Đề tài khoa học
LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu khoa học là một vấn đề cần thiết và quan trọng đối với
con người dù ở bất kỳ xã hội nào ,thời kỳ nào của lịch sử. Nhờ có nghiên cứu
khoa học mà con người làm chủ được thiên nhiên, làm chủ được vũ trụ bao la.
Ngày nay, nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc
độ phát triển nhanh nhất thời đại ,nó nghiên cứu tất cả các góc cạnh của thế
giới .Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi
chúng ta phải có những vốn sống ,vốn hiểu biết về khoa học để hoà mình
vào xu thế chung của thời đại.
Nghiên cứu khoa học nhằm mục đích khám phá ra những chân lý
mới ,những hiểu biết mới về thế giới khách quan .Có nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học thể hiện dưới nhiều hình thức song mục đích duy nhất
là nghiên cứu để khám phá đối tượng ,trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khoa
học phù hợp tác động vào đối tượng thúc đẩy sự phát triển của đối tượng
,nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.
Nhà nước ta coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,vì vậy giáo dục
được sự quan tâm của toàn xã hội .Để việc dạy học đạt kết quả cao thì phải
đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các lớp học ,bậc học,ngành học cho
hợp với sự phát triển của trí thức nhân loại .Đổi mới phương pháp dạy học
là xây dựng các phương pháp dạy học mới trên cơ sở những phương pháp
dạy học đã có, kế thừa và phát triển các phương pháp truyền thống ,đổi
mới các phần đã lạc hậu thành phương pháp mới.
Đề tài này của tôi bước đầu đã nghiên cứu việc đổi mới phương pháp
dạy và học ở môn văn -Trung học cơ sở .Tuy đã cố gắng rất nhiều trong
công tác nghiên cứu nhưng cũng không thể tránh được những thiếu sót.Do
vậy ,tôi rất mong sự góp ý của Thầy cô và bạn đọc để đề tài của tôi được
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hưng yên,10 tháng 5 năm 2007
A.phần mở đầu
Trịnh Việt Vương
1
Đề tài khoa học
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận.
1.1 Xuất phát từ phương châm “học đi đôi với hành” lý thuyết phải
gắn liền với thực tế, chúng tôi những giáo viên Văn cần phải đi tìm hiểu
thực trạng dạy học môn văn ở trung học cơ sở sau một năm giảng dạy,
nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Để sau khi giảng dạy
không khỏi bỡ ngỡ khi bước vào thực tế giảng dạy.
1.2 Muốn giảng dạy tốt phải có kỹ năng nghiên cứu tốt, nghiên cứu
để giảng dạy, từ giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm.Tất cả các ngành khoa
học đều phải đi theo con đường này, dạy văn cũng vậy.
1.3 Môn văn từ trước đến nay đã có vị trí rất lớn trong việc hình
thành nhân cách con người “Văn học là nhân học”. Đặc biệt các em đang
học lớp 6 lứa tuổi từ 11-12 tuổi nhận thức còn non yếu thì việc học văn lại
càng có tầm quan trọng.Qua các tác phẩm văn học trong nhà trường các em
sẽ hiểu được cái hay cái đẹp của cuộc sống, học theo những tấm gương tốt,
lên án những điều xấu xa, từ đó hình thành nên thái độ đối với cuộc sống
hiện tại.
2.Cơ sở thực tiễn.
2.1Trong thời đại mới, khoa học công nghệ phát triển vuợt bậc.Đảng
và nhà nước ta đã và đang đề ra những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục
nhằm tạo ra những con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội. Một trong
các chủ trương đổi mới đó là thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
dạy và học. Lớp 6 là lớp đầu tiên của bậc học cơ sở và chính là đối tượng
đang tiến hành cải cách giáo dục.
2.2 Thực tế của việc dạy và học văn hiện nay nói chung còn nhiều
bất cập: Giáo viên giảng dậy chưa nhiệt tình, chưa gắn liền với thực tế.
Học sinh vẫn còn coi nhẹ môn văn.Việc dạy và học môn văn còn tồn tại
nhiều vấn đề tranh cãi.Vậy việc dạy và học văn lớp 6 nói riêng đã đáp ứng
được yêu cầu của thời đại chưa? Cần phải nhìn đúng thực trạng và có cuộc
cách mạng lớn .
Từ những nhận thức trên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng dạy
học môn ngữ văn” qua đó để có những hiểu biết ban đầu về thực trạng dạy
và học môn ngữ văn hiện nay.Đồng thời tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài
ý kiến nhỏ của mình về biện pháp khắc phục những mặt hạn chế còn tồn
Trịnh Việt Vương
2
Đề tài khoa học
tại.Hơn nữa việc làm đề tài này cũng chính là thao tác làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học mà người giáo viên trung học cơ sở phải tham gia
để góp phần củng cố sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng môn văn ở lớp 6 trường trung học cơ sở Hồng Châu
2.Phạm vi nghiên cứu.
Bài tập này tập trung đi sâu nghiên cứu giải quyết 2 vấn đề:
+ Giảng dậy ngữ văn 6 của giáo viên trường trung học cơ sở Hồng
Châu
+Học tập ngữ văn 6 của học sinh trường trung học cơ sở Hồng Châu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc
dạy và học văn ở lớp 6B (Lớp tôi được phân công chủ nhiệm).Tuy nhiên
để có những kết luận chính xác tôi đã mở rộng phạm vi khảo sát chương trình
sách ngữ văn 6 và việc dạy và học của giáo viên và học sinh 2 lớp 6A và 6B.
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nhằm bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề
cho việc nghiên cứu sau này.Nắm được các thao tác kỹ năng nghiên cứu,
khả năng đề xuất kiến nghị thực nghiệm.
- Nhằm nhìn đúng thực tế của việc dạy và học môn ngữ văn 6 hiện
nay.Phân tích được thực trạng bước đầu có những đề xuất góp phần giải
đáp được những khó khăn môn văn đang mắc phải .
- Từng bước phấn đấu trở thành người giáo viên dạy giỏi. Muốn vậy,
phải phát hiện được những hạn chế, vượt qua hạn chế và có những sáng tạo
mới trong việc học văn và hướng dẫn học sinh lớp 6 học tốt văn.
IV.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
-Việc điều tra đánh giá thực tế việc dạy và học môn văn trong nhà
trường cũng như chương trình SGK xưa nay đã có rất nhiều người nghiên
cứu. Đó chính là quá trình tổng kết rút kinh nghiệm cải tiến sửa đổi để
Trịnh Việt Vương
3
Đề tài khoa học
không ngừng năng cao chất lượng dạy và học văn nhằm đáp ứng yêu cầu
của xã hội.
- Việc dạy và học môn ngữ văn 6 mới được tiến hành đại trà trong
năm học 2002- 2003 nhưng cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu điều tra
tìm hiểu và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa những người nghiên cứu
thực trạng môn ngữ văn 6 ở THCS.
- Cùng thực hiện đề tài này còn biết bao bài tập nghiên cứu khác của
sinh viên, của các chuên viên ngành giáo dục muốn tìm hiểu thực trạng dạy
và học môn văn 6- một vấn đề còn rất nhiều tranh cãi.Vì vậy khi thực hiện
bài tập này tôi mong muốn cùng mọi người tìm ra một kết luận chung từ đó
đề xuất những biện pháp khắc phục hạn chế để nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy và học văn .
- Bài tập này cũng hi vọng có nhiều phát hiện, ý kiến mới mà trong
quá trình nghiên cứu sẽ nảy sinh.
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.Phương châm nghiên cứu.
Trước và trong khi nghiên cứu phương châm chính của tôi là lý luận
gắn với thực tiễn, nghiên cứu phải dứt điểm, thực tế phải chính xác, dùng
những phương pháp nghiên cứu so sánh thực tế với lý thuyết sư phạm để
tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng.
2.Phương pháp nghiên cứu.
2.1 Phương pháp thống kê phân loại.
Trước khi nghiên cứu thực trạng môn ngữ văn 6 ở trường THCS
Hồng Châu, tôi đã thống kê chất lượng môn văn học kỳ I của học sinh lớp
6B. Phân loại học sinh khá, TB, yếu. Từ những hiểu biết ban đầu đó tôi
tiếp tục nghiên cứu điều tra để thấy được thực trạng thực tế của việc dạy
học văn của lớp.
2.2 Phương pháp khảo sát.
Đây là đề khảo sát điều tra nên tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm
là chủ yếu. Tôi đã phát phiếu điều tra để nghiên cứu việc dạy và học môn
văn của lớp 6B. Cụ thể nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với môn văn
và việc học văn cuả học sinh.
Trịnh Việt Vương
4
Đề tài khoa học
Bên cạnh đó tôi đã kết hợp phỏng vấn đối với giáo viên dạy văn
trong trường đặc biệt là giáo viên dạy văn lớp 6.
2.3 Phương pháp so sánh đối chiếu.
So sánh đối chiếu kết quả của việc dạy thử nghiệm, phát câu hỏi
kiểm tra nhanh với kết quả học tập của học sinh qua sổ điểm của giáo viên
và tổng kết chung của nhà trường.
2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp.
Dựa vào tất cả các kết quả điều tra, phân tích các mặt ưu nhược
điểm, nguyên nhân sau đó tổng hợp lại. Từ kết quả này đề ra những biện
pháp giải quyết tồn tại, phát huy ưu điểm các mặt của đối tượng ( Giáo
viên, học sinh, việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh).
VI. BỐ CỤC
Ba phần:
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
C. Phần kết luận
B.Phần nội dung.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG MÔN VĂN Ở LỚP 6
TRƯỜNG THCS HỒNG CHÂU
I. Môn văn trong sách ngữ văn 6.
1.Khảo sát chương trình và SGK môn văn lớp 6 .
1.1 Khảo sát nội dung chương trình ngữ văn 6.
Ngữ văn 6 – tập I
STT BÀI TÊN BÀI HỌC TRANG
1.
Bài 1 Con rồng – cháu tiên 5
Trịnh Việt Vương
5
Đề tài khoa học
2. (Tự học) Bánh trưng bánh giầy 9
3. Bài 2 Thánh Gióng 19
4. Bài 3 Sơn Tinh – Thuỷ Tinh 31
5. Bài 4 Sự tích Hồ Gươm 39
6. Bài 5 Sọ Dừa 49
7. Bài 6 Thạch Sanh 61
8. Bài 7 Em bé thông minh 70
9. Bài 8 Cây bút thần 80
10. Bài 9 Ông lão đánh cá và con cá vàng 91
11. Bài 10 Ếch ngồi đáy giếng 100
12. ( Tự học) Thày bói xem voi 101
13. Đeo nhạc cho mèo 104
14. Bài 11 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 114
15. Bài 12 Treo biển 124
16. Lợn cưới, áo mới 126
17. Bài 13 Ôn tập truyện dân gian 134
18. Bài 14 Con hổ có nghĩa 141
19. Bài 15 Mẹ hiền dạy con 150
20. Bài 16 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng 162
21. Bài 17 Chương trình địa phương (Văn) 172
Nhận xét:Tập I sách ngữ văn 6 có 17 bài, có 17 tác phẩm(văn bản) kể cả
bài đọc thêm
Ngữ văn 6 – tập II
STT BÀI TÊN BÀI HỌC TRANG
1. Bài 18 Bài học đương đời đầu tiên 3
2. Bài 19 Sông nước Cà Mau 18
3. Bài 20 Bức tranh của em gái tôi 30
4. Bài 21 Vượt thác 37
5. Bài 22 Buổi học cuối cùng 49
Trịnh Việt Vương
6
Đề tài khoa học
6. Bài 23 Đêm nay Bác không ngủ 63
7. Bài 24 Lượm 72
8. (Tự học) Mưa 76
9. Bài 25 Cô Tô 88
10. Bài 26 Cây tre Việt Nam 95
11. Bài 27 Lòng yêu nước 106
12. Lao xao 110
13. Bài 28 Ôn tập truyện và ký 117
14. Bài 29 Cầu Long Biên- chứng nhân lịc sử 123
15. Bài 30 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 135
16. Bài 31 Động Phong Nha 144
17. Bài 32 Tổng kết phần văn 154
18. Bài 33 Chương trình địa phương văn 160
Nhận xét:Tập I sách ngữ văn 6 có 15 bài, có 15 tác phẩm(văn bản) kể cả
bài đọc thêm.
1.2 Sách giáo khoa và các tài liệu khác.
*Sách giáo khoa.
Chương trình cũ:Văn học (Tập 1,2)
Tiếng Việt (Tập 1,2).
Tập làm văn.
Chương trình mới: Ngữ văn (tập 1,2).
Nhận xét: Trước 3 phân môn văn học, tiếng Việt, tập làm văn trước
có SGK riêng cho từng phân môn. Nay tập chung lại trong một cuốn.
Sách ngữ văn sử dụng nhiều tranh ảnh minh hoạ. Trung bình 1 văn bản có
1 tranh minh hoạ.
CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI DẠY VĂN:
Văn 6 Ngữ văn 6
Tiểu dẫn Mục đích yêu cầu
Văn bản Văn bản
Trịnh Việt Vương
7
Đề tài khoa học
Chú giải Chú giải
Hướng dẫn học bài Đọc – hiểu văn bản
(Hệ thống câu hỏi) (Hệ thống câu hỏi)
Ghi nhớ
Luyện tập
Nhận xét: Cấu trúc của một bài dạy văn đã có sự thay đổi. Phần tiểu
dẫn (Văn 6) thuộc phần chú giải trong sách ngữ văn. Ngữ văn 6 có thêm 3
phần mới (mục đích yêu cầu, ghi nhớ, luyện tập).
SÁCH HƯỚNG DẪN VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sách cũ Sách mới
Giáo viên Sách giáo viên (Tập 1,2)
Bài soạn (Tập 1,2)
Sách giáo viên (Tập 1,2)
Thiết kế bài giảng
Học sinh Văn học (Tập 1,2)
Để học tốt văn 6 (Tập 1,2)
Ngữ văn 6 (Tập 1,2 )
Bài tập ngữ văn 6 (Tập 1, 2)
1.3. Ý kiến của giáo viên giảng dạy:
Sau khi chọn 6
B
là lớp nghiên cứu chính tôi đã tiến hàng phỏng vấn
thầy (Giáo viên dạy văn lớp 6
B
) và một số giáo viên khác.
Thầy đã có một vài ý kiến về SGK văn 6:
Hỏi: Chương trình SGK và các tài liệu môn ngữ văn mà cô đang sử
dụng có ưu và nhược điểm lớn nhất là gì?
Trả lời:
*Ưu điểm:
-Sách ngữ văn trình bày đẹp, có nhiều tranh minh hoạ.
- Nội dung đã chú ý liên hệ thực tế. Đã có phần văn học địa phương
- Có bộ tranh minh hoạ do nhà xuất bản phát hành (1 – 3 tranh/ bài)
Tranh in to đẹp.
*Nhược điểm:
Trịnh Việt Vương
8
Đề tài khoa học
-Dung lượng một tiết quá nhiều, yêu cầu cao, nhiều kiến thức mới lạ,
kiểu văn bản mới lạ. Sự tích hợp giữa văn – tiếng Việt – tập làm văn còn
có chỗ chưa hợp lý.
-Chưa có sự thống nhất trong việc hướng dẫn soạn giảng 1 bài trong
sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng .
-Chương trình địa phương (phần văn) còn chưa thống nhất, sự chỉ
đạo của phòng GD còn chậm.
Hỏi:Theo ý kiến của thầy cô, chương trình SGK và các tài liệu phục
vụ cho giảng dạy và học tập môn văn 6 cần phải thay đổi những gì?.
Trả lời:
-Thầy giáo viên dạy văn lớp 6
B
trả lời:
Môn văn 6 được dạy theo kiểu tích hợp với phương pháp giảng dạy
mới. Thể loại chính là văn học dân gian, truyện và ký. Tác phẩm chọn lọc
nhưng có bài chất lượng nghệ thuật chưa cao nhiều bài nội dung còn trùng
lặp: ( Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi). Vì vậy khi chọn văn bản đưa
vào chương trình cần chú ý chọn những tác phẩm thật sự tiêu biểu có chất
lượng nghệ thuật cao, có nhiều ứng dụng vào thực tiễn vào việc giáo dục
thái độ nhận thức, hành động cho học sinh. Tác phẩm được chọn lọc cần có
tính tích hợp cao hơn với phần Văn và Tiếng Việt.
-Thầy giáo viên dạy lớp 6
A
trả lời:
Sách giáo khoa có nhiều bài mới thuộc các thể loại mà văn học 6 cũ
không có. Các bài này khó đối với trình độ học sinh lớp 6. Tài liệu phục vụ
giảng dạy chưa nhiều và chưa có sự thống nhất. Cần chú ý chọn những bài
có chất lượng nghệ thuật cao hơn và có ứng dụng nhiều trong việc dạy 2
phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn.
1.4 Nhận xét:
* Nội dung chương trình sách ngữ văn 6.
-Số lượng văn bản (tác phẩm) là 34 (Kể cả các bài đọc thêm). Sách
giáo khoa văn học 6 trước đây có 64 bài (Có 41 tác phẩm được giảng, 23 tác
phẩm đọc thêm.Như vậy số lượng văn bản ít đi bài sẽ được khai thác kỹ hơn.
-Số tiết: Nay: 2 tiết / tuần
Trước: 3 tiết / tuần
KL:Số lượng bài và số tiết đã được giảm đi đáng kể, đã thực hiện được
việc giảm tải.
Trịnh Việt Vương
9
Đề tài khoa học
* Loại thể:
Văn học dân gian:Truyền thuyết.
Cổ tích.
Truyện cười.
Truyện và ký.
Học sinh lớp 6 vừa được chuyển tiếp lên từ cấp I, trình độ nhận thức
còn hạn chế . Việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian, Những tác
phẩm thơ ngộ nghĩnh giúp các em dễ dàng nhận thức và ứng dụng vào thực
tế. Như vậy,loại thể phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên tỷ lệ thơ
qua ít so với truyện ký văn bản nhận dạng. Tập I không có tác phẩm thơ
nào, tập II có 3 tác phẩm thơ ( Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa )
trong tổng số 15 tác phẩm văn học. Những bài thơ này lại quá dài, thời
gian tìm hiểu lại ngắn ( Đêm nay Bác không ngủ- 2 tiết,Lượm , mưa 2-
tiết ).
*Chất lượng tác phẩm (văn bản).
Tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình ngữ văn 6 có 34 bài,
trong đó có 15 bài thuộc sách cũ (văn 6) và 19 bài mới. Có một số bài
chuyển từ đọc thêm (Văn 6) sang bài học chính (Ngữ văn 6) VD :“Thầy
bói xem voi” “Đeo nhạc cho mèo”.Một số bài từ văn 7 chuyển sang ngữ
văn 6 (Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Treo
biển, Lợn cưới áo mới). Một số tác phẩm hay vắng mặt ( Mỵ Châu Trọng
Thuỷ, Cây tre trăm đốt, Sự tích trầu cau, Nhớ con sông quê hương, Khúc
hát ru những em bé trên lưng mẹ).
Việc lựa chọn những tác phẩm đưa vài chương trình dựa theo nguyên
tắc tích hợp đã có nhiều bài đáp ứng được yêu cầu này, tuy nhiên mức độ
tích hợp giữa các bài không đều nhau.
*Về SGK và các tài liệu khác.
-Về SGK:
Ba phân môn được dồn thành một quyển đó là sách ngữ văn rất thuận
lợi cho việc giảng dạy của giáo viên và hạn chế việc mang nhiều sách của
học sinh.
Bố cục của một bài: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn
Trịnh Việt Vương
10
Đề tài khoa học
Về cấu trúc của một bài dạy văn có phần mục đích yêu cầu, ghi nhớ,
luyện tập, câu hỏi đa dạng tăng tính thực hành (Đây là điểm mới so với
chương trình cũ).
+Phần mục đích yêu cầu chính là cái đích mà học sinh và giáo viên
cần đạt được trong bài học.
+Phần ghi nhớ là mục rất tiện lợi cho học sinh và giáo viên khắc sâu
kiến thức về môn học. Người dạy hướng về trọng tâm tập trung không lan
man xa đề, người học nhanh chóng nắm được nội dung chính của bài học.
+Phần luyện tập thường là phần dành cho các em phát biểu cảm nghĩ
về tác phẩm hoặc nâng cao kiến thức.
+Phần đọc thêm ngắn gọn giúp học sinh tham khảo mở mang kiến
thức văn học
Như vậy cấu trúc một bài văn trong sách ngữ văn có nhiều điểm khác
biệt so với cấu trúc một bài văn trong SGK văn 6. Điều nằy thể hiện sự tìm
tòi đổi mới của những người biên tập SGK để đề ra cấu trúc một bài văn
hoàn chỉnh nhất.
-Về sách hướng dẫn và các tài liệu tham khảo:
+Đối với giáo viên 2 cuốn sách được sử dụng nhiều hơn cả là sách
giáo viên và sách thiết kế bài giảng ngữ văn 6 , hai cuốn sách này đều có
ưu và nhược điểm riêng:
SGV đã đề ra những nội dung cơ bản cần đạt của một bài dạy và
hướng dẫn cách giải quyết. Tuy nhiên SGV không đưa ra nhiều cách cảm
thụ khai thác khác nhau, nhiều cách cảm thụ khai thác chưa thật sự tối ưu.
Sách thiết kế bài giảng ngữ văn 6 đã hướng dẫn chi tiết từng bước
lên lớp, khai thác tác phẩm. Điều này giúp giáo viên thiết kế một giáo án
chi tiết cụ thể nhưng cũng vì thế mà hạn chế khả năng sáng tạo của giáo
viên, giúp giáo viên trở lên “lười” hơn.
SGV và thiết kế bài giảng chỉ là tài liệu để GV tham khảo thêm. Mỗi
giáo viên đều phải độc lập tư duy sáng tạo để có một bài giảng phù hợp với
đối tượng học sinh ở từng nơi (Nhưng vẫn không xa dời mục đích yêu cầu
của bài dạy và đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cơ bản).
Trịnh Việt Vương
11
Đề tài khoa học
*Đối với học sinh ngoài sách ngữ văn học sinh con sử dụng sách
“Bài tập ngữ văn”. Sách bài tập này đã hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
trong SGK bên cạnh đó còn đề ra một số baì tập giúp học sinh tự học tự
tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm.
II. Thực tế của việc dạy và học môn văn lớp 6B trường
trung học cơ sở Hồng Châu.
1.Khảo sát kết quả môn văn lớp 6 học kỳ I qua điểm tổng kết.
1.1 Thống kê.
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
Trịnh Việt Vương
12
Đề tài khoa học
20.
21.
22
23
24
25
26
27
28.
29.
PHÂN LOẠI
Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu
SL % SL % SL % SL %
1.2 Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân loại kết quả học tập của học sinh lớp 6
B
ta thấy
chất lượng học tập còn chưa cao. Không có học sinh đạt loại giỏi, có học
sinh đạt loại yếu. Tỷ lệ học sinh đoạt loại yếu còn cao hơn tỷ lệ học sinh
đạt loại khá. Như vậy so với yêu cầu không có học sinh yếu thì kết quả học
tập học kỳ I chưa đạt.
2. Thực tế giảng dạy của giáo viên.
2.1 khảo sát.
*Bài soạn
CẤU TRÚC MỘT BÀI SOẠN
Văn học 6 Ngữ văn 6
I. Mục đích yêu cầu A. Mục tiêu
II. Chuẩn bị B. Đồ dùng
Trịnh Việt Vương
13
Đề tài khoa học
III. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định tổ chức
-Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
4.Củng cố.
5. Hướng dẫn về nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt
động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
Ổn định trật tự
Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới.
4.Các hoạt động dạy và học
5.Củng cố
6.Hướng dẫn về nhà
Nhận xét:Cấu trúc một giáo án dạy môn văn lớp 6 tại trường THCS
Hồng Châu có nhiều điểm mới so với giáo án cũ:
+Cách đặt tiêu đề.
+Các bước lên lớp.
Giáo án luôn được chuẩn bị mới.Vì chiều thứ 2 hàng tuần giáo viên
trong trường đều phải nộp giáo án để hiệu trưởng hoặc tổ trưởng bộ môn
ký duyệt.
Qua việc trực tiếp xem xét giáo án tôi nhận thấy:
-Giáo án đảm bảo đủ lượng tri thức cho một bài dạy.
- Giáo án được trình bày sạch đẹp khoa học.
-Khi giảng GV đã thoát ly giáo án nhưng vẫn thực hiện đúng các
bước đã chuẩn bị.
*Đồ dùng dạy học.
THCS Hồng Châu là trường sắp lên chuẩn quốc gia. Trường được uỷ
ban nhân dân xã và phòng giáo dục Thị xã rất quan tâm trang bị cơ sở vật
chất khá đầy đủ.Tuy nhiên với bộ môn văn yêu cầu về đồ dùng dạy học
không nhiều như đối với bộ môn sinh – hoá. Trong giờ dạy học những đồ
dùng thường được sử dụng là tranh vẽ và bảng phụ. Đặc biệt trong một số
giờ học giáo viên đã sử dụng máy chiếu.
*Kiểm tra đánh giá định kỳ học kỳ cuối năm .
Một số đề kiểm tra
Trịnh Việt Vương
14
Đề tài khoa học
1. Em hãy kể tên những tác phẩm văn học dân gian mà em đã học ở trong
chương trình Ngữ văn 6 học kỳ I
2. Em hãy kể lại một câu chuyện thuộc văn học dân gian mà em thích
băng lời kể của mình.
Việc kiểm tra đánh giá định kỳ được tiến hành một cách thường
xuyên theo đúng quy định trong phân phối chương trình.
Các đề kiểm tra đảm bảo kiểm tra được các tri thức mà các em đã
tiếp thu và đã chú ý đến tính vừa sức của học sinh. Tuy nhiên còn thiếu
tính sáng tạo và tính thực tiễn.
Giữa các đề không có tính lôgíc mà chỉ đơn giản là sau mỗi phần học
giáo viên cho một đề kiểm tra.
Đề cuối học kỳ chưa có tính tổng kết nội dung của cả một học kỳ.
Việc kiểm tra đánh giá khách quan, có rất ít hiện tượng quay cóp
trong giờ kiểm tra. Việc chấm bài của học sinh thực hiện còn chưa tốt.
Nhận xét: Việc kiểm tra còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến thái độ học tập của học sinh. Giáo viên cần xác định đúng tầm
quan trọng trong khi ra đề kiểm tra và chấm bài.
2.2 Dự giờ thăm lớp.
Ngoài các tiết văn dự theo phân phối chương trình tôi đã xin dự các
tiết văn khác.Cụ thể các tiết văn tôi đã được dự:
+Bức tranh của em gái tôi – Thầy
+Buổi học cuối cùng (Tiết 1,2) Thầy
+Đêm nay Bác không ngủ (Tiết 2)- Thầy
Qua các tiết dự đó tôi mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét:
- Những yêu cầu bài dạy cần đạt:
+Về tri thức: Đã truyền đạt đầy đủ tri thức cơ bản của bài
+Về mục đích giáo dục: Đã nêu được giá trị giáo dục của từng bài. Tuy
nhiên chưa để các em vận dụng những bài học giáo dục đó vào thực tiễn.
+Về kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cho học sinh.
Đọc:Mỗi bài học giáo viên đều hướng dẫn cách đọc, gọi học sinh đọc
rồi sửa.
Nói: Bài giảng đã sử dụng hệ thống câu hỏi phong phú yêu cầu học
sinh trả lời. Giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thảo kuận theo
nhóm tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ ý kiến của mình.Tuy nhiên sau khi
hnọc sinh phát biểu giáo viên thường chỉ nhận xét vè nội dung mà không
nhận xét cách diễn đạt.
Nghe, viết: Giáo viên còn chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng nghe viết
cho học sinh.
-Về phương pháp truyền đạt.
+Cách diễn đạt của giáo viên lưu loát rõ ràng
Trịnh Việt Vương
15
Đề tài khoa học
+Các thao tác điều hành nhịp nhàng
+Khi phân tích giáo viên đi từ văn liệu đến nghệ thuật đến nội dung.
-Ghi bảng:
Chữ viết sạch đẹp, trình bày bảng khoa học. Kiến thức ghi bảng chọn
lọc. Sau mỗi phần phân tích đều có phần tiểu kết để chốt kiến thức cơ bản.
Nhận xét: Cách học này có rất nhiều ưu điểm đã phát huy được tính
chủ động tích cực của học sinh. Với cách học này học sinh sẽ đạt kết quả
học tập khá cao.
2.3 Phỏng vấn:
Hỏi: Để có một giờ học văn đạt kết quả tốt kinh nghiệm của thầy cô
là gì?
Trả lời:
Thầy – GV dạy văn 6
B
trả lời:
-Nghiên cứu kỹ bài giảng trước khi dạy
-Tham khoả tài liệu chuẩn bị sẵn đồ dùng.
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.
Thầy - GV dạy văn lớp 6
A
trả lời:
-Khi dạy bài nào giáo viên phải thật sự hiểu về bài đó, thật sự hoà
mình vào cảm xúc văn chương của tác giả để hiểu những tầng ý nghĩa ẩn
sau các dòng chữ.
- Giao bài tập cho học sinh về nhà tìm hiểu trước khi đến lớp.
- Sử dụng phương pháp thảo luận để phát huy tính tích cực của học sinh.
-Giáo viên phải thường xuyên khen ngợi động viên khuyến khích để
học sinh tự tin khi tham gia ý kiến xây dựng bài.
Hỏi:Những giờ văn nào khiến thầy cô hứng thú nhất và ngược lại?
Trả lời:
Thầy trả lời:
Những giờ văn tôi cảm thấy hứng thú nhất đó là những giờ học có sự
kết hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò. Học sinh thật sự chú ý hăng hái phát
biểu ý kiến xây dựng bài, giáo viên dạy thật tâm huyết và say mê. Thường
những giờ văn học dân gian khiến tôi cảm thấy hứng thú.
Những giờ văn tôi cảm thấy không hứng thú đó là những bài quá dài
giáo viên chú ý dạy cho kịp giờ thì chất lượng văn chương thường không
cao và đó là những giờ văn tôi cảm thấy không hứng thú nhất.
Thầy trả lời:
Trịnh Việt Vương
16
Đề tài khoa học
Tôi hứng thú khi giảng những giờ văn học dân gian vì trong ngững
giờ học này học sinh tiếp thu bài rất nhanh và hăng hái phát biểu ý kiến
xây dựng bài.
Những giờ dạy văn học địa phương thường không có nhiều hứng thú
vì giáo viên không thực sự có nhiều hiểu biết về văn học địa phương trong
khi đó học sinh cũng không thích thú khi học phần văn học này.
Nhận xét: Qua việc phỏng vấn tôi nhận thấy những kinh
nghiệm, suy nghĩ của thầy cô rất đúng và có nhiều điều gợi mở. Những ý
kiến đó đã phản ánh đúng thực tế quá trình dạy và học môn văn ở trường
THCS Hồng Châu. Thầy cô luôn cố gắng trong giảng dạy và mong muốn
có sự chỉ đạo của cấp trên nhất là trong việc dạy phần văn học địa phương.
III .Thực tế học tập của học sinh.
1. Khảo sát:
Để khảo sát thực tế học tập của học sinh tôi đã phát phiếu thăm dò ý
kiến với hệ thống 6 câu hỏi nhằm nghiên cứu hứng thú học tập của học
sinh đối với bộ môn văn và những biểu hiện của học sinh trong quá trình
học môn văn cũng như những kết quả mà học sinh đã thu được trong học
kỳ I.
Tôi đã phát 29 phiếu cho 29 em học sinh lớp 6
B
, thu về 29 phiếu (Đủ)
Sau khi tổng hợp tôi đã thu được kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Em có thích học văn không?
Kết quả:
-Có : học sinh =
-Không : học sinh =
Nhận xét: Qua kết quả thăm dò trên ta nhận thấy đa số học sinh thích học
văn( ) chỉ còn một số nhỏ học sinh không thích học môn này( ).
Vậy thực trạng này được giải thích bởi những lý do nào chúng ta hãy
quan sát bản thống kê dưới
Câu hỏi 2:Vì sao em thích hay không thích học môn văn? Đánh dấu
vào những lý do phù hợp với mình.
Kết quả:
STT
Lý do
Mức độ
Thích Không thích
1. Kiến thức môn văn có liên quan
đến nghề nghiệp trong tương lai.
64% 29%
Trịnh Việt Vương
17
Đề tài khoa học
2. Môn văn rất có ích, có nhiều ứng
dụng trong cuộc sống.
87% 13%
3. Kiến thức môn văn là cơ sở để học
tốt các môn khác.
64%
4. Môn văn giúp em rèn luyện cách
diễn đạt tốt.
78% 22%
5. Em thường đạt kết quả cao trong
môn văn 42% 58%
6. Em có nhiều sách tham khảo về
môn văn 22% 88%
7. Em muốn có kiến thức sâu hơn về
văn
93% 7%
8. Giáo viên dạy văn hấp dẫn lôi cuốn 56% 44%
9. Giáo viên đánh giá học sinh đúng
và công bằng.
71% 29%
10. Giáo viên văn thường xuyên kiểm
tra, củng cố kiến thức trong giờ
văn
93% 7%
11. Đây là một trong môn thi tốt
nghiệp
96% 4%
12. Môn văn được nhà trường và xã
hội đánh giá cao
67% 33%
Nhận xét:
-Như vậy học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của môn văn( lý
do 1,2,3,4,11,12). Việc giảng dạy đánh giá của giáo viên(lý do 8,8,19) có
tác dụng trực tiếp tới việc thích hay không thích học môn văn.Tỷ lệ thích
nhiều hơn ở các lý do này đã giải thích thực trạng học sinh thích học văn
nhiều hơn số học sinh không thích học môn văn.
-Riêng lý do 5 mức độ không thích chiếm tỷ lệ không thích lớn hơn.
Điều này có thể giải thích bằng thực tế: có rất nhiều em thích học môn văn
nhưng không phải em nào cũng đạt kết quả cao trong môn văn, tỷ lệ các
Trịnh Việt Vương
18
Đề tài khoa học
em đạt kết quả cao thường thấp hơn tỷ lệ các em đạt kết quả thấp. Như vậy
kết quả thu dược là hoàn toàn hợp lý và phản ánh đúng thực trạng.
-Với lý do 6 tỷ lệ thích chiếm 22% còn tỷ lệ không thích chiếm 88%,
điều này cũng phản ánh một thực tế khách quan : học sinh nông thôn có rất
ít sách tham khảo. Vì vậy “có nhiều sách tham khảo” không phải là một lý
do khiến nhiều học sinh yêu thích học môn văn.
Câu hỏi 3: Những thể loại văn học mà em ưa thích là gì?
Kết quả:
Số
TT
Mức độ yêu thích
Thể loại
Rất
thích
Thích Bình
thường
Không
thích
Chán
1. *Truyện dân gian 36% 22% 40% 2% 0%
2. +Truyền thuyết 38% 33% 22% 7% 0%
3. +Cổ tích 78% 16% 6% 0% 0%
4. +Ngụ ngôn 40% 22% 27% 7% 4%
5. +Truyện cười 56% 33% 7% 4% 0%
6. *Truyện ký 18% 7% 38% 33% 4%
7. *Truyện cho thiếu nhi 60% 18% 18% 4% 0%
8. *Truyện thơ 22% 11% 45% 11% 11%
Nhận xét: Có nhiều học sinh thích học môn văn nhưng mức độ thích
đối với từng thể loại không giống nhau. Cụ thể:
-Với thể loại truyện dân gian nói chung tỷ lệ thích + rất thích chiếm
58%, bình thường chiếm 40%. Điều này chứng tỏ văn học dân gian là một
thể loại phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6.
- Trong các loại truyện dân gian thì cổ tích được các em yêu thích
hơn cả(Thích + rất thích = 94%), sau đó đến truyện cười(89%),truyền
thuyết (71%), và cuối cùng là truyện ngụ ngôn. Với thể loại truyện ngụ
ngôn có 13% học sinh không thích và chán(điều này không xảy ra với các
Trịnh Việt Vương
19
Đề tài khoa học
thể loại truyện dân gian khác). Điều này có thể giải thích bởi lý do truyện ngụ
ngôn khó hơn, trừu tượng hơn so với các thể loại văn học dân gian khác.
-Truyện ký tỷ lệ thích + rất thích rất ít(25%) trong đó tỷ lệ không
thích và chán là 37%. Như vậy truyện ký không phải là một thể loại được
đông đảo học sinh yêu thích và ủng hộ trong chương trình văn học 6. Đây
cũng là một thể loại khó đối với học sinh lớp 6.
- Những câu truyện cho thiếu nhi được học sinh rất yêu thích(78%).
Bởi đây là những câu truyện gần gũi với lứa tuổi của các em, các câu
truyện này đều có nội dung hấp dẫn nôi cuốn.
-Toàn bộ chương trình chỉ có 3 bài thơ, trong đó có 2 truyện thơ
(Đêm nay Bác không ngủ, Lượm) nhưng thể loại này cũng không được
nhiều học sinh ưa thích (33%).
Nói tóm lại, những thể loại văn học nào gần gũi và các em đã tiếp
xúc nhiều trong cuộc sống thì được các em yêu thích nhiều hơn vì các em
dễ hiểu dễ tiếp thu.
Trong chương trình văn học 6 học kỳ I những tác phẩm được nhiều
em ưa thích là:
+Cây bút thần.
+Thày bói xem voi.
+Con rồng cháu tiên.
+Em bé thông minh.
Vì đây là những câu truyện có ý nghĩa giáo dục cao. Qua các câu
truyện này các em đã rút ra được nhiều bài học bổ ích.
Bên cạnh việc thăm dò hứng thú của học sinh đối với bộ môn văn tôi
còn thăm dò ý thức học tại lớp và ở nhà của học sinh thông qua các câu
hỏi.
Câu hỏi 4:Mức độ thực hiện những biểu hiện của học sinh trong việc
học văn?
Kết quả:
STT Mức độ thực hiện
Biểu hiện
Thường
xuyên
Đôi
khi
Chưa
bao giờ
Trịnh Việt Vương
20
Đề tài khoa học
1. Đi học đều 96% 4% 0%
2. Chăm chú nghe giảng 89% 11% 0%
3. Ghi chép bài đầy đủ 98% 2% 0%
4. Học thuộc bài trước khi đến lớp 67% 33% 0%
5. Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 22% 88% 0%
6. Đọc trước SGK để hiểu thêm bài học 88% 22% 0%
7. Đọc thêm tài liệu sách tham khảo 22% 33% 33%
8. Trao đổi với bạn về bài học, bài tập mà
em chưa hiểu, chưa làm được.
33% 60% 7%
9. Làm hết các bài tập được giao 89% 11% 0%
Nhận xét:
-Với những biểu hiện 1;2;3;4;6;9 tỷ lệ học sinh thực hiện thường
xuyên rất cao.
- Với biểu hiện 5 chỉ có 22% số học sinh thực hiện thường xuyên, số
còn lại chỉ đôi khi thực hiện. Bên cạnh đó việc đọc tài liệu tham khảo và
trao đổi với bạn về bài học, bài tập còn rất hạn chế và chưa được thực hiện
một cách thường xuyên.
Câu hỏi 5:
Thời gian tự học môn văn của em như thế nào ?
Kết quả:
-Dưới 30 phút: 11%
-30 phút: 45%
-1 giờ 24%
-2 giờ trở lên: 20%
Số học sinh giành nhiều thời gian cho việc học môn văn không nhiều
nhưng các em đã có ý thức giành thời gian cho việc học môn văn.
Câu hỏi 6:
Qua chương trình văn 6 học kỳ I em đã học được những gì?
Kết quả:
Đây là một câu ăngkét mở vì vậy có rất nhiều phương án trả lời. Mỗi
học sinh đều có được những hiểu biết nhất định sau khi học xong chương
trình văn 6 học kỳ I. Tiêu biểu là ý kiến của các em:
-Em viết:
Trịnh Việt Vương
21
Đề tài khoa học
“Qua chương trình văn 6 học kỳ I em biết phải sống có đạo làm
người, không nên phê phán người khác mà cần phải giúp đỡ người khác”
- Em viết:
“Em đã học được là mình phải học thật giỏi để trở thành con ngoan trò
giỏi, phải biết kính trọng người trên, phải có lòng nhân ái đối với bạn bè,
không xa lánh những trẻ em bị tật nguyền”.
-Em viết:
“Qua chương trình văn 6 học kỳ I em đã học được những tấm gương tốt
chăm chỉ rèn luyện và cần cù học hỏi. Như có một bạn nhà nghèo lại có
năng khiếu vẽ, có người tham lam rồi cũng trắng tay trả còn gì đáng quý,
có vài người xem voi không xem cả con nên đã đánh nhau sứt đầu mẻ trán”
-Em viết:“Qua chương trình văn 6 học kỳ I em đã
biết cách làm văn, hiểu và làm được một số thể loại văn, rút ra nhiều kinh
nghiệm trong đời sống từ những câu truyện”
Qua các ý kiến của các em chung ta dễ dàng nhận thấy: Sau khi học
xong chương trình văn 6 học kỳ I mỗi em đều thu được những hiểu biết
nhất định. Có em thiên về tri thức, có em thiên về kỹ năng, có em qua các
bài học đã định hướng những thái độ của mình đối với cuộc sống. Như vậy
cá em cần có cách học mới để tiếp thu tất cả các hiểu biết về tri thức, kỹ
năng,thái độ
3.3 Quan sát việc học của học sinh qua giờ học văn.
Với thời gian 45 ngày thực tập ở Hồng Châu tôi không có điều
kiện dự nhiều giờ văn. nhưng qua một số tiết văn của giáo viên trong
trường cũng như của các giáo sinh thực tập tôi đã có một vài nhận định về
việc học của học sinh ở trên lớp.
- Lớp 6
A
: học sinh rất sôi nổi tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài,
nhưng ý kiến phát biểu của các em dựa chủ yếu vào sách bài tập. Các em
thực hiện tốt phương pháp thảo luận.
- Lớp 6
B
: Không khí học tập hơi trầm, số hoạc sinh phát biểu tập
chung vào một số em( ). việc thảo luận còn nhiều
hạn chế.
- Lớp 6
C
: Lớp học rất ồn, nhiều em còn nói chuyện và làm việc riêng
trong giờ học. Chỉ có một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Tôi đã tham khảo ý kiến của 3 GV dạy văn ở 3 lớp
6
A
:Thầy
6
B
: Thầy
Các thầy đều nhất trí với những nhận định trên. Những biểu hiện đó cũng
chính là đặc trưng của mỗi lớp trong các giờ học văn( Những giờ tôi đã dự
cũng như những giờ học văn khác).
3.3 Xem vở ghi và việc học sinh làm bài tập ở nhà.
Trịnh Việt Vương
22
Đề tài khoa học
Sau mỗi tiết dự giờ tôi đều chú ý xem vở ghi của học sinh. ở cả 3 lớp
tôi nhận thấy có một điểm chung:các em ghi tất cả những gì giáo viên ghi
trtên bảng. Các em ghi chính xác từng cái ngoặc, từng dấu suy ra của giáo
viên. khi có giáo viên khác dạy thay các em lại ghi giống như người giáo
viên dạy thay đó. Như vậy sự ghi chép của học sinh chỉ đơn giản là sự mô
phỏng lại những gì giáo viên đã ghi ở trên bảng.
Trước mỗi buổi học tổ trưởng và lớp phó học tập của lớp sẽ kiểm tra
việc học bài và làm bài cũ cuả các bạn. Các em chỉ kiểm tra được số lượng
chư không thể kiểm tra được chất lượng bài tập của các bạn. khi tôi trực
tiếp kiểm tra bài tập của các em tôi nhận thấy: số lượng bài tập thì tương
đối đầy đủ ( Vẫn có em chưa làm hoặc làm bài còn thiếu) nhưng chất
lượng thì không cao, nhiều em đến lớp mới vội làm hoặc mượn vở của ban
chép. 3.4 Khảo sát kết quả học tập của học sinh
Sau khi dự giờ 2 tiết bài “ Buổi học cuối cùng” được sự đồng ý của
thầy tôi đã đưa câu hỏi yêu cầu học sinh làm ngay tại lớp
với thời gian 15 phút.
Hỏi: Em hãy viết một đoạn văn miêu tả quang cảnh lớp học trong
“Buổi học cuối cùng”
Tôi đã thu 29bài (Đủ), và chấm điểm kết quả như sau:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
3.5 Nhận xét:
Học sinh khối lớp 6 nói chung, học sinh lớp 6
B
nói riêng rất có ý thức
học tập nhưng kết quả học tập lại chưa cao. Tỷ lệ học giỏi ít, tỷ lệ học sinh
yếu kém còn nhiều. Điều này đã biểu lộ trong cách dạy và việc học của học
sinh còn nhiều điều chưa hợp lý.
IV. Kết luận.
Qua việc khảo sát thực trạng dạy và học ở lớp 6 của trường
THCS Hồng Châu (Đặc biệt là lớp 6
B
) ta thấy:
Về giáo viên: Cách dạy học có rất nhiều ưu điểm, với cách dạy học
này chất lượng học sinh sẽ là khá cao.
Về học sinh: Học sinh đều có ý thức học trên lớp và tự học ở nhà.
Trịnh Việt Vương
23
Đề tài khoa học
Tuy nhiên kêt quả học tập của học sinh lại không cao. Vậy thực trạng này
do nguyên nhân từ đâu?
1. Về chương trình và SGK ngữ văn 6.
-Ưu điểm:
+ Số lượng văn bản (tác phẩm) đã giảm đi đáng kể.
+ Nhiều tác phẩm hay có ý nghĩa giáo dục.
+Sách trình bày sạch đẹp.
-Nhược điểm:
+Sự phân phối chương trình chưa hợp lý, nhiều bài dài nhưng
thời gian lại ngắn nên giáo viên rất vất vả để vừa đảm bảo nội dung vừa
theo kịp chương trình.
+Nhiều tác phẩm giá trị nghệ thuật chưa cao.
+Sự tích hợp giữa Văn ,Tiếng việt,Tập làm văn ở nhiều bài còn
lỏng lẻo hoặc chưa hợp lý.
+Tác phẩm thơ còn ít.
+Những tác phẩm thuộc thể loại ký còn khó đối với học sinh.
2. Về việc giảng dạy văn của giáo viên.
-Ưu điểm:
+Giáo viên đã phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.
+Rèn được kỹ năng đọc và nói cho học sinh.
+Đảm bảo truyền tải đủ kiến thức cơ bản.
-Nhược điểm:
+Chưa phát huy đông đảo học sinh tham gia tích cực vào tiết
học.
+ Chưa rèn cho học sinh kỹ năng nghe và viết.
+Hạn chế trong những tiết dạy văn học địa phương.
3. Về cách học của học sinh.
-Ưu điểm:
+ Học sinh có ý thức trong việc học ở lớp và ở nhà.
+ Tích cực chủ động tham gia xây xây dựng bài.
- Nhược điểm:
+ Việc ghi bài còn nhiều hạn chế.
+ Nhiều em còn nhút nhát, tự ti.
+ Việc đọc sách tham khảo và trao đổi bài ở nhà chưa nhiều.
Trịnh Việt Vương
24
Đề tài khoa học
Qua việc nhận thức được những ưu điểm của SGK, việc giảng dạy
của giáo viên và cách học của học sinh ta rút ra những kết luận lớn nhất
như sau:
Chương trình SGK còn nặng, nhiều bài dài vì vậy khi dạy giáo viên
luôn cố gắng để dạy hết nội dung bài học từ đó dẫn đến việc chỉ chú ý đến
một học sinh học khá hoặc tự tin mạnh dạn hay phát biểu ý kiến, số còn lại
thường không được giáo viên quan tâm.
Những em học sinh nhút nhát hoặc học kém thường không theo kịp
tiến trình dạy của giáo viên và tiến trình học của các bạn học khá. Những
em học sinh này thường không nắm vững bài học trên lớp. Khi về nhà các
em lại không trao đổi bài với bạn hoặc đọc thêm sách tham khảo, những
em học kém sẽ ngày càng học kém. Chính điều này giải thích tại sao kết
quả học tập học kỳ I không cao, vẫn còn học sinh học lực yếu.
Trước thực trạng đó cần có sự đổi mới để nâng cao hơn nữa
chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trường THCS Hồng Châu
nói riêng của giáo viên học sinh THCS nói chung.
CHƯƠNG II. NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐỔI MỚI.
- Trong nghị quyếthội nghị lần thứ II ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VIII đã nêu rõ: “ Mục tiêu chủ yếu là giáo dục toàn diện đức
dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo
dục chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạovà năng lực
thực hành”.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục cần phải có sự đổi mới hơn nữa về
SGK, về phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Cụ thể:
1. Về SGK
-Đã có sự giảm tải về số lượng tác phẩm nhưng số lượng tri thức cần
truyền đạt nhiều mà thời gian giảng dạy lại hạn chế. Vì vậy cần phân phối
lại chương trình cho phù hợp. Phù hợp giữa dung lượng kiến thức và thời
gian giảng dạy.
-Tăng cường hơn nữa những tác phẩm thơ.
- Những tác phẩm đưa vào chương trình ngoài yêu cầu về nội dung
cần chú ý đến chất lượng nghệ thuật và đảm bảo phù hợp với việc giảng
dạy tích hợp.
- Với mỗi thể loại văn học cần có bài khái quát giới thiệu chung.
Trịnh Việt Vương
25