Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vận tải D’MAX.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.53 KB, 49 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang
ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sau
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO các dịch vụ về logistics là
lĩnh vực được ưu tiên mở cửa. Điều đó tạo rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của
doanh nghiệp vận tải trong thời kì mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các
doanh nghiệp như là đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt không chỉ của
doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn vị hoạt động kinh
doanh muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường cần phải xuất phát từ nhu
cầu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu
của khách hàng một cách tối đa.
Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được
khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt động kinh doanh
của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu
thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng. Marketing được coi là một
trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh
tranh có hiệu quả. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp vận tải
cần sử dụng các công cụ của marketing một cách hợp lí nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện mới.
Đối với Công ty TNHH Vận Tải D'MAX việc ứng dụng các công cụ
marketing một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp xâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH vận tải D’MAX, em thấy được sự
cần thiết của việc đẩy mạnh vận dụng các biến số marketing-mix để nâng cao khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của
công ty. Vì vậy kết hợp giữa kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tiễn hoạt
động kinh doanh ở doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Vận dụng marketing-mix nhằm
phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vận
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B


3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
tải D’MAX” để nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại công ty D’MAX,
đề tài tập trung đánh giá việc ứng dụng marketing-mix trong thực tiễn hoạt động kinh
doanh của Công ty qua đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh việc vận dụng các tham
số cơ bản của marketing để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, phát
triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Hoạt động marketing-mix của công ty được
tập trung phân tích, nghiên cứu trên 5 tham số cơ bản. Đó là: tham số con người,
tham số sản phẩm, tham số giá, tham số phân phối và tham số xúc tiến.
Ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, bản chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Vận Tải D’Max
Chương 2: Thực trạng vận dụng marketing-mix trong hoạt động kinh doanh
dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH Vận Tải D’Max
Chương 3: Một số giải pháp vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vậ tải D’MAX
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX
1.1. Thông tin chung về công ty
Công ty TNHH vận tải D’MAX tên tiếng anh là D’MAX Logistics Company
Limited, viết tắt là D’MAX CO, LTD được thành lập năm 2006 theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do sở kế
hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/11/2006. Ngay từ khi mới thành lập, Ban
lãnh đạo công ty đã xác định sứ mệnh cho công ty là cung cấp một cách hiệu quả
nhất các dịch vụ vận tải cho khách hàng, thông qua đội ngũ nhân viên “chuyên

nghiệp từ suy nghĩ đến hành động”. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là cung
cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào cung cấp dịch vụ
vận tải đường bộ nội địa. Với hơn 5 năm thành lập và không ngừng phát triển, công
ty đã thu được nhiều thành công đáng ghi nhận, doanh thu, lợi nhuận cũng như thị
trường của công ty ngày một tăng.
Sau đây là một số thông tin về công ty:
Tên thành lập: Công ty TNHH vận tải D’Max
Tên giao dịch quốc tế : D’Max Logistics
Trụ sở chính: Số 164 – Khu giãn dân Yên Phúc – Phường Phúc La –
Quận Hà Đông – TP Hà Nội - Việt Nam
Website: www.dmaxlogistics.com
Điện thoại: 0433545420 Fax: 0433545421
Mã số thuế: 0102066176
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
1. Vận tải hàng hóa
2. Thuê và cho thuê nhà xưởng, kho, bến bãi
3. Vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng
4. Dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái
5. Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ô tô
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
6. Đại lý mua-bán-ký gửi hàng hóa
7. Mua bán ô tô và xe có động cơ khác
8. Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Với hơn 5 năm đi vào hoạt động kinh doanh, công ty TNHH vận tải D’MAX
đã có những điểm mốc đáng chú ý sau:
• Đăng ký kinh doanh lần 1 – 07/11/2006 – số vốn điều lệ 50 triệu đồng. Trụ sở

kinh doanh tại số 115 – khu tập thể vật tư thủy lợi – xã Tứ Hiệp – huyện
Thanh Trì – TP Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng là 41m2
• Đăng ký kinh doanh lần 2 – 10/05/2008 – số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Công ty
chuyển trụ sở về số 46 – Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội với tổng diện tích
mặt bằng là 160m2
• Đăng ký kinh doanh lần 3 – 19/06/2009 – số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng
• Ngày 18/02/2011 công ty đã chuyển trụ sở về địa chỉ số 164 – khu giãn dân
Yên Phúc – Phường Phúc La – Hà Đông – Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng
258m2
Trong quá trình kinh doanh của mình, D’MAX luôn coi khách hàng là
những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ
một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, D’MAX luôn nỗ lực ở mức cao
nhất để mỗi nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất và
chuyên nghiệp nhất. Sự hài lòng và tin cậy của khách hàng chính là khởi nguồn cho
sự thịnh vượng và phát triển bền vững của công ty. Sau 5 năm đi vào hoạt động
D’MAX đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng và sự hài lòng của khách hàng cho
những dịch vụ mà công ty cung cấp. Doanh thu, lợi nhuận, tài sản và nguồn vốn của
công ty tăng nhanh theo từng năm. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng từ 8,6 trăm
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
triệu năm 2007 lên 3,7 tỷ đồng năm 2010, số lượng nhân viên năm 2007 là 10 nhân
viên đến nay công ty đã có hơn 100 nhân viên được đào tạo và làm việc hiệu quả.
Trong tương lai gần, D’MAX sẽ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để phục vụ nhu
cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh
của công ty là “Chuyên nghiệp từ suy nghĩ đến hành động” và “khách hàng luôn
luôn đúng, nếu khách hàng sai xem lại chính mình” nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu
riêng biệt của mỗi khách hàng.
Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển của Công ty

Nguồn: Công ty D’MAX
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH vận tải D’MAX là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
do ông Đoàn Định Luận và ông Bùi Duy Tấn Đạt góp vốn thành lập và tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó ông Đoàn Đình Luận là chủ tịch hội đồng
thành viên kiêm giám đốc công ty, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của
công ty.
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________




Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Vai trò của các bộ phận trong công ty:
- Hội đồng thành viên: bao gồm hai thành viên sáng lập, đây là cơ quan có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng thành viên có trách nhiệm định hướng chiến
lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty thông qua việc hoạch định
các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty. Ngoài ra, hội đồng thành viên và các thành viên trong hội đồng
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
P. Kế hoạch
và Marketing
P. Điều hành

P. Hành chính
Tổng hợp
P. Tài chính
kế toán
Đội
xe
BP
BD
SC
BP
Marketi
ng
BP Kế
hoạch
BP
hành
chính
nhân
sự
BP
Tổng
hợp
bảo
hiểm
BP
tài
chính
BP
kế
toán

Thủ
quỹ
Hồi Đồng Thành Viên
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
cũng có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của điều lệ công ty và điều 47 Luật
Doanh nghiệp 2005.
- Ban Giám đốc: là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày
của công ty, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày và
chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
của mình.
- Phòng hành chính tổng hợp: Trợ giúp cho Hội đồng thành viên và Giám đốc
công ty quản lý và hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như
đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên và người lao động.
- Phòng tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng thành
viên và giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính - Kế toán
theo đúng quy chế tài chính và điều lệ công ty. Phòng tài chính kế toán bám sát và
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao bao gồm: Kiểm soát chi phí sản xuất
kinh doanh, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời
và đầy đủ, báo cáo kịp thời chính xác các chứng từ hợp đồng kinh tế, lập và gửi báo
cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng quý và cuối niên độ kế toán để gửi lên Hội đồng
thành viên và Ban giám đốc công ty. Ngoài ra Phòng tài chính kế toán còn đảm bảo hoàn
thành tốt công tác lên kế hoạch tài chính, lập các báo cáo đột xuất phát sinh.
- Phòng điều hành (phòng kinh doanh): chịu trách nhiệm lên phương án điều xe,
thông báo kế hoạch điều xe cho đội xe và cán bộ điều hành tại nhà máy. Quản lý, lưu giữ
chứng từ, sổ sách nhập – xuất – kiểm kê kho, biên bản bàn giao hàng hóa và định kỳ
lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý. Tổ chức triển khai giao hàng trong nội tỉnh và
làm thủ tục vận chuyển hàng hóa nội ngoại tỉnh.

- Phòng Kế hoạch - Marketing: lập kế hoạch vận chuyển và lưu kho hàng hóa
và thông báo cho phòng điều hành của D’MAX về kế hoạch thu gom, phân phối đến
các đại lý. Bên cạnh đó lên kế hoạch xúc tiến thương hiệu cho công ty.
Trong nội tại công ty, đôi khi các bộ phận chức năng có lợi ích riêng không thống
nhất với nhau. Đây là một trong những nguyên nhân từ bên trong dẫn đến sự thất bại của
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
nhiều doanh nghiệp hiện nay. Do đó ban lãnh đạo công ty cần phải đảm bảo tính hệ thống
trong liên kết nội tại này, làm cho các bộ phận thống nhất lợi ích để cùng hướng tới mục
đích chung của công ty.
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của Công ty
1.4.1. Yếu tố khách quan
1.4.1.1. Môi trường kinh tế
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nền kinh tế đã phục hồi kéo theo sự
vực dậy của các ngành kinh tế nước nhà. Theo đó ngành vận tải có những bước phát
triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Năm 2008 nền kinh
tế Việt Nam đã trải qua những bước biến động mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh
tế chỉ khoảng 6,7% thấp hơn tốc độ 8,48% của năm 2007, lạm phát ở mức 22,9 %
cao nhất kể từ năm 1992 trở lại đây, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm
2008 đạt khoảng 17.328.227 VNĐ. Năm 2009 và 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn duy
trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7.3%/năm. Điều này góp phần nâng cao mức chi
tiêu cũng như tăng mức nhu cầu giao lưu, đi lại của người dân trong đời sống hiện
đại hóa như ngày nay. Như vậy đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp tận dụng và tiến
hành hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải.
Bảng 1.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức vận tải của Việt Nam giai
đoạn 2007-2010
Đơn vị: Nghìn tấn

Năm Tổng Đường Sắt Đường Bộ Đường
Sông
Đường
Biển
Hàng
Không
2007 513 575,1 9 153,2 338 623,3 122 984,4 42 693,4 120,8
2008 569 534,8 9 098,2 369 776,9 139 324,4 51 205,2 130,4
2009 614 354,5 10 007,2 404 744,5 140 256,4 56 324,5 213,9
2010 670 645,8 10 907,7 442 170,3 152 879,6 61 393,1 324,1
Nguồn: Tổng Cục Thông Kế
Trong suốt 20 năm đổi mới, chỉ số GDP của Việt Nam đã tăng liên tục. Thể
hiện qua các giai đoạn: GDP tăng trưởng đã đạt nức 8,2% từ năm 1991-1995. Ở giai
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
đoạn tiếp theo 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 7,5% thấp hơn nửa đầu
thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001
tới nay tốc độ tăng GDP của nước ta dần dần phục hồi và tăng dần qua các năm đạt
7.76%/năm. Hơn nữa tốc độ công nghiệp hóa, mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới ngày càng nhanh chóng. Các loại hàng hóa ngày càng được sản xuất ra
nhiều hơn về số lượng cũng như về chủng loại, mức sống của người dân ngày càng
tăng. Việc đó đồng nghĩa với sự tăng lên của số lượng hàng hóa được phân phối,
nghĩa là ngành vận tải ngày càng phát triển.
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, các thành phần kinh phần kinh tế cũng
được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước trong đó kinh tế tư nhân được
phát triển không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề
hoạt động mà pháp luật không cấm. Điều này cho thấy trong tương lai, môi trường

cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành nghề của nền kinh tế nói chung,
doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải nói riêng sẽ trở nên gay gắt. Điều này cũng có
nghĩa trong điều kiện hội nhập của đất nước như hiện nay, D’MAX sẽ phải cạnh
tranh với nhiều doanh nghiệp nội địa cũng như doanh nghiệp của nước ngoài, doanh
nghiệp lớn trên thế giới.
Một yếu tố đóng một vai trò rất quan trọng trong tổng chi phí của ngành vận
tải đó là chi phí cho xăng dầu. Vì vậy giá xăng dầu có ảnh hưởng vô cùng đặc biệt
đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu giá xăng dầu tăng đột biến sẽ làm tăng
chi phí kinh doanh và doanh nghiệp không kịp phản ứng để có thể điều chỉnh ngay
giá cước vận chuyển, gây thiệt hại cho công ty.
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới. Xu thế này sẽ tạo điều kiện bổ sung nguồn vốn, chuyển
giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại đồng thời khai thác tiềm năng
của đất nước. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải như D’MAX sẽ
được thừa hưởng những thành quả về khoa học công nghệ, hệ thống cơ sở vật chất
của đất nước ngày càng hiện đại và thuận lợi.
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
1.4.1.2. Yếu tố Chính trị - Xã hội
Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những môi trường đầu tư an
toàn nhất với tình hình chính trị ổn định. Chính phủ có nhiều nỗ lực cải thiện môi
trường kinh doanh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO với lộ trình giảm thuế
cam kết sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Đặc biệt đối với lĩnh vực logistics là lĩnh vực được chính phủ chú trọng và có
sự mở cửa lớn theo quy định của WTO sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cũng
như sự cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên hệ thống pháp
luật chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động giám sát
còn lỏng lẻo và chưa có qui định rõ ràng đối với việc kinh doanh dịch vụ vận tải gây

ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải Việt
Nam hiện nay là khuôn khổ chính sách của chính phủ như: tính tự chủ trong quyết
định giá cước, các điều kiện gia nhập thị trường và đặc biệt là, các điều kiện hoạt
động kinh doanh, như tốc độ chạy xe, quy định về trọng tải, điều kiện lái xe....Hoạt
động dịch vụ vận tải là ngành hàng đòi hỏi tính liên kết rất cao. Tuy nhiên, trên thị
trường hiện nay các DN vận tải của Việt Nam rất nhỏ, hoạt động theo hướng tách ra.
Chủ yếu các doanh nghiệp vận tải Việt Nam đều chủ động đưa ra những biện pháp để
tăng năng suất, hiệu quả hoạt động bằng cách tăng giá cước, chở quá tải, khoán gọn
cho lái xe, đổi mới phương tiện và “làm luật”.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của xã hội ngày càng được
tăng cao, nhu cầu của người dân cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Việc ứng dụng
khoa học công nghệ tạo nên một bước tiến mạnh mẽ nâng cao hiệu quả công việc,
đẩy mạnh chất lượng cuộc sống của con người. Cùng với sự gia tăng của thu nhập,
nhu cầu của con người ngày càng phát triển một cách phong phú
1.4.1.3. Môi trường khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là lĩnh vực phát triển với tốc độ chóng mặt trong vài thập
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
niên trở lại đây chính vì vậy sản phẩm công nghệ thông tin thay đổi về các tính năng,
công dụng cũng như mẫu mã, kiểu dáng một cách nhanh chóng. Các sản phẩm PC,
laptop, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến đối với người dân. Các sản phẩm về
phần mềm cũng được nâng cao về tính năng để tương thích với chức năng của sản phẩm
chính. Đặc biệt những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của khu
vực Đông Nam Á nói riêng khu vực châu Á nói chung. Năm 2008 cùng với Philippines và
Indonesia, Việt Nam là các nước trong khu vực có tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu công nghệ thông
tin trên 10%. Năm 2009, trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tăng trưởng của
Việt Nam vẫn dương ( hơn 1%). Như vậy có thể thấy sự phát triển của khoa học công nghệ tác

động tới toàn bộ các khía cạnh của nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh
dịch vụ vận tải thì cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế như: hệ thống đường giao
thông, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc…ảnh hưởng lớn đến việc tăng giảm
các chi phí về nhiên liệu, sữa chữa , chi phí về thời gian vận chuyển của công ty.
Việt Nam đang có xu hướng vận chuyển hàng hóa trong container thay vì bằng
xe tải. Hệ thống đường bộ đã được nâng cấp và vận chuyển hàng hóa đóng container
được cho là phương thức tiết kiệm hơn nhiều. Thị trường vận tải Việt Nam đang
trong giai đoạn phát triển, nhiều biến động; vì vậy để giữ vững và mở rộng thị phần
vận tải, chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp vận tải là không tập
trung vào việc thay đổi sản phẩm, mà quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của khách
hàng. Các công ty vận tải đều thiết lập các Website, cập nhật các chiến lược kinh
doanh, quảng cáo các dịch vụ và giá cả dịch vụ, hướng dẫn trực tuyến, sử dụng phần
mềm quản lý khách hàng, nhận và phản hồi các phàn nàn của khách hàng
1.4.1.4. Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp
bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn,
nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh
thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh
chính là bước tạo đà, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên phát triển, theo kịp
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh,
đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động.
Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến đường lối làm ăn
vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy
nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.
Thông thường khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh thì việc đẩy mạnh marketing,

định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ phải được chú trọng và thực hiện một cách
hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo cho mình một
chỗ đứng trong thị trường, có thị trường và uy tín. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt
được thị trường, không nắm bắt được xu hướng phát triển thì sẽ bị bỏ rơi và có thể bị
khách hàng lãng quên.
Cạnh tranh trong ngành vận tải đang rất căng thẳng. Sự di chuyển, vận động
của dòng hàng hóa và con người diễn ra một cách nhanh chóng kéo theo nó là sự
bủng nổ của hệ thống các hình thức, phương thức vận tải ra đời. Sự xuất hiện ngày
càng nhiều số lượng các công ty, tập đoàn vận tải đang tạo một sức ép cạnh tranh to
lớn lên các doanh nghiệp. Điều này khiến cho việc đẩy mạnh ứng dụng marketing –
Mix vào hoạt động của các doanh nghiệp vận tải ngày càng quan trọng
1.4.2. Yếu tố chủ quan
1.4.2.1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ vận tải
Có nhiều khái niệm khác nhau về vận tải nhưng khái niệm được đánh giá là chung
nhất “Vận tải là quá trình di chuyển con người, hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác
nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người". Kinh doanh vận tải là lấy hoạt động
vận tải làm mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận từ hoạt động này.
Từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời cho đến nay, vận tải hàng hóa luôn đóng vai trò
là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách khâu phân phối và lưu thông
hàng hóa. Các nhà kinh tế đã ví rằng “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống
giao thông là các tuyến huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi
các tế bào của cơ thể sống đó”. Vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị
trường tiêu thụ giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông
vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giúp cho các hoạt động sinh hoạt được diễn ra
thuận tiện.

Sản phẩm vận tải là một loại sản phẩm dịch vụ, có các đặc trưng cơ bản khác
với sản phẩm hữu hình khác, như tính vô hình, tính không thể tách rời khỏi nguồn
gốc, tính không ổn định về chất lượng, tính không lưu giữ được. Trong hầu hết các
ngành kỹ nghệ sản xuất, sản phẩm được bao gói và chuyên chở qua các trung gian,
các đại lý, đến những người bán buôn, các cửa hàng bán lẻ rồi đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Đối với dịch vụ vận tải đường bộ, người tiêu dùng có thể phải đến
nơi mà ở đó dịch vụ được tạo ra. Nghĩa là, dịch vụ vận tải đường bộ được bán hay
cung cấp cho khách hàng trước khi họ cảm nhận được lợi ích thực sự của nó. Chính
điều này làm cho khách hàng cảm thấy liều lĩnh khi mua những dịch vụ được cung
cấp, do vậy để mua một dịch vụ hay một sản phẩm kèm theo dịch vụ vận tải, khách
hàng phải được thông tin đầy đủ những gì mà họ sẽ có trong toàn bộ các giai đoạn
của quá trình mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Dịch vụ vận tải về cơ bản là
không cụ thể, do vậy nó rất dễ bắt chước. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở nên
gay gắt hơn và đó cũng chính là thách thức chủ yếu của marketing trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ mà D’MAX đang thực hiện.
Một dịch vụ có thể do nhiều tổ chức cung ứng, do đó các giải pháp marketing-
mix cũng chịu tác động bởi các chính sách của các tổ chức mà doanh nghiệp liên kết
để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính
không tách rời được. Trong đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng
đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng.
Nếu chưa có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ. Do dịch vụ vận tải được
thực hiện bởi những người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác
nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra
tính không ổn định của dịch vụ. Vì thế khó có thể kiểm tra trước chất lượng dịch vụ
và điều này gây khó khăn trong quản lý chất lượng của dịch vụ. Dịch vụ vận tải
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
đường bộ bao gồm:

* Bốc xếp và sắp đặt hàng.
* Giao nhận vận tải hàng trọn gói.
* Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời và hàng đặc biệt.
* Vận chuyển hàng đồ dùng gia đình và tài sản cá nhân.
* Vận chuyển hàng quá cảnh.
* Vận chuyển hàng tạm nhập-tái xuất và tạm xuất-tái nhập.
* Lưu kho và phân phối hàng hoá
Việc phối hợp các dịch vụ này với nhau ở những mức độ và kết cấu khác
nhau sẽ hình thành nên những phối thức dịch vụ khác nhau. D’MAX đã biết khéo léo
kết hợp các loại dịch vụ khác nhau đó để tạo ra cho mình một tập hợp dịch vụ vận tải
nội địa tương đối hoàn chỉnh phù hợp với những thế mạnh của mình, đồng thời đáp
ứng tốt nhất nhu cầu có tính đặc thù của thị trường vận tải mà doanh nghiệp đã lựa
chọn. Tuy nhiên, do thị trường luôn thay đổi, đòi hỏi D’MAX phải luôn có những
điều chỉnh linh hoạt theo sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để tránh
lãng phí.
1.4.2.2. Cơ sở vật chất của công ty
Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thì phương
tiện vận tải chiếm phần lớn tổng tài sản của doanh nghiệp. Phương tiện vận tải chính
là công cụ lao động. Nó là thành phần trực tiếp tạo ra doanh thu vận tải, khi nào xe
lăn bánh vận chuyển thì doanh nghiệp có doanh thu. Hơn thế nữa phương tiện cũng là
một phương tiện quảng cáo hữu hiệu và có tính chất tác động mạnh mẽ đến khách
hàng. Khi khách hàng tìm đến với doanh nghiệp thì cái mà khách hàng bi thuyết phục
đầu tiên chưa chắc đã là hệ thống văn phòng hiện đại, sang trọng của doanh nghiệp
mà chính là hệ thống xe mà doanh nghiệp có.
Bên cạnh đó, trang thiết bị cứu hỏa, khả năng phản ứng đối với những thay
đổi bất ngờ của điều kiện tự nhiên và các tai nạn bất ngờ xảy ra không chỉ góp phần
thu hút khách hàng, tạo ra sự tín nhiệm của khách hàng mà còn là yếu tố làm giảm chi
phí nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa bảo dưỡng, hạn chế tai nạn. Yếu tố quan trong
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
14

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
của ngành vận tải là chịu nhiều tác động của điều kiện thời tiết, do vậy phương tiện
vận tải cần được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, hoạt động nhanh
chóng để đảm bảo hàng hóa vận chuyển không bị tổn thất.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp vận tải không chỉ là phương tiện
vận tải mà bên cạnh đó còn là hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Cơ sở vận chất kỹ thuật này góp phần tăng giá trị phần
dịch vụ cung ứng ra thị trường của doanh nghiệp. Nếu hệ thống này hoạt động hiệu
quả thì chúng đóng góp một phần không nhỏ vào đầu vào của doanh nghiệp và tạo
được sự nhanh chóng trong thanh toán cho khách hàng, làm giảm chi phí đi lại và
giảm thiểu cả nhân công lao động. Một ứng dụng quá trình trong ngành vận tải hiện
nay là hệ thống vi tính và thông tin phục vụ hoạt động giao nhận sao cho thuận tiện
và cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Bảng 1.4. Cơ cấu tài sản của Công ty D’MAX
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ
tiêu
2007 2008 2009 2010
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Tổng
TS
4.867 100 8.429 100 18.317 100 24.531 100
TS cố
định
2.563 50 4.774 56 12.682 67 17.513 71
TS lưu
động
2.304 50 3.655 44 5.634 33 7.018 29
Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Tuy nhiên, đổi mới và nâng cao chất lượng phương tiện vận tải cũng cần
phải cân nhắc so sánh giữa chi phí bỏ ra để mua những phương tiện này và các khoản
chi phí tiết kiệm lâu dài có được. Trị giá của một phương tiện vận tải là rất lớn và để
có được một phương tiện vận tải với hệ thống trang thiết bị hiện đại đòi hỏi một chi
phí còn cao hơn nữa.. Bên cạnh đó là đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên
môn cao để có thể điều hành phát triển. Nói chung để đạt được mong muốn đổi mới
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
cả hệ thống thì buộc doanh nghiệp phải có khách hàng lâu dài và chu đáo.
1.4.2.3. Trình độ nhân sự của công ty
Lao động là một trong những yếu tố đóng góp lớn vào sự thành công của
doanh nghiệp. Hiện tại lực lượng lao động của công ty đều là những người có kĩ
năng, có kiến thức cũng như có trình độ tay nghề và khả năng ứng dụng công nghệ
cao. Về trình độ chuyên môn, lao động làm việc tại công ty đều được tuyển chọn kĩ
càng, họ đều là những kĩ sư, chuyên gia về một lĩnh vực nhất định để đáp ứng yêu
cầu công việc.
Nhằm thu hút được những nhân tài, doanh nghiệp cũng đưa ra chính sách để
trọng dụng những người giỏi và giữ chân những người tài. Cụ thể như xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu công việc của người lao động, cung cấp hệ
thống máy tính cá nhân hiện đại phục vụ yêu cầu công việc, hỗ trợ đi lại cũng như bãi
gửi xe cho nhân viên và một số điều kiện vật chất khác. Bên cạnh đó chế độ lương
thưởng gắn liền với lợi ích của nhân viên cũng được ban lãnh đạo cân nhắc thường
xuyên và đưa ra mức hợp lí với sự đóng góp của nhân viên. Không những thế, trung
tâm cũng xây dựng đặc trưng môi trường văn hóa kinh doanh tạo ra môi trường làm
việc nhanh, chuyên nghiệp, hiệu quả và sự kết nối chặt chẽ giữa nhân viên từ đó tạo
động lực làm việc cho nhân viên.
Yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng quản lý trong kinh doanh được coi là một
trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn lực của

doanh nghiệp dù có dồi dào đến đâu nhưng không có cách quản lý đúng đắn, không
có kinh nghiệm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cuối cùng những
nguồn lực ấy cũng không thể phát huy hết tác dụng. Nó tạo ra sự lãng phí nguồn lực
và lãng phí trong cả chi phí cho lượng lao động không được làm đúng và chậm lại
công việc của công ty.
Quản lý là một phạm trù khoa học và nghệ thuật do chính con người sáng
tạo qua thực tế kinh doanh được đúc kết lại. Người quản lý đòi hỏi phải là người vừa
thấu hiểu nghiệp vụ đồng thời vừa phải là người có nghệ thuật đối xử xã hội và phải
có tầm nhìn, biết sản xuất bố trí chức vụ công việc phù hợp cho nhân viên của mình.
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
Do vậy, doanh nghiệp phải biết áp dụng những biện pháp quản lý thích hợp cho từng
tình huống, từng giai đoạn cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh
nghiệp,
Trình độ quản lý còn hiểu là phương pháp quản lý của đội ngũ lãnh đạo và
trình độ quản lý của chính đội ngũ cán bộ của công ty. Một phương pháp quản lý
khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành tốt từ đây mang lại hiệu quả cao
cho doanh nghiệp. Nếu như trình độ quản lý cũng như cơ chế quản lý không tốt sẽ
dẫn đến việc cán bộ cấp dưới bê trễ làm việc thiếu tinh thần, kìm giảm năng suất lao
động làm việc không được hoàn thành đúng kế hoạch. Hơn thế nữa nếu phương pháp
quản lý không tốt có thể dẫn đến tình trạng không đồng nhất từ trên xuống dưới,
những thông tin truyền đạt từ cấp cao xuống các bộ phận có thể thiếu chính xác tạo
nhầm lẫn trong thông tin. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm sẽ là nguy cơ cho sự tồn
tại của công ty nếu nó xảy ra. Nếu có sự quản lý sát sao về công việc của từng người
và có những tổ chức định mức cụ thể để dễ dàng kiểm tra về hao phí, tốc độ hoàn
thành công việc thì khả năng lãng phí các nguồn lực doanh nghiệp sẽ giảm đi, giá
thành của sản phẩm dịch vụ sẽ được hạ thấp từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.

SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING-MIX
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HÓA
CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX
2.1. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây
Khi mới thành lập điều kiện kinh doanh của công ty là vô cùng khó khăn,
trang thiết bị thô sơ, nhân lực thiếu thốn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty luôn có
những chiến lược kinh doanh đúng đắn dẫn dắt công ty vượt lên khó khăn, ngày càng
khẳng định tên tuổi trên thị trường. Từ năm 2007 đến nay công ty luôn duy trì được
mức tăng trưởng cao.
Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm vừa qua với sự cố gắng của
ban giám đốc và tập thể những người lao động, công ty đã đạt được những kết quả
lạc quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ bảng trên ta có thể thấy tình hình
hoạt động của D’MAX là rất ổn định, tăng trưởng trong những năm 2007-2010 luôn
đạt cao khoảng 70% mỗi năm.
Về doanh thu: Doanh thu của công ty đã tăng qua các năm từ năm 2007 đến
năm 2010. Năm 2007, giá trị doanh thu đạt 10.234 triệu đồng. Đến năm 2008, giá trị
doanh thu đạt 19.721 triệu đồng tăng 9.487 triệu tương ứng với 92,7%. Năm 2009 giá
trị doanh thu tăng với tốc độ vượt bậc đạt 40.234 triệu đồng tăng 20.513 triệu so với
năm 2008 tương ứng với 104%. Giá trị doanh thu năm 2010 đạt 53.064 triệu tăng
12.830 triệu tương ứng 31,9%.
Về lợi nhuận: Năm 2007, mức lợi nhuận đạt 869 triệu đồng. Cũng như doanh
thu, năm 2009 so với năm 2008 công ty đạt được mức tăng và tốc độ tăng lợi nhuận
cao nhất trong vòng 4 năm (1.047 triệu, 99,3%). Lợi nhuận năm 2008 đạt 1.417 triệu

đồng tăng 548 triệu so với năm 2007 tương ứng với 63,1%. Đến năm 2010 mức lợi
nhuận tăng 31,7% so với năm 2009 và đạt 3.720 triệu đồng, tăng 896 triệu. Diễn biến
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Phong
_________________________________________________________________________
về mức tăng và tốc độ tăng lợi nhuận có mối quan hệ tương quan với doanh thu.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2007-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1.Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
9,234 14,721 30,234 38,064
2. Giá vốn hàng bán 7,719 12,954 25,548 32,354
3. Doanh thu hoạt
động tài chính
0 0 0 8
4. Chi phí tài chính 263 207 663 710
Trong đó: Chi phí lãi
vay
263 207 663 705
5. Chi phí quản lý kinh
doanh
383 144 1,209 1,294
6. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
868 1,414 2,813 3,713
7. Thu nhập khác 1 2 10 7
8. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

869 1,42 2,82 3,72
9. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
243 354 790 930
10. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
626 1,062 2,033 2,790
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Nguyên nhân của kết quả này là do năm 2007 công ty mới đi vào tiến hành
các hoạt động sản xuất, máy móc thiết bị chưa đạt được công suất cao, tay nghề của
người lao động còn non kém nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được còn thấp.
Những năm sau đó, công suất của máy móc thiết bị tăng dần và dần đạt tới công suất
tối đa, tay nghề của người lao động được nâng cao đồng thời công ty cũng tìm ra và
áp dụng những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh. Do đó sau 1 năm có
mức tăng và tốc độ tăng doanh thu cao. Tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm không
đều. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng
của lạm phát cao tại Việt Nam khiến cho nhu cầu của người dân giảm, ảnh hưởng đến
SVTH: Sầm Thị Ngân Lớp: Thương mại 49B
19

×