Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

thực trạng về công tác giám đốc điều hành tại công ty cổ phần hàng kênh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.84 KB, 40 trang )

BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Với việc Đảng và Nhà nước kiên trì áp dụng cơ chế thị trường và
ngày càng mở rộng quan hệ với các tổ chức thương mại, các nền kinh tế
phát triển trên thế giới. Khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
có vai trò rất lớn của giám đốc điều hành. Sự năng động nhạy bén trước
thời cơ, vốn kiến thức sâu rộng về các hình thức tạo ra lợi nhuận, quan hệ
nhân sự, kỹ năng đàm phán, thuyết phục đối tác tốt và nhiều những tố
chất khác của người giám đốc điều hành sẽ đem lại nguồn sinh khí cho
doanh nghiệp và là tiền đề cơ sở cho doanh nghiệp khẳng định vị thế, vai
trò trên thương trường.
Với những kiến thức được trang bị trên lớp và yêu cầu môn học, em thực
hiện bài tập lớn môn Quản trị doanh nghiệp với đề tài: tìm hiểu công tác
giám đốc điều hành tại công ty cổ phần hàng kênh.
Bài tập lớn gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác giám đốc điều hành trong
doanh nghiệp.
Chương II: thực trạng về công tác giám đốc điều hành tại công ty
cổ phần hàng kênh.
Chương III: Các kiến nghị đối với công tác giám đốc điều hành
trong doanh nghiệp.
Là một sinh viên quản trị, được sự hướng dẫn, hỗ trợ của thầy giáo bộ
môn em đã hoàn thành bài tập được giao. Tuy nhiên do kinh nghiệm thực
tế còn khiêm tốn, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế lên bài viết sẽ không
tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy giáo góp ý và hướng dẫn để
bài viết đạt kết quả tốt hơn.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP
I: Khái niệm giám đốc doanh nghiệp:


1.Theo quan điểm truyền thống:
Chỉ có nhà nước mới có quyền thành lập doanh nghiệp và những doanh
nghiệp thành lập ra đều là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, khái niệm
giám đốc doanh nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp nhà
nước.
Theo khái niệm này thì giám đốc doanh nghiệp nhà nước vừa là người đại
diện cho nhà nước, vừa là đại diện cho tập thể những người lao động,
quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định
việc điêù hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Khái niệm này chỉ rõ trong cơ chế quản lý cũ, giám đốc điều hành chịu sự
chi phối của 2 áp lực: một là cơ chế quản lý nhà nước cấp trên; Hai là của
tập thể những người lao động mà đại hội công nhân viên chức là đại diện
quyền tối cao của tập thể những người lao động.
Từ khái niệm trên chúng ta nhận xét:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Giám đốc tất cả các doanh nghiệp đều do nhà nước bổ nhiệm và
phải làm việc theo chỉ đạo của nhà nước.
- Những người lao động là chủ sở hữu doanh nghiệp. Giám đốc là
người đại diện cho tập thể những người lao động, sẽ là người đại
diện quyền sở hữu trong doanh nghiệp. Như vậy, giám đốc vừa là
người quản lý, vừa là chủ sở hữu dẫn đến tình trạng Giám đốc
doanh nghiệp vừa là người đá bóng vừa là người thổi còi trận đấu.
Trong nhiều trường hợp dẫn đến thất thoát vốn, sử dụng lãng phí
các nguồn lực của doanh nghiệp.
2. Trong cơ chế thị trường:
trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp dù ở quy mô nào, loại hình sở
hứu nào cũng phải có người đứng đầu mà ta thường gọi là giám đốc. Vậy
giám đốc doanh nghiệp là gi?
Một định nghĩa ngắn gọn: Giám đốc doanh nghiệp là người thủ trưởng

cấp cao nhất trong doanh nghiệp.
Khái niệm về giám đốc doanh nghiệp trong cơ chế thị trường được khẳng
định: đứng đầu một tổ chức công ty là ban giám đốc có trách nhiệm tập
thể trong việc quản lý công ty. Về mặt pháp lý các giám đốc được bầu
qua một cuộc họp các cổ dông.
Qua các khái niệm về giám đốc ở trên có thể khái niệm chung về giám
đốc doanh nghiệp trong cơ chế thị trường như sau:
Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hứu giao cho quyền quản lý
điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm
trước người chủ sở hữu về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp cũng như
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
kết quả các hoạt động dó. Đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với
kết quả mang lại.
II: Đặc điểm lao động của giám đốc doanh nghiệp:
1. Giám đốc là một nghề:
Điều này được thể hiện ở 7 điểm sau:
Hiện nay trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường thì giám
đốc phải là một nghề. Mà đã là một nghề phải có đào tạo. Tuy nhiên
việc đào tạo giám đốc không chỉ diễn ra trong lớp học mà phải chú
trọng quá trình đào tạo, học hỏi sách vở, đúc rút kinh nghiệm bản
thân, của đồng nghiệp Dù bằng cách nào thì giám đốc cũng phải
nắm được nghề và hơn thế nữa phải có tay nghề cao – đó là nghệ thuật
quản lý.
• Có khát vọng làm giàu chính đáng:
Có một điều chắc chắn rằng, con người ai cũng có mong muốn được
giàu sang. Song mong muốn và hy vọng giàu sang với khát vọng làm
giàu là hai phạm trù khác nhau.
- Mong muốn và hy vọng là nguyện vọng chính đáng.
- Khát vọng thì không phải ai cũng có vì nó là điều cháy bỏng, là

động lực thúc đẩy con người đạt tới.
- Người có khát vọng không thoả mãn với hiện tại đang có.
- Ước mơ giàu sang là mệnh lệnh con tim.
Tóm lại, khát vọng giàu sang là một trong những tư chất cực kỳ quan
trọng của người giám đốc doanh nghiệp. Tất cả những ai muốn trở
thành ông chủ, không bao giờ được phép tự chôn mình trong nỗi
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
nghèo túng, thiếu thốn. Không baop giờ được phép chấp nhận và thoả
mãn với những gì đã có mà luôn vươn lên để giàu sang hơn.
• Kiến thức:
Ai cũng biết: nhiệt tình+ ngu dốt = đại phá hoại. Vì thế không một
nghề nào trên đời lại không cần đến kiến thức. Ông chủ lại càng cần.
Kiến thức của ông chủ trước hết phải là kiến thức tổng quát ở tầm vĩ
mô, để xác định đầu tư ở lĩnh vực nào, khi nào thì thuận lợi, hiệu quả
nhất.
Tuy nhiên, ngoài kiến thức tổng quát, ông chủ cần phải có kiến thức
chuyên môn. Một ông chủ nếu không biết nghề của mình thì chắc
chắn không thể hoạch định được chiến lược hành động, không thể tổ
chức chỉ huy và kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp.
Song như thế không có nghĩa kiến thức là thứ nam châm hút tiền.
Không phải cứ có kiến thức là đều có thể trở thành ông chủ, có thể trở
thành người giàu sang.
Để tổ chức quá trình kinh doanh hiệu quả, giám đốc cần có sự tháo vát
và có óc sáng kiến.
• Có năng lực quản lý và kinh nghiệm tích luỹ, tạo dựng một êkip
giúp việc.
Kinh doanh là lĩnh vực hoạt động phóng phú, đa dạng và phức tạp nên
một mình ông chủ không thể làm hết mọi việc ở mọi nơi trong cùng
một lúc. Vì vậy cần phải xây dựng một ê-kíp giúp việc tâm đầu ý hợp.

Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn với một ông chủ.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Về nguyên tắc, để xây dựng một ê-kíp giúp việc có hiệu quả thì các
thành viên của nó phải thực sự làm viẹc cùng nhau để cùng thực hiện
công việc chung. Song điều đó không có nghĩa là trong các thành viên
có cùng cá tính, cùng nhận thức, quan điểm vào một e kip. Vì nếu vậy
thì mọi người sẽ dễ có cách nghĩ, cách hành động giống nhau và điều
đó sẽ làm mất tính tích cực sáng tạo của ê-kíp cũng như khả năng bổ
sung ý kiến và kinh nghiệm cho nhau giữa các thành viên.
• Óc quan sát, tự tin:
Óc quan sát là thuộc tính cơ bản của năng lực tổ chức ở người lãnh
đạo. Đó là kỹ năng nắm được tình hình chung. Với tầm nhìn bao quát
đầy đủ, toàn diện, thấy được cái chính, cái chủ yếu đồng thời thấy
được cả cái chi tiết cục bộ. Giám đốc cần có óc quan sát để nhận ra cái
to lớn, cái quan trọng ở một hiện tượng nhỏ, nhằm xác định hướng
một cách chính xác những tình huống không có trong dự kiến sẽ xảy
ra. Với óc quan sát, người giám đốc nhanh chóng tìm ra nguyên nhân
của những khó khăn và trí tuệ trong công việc.
Tự tin là một trong những tư chất hết sức cần thiết đối với cong người
nói chung và ông chủ nói riêng.
Thất bại sẽ đến với những ai nuôi sẵn ý tưởng thất bại. Thành công sẽ
đến với những ai tin rằng mình sẽ thành công.
Vì vậy, những ai muốn trở thành ông chủ, phải rèn luyện đức tự tin.
Phải biến bi quan, tự ti thành niềm tin, thành ý chí sắt đá.
Tiếc rằng cái nhược điểm lớn nhất thường hiện hữu trong con người
chúng ta là thiếu tự tin. Cũng bởi vậy mà nhân loại đã phải đau đỡnm
chứng kiến hàng triệu người tự giết mình bởi cái ý nghĩ nghèo khó và
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

thất bại. Chính ý nghĩ con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét
lá đa đã đốt cháy niềm tin trong họ để rồi mong muốn thoát ra khỏi
cảnh nghèo khó, cảnh làm thuê không bao giờ trở thành hiện thực.
Vậy thì, óc quan sát và tự tin là nhứng tố chất quan trọng cho thấy
niềm tin và khả năng hiện thực hoá mong muốn. Người giám đốc nhất
thiết phải có yếu tố này.
• ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.
Kinh doanh là công việc khó khăn, phức tạp, là lĩnh vực hoạt động gắn
liền với những rủi ro và bất trắc. Vì thế, muốn trở thành ông chủ phải
có ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.
2. Giám đốc là người lao động quản lý:
Lao động sáng tạo, lao động chất xám, lao động phức tạp gấp bội lao
động giản đơn. Giám đốc phải có các kiến thức về công nghệ, khoa
học, về giao tiếp xã hội, phải sử dụng ngoại ngữ, kiến thức tâm lý,
kinh tế, kỹ thuật, tổng hợp các tri thức của cuộc sống. Do đó giám đốc
phải biết phân quyền, giao việc cho cấp dưới và tạo điều kiện cho họ
hoàn thành nhiệm vụ để giám đốc tập trung vào các công việc xung
yếu cần giải quyết.
3. Giám đốc là nhà quản trị kinh doanh:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Biết tạo vốn sử dụng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Muốn trở
thành ông chủ dứt khoát phải có vốn. Đây là điều kiện có tính tiên
quyết.
nhiệm vụ của ông chủ là phải xác định được số vốn cần thiết để có
biện pháp giải quyết và xử lý. Muốn vậy ông chủ phải tính toán và
khẳng định được doanh nghiệp của mình sẽ hoạt động có lãi và chỉ khi
chứng minh được điều đó mới có thể huy động được vốn.
Ông chủ cần nhớ: muốn đảm bảo được quyền độc lập của mình trong
lãnh đạo thì cần phải có kế hoạch thanh toán nợ khi huy động vốn, về

nguyên tắc phải tính toán thận trọng, chính xác cần bao nhiêu, lúc nào,
trong thời gian bao lâu.
Tuy nhiên để có nguồn tài trợ trước thì ông chủ phải tính toán và
khẳng định được một cách chắc chắn rằng: doanh nghiệp mình khi
hoạt động sẽ có lãi. Vì chỉ khi chứng minh được điều đó mới có thể
tìm được người góp vốn, người cho vay.
Đổi mới cơ chế quản lý ở tầm vĩ mô, tập trung trong chỉ đạo(cấp dưới
phục tùng cấp trên, phân xưởng phòng ban phục tùng giám đốc). Tổ
chức khoa học trong các quá trình sản xuất cần có một kế hoạch khả
thi.
4. Giám đốc là nhà sư phạm và có khả năng truyền đạt chính xác:
Giám đốc doanh nghiệp là người phải thường xuyên thực hiện hoạt
động thu thập, phân tích, xử lý các thông tin bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó truyền đạt lại kết quả xử lý thông tin tới
các đối tượng cần tiếp nhận. Qua đó đảm bảo cho các thành viên trong
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
doanh nghiệp sẽ thực hiệncác hành động hợp lý giúp cho giám đốc
điều hành nắm bắt được cơ hội, né tránh được rủi ro trong kinh doanh.
Đối với công tác quản lý con người, giám đốc cần làm những việc sau:
- Biết động viên mọi người, phát huy được sức mạnh của số đông.
- chăm lo đời sống nhân viên.
- Quyết đoán nhưng không độc đoán.
- Sáng tạo mà không tuỳ tiện.
- Công bằng, phân minh.
- Có đạo đức trong kinh doanh.
- Tôn trọng đồng nghiệp, bao dung với nhân viên cấp dưới.
5. Giám đốc là nhà hoạt động xã hội:
Biết tuân thủ, hiểu thấu đáo những vấn đề pháp luật, nhất là luật kinh
tế, các chính sách, chế độ quy định của nhà nước có liên quan đến

chức năng nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiểu biết và tham gia các hoạt động xã hội.
Lao động của giám đốc đa dạng và phức tạp, phạm vi hoạt động của
giám đốc là vô cùng rộng lớn. Vai trò và đặc điểm lao động của giám
đốc doanh nghiệp như vậy nên cần được đào tạo và bổ sung tri thức
liên tục trong mối quan hệ hữu cơ giữa doanh nghiệp và xã hội. Các
lĩnh vực Cần quan tâm như:
- Nguồn lao động
- Hạ tầng cơ sở.
- Môi trường.
- Nhân tài, từ thiện
6. Sản phẩm lao động của giám đốc là những quyết định:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Quyết định là công việc hàng ngày của giám đốc. Song không giống
như hàng trăm ngàn công việc khác, nó hết sức hệ trọng, ảnh hưởng
nhiều đến các lĩnh vực khác. Bởi vậy, trước khi ra quyết định cần phải
nghiên cứu một cách tỉ mỉ, thấu đáo tất cả các vấn đề liên quan, đồng
thời phải thảo luận với đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ.
Quyết định: là hành vi sáng tạo mang tính chỉ thị của giám đốc tác
động đối với từng đối tượng quản lý nhằm giải quyết một vấn đề đã
chín muồi trên cơ sở nắm vững các quy luật vận động của đối tượng.
Quyết định đúng là sản phẩm: đem lại hiệu quả cao
Quyết định sai là phế phẩm: mang đến hậu quả lớn.
Muốn đưa ra được quyết định đúng, giám đốc cần thực hiện như sau:
- Dân chủ
- Thu hút trí tuệ.
- Khi đã quyết định phải trở thành mệnh lệnh.
- Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định đó.
Các yếu tố cần có:

- Có uy tín.
- Có khả năng sư phạm, hiểu biết khoa học tâm lý quản trị.
- Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc ra quyết định để
so sánh , phân loại và lựa chọn. (toán kinh tế, kế toán, tâm lý )
- Có thông tin tin cậy, xử lý thông tin chính xác.
- Thực hiện kiểm soát thường xuyên và có tác động điều chỉnh kịp
thời.
- Vận dụng linh hoạt các quy luật kinh tế, xã hội khách quan vào
việc ra quyết định.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Thực hiện quyết định thể hiện kinh nghiệm và nghệ thuật trong
công tcác quản trị.
III: Vai trò của giám đốc doanh nghiệp:
Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định đến sự
thành bại của doanh nghiệp. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp có thể
được nêu lên qua những nét chính sau:
- Trong 3 cấp quản trị doanh nghiệp, giám đốc là quản trị viên hàng
đầu, là thủ trưởng cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc có quyền
ra chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi người trong doanh nghiệp phải
nghiêm chỉnh chấp hành. Vì vậy mỗi quyết định của giám đốc có
ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi doanh nghiệp. Với vai trò này,
Giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người trong
doanh nghiệp, đảm bảo các quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Vai trò quan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản lý đủ
về số lượng, mạnh về chất lượng. Bố trí hợp lý, cân đối lực lượng
quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức. Các bộ
phận hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng hoàn thành tốt các mục tiêu đề
ra. Bố trí không đúng người, đúng việc sẽ ảnh hưởng, gây ách tắc

trong hoạt động bộ máy. thưởng pohạt không đúng mức cũng sẽ
gây sự bất bình trong doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến bộ máy
quản trị doanh nghiệp.
- Về lao động, giám đốc là người quản lý hàng trăm, hàng ngàn thậm
chí hàng vạn lao động. Vai trò của giám đốc không chỉ ở chỗ chiu
trách nhệim về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lao động
mà còn chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao trình độ
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
văn hoá, chuyên môn cho họ, tạo cho họ những cơ hội được thăng
tiến.
- Về tài chính: giám đốc là nhà quản lý. là chủ tài khoản của hàng
trăm triệu, hàng tỷ đồng. Đặc biệt trong điều kiện giám đốc phải có
trách nhiệm bảo toàn và phát triển về vốn. Một quyết định sai lầm
có thể dẫn đến thiệt hại rất lớn, thậm chí phá sản.
IV: Phương pháp lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp:
Cơ chế quản lý khác nhau tạo ra phương pháp quản lý khác nhau và
tác phong quản lý khác nhau của mỗi giám đốc. Cơ quan quản lý hành
chính quan liêu bao cấp lấy hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, lấy phục
tùnh ý chí cấp trên làm mục tiêu, đã tạo ra phương pháp quản lý và tác
phong lãnh đạo mang nặng tính thụ động, chờ đợi.
Trong điều kiện đỗi mối hoạt động kinh tế của các xí nghiệp công
nghiệp, hướng vào mục tiêu kế hoạch hoá kinh tế quốc dân và hiệu
quả kinh tế xã hội, vai trò chịu trách nhiệm tăng lên đã quyết định
phương pháp quản lý và tcá phong lãnh đạo cần có sự thay đổi để phù
hợp, thích nghi. Có nhiều phương pháp quản trị doanh nghiệp khác
nhau, có thể tập trung vào 5 phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp phân quyền.
- Phương pháp hành chính.
- Phương pháp kinh tế.

- Phương pháp tổ chức-giáo dục.
- Phương pháp tâm lý xã hội.
Sau đây, hãy cùng nghiên cứu kỹ từng phương pháp.
1. Phương pháp phân quyền:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Phân quyền là phương pháp lãnh đạo tốt nhất để giám đóc duy trì và
phát triển một tổ chức.
Phân quyền là sự uỷ quyền của giám đốc cho cấp dưới, có 4 hình thức
phân quyền:
- Phân quyền dọc: quyền quyết định chia cho các cấp dưới theo
phương pháp quản lý trực tuyến
- Phân quyền ngang: Quyền quyết định được chia theo các cấp chức
năng phù hợp với các phòng ban.
- Phân quyền chọn lọc: Một số công việc thật quan trọng thì giám
đốc quyết định còn lại giao cho các bộ phận khác nhau đảm nhận.
- Phân quyền toàn bộ: một cấp quản trị nào đó có quyền quyết định
toàn bộ công việc trong giới hạn của mình.
VD: những hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 10.000.000 có thể giao cho
trưởng phòng kinh doanh toàn quyền quyết định.
Chú ý: phân quyền chứ không chia quyền.
Phân quyền là phương pháp quản lý khoa học có thể giúp giải phóng
giám đốc khỏi những việc mà người dưới quyền có thể làm được.
2. Phương pháp hành chính:
Phương pháp này là phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các
chỉ thị, mệnh lênh mang tính cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, như an toàn lao động, nội quy làm
việc quyết toán tài chính
Quản lý hành chính là cần thiết, tất yếu. Lênin đã khẳng định: chỉ có
điên rồ mới từ bỏ cưỡng chế.

Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Phướng pháp quản lý hành chính không mâu thuẫn với quan điểm của
Đảng và nhà nước ta là xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính, tập trung
quan liêu bao cấp bới cơ chế này lấy quản lý hành chính là cơ bản,
quyết định.
3. Phương pháp kinh tế:
Là phương pháp sử dụng tiền lương, tiền thưởng và các dạng vật chất
khác làm đòn bẩy kinh tế. Khuyến khích người lao động thực hiện các
mục tiêu của quản lý mà không cần dùng mệnh lệnh. Áp dụng phương
pháp kinh tế không chỉ chú trọng đến khen thưởng mà còn đi kèm với
kỷ luật, phạt nếu vi phạm các quy định.
Thưởng phạt phân minh là động lực để thúc đẩy phát triển.
4. Phương pháp tổ chức-giáo dục:
Phương pháp tổ chức-giáo dục là sử dụng hình thức liên kết những cá
nhân và tập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đề ra trên cơ sở
phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của cá nhân.
Thất bại trong quản lý kinh tế có nhiều nguyên nhân và có nhiều
trường hợp alf do chưa làm tốt phương pháp tổ chức giáo dục. Vì con
người tồn tại cả hai cuộc sống: vật chất và tinh thần. Động viên khen
thưởng tinh thần, quan tâm giáo dục đúng mức để người lao động
nâng cao dân chủ, hiểu biết và có kiến thức để xác định được quan
điểm và ý chí bên trong ý thức và ham muốn làm giàu chính đáng. Họ
phải khẳng định: doanh nghiệp có thì mình có.
5. Phương pháp tâm lý xã hội:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
phương pháp tâm lý xã hội là hướng những quyết định đến các mục
tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người.
Phương pháp tâm lý xã hội ngày càng được áp dụng rộng rãi trong

quản lý xí nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mục tiêu
của xí nghiệp ngày càng phù hợp với mục tiêu cá nhân của người lao
động.
Giám đốc cần đi sâu tìm hiểu để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sở
trường người lao động. Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí hợp lý để họ phát
huy hết tài năng sáng tạo.
Trong nhiều trường hợp người lao động làm việc hăng say hơn cả là
nhờ được động viên về kinh tế.
Trong lĩnh vực này, giám đốc cần phải hiểu: con người thích khen hơn
thích chê, nhưng phải dùng đúng và hợp lý.
Cả năm phương pháp trên phải được áp dụng một cách đồng bộ, hợp
lý, linh hoạt với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KÊNH.
I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Hàng Kênh:
1. Quá trình hình thành và phát triển::
Công ty Cổ Phần Hàng Kênh - Hải Phòng là doanh nghiệp sản xuất
Thảm len dệt tay lớn nhất Việt Nam. Từ năm 1929 sản phẩm Thảm len
dệt tay của Hàng Kênh đã rất nổi tiếng khi được sản xuất và xuất khẩu
sang Pháp, Thảm len dệt tay của Hàng Kênh đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao. Năm 2007 Hàng Kênh đã được tổ chức CENTURY
TERNATIONAL QUALITY AWARD bình chọn để nhận danh hiệu Giải
thưởng chất quốc tế thế kỷ hàng năm tại Geneva cho sản phẩm thảm len
dệt tay.Thảm len được dệt bằng sợi len 100% lông cừu nhập khẩu trực
tiếp của New Zealands. Sợi dọc 100% cotton. Thuốc nhuộm, chất trợ
nhuộm, chất chống mối mọt của hãng CIBA Thụy Sỹ. Thảm len đảm bảo
độ bền mầu cọ sát cấp 5/5, độ bền ánh đạt cấp 7/7.Tại Việt Nam: Thảm
len dệt tay của Công ty Cổ Phần Hàng Kênh đã được lắp đặt tại các

phòng khách của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Hội
trường Ba Đình, phòng khách Thủ tướng Chính phủ và Dinh thống
nhất Hiện nay Công ty còn là nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam về
thảm máy trải sàn Vương Quốc Bỉ với thương hiệu nổi tiếng Lano
Carpet.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Các thông tin cơ bản về công ty CP Hàng Kênh:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Tên tiếng Anh : Hàng Kênh joyStock Company.
Trụ sở : 124 Nguyễn Đức Cảnh, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Điên thoại: (84-313) 700695 - 700754 – 700753
Fax : (84-313) 3700440
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công Thương HP
Giấy dăng ký kinh doanh số 055564 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố
cấp ngày 17/07/1998.
*Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất giày dép, may mặc và thủ công mỹ nghệ.
- Sản xuất , kinh doanh các mặt hàng thảm.
- Tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt thảm.
- Dịch vụ bảo trì, giặt thảm.
*Các mặt hàng:
- Giầy thể thao, giầy vải.
- Thảm len dệt tay dạng tấm.
- Tranh thảm treo tường trang trí.
- Thảm dệt máy dạng tấm.
- Thảm trải sàn văn phòng.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Thảm mặt ghế ngồi.

- Thảm chùi chân các loại.
2. NHIỆM VỤ HIỆN TẠI, NHIỆM VỤ TRONG TƯƠNG LAI CỦA
CÔNG TY:
Trước mắt để phát triển cho phù hợp với xu hướng của nền kinh tế nhiều
biến động, công ty chủ trương tập trung sản xuất sản phẩm chủ lực mà
công ty đã có thế mạnh sẵn có trên thị trường, đồng thời làm ăn lâu dài
với khách hàng có uy tín, các nhà cung ứng. Bên cạnh đó đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, lấy mẫu mã và chất lượng sản phẩm làm phương hướng phát
triển chính. Trong những năm tới công ty sẽ mở rộng thị trường vào khu
vực khác nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm của công ty không chỉ được
biết đến với người tiêu dùng các nước quen thuộc mà còn cả đối với
khách hàng mới, không ngừng tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát
triển.
3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
3.1. Thị trường của Công ty đang bán sản phẩm:
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ cả thị trường ở trong nước và nước
ngoài. Thị trường nước ngoài chủ yếu là EU, Đài Loan, Châu Mỹ, Châu
Á Thị trường trong nước bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng Nhưng sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở Châu Mỹ
và EU, đây là hai thị trường có nền kinh tế rất phát triển, mức tiêu thụ
hàng dệt may là rất cao, đã mang lại cho công ty một nguồn đơn đặt hàng
lớn.Tuy nhiên sản phẩm trong nước tiêu thụ cũng không nhỏ tập trung ở
những khu vực đông dân cư, cuộc sống sinh hoạt sầm uất tạo điều kiện
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp như Hải Phòng, Hà Nội,
Hồ Chí Minh,…
3.2. Đối thủ cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi,

đặc biệt trong ngành dệt may lại càng khốc liệt . Công ty chủ yếu cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nước là Công ty Thảm Tiến Phát Hưng,
Công ty Saigoncarpet, Cổ Phần may mặc Legamex Việc Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách
thức cho các công ty trong nước trong đó có công ty CP Hàng Kênh. Các
công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các
công ty trong nước nhất là các công ty cổ phần hoá tiền thân là công ty
nhà nước vì cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn. Do đó các công ty sẽ
phải nỗ lực rất lớn để có thể đứng vững và tồn tại trên thị trường .
3.3. Các mô giới và cung ứng:
Để có một dây truyền sản xuất hiện đại công ty đang ký kết hợp đồng
cung cấp các thiết bị sản xuất với các nhà cung cấp Mỹ, Đức, Nhật . Đây
đều là những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường thế giới. Nhờ việc
hợp tác này công ty đang tận dụng được khả năng của một đội ngũ
chuyên gia và một nguồn nguyên liệu chất lượng cao của phía đối tác .
3.4. Khách hàng:
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài. Thị
trường nước ngoài chủ yếu là Châu Mỹ và EU Thị trường trong nước
bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Vì
vậy khách hàng cũng chính là người tiêu dùng thuộc các thị trường này.
Sản phẩm phục vụ trong nước của công ty là giầy thể thao, giầy vải và áo
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
sơ mi là các sản phẩm có nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc đa dạng
phong phú phù hợp với mọi lứa tuổi nhưng công ty tập trung vào nhóm
khách hàng là giới trẻ, chủ yếu là nam giới.
3.5.Các chính sách, luật lệ của nhà nước, cơ chế vận hành của chính
phủ:
Nghành dệt may là một trong những nghành có kim nghạch xuất khẩu lớn
nhất nước ta. Và là một nghành được nhà nước ta khuyến khích phát triển

thông qua các chính sách thuế. Chính điều này đã mang lại cho công ty
một nguồn lợi không nhỏ từ việc miễn giảm các loại thuế, giúp công ty
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường .
3.6.Các mối quan hệ của công ty với các cơ quan hữu quan.
Khi tham gia thị trường quốc tế công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định quốc tế về chất lượng sản phẩm, các quy định vế an toàn cho
người sử dụng. Ngoài ra để sản phẩm có thể thâm nhập vào một thị
trường đều có sự hạn chế rất lớn cua hạn nghạch. Đồng thời phải tuân thủ
các quy định của các tổ chức mà nước ta tham gia.
Nhận xét:
Qua phân tích môi trường kinh doanh của công ty ta thấy trong hoạt động
sản xuất kinh doanh công ty có một số thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp với bề dày sản xuất hàng xuất khẩu cho các thị trường khó
tính như EU, Châu mý, Nhật và ngày càng có xu hướng tăng cường sản
xuất hàng phục vụ nhu cầu trong nước tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản
phẩm được nhanh chóng. Đồng thời trong nội bộ của doanh nghiệp có đội
ngũ công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết và trách
nhiệm cao, các công ty thành viên và các đối tác trung thành là những
thuận lợi rất lớn để ngày càng phát triển hơn nữa. Với nghành nghề mà
doanh nghiệp kinh doanh đã được sự ủng hộ rất lớn của nhà nước được
thể hiện qua việc miễn giảm các loại thuế. Ngoài ra công ty của chúng ta
còn được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Uỷ, HĐND, UBND, Sở thương
mại Hải Phòng cùng sự phối hợp của ban nghành trung ương và thành
phố tạo điều kiện giúp đỡ, cùng với sự cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ
công nhân viên trong công ty, công ty đã và đang tiếp tục đầu tư và mở
rộng sản xuất, sẵn sàng tham gia vào sân chơi mới, sân chơi WTO
Khó khăn:

Ngành dệt may ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp kinh doanh
chính vì thế doanh nghiệp lại càng phải đương đầu với nhiều doanh
nghiệp kinh doanh cùng nghành mình , chính việc gia nhập WTO tuy có
nhiều thuận lợi như là đưa sản phẩm của công ty hoà mình với thị trường
quốc tế nâng cao uy tín cũng như danh tiếng sản phẩm của công ty trên
thị trường quốc tế nhưng doanh nghiệp lại phải cạnh tranh với rất nhiều
đối thủ mạnh và có tên tuổi trong nước và nước ngoài chính lý do này đòi
hỏi doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược Marketing cũng như ngày
càng nâng cao chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng và tiêu
dùng sản phẩm của công ty.
4. NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY:
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
4.1. VỐN VÀ TÀI SẢN
4.1.1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh.
Để thấy được tình hình tài sản của công ty ta lập bảng số liệu số 01:
Bảng số 01:
Đơn
vị: Đồng
Tài sản Tính đến 31/12/2008
1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2.441.857.000
2. Tiền mặt 4.978.345.000
3. Tiền gửi ngân hàng 56.223.000
4. Phải thu của ngân hàng 15.315.556.000
5. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 21.876.000
6. Tài sản cố định vô hình 38.456.000
7. Nguyên giá 54.234.981.000
8. Đầu tư chứng khoán dài hạn 1.872.356.000
9. Chi phí xây dựng cơ bản 20.346.124.000
Tổng tài sản 103.412.779.000

Qua bảng 01 ta thấy: Tổng tài sản của công ty đến ngày 31/12/2008 là
103.412.779.000 đồng trong đó nguyên giá tài sản cố định là
54.234.981.000 đồng chiếm 57,06%. Đây cũng là đặc trưng của các
doanh nghiệp sản xuất.Các khoản phải thu của khách hàng là
15.315.556.000 đ chiếm 15,27% là do khách hàng còn nợ. Trong năm tới
công ty tiến hành thu hồi các khoản nợ để tăng lượng tiền mặt tại quỹ.
Lượng tiền mặt của công ty chỉ chiếm 6,82% trong tổng tài sản là rất nhỏ
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
do khách hàng còn nợ nhiều. Sẽ là rất khó khăn cho công ty trong sản
xuất, lưu thông, phân phối, xúc tiến thương mại.
Tình hình nguồn vốn của công ty đã huy động tính đến hết ngày
31/12/2007 được thể hiện ở bảng số 02.
Bảng số 02:
Đơn
vị: Đồng
Nguồn vốn Tính đến 31/12/2008
A. Nợ phải trả 34.524.112.000
1. Nợ ngắn hạn 8.231.521.000
2. Nợ dài hạn 23.451.223.000
3. Nợ khác 8.741.258.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 68.963.654.000
1. Nguồn vốn, quỹ 60.324.753.000
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 12.943.542.000
Tổng nguồn vốn 103.412.779.000
Qua bảng 02 ta thấy: Tổng số vốn kinh doanh của công ty là:
103.412.779.000 đồng. Là một doanh nghiệp trẻ nên số vốn như vậy là
tương đối lớn. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành từ phía các cổ
đông và vốn vay ngân hàng.Nguồn vốn chủ sở hữu là 68.963.654.000
đồng, chiếm 69,04%. Nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ các cổ

đông của công ty. Nợ phải trả là 34.524.112.000 đồng, chiếm 27,14%, do
công ty còn vay vốn ngân hàng và các đơn vị bạn để tập trung sản xuất
kinh doanh. Tuy lượng vốn vay nhiều nhưng không đáng lo ngại bởi hiệu
quả kinh doanh của công ty là tương đối lớn, công ty đủ khả năng chi trả.
Do hiệu quả sản kinh doanh đem lại, số cổ tức mà các cổ đông nhận được
tăng lên, lợi nhuận không chia được trích lập vào các quỹ, chủ yếu là
nguồn vốn kinh doanh. Với số vốn đó, công ty đã đầu tư vào máy móc
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
thiết bị, củng cố cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập cho người lao động, tạo bộ
mặt mới cho công ty.
4.1.2. Tài sản của công ty và quy trình công nghệ sản xuất:
Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03.
Bảng số 03:
Đơn vị:
Triệu đồng
STT Tài sản Nguyên giá Đã khấu hao
Giá trị còn
lại
01 Nhà cửa vật kiến trúc 60048.4 9946.9 50326.9
02 Máy móc thiết bị 4123.3 2014.6 3015.7
03 Phương tiện vận tải 3928.7 1654.7 2756.8
04 Dụng cụ quản lý 2323.1 1735.7 1423.4
Tổng 6775.5 14726.9 56624.8
Qua bảng 03 ta thấy: công ty đã đầu tư xây dựng một hệ thống nhà
xưởng, nhà văn phòng, nhà điều hành và các công trình khác phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh tương đối hoàn chỉnh. Cùng với việc mở rộng
quy mô sản xuất, diện tích nhà xưởng gia tăng kéo theo sự gia tăng về
máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến nhất được đưa vào sử dụng với số
lượng tăng gấp 5-6 lần so với năm trước. Bên cạnh việc nhập mới máy

móc thiết bị hiện đại tiên tiến, trong quá trình đưa vào vận hành sử dụng
công ty thường xuyên đại tu, bảo dưỡng máy móc nhằm phục vụ mục
đích sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Quy mô sản xuất mở rộng
buộc công ty phải đầu tư thêm để mua các phương tiện vận tải và dụng cụ
quản lý phục vụ cho việc sản xuất, lưu thông diễn ra thuận lợi.
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Công nghệ sản xuất của công ty:
Trước khi đi vào sản xuất mẫu thảm, phòng thiết kế sẽ nhận được các
thông tin yêu cầu từ phía khách hàng do phòng maketting cung cấp . Trên
cơ sở đó thiết kế ra mấu thảm như đơn đặt hàng
Nguyên liệu (sợi các loại) ban đầu sau khi nhận từ phía bạn hàng Thụy sỹ
được nhập vào kho sợi. Sợi với màu sắc và chủng loại khác nhau được
đưa đến dây chuyền máy dệt. Ở đây các công nhân ở các tổ dệt làm ra các
bán thành phẩm. Sau khi hấp thuốc các bán thành phẩm đó được kiểm tra
về mặt chất lượng theo quy định, có lỗi thì tiến hành khắc phục sửa chữa
ngay rồi chuyển sang bộ phận hoàn thiện. Ở bộ phận này các đường chỉ
may được cắt bỏ khéo léo, hoàn thành một sản phẩm.
Quy trình sản xuất được thể hiện qua sơ đồ 01:
4.2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG:
Tổng số lao động trong công ty tính đến thời điểm 31/12/2008 là 4156
người. Cơ cấu lao động của công ty theo bảng số 04.
Bảng số 04:
STT TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI SỐ NGƯỜI TỶ LỆ %
01 Giới tính 4156 100,00
Nam 1735 42,47
Nữ 2421 48,53
02 Trình độ học vấn 4156 100,00
Đại học 50 0,45
Cao đẳng 40 0,39

Trung cấp 56 0,54
Sinh viên: Trần Minh Sửu Lớp: QTK 46 - ĐH
Thiết
kế
Dệt tay hấp
thuốc
hoàn
thiện

×