ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ MỸ
CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI
NHẬN THỨC TRONG CÂU TIẾNG PHÁP
- NHỮNG BIỂU ĐẠT TƯƠNG ỨNG
TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ MỸ
CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI
NHẬN THỨC TRONG CÂU TIẾNG PHÁP
- NHỮNG BIỂU ĐẠT TƯƠNG ỨNG
TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ : 5.04.08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc :
GS.TS DIÖP QUANG BAN
PGS.TS NGUYÔN THÞ VIÖT THANH
HÀ NỘI - 2004
GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
(Sử dụng trong luận án)
Ngoài những qui định chung, luận án sử dụng một số ký hiệu và chữ viết
tắt như sau:
A. CÁC KÝ HIỆU
* : Câu sai
: Tương tác qua lại
: Còn nữa
: Bao hàm
[ ] : Trích trong tài liệu tham khảo
( ) : Trích trong xuất xứ các ví dụ
B. CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E : Chủ ngôn (énonciateur)
FTA : Face threatening act (Hành động đe dọa thể diện)
P : Proposition (Mệnh đề)
NDMĐ : Nội dung mệnh đề
TTNT : Tình thái nhận thức
PV : Phỏng vấn
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và yêu cầu của luận án ……………………………………
1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ………………….…
2
3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………
3
4. Bố cục của luận án …………………………………………………
3
5. Cái mới về khoa học của luận án ……………………….……………
4
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số cách hiểu về tình thái trong ngôn ngữ ………………………
5
1.1.1. Khái niệm tình thái ………………………………………………
5
1.1.2. Tình thái trong lô gích học và trong ngôn ngữ học ……………….
10
1.1.3 Tính lịch sự của một số yếu tố tình thái nhận thức xét trên quan hệ
liên nhân
17
1.2. Tình thái hoá câu ……………………………………………………
18
1.2.1 Vấn đề tình thái trong quan hệ kết học, nghĩa học và dụng học .….
21
1.2.2 Các phương tiện tình thái trong câu ………………………
26
1.3 Vấn đề phân loại tình thái
30
1.3.1. Tình thái ngôn ngữ - Tình thái sử dụng …………………………
30
1.3.2. Tình thái của hành động phát ngôn – Tình thái của phát ngôn
30
1.3.3. Tình thái khách quan – Tình thái chủ quan ……………………….
31
1.3.4. Tình thái nhận thức - tình thái trách nhiệm ……………………….
34
1.4. Tình thái nhận thức …………………………………………………
37
1.4.1 Từ nguyên của thuật ngữ tình thái nhận thức
37
1.4.2. Khái niệm tình thái nhận thức …………………………………….
39
1.4.3. Các yếu tố ngôn ngữ biểu thị tình thái nhận thức ………
41
1.5. Tiểu kết ……………………………………………………………
46
Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT TÌNH THÁI NHẬN THỨC
TRONG CÂU TIẾNG PHÁP - NHỮNG BIỂU ĐẠT TƢƠNG ỨNG
TRONG CÂU TIÃÚNG VIỆT
2.1. Phạm trù thời của động từ tiếng Pháp - những biểu đạt tương ứng
trong tiếng Việt ………………………………… ……………
50
2.2. Thức trong động từ tiếng Pháp …… …………….………
52
2.3. Tình thái trong thời và thức của động từ tiếng Pháp
54
2.3.1. Tính tình thái của thức chỉ định ……………………….
54
2.3.2. Tính tình thái của thức subjonctif
57
2.3.3. Tính tình thái trong thức điều kiện (conditionnel) ………………
59
2.4. Tình thái hoá câu bằng động từ tình thái nhận thức ……………
60
2.4.1. Động từ tình thái chuyên dụng ………………………………
60
2.4.2. Động từ chỉ tố tình thái nội tại ………
64
2.5. Tình thái hoá câu bằng biểu thức tình thái nhận thức .……………
70
2.5.1. Miêu tả biểu thức tình thái nhận thức ……………………………
70
2.5.2. Các biểu thức tình thái nhận thức trong câu ………………………
71
2.5.3. Điều kiện kết hợp của các biểu thức TTNT trong câu … ….
82
2.6. Các biểu thức TTNT tương ứng trong tiếng Việt ………… ……
90
2.6.1. Phụ ngữ câu chỉ độ tin cậy ………………………………………
92
2.6.2. Phụ ngữ câu chỉ tình thái xét đoán …… ……………………
93
2.7. Những tương đồng và khác biệt về phương thức tình thái hoá câu
tiếng Pháp và tiếng Việt ……… ……………………………
94
2.7.1. Tương đồng ……………………… ……………………………
94
2.7.2. Khác biệt …………………… ………………………………
97
2.8. Tiểu kết ……………………………………………………………
100
Chƣơng 3. LÍ GIẢI TỪ TÌNH THÁI NHẬN THỨC
3.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của một số động từ tình thái nhận thức trong
câu tiếng Pháp và tiếng Việt ……………………………………………
103
3.1.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của lớp động từ tình thái chuyên dụng ……
104
3.1.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của lớp động từ chỉ tố tình thái nội tại … ….
110
3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa khung tình thái nhận thức và NDMĐ
128
3.2.1. Quan hệ giữa khung tình thái và nội dung biểu thị sự tri giác, tri
nhận ………
129
3.2.2. Quan hệ giữa khung tình thái và nội dung biểu thị sự nhận định
chủ quan ……
130
3.3. Mặt đối lập của tính TTNT trong thức indicatif và thức subjonctif
131
3.4. So sánh đặc trưng ngữ nghĩa của lớp động từ chỉ tố tình thái nội tại
trong câu tiếng Pháp và tiếng Việt ……… ……
133
3.4.1. Sự tương đồng …………………………………………………….
133
3.4.2. Sự khác biệt ……………………………………………………….
134
3.5. Đặc trưng ngữ nghĩa của một số biểu thức TTNT trong câu tiếng
Pháp - Những biểu thị tương ứng trong tiếng Việt …………………….
135
3.5.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của biểu thức tình thái phán xét đánh giá ….
138
3.5.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của biểu thức tình thái xét đoán .…………
144
3.6. Tiểu kết ……………………………………………………………
153
Chƣơng 4 TÌNH THÁI NHẬN THỨC VÀ PHÉP LỊCH SỰ
4.1. Yếu tố tình thái nhận thức và nguyên tắc cộng tác hội thoại ……….
157
4.2. Yếu tố TTNT và phép lịch sự trong tương tác ngôn ngữ … …
159
4.2.1. Quan điểm về phép lịch sự ………………………………………
160
4.2.2. Phép lịch sự được xây dựng trên nhu cầu giữ thể diện trong ứng
xử ……………………………………………………
162
4.2.3. Hành động giữ thể diện bằng các chiến lược lịch sự …………
163
4.2.4. Giá trị lịch sự của TTNT ……………
166
4.2.5. Chiến lược lịch sự và yếu tố TTNT ……………………………
171
4.3. Yếu tố tình thái nhận thức và hiệu quả của phép lịch sự trong giao
tiếp …………………
173
4.4. So sánh cách biểu hiện phép lịch sự trong câu tiếng Pháp và tiếng
Việt ……………………………………………………………
174
4.4.1 Nét tương đồng
174
4.4.2 Nét khác biệt
175
4.5 Tiểu kết
176
KẾT LUẬN ……………………………………………………………
178
Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài ……
182
Tài liệu tham khảo và xuất xứ các ví dụ …………………………………
183
1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và yêu cầu của luận án
Trong thời gian dài các nhà ngôn ngữ học cấu trúc hậu Saussure (1916)
chỉ quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, chú trọng đến khía cạnh
hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ. Những sự kiện có tính chất cá nhân, lời nói
bị xem nhẹ và không được quan tâm đúng mức. Từ những thập niên gần đây,
ngữ pháp chức năng và dụng học là hai trào lưu chiếm ưu thế trong nghiên
cứu ngôn ngữ. Trong hai trào lưu này thì vấn đề tình thái được quan tâm hàng
đầu, đặc biệt là tình thái nhận thức.
Theo thuyết hành động trong tương tác ngôn ngữ, các câu nói có cấu
trúc khác nhau thể hiện những mục đích và ý nghĩa khác nhau. Việc sử dụng
câu bằng các yếu tố tình thái khác nhau là vấn đề đáng được quan tâm trong
giao tiếp. Tình thái là một phần ngữ nghĩa không thể thiếu được của câu. Đặc
trưng của tình thái nhận thức là phản ánh quan điểm của người nói thể hiện
thái độ đánh giá, xét đoán, phán xét về nội dung trong câu. Quan điểm này đặt
trên mối quan hệ giữa người nói và người nghe, với thực tế và hoàn cảnh giao
tiếp. Tình thái câu đánh dấu những giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng rất đáng lưu ý
trong giao tiếp. Những đặc trưng cơ bản này của tình thái câu đã được nhiều
tác giả trong và ngoài nước đang bàn đến dựa trên những đặc trưng của nhiều
thứ tiếng khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề dạy và học ngoại ngữ chưa được quan tâm
đúng mức đến vấn đề ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu. Việc dạy ngữ pháp trong
nhà trường vẫn còn chú trọng đến ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp cấu
trúc. Trong các giáo trình dạy học tiếng Pháp, việc dạy ngữ pháp vẫn chú
trọng đến miêu tả các hình thức biểu đạt như cấu trúc câu, chưa quan tâm
đúng mức đến nghiên cứu tình thái câu một cách có hệ thống. Vậy việc làm rõ
nét các giá trị ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của yếu tố biểu thị tình thái câu nói
chung và TTNT có mặt trong câu tiếng Pháp và tiếng Việt là cần thiết đối với
người học để giao tiếp. Bởi vì xét trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng, hai
giá trị này tác động lẫn nhau trong biểu đạt câu nói. Hơn nữa, sự đối chiếu
2
tương đồng và khác biệt về cách biểu đạt tình thái nhận thức trong câu của hai
thứ tiếng là điều còn mới mẻ tại Việt Nam. Qua việc lý giải phân tích yếu tố
TTNT trong câu của hai thứ tiếng, luận án có thể giải quyết được một số vấn
đề còn băn khoăn về mối quan hệ giữa tình thái và nội dung câu tiếng Pháp
đối với việc lĩnh hội một ngoại ngữ trong dạy / học. Đồng thời đề tài hy vọng
đóng góp phần nhỏ vào việc biên soạn sách song ngữ về ngữ pháp - ngữ nghĩa
thuộc phạm trù này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nội dung nghiên cứu chính của đề tài là tình thái hoá với yếu
tố TTNT và lí giải các giá trị ngữ nghĩa có liên quan đến giá trị sử dụng của
chúng trong câu. Tình thái câu được biểu đạt bằng các phương tiện ngữ âm,
phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp, và từ vựng - ngữ pháp trong
những cấp độ khác nhau. Quá trình miêu tả phân tích và lý giải các phương
thức biểu đạt tình thái nhận thức ở hai thứ tiếng; luận án chú trọng đề cập đến
ba phương tiện cuối cùng ở cấp độ câu.
Nội dung của luận án sẽ đề cập đến vấn đề tình thái nói chung và
TTNT nói riêng. Sự có mặt của các yếu tố TTNT trong câu sẽ được miêu tả
và phân tích trên ba bình diện : Phương thức tình thái hoá đồng thời phân tích
và lý giải , giá trị ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của các yếu tố này trong câu.
Luận án sẽ không đặt nặng vấn đề đối chiếu so sánh hai loại hình ngôn
ngữ Pháp – Việt, mà chỉ trình bày những biểu đạt tương ứng của các yếu tố
TTNT được dựa trên các hình thức kết hợp, giá trị ngữ nghĩa và giá trị sử
dụng trong câu tiếng Pháp và dịch tương ứng tiếng Việt. Phần nội dung đề
cập đến giá trị sử dụng của các yếu tố TTNT, đề tài cũng chỉ nhấn mạnh đến
tính lịch sự của các yếu tố này, xét trên mối quan hệ liên nhân.
Để thực hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra trên đây, luận án triển
khai nội dung nghiên cứu bằng cách phân tích, lí giải các yếu tố TTNT trong
mối quan hệ với thời và thức của nội dung mệnh đề theo dạng thức.
Khung tình thái Nội dung mệnh đề
(Yếu tố TTNT) ( Thức + Thời )
3. Phương pháp nghiên cứu
3
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp các phương pháp chính
sau đây:
3.1 Phương pháp diễn dịch
Luận án sẽ thừa kế và vận dụng các thành tựu về mặt lý luận có liên
quan đã được công bố để xây dựng cho phần lý luận và giải thích trong nội
dung. Mặc dù việc miêu tả, phân tích và lý giải các yếu tố TTNT ở cấp độ câu
được đặt trên nền tảng mô hình của ký hiệu học tam phân: Kết học - Nghĩa
học và Dụng học; nhưng luận án không phủ nhận các thành tựu của trường
phái ngôn ngữ học truyền thống. Phương pháp nghiên cứu sẽ dẫn từ những
nguyên lý chung để đi đến những kết luận riêng.
3.2 Các phương pháp khác được sử dụng phối hợp
Phương pháp miêu tả cũng là một trong những phương pháp được sử
dụng phối hợp chính trong lĩnh vực miêu tả câu. Ngoài ra luận án còn vận
dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp cải biên.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích - so sánh.
- Phương pháp phân loại cấu tạo và ý nghĩa.
4. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận án gồm bốn chương với
các nội dung sau:
4.1. Chương 1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến luận án
Nội dung của chương này trình bày những vấn đề lý luận có liên quan đến
luận án. Hai khái niệm chính được miêu tả và giải thích trong chương này là:
- Tình thái của câu nói chung.
- Tình thái nhận thức và các yếu tố biểu đạt tình thái này trong câu.
4.2. Chương 2 Phương tiện biểu đạt tình thái nhận thức trong tiếng
Pháp - Những tương ứng trong tiếng Việt
Đây là một trong những chương chính của luận án. Nội dung của
chương này trình bày về sự tình thái hoá câu bằng phương tiện từ vựng - ngữ
pháp - Sự có mặt của các yếu tố này được các nhà nghiên cứu về ngữ pháp -
4
ngữ nghĩa gọi là tình thái hoá câu. Tình thái hoá câu là sự kết hợp của các yếu
tố tình thái nhận thức với nội dung mệnh đề (P). Kiểu kết hợp này tạo nên sự
tương tác qua lại về mặt cú pháp - ngữ nghĩa giữa hai vế tình thái - nội dung.
Nội dung chương 2 đặt nền tảng cho việc giải thích, phân tích tính tình thái
nhận thức và phép lịch sự trong sử dụng các yếu tố này ở cấp độ câu trong các
chương 3 và 4.
4.3. Chương 3 Lý giải tính tình thái nhận thức
Nội dung của chương này thể hiện mục đích nghiên cứu của luận án.
Sự có mặt của các yếu tố TTNT trong câu về phương diện nghĩa, chúng biểu
thị những tình thái nhất định. Mối quan hệ giữa tình thái - nội dung đánh dấu
những giá trị tình thái và đặc trưng ngữ nghĩa quan trọng trong câu. Hai nội
dung chính của tình thái nhận thức sẽ được đề cập đến đó là:
- Tình thái phán xét đánh giá ( Jugement évaluatif ).
- Tình thái xét đoán : hiện thực / không hiện thực / phản hiện thực.
4.4. Chương 4 Tình thái nhận thức và phép lịch sự
Việc trình bày giá trị sử dụng các yếu tố TTNT câu chỉ xét trên mối quan
hệ liên nhân. Ba nhân tố quan trọng trong sử dụng các yếu tố TTNT trong giao
tiếp đó là : Xuất phát từ giá trị tình thái và đặc trưng ngữ nghĩa, các yếu tố này đáp
ứng nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên lý lịch sự nhằm mục đích giao tiếp
được thuận lợi. Câu, lời, không chỉ chứa đựng nội dung miêu tả, nội dung thông
tin mà xuyên qua tính tình thái và đặc trưng ngữ nghĩa, nó còn chứa đựng nội
dung quan hệ liên nhân. Giá trị sử dụng của các yếu tố TTNT không những chỉ
biểu đạt đặc trưng ngữ nghĩa mà qua tính tình thái này chúng còn thể hiện phép
lịch sự, làm cho cuộc giao tiếp thuận lợi.
5. Cái mới về khoa học của luận án
Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã đề cập đến rất
nhiều vấn đề tình thái. Thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này đã đem lại nhiều
kết quả rất đáng được lưu ý . Cho đến nay có thể nói rằng, nghiên cứu một
cách hệ thống các yếu tố TTNT trên ba bình diện: phương thức kết hợp, đặc
trưng ngữ nghĩa và giá trị sử dụng là vấn đề nghiên cứu rộng và đang mở ra
nhiều hướng khác nhau.
5
Tuy nhiên với đề tài và hướng nghiên cứu này, chúng tôi có thể khẳng
định luận án có những đóng góp trong thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ với các
kết quả sau:
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề tình thái hoá câu
bằng các yếu tố TTNT có tính hệ thống.
- Luận án cũng là công trình đầu tiên phân tích lý giải tính tình thái, các
đặc trưng ngữ nghĩa và giá trị sử dụng câu có chứa các yếu tố TTNT một cách
hệ thống.
- Xuất phát từ sự so sánh khác biệt giữa phương thức biểu đạt của tiếng
Pháp và tiếng Việt, người học cần nắm rõ cấu trúc, ý nghĩa và giá trị sử dụng
các yếu tố tình thái nhận thức. Bởi vì hình thức biểu đạt TTNT của hai thứ
tiếng có những tương đồng và khác biệt đáng lưu ý. Đây là những yếu tố quan
trọng cần thấu hiểu để người học lĩnh hội những đặc trưng ngữ nghĩa và giá
trị sử dụng của chúng trong câu.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể có những đóng góp tích cực
trong lĩnh vực dạy / học tiếng Pháp với phương pháp dạy học được đổi mới
hiện nay, trong nhà trường với mục đích học để giao tiếp.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Để tổng quan về khái niệm tính thái nói chung và TTNT nói riêng,
chương 1 của luận án sẽ đề cập đến những vấn đề sau:
1. Một số cách hiểu về tính thái trong ngôn ngữ
2. Tính thái hoá câu
3. Vấn đề tính thái trong quan hệ với kết học, nghĩa học và dụng học.
4. Các phương tiện biểu thị tính thái trong ngôn ngữ.
5. Vấn đề phân loại tính thái.
6. Tính thái nhận thức và các yếu tố TTNT trong câu
1.1. Một số cách hiểu về tình thái trong ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm tình thái
Tính thái câu nói chung và khái niệm TTNT nói riêng đã được nhiều
nhà ngôn ngữ học bàn đến trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp.
Tuy nhiên, cách hiểu về khái niệm tính thái chưa được nhất quán giữa các nhà
nghiên cứu khác nhau.
- Ở phương Tây, các nhà ngôn ngữ học đều coi tính thái thuộc phạm trù
ngữ nghĩa, khác với phạm trù ngữ pháp. Nhưng tính thái không phải là thứ
ngữ nghĩa của nghĩa học hiểu theo truyền thống, mà là một phạm trù ý niệm
(catégorie conceptuelle) trong sự biểu đạt câu nói. Dictionnaire de
linguistique et des sciences du langage định nghĩa “ tình thái xác định thực
trạng của câu : câu xác nhận, câu mệnh lệnh hay câu nghi vấn. ( La modalité
définit le statut de la phrase : assertion, ordre ou interrogation) “.[107 tr 305]
" Theo Ch.Bally, trong sự phân tích nghĩa của câu, cần phải phân biệt
hai yếu tố khác nhau: " Dictum" và "Modus". Dictum (sự tình thuần tuý) được
xem ngoài sự can thiệp của người nói. Modus ( tình thái) là một chuổi yếu tố
chỉ ra rằng sự tình được xem xét như hiện thực hay phi hiện thực, mong muốn
hay không mong muốn, được chấp nhận một cách vui vẻ hay luyến tiếc từ
người nói hoặc từ người khác. Như vậy toàn câu được làm rõ nét bằng một
7
tình thái hiển ngôn (modalité apparente) hay hàm ẩn (implicite). Các thức
(modes) thuộc phạm trù ngữ pháp là một trong những phương tiện được sử
dụng để diễn đạt tình thái. Tình thái câu cũng có thể là dạng câu chêm xen
(une incise) hoặc dạng mệnh đề như “je crois(tôi tin), je crains que ” (tôi sợ
rằng). Các trạng từ ( adverbes ) cũng thường đóng chức năng tình thái của
câu. [107; tr 305,306].
Dựa vào khái niệm tính thái của Ch. Bally, như đã trìch dẫn trên đây,
có thể phân tìch tình tính thái của câu như sau:
Vì dụ:
(1) Loan est venue. (Loan đã đến rồi.)
(2) Je pense que Loan viendra. (Tôi nghĩ rằng Loan sẽ đến.)
(3) Loan ne viendra jamais. (Loan sẽ không bao giờ đến.)
Trong ba câu nói trên đây, nội dung cốt lõi của câu là sự việc được diễn
tả bằng những yếu tố ngôn ngữ, đó là chủ ngữ “Loan” và vị ngữ “đến”. Nội
dung “Loan đến”, theo Charles Bally, được tách khỏi phần tính thái, tức phần
chỉ thái độ của người nói được lồng trong nội dung này. Phần tính thái có mặt
trong ba câu trên làm cho nội dung “Loan đến” mang sắc thái khác nhau.
Ở câu (1) tính thái là sự việc đã được thừa nhận và đã xảy ra trên thực
tế. Trong tiếng Pháp, tính thái này, thể hiện ở thời quá khứ và thức chỉ định
(mode indicatif) được gắn với động từ “venir” (est venue). Trong tiếng Việt,
tính thái của câu (1) thể hiện ở các hư từ “đã”, “rồi” kèm theo với động từ,
biểu đạt sự tính đã được khẳng định đã xảy ra trên thực tế. Vậy tính thái của
câu (1) là tính thái hiện thực đã xảy ra trong thực tế.
Ở câu (2) tính thái là một nhận định được kết hợp trong dạng câu ghép,
bao gồm : Mệnh đề chình “Je pense” được kết hợp bằng động từ cảm nghĩ
“penser” với chủ ngữ “Je”; tạo nên sắc thái chủ quan trong nhận thức. Đây là “
kiểu tình thái hoá câu nói bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp ’’. Mệnh đề
chình được ghép với mệnh đề phụ “que Loan viendra” làm cho NDMĐ giảm
bớt tình khẳng định. Có nghĩa là việc “Loan sẽ đến” chỉ nằm trong tư duy của
người nói và trên thực tế là chưa xảy ra. Câu nói biểu thị tính thái nhận định
mang tình chủ quan về khả năng có thể xảy ra đối với nội dung “Loan sẽ đến”.
8
Ở câu (3) tính thái của câu được biểu đạt bằng sự kết hợp trạng ngữ phủ
định “ ne jamais” (không bao giờ) đánh dấu tính thái phủ định về sự tính “Loan
đến”. Tương ứng với tính thái này, của tiếng Việt, phụ ngữ “không bao giờ” cũng
có tầm tác động vào cấu trúc NDMĐ của câu, biểu thị tính thái phủ định của hành
động đến của Loan.
Vậy cùng một nội dung là “Loan đến”, ba câu nói biểu đạt ba loại tính thái
khác nhau. Câu (1) biểu thị tính thái khẳng định sự việc đã được thừa nhận là
“Loan đến”. Câu (2) TTNT biểu đạt sự nhận định về một khả năng xảy ra trong
tương lai mang tình chủ quan. Câu (3) tính thái là sự phủ định không có thật trong
thực tế.
Cách nhín nhận tính thái câu như vậy, Ch. Bally cho rằng: ở phát ngôn
bất kỳ đều có biểu hiện sự đối lập nội dung cái được nói đến (dictum) với sự
đánh giá của cá nhân về sự việc được trính bày trong câu.
Các nhà ngôn ngữ học sau Ch. Bally về cơ bản chia sẻ quan điểm của
ông. Trong số những nhà ngôn ngữ học này có Lyons (1977),(76 tr 425),
palmer (1986) [77], Benveniste (1974) [84], Halliday (1989) [35], Caron
(1989) [87], Charaudeau (1985) [88], Kerbrat.Orecchioni (1999) [112], Vion
(1992) [128], Chomsky [90] .v.v Cụ thể Lyons định nghĩa: "Tình thái là thái
độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị, hay sự tình mà
mệnh đề đó miêu tả "[76 tr 425]. Trong cuốn "Mood and Modality", khi
nghiên cứu khảo sát về tính thái, Palmer (1986) ghi nhận rằng "cách định
nghĩa tình thái là "ý kiến hoặc thái độ " của người nói của Lyons tỏ ra là có
hứa hẹn" [77 tr 2].
Dựa vào cơ sở phân tìch của các câu (1), (2), (3) trên đây, có thể nói
rằng tính thái là đặc trưng cơ bản của cấu tạo câu. Đặc trưng này được thể
hiện qua bốn vấn đề mà Palmer ( 1986) đã lưu ý khi nghiên cứu câu.
- Thứ nhất phải xác định một phạm trù tình thái: Phạm trù ở đây là phạm
trù ngữ nghĩa bao gồm tính tình thái, thái độ và quan niệm của người nói.
- Thứ hai, về vấn đề các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái, cần chú ý
đến mức độ sử dụng các phương tiện biểu thị tình thái nhiều hay ít hoặc cách biểu
hiện như thế nào. Chẳng hạn như “thức” trong các ngôn ngữ biến hình là sự
9
đánh dấu tình thái. Còn những ngôn ngữ khác có thể sử dụng hệ thống động từ
tình thái hay các loại tiểu từ tình thái.
- Thứ ba, tính chất qui ước của phương tiện biểu hiện tình thái: Không
có quan hệ một đối một giữa hình thức biểu đạt và ý nghĩa tình thái.
- Thứ tư, sự biểu hiện các phạm trù ngữ pháp như thời, số, ngôi và các
thức trong các ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy không thể xem
xét một cách máy móc về sự biểu hiện tính tình thái trong các ngôn ngữ. [
Phỏng theo77 tr 33]
Vậy có thể nói rằng tính thái là phạm trù ngữ pháp - ngữ nghĩa biểu thị
quan hệ của người nói với phát ngôn và quan hệ của nội dung phát ngôn với
hiện thực khách quan.
Trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chức năng”, khi bàn đến một phán
đoán Halliday cho rằng “Trong một nhận định, tình thái là sự thể hiện quan
điểm của người nói” [35 tr 181]. Khi bàn đến tình phân cực, ông viết : “Tình
thái liên quan đến khu vực ý nghĩa nằm giữa hai cực có và không - vị trí trung
gian giữa cực khẳng định và cực phủ định. Cái mà tình thái hàm chỉ một cách
cụ thể hơn sẽ phụ thuộc vào chức năng lời nói cơ bản của cú.” [35 tr 560]
Chẳng hạn trong tiếng Pháp, câu phán đoán về sự tính được phản ánh
bằng các yếu tố và phương thức ngữ pháp sau :
(4) Jacques est venu, peut - être. ( Có thể là Jaques đã đến.)
Trong (4) yếu tố tính thái “peut - être” (có thể) tác động vào câu có thức
chỉ định tạo nên tính thái khả năng xác suất hoặc có hoặc không, chỉ sự nhận
định, thuộc tính thái xét đoán.
Tác giả người Nga V. N. Bondarenko cho rằng "Tình thái là một phạm trù
ngôn ngữ chỉ đặc điểm của các mối quan hệ khách quan được phản ánh trong
nội dung của câu và chỉ ra mức độ của tính xác thực về nội dung của chính câu
đó theo quan niệm của người nói ( tình thái chủ quan) " [dẫn theo 70 tr 48]
Trong cuốn The Encyclopida of language and linguistics ( volume 5),
Kiefer (1994) giải thìch cách hiểu tình tính thái của Ch. Bally như sau : Một
cách nhín khác về tính thái, đồng nhất nó với sự đánh giá của người nói đối
10
với sự tính ( ). Vậy "Tình thái là thái độ tri nhận, tình cảm, hay niềm tin đối
với một sự tình, từ góc độ nhìn nhận, đánh giá của người nói." [75 tr 2516 ]
(Modality can be defined as the speaker‘s cognitive, emotive, or volitive
attitude toward a state of affairs [75 tr 2516]). Còn bản thân Kiefer thí hiểu
tình tính thái như sau : " Thực chất của "tính tình thái" gồm trong việc tạo lập
tính tương đối của hiệu lực các ý nghĩa câu với một tập hợp các thế giới có
thể có" ( " The essence of " modality" consists in the relativisation of the
validity of sentence meanings to a set of possible worlds ") [75, tr 2515].
- Ở Việt Nam, vấn đề tính thái đang được các nhà ngôn ngữ học quan
tâm và có những khái niệm gần giống nhau giữa các nhà nghiên cứu. Hoàng
Tuệ định nghĩa: “Tình thái là một khái niệm trong sự phân tích theo cách nhìn
tìm đến thái độ của người nói trong hoạt động phát ngôn, tức cũng là tìm đến
tác động ngữ dụng. Tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong
thực tế hoạt động ngôn ngữ.” [67]
Những kiểu phát biểu có ý nghĩa tương tự về khái niệm như trên đây đã
được các tác giả Lê Quang Thiêm [62], Hoàng Phê [47], Hoàng Trọng Phiến
[48], Cao Xuân Hạo [32], Đỗ Hữu Châu [16], Diệp Quang Ban [5], Phạm
Hùng Việt [70], Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp [64], Nguyễn Ngọc
Trâm [65] trính bày trong các tài liệu.
Điểm qua một số định nghĩa và khái niệm về tính thái nêu trên, có thể
nói rằng các nhà ngôn ngữ học hiện đại Đông - Tây đều nhận ra rằng tính thái
là một phạm trù ý niệm chỉ thái độ tri nhận của chủ ngôn trong câu nói. Cho
nên việc nghiên cứu tính thái câu không chỉ nghiên cứu, nhận xét cách nói,
cách viết (người ta nói và viết như thế nào) mà cần phải tím hiểu tại sao người
ta không nói kiểu này mà lại nói kiểu khác.
Tính thái là một khái niệm mang tình phổ quát trong ngôn ngữ học.
Tính thái được các nhà ngôn ngữ học xem như là phạm trù ngữ pháp – ngữ
nghĩa, biểu thị quan hệ giữa nội dung lời nói và hiện thực bằng các hính thái
như: thức của động từ (trong các ngôn ngữ biến hính), tính thái từ, ngữ điệu,
các kiểu câu xét theo mục đìch nói. Tình tính thái có mặt ở những cấp độ khác
nhau trong tổ chức của một ngôn ngữ, đáng kể nhất là ở các bậc câu. Trong khi
11
phân tìch về tính thái trong câu nói, nhiều tác giả ở nước ngoài và trong nước
đã có những cách phát biểu khác nhau, nhưng tựu trung tất cả đều đề cập đến
phạm trù ngữ nghĩa và giá trị sử dụng chúng trong hoàn cảnh giao tiếp.
1.1.2 Tình thái trong lô gích học và ngôn ngữ học
Con người không thể tư duy nếu không dùng đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
công cụ tư duy, là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp. Trong giao tiếp, con
người cũng thông báo, biểu đạt tư tưởng, chứng minh thuyết phục, lập luận,
chất vấn, vv Những hoạt động này thể hiện tư duy. Do vậy mà ngôn ngữ có
những quy luật ngôn từ để biểu hiện, phản ánh tư duy và tiếp nhận thông tin.
Để miêu tả và nghiên cứu những hiện tượng khác nhau trong ngôn ngữ
tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã vận dụng đến tình lô gìch trong ngôn ngữ học
đó là: lô gìch mệnh đề, lô gìch vị từ, lô gìch tính thái, lô gìch thời gian, lô gìch
đa trị vv Nhờ vào các kiểu lô gìch này mà nhiều hiện tượng ngôn ngữ được
miêu tả và phân biệt với nhau, chẳng hạn như lô gìch tính thái là công cụ tốt để
miêu tả và khảo sát những hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến các yếu tố tính
thái.
Vì dụ:
(5) Mọi người có thể thấy được vấn đề.
(6) Mọi người phải thấy được vấn đề.
Hai câu trên đây biểu thị hai nội dung tính thái khác nhau : khả năng
"có thể” hoặc tất yếu “phải” về sự kiện “thấy được vấn đề”. Trong mỗi câu
trên đây đều có hai thông tin: Thông tin sự kiện “thấy được vấn đề” và thông
tin tính thái thể hiện ở các yếu tố “có thể”, “phải” biểu thị tình có thể hay tình
tất yếu.
Các ngôn ngữ cũng đặt ra hàng loạt những vấn đề về tính thái cho lô
gìch mà các nhà lô gìch học là những người đầu tiên quan tâm đến vấn đề tính
thái trong ngôn ngữ. Trong số các nhà nghiên cứu về lô gìch thí Aristote là
người đầu tiên đề cập đến tính thái trong lô gìch học khi nghiên cứu về tính
thái, các nhà lô gìch học quan tâm xây dựng các khái niệm tính thái như là cái
hiện thực, cái tất yếu, cái khả năng, để cố gắng thoát khỏi các thuật ngữ
12
ngôn ngữ học. Như vậy, khái niệm tính thái gắn liền với sự phán đóan về
tình tất yếu, tình khả năng và xác nhận tình hiện thực.
Trái lại, các nhà ngôn ngữ học nhín nhận yếu tố tính thái là những ký
hiệu được sử dụng và phải phân tìch các yếu tố ký hiệu này đã được từ ngữ
hoá trong ngôn ngữ tự nhiện cụ thể. Lớp từ ngữ biểu thị tính thái có tình đa
nghĩa. Sự có mặt của từ tính thái trong câu có thể biểu đạt những ý nghĩa khác
nhau. Trên bính diện nghĩa học thí các lớp từ TTNT có chức năng cú pháp -
ngữ nghĩa khác với lớp từ tính thái trách nhiệm.
Vì dụ :
( 7 ) Ba có thể làm được việc ấy.
“ Có thể “ trong câu này có hai cách hiểu :
- Cách thứ nhất là “Ba“ được nhín nhận theo trách nhiệm được cho phép.
Nói cách khác là “Ba“ được phép làm công việc ấy. Câu nói thuộc tính thái
trách nhiệm.
- Cách thứ hai là câu nói đề cập đến khả năng nội tại của “Ba” do người nói
nhận định. “Ba” có năng lực làm được công việc ấy. Câu nói thuộc vào
TTNT.
Trong TTNT thí tính thái “có thể” (possibilité) đối lập với tính thái
“xác nhận” (assertion).
Vì dụ:
(8) Phải 100
o
nước mới sôi.
“Phải” chỉ tính thái xác nhận tình tất yếu (nécessité) chỉ hiện tượng tất
yếu không thể bác bỏ được của câu nói.
(9) Có thể nó đi rồi.
“Có thể” chỉ tính thái nhận định, phỏng đoán sự việc “đi” của nó.
Vậy có thể nói rằng mỗi cách biểu đạt tính thái trong câu đều mang sắc thái
ngữ nghĩa riêng biệt. Mỗi từ tính thái ứng với hoàn cảnh cụ thể của câu nói.
Trong ngôn ngữ, các TTNT của câu làm thành một bảng màu cực kỳ đa
dạng, trong đó phần lớn đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tình hiện
thực, tình tất yếu và tình khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có
nhiều cách biểu hiện khác nhau .
13
1.1.2.1. Tình thái câu và tình thái của nội dung mệnh đề.
Nội dung của bất kỳ một lời phát ngôn nào cũng chứa đựng một tính
thái. Những tính thái có thể coi như có đánh dấu trong câu được phân biệt
làm hai loại : Tính thái của câu khác với tính thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân
thuộc nội dung mệnh đề.
a) Tính thái của câu (modalité de la phrase) phản ánh thái độ tri nhận,
tri giác và niềm tin của người nói đối với điều được nói ra. Cách người nói
đánh giá tình hiện thực hay phi hiện thực, giới hạn của tình hiện thực, mức độ
của tình xác thực, của tình tất yếu, tình khả năng hoặc tình phản hiện thực của
điều được thông báo hay được bàn đến trong câu.
Vì dụ :
(10) Au lieu d ' un tournoi, vous avez une émeute. (3 tr 262)
(Đáng lẽ là một trận đấu, các anh lại làm một cuộc khởi loạn.
- Yếu tố Au lieu de (Đáng lẽ hoặc thay vì) trong (10) biểu thị tính thái
phản hiện thực của câu.
b) Tính thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể
hiện của hành động, quá trính, trạng thái hay tình chất do NDMĐ biểu đạt.
Chẳng hạn như trong tiếng Pháp trạng ngữ “ne jamais” đánh dấu tầm
tác động phủ định vào một cấu trúc vị ngữ hạt nhân.
Vì dụ:
(11) André ne marche jamais. (André chẳng bao giờ đi bộ.)
Trong (11), trạng ngữ “ne jamais” tác động vào vị ngữ “marche”
đánh dấu tính thái phủ định của cấu trúc vị ngữ hạt nhân.
Tính thái của câu có thể biểu thị bằng nhiều phương tiện khác nhau
như: vị từ tính thái, trợ từ tính thái, trạng ngữ, quán ngữ Một trong những
vấn đề ngữ pháp - ngữ nghĩa liên quan đến tính thái, là tầm tác động của các
yếu tố tính thái câu.
1.1.2.2. Tính tình thái và Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Trong tương tác ngôn ngữ, Grice đã nêu lên các nguyên tắc cộng tác trong
hội thoại. Ông cho rằng phải có một cơ chế chi phối việc sáng tạo và lĩnh hội lời
nói. Bởi ví nhận thức của con người phong phú và phức tạp. Làm cho người
14
khác hiểu được đầy đủ và chình xác nhận thức của mính không phải là dễ. Vấn
đề là phải giải thìch như thế nào để người nghe hiểu được người nói. Ví vậy, ông
đã đề xướng “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” trong tương tác ngôn ngữ.
Nguyên tắc này được phát biểu một cách tổng quát như sau:
Hãy làm cho phần đóng góp của bạn đúng như nó được đòi hỏi, đúng
vào giai đoạn mà nó xuất hiện, bởi cái mục đìch và cái phương hướng đã
được chấp nhận của lần trao đổi bằng lời mà bạn được tham dự.
a. Các phương châm
Phương châm về lượng (the maxim of quantity)
- Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có chứa đủ thông tin như nó
được đòi hỏi (đối với mục đìch hiện hữu của lần trao đổi đó).
- Không làm cho phần đóng góp của bạn chứa nhiều tin hơn đang được
đòi hỏi.
Phương châm về chất (the maxim of quality)
Cố gắng làm cho sự đóng góp của bạn là chân thực.
- Không nói điều bạn tin là không chân thực.
- Không nói điều bạn không chứng minh thoả đáng được.
Phương châm về quan hệ (the maxim of relation)
Phải thìch dụng.
Phương châm về cách thức (the maxim of manner)
Phải rõ ràng.
- Tránh diễn đạt tối nghĩa.
- Tránh mơ hồ.
- Phải ngắn gọn (tránh dài dòng không cần thiết).
- Phải có thứ tự.
(Theo Grice, 1975) [Dẫn theo 72 tr 78]
Trong giao tiếp, hội thoại hàng ngày, việc vi phạm các phương châm hội
thoại là có dụng ý của người nói để tạo ra hiệu quả giao tiếp như mong muốn, đôi
khi sự cố tính vi phạm các phương châm hội thoại là một chiến lược giao tiếp.
Trong sử dụng ngôn ngữ, sự vi phạm chuẩn mực một cách cố ý, gây ra
một số hiệu quả nhất định cũng là một loại tính thái sử dụng. Những vi phạm
15
về lượng, về chất, về cách thức và về quan hệ là những biểu hiện của những
tính thái riêng nhằm gây nên một hiệu quả nào đó.
Việc sử dụng các TTNT cũng là một trong chiến lược giao tiếp. Thì dụ để
phán xét một sự việc, đánh giá một sự kiện hay phát biểu ý kiến về một vấn đề
đang được đặt ra, người nói thường lựa chọn cấu trúc câu, lựa chọn ngôn từ để
sử dụng sao cho người nghe không bị xúc phạm. Các từ tính thái là những yếu tố
được sử dụng trong câu thường tạo nên dấu ấn mang màu sắc cá nhân làm thay
đổi sắc thái của thông điệp hoặc làm cho thông điệp có nét riêng. Những yếu tố
biểu đạt TTNT làm chức năng giới hạn tình chân lý, giới hạn sự xác tìn của nội
dung câu trong phạm vi ý kiến, quan điểm nhận thức của người nói.
Vì dụ :
(12) Personnellement, je ne crois pas à la culpabilité du lamaneur. Mais je
peux me tromper. (33 tr 127)
(Theo tôi, nếu tôi không nhầm thì người chỉ đường không có tội.)
Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trên đây như “personnellement”
(theo tôi) “Mais je peux me tromper” (nếu tôi không nhầm) là những yếu tố
tính thái được sử dụng để tránh gây một ý nghĩ áp đặt ở người nghe về ý kiến
đối với sự tính mà người nói muốn đề cập đến trong nội dung “người dẫn
đường không có tội”.
Câu nói được sử dụng đồng thời hai yếu tố biểu thị tính thái mang sắc
thái cá nhân chủ quan. Theo nguyên tắc hội thoại, người nói vi phạm phương
châm về cách thức và phương châm về lượng. Đây là sự vi phạm cố ý trong
chiến lược giao tiếp .
b. Yếu tố rào đón
Trong khi giải thìch các phương châm nguyên tắc cộng tác hội thoại
của Grice, Jule cũng nhận thấy rằng có những kiểu diễn đạt mà người nói sử
dụng để ghi nhận rằng họ có nguy cơ là không gắn bó đầy đủ với những
nguyên tắc cộng tác hội thoại. Những kiểu diễn đạt như thế được thể hiện
trong các yếu tố biểu thị tính thái, được ông gọi là lời “rào đón” (“hedges”)
16
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, những yếu tố tính thái như trong câu
(12) là những phương tiện dùng để tác động vào nội dung, vào ý nghĩa của
câu theo mục đìch giao tiếp nhất định của người nói.
Những yếu tố biểu thị tính thái của câu như đã phân tìch trên đây, xét
về cấu trúc câu, đã được một số tác giả gọi là những “phần biệt lập”, phần
nằm ngoài cấu trúc cú pháp mệnh đề của câu. Chúng là những yếu tố ngôn
ngữ biểu hiện ý của người nói.
Tác giả Diệp Quang Ban trong “Câu đơn tiếng Việt” đã miêu tả các
yếu tố biểu thị tính thái trong câu bằng thuật ngữ “yếu tố rào đón”. Chúng
không thuộc cấu trúc cú pháp của mệnh đề thông báo. Theo ông, những yếu
tố này thường xuất hiện trong tiếng Việt với các chức năng sau:
- “Là những yếu tố ngôn ngữ gắn với sự đánh giá tầm quan trọng đáng
được lưu ý của điều được nói đến, có tác dụng định hướng cho người nghe
nhận biết được ý nghĩa của thông điệp:” [3]
Vì dụ : Có điều đáng chú ý là , nói thật chứ , thật lòng mà nói v.v
- Là những yếu tố ngôn ngữ dẫn nhập một sự tính như là một kết luận:
Vì dụ : Nói chung là , nói vắn tắt là , tóm lại là , vv
- Là những yếu tố ngôn ngữ làm chức năng giới hạn chân lý của
NDMĐ vào phạm vi ý kiến, quan điểm của người phát ngôn, mang tình chất
chủ quan:
Vì dụ: Theo tôi thí , tôi nghĩ rằng , nếu tôi không nhầm thí , tôi cho
rằng , vv
- Là những yếu tố ngôn ngữ mà qua đó người nói không bảo đảm tình
chân thực của điều được nói ra trong nội dung của phát ngôn”. [3]
Vì dụ: Tôi không nhớ rõ lắm nhưng , nghe đâu , hính như , có lẽ ,
có thể , vv
Những yếu tố ngôn ngữ trên biểu thị ý của người nói mang những sắc
thái riêng trong câu tiếng Pháp cũng như trong câu tiếng Việt.
Vì dụ:
(13) Il était malheureusement un peu sourd. (26 tr 441)
(Khổ một nỗi, ông ta hơi nặng tai.)
17
(14) J ’ai eu l’imprudence de lui faire remarquer qu’il s’agissait d’une
maison très fermée. (27 tr 206)
(Tôi bất cẩn đã cho nó biết rằng đó là một gia đính rất kìn kẽ.)
(15) Pour tout dire en un mot, ce jeune homme était une image vivante de
l’Antinoüs. (27 tr 190)
(Nói vắn tắt, chàng trai ấy là một hính ảnh sống của Antinoüs.)
(16) Après tout, elle était complice. (33 tr 239)
(Nói cho cùng thì cô ấy đã tòng phạm.)
(17) À vrai dire, chasser de tels êtres, ce n’est pas possible. (26 tr 70)
(Nói thực, xua đuổi những kẻ như thế ấy là không được.)
(18) Je me suis peut - être mal exprimé. (26 tr 66)
(Có lẽ là ta diễn đạt chưa rõ)
(19) Elle pleurait, paraît - il. (17 tr 447) (Hình như cô ấy khóc.)
Những yếu tố ngôn ngữ biểu thị TTNT xuất hiện trong lời nói rất đa
dạng và phong phú. Đó là một số trạng ngữ (locutions adverbiales), danh ngữ,
ngữ cố định (expression figeé) vv được quen dùng với mục đìch tác động
vào ý tưởng, vào NDMĐ của câu theo ý định của người nói.
Với tác dụng này, phần tính thái được xem như là một bộ phận cần thiết
trong câu. Về ý nghĩa sử dụng, phần tính thái được dùng để nêu các ý nghĩa
về quan hệ có liên quan đến người nói, đến nội dung phần câu còn lại và đến
người nghe.
1.1.3 Tính lịch sự của một số yếu tố TTNT xét trên quan hệ liên nhân
Mục đìch nguyên tắc cộng tác của Grice đưa ra là " tìm kiếm hiệu quả tối
ưu của sự trao đổi thông tin". Ngoài sự trao đổi thông tin, trong hội thoại còn
có quan hệ liên nhân. Để xây dựng quan hệ này được tốt đẹp trong giao tiếp
các phương châm lịch sự được thể hiện trong các yếu tố TTNT là những chiến
lược lịch sự trong giao tiếp.
Sự kết hợp yếu tố TTNT trong hệ thống câu tạo nên những giá trị sử dụng
nhất định. Sự kết hợp này được một số nhà nghiên cứu về ngữ pháp gọi là
kiểu "tính thái hoá câu" ("modalisation de la phrase"). Các nhà ngữ dụng học
coi chiến lược tính thái hoá là thuộc chiến lược lịch sự âm tình. Xét trên bính
18
diện sử dụng, một số yếu tố TTNT có mặt trong câu, xuất phát từ tình tính
thái của chúng, biểu thị phép lịch sự trong quan hệ liên nhân.
- P. Charaudeau (1985) nhà nghiên cứu ngữ pháp - ngữ nghĩa cho rằng:
Tình thái hoá được xem là một phạm trù ý niệm (catégorie conceptuelle) liên
quan đến những yếu tố được biểu đạt, thể hiện ý định của người nói trong
phát ngôn [88 tr 573]. Trong lúc đó các nhà Ngữ dụng học như Brown và
Levinson [dẫn theo 110], C. Kerbrat Orecchioni [110], Đỗ Hữu Châu [15],
Nguyễn Đức Dân [20] v.v đồng thời xem sự tính thái hoá là chiến lược lịch
sự.
Quá trính giải thìch các yếu tố ngôn ngữ biểu thị phép lịch sự trong câu,
C.Kerbrat. Orecchioni đã khẳng định " Một số từ tình thái biểu đạt phép lịch sự
là các yếu tố được sử dụng để tình thái hoá câu, với mục đích làm dịu hoá một
xác nhận. Tình thái hoá thể hiện sự dè dặt của người nói đối với nội dung của
phát ngôn, nó biểu thị thái độ thiếu kiên quyết, làm cho câu nói tỏ ra lịch sự
hơn". [110 tr 221, 222] (vấn đề này sẽ được xem xét trong chương 4)
Vì dụ :
(20) "Je pense qu'il a tort." [dẫn theo 88 - tr 575]
("Tôi nghĩ rằng nó sai lầm.")
(21) Il semble qu ' il a tort. ( Hính như là nó sai lầm. )
(22) Peut être qu ' il a tort. ( Có thể là nó sai lầm. )
Xét trên bính diện sử dụng ngôn ngữ, chiến lược tính thái hóa bằng cách sử
dụng yếu tố TTNT như câu (20), (21) và (22) có thể gọi là chiến lược thể hiện
sự tôn trọng, biểu thị tình lịch sự. Trong câu (20), yếu tố "je pense" (tôi nghĩ),
(21) " il semble"( hính như là), (22) "peut être" (có lẽ là ), xuất phát từ tình
tính thái, chúng giảm nhẹ sự khẳng định của câu. Các giá trị này liên quan
đến chiến lược tôn trọng, người nói không gây áp đặt cho người cùng tham
gia cuộc thoại. Do vây, việc xác nhận thông tin trong nội dung P là người
nghe có quyền lựa chọn, không bị áp đặt từ người nói. Đây cũng là chiến
lược lịch sự trong sử dụng ngôn từ, thể hiện sự tôn trọng và sự khiêm tốn của
người nói đối với người nghe qua phong cách giao tiếp.
19
Với những quan niệm của các nhà nghiên cứu về tính thái câu và
những giải thìch sự có mặt của các yếu tố TTNT trong các câu trên đây,
chúng tôi nhận thấy giá trị sử dụng các yếu tố này thể hiện đồng thời hai mục
đìch. Một mặt chúng biểu thị tính thái nhận định của câu xét trên bính diện
nghĩa. Mặt khác trên bính diện sử dụng, chúng có hiệu quả làm giảm nhẹ một
khẳng định, tránh gây áp đặt đối với người nghe, biểu thị phép lịch sự trong
chiến lược giao tiếp.
1.2. Tình thái hoá câu
Theo Robert Vion, khi đề cập đến tính thái của câu, thí trước tiên phải
đề cập đến vấn đề tính thái hoá. Ông cho rằng "Thuật ngữ tình thái hoá nêu
đặc trưng của quan điểm trong phát ngôn và dựa trên thái độ của người nói
đối với những sản phẩm ngôn từ của họ. Chính vì vậy mà điểm nhấn được
đặc trên các tình thái, trên các hình thức ngôn ngữ cho phép đưa một phát
ngôn vào một thế giới, loại như một thế giới có thể, một thế giới chắc chắn,
một thế giới mong ước, một thế giới tất yếu, v.v ". [128 tr 237]
("Le terme de modalisation caractérise les approches énonciatives et porte
sur l'attitude que le sujet parlant adopte vis à vis de ses productions verbales.
Jusque là, l'accent était mis sur les modalités, formes linguistiques permettant
d'inscrire un énoncé dans un monde comme celui du probable, du certain, du
souhaitable, du nécessaire, etc ") [128 tr 237].
P. Charaudeau (1985) cho rằng: Tình thái hoá được xem là một phạm
trù ý niệm (catégorie conceptuelle) có liên quan đến những phương tiện biểu
đạt, thể hiện ý định của người nói trong phát ngôn [88 tr 573]. Tác giả phát
biểu: " Tình thái hoá không tạo nên toàn bộ phát ngôn mà cái này bao hàm
cái kia". (La modalisation ne constitue pas le tout de l' énonciation. Celle - ci
englobe celle - là) [88 tr 572]
Nói cách khác, tính thái hoá là kết hợp một số yếu tố ngôn ngữ trong hệ
thống câu. Sự kết hợp này tạo nên giá trị ngữ nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ,
thông qua mục đìch biểu đạt ý nghĩa nào đó của người nói.
Vì dụ với nội dung "Jean" và hành động "arriver", được kết hợp bằng
những phương tiện và yếu tố ngôn ngữ tạo nên những tính thái câu như sau: