập mốc 1000 lung lay, và VN index nhanh
chóng xuống khỏi những mức mà nhiều nhà đầu tư cho rằng đã chạm đáy.

×