Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

hoạt động truyền thông marketing dịch vụ giá trị gia tăng của công ty thông tin di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 49 trang )


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG





ĐOÀN THỊ NHẬT HỒNG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SIMCO SÔNG ĐÀ

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI - 2014

Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TRỌNG TÍCH



Phản biện 1:


Phản biện 2:






Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học Viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông
1



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ
sở một nền sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra những cơ hội
kinh doanh mới nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe
dọa doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh
khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải
luôn vận động, tìm tòi một hướng đi mới cho phù hợp. Vì vậy các
doanh nghiệp phải quan tâm, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu
của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả kinh doanh thì doanh
nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao
đời sống cán bộ nhân viên và tạo được sự phát triển bền vững cho
doanh nghiệp.
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là bài toán khó với nhiều
doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay, số doanh nghiệp đạt được hiệu
quả trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn chưa nhiều. Điều này
có nhiều nguyên nhân như: hạn chế trong công tác quản lý, hạn chế
trong năng lực sản xuất hay kém thích ứng với nhu cầu của thị
trường… Do đó các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngày
càng được các doanh nghiệp chú trọng.
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này và tình
hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà đang
gặp một số vấn đề khó khăn, cần tháo gỡ để nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà”.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng, quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cho đến nay chưa có
một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện đến hiệu quả
kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà để từ đó đưa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Simco Sông Đà.
2


3. Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa những lý luận cơ bản
về phân tích hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng về thực trạng hiệu quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh Công ty Cổ phần
Simco Sông Đà.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả kinh
doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà trong 3 năm từ 2011
đến 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phần lý thuyết tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài như:
Quản trị tài chính, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh, Quản trị điều hành…từ đó chọn lọc và hệ
thống hóa để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phần đánh giá hiệu quả kinh doanh được thực hiện từ nguồn dữ

liệu thứ cấp gồm: Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo
kinh doanh… của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà, mạng internet…
- Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với Bộ phận
kinh doanh, Quản lý chất lượng… để tìm hiểu rõ nguyên nhân làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà.
- Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực
trạng , các mục tiêu kinh doanh và tham khảo ý kiến của một số phòng
ban trong Công ty.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu - kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Simco Sông Đà
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
3


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH

1.1. Khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm
đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đây là mục tiêu số một, nó chi phối toàn bộ quá trình
kinh doanh.

Nhiệm vụ chủ yếu của phân tích, đánh giá hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp là đánh giá chung về hiệu quả kinh
doanh của từng bộ phận và chung cho toàn doanh nghiệp. Đánh giá
hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh doanh, đánh giá hiệu quả cuối
cùng của kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó có
các biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
1.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh
1.1.2.1. Ý nghĩa
Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều
đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có
lợi cho từng đối tượng.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi
góc độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng
nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí. Tùy theo mục tiêu các nhà
quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết, đánh giá khái quát…
sau đó tổng hợp để đưa ra nhận xét.
1.1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
4


1.1.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để
xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
1.1.3.2. Phương pháp loại trừ (phương pháp thay thế liên hoàn)
Phương pháp loại trừ (phươn pháp thay thế liên hoàn) là
phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự
biến động của chỉ tiêu phân tích qua việc thay thế lần lượt và liên
tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố thay đổi.
Sau đó lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố

nghiên cứu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này.
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi
quá trình… và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ
lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh rất nhiều, có thể
phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại:
- Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh.
- Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh.
Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm hai loại:
- Nhân tố chủ quan.
- Nhân tố khách quan.
Theo tính chất của nhân tố, gồm hai loại:
- Nhân tố số lượng.
- Nhân tố chất lượng.
Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm hai loại:
- Nhân tố tích cực.
- Nhân tố tiêu cực.


5


1.1.4.1. Môi trường vi mô của doanh nghiệp
a. Nhân tố con người
Mặc dù trong quá trình hoạt động doanh nghiệp chịu nhiều sự
ràng buộc của môi trường kinh doanh, nhưng nếu sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực sẽ quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu,
sử dụng ít lao động tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản
phẩm, giảm giá bán hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm.
c. Tiềm lực về vốn
Mọi quá trình kinh doanh đều bắt nguồn từ vốn. Toàn bộ các
hoạt động trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn hùng
mạnh mới thực hiện được.
d. Khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường và triển khai sản phẩm
mới
Khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định
khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
môi trường kinh doanh hiện đại không phải doanh nghiệp sản xuất
cái mà doanh nghiệp có khả năng, mà phải sản xuất cái mà thị
trường cần. Do vậy, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải
phù hợp với nhu cầu thị trường, được thị trường chấp nhận.
1.1.4.2. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường quốc tế
* Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
* Xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ
b. Môi trường trong nước
* Môi trường pháp lý
6


* Môi trường kinh tế
* Đối thủ cạnh tranh
* Khách hàng

* Môi trường tự nhiên
* Môi trường văn hóa xã hội
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Yêu cầu đối với chỉ tiêu
Những yêu cầu đặt ra cho hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp:
- Phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành.
- Thể hiện được đặc điểm sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo tính thống nhất trong phương pháp xác định và mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính thực tế.
- Đảm bảo tính hệ thống.
Khi đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh cần phải nghiên
cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường
kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả
chung của toàn xã hội.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.2.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp
- Tính theo dạng hiệu số:
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
- Tính theo dạng phân số:

Các chỉ tiêu tổng hợp gồm có:
a. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

7


Ch tiờu ny phn ỏnh sc sn xut, sc sinh li bỡnh quõn ca
u vo trong thi k sn xut kinh doanh.

b. Ch tiờu doanh li ng vn (%)

Ch tiờu ny phn ỏnh sc sinh li ca s vn kinh doanh,
phn ỏnh mc t hiu qu kinh doanh ca s vn m doanh
nghip ó s dng.
c. Doanh li doanh thu bỏn hng(%)

Ch tiờu ny cho bit trong mt ng doanh thu cú bao nhiờu
ng li nhun trc v sau thu trong mt thi k nht nh.
1.2.2.2. Ch tiờu chi tit ỏnh giỏ kt qu kinh doanh
Cỏc ch tiờu chi tit ỏnh giỏ kt qu kinh doanh c th hin trong
bng 1.1 di õy:
Bng 1.1 : H thng cỏc ch tiờu chi tit hiu qu kinh doanh
ca doanh nghip
Yếu tố nguồn
lực và chi phí
Các chỉ tiêu hiệu q
uả kinh
doanh
Công thức tính

1. Vốn cố định
1. Hiệu suất sử dụng vốn cố
định
H
VCD
= D/V
CD
2. Suất hao phí vốn cố định


S
VCD
= V
CD
/D

3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
cố định
LN
VCD
= LN/V
CD

2. Vốn lu động
4. Hiệu suất sử dụng vốn lu
động
H
VLD
= D/V
LD
5.

Suất hao phí vốn lu động

S
VLD
= V
LD
/D


6.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
lu động
LN
VLD
= LN/V
LD

3. Tổng vốn KD
7. Hiệu suất sử dụng tổng vốn
kinh doanh
H
VKD
= D/V
KD
8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
kinh doanh
LN
VKD

=
LN
ST
/V
KD

9.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
LN
VCSH

=

8


chủ sở hữu

LN/V
CSH

4. Lao động
10. Năng suất lao động

W = D/T

11. Suất hao phí lao động

S
LD

= T/Q

12. Hiệu suất tiền lơng tính
theo doanh thu
H
TLD

= D/ Tổng
quỹ lơng
13. Hiệu suất tiền lơng tính
theo lợi nhuận
H

TLLN

= LN/
Tổng quỹ lơng

14. Lơng bình quân/tháng

L
BQ

= QL/T

5. Chi phớ
15. Hiệu suất sử dụng chi phí
kinh doanh
H
CKD
= D/C
KD
16. Tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí kinh doanh
LN
CKD
= LN/C
KD


CHNG II: THC TRNG HIU QU KINH DOANH TI
CễNG TY C PHN SIMCO SễNG


2.1. Gii thiu chung v Cụng ty C phn Simco Sụng
2.1.1. Lch s phỏt trin
- Ngy 18/06/2007, Cụng ty chớnh thc i tờn Cụng ty thnh
"Cụng ty c phn SIMCO Sụng ".
Hin nay cụng ty hot ng trờn nhng lnh vc chớnh sau:
- Xut khu lao ng
- Giỏo dc o to
- Kinh doanh bt ng sn
- u t ti chớnh
- Xõy dng
Ngoi ra cụng ty cũn hot ng kinh doanh thng mi, u
t cụng ngh v phỏt trin k thut cao, thi cụng xõy lp.
2.1.2. Chc nng, nhim v v c cu t chc
2.1.2.1. C cu t chc ca Cụng ty C phn Simco Sụng
9



Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Simco Sông
Đà
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Simco
Sông Đà)
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
a. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất một
năm một lần.
10



Hội đồng quản trị(HĐQT): Là cơ quan quản trị công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của công
ty, tập trung vào những nội dung trọng .
Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng
quản trị, điều lệ công ty.
Các phòng chức năng: Có 6 phòng chức năng thực hiện các
công việc do Ban giám đốc giao, hoàn thành các công việc được
giao theo đặc điểm nhiệm vụ riêng của từng phòng ban.
b. Các ban quản lý dự án: Mỗi ban sẽ quản lý một hay nhiều
dự án mà công ty thực hiện.
c. Các trung tâm xuất khẩu lao động: tuyên truyền, tư vấn cho
người lao động trong công tác xuất khẩu lao động, phối hợp chặt
chẽ với ban lãnh đạo, cơ quan đoàn thể ở địa phương để tuyển lao
động đi làm việc tại nước ngoài…
d. Trường cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ - kinh tế Simco
Sông Đà: đào tạo nghề theo 3 cấp độ: Cao đẳng nghề, trung cấp
nghề và sơ cấp nghề theo quy định.
e. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà: Thực hiện xây dựng các công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông. Kinh doanh phát triển
nhà, khu công nghiệp, khu đô thị.
2.1.3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Xuất khẩu lao động ( XKLĐ)
11




Hình 2.2: Quy trình hoạt động xuất khẩu lao động của
Công ty
Các ngành nghề chủ yếu của Lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài:
- Lao động phổ thông.
- Lao động ngành xây dựng (xây, trát, ốp lát, sắt, mộc, cốp
pha )
- Lái xe tải các loại
- Lái máy (xúc, ủi, san, gạt, lu, )
- Cơ khí sửa chữa: Thợ hàn, thợ điện
Công nhân công xưởng.
2.1.3.2. Hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo của công ty tập trung chủ yếu vào các dự án
đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Hoạt
động đào tạo của công ty không chỉ vì mục tiêu kinh doanh, đem lại
lợi nhuận trước mắt mà còn vì mục tiêu lâu dài là đảm bảo chất
lượng lao động trước khi sang làm việc ở nước ngoài, giữ vững uy
tín của công ty trong hoạt động xuất khẩu lao động, duy trì và mở
rộng thị phần xuất khẩu lao động.
2.1.3.3. Kinh doanh bất động sản
Đầu tư kinh doanh bất động sản trong giai đoạn tới được xác
định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty sau
lĩnh vực xuất khẩu lao động.
12


2.1.3.4. Đầu tư tài chính
Hiện tại công ty đang thành lập những công ty con và góp vốn
liên doanh với một số công ty khác, định hướng phát triển của công
ty chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất điện, sản xuất sản

phẩm để xuất khẩu
2.1.3.5. Hoạt động xây dựng
Hiện nay công ty cổ phần Simco Sông Đà có 1 đơn vị trực
thuộc là xí nghiệp xây dựng Simco Sông Đà với hơn 100 công nhân
có kinh nghiệm, năng lực, tay nghề để thi công các công trình công
nghệ, giao thông, dân dụng.
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Simco
Sông Đà
2.2.1. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển
theo chiều hướng không tốt. Mặc dù doanh thu bán hàng liên tục
tăng, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng qua các năm
luôn trên mức 19%. Nhưng trong đó lợi nhuận của công ty sụt giảm
khá mạnh: năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 6,79% so
với năm 2011, tới năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 38,7%.
Nguyên nhân là trong giai đoạn 2012-2013 hoạt động kinh doanh
bất động sản của công ty thua lỗ; các công trình xây dựng không
đảm bảo đúng tiến độ dẫn đến việc không mang lại hiệu quả, đầu tư
vào các công ty liên doanh, liên kết không hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần Simco
Sông Đà
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn
13


a. Hiệu quả sử dụng vốn cố địnhu

Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

TT

Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2011 2012 2013 2012/2011

2013/2012

1 Doanh thu thuần Đồng

97,602,728,371

121,232,573,404

148,637,060,948

124.21%

122.60%

2 Lợi nhuận sau thuế Đồng

6,142,792,130

5,725,685,919

3,509,822,504

93.21%


61.30%

3 Vốn cố định Đồng

138,026,588,590

134,188,659,094

123,293,561,995

97.22%

91.88%

4 Hiệu suất sử dụng VCĐ = (1)/(3) Đồng 0.71

0.90

1.21

127.76%

133.44%

5 Suất hao phí VCĐ= (3)/(1) Đồng 1.41

1.11

0.83


78.27%

74.94%

6 Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ = (2)/(3) % 4.45

4.27

2.85

95.88%

66.72%

(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán )

14


b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: đồng

TT

Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2011 2012 2013 2012/2011

2013/2012


1 Doanh thu thuần Đồng

97,602,728,371

121,232,573,404

148,637,060,948

124.21% 122.60%
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng

6,142,792,130

5,725,685,919

3,509,822,504

93.21% 61.30%
3 Vốn lưu động Đồng

118,211,419,861

153,105,622,068

193,188,133,343

129.52% 126.18%
4 Hiệu suất sử dụng VLĐ = (1)/(3)


Đồng

0.83

0.79

0.77

95.90% 97.17%
5 Suất hao phí VLĐ= (3)/(1) Đồng

1.21

1.26

1.30

104.27% 102.92%
6
Tỷ suất lợi nhuận trên
VLĐ = (2)/(3)
% 5.20

3.74

1.82

71.97%

48.58%


(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán )


15


c. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: đồng

TT

Chỉ tiêu ĐVT

Năm
2011 2012 2013 2012/2011

2013/2012

1
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
Đồng

97,602,728,371

121,232,573,404


148,637,060,948

124.21% 122.60%
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng

6,142,792,130

5,725,685,919

3,509,822,504

93.21% 61.30%
3 Vốn chủ sở hữu Đồng

164,454,822,142

163,043,188,151

164,282,323,169

99.14% 100.76%
4 Vốn kinh doanh Đồng

256,238,008,451

287,294,281,162

316,481,695,338


112.12% 110.16%
5
Hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh = (1)/(4)
Đồng

0.38

0.42

0.47

110.78% 111.30%
6
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn kinh doanh (ROA)
= (2)/(4)
% 2.40

1.99

1.11

83.13% 55.65%
7
Tỷ suất lợi nhuân trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
= (2)/(3)
% 3.74


3.51

2.14

94.02% 60.84%
(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán )


16


2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

TT

Chỉ tiêu ĐVT

Năm



2011

2012

2013


2012/2011

2013/2012

1
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
Đồng

97,602,728,371 121,232,573,404

148,637,060,948

124.21% 122.60%
2 Lợi nhuận sau thuế Đồng

6,142,792,130 5,725,685,919 3,509,822,504 93.21% 61.30%
3 Chi phí kinh doanh Đồng

84,731,585,379 103,719,556,235

130,939,895,442

122.41% 126.24%
4
Hiệu suất sử dụng chi
phí kinh doanh = (1)/(3)
1.15 1.17 1.14 101.47% 97.12%

5
Tỷ suất lợi nhuận trên
chi phí kinh doanh =
(2)/(3)
% 7.25 5.52 2.68 76.15% 48.56%
(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán )

17


2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động
a. Cơ cấu lao động
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Simco
Sông Đà
năm 2013
STT Trình độ
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
1 Đại học trở lên 220

50,34

2 Cao đẳng 25

5,72

3 Trung cấp 45


10,30

4 Công nhân kỹ thuật 44

10,07

5 Lao động phổ thông 103

23,57

Tổng số 437

100


0
Dựa vào cơ cấu nguồn lực của công ty có thể thấy tỷ trọng
giữa các loại nhân lực là không đồng đều. Việc sử dụng lao động của
công ty là chưa hiệu quả.

18



19


2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Simco Sông Đà
2.3.1. Những kết quả đạt được

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng trưởng
qua các năm. Năm 2013 tổng doanh thu của công ty đạt 151,53 tỷ
đồng, đã tăng hơn 45% so với doanh số năm 2011 là 104,25 tỷ
đồng.
Thị trường mở rộng, theo đó quy mô nguồn vốn cũng tăng lên
tương ứng cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ngày một tăng lên, tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản chưa hợp lý. Các khoản phải
thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, công ty bị chiếm dụng vốn.
- Chưa kiểm soát được giá trị hàng tồn kho, hàng tồn kho vẫn
ở mức cao.
- Sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, vốn kinh doanh, chi phí
kinh doanh chưa hiệu quả.
- Cơ cấu lao động chưa phù hợp, tỷ lệ lực lượng lao động gián
tiếp cao, bộ máy quản lý cồng kềnh.
- Máy móc thiết bị cũ và lạc hậu.
- Công tác marketing giới thiệu công ty chưa hiệu quả.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác điều hành, quản lý kinh doanh của công ty chưa
thật hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề đều đang ở độ tuổi khá
cao.
- Tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị chưa thật sự tốt.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, quá trình đổi mới
diễn ra chậm chạp.
- Tình hình tài chính của công ty đang đi xuống.
- Hoạt động quảng cáo, phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế.

b. Nguyên nhân khách quan
20


- Nền kinh tế của quốc tế và Việt Nam đang trong thời kỳ suy
thoái
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng là một thách thức
to lớn của công ty trong suốt quá trình phát triển.
- Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SIMCO SÔNG ĐÀ

3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Simco Sông Đà
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung
Động lực của Simco Sông Đà là phát huy yếu tố con người,
đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo lập môi trường để mọi thành
viên phát huy tài năng sáng tạo, xây dựng và đào tạo đội ngũ
CBCNV làm việc có hiệu quả, xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
3.1.2. Mục tiêu phát triển bộ phận
- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động: Duy trì và phát
triển hoạt động xuất khẩu lao động luôn đứng trong top 5 trong các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
- Hoạt động kinh doanh bất động sản: Tập trung vào mảng
phát triển nhà ở đơn lẻ, cải tạo chung cư cũ phù hợp với khả năng
tài chính của công ty.
- Hoạt động thi công xây lắp: Tập trung vào các công trình có
quy mô vừa và nhỏ.

- Khai thác và chế biến khoáng sản: Tập trung vào khai thác
mỏ đá marble của công ty tại Myanmar và xuất khẩu sang các thị
trường Trung Đông, Châu Âu.
- Hoạt động khác: Duy trì hoạt động, đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả các ngành nghề liên quan.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Simco Sông Đà
3.2.1. Nhóm giải pháp về các yếu tố đầu vào
3.2.1.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn và sử dụng chi phí hợp lý
21


a. Kế hoạch huy động vốn
- Công ty cần lập các dự án sản xuất kinh doanh có tính khả
thi cao, khả năng sinh lời lớn.
- Công ty cần tăng cường mở rộng, hợp tác đầu tư liên doanh
với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
- Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ, lao động viên và
người dân để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bán một phần cổ phần cho cổ đông chiến lược.
- Tăng tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển.
- Áp dụng một số hình thức huy động vốn ngắn hạn khi cần.
b. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn và tài sản
- Tài sản dài hạn:
Các khoản phải thu dài hạn: có các biện pháp để thu hồi các
khoản phải thu dài hạn.
- Công ty cần tích cực đầu tư tài sản cố định đặc biệt là máy
móc và thiết bị.
Bất động sản đầu tư: Công ty cần có những biện pháp để thúc
đẩy các dự án hoàn thành tốt theo tiến độ.

- Tài sản ngắn hạn:
Tỷ trọng tiền của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần luôn có sẵn
một khoản tiền để thanh toán các hóa đơn, phải duy trì một số tiền
mặt để đáp ứng các khoản chi bất ngờ.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: chỉ nên đầu tư khi chắc
chắn thu được hiệu quả vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Các khoản phải thu của khách hàng: có các biện pháp sao cho
tỷ trọng các khoản mục này càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm
dụng vốn.
Doanh nghiệp cần có các biện pháp để tối ưu hóa hàng tồn
kho, giảm khối lượng xây dựng dở dang.
c. Quản lý vốn hiệu quả
- Lập kế hoạch hết sức chặt chẽ từ khâu lập hồ sơ thiết kế thi
công, nghiệm thu và thanh toán công trình, thi công dứt điểm công
trình.
22


- Tận dụng khả năng đóng góp tài chính cũng như hàng hóa
của các doanh nghiệp liên kết.
- Chỉ đầu tư vốn khi dự án có hiệu quả cao và độ rủi ro chấp
nhận được.
d. Sử dụng chi phí hợp lý
Điều quan trọng là phải xây dựng được ý thức tiết kiệm ở tất
cả các khâu, các cấp cũng như ở người lao động. Lập đầy đủ dự
toán chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân lực
a. Cán bộ kỹ thuật – quản lý
Kiện toàn bộ máy quản lý trong doanh nghiệp, tinh giảm về
số lượng, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, phân định rõ trách

nhiệm, nghĩa vụ cho từng phòng ban.
Công tác tuyển chọn nhân lực phải được tiến hành chặt chẽ,
chỉ nhận những người có tâm huyết và có định hướng lâu dài với
công ty. Liên kết với các trường đại học trong nước và quốc tế để có
thể lấy chất xám tại nguồn, nâng cao trình độ nhân lực.
Các cán bộ quản lý cần có trình độ, sử dụng thành thạo kỹ
năng tin học văn phòng và các phần mềm quản lý, có chuyên sâu và
năng lực toàn diện để có thể bổ sung, hỗ trợ nhau.
Hàng năm, công ty cần bổ sung cho sản xuất những lao động
có trình độ cao, tay nghề giỏi, sức khỏe , kỷ luật và đáp ứng nhu cầu
của công ty.
Phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải đảm bảo đủ
việc làm trên cơ sở trình độ tay nghề.
c. Đời sống người lao động
Doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo
công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế
độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề
cao hoặc có thành tích, sáng kiến
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng thiết bị, máy móc, kỹ thuật – công
nghệ
a. Quản lý, sử dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị, công nghệ
b. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, năng suất cao
23


3.2.2. Nhóm giải pháp về kết quả đầu ra
3.2.2.1. Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động
Marketing
- Tìm kiếm thị trường phù hợp với sự phát triển của công ty.
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý.

- Xây dựng kênh phân phối.
- Hoạt động xúc tiến thương mại.
- Tăng kinh phí cho công tác Marketing.
3.2.2.2. Giải pháp mở rộng thị trường
- Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường:
- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an
toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.
- Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then
chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt
được mục tiêu đó.
- Hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh
chung và chiến lược kinh doanh bộ phận.
- Chiến lược kinh doanh phải thể hiện bằng những mục tiêu
cụ thế, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản
xuất kinh doanh.
3.2.3. Một số giải pháp khác
- Tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ tài chính.
- Tăng cường tích lũy nội bộ.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty.
- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
hướng tăng quyền tự chủ cho người lao động và ban chỉ huy.
- Kết hợp giữa việc nâng cao trình độ với việc sắp xếp, sử
dụng lao động thật hợp lý.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn
nhân lực để thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty
- Định kỳ tiến hành kiểm tra để đánh giá trình độ của các cá
nhân trong công ty, từ đó phân loại trình độ, bố trí sử dụng người
lao động hợp lý.

×