Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tu hài (lutraria philippinarum reeve, 1854) từ giai đoạn veliger đến đầu spat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 59 trang )

trờng đạI học nông nghiệp Hà nội
khoa chăn nuôI & NUễI TRNG THU SN
***
khoá luận tốt nghiệp
ti:
nh hng ca mn, thc n n sinh trng, t l
sng v thi gian bin thỏi ca u trựng Tu hi (Lutraria
philippinarum Reeve, 1854) t giai on veliger n u spat
Ngi thc hin : V Hu Tựng
Lp : NTTS K52
Ngi hng dn : 1. ThS. CAO TRNG GIANG
Vin Nghiờn cu Nuụi trng Thy sn 1
2. ThS. TRNH èNH KHUYN
3. KS. TRN NH TUYT
B mụn: Nuụi trng thy sn
Khoa CN & NTTS - Trng HNN H Ni
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
Hà Nội 2014
2
THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI
ĐỀ TÀI:
“Ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống
và thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài (Lutraria philippinarum
Reeve, 1854) từ giai đoạn veliger đến đầu spat”
Người thực hiện : Vũ Hữu Tùng
Lớp : NTTS - K52
Địa điểm thực tập : Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc
Xuân Đám - Cát Hải - Hải Phòng
Thời gian thực tập : Từ ngày 1/1/2014 - 30/6/2014
Người hướng dẫn : 1. ThS. CAO TRƯỜNG GIANG
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1


2. ThS. TRỊNH ĐÌNH KHUYẾN
3. KS. TRẦN ÁNH TUYẾT
Bộ môn: Nuôi trồng thủy sản
Khoa CN & NTTS - Trường ĐHNN Hà Nội
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và
cá nhân. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Trịnh Đình
Khuyến, KS Trần Ánh Tuyết (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và ThS.
Cao Trường Giang (Trung tâm Quốc gia giống Hải sản Miền Bắc) đã định
hướng và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Nuôi trồng
Thủy sản – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, những người đã dạy dỗ và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quãng thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ công nhân viên Phòng
Hải đặc sản Trung tâm Quốc gia giống Hải sản Miền Bắc đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt
nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người luôn bên cạnh giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn to lớn đến gia đình và người thân đã
luôn động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong suốt những năm học vừa
qua.
Hải Phòng, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Vũ Hữu Tùng

i

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Mục tiêu của đề tài 2
1.2. Nội dung nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm sinh học của Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Phân bố 3
2.1.3. Đặc điểm hình dạng và cấu tạo cơ thể 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.6. Đặc điểm sinh sản của Tu hài 6
2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi Tu hài trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1. Trên thế giới 9
2.2.2. Ở Việt Nam 10
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy sản
trên thế giới và Việt Nam 12
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản trên thế giới 13
2.3.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản tại Việt Nam 16
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 18

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.2.1. Thời gian nghiên cứu 19
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 20
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 22
3.4.3. Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng về chiều dài vỏ ấu trùng 23
3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài (TLS) 24
ii
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 24
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài 24
4.1.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của ấu trùng 24
Ngày tuổi 25
4.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng 27
4.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian biến thái của ấu trùng 28
4.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài 30
4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của ấu trùng 30
4.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian biến thái 34
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Đề xuất 36
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
6.1. Tài liệu tiếng Việt 37
6.2. Tài liệu tiếng Anh 39
6.3. Tài liệu trên mạng Internet 40

PHỤ LỤC BẢNG 41
Phụ lục 1. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác
nhau 41
Phụ lục 2. Tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác nhau 42
Phụ lục 3. Thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác nhau 43
Phụ lục 4. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn
43
Phụ lục 5. Tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn 43
Phụ lục 6. Thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn. .44
PHỤ LỤC HÌNH 46
iii
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Mục tiêu của đề tài 2
1.2. Nội dung nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm sinh học của Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Phân bố 3
2.1.3. Đặc điểm hình dạng và cấu tạo cơ thể 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.6. Đặc điểm sinh sản của Tu hài 6
2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi Tu hài trên thế giới và Việt Nam 9

2.2.1. Trên thế giới 9
2.2.2. Ở Việt Nam 10
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy sản
trên thế giới và Việt Nam 12
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản trên thế giới 13
2.3.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản tại Việt Nam 16
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 18
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.2.1. Thời gian nghiên cứu 19
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 20
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 22
3.4.3. Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng về chiều dài vỏ ấu trùng 23
3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài (TLS) 24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 24
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
iv
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
4.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài 24
4.1.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của ấu trùng 24
Ngày tuổi 25
4.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng 27
4.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian biến thái của ấu trùng 28

4.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài 30
4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của ấu trùng 30
4.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian biến thái 34
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Đề xuất 36
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
6.1. Tài liệu tiếng Việt 37
6.2. Tài liệu tiếng Anh 39
6.3. Tài liệu trên mạng Internet 40
PHỤ LỤC BẢNG 41
Phụ lục 1. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác
nhau 41
Phụ lục 2. Tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác nhau 42
Phụ lục 3. Thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác nhau 43
Phụ lục 4. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn
43
Phụ lục 5. Tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn 43
Phụ lục 6. Thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn. .44
PHỤ LỤC HÌNH 46
v
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Mục tiêu của đề tài 2
1.2. Nội dung nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm sinh học của Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Phân bố 3
2.1.3. Đặc điểm hình dạng và cấu tạo cơ thể 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.6. Đặc điểm sinh sản của Tu hài 6
2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi Tu hài trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1. Trên thế giới 9
2.2.2. Ở Việt Nam 10
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy sản
trên thế giới và Việt Nam 12
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản trên thế giới 13
2.3.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản tại Việt Nam 16
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 18
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.2.1. Thời gian nghiên cứu 19
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 20
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 22
3.4.3. Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng về chiều dài vỏ ấu trùng 23

3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài (TLS) 24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 24
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
vi
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
4.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài 24
4.1.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của ấu trùng 24
Ngày tuổi 25
4.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng 27
4.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian biến thái của ấu trùng 28
4.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài 30
4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của ấu trùng 30
4.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian biến thái 34
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Đề xuất 36
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
6.1. Tài liệu tiếng Việt 37
6.2. Tài liệu tiếng Anh 39
6.3. Tài liệu trên mạng Internet 40
PHỤ LỤC BẢNG 41
Phụ lục 1. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác
nhau 41
Phụ lục 2. Tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác nhau 42
Phụ lục 3. Thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài ở các độ mặn khác nhau 43
Phụ lục 4. Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn
43
Phụ lục 5. Tỷ lệ sống của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn 43

Phụ lục 6. Thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài ở các công thức thức ăn. .44
PHỤ LỤC HÌNH 46
vii
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
m : Mét
cm : Centimet
ml : Mililit (Đơn vị đo thể tích)
l : Lít (Đơn vị đo thể tích)
m
3
: Mét khối (Đơn vị đo thể tích)
t
o
C : Nhiệt độ
g : Gram (Đơn vị đo khối lượng)
mg : Miligram
h : Giờ
% : Phần trăm
‰ : Phần ngàn
µm : Micromet
DO : Hàm lượng oxy hòa tan
CTV : Cộng tác viên
CT : Công thức
ÂT : Ấu trùng
TN : Thí nghiệm
BIVALIA : Động v ật thân mềm hai mảnh vỏ
I.galbana : Isochysis gaibana
C.Calcitrans : Chatoceros Calcitrans
N.Oculata : Nanochloropsis Oculata

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TĐTT : Tốc độ tăng trưởng
TLS : Tỷ lệ sống

viii
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản trên biển đã được Nhà
nước quan tâm chú trọng phát triển. Ngoài một số đối tượng nuôi biển có giá
trị kinh tế như cá, giáp xác thì nhóm động vật thân mềm (ĐVTM) đang được
xem là có nhiều triển vọng phát triển mạnh trong một vài năm tới.
Tu hài (Lutraria philippinarum) là loài động vật thân mềm thuộc lớp
hai mảnh vỏ (Bivalvia) có phân bố tự nhiên tại vùng biển Hải Phòng, Quảng
Ninh. Thịt Tu hài có thành phần dinh dưỡng cao và đã được xác định: hàm
lượng đạm chiếm 11,63%, đường 0,42% và muối khoáng chiếm 1,22% và có
khoảng 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại axit amin không thay thế
(Phạm Thược, 2005). Hiện nay Tu hài đang là một đối tượng nuôi có ý nghĩa
kinh tế quan trọng ở vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh do giá bán sản phẩm
thương phẩm cao và ổn định từ 150.000 - 200.000 đồng/kg, chi phí để nuôi
Tu hài thấp hơn so với chi phí nuôi các đối tượng cá biển khác. Mặt khác Tu
hài sống vùi dưới đáy cát xốp (cát pha vỏ nhuyễn thể), chúng ăn lọc và thức
ăn chủ yếu là các loài thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, Do vậy, việc phát
triển nuôi Tu hài ngoài việc cung cấp sản phẩm có giá trị phục vụ tiêu dùng
nội địa và xuất khẩu nó còn có vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi
trường, giữ cân bằng sinh thái trong vùng.
Với ưu thế thuận lợi về điều kiện tự nhiên và có nhiều di sản thiên
nhiên được thế giới công nhận (Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu dự trữ sinh
quyển Cát Bà), trong những năm tới việc phát triển nghề nuôi Tu hài trên quy
mô lớn sẽ phù hợp với xu thế phát triển kinh tế biển, đảm bảo an ninh xã hội
và an ninh quốc gia của khu vực Đông Bắc biển Đông.

Chính vì vậy nghề nuôi Tu hài đang thực sự thu hút sự đầu tư tài chính,
nhân lực, kỹ thuật của các doanh nghiệp, các hộ nuôi trồng thuỷ sản, tuy
nhiên nguồn giống Tu hài còn thiếu chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu nuôi
thương phẩm. Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
1
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
“Ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve,
1854) từ giai đoạn veliger đến đầu spat”. Sự thành công của đề tài sẽ là cơ
sở tin cậy góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống phục
vụ nhu cầu nuôi thương phẩm đang phát triển mạnh mẽ hiện nay.
1.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định ngưỡng độ mặn thích hợp cho ương nuôi ấu trùng Tu hài.
- Xác định được loại thức ăn phù hợp với sinh trưởng của ấu trùng.
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Ương nuôi ấu trùng tu hài từ giai đoạn veliger đến đầu spat ở các độ
mặn khác nhau.
- Ương nuôi ấu trùng tu hài từ giai đoạn veliger đến đầu spat với thức
ăn là các loại tảo khác nhau.
- Theo dõi sinh trưởng, xác định tỷ lệ sống, thời gian biến thái của ấu
trùng tu hài từ giai đoạn veliger đến đầu spat trong quá trình ương nuôi.
2
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854)
2.1.1. Vị trí phân loại
- Tu hài là động vật thân mềm hai mảnh vỏ có vị trí phân loại như sau:
Ngành động vật thân mềm: Mollusca
Lớp 2 mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ biện mang: Eulamellibranchia

Họ vọp: Mactridac
Giống: Lutraria
Loài: Lutraria philippinarum Reeve, 1854
Hình 2.1. Hình thái ngoài Tu hài trưởng thành (Vũ Hữu Tùng, 2014)
2.1.2. Phân bố
Trên thế giới Tu hài phân bố ở vùng nước ấm như: Philippine,
Australia và vùng Bắc Mỹ. Loài Tu hài còn phân bố ở vùng biển Puget Sound
thuộc Bắc Mỹ (Thinh và ctv, 1999).
Ở Việt Nam, Tu hài phân bố chủ yếu ở vùng Hạ Long và Bái Tử Long,
xung quanh các đảo nhỏ tương đối xa bờ như phía Bắc đảo Cát Bà (Việt Hải,
3
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
Trân Châu), bãi Vạn Hà, Vạn Bội, Lão Vọng, Ba Cót, … (Hà Đức Thắng và
ctv, 2006).
Tu hài là loài động vật sống vùi dưới đáy, chúng đào hang sâu tới 40 -
50cm và di chuyển dọc theo chiều sâu của hang chỉ thò hai ống xiphong lên
mặt đáy để hô hấp và lọc thức ăn. Chất đáy thích hợp cho Tu hài cư trú là
những bãi cát sỏi lẫn mảnh vụn vỏ hầu, sò, không thấy Tu hài sống ở các bãi
có đáy thuần cát hoặc cát bùn, bùn cát (Đặng Minh Đông, 2001).
Tu hài có thể sống trong khoảng nhiệt độ nước biển từ 17 - 32
0
C, nhiệt
độ thích hợp nhất khoảng từ 24 - 28
0
C. Độ mặn khoảng từ 29‰ - 32‰, Tu
hài nhanh chóng bị chết trong điều kiện độ mặn từ 24‰ - 25‰ (Hà Đức
Thắng và ctv, 2006). Khi điều kiện môi trường thay đổi, đặc biệt là những
vùng chịu ảnh hưởng của nước ngọt, Tu hài sẽ trồi lên mặt bãi và di chuyển
đến vị trí khác. Tu hài di chuyển bằng cách: 2 ống si phông căng dài duỗi
thẳng ra phía trước, chân thò ra uốn cong và bật mạnh xuống nền đáy đẩy

mạnh Tu hài lên khỏi mặt bãi bị cuốn vào dòng nước biển và di chuyển đến
nơi ở mới.
2.1.3. Đặc điểm hình dạng và cấu tạo cơ thể
* Vỏ: cơ thể được bảo vệ bởi 2 tấm vỏ (phải và trái) khá đều nhau.
Chiều dài thân thường gấp đôi chiều cao cơ thể, dính liền nhau ở phần lưng
bởi dây nề. Vỏ bằng đá vôi màu trắng, tuy nhiên màu sắc cũng thay đổi theo
môi trường sống. Vỏ mỏng không có khả năng khép chặt như vỏ trai, vỏ vẹm,
Các gờ sinh trưởng khá rõ nét. Vết vịnh màng áo sâu và rõ.
* Màng áo ngoài: màng áo gồm 2 tấm giáp liền với vỏ và bao phủ toàn
bộ phần nội tạng cơ thể, mở ra ở phần bụng. Phần cuối phát triển tạo thành 2
vòi, ống xả và ống hút. Mép màng áo dày có khả năng vận chuyển cát khi đào
hang. Màng áo có chức năng sinh vỏ và đóng mở tạo dòng nước đi vào xoang
cơ thể.
4
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
* Si phông hút - xả: Ống si phông khá phát triển - do đặc điểm sống
đáy, Tu hài đào hang sống vùi dưới đáy cát, cát sỏi hoặc mảnh vụn vỏ hầu hà,
san hô vì vậy mọi trao đổi với bên ngoài đều thông qua 2 ống xi phông này.
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, Tu hài
là loài mang tấm, ăn lọc. Tu hài không có khả năng lựa chọn thức ăn theo mùi
vị và chất lượng, nước cùng với thức ăn theo ống xiphong hút vào xoang
màng áo qua các kẽ mang, thức ăn có kích thước thích hợp được giữ lại nhờ
các tấm mang. Sau đó thức ăn được chuyển đến xúc biện vào miệng và đưa
xuống dạ dày. Phần thức ăn không tiêu hoá được tống ra ngoài qua hậu môn
vào xoang áo và thoát ra ngoài qua ống siphông thoát. Thức ăn chủ yếu là các
loài tảo phù du, trong đó là các loài tảo Silic như: Coscinodicus, Nitszchia,
Navicula, Cyclotella,…. các mảnh vụn hữu cơ và các vi sinh vật khác (Đỗ
Văn Minh, 1999).
Chúng chỉ có thể lựa chọn thức ăn qua kích thước các hạt thức ăn. Vì

vậy, chúng ngẫu nhiên ăn cả các loài tảo độc và qua tích luỹ thường gây ra
các triệu chứng tê liệt thần kinh và tháo chảy cho những người ăn phải thịt Tu
hài trong những mùa có nhiều tảo độc. Ở Việt Nam chưa có hiện tượng này
tuy vậy cũng cần nên phòng tránh khai thác Tu hài làm thực phẩm vào những
thời điểm có thủy triều đỏ xuất hiện (Mai Văn Minh, 1978).
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Phạm Thược, “Báo cáo điều tra hiện trạng, đề xuất một số giải
pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi Tu hài (Lutraria philippinarum, Reeve,
1854)” ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 2004 - 2005, thì Tu hài nuôi tại
Cát Bà (Hải Phòng) có tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện chưa có số liệu về tốc
độ tăng trưởng của Tu hài trong tự nhiên.
Tại Cát Bà (Hải Phòng) con giống có kích thước 1,5cm nặng 2,16g
Sau 3 tháng nuôi đạt kích thước 2,42cm 4,2 g
Sau 6 tháng nuôi đạt kích thước 3,82cm 26,6g
5
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
Sau 12 tháng 5,58cm 34,0g
Sau 18 tháng 7,13cm 60,0g
Tu hài tăng trưởng rất nhanh trong điều kiện môi trường phù hợp. Thời
gian từ cỡ giống đến cỡ thu hoạch thường từ 1 năm trở lên. Tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng của Tu hài cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống,
nguồn thức ăn. Tu hài tăng trưởng nhanh ở những thuỷ vực có độ mặn, độ
trong, chất đáy ổn định, nguồn thức ăn phong phú.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản của Tu hài
Tu hài là loài phân tính rõ rệt, con đực con cái riêng biệt. Trong mùa
sinh sản tuyến sinh dục phát triển bao kín dạ dày, ruột, lan xuống chân và gần
tới ống si phông, tuyến sinh dục đực có màu trắng sữa, con cái có màu phớt
hồng. Trứng chín hình cầu, đường kính khoảng 60 - 65µm, tinh trùng hình
búp sen đuôi dài vận động mạnh trong nước biển. Trứng và tinh trùng được
phóng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh xảy ra trong nước (Hà Đức

Thắng, 2001).
Trong tự nhiên, ở miền Bắc nước ta Tu hài trưởng thành bắt đầu sinh
sản vào thàng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa vụ sinh sản chính là
tháng 2 và tháng 3.
Sức sinh sản của Tu hài thường phụ thuộc vào kích thước cá thể, những
cá thể có kích thước lớn thì sức sinh sản cao và ngược lại. Mỗi cá thể trung
bình có thể mang 3 triệu trứng:
Loại nhỏ: kích thước 63,2 mm, khối lượng 35,2g; sức sinh sản: 1,28x10
6
trứng
Loại vừa: kích thước 87 mm, khối lượng 76,5g; sức sinh sản đạt 3,14x10
6
trứng
Loại lớn: kích thước 110 mm, khối lượng 130g; sức sinh sản đạt 5,72x10
6
trứng.
Các nghiên cứu về sinh học, mùa vụ sinh sản, tập tính sinh sản đã được
Nguyễn Xuân Dục và các cộng tác viên nghiên cứu từ những năm 1990.
6
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
Trong những năm 1999 - 2000, Đỗ Văn Minh và các cộng tác viên đã nghiên
cứu kỹ thuật sản xuất giống Tu hài cho kết quả tốt. Đã ương được ấu trùng Tu
hài đến giai đoạn cuối, giai đoạn xuất hiện chân bò với tỷ lệ sống khá cao (60
- 70%).
Năm 2001 với nguồn kinh phí từ Dự án SUMA Ks Hà Đức Thắng và
các cộng tác viên đã ương nuôi ấu trùng và thu được 200 cá thể Tu hài giống
đầu tiên sau 1 tháng và có kích thước từ 2 - 3 cm chiều dài vỏ.
* Các giai đoạn phát triển của phôi và ấu trùng
Theo Nguyễn Xuân Dục, “Kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi động vật
thân mềm”, giáo trình cao học, 2002, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

thì quá trình phát triển phôi và ấu trùng Tu hài trải qua các giai đoạn sau:
- Quá trình phân cắt trứng:
Trứng và tinh trùng sau khi được phóng ra khỏi cơ thể bố mẹ khoảng 5
- 10 phút thì quá trình thụ tinh xảy trong nước.
Trứng sau khi thụ tinh trong điều kiện bình thường với nhiệt độ nước
24 - 26
0
C. Độ mặn 30‰ sự phân bào xảy ra, cực thể thứ 1, thứ 2 thay nhau
xuất hiện và sau 30 phút trứng phân cắt thành 2 tế bào.
Nguyên sinh chất chuyển động không ngừng, tế bào trứng lần lượt phân
cắt lần thứ 2 thành 4 tế bào với 3 tế bào nhỏ hơn và 1 tế bào lớn. Các lần phân
cắt tiếp theo làm trứng phân cắt thành 8 tế bào, 16 tế bào và 32 tế bào, tiếp
theo là giai đoạn phôi nang và phôi vị.
Kết thúc giai đoạn phát triển phôi ấu trùng Tu hài trải qua 4 giai
đoạn
- Ấu trùng trochophora (ấu trùng bánh xe)
Trứng sau khi thụ tinh khoảng 8 - 10 giờ phát triển thành ấu trùng
Trochophore xuất hiện. Ấu trùng có dạng hình bầu dục có gắn đĩa bơi,
xung quanh đĩa bơi có tiêm mao bao phủ. Ấu trùng vận động xoay tròn và
thường ngược chiều kim đồng hồ, chúng có khả năng vận động và bơi dần
7
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
lên trên tầng mặt. Quá trình này kéo dài trong thời gian ngắn được gọi là
quá trình nở của trứng thành ấu trùng Trochophore.
- Ấu trùng Veliger (Ấu trùng chữ D)
Xuất hiện sau 18 - 24 giờ thụ tinh chúng phát triển thành ấu trùng
Veliger có dạng chữ D, đã xuất hiện 2 tấm vỏ mỏng, phẳng che kín phần nội
tạng và chúng có khả năng vận động nhờ sự rung động của đĩa bơi. Ấu trùng
có chiều dài khoảng 85 - 90 µm.
- Ấu trùng Umbo (Ấu trùng đỉnh vỏ)

Sau 5 ngày ấu trùng phát triển đến giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ. Đặc
trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan. Giai đoạn tiền Umbo
xuất hiện mầm cơ khép vỏ. Trên kính hiển vi có thể quan sát thấy ruột và một
đôi cơ quan trong suốt, kích thước ấu trùng có chiều dài nhất là 110µm. Giai
đoạn trung Umbo xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước ấu trùng đạt 150µm. Giai
đoạn hậu kỳ xuất hiện điểm mắt ở dưới trung tâm của cơ quan, cuối giai đoạn
này ấu trùng hình thành chân bò. Đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi
nổi chuyển sang sống đáy cố định. Lúc này kích thước ấu trùng dài nhất đạt
170 µm, giai đoạn này kéo dài từ 18 đến 20 ngày sau khi trứng thụ tinh, trong
điều kiện môi trường nước có nhiệt độ 24
0
C - 28
0
C, độ mặn 30‰. Thời gian
này có thể thay đổi, ở nhiệt độ thấp quá trình biến thái diễn ra chậm, điều kiện
môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của phôi và ấu trùng trong
khoảng nhiệt độ từ 26 - 28
0
C, độ mặn nước biển là: 29 - 31‰.
- Ấu có chân bò (Spat)
Tính từ ngày thứ 16 - 25 sau khi thụ tinh, đây là giai đoạn biến thái liên
quan đến một số thay đổi về cấu tạo của hệ tiêu hóa. Ấu trùng spat hình thái
của tuyến tiêu hóa phát triển và hoàn thiện rất nhanh, chuyển từ cấu trúc dạng
túi sang dạng hạt như chùm nho. Đây là giai đoạn ấu trùng hoàn thiện, chân
và vòi xi phông thấy rõ, hoạt động bơi lội của ấu trùng giảm dần. Giai đoạn
này đã hình thành các tơ chân và màng.
8
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
Bảng 2.1. Quá trình phát triển phôi và biến thái của ấu trùng Tu hài
Thời gian

sau thụ tinh
Các giai đoạn phát triển Kích thước
0 - 30 phút Trứng thụ tinh, xuất hiện cực cầu
55 - 60µm
5 giờ Ấu trùng bánh xe (Trochophore)
60µm
24 giờ Ấu trùng chữ D (Veliger)
60 - 65µm
5 ngày Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo) giai đoạn sơ kỳ
100 - 120µm
9 - 10 ngày Ấu trùng đỉnh vỏ lồi giai đoạn trung kỳ
120 - 150µm
10 - 15 ngày Ấu trùng đỉnh vỏ lồi giai đoạn hậu kỳ
150 - 170µm
16 - 25 ngày Ấu trùng có chân bò, xuống đáy
200 - 250µm
30 ngày
Ấu trùng bám, hình thái gần giống với Tu
hài trưởng thành
300 - 500µm
(Theo Nguyễn Xuân Dục, “Kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi
động vật thân mềm”, giáo trình cao học, 2002)
2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi Tu hài trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Trong năm 1960 có nghiên cứu của Trương Tỷ và ctv, có nói về loài
Lutraria philippinarum Deshayes, đả mô tả đặc điểm phân loại, kích thước
sinh thái, phân bố địa lý và giá trị sử dụng của đối tượng này.
Trong những năm gần đây tình hình nghiên cứu và sản xuất đối tượng
này được chú trọng hơn. Một vài quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc,
Philippin, Việt Nam cũng đã nghiên cứu và tiến hành sản xuất nhân tạo

giống Tu hài.
Trung Quốc là quốc gia có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
Tại đây đã tiến hành nuôi và khai thác ở vùng cửa vịnh có độ sâu trên dưới 20
m và tập trung ở cửa vịnh Bắc Hải. Ở Trung Quốc hàng năm nhập khẩu Tu
hài trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay Tu hài ở Trung Quốc có giá bán lên
tới hàng trăm nhân dân tệ/kg. Viện nghiên cứu hải sản Sơn Đông (Trung
Quốc) năm 1999 bắt đầu nghiên cứu cho đẻ Tu hài.
Năm 2000, trung tâm nghiên cứu sinh vật biển Phuket, Thái Lan tại hội
thảo về chương trình nghiên cứu về động vật thân mềm ở vùng biển nhiệt đới
9
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
tổ chức tại Việt Nam đã công bố một số loài thuộc họ Matridae (Mollusca
Bivalivia) ở vùng nước Thái Lan trong đó có thông tin về Tu hài.
Năm 2001công ty hải sản Diển Đài Bạch Lợi của Mỹ hợp tác với Trung
Quốc đã sản xuất 3 triệu Tu hài giống.
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta những năm gần đây đã phát triển nghề nuôi biển trong đó
nhóm đối tượng động vật thân mềm đã được quan tâm nghiên cứu. Theo kết
quả điều tra động vật vùng triều của tổng cục Thuỷ sản các năm 1966 - 1967,
hai tác giả Trần Hữu Doanh và Nguyễn Như Tùng đã thống kê 133 loài động
vật thân mềm khác nhau trong đó có Tu hài loài Lutraria philippinarum
Deshsayes.
Trong đó các năm 1977 - 1979, Nguyễn xuân Dục đã tiến hành đã
nghiên cứu khá kỹ về loài Tu hài ở vùng biển thuộc quần đảo Cát Bà về tình
hình phân bố, đánh giá trữ lượng khai thác, đặc điểm sinh học của ấu trùng Tu
hài.
Cũng trong năm 1978, Mai Văn Minh (Khoa sinh học, ĐH tổng hợp)
đã tiến hành nghiên cứu giá trị dinh dưỡng qua việc phân tích thành phần sinh
hoá trong thịt của Tu hài thu được ở Cát Bà. Qua đó cho thấy đây là đối tượng
thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng rất cao đặc biệt là cung cấp hàm lượng

axit béo không no.
Trong năm 1979, Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng đã tiến
hành nghiên cứu, đánh giá điều tra trữ lượng và dẫn liệu về sinh thái tự nhiên
của Tu hài (Lutraria philippinarum, Deslays ) ở vùng biển Cát Bà”. Qua đó
cho thấy Tu hài chủ yếu phân bố ở các quần đảo.
Năm 1999 Đỗ Văn Minh, Hoàng Nhật Sơn đã tiến hành nghiên cứu về
lĩnh vực sản xuất giống Tu hài thông qua các kết quả nghiên cứu có từ trước
để đem ra một số kết quả nghiên cứu sản xuất giống Tu hài Cát Bà.
Sau một thời gian khá dài cho tới năm 2001, Tu hài lại được tiếp tục
nghiên cứu. Lê Xân và cộng sự (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I)
10
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
bước đầu đã tìm hiểu đặc điểm sinh học sinh sản và tiến hành sản xuất nhân
tạo giống Tu hài Lutraria philippinarum Deshsayes ở vùng biển Cát Bà.
Sau đó Hà Đức Thắng, Nguyễn Xuân Dục và cộng sự cũng tiếp tục
nghiên cứu cho sản xuất giống nhân tạo và nuôi đối tượng này ở vùng biển
Cát Bà - Hải Phòng và Quảng Ninh và bước đầu đạt hiệu quả nhất định.
Năm 2003, trong khuôn khổ dự án SUMA của bộ Thuỷ sản về hỗ trợ
nghề nuôi thủy sản nước mặn đã tiến hành nuôi thử nghiệm Tu hài ở biển
Quảng Ninh.
Năm 2004, Vũ Văn Toàn và Đặng Khánh Hùng với sự giúp đỡ của
SUMA đã xuất bản tài liệu “ Kỹ thuật ương giống và nuôi Tu hài thương
phẩm”
Năm 2005, trong tuyển tập quy trình công nghệ sản xuất giống thuỷ
sản, Hà Đức Thắng đã công bố quy trình công nghệ sản xuất giống Tu hài.
Trong đó tác giả đã nêu một số đặc tính sinh học của Tu hài và kỹ thuật
sản xuất giống nhân tạo.
Tháng 9 năm 2010 Trung tâm giống Thủy sản tỉnh Quảng Trị đã ương
nuôi thành công 40 kg Tu hài tại trại sản xuất giống nươc mặn lợ Cửa Tùng.
Hiện nay nghề nuôi Tu hài đã được một số tổ chức và cá nhân lựa chọn

nuôi với kết quả khá khả quan. Công ty TNHH Đỗ Tờ được sự chuyển giao
công nghệ của viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I tiến hành nuôi Tu hài ở
đảo Bánh Sữa xã Bản Sen - huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh. Tháng 4 năm
2009, trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hỗ trợ
người dân triển khai thí điểm mô hình nuôi Tu hài.
Bên cạnh đó còn có nhiều mô hình nuôi kết hợp giữa Tu hài và tôm
hùm để cải tạo môi trường sinh thái ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông. Tuy
nhiên phương thức và kỹ thuật nuôi Tu hài còn gặp nhiều khó khăn cần phải
tiếp tục được nghiên cứu.
11
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật thủy
sản trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo
Tảo đơn bào là thức ăn tươi sống đặc biệt quan trọng cho tất cả các giai
đoạn phát triển của động vật thân mềm hai vỏ (Bivalvia) như: Hầu, Vẹm,
Điệp, Sò. Chúng còn là thức ăn cho ấu trùng của hầu hết các loài tôm, cá, ốc
và cho các động vật phù du. Mặc dù có rất nhiều loài tảo đã và đang được sử
dụng trong nghề nuôi trồng hải sản. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều
mang lại hiệu quả như nhau cho sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng
nuôi. Sự khác nhau đó được thể hiện ở kích cỡ và khả năng tiêu hoá của mỗi
loài tảo khác nhau cũng như thành phần sinh hoá của tảo và nhu cầu dinh
dưỡng của từng đối tượng nuôi (Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2004).
Tảo đơn bào có giá trị trong nuôi trồng thuỷ sản phải có kích thước
phù hợp, 1 - 15 μm cho những loài ăn lọc, 10 - 100 μm cho những loài khác,
tảo phải được tiêu hoá dễ dàng và không chứa độc tố. Đã có hàng trăm loài
tảo được thử nghiệm làm thức ăn, nhưng cho tới nay chỉ khoảng 20 loài tảo
đơn bào được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản. Tính ưu việt của
tảo đơn bào là không gây ô nhiễm môi trường, cung cấp đầy đủ các vitamin,
khoáng chất, vi lượng, đặc biệt là chúng chứa rất nhiều loại acid béo không

no. Hơn nữa, tảo đơn bào có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng thích
ứng với những thay đổi môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng nên được nuôi
thu sinh khối lớn làm thức ăn cho nhiều đối tượng thủy sản (Vũ Dũng và
ctv,1974).
Các chất cấu thành nên khối lượng khô của vi tảo chủ yếu gồm protein,
lipid, carbohydrate. Những chất này chiếm tới 90 - 95% khối lượng khô của
tảo. Phần còn lại chủ yếu là các acid nucleic (chiếm khoảng 5 - 10%)
(Becker,1986, Fabregas và ctv, 1985; Fabregas và ctv, 1986).
Giá trị dinh dưỡng của vi tảo có thể thay đổi rất lớn ở các pha phát triển
và dưới các điều kiện nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Renaud, Thinh
12
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
& Parry (1999), chỉ ra rằng tảo phát triển đến cuối pha logarit thường chứa 30
- 40% protein, 10 - 20% lipid và 5 - 15% carbohydrate. Khi tảo được nuôi qua
pha cân bằng thì hàm lượng này bị thay đổi rất lớn, ví dụ như: khi nitrat giảm
thì hàm lượng carbohydrate có thể tăng gấp 2 lần hàm lượng protêin.
Bảng 2.2 Kích thước và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong vi tảo
Loài Kích cỡ
(µm)
Protein (%) Hydratcacbol
(%)
Lipid (%)
Nannochloropsis sp 2 ÷ 6 35 7.8 18
Isochrysis galbana 3 ÷ 5 29 12.9 23
Chaetoceros gracilis 5 ÷ 7 34 6 16
Chroomonas salina 4 ÷ 8 29 9.1 12
(Theo Tài liệu kỹ thuật nghề cá của FAO, số 361, Rôma, 1996).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng tảo trong sản xuất giống động vật
thủy sản trên thế giới
Vi tảo là những sinh vật phù du điển hình được sử dụng rộng rãi trong

các công nghệ sản xuất giống hải sản. Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện
các công nghệ sản xuất giống hải sản thì việc nghiên cứu và từng bước hoàn
thiện các kĩ thuật phân lập, lưu giữ và nhân nuôi sinh khối sinh vật phù du
cũng được thực hiện. Những nghiên cứu về phân lập và sử dụng vi tảo trong
sản xuất giống hải sản trên thế giới có từ rất sớm.
Năm 1910, Allen và Nelson đã thành công trong việc phân lập và nuôi
sinh khối đơn loài một số đối tượng khuê tảo để ương nuôi ấu trùng động vật
không xương sống. Cùng thời gian đó Bruce và cộng sự đã thực hiện việc
phân lập và lưu giữ thành công hai đối tượng tảo đơn bào là Isochrysis
galbana và Pyramimonas grossii để sử dụng làm thức ăn ương nuôi ấu trùng
hầu.
Những thành công đáng ghi nhận nhất vai trò của thực vật phù du được
thể hiện trong báo cáo của Hudinaga. Trong quá trình ương giống tôm he
Nhật Bản, sử dụng thực vật phù du trong quá trình ương giúp ấu trùng tôm
phát triển tốt và vượt qua các giai đoạn biến thái, đánh dấu đầu tiên cho sự
13
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Hữu Tùng NTTS – K52
phát triển của lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất giống nhân tạo giống tôm he
Nhật Bản. Do đó việc thành công trong việc phân lập và nhân nuôi sinh khối
tảo S.costatum đã giúp ông chọn lựa được nguồn thức ăn thích hợp để ương
nuôi ấu trùng tôm he Nhật Bản ở giai đoạn ấu trùng Zoea. Việc nghiên cứu
nuôi và sử dụng S.costatum trong quá trình ương giống tôm he Nhật Bản tiếp
tục được thực hiện ở nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo đã góp phần hoàn
thiện qui trình sản xuất giống, nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng tôm và bước
đầu đã tạo ra con giống nhân tạo. Sau thành công của Hudinaga, nhiều công
trình nghiên cứu sinh vật phù du sử dụng trong sản xuất giống hải sản được
thực hiện cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và được tiến hành ở nhiều quốc gia
trên Thế giới (Wendy Fulks, Kevan L. Main , 1991).
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nhiều nghiên cứu và sử
dụng sinh vật phù du trong sản xuất giống hải sản. Từ năm 1940 đã xuất hiện

một số công trình nghiên cứu và sử dụng vi tảo trong sản xuất giống hải sản.
Năm 1991, đã có hơn 20 loài vi tảo được phân lập và nuôi phổ biến ở Trung
Quốc. Những nghiên cứu của Chu và cộng sự (1964), Chen và cộng sự (1978,
1982) đã đưa ra qui trình phân lập, đặc điểm sinh học và qui trình nuôi một số
loài vi tảo sử dụng trong sản xuất giống hải sản. Hầu hết các giống tảo được
phân lập từ môi trường tự nhiên. Sau khi có được giống thuần, tảo được lưu
giữ và nuôi thuần trong các bình cầu từ 500ml - 5000ml. Sinh khối tảo giống
được nhân trong các bình có dung tích 20 - 20 lít.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về vi tảo, Đài Loan cũng có nhiều công trình
nghiên cứu về phân lập, lưu giữ và sử dụng vi tảo trong sản xuất nhân tạo
giống hải sản. Từ thành công sản xuất nhân tạo giống tôm sú khi sử dụng S.
costatum làm thức ăn ở giai đoạn zoea mà các loại vi tảo ngày càng được sử
dụng phổ biến trong ương nuôi ấu trùng các đối tượng tôm he khác . Loài tảo
silic S. costatum được thu thập từ nguồn giống có trong môi trường tự nhiên
sau đó nuôi phân lập lấy giống thuần để phục vụ cho sản xuất giống tôm sú.
Kỹ thuật lưu giữ giống ban đầu được thực hiện rất đơn giản. Từ nguồn tảo
14

×