Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng và đầu tư bạch đằng 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 88 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
4.Phương pháp nghiên cứu 5
5.Nội dung, kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN
VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1. Khái quát về Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 7
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp 7
1.1.2 Phân loại Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 8
1.1.3.Đánh giá Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 9
1.1.3.1.Đánh giá theo giá thực tế 9
1.1.3.2. Giá thực tế xuất kho 10
1.1.3.3. Đánh giá theo giá hạch toán 11
1.2. Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 12
1.2.1. Tổ chức kế toán chi tiết Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 12
1.2.1.1.Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 14
1.2.1.2.Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển 12
1.2.1.3.Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp Sổ số dư 15
1.2.2.Tổ chức kế toán tổng hợp NVL trong doanh nghiệp 17
1.2.2.1.Kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 17
1.2.2.2. Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21
1.2.3.Tổ chức sổ kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 22
1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.3.Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp 26


1.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 26
1.3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng NVL trong doanh nghiệp 26
1.3.3.Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ BẠCH ĐẰNG 6 30
2.1 Giới thiệu về Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng và Đầu
tư Bạch Đằng 6 30
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây
dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 32
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xây dựng và
Đầu tư Bạch Đằng 6 32
2.2 Thực trạng tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao
hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch
Đằng 6 37
2.2.1 Đặc điểm phân loại và tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty Xây
dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 37
2.2.2 Thủ tục nhập - xuất kho Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng
và Đầu tư Bạch Đằng 6 40
2.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng
và Đầu tư Bạch Đằng 6 57
2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2.2.4 Tổ chức kế toán tổng hợp tại Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch
Đằng 6 68
2.2.5 Thực trạng sử dụng NVL tại Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch
Đằng 6 71

2.3 Nhận xét chung về tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc
nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng và Đầu
tư Bạch Đằng 6 75
2.3.1 Những kết quả đạt được 75
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 80
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIÊN TỔ CHỨC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ BẠCH
ĐẰNG 6 80
3.1 Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2015 – 2020 80
3.2 Biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc
nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng và Đầu
tư Bạch Đằng 6 81
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 89
LỜI MỞ ĐẦU
3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên vật liệu (NVL) là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các
doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp và Công ty Xây
dựng và đầu tư Bạch Đằng 6 cũng không phải là một ngoại lệ. Nguyên vật
liệu là cơ sở chính để tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Bởi vậy, tổ
chức công tác hạch toán kế toán chính xác chi tiết Nguyên vật liệu kết hợp
với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu là điều kiện quan trọng
để đảm bảo cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và
tận dụng được tối đa hiệu quả sử dụng các loại Nguyên vật liệu.
Muốn đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải áp dụng tổng
hợp các biện pháp quản lý một cách hữu hiệu, doanh nghiệp phải tổ chức tốt

công tác kế toán Nguyên vật liệu, tránh lãng phí không cần thiết,luôn tìm tòi
và đổi mới có hiệu quả trong việc sử dụng Nguyên vật liệu. Từ đó giúp xác
định nhu cầu Nguyên vật liệu dự trữ một cách hợp lý, góp phần tạo nên
thành công chung của doanh nghiệp.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó và từ những điều đã tìm hiểu được
trong quá trình thực tập tại Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 em
xin chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu với
việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng và
đầu tư Bạch Đằng 6”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ
sở lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu, phân tích, đánh giá thực trạng
công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Cụ thể:
- Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao
hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp nói chung và
Công ty Xây dựng Bạch Đằng nói riêng.
4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Đánh giá những nét đặc thù về công tác kế toán Nguyên vật liệu trong
công tác kế toán.
- Đưa ra những ý kiến, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế
toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu
tại Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 cũng như thực hiện đúng
chế độ, chính sách và chuẩn mực kế toán hiện hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu với đề tài là “Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với
việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp tại
Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6”.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian: Các nghiệp vụ kế toán Nguyên vật liệu phát sinh

trong tháng 01 năm 2014 của Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6.
+ Phạm vi về không gian: Tại phòng Tài chính - Kế toán - Công ty Xây
dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 – Số 268 Trần Nguyên Hãn – Lê Chân – Hải
Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp tổng
hợp lý luận và các phương pháp kế toán.
5. Nội dung, kết cấu của chuyên đề
Nội dung, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
 Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc
nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
 Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng
cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng và Đầu tư
Bạch Đằng 6.
5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
 Chương 3: Biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với
việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng
và Đầu tư Bạch Đằng 6.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP.
6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.1 Khái quát về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Nguyên vật liệu doanh nghiệp
 Khái niệm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động dưới dạng vật hóa được doanh
nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa, sản

phẩm cung ứng dịch vụ.
 Đặc điểm
- Chỉ có thể tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định.
- Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên hình thái cho sản
phẩm.
- Giá trị Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm.
 Vai trò
- Nguyên vật liệu là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm,
do vậy chất lượng của Nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu
được đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại…có tác động rất lớn đến
chất lượng sản phẩm. Vì vậy đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất
còn là một biện phát để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó,
cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện
vật và về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu
trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu
7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
động. Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh
doanh và tài sản của doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Phân loại NVL giúp cho quá trình quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức
hạch toán tới chi tiết từng loại vật liệu đảm bảo sử dụng hiệu quả trong sản
xuất. Đó là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một căn cứ
nhất định nhưng tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng Doanh nghiệp
theo từng loại hình sản xuất, theo nội dung kinh tế và công dụng vật liệu trong

quá trình sản xuất kinh doanh.
 Hiện nay các Doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng
của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia vật liệu thành các
loại sau :
+ NVL chính: Là những loại NVL mà sau quá trình gia công, chế biến cấu
thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như sắt, thép, gang trong cơ
khí, vải, sợi trong may mặc.
+ NVL phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được
sử dụng kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị
hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu sản xuất (TLSX) hay
phục vụ cho lao động của công nhân viên chức ví dụ như: dầu nhờn, hồ keo,
thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng,
+ Nhiên liệu: Là những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh như: than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt,
+ Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay
thế cho máy móc, thiết bị, vận tải,
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm vật liệu và thiết bị mà
doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
+ Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hoặc
thanh lý tài sản, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài.
+ Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài những loại chưa kể
trên như: bao bì, vật liệu đóng gói, các vật liệu đặc chủng.
 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành NVL
+ Nguyên vật liệu mua ngoài.
+ Nguyên vật liệu tự sản xuất.
1.1.3 Đánh giá Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.1.3.1 Đánh giá theo giá thực tế
 Giá thực tế nhập kho

Là giá gốc của Nguyên vật liệu bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và
các chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc đưa Nguyên vật liệu vào trạng
thái và địa điểm sẵn sàng sử dụng.
- Khi mua sắm Nguyên vật liệu
Giá gốc được tính bằng:
+ Giá mua (chưa VAT theo phương pháp khấu trừ),
+ Trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua,
+ Cộng các khoản thuế không được hoàn lại (bao gồm thuế Nhập khẩu, thuế
Tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ),
+ Cộng các chi phí có liên quan khác,
+ Hao hụt trong định mức.
- Khi tự sản xuất ra Nguyên vật liệu
9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Giá gốc được tính bằng:
+ Chi phí chế biến,
+ Cộng với các chi phí có liên quan trực tiếp khác.
- Nguyên vật liệu nhận vốn góp đầu tư, vay mượn, thừa trong kiểm kê.
Giá gốc được tính bằng:
+ Giá trị thị trường,
+ Cộng với các chi phí có liên quan khác.
1.1.3.2 Giá thực tế xuất kho
Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được xác định trên cơ sở giá thực
tế của nguyên vật liệu nhập kho. Tuy nhiên, giá thực tế của mỗi lô hàng nhập
kho lại không giống nhau cho nên giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
được tính theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp Nhập trước – Xuất trước: Theo phương pháp này, khi tính
giá NVL xuất kho, kế toán giả định rằng lô NVL nào nhập kho trước thì
được xuất kho trước. Như vậy, giá trị của NVL xuất kho được tính theo
giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ nhất. Giá

trị của NVL tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời
điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ tồn kho.
- Phương pháp Nhập sau – Xuất trước: Theo phương pháp này, khi tính
giá NVL xuất kho, kế toán giả định rằng lô NVL nào nhập kho sau thì
được xuất kho trước. Như vậy, giá trị của NVL xuất kho được tính theo
giá của lô hàng nhập kho sau cùng hoặc gần sau cùng. Giá trị của NVL
tồn kho được tính theo gía của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ
hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
- Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, giá của
NVL xuất kho và giá của NVL tồn kho được xác định đích danh theo giá
10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
theo giá của từng lô hàng. Nghĩa là, xuất kho lô hàng nào thì giá trị NVL
xuất kho được xác định theo giá của lô hàng đó và lô hàng nào còn tồn
kho thì giá trị NVL tồn kho được xác định theo giá của lô hàng đó.
Phương pháp này được áp dụng với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng,
mặt hàng ổn định, kho đủ rộng để quản lý và nhận diện NVL theo từng
lô hàng.
- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của
từng loại NVL xuất kho được tính trên cơ sở số lượng xuất kho và đơn
giá xuất kho trung bình. Trong đó, đơn giá xuất kho trung bình được xác
định bằng cách lấy tổng giá trị của từng loại NVL có trong kho (bao
gồm cả hàng tồn đầu kỳ và hàng nhập trong kỳ) chia cho số lượng loại
NVL đó có trong kho.
Khi xác định đơn giá trung bình của từng loại NVL xuất kho, người
ta có thể sử dụng một trong hai phương án sau:
- Phương án tính đơn giá trung bình tại thời điểm cuối kỳ. Cách tính giá
theo phương án này gọi là tính theo phương pháp bình quân gia quyền
cả kỳ dự trữ hay còn gọi là tính bình quân gia quyền cuối kỳ.
- Phương án tính đơn giá trung bình tại thời điểm xuất kho. Cách tính giá

theo phương án này gọi là tính theo phương pháp bình quân gia quyền
liên hoàn hay còn gọi là bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập xuất.
1.1.3.3 Đánh giá theo giá hạch toán
Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL, sự biến động vật tư
hàng ngày diễn ra thường xuyên thì việc tính toán, ghi chép, phản ánh tình
hình biến động của từng loại NVL theo giá thực tế gặp khó khăn, thậm chí
không thực hiện được. Để khắc phục những bất cập trên, doanh nghiệp có
thể sử dụng giá hạch toán (giá tạm tính) để đánh giá NVL trong khi chưa
xác định được giá thực tế. Gía hạch toán là giá ổn định trong một thời gian
dài, có thể là giá kế hoạch, giá tại một thời điểm nào đó hoặc là giá bình
quân của kỳ trước,… Sử dụng giá hạch toán, NVL xuất kho hàng ngày được
11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
tính theo giá hạch toán, nhưng cuối kỳ, kế toán phải tính ra giá thực tế của
NVL xuất kho để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc tính giá thực tế của NVL
xuất kho vào thời điểm cuối kỳ thực hiện như sau:
- Trước hết, tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của
từng loại hoặc từng nhóm NVL (gọi là H).

H =
Trị giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và NVL nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán của NVL tồn đầu kỳ và NVL nhập trong kỳ
- Sau đó, tính giá thực tế của NVL xuất trong kỳ.
Giá trị thực tế
của NVL xuất
trong kỳ
Gía trị hạch
toán của NVL xuất
trong kỳ
Hệ số giữa giá

thực tế và giá hạch
toán trong kỳ
=

x
Phương pháp đánh giá NVL theo giá hạch toán kết hợp được chặt chẽ
giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp NVL, việc tính giá NVL
tiến hành nhanh chóng, kịp thời không phụ thuộc vào sự biến động hàng
ngày của giá thực tế. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp
có đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
1.2 Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.2.1 Tổ chức kế toán chi tiết Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
 Tại kho: Thủ kho căn cứ vào trình tự nhập xuất nguyên vật liệu để ghi
vào thẻ kho được mở chi tiết chi từng loại nguyên vật liệu, thủ kho sẽ
ghi nhận đủ giá trị nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu.
 Tại phòng kế toán công ty: Kế toán căn cứ vào chứng từ nhập, xuất
nguyên vật liệu để ghi nhận vào thẻ kế chi tiết nguyên vật liệu được mở
tương ứng với từng thẻ kho, kế toán ghi nhận cả về số lượng.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho và thẻ kế
toán chi tiết nguyên vật liệu tương ứng, nếu số liệu đã trùng khớp thì kế
toán ghi nhận tiếp vào sổ chi tiết kế toán nguyên vật liệu.
12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 1.1 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song
(1) (1)
(3)
(2) (2)

(4)

Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
(1) Thủ kho căn cứ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi chép số thực nhập, thực
xuất lên sổ (thẻ) kho.
(2) Kế toán căn cứ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi chép vào sổ (thẻ) kế toán
chi tiết nguyên vật liệu.
(3) Kế toán thực hiện đối chiếu số lượng trên sổ (thẻ) kho với sổ (thẻ) kế toán
chi tiết nguyên vật liệu.
(4) Kế toán tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên
vật liệu vào bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu.
1.2.1.2 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển
13
S (th ) khoổ ẻ
Phi u xu t ế ấ
kho
Phi u nh p ế ậ
kho
S (th ) k ổ ẻ ế
toán chi ti t NVLế
B ng kê t ngả ổ
h p nh p-xu t-ợ ậ ấ
t n NVLồ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
 Tại kho: Thủ tục thực hiện công việc tương tự như phương pháp thẻ
song song.
 Tại phòng kế toán công ty: Đến cuối kỳ, kế toán phân loại chứng từ
nhập, xuất theo từng loại nguyên vật liệu để lập nên bảng kê nhập
nguyên vật liệu và bảng kê xuất nguyên vật liệu, dựa vào hai bảng kê

này để phản ánh cả số lượng và giá trị của từng loại vào sổ đối chiếu
luân chuyển vật liệu. Sau đó, lấy số liệu ở sổ này để so sánh với thẻ kho
gửi lên, nếu trùng khớp thì sẽ vào bảng nhập – xuất – tồn vật liệu.
Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển
(1) (1)
(2) (3) (2)
(2) (4) (4)
14
Th khoẻ
Phi u xu t khoế ấPhi u nh p khoế ậ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
(1) Dựa vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thủ kho ghi số thực nhập, thực
xuất lên thẻ kho.
(2) Kế toán vật tư dựa vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lập bảng kê nhập,
bảng kê xuất.
(3) Cuối kỳ kế toán tiến hành nở sổ kế toán luân chuyển sau đó dựa vào bảng
kê nhập, bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn của nguyên
vật liệu.
(4) Tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ
kho.
1.2.1.3 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp Sổ số dư
 Tại kho: Thủ kho ngoài việc ghi vào thẻ kho thì phải tập hợp toàn bộ
chứng từ nhập – xuất, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp lên phòng kế
toán. Cuối kỳ, thủ kho ghi lượng Nguyên vật liệu tồn kho từ thẻ kho vào

sổ số dư.
 Tại phòng kế toán công ty: Định kỳ xuống kho để nhận chứng từ, sau đó
kiểm tra, tính toán về số lượng và giá trị để ghi vào cột số tiền trên phiếu
giao nhận chứng từ, đồng thời ghi nhận số tiền vừa tính được vào bảng
lũy kế nhập– xuất – tồn kho, từ bảng này tiếp tục lập nên bảng tổng hợp
nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.
Sơ đồ 1.3 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
(1) (1)
15
B ng kê nh pả ậ B ng kê xu tả ấ
S i chi uổ đố ế
luân chuy nể
Phi u xu t khoế ấTh khoẻPhi u nh p khoế ậ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
(2) (5) (2)
(3) (6) (3)
(4) (4)

Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra cuối tháng
Ghi cuối tháng
(1) Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi số thực nhập, thực
xuất vào thẻ kho.
(2) Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lên bảng kê nhập, bảng
kê xuất.
(3) Từ bảng kê nhập, xuất lên bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất.
(4) Từ bảng lũy kế nhập, xuất kế toán lên bảng nhập, xuất, tồn.
(5) Cuối tháng thủ kho ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho lên Sổ số dư về số
lượng rồi gửi lên phòng kế toán. Căn cứ vào số tồn kho do thủ kho tính ghi ở
Sổ số dư và đơn giá hạch toán kế toán tính ra số lượng tồn kho để ghi vào cột

số tiền trên Sổ số dư.
(6) Căn cứ vào số tiền tồn kho ghi trên Sổ số dư, cột số tiền trên bảng kê nhập,
xuất, tồn và số liệu của kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra đối chiếu.
1.2.2 Tổ chức kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
 Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu gồm 2 phương pháp chính:
- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi phản
ánh thường xuyên liên tục tình hình hiện có biến động tăng, giảm của hàng
16
B ng kê xu tả ấS s dổ ố ưB ng kê nh pả ậ
B ng l y kả ũ ế
xu tấ
B ng l y kả ũ ế
nh pậ
B ng t ng h pả ổ ợ
nh p-xu t-t nậ ấ ồ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
tồn kho trên các sổ tài khoản liên quan chi tiết cho từng loại hàng tồn kho,
cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế so sánh đối chiếu với số liệu ghi
chép trên sổ sách để xác định lượng vật tư thừa, thiếu, tìm ra nguyên nhân để
kịp thời xử lý.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp không theo dõi thường
xuyên liên tục các biến động về hàng tồn kho trên các tài khoản chi tiết mà
chỉ phảnánh giá trị hàng tồn kho lúc đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán sẽ xácđịnh số
lượng xuất Nguyên vật liệu theo phương thức:
Giá trị
NVL xuất
trong kỳ
giá trị
NVL tồn đầu
kỳ

giá trị
NVL nhập
trong kỳ
giá trị NVL
dư cuối kỳ


=

+

-
Theo đó, kế toán khó phát hiện ra các thường hợp thừa thiếu Nguyên vật
liệu để tìm ra nguyên nhân xử lý.
1.2.2.1 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành để phản ánh tình hình nhập -
xuất NVL, kế toán phải thực hiện việc lập và xử lý đầy đủ chứng từ:
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 – VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu 08 – VT)
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02 – BH)
- Hóa đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03 – BH)
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 05 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07 – VT)
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/002)
17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 152 : Nguyên liệu, vật liệu
- Trong đó : + TK 1521 – Nguyên vật liệu chính;
+ TK 1522 - Vật liệu phụ;
+ TK 1523 – Nhiên liệu;
+ TK 1524 - Phụ tùng thay thế;
+ TK 1525 - Thiết bị xây dựng cơ bản;
+ TK 1528 - Vật liệu khác;
- Kết cấu :
Bên nợ ghi: + Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ;
+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại ;
+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên có ghi: + Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất trong kỳ;
+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại ;
+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên nợ : Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.
Ngoài ra còn sử dụng thêm các tài khoản khác như : TK 151, TK 111,
TK 112, TK 133, TK 141, TK 621, TK 627
 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX
18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TK 111, 112, 311, 331 TK 152 TK 621, 627 641 642
mua NVL đã nhập kho Giá trị NVL xuất kho sử dụng
TK 133 trong doanh nghiệp
VAT đầu vào TK 154
giá trị NVL xuất để gia công,
TK 151 chế biến
Hàng mua Hàng đi đường TK 221, 222, 223, 228
đang đi đường nhập kho

Xuất NVL để góp vốn đầu tư
19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TK 154
Nhập kho NVL tự chế hặc gia công TK 811 TK 3387,632
CL CL
Giảm tăng
TK 411 TK 411
Nhận vốn góp đầu tư bằng NVL Xuất NVL trả vốn góp đầu tư

TK 221, 222, 223, 228 TK 138
Nhận lại vốn góp đầu tư bằng NVL Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê
TK 338, 711
Trị giá NVL thừa khi kiểm kê
20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.2.2.2 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT
- Bảng kê hàng hoá mua không có hoá đơn
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho luân chuyển nội bộ
- Hợp đồng đầu tư, khế ước vay mượn
- Các chứng từ thanh toán có liên quan trực tiếp khác
 Tài khoản sử dụng
- TK 152_Nguyên vật liệu
- Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như: 611, 151, 111, 112,
133, 331…
- Nội dung: Dùng để phản ánh giá gốc Nguyên vật liệu tồn kho, chi tiết
theo từng loại.

- Kết cấu:
Nợ TK 152 Có
Trị giá gốc Nguyên vật liệu
tồn kho cuối kỳ
Kết chyển giá gốc Nguyên vật liệu
tồn đầu kỳ

SD: giá trị thực tế Nguyên vật
liệu tồn kho


- TK 611: “Mua hàng”
Nội dung: Dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng giảm NVL theo giá
thực tế. Từ đó xác định giá trị vật tư xuất dùng.
Kết cấu:
Nợ TK 611 Có
SDĐK: Phản ánh giá thực tế của
21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NVL tồn kho đầu kỳ.
-Phản ánh giá trị thực tế NVL tăng - Phản ánh NVL xuất dùng
Thêm trong kỳ. thiếu hụt trong kỳ.
SDCK: phản ánh NVL xuất
dùng,
thiếu hụt tồn kho cuối kỳ
 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.5 Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK
TK 151, 152 TK611 TK151
K/C NVL đi đường và tồn kho đầu kỳ K/C NVL đi đường, tồn kho cuối kỳ
TK111,112,331 TK111,112,331

Gtt NVL mua vào trong kỳ Trả NVL cho người bán, CKTM
TK 133 TK 133
TK 627, 621
Giá trị NVL đã sử dụng trong kỳ
22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.2.3 Tổ chức sổ kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
 Hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ kế toán (hóa đơn GTGT, phiếu NK, phiếu XK, )
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
TÀI KHOẢN 152
Sổ, thẻ kế toán chi tiết tài khoản 152
Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 152
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ
Nhật ký chung, theo trình tẹ thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế
(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký
để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ 1.6:
23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
(1) - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn

cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ
khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu
để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp
do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
(2) - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng
cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau
khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
25

×